Văn hóa | ||
Nguồn Gốc Của Phở Vương Trung Hiếu | ||
Nhân đọc bài Phở Việt Nam trên Văn chương Việt, chúng tôi thử đi tìm cội nguồn của món ăn này trên Internet. Thật bất ngờ, khi gõ từ khóa nguồn gốc của phở vào ô tìm kiếm Google chúng tôi thấy hàng trăm bài viết về vấn đề này và nhận ra rằng… người ta đã nói quá nhiều về phở, nhưng chưa thống nhất quan điểm về nguồn gốc. Vì thế, chúng tôi xin phép tham gia “cuộc tọa đàm”này, hy vọng rằng có thể làm sáng tỏ đôi điều... Phở ra đời từ năm nào? Có thể khẳng định rằng tính đến năm 1838, từ “phở” chưa xuất hiện trong từ điển, bởi vì trong năm này, quyển Dictionarium Anamitico Latinum của AJ.L Taberd (còn gọi là Từ điển Taberd) được xuất bản lần đầu, nhưng trong đó không có từ “phở”. Theo nhà nghiên cứu Đinh Trọng Hiếu, chữ phở lở xuất hiện trong từ điển Đại Nam Quấc Âm Tự Vị của Huình-Tịnh Paulus Của (1896) với nghĩa là “nổi tiếng tăm”(trang 200). Năm 1898, phở có mặt trong Dictionnaire Annamite-Français của J.F.M. Génibrel với nghĩa là “ồn ào” (trang 614). Trong bài Essai sur les Tonkinois (Khảo luận về người Bắc Kỳ) đăng trên Revue Indochinoise (Tạp chí Đông Dương) ngày 15-9-1907, Georges Dumonutier đã giới thiệu nhiều thức ăn uống phổ biến ở miền Bắc vào cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20 nhưng không hề nhắc tới món phở. Đến năm 1931, từ phở có nghĩa là một món ăn mới bắt đầu xuất hiện, ít nhất là trong quyển Việt Nam Tự Điển của Ban Văn học Hội Khai Trí Tiến Đức (NXB Mặc Lâm): phở “do chữ phấn mà ra. Món đồ ăn bằng bánh thái nhỏ nấu với thịt bò: Phở xào, phở tái” (trang 443) (1). Một khi từ phở đã xuất hiện trong từ điển thì ta có quyền tin rằng món ăn này đã phổ biến. Thật vậy, trong tác phẩm Nhớ và ghi về Hà Nội, nhà văn Nguyễn Công Hoan viết: “1913... trọ số 8 hàng Hài... thỉnh thoảng, tối được ăn phở (hàng phở rong). Mỗi bát 2 xu (có bát 3 xu,5 xu)”(2). Từ yếu tố này ta có thể khẳng định phở đã ra đời từ đầu thế kỷ 20. Nguồn gốc của phở Hiện nay, có ba quan điểm chính, cho thấy sự khác nhau về nguồn gốc của phở, đó là : phở xuất phát từ món pot-au-feu của Pháp, từ món ngưu nhục phấn của Trung Quốc và cuối cùng là món xáo trâu của Việt Nam. Chúng ta sẽ lần lượt tham khảo từng quan điểm để xem phở thật sự có nguồn gốc từ đâu. Gốc Pháp Có giả thuyết cho rằng phở bắt nguồn từ món pot-au-feu của Pháp. Phở là cách nói tắt của pot-au-feu (nói trại âm tiết feu). Quan điểm này được củng cố bằng quyển Dictionnaire Annamite-Chinois-Français của Gustave Hue (1937) với định nghĩa: “Cháo phở: pot-au-feu” (trang 745). Món pot-au-feu (ảnh: Wikipedia) Chúng tôi thật sự không hiểu: pot-au-feu là món thịt bò hầm của Pháp, nước có thể làm súp, chế biến nước sốt, nấu rau hay mì ống, tại sao lại có thể ghép món này với cháo phở của Việt Nam, cho dù trong giai đoạn ấy, do ảnh hưởng người Pháp, người Việt đã bắt đầu làm quen với việc ăn thịt bò và đã biết nấu món cháo thịt bò. Trên thực tế, xét về nguyên liệu, cách chế biến và cả cách ăn thì phở và pot-au-feu là hai món hoàn toàn khác nhau,. Theo Wikipedia, pot-au-feu là món thịt bò hầm với cà rốt, củ cải, tỏi tây, cần tây, hành tây; kết hợp với rau thơm, muối, tiêu đen và đinh hương… Thịt bò sử dụng cho món này thường dầy và to (chưa kể đuôi, xương sườn, sụn, cổ chân…), trong khi đó thịt bò trong phở lại mỏng và nhỏ; mặt khác, những thứ như cà rốt, củ cải, tỏi tây… không phải là nguyên liệu để làm phở, mùi vị pot-au-feu cũng không giống như phở. Người Pháp ăn món này với bánh mì, khoai tây, dùng muối thô, mù tạt Dijon, đôi khi cũng ăn với dưa chuột ri ngâm giấm chứ không ăn với bánh phở. Do đó, thật sai lầm khi cho rằng phở có nguồn gốc từ món pot-au-feu. Gốc Trung Quốc Đây là giả thuyết mà nhiều người đồng ý nhất. Người ta cho rằng phở có nguồn gốc từ món Ngưu nhục phấn 牛肉粉 của Trung Quốc, một món làm từ bún và thịt bò (ngưu牛: bò; nhục 肉: thịt và phấn 粉: bún, bột gạo dạng sợi). Món này đọc theo tiếng Quảng Đông là Ngầu- yụk -phẳn. Vào đầu thế kỷ 20, nhiều người Trung Quốc đã bán món Ngưu nhục phấn tại Hà Nội. Ban đêm họ đi rao hàng “ngầu.. yụk..phẳn ..a” rồi dần dần hô tắt còn “yụk …phẳn…a” rồi “phẳn…a” và cuối cùng hô trại thành “phở”. Quan điểm này giống như ghi nhận trong quyển Việt Nam Tự Điển của Hội Khai Trí Tiến Đức (đã nêu trên): phở “do chữ phấn mà ra”. Củng cố thêm là định nghĩa về phở trong quyển Dictionnaire Annamite-Chinois-Français (Từ điển An Nam-Trung Hoa –Pháp) của Gustave Hue (1937), trong đó có đoạn: “Abréviation de “lục phở: phở xào: beignet farci et sauté” nghĩa là “viết tắt của từ “lục phở”: phở xào: thứ bánh có nhân và được chiên”. Nhiều người thắc mắc, không biết “lục phở” là cái gì. Theo chúng tôi đây là từ có thật. Tương truyền rằng ngày xưa, các cụ đồ làng Mịn (xã Văn môn, Yên phong, Bắc Ninh) có sáng tác một bài thơ nói về chợ Đồng Xuân, để các cô đi chợ ngâm nga giải trí trên đường đi, trong đó có câu liên quan tới “lục phở”, xin trích đoạn sau: ---- Cổng chợ có chị bán hoa Có chú đổi bạc đi ra đi vào Có hàng lục phở bán rao Kẹo cao, kẹo đoạn, miến sào, bún bung Lại thêm bánh rán, kẹo vừng Trước mặt hàng trả, sau lưng hàng giò …… Trong quyển Dictionnaire Vietnamien Chinois Francais của Eugèn Gouin (Saigon, 1957) có một đoạn viết về từ “lục phở”: “abréviation de "lục phở": bouilli - cháo - pot au feu”…, “Lục phở: prononciation cantonaise des caractères chinois: (ngưu) nhục phấn" bouilli de boeuf. Vậy, “phở” là từ rút ngắn của " lục phở", còn "lục phở" là từ phát âm của "(ngưu) nhục phấn" trong tiếng Trung Hoa. Đến năm 1970, Nhà sách Khai Trí ( Sài-gòn) xuất bản quyển Việt Nam Tự-điển, do Lê Ngọc Trụ hiệu đính thì quan điểm này càng thêm phần vững chắc hơn, trong đó định nghĩa “phở” như sau: “Món ăn bằng bột gạo tráng mỏng hấp chín xắt thành sợi nấu với thịt bò (do tiếng Tàu “Ngầu-dục-phảnh” tức “Ngưu-nhục-phấn” mà ra: Ăn phở, bán phở”, trang 1169, tập 2). Thật ra, những quan điểm trên chỉ cho thấy chữ “phở” có nguồn gốc từ tên Ngưu nhục phấn, nhưng đáng tiếc là nhiều người lại nghĩ rằng phở là Ngưu nhục phấn, hoặc “cách tân” từ món Ngưu nhục phấn, chế biến cho hợp với khẩu vị của người Việt. Một số người lại dựa theo bài “Phở, phởn, phịa…” của Nguyễn Dư, dẫn chứng quyển Technique du peuple annamite (Kỹ thuật của người An Nam, 1908 - 1909) của Henri Oger (3) để củng cố quan điểm này. Họ giới thiệu hai bức tranh khắc, bức đầu tiên (mang số 26 trong tập tranh 4577 bức) miêu tả một người đàn ông với gánh hàng rong, kèm theo chú thích “Chinois vendeur ambulant à la tombée de la nuit” (Người Tàu bán hàng trong buổi tối - Trần Đình Bình dịch). Nhưng họ không thể khẳng định người đàn ông ấy bán cái gì, chỉ bảo rằng gánh hàng trông giống như gánh phở ở Hà Nội ngày xưa); bức còn lại là hình vẽ một thùng chứa có dòng chữ hàng nhục phấn 行肉粉, họ cho rằng giống như thùng của gánh hàng trong bức đầu tiên. Thế là họ vội khẳng định dòng chữ ấy nói về món Ngưu nhục phấn 牛肉粉, và bán Ngưu nhục phấn có nghĩa là bán phở, hay nói cách khác, phở chính là Ngưu nhục phấn (!). Tuy nhiên, nếu nhìn kỹ bức tranh thứ nhất ta sẽ thấy rằng người bán hàng có tóc đuôi sam, vậy người đó là Hoa kiều, bán món nhục phấn 肉粉 ở Hà Nội chứ không phải người Việt Nam bán phở. Rất tiếc là không ai miêu tả gánh hàng Ngưu nhục phấn ra làm sao để đối chiếu với gánh phở. Có khả năng gánh “nhục phấn” giống gánh “phở” chăng? Theo chúng tôi, ngưu nhục phấn và phở là hai món ăn khác nhau. Từ điển bách khoa Baike của Trung Quốc cho biết, tùy theo địa phương, nguyên liệu và cách chế biến ngưu nhục phấn có thay đổi đôi chút, song nhìn chung, nguyên liệu gồm có: thịt bò, nước súp, bánh bột sợi, củ cải chua, dưa cải bắp, bơ, hành, tiêu, hồi, dâu tây, rau thì là, quế, muối, gừng, hạt tiêu đỏ sấy khô, rau mùi tây, ớt khô, bột ngọt, tinh dầu hạt cải…Trong khi đó, thành phần chính của phở gồm có sợi phở, nước dùng (ninh từ xương ống lợn/bò và một số gia vị khác), thịt bò bắp (để làm thịt chín), thịt thăn mềm (để làm thịt tái), con sá sùng, tôm nõn, hành khô, gừng, dứa, hạt nêm, thảo quả nướng, hành tây, hành hoa, húng bạc hà, chanh, ớt, rau thơm… Xét về nguyên liệu, ngưu nhục phấn sử dụng củ cải chua, dưa cải bắp, bơ, tinh dầu hạt cải…những thứ không dùng để chế biến phở; ngược lại phở sử dụng con sá sùng (có thể thay bằng bột ngọt), tôm nõn, dứa, chanh, ớt, rau thơm…những thứ không thấy khi làm món ngưu nhục phấn. Cách chế biến hai món này cũng khác nhau, do khá dài dòng nên chúng tôi không trình bày ở đây, mời bạn đọc tìm hiểu thêm từ những clip giới thiệu cách làm ngưu nhục phấn và phở trên YouTube. Còn khi nhìn hình dưới đây (bên trái) bạn sẽ thấy nước phở trong, bánh phở nhỏ; còn hình bên phải là món ngưu nhục phấn 牛肉粉, có nước sẫm màu, cọng to như bún, nhìn trông giống món bún bò Việt Nam. Gốc Việt Nam Trước hết, xin phép nhắc lại đôi điều về chữ Nôm để nhằm khẳng định món phở là của Việt Nam. Song song với việc sử dụng chữ Hán, chữ Nôm dần dần trở thành văn tự chính của nước ta đến cuối thế kỷ 19. Sang đầu thế kỷ 20, chính quyền Pháp quyết định giải thể việc thi cữ bằng chữ Nho (năm 1915 ở Bắc Kỳ và 1919 ở Trung Kỳ). Họ dùng chữ Quốc ngữ thay cho chữ Nôm để làm văn tự chính thức ở nước ta từ năm 1908. May mắn thay, cái từ phở viết bằng chữ Nôm đã kịp thời xuất hiện để chúng ta thấy rằng phở chẳng liên quan gì tới phấn 粉 trong Ngưu nhục phấn 牛肉粉. Nhìn chung, có một số cách cấu tạo chữ Nôm, ở đây chúng tôi nêu một cách tạo ra chữ phở để bạn đọc đối chiếu với từ phấn: - Thứ nhất, cách vay mượn nguyên xi một chữ Hán để tạo ra một chữ Nôm có cách đọc và nghĩa khác với chữ Hán đó. Thí dụ: mượn chữ biệt 別(cách biệt, khác biệt) để tạo chữ Nôm biết 別(hiểu biết); mược chữ đế 帝 (vua chúa) để tạo ra chữ Nôm đấy 帝 (tại đấy, xem đấy…). - Thứ hai, cách ghép hai chữ Hán với nhau để tạo ra một chữ Nôm. Chữ thứ nhất là thành tố biểu ý, chữ thứ hai là thành tố biểu âm. Thí dụ: mượn chữ nguyệt 月 (biểu ý) + thượng 尚 (biểu âm) để tạo chữ Nôm tháng; mượn chữ thượng 上 (biểu ý) + thiên 天 (biểu âm) để tạo chữ Nôm trời. Vậy có bao nhiêu chữ Nôm đọc là phở? Theo những tự điển mà chúng tôi đã tham khảo, từ phở xuất hiện trong phở lở gồm có ba chữ (𡂄 và 㗞, đều thuộc bộ khẩu; 頗, thuộc bộ hiệt); còn từ phở trong bánh phở bò có một chữ (普, thuộc bộ Nhật, âm Hán Việt là phổ); riêng từ phở với nghĩa là món phở thì gồm hai chữ Hán ghép lại: mễ 米+ phả 頗. Những thí dụ trên cho thấy hai chi tiết đáng chú ý sau: 1. Bánh phở bò: trong Từ điển nhật dụng thường đàm, mục Thực phẩm (食 品 門 Thực phẩm môn) có đoạn giải thích về “bánh phở bò” bằng chữ Nôm. Chúng tôi sắp xếp lại cho dễ đọc: “Chữ Hán: 玉 酥 餅 (âm Hán Việt: ngọc tô bính) giải thích bằng chữ Nôm: 羅 普 (là 羅 bánhphở 普 bò); tiếng Anh : rice noodle. Ta thấy gì? 普 là một chữ Hán, đọc theo âm Hán Việt là phổ. Người Việt xưa đã mượn nguyên xi chữ này để tạo ra chữ Nôm đọc là phở. Tuy nhiên, cách giải thích của Từ điển nhật dụng thường đàm khiến chúng tôi rất phân vân, bởi vì từ tiếng Anh rice noodle có nghĩa là phở, tức món phở mà ta đang bàn, song chữ Hán玉 酥 餅 (ngọc tô bính) lại nói về một loại bánh khác, vì trong đó tô 酥 có nghĩa là món ăn làm bằng bột nhào với dầu. Thí dụ: hồng đậu ngọc tô bính 红豆玉酥餅 (bánh ngọt nhân đậu đỏ), hạch đào tô 核桃酥 ( bánh bột trái đào). Vậy từ phở 普 ở đây dùng để chỉ món phở hay bánh bột? Đây là điều cần phải xem lại. 2. Theo Từ điển chữ Nôm của Hội bảo tồn di sản chữ Nôm (VNPF), hai chữ Hán: mễ 米 (biểu ý) kết hợp với phả 頗 (biểu âm) tạo thành một chữ Nôm có nghĩa là phở(trong cơm phở). Đây là cách ghép từ rất đáng chú ý, vì mễ 米 có nghĩa là gạo, biểu ý cho món ăn chế biến từ gạo (bánh phở); còn phả 頗 đọc theo tiếng Hoa là “pho” hoặc “phỏ”, dùng làm từ biểu âm để tạo ra chữ phở là rất hợp lý. Bây giờ, xét về ngôn ngữ, chúng ta xem thử những chữ Nôm phở (𡂄, 㗞, 頗, 普) có liên quan gì với chữ Hán phấn 粉 trong ngưu nhục phấn 牛肉粉 không, đặc biệt là chữ phở trong món phở? Xin thưa, chẳng có liên quan gì cả. Nếu thật sự phở là từ đọc trại từ chữ phấn 粉, tại sao người Việt xưa không mượn nguyên xi chữ này để tạo ra chữ Nôm đọc là phở ? Vì điều này tiện hơn là mượn một chữ khác? Nói rộng hơn, chữ Nôm bò 𤙭 trong phở bò cũng chẳng có liên quan gì tới chữ ngưu 牛 trong tiếng Hán. Tóm lại, chữ Nôm phở hay phở bò 𤙭 cho thấy rằng người Việt xưa rất chủ động trong cách dùng từ, mục đích nhằm khẳng định rằng “phở” là một món ăn hoàn toàn Việt Nam, chẳng dính dáng gì tới ngưu nhục phấn 牛肉粉 của Trung Quốc. Vậy phở có nguồn gốc từ đâu? Chúng tôi ủng hộ quan điểm cho rằng phở có nguồn gốc từ món xáo trâu rất phổ biến ở miền bắc, đặc biệt là ở Hà Nội vào đầu thế kỷ 20. Để làm món này người ta chuẩn bị nguyên liệu : thịt trâu thái mỏng (ướp gia vị cho thấm), hành lá, hành ta (tím), tỏi, mỡ, rau răm cắt dài 1 đốt ngón tay, khế chua cắt ngang…Sau đó họ xáo (xào) thịt trong chảo khoảng 30 giây rồi đổ ra bát riêng, kế tiếp bỏ khế vào, đảo đều tới lúc khế chuyển sang màu trắng; rồi cho thịt, rau răm và hành vào, đảo cho tới lúc tỏa mùi thơm (khoảng một phút) ; cuối cùng họ chế nước vào, để lửa liu riu. Khi ăn, họ lấy bún cho vào bát, sau đó gắp vài miếng thịt trâu bày trên mặt bún rồi chan nước xáo thịt vào. Nhìn chung, xáo trâu là món ăn thông thường ở các chợ nông thôn, xóm bình dân của Hà Nội ngày xưa. Trước năm 1884, việc nuôi bò ở miền bắc chủ yếu phục vụ cho nông nghiệp, người Việt chưa có thói quen ăn thịt bò, nhưng ít nhiều gì người Hà Nội cũng đã từng ăn món Ngưu nhục phấn do Hoa kiều bán rong trên đường phố. Có nhà nghiên cứu cho rằng vào thời đó, thịt bò bị chê là nóng và gây nên chẳng mấy người mua, giá bán rất rẻ, chỉ có người Pháp mới ăn thịt bò. Và chính vì thế một số người bán xáo trâu mới chuyển sang bán xáo bò. Thật ra không phải vậy. Thịt bò thời đó khan hiếm và đắt tiền. Theo nhà nghiên cứu Vũ Thế Long, trước năm 1885 “các quan chức Tây còn không có đủ thịt bò mà ăn nói chi đến người Việt. Ngay cả đến những năm 40-50 của thế kỉ trước, khi phở đã khá thịnh hành và thành món ăn “gây nghiện” cho một tầng lớp người khá giả ở Hà Nội thì việc cung cấp thịt bò ở Hà Nội cũng không phải dư giả cho lắm. Trong bài Phở Gà, Nhà văn vũ Bằng đã phải thốt lên: “Ở Hà nội có hai ngày trong tuần mà những người “chuyên môn ăn phở” bực mình: thứ sáu và thứ hai. Hai ngày đó là hai ngày không có thịt bò. Anh nào nghiện thịt bò, nhớ thịt bò hai hôm ấy như gái nhớ trai, như trai nhớ gái”…”. Nhìn chung, từ khi người Pháp vào nước ta, người Việt đã chịu ảnh hưởng phần nào thói quen ăn uống của người Pháp. Dân ta đã bắt đầu ăn khoai tây, súp lơ, su hào, cà rốt, bánh mì, bơ, phó mát…, đặc biệt là thịt bò. Những món ăn mới có thịt bò dần dần xuất hiện, đó là cháo bò và xáo bò... Xáo bò là một món “biến tấu” từ xáo trâu. Tuy nhiên, do thịt bò ăn với bún không hợp lắm nên người ta mới nghĩ ra cách ăn với những loại bánh khác, trong đó có loại bánh cuốn chay mỏng phổ biến ở Hà Nội rồi cuối cùng “sánh duyên” lâu dài với bánh phở. Phải chăng, để phân biệt với món xáo bò, người ta đã nghĩ ra từ phở bò, xuất phát từ việc ăn bánh phở với thịt bò ? Nếu bánh phở là từ xuất hiện trước món phở thì ta có quyền tin vào giả thuyết này. Và nếu đúng vậy thì phở là từ nằm trong bánh phở chứ không phải do đọc trại chữ phẳn 粉 theo giọng Quảng Đông. Phần viết thêm Trong từ điển Wikipedia bản tiếng Anh, Đức, Pháp, Ý, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha… đều có mục riêng viết về phở và gọi đích danh là “ Phở”, chứ không gọi bằng tên món ăn nào đó của Pháp hay Trung Quốc. Điều này cho thấy thế giới công nhận “phở” là một món ăn của Việt Nam. Riêng bản Trung văn, mục viết về phở có tựa đề là 越南粉 (Việt Nam phấn), cũng cho thấy rằng người Trung Quốc công nhận “phở” là món ăn Việt Nam. Do đặc điểm về ngôn ngữ, trong phần nói về nguồn gốc của từ phở, họ chú thích hình ảnh tô phở là 越 南牛肉粉 (Việt Nam ngưu nhục phấn), có thể dịch là “phở bò Việt Nam”. Viết như thế thì chấp nhận được. Nhưng có những website dạy tiếng Trung Quốc lại ngang nhiên giảng phở bò là Ngưu nhục phấn 牛肉粉 thì thật đáng báo động (!). (1) Nguồn gốc và sự ra đời của phở của Vũ Thế Long. (2) Nguyễn Công Hoan. Nhớ và ghi về Hà Nội, NXB Trẻ 2004. (3) “Kỹ thuật của người An Nam” (tựa tiếng Pháp: “Technique du peuple Annamite”, tựa tiếng Anh: “Mechanics and crafts of the Annamites”) là một công trình nghiên cứu văn minh vật chất ở An Nam khoảng 100 năm về trước, chủ yếu phản ánh cuộc sống của người Hà Nội. Quyển này tập hợp 4577 bức tranh khắc, do Monsier Henri Oger (người Pháp) và những nghệ nhân người Việt Nam thực hiện trong hai năm (1908 – 1909), phát hành với số lượng hạn chế (60 bản). (theo Wikipedia tiếng Việt). |
||
Vương Trung Hiếu | ||
|
Thursday, 18 February 2016
Nguồn gốc của phở (Vương Trung Hiếu - Văn Chương Việt)
Wednesday, 17 February 2016
Hai người gian dối trong cuộc chiến 1979 (Đức Toàn - Petrotimes)
(http://petrotimes.vn/hai-nguoi-gian-doi-trong-cuoc-chien-1979-384461.html)
Hai người gian dối trong cuộc chiến 1979
Tháng 3/1979, nhân dịp kỷ niệm 48 năm ngày thành lập Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh (TNCSHCM), Trung ương Đoàn đã mời những đoàn viên thanh niên có thành tích xuất sắc trong cuộc chiến đấu chống quân Trung Quốc xâm lược về Hà Nội để kể chuyện chiến đấu và nêu gương sáng trong chiến đấu và phục vụ chiến đấu cho thế hệ trẻ cả nước.
Tướng Phạm Xuân Thệ: Nói về chiến tranh biên giới không phải kích động thù hằn dân tộc!
Trung
tướng - Anh hùng LLVTND Phạm Xuân Thệ nhấn mạnh rằng: “Chúng ta nói ra
là để tôn vinh những người đã khuất chứ không phải để kích động thù hằn
dân tộc.”
|
Chủ trì cuộc gặp mặt hôm đó có ông Nguyễn Tiên Phong và ông Lê Thanh Đạo, Bí thư Trung ương Đoàn.
Hơn chục nhân chứng gồm bộ đội, công
nhân, dân quân tự vệ và thanh niên thuộc 6 tỉnh biên giới phía Bắc đã có
mặt tại trụ sở Trung ương Đoàn để gặp gỡ phóng viên các báo, đài. Nghe
các nhân chứng kể chuyện, ai cũng cảm động bởi sự dũng cảm, ngoan cường,
sẵn sàng hy sinh để bảo vệ Tổ quốc của họ.
Nông Thành Pheo, chiến sĩ biên phòng đã
sống sót sau 5 ngày đêm cố thủ ở pháo đài Đồng Đăng. Nguyễn Đăng Trần,
công nhân đường sắt đã cứu được đoàn tàu chở A pa tít từ Pom Hán, Làng
Giàng về phố Lu (Lào Cai)…
Lính Trung Quốc bị bắt tại Cao Bằng |
Ngay hôm sau, các báo, đài bắt đầu đưa
bài, ảnh tuyên truyền về những gương điển hình này. Nhưng có hai nhân
chứng là Vũ Thị Chiên, công nhân Lâm trường Pha Long (Mường Khương,
Hoàng Liên Sơn) và Hoàng Văn Đức, thanh niên dân tộc Tày ở Cao Bằng là
hai người bị nghi ngờ là nói sai sự thật, mạo nhận thành tích.
Vũ Thị Chiên có chồng là Đặng Văn Dương
cùng quê Lý Nhân, Hà Nam, cùng là công nhân và tự vệ Lâm trường Pha
Long, Mường Khương. Khi xảy ra chiến sự, cả hai vợ chồng chị cùng lên
chốt chiến đấu nhưng chị không ở cùng vị trí “chốt công nhân” với chồng
mà chạy lên chốt của bộ đội biên phòng. Chị mô tả là “vơ lấy khẩu AK và 3
khẩu CKC. Khi thấy một tiểu đội lính Trung Quốc nấp trong bụi cây, chị
đã bắn một loạt đạn AK và chỉ thấy còn một tên sống sót bỏ chạy”.
Rồi có tình huống một tên lính Trung
Quốc đang vác B40 nhắm bắn chị thì chị đã dùng súng bắn tỉa bắn hai
phát, một phát vào cổ và một phát vào giữa trán nó. Có lúc chị vừa bắn
vừa ném lựu đạn. Đến khi ở pháo đài, bị địch bao vây tứ phía thì chị
cùng mấy chiến sĩ biên phòng đã nhảy qua tường để đến vị trí chiến đấu
khác…
Có người nghe chị kể chuyện cũng đã nghi
ngờ bởi sự hoạt ngôn, ăn nói lưu loát, vô tư của chị trong khi chồng
chị đã bị hy sinh ngay trong ngày 17/2 nhưng chị không sang lo hậu sự mà
nhận được tin rồi vẫn tiếp tục ở lại vị trí chiến đấu đến mấy ngày sau
mới rút về phía sau…
Còn Hoàng Văn Đức 14 tuổi ở Cao bằng thì
có “chiến tích” bắn cháy xe tăng địch, đã bị các nhà quân sự phát hiện
ra sự vô lý về kỹ thuật tác chiến. Khi được hỏi kỹ về tư thế và kỹ thuật
bắn quả đạn B40, Đức nói là thấy chú bộ đội bị trúng đạn hy sinh, Đức
đã nhặt khẩu B40 lên nhằm xe tăng để bắn.
Nhưng đứng ở sườn núi, có vách đá ngay
sau lưng mà vác súng trên vai, để nòng vuông góc với vách đá thì nếu có
bắn, luồng lửa phụt ra phía sau sẽ phả vào vách đá rồi bật ngược lại,
trùm lên người bắn. Sức nóng của luồng lửa đó sẽ thổi ngã và thiêu cháy
người bắn…
Khi các nhà chuyên môn đã thẩm tra lại
thông tin về hai nhân chứng này thì ngay sau đó, Ban tổ chức đã không
cho hai người tham gia đoàn đi báo cáo thành tích và kể chuyện chiến đấu
ở đâu nữa.
Đó cũng là bài học cho các cấp cơ sở khi
chạy theo thành tích, “mớm lời”, thiếu chuyên môn, nghiệp vụ nên chọn
lựa nhầm gương điển hình. Hai nhân chứng đó cũng háo danh và bị cuốn
theo không khí vinh danh ồn ào nên đã thiếu trung thực để mạo nhận thành
tích.
Thời chống Pháp có nhân vật ảo là thiếu
niên Lê Văn Tám tẩm xăng vào người, đốt cháy thành ngọn đuốc sống rồi
lao vào kho xăng địch.
Thời kỳ đầu chống Mỹ có Nguyễn Văn Bé
giật mìn tiêu diệt giặc nhưng vô lý là dùng dây chuối… Rồi cả hai nhân
vật này đã được ồn ào vinh danh một thời.
Đó là bài học đáng nhớ cho hậu thế!
Tướng Phạm Xuân Thệ: Nói về chiến tranh biên giới không phải kích động thù hằn dân tộc!
Trung
tướng - Anh hùng LLVTND Phạm Xuân Thệ nhấn mạnh rằng: “Chúng ta nói ra
là để tôn vinh những người đã khuất chứ không phải để kích động thù hằn
dân tộc.”
|
[VIDEO] Ký ức về cuộc chiến tranh biên giới 1979
Ngày
5/3/1979, Chủ tịch nước Tôn Đức Thắng ra lệnh tổng động viên nhằm huy
động sức mạnh toàn dân đánh bại cuộc chiến tranh xâm lược của Trung
Quốc.
|
Chiến tranh biên giới phía Bắc: Nỗi đau không thể nào quên!
Ngày
7/1/1979 quân đội Việt Nam đã lật đổ chế độ Pol Pot ở Campuchia vốn được
Trung Quốc hậu thuẫn. Để trả đũa, ban lãnh đạo Trung Quốc quyết định
“dạy cho Việt Nam một bài học”.
|
Tướng Nguyễn Quốc Thước: Lãng quên cuộc chiến tranh biên giới Việt - Trung là có tội!
Trung
Tướng Nguyễn Quốc Thước: “Chẳng có lý do gì để những người đã nằm xuống
vì sự toàn vẹn lãnh thổ của đất nước bị lãng quên”.
|
Tội ác của lính Trung Quốc ở biên giới Việt - Trung năm 1979
Những
từ ngữ trên tấm bia ghi nhớ tội ác còn sót lại ở Tổng Chúp là không đủ,
và không bao giờ là đủ để diễn tả hết sự bạo tàn của quân xâm lược Trung
Quốc.
|
Đức Toàn
Saturday, 6 February 2016
Mãi cồn cào những cơn sóng Hoàng Sa (Huy Thịnh - Tiền Phong)
Mãi cồn cào những con sóng Hoàng Sa
(http://www.tienphong.vn/xa-hoi/mai-con-cao-nhung-con-song-hoang-sa-965176.tpo#ng%E1%BB%A5y)
06:48 ngày 06 tháng 02 năm 2016
TP - Tin dữ ập đến ngày 29 Tết. Ðứa con gái mới 7
tuổi của trung tá Ngụy Văn Thà, hạm trưởng hộ tống hạm Nhật Tảo
(HQ10) cầm xấp báo ra cầu thang chung cư ngồi đọc bản tin đặc biệt,
vừa đánh vần vừa khóc. Vợ hạm phó - hải quân thiếu tá Nguyễn Thành
Trí ngất lịm, bào thai hai tháng chỉ chực tuột ra.
Bà Huỳnh Thị Sinh, vợ ông Ngụy Văn Thà, hạm trưởng chiến hạm Nhật Tảo trong căn hộ mới.
Hơn bốn mươi năm sau trận hải chiến Hoàng Sa bi tráng, nỗi đau dường như vẫn chưa nguôi ngoai… Tết đoàn viên hóa thành tang tóc
Chiều cuối năm Ất Mùi, bà Huỳnh Thị Sinh lặng lẽ lau dọn bàn thờ chồng - hạm trưởng Nguỵ Văn Thà. Mái tóc thiếu phụ đã thưa và lốm đốm bạc, còn ông vẫn trẻ trung giữa hương khói nghi ngút. Căn hộ 60m2 càng trống trải, hiu quạnh.
Bà Sinh nói: “Tôi nghĩ đến tình nghĩa vợ chồng, cách ổng đối xử, thương yêu vợ con mà quyết ở vậy, không đi bước nữa. Ổng hiền lắm, về tới nhà là quấn quít vợ con. Người ta bảo cái gì cũng phôi phai theo thời gian, nhưng mỗi lần nhắc lại thấy buồn thấu ruột.
Bà Sinh kể: Ổng thường xa nhà, hai ba tháng mới về một lần. Lần cuối cùng, buổi sáng ổng xách va li xuống tàu, chiều bất ngờ trở về, đứng dưới tầng trệt gọi vợ. Tàu bị hư, nằm ụ sửa chữa, hơn nửa tháng sau mới rời cảng.
“Hôm ở đảo Song Tử Tây, lúc chào cờ, vì xúc động quá, tôi ngất xỉu. Lãnh đạo đoàn đưa tôi vào bệnh xá có hai bác sỹ chăm sóc rất tận tình. Họ lấy sữa, pha thuốc cho tôi uống, trực tiếp đút cháo cho tôi ăn”.Ông Thà được điều ra Ðà Nẵng. Bà Sinh ở nhà chuẩn bị mọi thứ chờ chồng về ăn tết, không ngờ ông đi luôn đến bây giờ. Bà Sinh nhớ lại: Tôi nghe có đánh nhau, tàu bị chìm nhưng vẫn đinh ninh ổng còn sống. Ngày 29 Tết, báo chí đồng loạt đưa tin. Ðứa lớn nhất lúc ấy 7 tuổi, mới học lớp 1. Nó cầm xấp báo ra cầu thang chung cư Nguyễn Kim (quận 10) vừa đánh vần vừa khóc, dỗ hoài không nín. Bà Ngô Thị Kim Thanh được chồng - hạm phó HQ10 Nguyễn Thành Trí đưa về Nha Trang, chờ đi tuần xong sẽ đón về Sài Gòn. Bà nhớ lại: Chiều 29 tết, qua đài phát thanh, bố mẹ chồng nhắn tôi về gấp. Tết năm ấy không có ngày ba mươi. Mùng một tết xe đò không chạy. Sáng mùng hai, tôi ôm con về Sài Gòn và ngất lịm khi thấy bàn thờ chồng trong nhà.
Bà Huỳnh Thị Sinh, vợ ông Nguỵ Văn Thà, hạm trưởng chiến hạm Nhật Tảo
Bà Ngô Thị Kim Thanh khóc ngất trong lễ truy điệu chồng.
Những giọt máu của Hoàng SaNăm ấy bà Sinh mới 26 tuổi. Còn bà Thanh 29 tuổi, đang mang thai đứa con thứ hai được hai tháng.
Chỉ tấm ảnh đang ôm bụng khóc ngất trong lễ truy điệu chồng, bà Ngô Thị Kim Thanh nghẹn ngào: Tôi chết đi, sống lại, cái thai bị động chỉ chực tuột ra. Bác sỹ chích thuốc, bắt tôi đeo nịt để giữ. Thai yên rồi tôi lại lo cháu sinh ra gặp chuyện không hay. Anh Trí mong chờ đứa con trai nên khi tôi có bầu đã dặn đặt tên con là Nguyễn Thanh Triết. Bảy tháng sau ngày anh mất, con trai chúng tôi chào đời. Khi khai sinh, tôi làm theo di nguyện của chồng và đặt thêm “tự Hoàng Sa” phía sau tên con để đánh dấu nơi anh nằm lại, nhắc nhở các con Hoàng Sa vẫn luôn là một phần máu thịt không thể tách rời của Việt Nam.
Nguyễn Thanh Triết hiện đang làm nhân viên IT (công nghệ thông tin) tại một bệnh viện nổi tiếng tại TPHCM. Anh chỉ biết về cha qua sách báo và tư liệu gia đình.
“Năm 1995, tôi đi tàu của Nhật qua vùng biển Hoàng Sa và nhận được những lời cảnh báo từ phía Trung Quốc, rằng khu vực này thuộc chủ quyền của họ, tàu nước ngoài không được phép tiếp cận. Tôi không hề sợ vì đây là biển đảo của Việt Nam, là nơi ba tôi đã nằm lại” - Triết nói.
Ngày trung sỹ Nguyễn Thành Trọng ngã xuống, vợ ông - bà Nguyễn Thị Lựa mới 20 tuổi, đang mang thai đứa con đầu lòng. Bà đặt tên con là Nguyễn Hoàng Sa và vò võ một mình nuôi con khôn lớn.
Bà Ngô Thị Kim Thanh, vợ ông Nguyễn Thành Trí, hạm phó chiến hạm Nhật Tảo và hai con bên các kỷ vật.
Cảm thông, chia sẻHai bà quả phụ Huỳnh Thị Sinh và Ngô Thị Kim Thanh xin vào Ngân hàng Việt Nam Thương tín làm việc cho đến lúc giải phóng miền Nam. Cả hai đã từ chối lên tàu di tản trong những ngày chính quyền Sài Gòn hấp hối.
Bà Sinh nghỉ việc ngân hàng xin vào hợp tác xã mua bán quận. Bà không nề hà việc gì, hết bán rau, bán cá, đến trứng vịt, trứng gà. Biết bà có trình độ, lãnh đạo đơn vị đề bạt làm cửa hàng trưởng cửa hàng ăn uống.
“Lần đầu được ra Trường Sa với thân phận là con của người lính ở phía bên kia, được nhà nước quan tâm, trân trọng và ưu ái, tôi cảm thấy vô cùng hạnh phúc”.Bà Sinh nhớ lại: Thứ bảy hằng tuần, tôi phải về uỷ ban phường họp. Có mấy chị kiến nghị, chất vấn lãnh đạo vì sao cho vợ ngụy vào hợp tác xã? Tôi nhớ hoài câu nói của ông Chín Trường, Bí thư phường: “Người ta là vợ ngụy nhưng làm tốt thì mình phải nâng đỡ, tạo điều kiện. Mình đừng dồn người ta vào chân tường”. Nghe ông Chín nói vậy, mấy bà nín thinh. Hợp tác xã giải thể, bà Sinh thất nghiệp, xin phụ mấy người em làm băng đĩa để kiếm sống qua ngày. Ba đứa con tự bươn chải kiếm tiền đi học. Ðứa đi giao hóa đơn, chứng từ, đứa phụ người ta bán hàng.
Nguyễn Thị Thanh Thảo, con ông Nguyễn Thành Trí, hạm phó chiến hạm Nhật Tảo.
Bà Thanh tiếp tục làm ngân hàng, được điều chuyển đi tỉnh, hai đứa con phải gửi nhờ ông bà nội, ngoại. Hằng tuần bà lặn lội về thăm con. Cực quá, bà xin nghỉ, về Sài Gòn bán dạo kiếm tiền nuôi con. Bà Thanh nhớ lại: “Khi chuyển công tác, tôi bị cắt hộ khẩu ở Sài Gòn, thành người cư trú bất hợp pháp. Thỉnh thoảng, công an vào kiểm tra hộ khẩu, tôi bị mời về công an phường ngồi cả đêm”.
Mẹ con bà Thanh nương nhờ gia đình chồng. Năm 2000, các con bà được thừa kế một phần gia sản và mua căn hộ chung cư 40m2 ở quận 3. Căn hộ trên tầng ba, chật chội, lên xuống khó khăn, nhất là với cô con gái đang bị bạo bệnh.
Chung cư Nguyễn Kim bị giải tỏa, bà Huỳnh Thị Sinh được hỗ trợ tiền thuê nhà hàng tháng trong thời gian chờ bố trí tái định cư. Chán ngán sống thui thủi một mình, bà Sinh về nhà bố mẹ, tiền thuê nhà đong gạo, ăn uống sinh hoạt.
Thấy bà Sinh không có nhà, phải phụ con bán băng đĩa ca nhạc sống qua ngày, một tổ chức thiện nguyện kêu gọi các nhà hảo tâm quyên góp, mua tặng bà một căn hộ chung cư trị giá hơn 1,3 tỷ đồng. Gia đình bà Thanh cũng được hỗ trợ hơn 600 triệu đồng thay đổi nơi ở mới rộng rãi, khang trang hơn ở quận Bình Tân.
Hôm bà Sinh nhận nhà, thấy căn hộ trống trơn, nhiều đơn vị, cá nhân đã ủng hộ bà mua vật dụng trong nhà. Một lãnh đạo cấp cao gửi tặng bà Sinh 30 triệu đồng.
Monday, 25 January 2016
Xây dựng hải quân nhân dân Việt Nam vững mạnh theo tư tưởng Hồ Chí Minh - Phó Đô đốc NGUYỄN VĂN TÌNH (Nguyễn Văn Tình - Đảng Cộng Sản Việt Nam)
Xây dựng hải quân nhân dân Việt Nam vững mạnh theo tư tưởng Hồ Chí Minh - Phó Đô đốc NGUYỄN VĂN TÌNH
Cập nhật lúc 14h20 - Ngày 25/09/2015
Phó Đô đốc NGUYỄN VĂN TÌNH*
Việt
Nam là một quốc gia biển, vì thế biển đảo là một phần của lịch sử hàng
nghìn năm dựng nước và giữ nước của dân tộc ta. Nền văn minh lúa nước
cũng như những thành quả của cuộc khai thác, sử dụng tài nguyên biển,
truyền thống đánh giặc ngoại xâm và những chiến công trên chiến trường
sông biển đã tác động, ảnh hưởng sâu sắc trong việc hình thành tư tưởng
của Hồ Chí Minh. Trong hệ thống quan điểm của mình, Chủ tịch Hồ Chí Minh
quan tâm khá nhiều đến biển đảo, cũng như xây dựng lực lượng chuyên
trách bảo vệ biển đảo.
Một là, Chủ tịch Hồ Chí Minh sớm nhận thức rõ vai trò của biển Việt Nam trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước.
Từ
năm 1910, với tư cách là thầy giáo dạy học ở trường Dục Thanh (Phan
Thiết), cùng với việc phổ biến những bài ca yêu nước cho học trò của
mình, tranh thủ những giờ ngoại khóa, Nguyễn Tất Thành thường đưa học
sinh đến thăm những bãi biển đẹp (như bãi biển Thương Chánh) với một gợi
cảm sâu xa: biển của ta giàu đẹp, nhưng tại sao người dân Việt Nam vẫn
chịu cảnh lầm than. Những gợi cảm ẩn chứa của Người đã làm thức dậy lòng
yêu nước, tinh thần quật cường dân tộc trong lòng mỗi học trò của mình.
Khi
được đọc, được nghe bằng tiếng Pháp những từ “Tự do, bình đẳng, bác
ái”, Nguyễn Tất Thành nung nấu quyết tâm tìm mọi cách ra nước ngoài,
sang Pháp và các nước phương Tây để xem ở đó có những gì ẩn chứa đằng
sau những lời hoa mỹ ấy. Ra đi bằng cách nào, bằng con đường nào? Người
đã suy nghĩ rất nhiều và cuối cùng quyết định ra nước ngoài bằng đường
biển, trên một chiếc tàu buôn của Pháp. Quyết định ra đi tìm đường cứu
nước cho dân tộc bằng đường biển là quyết định đúng đắn, bởi Người nhận
thức sâu sắc rằng, đây là con đường nhanh nhất có thể đến với các nền
văn minh thế giới, nhất là nước Pháp.
Thực
dân Pháp bằng con đường biển xâm chiếm thuộc địa, nô dịch các nước,
trong đó có Việt Nam. Chủ tịch Hồ Chí Minh tìm đường cứu nước thoát khỏi
ách nô lệ của thực dân Pháp cũng bằng con đường biển, nhưng với chiều
ngược lại, để đi đến nơi xuất phát của những đội quân viễn chinh đi xâm
lược, được che đậy bởi luận điệu lừa bịp “khai hoá văn minh” cho nước
khác. Hơn 30 năm rời xa Tổ quốc, trên nhiều con tàu, bằng đường biển,
Người đã đặt chân đến nhiều châu lục trên thế giới. Trong suốt chặng
đường hành trình đó, Người đã rút ra nhiều kết luận quan trọng về “những
gì ẩn chứa sau nền văn minh tư sản”, nhưng đồng thời cũng khẳng định
biển và đại dương luôn gắn liền với sự phát triển của văn minh nhân
loại.
Với
lòng yêu nước thiết tha và đi đến nhiều nước bằng đường biển, Hồ Chí
Minh từng bước hiểu nền văn minh của nhân loại, dần đến với chủ nghĩa
Mác - Lênin, đến với con đường cứu nước, giải phóng dân tộc
đúng đắn. Khi về Trung Quốc, mở các lớp huấn luyện, đào tạo thế hệ những
người cộng sản Việt Nam đầu tiên, Người cũng chỉ đạo đưa người sang
Trung Quốc bằng cả đường bộ và đường biển. Sau Cách mạng Tháng Tám thành
công, trên cương vị là Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, với tầm
nhìn chiến lược, Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ đạo xây dựng lực lượng vũ
trang nhân dân có đầy đủ thành phần, lực lượng. Trong cuộc kháng chiến
chống thực dân Pháp kéo dài chín năm gian khổ, Người quan tâm chỉ đạo
các lực lượng vũ trang tiến công địch trên chiến trường sông biển và mở
các con đường vận tải chi viện cho các chiến trường bằng đường biển, lập
nên những chiến công trên dòng sông Lô (1947), sau đó là chiến dịch
Biên Giới (1950)... Trước đó, sự ra đời của các đội vận tải biển gắn
liền với những chiến công trên chiến trường sông biển miền Trung và Nam
Bộ là minh chứng cụ thể. Năm 1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã trực tiếp
giao nhiệm vụ cho một bộ phận cán bộ miền Nam trong đoàn quân Nam tiến
chở vũ khí vào Bến Tre bằng thuyền. Chuyến đi đó thành công, là cơ sở
quan trọng để hình thành chủ trương mở con đường Hồ Chí Minh huyền thoại
trên biển Đông trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước sau này. Tư
tưởng Hồ Chí Minh về vai trò của biển thể hiện rõ nét nhất thông qua lời
di huấn khi Người về thăm bộ đội Hải quân năm 1961. Nói chuyện với cán
bộ, chiến sĩ, Người nhấn mạnh: “Ngày trước ta chỉ có đêm và rừng. Ngày
nay ta có ngày, có trời, có biển. Bờ biển ta dài, tươi đẹp, ta phải
biết giữ gìn lấy nó”1. Luận điểm này là sự khái quát rất
ngắn gọn và dễ hiểu về lịch sử truyền thống, khái niệm mới về Tổ quốc,
cũng như về tiềm năng của biển nước ta và trách nhiệm của mọi thế hệ
trong việc khai thác, quản lý, bảo vệ biển. Khi đất nước đang chìm trong
đêm dài nô lệ, chúng ta dựa vào địa hình hiểm trở của núi sông, dựa vào
đêm để đánh giặc. Khi dân tộc được giải phóng, Tổ quốc theo tư tưởng Hồ
Chí Minh còn là vùng biển rộng lớn với nhiều tiềm năng cần được khai
thác để phục vụ cho công cuộc xây dựng xã hội mới. Đây cũng là cơ sở để
Đảng ta định ra nhiều chủ trương, giải pháp phát triển kinh tế biển, gắn
với bảo đảm quốc phòng - an ninh, nhất là hình thành Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020.
Hai là, tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng Hải quân nhân dân Việt Nam.
Với
quan điểm đúng đắn về xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân, Chủ tịch Hồ
Chí Minh chủ trương xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam phải có đầy đủ
quân chủng, binh chủng. Từ chủ trương đó, ngay sau khi miền Bắc được hòa
bình (năm 1954), việc xây dựng lực lượng chuyên trách để bảo vệ vùng
biển mới giải phóng từ Móng Cái đến vĩ tuyến 17 là vấn đề hết sức cần
thiết. Đó cũng là cơ sở cho việc ra đời Cục Phòng thủ bờ biển - tiền
thân của Hải quân nhân dân Việt Nam sau này.
Vừa
là lãnh tụ thiên tài, lại là người thủy thủ đầu tiên, với nhiều kinh
nghiệm khi còn là thủy thủ trên những chiếc tàu buôn có mặt hầu hết các
đại dương, đối với Hải quân, Bác ân cần dạy bảo những điều cụ thể, từ
xây dựng lực lượng, huấn luyện cách đánh, cũng như các thao tác của mỗi
thành viên trên tàu.
Trong
giai đoạn 10 năm xây dựng hải quân trong thời bình (1955-1964), Người
đã dành thời gian đến thăm, động viên và giao nhiệm vụ nhằm xây dựng và
phát triển lực lượng Hải quân nhân dân đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ bảo vệ
chủ quyền vùng biển, hải đảo, thềm lục địa thiêng liêng của Tổ quốc.
Hiểu Hải quân là lực lượng non trẻ, lại đảm nhiệm trọng trách nặng nề,
Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ rõ, phải trên cơ sở học tập kinh nghiệm chiến
đấu hiện đại, đồng thời kế thừa và vận dụng sáng tạo nghệ thuật quân sự
Việt Nam, truyền thống đánh giặc của tổ tiên, phải thể hiện tính đặc thù
của Hải quân Việt Nam cả về tổ chức biên chế, vũ khí trang bị kỹ thuật
cũng như cách đánh.
Lần
về thăm bộ đội Hải quân đầu tiên (tháng 3-1959), khi đến thăm cán bộ,
chiến sĩ biên đội những con tàu sắt đầu tiên do Trung Quốc viện trợ, Bác
căn dặn: Các chú xây dựng Hải quân thì phải học tập các nước anh em là
đúng. Nhưng không phải học như thế nào thì làm y nguyên như thế, mà phải
vận dụng vào điều kiện nước ta sao cho thích hợp, kể cả việc dùng chữ.
Cũng lần ấy, Bác đã gợi ý thay đổi cách gọi của một số ngành, vị trí lên
tàu rất Việt Nam. Ví dụ như: “buồng hàng hải” thành “buồng lái”; “buồng
thủy vũ” (tức là nơi để vũ khí dưới nước) thành “buồng vũ khí dưới
nước”. Bác còn dạy cho chiến sĩ cách tết dây mồi sao cho đẹp, ném đi
được xa. Đáng ghi nhớ nhất là lần Người từng đội mũ hải quân, tự tay cầm
lái tàu “Hải Lâm” (tàu du lịch của Bác giao cho Hải quân quản lý) đưa
Titốp - anh hùng phi công vũ trụ Liên Xô thăm Vịnh Hạ Long là
một minh chứng sống động về những suy nghĩ, trăn trở, sự gắn bó, ân cần
của vị lãnh tụ với sự trưởng thành của Hải quân nhân dân Việt Nam. Trong
điều kiện miền Bắc còn nhiều khó khăn, Chủ tịch Hồ Chí Minh chủ trương
xây dựng Quân chủng Hải quân phù hợp với tình hình phát triển kinh tế và
tiềm lực của đất nước, điều kiện môi trường, chiến trường sông biển
Việt Nam. Người nói: Hải quân Việt Nam phải học tập kinh nghiệm chiến
đấu hiện đại, nhưng không được quên truyền thống đánh giặc của tổ tiên.
Phải xây dựng Hải quân nhân dân Việt Nam của dân tộc Việt Nam chứ không
phải hải quân của thế giới... Người đồng thời chỉ rõ con đường xây dựng
Hải quân Việt Nam phải là con đường nâng cao ý chí độc lập tự chủ, tự
lực, tự cường. Muốn vậy, phải coi trọng công tác lãnh đạo, chỉ huy; chăm
lo cải thiện đời sống vật chất, tinh thần, nâng cao chất lượng kỹ thuật
tàu. Thường xuyên rèn luyện toàn diện, phấn đấu không ngừng tiến bộ về
mọi mặt để xây dựng hải quân mau chóng trưởng thành. Đến thăm những con
tàu, đơn vị đảo, Người nhắc nhở cán bộ, chiến sĩ hải quân phải không
ngừng trau dồi phẩm chất đạo đức cách mạng, lòng yêu quê hương, đất
nước. Điều đặc biệt, Người chỉ rõ yêu quê hương, đất nước đối với cán
bộ, chiến sĩ hải quân là phải bằng những điều cụ thể. Đó là phải yêu đảo
như nhà mình, phải chịu khó cải tạo, xây dựng đảo thành những mảnh đất
vừa giàu, vừa đẹp, vừa có lợi cho mình, vừa ích cho đất nước.
Ba
là, cùng với tư tưởng về xây dựng lực lượng hải quân non trẻ, Chủ tịch
Hồ Chí Minh luôn theo dõi, chỉ đạo sát sao mỗi bước trưởng thành, lớn
mạnh của Hải quân nhân dân Việt Nam.
Khi Cục phòng thủ bờ biển mới thành lập, hiểu rõ vị trí quan
trọng của vùng biển miền Bắc trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội,
trong mối quan hệ với cách mạng thế giới cũng như cách mạng miền Nam,
Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn quan tâm theo sát mỗi bước trưởng thành của
Hải quân nhân dân Việt Nam. Khi các lực lượng của Quân chủng Hải quân
bắt đầu bước vào cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, đánh đuổi tàu khu
trục Ma Đốc, bắn rơi máy bay, bắt giặc lái Mỹ đầu tiên, lập nên chiến
thắng trận đầu ngày 2 và ngày 5-8-1964, tiếp đó là những trận
chiến đấu không cân sức cùng quân và dân miền Bắc chống chiến tranh phá
hoại bằng không quân và hải quân của Mỹ, Quân chủng lập nhiều chiến
công, bắn chìm và bắn bị thương hàng chục tàu thuyền, máy bay Mỹ. Bác đã
gửi thư khen ngợi Hải quân đã anh dũng chiến đấu, tích cực diệt địch,
bắn rơi máy bay, đánh đuổi tàu chiến Mỹ, đoàn kết lập công, bảo vệ vùng
trời, vùng biển của Tổ quốc. Đó là lời khen, sự động viên kịp thời, tiếp
thêm sức mạnh cho cán bộ, chiến sĩ tiếp tục nêu cao ý chí quyết tâm dám
đánh, quyết đánh và biết đánh thắng Mỹ. Với tầm nhìn chiến lược, với
việc vận dụng kinh nghiệm truyền thống đánh giặc của dân tộc, Đảng ta và
Chủ tịch Hồ Chí Minh chủ trương chi viện cho chiến trường miền Nam bằng
hai con đường trên bộ và trên biển. Theo chủ trương đó, con đường biển
huyền thoại được khai thông từ cuối những năm 50, đầu những năm 60 của
thế kỷ XX. Theo dõi sự vận hành của tuyến đường biển, Đảng ta và Chủ
tịch Hồ Chí Minh luôn chỉ đạo sát sao, từ việc xây dựng lực lượng, xác
định tuyến đi, phương thức vận chuyển sao cho hiệu quả. Thực hiện sự chỉ
đạo đúng đắn của Đảng, Chủ tịch Hồ Chí Minh, trực tiếp là Quân ủy Trung
ương; với khẩu hiệu “Vì miền Nam ruột thịt”, cán bộ, chiến sĩ hải quân
đã vượt qua hàng chục cơn bão lớn, hàng trăm cuộc vây ráp của kẻ thù,
nghiên cứu áp dụng nhiều phương thức vận chuyển độc đáo. Trong 14 năm
(1961-1975), bộ đội hải quân đã thực hiện vận chuyển hàng trăm ngàn tấn
vũ khí, hàng hóa cho chiến trường miền Nam, chủ yếu là đến những nơi mà
con đường vận chuyển chiến lược Trường Sơn chưa vươn tới, góp phần quan
trọng vào sự nghiệp giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất Tổ quốc.
Nhằm
cắt đứt mối liên hệ giữa miền Bắc xã hội chủ nghĩa với cách mạng thế
giới, hậu phương lớn với tiền tuyến lớn miền Nam, đế quốc Mỹ đã dùng
nhiều thủ đoạn nham hiểm bao vây, phong tỏa miền Bắc. Thực hiện quyết
tâm của Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Hội nghị chính trị đặc biệt tháng
8-1964, Hải quân nhân dân Việt Nam đã vượt qua mọi hiểm nguy, đóng vai
trò là lực lượng nòng cốt, nghiên cứu sáng chế ra nhiều phương tiện, khí
tài và tổ chức rà phá hàng ngàn quả thủy lôi, bom từ trường của đế quốc
Mỹ, nhanh chóng khai thông các cửa sông, cửa biển, luồng lạch, bảo đảm
giao thông thông suốt, bảo đảm sự chi viện kịp thời cho chiến trường
miền Nam. Theo dõi hoạt động rà phá của hải quân, và khi biết được chúng
ta đã tháo gỡ được quả thủy lôi đầu tiên tại Cửa Hội, Người vừa động
viên, vừa nhắc nhở cán bộ, chiến sĩ hải quân phải thật sự khôn khéo,
tránh mọi tổn thất hy sinh.
Kế
thừa truyền thống đánh giặc của tổ tiên, tìm cách đánh phù hợp với vũ
khí, trang bị, kỹ thuật và con người Việt Nam, với phương châm: lấy nhỏ
đánh lớn, lấy ít địch nhiều; lấy vũ khí nhỏ tinh gọn đánh vũ khí hiện
đại; bí mật, táo bạo, bất ngờ, áp sát, luồn sâu, đánh hiểm, đánh trúng,
trong kháng chiến chống Mỹ, Hải quân nhân dân Việt Nam thành lập lực
lượng đặc công nước. Qua 7 năm liên tục chiến đấu trên chiến trường Cửa
Việt - Đông Hà, đặc công nước đã tổ chức đánh hơn 300 trận, bắn chìm 339 tàu thuyền của Mỹ - ngụy,
phá hủy hàng ngàn tấn phương tiện chiến tranh, góp phần xứng đáng vào
sự nghiệp giải phóng miền Nam. Hơn nửa thế kỷ xây dựng, chiến đấu và
trưởng thành, từ 141 cán bộ, chiến sĩ và 20 chiếc ca nô gỗ đầu tiên, đến
nay Hải quân nhân dân Việt Nam đã phát triển trở thành một quân chủng
tương đối hoàn chỉnh, cơ bản có đủ những binh chủng cần thiết (tàu mặt
nước, tàu ngầm, tên lửa bờ biển, hải quân đánh bộ, đặc công nước, công
binh). Các thế hệ cán bộ chiến sĩ quân chủng hải quân đã đúc kết nên
truyền thống vẻ vang “Chiến đấu anh dũng, mưu trí sáng tạo, làm chủ vùng
biển, quyết chiến quyết thắng”, xây dựng quân chủng thực sự là lực
lượng nòng cốt của sự nghiệp bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo, thềm
lục địa thiêng liêng của Tổ quốc. Thành quả của 52 năm qua bắt nguồn từ
nhiều yếu tố, trong đó yếu tố quyết định là sự lãnh đạo sáng suốt của
Đảng và Bác Hồ kính yêu.
Bốn
là, thấm nhuần tư tưởng Hồ Chí Minh xây dựng lực lượng Hải quân nhân
dân Việt Nam vững mạnh, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới.
Biển
nước ta từ xưa tới nay luôn đóng vai trò quan trọng trong công cuộc xây
dựng và bảo vệ Tổ quốc. Kinh tế biển đã thực sự trở thành ngành kinh tế
mũi nhọn trong sự nghiệp đổi mới đất nước. Biển còn là không gian chiến
lược đặc biệt quan trọng đối với quốc phòng và an ninh quốc gia. Lịch
sử dựng nước và giữ nước của dân tộc đã cho chúng ta thấy biển luôn là
một hướng tiến công quan trọng của hầu hết các cuộc xâm lược của kẻ thù
bên ngoài, có khi là hướng tiến công chủ yếu.
Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng đã xác định: phải đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội biển, đảo, gắn với bảo đảm quốc phòng - an
ninh và hợp tác quốc tế, phải xây dựng nước ta trở thành một quốc gia
mạnh về phát triển kinh tế biển trong khu vực. Gần đây, Hội nghị lần thứ
tư Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá X đã bàn và quyết định Chiến lược
biển Việt Nam đến năm 2020, nhằm làm cho nước ta giàu lên từ biển, mạnh
lên từ biển. Những quan điểm, mục tiêu đó phản ánh trung thành mong ước
của Bác Hồ kính yêu “Bờ biển ta dài, tươi đẹp. Ta phải biết giữ gìn lấy
nó”. Tiến ra khơi, khai thác nguồn lợi của biển làm giàu cho đất nước
đang trở thành nhu cầu cấp bách trước mắt và lâu dài. Hướng ra biển để
khai thác và làm chủ biển trở thành vấn đề sống còn của dân tộc chúng
ta. Trong cuộc hành trình tiến ra biển và làm chủ biển, một trong những
vấn đề hết sức quan trọng là phải xây dựng lực lượng bảo vệ biển thực sự
vững mạnh, đặc biệt là hải quân. Cụ thể là:
Trước hết, phải xây dựng Hải quân nhân dân Việt Nam vững mạnh về chính trị, làm cơ sở để nâng cao sức mạnh tổng hợp của quân chủng. Tiếp
tục bồi dưỡng nâng cao lòng yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội cho cán bộ,
chiến sĩ, xây dựng bản lĩnh chính trị vững vàng, kiên định chủ nghĩa
Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh. Trong bất kỳ tình huống nào,
Hải quân nhân dân Việt Nam vẫn một lòng tuyệt đối trung thành với Đảng,
với Tổ quốc và nhân dân, luôn nêu cao tinh thần cảnh giác cách mạng,
sẵn sàng chiến đấu, tỉnh táo và kiên quyết đánh bại mọi âm mưu, thủ đoạn
“diễn biến hoà bình”, gây bạo loạn lật đổ của các thế lực thù địch
trong và ngoài nước. Mỗi con tàu, hòn đảo, đài trạm sẽ trở thành những
pháo đài thép bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo thiêng liêng của Tổ
quốc.
Nhiệm
vụ thường xuyên và có ý nghĩa rất quan trọng hiện nay là phải tiếp tục
nâng cao chất lượng huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu, nâng cao và tăng
cường khả năng quản lý, bảo vệ chủ quyền vùng biển, đảo của Tổ quốc. Thực
hiện tốt lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh “học tập kinh nghiệm chiến
đấu hiện đại, nhưng không quên truyền thống đánh giặc của tổ tiên”. Thực
hiện huấn luyện bộ đội theo đúng phương châm: cơ bản, thiết thực, vững
chắc, coi trọng huấn luyện đồng bộ, chuyên sâu, sát với thực tế tình
hình, các phương án chiến đấu của các lực lượng tàu, đảo, phòng thủ căn
cứ và đối tượng tác chiến. Tổ chức tốt diễn tập hiệp đồng tác chiến giữa
các lực lượng nhằm nâng cao trình độ cũng như bản lĩnh của cán bộ,
chiến sĩ. Hiện nay, Nhà nước, Bộ Quốc phòng đang tạo ra những điều kiện
tốt nhất để tăng cường huấn luyện cho bộ đội. Đây cũng là cách tốt nhất
để chuẩn bị sẵn sàng đối phó hiệu quả với mọi cuộc chiến tranh xâm lược,
kể cả chiến tranh sử dụng vũ khí công nghệ cao.
Cùng
với huấn luyện, phải từng bước nâng cao năng lực quản lý vùng biển,
tăng cường lực lượng tuần tiễu, trinh sát, theo dõi, nắm chắc tình hình
mặt biển, các hoạt động xâm phạm chủ quyền, gây rối an ninh chính trị,
trật tự, an toàn xã hội trên biển, đảo, nhất là các vùng trọng điểm. Chủ
động phối hợp chặt chẽ với các lực lượng vũ trang và các địa phương xử
lý kịp thời, chính xác mọi tình huống theo đúng quan điểm đường lối của
Đảng, luật pháp của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và phù hợp
với thông lệ quốc tế.
Cùng
với sự quan tâm đầu tư của Nhà nước, Bộ Quốc phòng, phát huy cao độ ý
chí tự lực, tự cường, tiếp tục hoàn thiện tổ chức biên chế, xây dựng lực
lượng, nâng cao chất lượng các loại vũ khí trang bị kỹ thuật đáp ứng
yêu cầu nhiệm vụ trong giai đoạn cách mạng mới. Để đáp ứng nhiệm vụ
làm nòng cốt trong sự nghiệp bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc,
Hải quân nhân dân Việt Nam cần được kiện toàn tổ chức lực lượng theo
hướng tinh gọn, mạnh, linh hoạt, cơ động nhanh, có sức chiến đấu cao,
coi trọng tính hợp lý, đồng bộ giữa các lực lượng thường trực và lực
lượng dự bị động viên, lực lượng chiến đấu với cơ quan phục vụ. Xây dựng
lực lượng phù hợp với điều kiện hiện nay, đồng thời từng bước đáp ứng
cho chiến tranh trong tương lai nếu xảy ra. Ưu tiên xây dựng đối với các
lực lượng làm nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu, lực lượng bảo vệ mục tiêu
trọng điểm trên biển, đảo và thềm lục địa. Bảo đảm cho các lực lượng
trong quân chủng có thể tác chiến độc lập, liên tục dài ngày ở vùng biển
gần cũng như vùng biển xa thắng lợi.
Là
một quân chủng chiến đấu bằng lực lượng binh chủng hợp thành và phương
tiện kỹ thuật hiện đại, cùng với đầu tư phù hợp để mua sắm trang bị,
đóng mới tàu thuyền, xây dựng hạ tầng cơ sở, cần phát huy ý chí tự lực,
tự cường, thực hiện tốt Cuộc vận động “Quản lý, khai thác vũ khí trang
bị kỹ thuật tốt, bền, an toàn, tiết kiệm và an toàn giao thông”. Duy trì
tốt hoạt động của vũ khí, trang bị kỹ thuật hiện có, đồng thời nắm bắt
các thành tựu khoa học - công nghệ mới nhất để nghiên cứu cải
tiến, sáng chế, góp phần đổi mới trang thiết bị, cơ sở hậu cần, kỹ thuật
theo hướng ngày càng hiện đại, đáp ứng ngày càng đầy đủ nhiệm vụ xây
dựng và sẵn sàng chiến đấu của Quân chủng Hải quân.
Để
đánh thắng kẻ thù tiến công xâm lược nước ta từ hướng biển phải phối
hợp hiệp đồng chặt chẽ với các lực lượng, ngay trong thời bình phải chú
trọng xây dựng nền quốc phòng toàn dân, thế trận chiến tranh nhân dân
trên vùng biển đảo vững chắc, trong đó Hải quân nhân dân Việt Nam là lực
lượng nòng cốt. Đây là một trong những nội dung quan
trọng trong quá trình triển khai chương trình hành động thực hiện Nghị
quyết Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ tám khoá IX, Chiến
lược biển Việt Nam đến năm 2020. Để hoàn thành tốt, một mặt phải nâng
cao chất lượng, hiệu quả phối hợp tuyên truyền về chủ quyền vùng biển,
đảo của Tổ quốc trong các tầng lớp nhân dân, nhằm nâng cao nhận thức về
chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ quốc gia trên các vùng biển, đảo và trách
nhiệm công dân trong việc bảo vệ, khai thác tài nguyên vùng biển đảo
nước ta. Xây dựng và nâng cao chất lượng huấn luyện, quản lý lực lượng
tự vệ biển, lực lượng dự bị động viên có cơ cấu và số lượng hợp lý. Chủ
động hiệp đồng chặt chẽ giữa hải quân với các lực lượng vũ trang, các
lực lượng quản lý, bảo vệ và khai thác tài nguyên trên biển, đảo, trong
đó chú trọng luyện tập các phương án sát với tình huống của chiến tranh.
Quán triệt và để thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn
quốc lần thứ X của Đảng, Hải quân nhân dân Việt Nam phải tham gia tích
cực vào quá trình phát triển kinh tế - xã hội biển, đảo. Đặc
biệt là phát huy năng lực hiện có, tận dụng tối đa thế mạnh của các
doanh nghiệp vào những ngành kinh tế biển. Chủ động hướng dẫn, hỗ trợ
ngư dân làm ăn, sinh sống trên các vùng biển xa, tổ chức hiệu quả việc
cứu hộ, cứu nạn, khắc phục hậu quả thiên tai. Đẩy mạnh các hoạt động đối
ngoại quân sự, nhất là với hải quân các nước trong khu vực, hướng tới
xây dựng vùng biển hòa bình và ổn định.
Để
thực hiện thắng lợi mọi nhiệm vụ, vấn đề quan trọng có ý nghĩa quyết
định là phải tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, tiếp tục xây dựng Đảng bộ
trong sạch, vững mạnh, nâng cao năng lực lãnh đạo toàn diện và sức chiến
đấu của các tổ chức đảng. Thực hiện tốt Cuộc vận động Xây dựng,
chỉnh đốn Đảng theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 6 (lần 2) khoá VIII,
Nghị quyết Trung ương 3 khoá X, đẩy mạnh thực hiện Cuộc vận động “Học
tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”. Xây dựng mỗi chi bộ
đảng, mỗi cán bộ, đảng viên trong quân chủng phải thực sự là những tấm
gương tiêu biểu về phẩm chất đạo đức, bản lĩnh chính trị và năng lực
hành động. Chú trọng xây dựng chi bộ tàu, đảo, nhà giàn đủ sức lãnh đạo
đơn vị hoạt động độc lập, kể cả tác chiến xảy ra trên biển, đảo, hoàn
thành nhiệm vụ trong mọi tình huống.
Nguồn: Bộ Quốc phòng - Viện Lịch sử quân sự Việt Nam, Viện Khoa học xã hội và nhân văn quân sự: Chủ tịch Hồ Chủ Minh với sự nghiệp xây dựng quân đội,
Nxb. Quân đội nhân dân, Hà Nội, 2007, tr.591-605.
(http://dangcongsan.vn/tu-lieu-van-kien/tu-lieu-ve-dang/sach-chinh-tri/books-1924201511165546/index-092420151112164627.html)
–––––––––––––––
* Nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Chính ủy Quân chủng Hải quân.
1. Dẫn theo: Lịch sử Hải quân nhân dân Việt Nam, Nxb. Quân đội nhân dân, Hà Nội, 2005, tr.80
Sunday, 24 January 2016
Vài suy nghĩ về lớp từ gốc Pháp trong "Tầm nguyên tự điển Việt Nam" của GS. Lê Ngọc Trụ (Nguyễn Hoàng Trung - Khoa Văn Học và Ngôn Ngữ)
Vài suy nghĩ về lớp từ gốc Pháp trong "Tầm nguyên tự điển Việt Nam" của GS. Lê Ngọc Trụ
Thứ năm, 06 Tháng 11 2014 17:23
Nguyễn Hoàng Trung
Công trình
“Tầm nguyên Tự điển Việt Nam” của giáo sự Lê Ngọc Trụ là một sự bổ sung
đáng quý vào kho tàng tư liệu Việt ngữ học. Nội dung của quyển tự điển
là một minh chứng sinh động cho sự uyên thâm và tình yêu Việt ngữ của
giáo sư. Một tấm gương tự học, vượt bao gian truân của thời cuộc để đạt
đến trình độ của một học giả của giáo sư sẽ soi đường dẫn lối cho thế hệ
hậu bối như chúng tôi.
Sau khi đọc xong phần từ
ngữ tiếng Việt có gốc Ấn-Âu, đặc biệt là lớp từ ngữ tiếng Việt gốc Pháp,
chúng tôi xin mạo muội trao đổi với giáo sư, - dù giờ đây giáo sư đã
yên nghỉ nới cõi vĩnh hằng, song kiến thức Việt ngữ mà giáo sư giới
thiệu trong “Tầm nguyên Tự điển Việt Nam” vẫn thôi thúc những người
nghiên cứu hậu bối như chúng tôi nghiền ngẫm – một số vấn đề sau:
a. a. Khái niệm vay mượn từ vựng và khái niệm chuyển mã
b. Tiêu chí để một từ được đưa vào từ điển
Khái niệm chuyển mã (code-switchings)
Chuyển mã là một hiện tượng ngôn ngữ học diễn ra trong các xã hội
song/đa ngữ nhằm phục vụ nhiều mục đích khác nhau của các cá nhân
song/đa ngữ, trong đó đáng chú ý là những lý do mang tính xã hội. Hiện
tượng này có thể diễn ra bên trong một phát ngôn hoặc liên phát ngôn.
Chuyển mã thường diễn ra trong những ngôn cảnh sau: (1) người nghe thay
đổi; (2) cảnh huống giao tiếp thay đổi hoặc NN khác phù hợp với cảnh
huống giao tiếp mới; (3) chủ đề hội thoại thay đổi.
Các
cá nhân song ngữ sử dụng hai NN trong cùng một ngôn cảnh hội thoại và
việc chuyển đổi giữa hai hệ thống mã đều có động cơ. Một số cá nhân
chuyển mã nhằm đáp ứng nhu cầu NNH. Khi nói về một chủ đề nào đó, cá
nhân giao tiếp cảm thấy trong ngôn ngữ anh ta đang dùng để giao tiếp
thiếu phương tiện để anh ta diễn đạt cái gì đó, anh ta sẽ chuyển sang sử
dụng ngôn ngữ khác. Một số chuyển mã để xác lập bản sắc xã hội hoặc
khoảng cách xã hội của mình… so với người đối thoại.
Đặc
trưng của chuyển mã là yếu tố trộn/chuyển mã từ ngôn ngữ này không thay
đổi về mặt hình thái học và âm vị học cho phù ứng với ngôn ngữ kia
trong mối quan hệ song/đa ngữ.
Khái niệm vay mượn từ vựng (lexical borrowings)
Vay
mượn từ vựng hay vay mượn khái niệm là hiện tượng một ngôn ngữ sử dụng
một yếu tố của một ngôn ngữ khác trong quá trình tiếp xúc. Yếu tố này
được “bản địa hóa” và trở thành một bộ phận của ngôn ngữ tiếp nhận. Đây
là một trong những khác biệt giữa chuyển mã và vay mượn. Trong khi đó,
chuyển mã mang tính nhất thời nhằm phục vụ một mục đích nào đó của một
cá nhân song/đa ngữ trong giao tiếp.
Hình
thức vay mượn nhằm cung cấp phương tiện từ vựng, tức phương tiện biểu
đạt các khái niệm của một ngôn ngữ được gọi là “vay mượn văn hóa” cùng
với nó là sự du nhập những khái niệm hay những sự vật mới từ nên văn hóa
khác. Chẳng hạn, sơ mi, cà vạt, bơ, phanh, công tơ, v.v. trong
tiếng Việt là những từ vựng vay mượn của tiếng Pháp. Ngoài ra, hiện
tượng vay mượn còn diễn ra dưới hình thức vay mượn ngữ nghĩa (semantic
loans hay loanshifts), tức khái niệm hay sự vật vay mượn được thể hiện
bằng vỏ ngữ âm hay chữ viết của ngôn ngữ tiếp nhận.
Vay
mượn là quá trình diễn ra lâu dài, liên tục khi hai ngôn ngữ tiếp xúc
với nhau thông qua nhiều cách thức khác nhau, còn chuyển mã là hiện
tượng ngôn ngữ học nhất thời và mang tính cá nhân. Vay mượn từ vựng và
việc sử dụng từ ngữ vay mượn đó được cả cộng đồng chấp nhận, trong khi
chuyển mã không thể được xem là bộ phận của ngôn ngữ tiếp nhận vì tính
nhất thời và tính cá nhân của hiện tượng này.
Vay
mượn là kết quả của quá trình tiếp xúc giữa hai ngôn ngữ. Hiện tượng
này diễn ra qua nhiều kênh khác nhau, chẳng hạn như từ ngữ gốc Pháp
trong tiếng Việt được du nhập vào tiếng Việt chủ yếu thông qua tầng lớp
tri thức Tây học, nhưng theo chúng tôi có một kênh trung gian nằm giữa
tầng lớp tri thức Tây học và người dân bình thường: đó là tầng lớp phục
vụ, sai nha, người giúp việc, v.v. Vì người dân thường vào thời Pháp
thuộc – vốn là những người thất học - không thể xem là chủ thể vay mươn
được, còn giới tri thức Tây học, theo chúng tôi, sử dụng Pháp ngữ nhiều
hơn Việt vì nhiều lý do khác nhau trong đó có lý do tạo lập khoảng cách
xã hội. Hiện tượng chuyển mã trong cộng đồng thời Pháp thuộc chỉ diễn ra
trong cộng đồng song ngữ của tầng lớp trung thượng lưu, hoặc trong
những tác phẩm văn học của các nhà văn nói tiếng Pháp, chứ không diễn ra
trong cộng đồng Việt ngữ nói chung.
Khi nào một từ được đưa vào từ điển
Chúng tôi xin trích câu trả lời của Ban biên tập Từ điển
Merriam-Webster, đó là việc sử dụng từ vựng liên quan. Để quyết định từ
nào đưa vào từ điển và xác định xem nó có những nghĩa nào, các nhà từ
điển học phải nghiên cứu xem từ đó được sử dụng nhiều nhất và sử dụng
thế nào. Đồng quan điểm với Merriam-Webster, Larousse cho rằng từ liên
quan phải được sử dụng theo cách thức quan sát được và không có bất kỳ
tranh cãi nào liên quan trong xã hội. Nó được sử dụng trong báo chí,
truyền hình, truyền thanh, trong cuộc sống hàng ngày của người dân. Điều
này là một sự đảm bảo về tính khả chấp của từ liên quan trong cộng
đồng.
Như vậy, khả năng
sử dụng trong cộng đồng là tiêu chí quan trọng để một từ được đưa vào
từ điển. Các nhà từ điển học là những người xây dựng từ điển, chứ không
phải những người tạo chế từ ngữ.
Vài suy nghĩ về lớp từ ngữ gốc Pháp trong “Tầm nguyên Tự điển Việt Nam” của Giáo sư Lê Ngọc Trụ
Theo
khảo sát của chúng tôi, phần lớn từ gốc Pháp trong quyển từ điển, phần
lớn là các hình thức được người song ngữ hoặc những người ‘trung gian”
như chúng tôi có đề cập đến ở phần trên, chuyển từ tiếng Pháp sang tiếng
Việt (chuyển mã). Mức độ chuyển mã này giảm dần khi môi trường song ngữ
thu hẹp lại. Như vậy, đây là lớp từ ngữ được cộng đồng song ngữ hay
cộng đồng trung gian sử dụng trong giao tiếp với nhau. Rất nhiều từ nằm
ngoài phạm vi sử dụng của cộng đồng Việt ngữ nói chung, chẳng hạn như a-bi-tuýt,
a-bon-nê, a-oăng, anh-di-jen, anh-tim, ba-nha, bạc-tơ-ne, cá mềm (quand
même), cạc- chê, công-tra, dẹt (verte), dò-ram, vây-dơ (veilleur),
v.v. Những đơn vị này mặc dù phần nào đã thích nghi với đặc trưng âm vị
học của ngôn ngữ tiếp nhận, và ở đây là tiếng Việt, nhưng tần suất sử
dụng của chúng rất giới hạn. Trái với những đơn vị này, một số đơn vị
gốc Pháp khác như sơ mi, cà vạt, bơ, phô ma, kem, cạc, phê, can, bu gi, bia, sốt, săm, phanh, v.v.
là những từ vay mượn xét trên tiêu chí nhu cầu ngôn ngữ của cộng đồng,
tức vay mượn khái niệm. Những đơn vị này hoàn toàn thích nghi về mặt âm
vị học trong tiếng Việt, đáp ứng nhu cầu biểu đạt các khái niệm mới và
được cộng đồng Việt ngữ tiếp nhận một cách tự nguyện.
Theo
chúng tôi, những đơn vị chuyển mã không thể đáp ứng các tiêu chí từ
điển học để trở thành từ trong từ điển, tức những đơn vị này được chuẩn
hóa. Vì vậy, một quyển sổ tay các từ gốc Pháp được dùng trong tác phẩm
văn học hay báo chí là phù hợp hơn.
Thư mục tham khảo
1. Lê Ngọc Trụ. 1993. Tầm nguyên Tự điển Việt Nam. Nxb Tp.HCM.
2. G. Sankoff. 2001. Linguistic Outcomes of Language Contact. In Peter Trudgill, J. Chambers & N. Schilling-Estes, eds., Handbook of Sociolinguistics. Oxford: Basil Blackwell, pp. 638-668.
3. S. G. Thompson. 2001. Language Contact. Edinburgh University Press.
4. Wardhaugh, R. 1992. An Introduction to Sociolinguistics. Blackwell.
Bài viết đã được trình bày trong tọa đàm khoa học "Giáo sư, nhà ngữ học Lê Ngọc Trụ: cuộc đời và sự nghiệp".
Saturday, 16 January 2016
Từ khi nào Wikipedia trở thành nguồn tham khảo cho nhà sử học?
Lư Nguyễn Nguyệt Quế (2016:550) viết:
Năm 1857, cà phê
theo bước chân của những nhà truyền giáo người Pháp đến Việt Nam và giống cà
phê đầu tiên thuộc dòng Coffea Arabica, ban đầu được trồng trong khuôn viên nhỏ
của nhà thờ ở các tỉnh Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ.
Và nhà nghiên cứu cẩn thận ghi nguồn trích dẫn là:
Bài viết “Văn hóa cà phê Sài Gòn” của tác giả Lư Nguyễn Nguyệt Quế còn công bố nhiều kết quả tương tự với phương pháp trích dẫn tương tự và một thái độ cả tin, dễ dãi tương tự. Có thể tham khảo toàn bộ bài viết ở trang 550-555 của sách Giảng dạy, nghiên cứu Việt Nam học và tiếng Việt – những vấn đề lý thuyết và thực tiễn, 2016, Đại Học Quốc Gia Thành Phố Hồ Chí Minh, Hồ Chí Minh, 990 trang, giá bán 350.000 đồng.
Subscribe to:
Posts (Atom)