TÌM HIỂU TỪ NGUYÊN

Nguồn gốc từ ngữ / Từ ngữ và lịch sử

Tuesday, 15 October 2019

Đặc điểm địa danh A Lưới (Trần Nguyễn Khánh Phong - Viện Nghiên Cứu Văn Hóa)

Đặc điểm địa danh A Lưới

14/04/2016
Trần Nguyễn Khánh Phong*


   I. Đặt vấn đề
   Vùng phía Tây tỉnh Thừa Thiên - Huế với địa hình vùng gò đồi, thung lũng, núi cao đã được cộng đồng người Tà Ôi, Pacô, Pahy, Cơ Tu và Bru - Vân Kiều chọn làm địa bàn cư trú lâu đời. Khởi thủy của vùng đất A Lưới nói riêng và vùng núi Thừa Thiên - Huế nói chung vốn là nơi hội tụ nhiều nền văn hóa thời tiền sử và sơ sử. Trên địa bàn huyện A Lưới qua các phát hiện về khảo cổ học, các nhà nghiên cứu đã tìm thấy những chiếc rìu đá, bôn đá ở các thôn La Ngà (xã Hồng Thủy), ở núi Mèo (xã Hồng Vân) và ở các xã Bắc Sơn, Hồng Bắc và Hồng Hạ([1]).
   Những di tích, di chỉ khảo cổ học này đã cho chúng ta biết được rằng nơi đây đã từng là địa vực cư trú của tầng lớp cư dân cổ và đã tạo nên lớp văn hóa cổ. Đã có nhận định cho rằng “…những phát hiện rải rác các loại rìu, bôn đá ở Huế, Phú Lộc, Hương Trà, Phong Điền và A Lưới cho phép đặt ra một giả thiết đầy triển vọng về khả năng phát hiện các di tích thời đại đồ đá ở Thừa Thiên -Huế”([2]). Điều này chứng tỏ ở A Lưới đã, đang và sẽ là cái nôi văn hóa quan trọng của tỉnh Thừa Thiên - Huế, đóng góp một phần quan trọng vào sự hội nhập với văn hóa Huế hiện nay.
   Từ trước đến nay việc nghiên cứu địa danh ở Thừa Thiên - Huế chỉ dừng lại ở cấp độ phân loại như sau: Nhóm địa danh tiếng Việt, Nhóm địa danh hành chính - cư trú, Nhóm địa danh công trình xây dựng, Nhóm địa danh chỉ đối tượng địa hình tự nhiên. Địa bàn nghiên cứu địa danh ở đây chỉ dừng lại ở đối tượng là người Việt và phạm vi chủ yếu ở đồng bằng thể hiện qua một số công trình địa chí, địa danh hoặc từ điển lịch sử([3]). Riêng đối với địa danh vùng núi hoặc nhóm địa danh dân tộc thiểu số (có 485 địa danh tiêu biểu) thì mới được manh nha([4]). Nghiên cứu địa danh ở Thừa Thiên - Huế cần theo hướng tiếp cận liên ngành ngôn ngữ - văn hóa học về một vùng địa lí hội tụ nhiều lớp, nhiều tầng văn hóa có sự giao thoa, tiếp biến giữa các dân tộc chung sống trên địa bàn. Chúng tôi xin nêu ra những điều lí giải thú vị về đặc điểm địa danh huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên - Huế để bổ sung những thông tin về địa danh học thuộc nhóm địa danh dân tộc thiểu số ở địa bàn Thừa Thiên - Huế mà bấy lâu nay đang thiếu trong các công trình địa chí, địa danh nơi đây.
   II. Sơ lược về lịch sử hình thành vùng đất A Lưới
   Vào buổi bình minh của lịch sử dân tộc, vùng đất A Lưới thuộc phần đất của bộ Việt Thường, một trong 15 bộ của nước Văn Lang thời Hùng Vương, sau thuộc châu Ô, châu Lý của vương quốc Chămpa cổ.
   Đến đầu thế kỷ XIV thuộc về vùng đất Đại Việt và dân chúng quần tụ ngày càng nhiều hình thành nên những cộng đồng dân cư có nguồn gốc cư trú lâu đời.
   Cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công, chính quyền nhân dân ở các địa phương được thành lập. Tiếp theo là 9 năm kháng chiến chống thực dân Pháp nhất là sau Hiệp định Giơnevơ năm 1954, vùng Nam Đông nằm trong khu dinh điền của Ngô Đình Cẩn, vùng A Lưới cùng vùng Ba Lòng (Quảng Trị) tạm thời bị o ép bởi lực lượng ly khai nhà đương cục Sài Gòn lúc bấy giờ.
   Tháng 5 năm 1958, Bộ trưởng Nội vụ chính quyền Sài Gòn dưới thời Ngô Đình Diệm ra Nghị định cải biến huyện thành quận hành chính, đặt thêm một số quận mới của tỉnh Thừa Thiên: Nha Thượng Du đổi thành quận Thượng Du sau đổi lại thành quận Nam Hòa. Lúc này đây, vùng đất A Lưới thuộc vùng núi quận Phong Điền. Quận Phong Điền gồm có các xã: Phong An, Phong Bình, Phong Hiền (Phong Nhiêu), Phong Hòa, Phong Lộc, Phong Nguyên, Phong Sơn, quận lỵ đặt tại Phong Nguyên([5]).
   Năm 1967 huyện miền núi A Lưới và một phần đất của huyện Nam Đông (Nam Hòa) thuộc vùng giải phóng chiến khu cách mạng, được chia làm 3 quận gồm: Quận 1, Quận 3 và Quận 4.
   Quận 1 gồm các xã: Bắc Sơn, Tây Sơn, Đông Sơn, Nam Sơn, A Ngo, A Đớt, A Roàng, Nhâm.
   Quận 3 gồm các xã: Hồng Quảng, Hồng Thượng, Hồng Thái, Hồng Hạ, Hồng Trung, Hồng Tiến, Hồng Vân, Hồng Thủy, Hồng Nam, Hồng Bắc (1/2 diện tích), Hồng Kim.
   Quận 4 gồm các xã: Hồng Bắc (1/2 diện tích còn lại), Hương Sơn, Hương Nguyên, Thượng Nhật, Thượng Quảng, Thượng Lộ, Hương Lâm([6]).
Sau Hiệp định Paris thì bỏ quận 4 chuyển thành quận 2 đều trực thuộc Ủy ban nhân dân cách mạng tỉnh Thừa Thiên - Huế cho đến ngày giải phóng tháng 3 năm 1975([7]).
   Tháng 3 năm 1973, Thường vụ Tỉnh ủy họp, ra Nghị quyết về xây dựng căn địa miền núi. Lúc này, miền núi Thừa Thiên - Huế có 3 quận, 27 xã, 138 thôn, dân số khoảng 150.000 người, với diện tích vùng giải phóng khoảng 4000km2 (gần ¾ diện tích toàn tỉnh). Cũng thực hiện Nghị quyết của Tỉnh ủy, Đảng bộ các quận đã đưa dân về Đằm xây dựng thôn xóm, chuyển hướng sản xuất, xây dựng cuộc sống mới và nơi ở mới hình thành nên vùng đất A Lưới ngày nay.
Đi tiên phong trong việc chuyển dân từ phía sau ra phía trước([8]) là chính quyền và nhân dân của các xã quận 3 như sau: Hồng Kim về A Tia, Hồng Bắc về A Ninh, Hồng Trung về Đụt, Hồng Nam về A Rum, Hồng Thuỷ về sông Tà Rụt, Hồng Vân về Hồng Bắc, Hồng Hạ về đường 12, Hồng Thượng về Tà Pát, Căn Tôm, Hồng Quảng về Pi Đu và Hồng Thái về A Rí. Đồng bào Hương Lâm về chỗ cũ và Hương Nguyên về A Rí. Ra quân sớm nhất toàn huyện là xã Hương Lâm. Chỉ trong 3 ngày 100% dân đã được di chuyển về phía trước([9]).
Sau khi đã ổn định dân cư và địa hình từ thung lũng A Lưới đến thung lũng A So cũng là lúc huyện A Lưới chính thức được thành lập vào tháng 3 năm 1976 gồm có 22 xã: Hồng Thủy, Hồng Vân, Hồng Trung, Bắc Sơn, Hồng Kim, Hồng Bắc, Hồng Nam, A Ngo, Sơn Thủy, Hồng Quảng, Hồng Thái, Hồng Thượng, Phú Vinh, Hương Phong, Hương Lâm, Đông Sơn, A Roàng, A Đớt, Hồng Hạ, Hương Nguyên và Hồng Tiến([10]).
   Tháng 4 năm 1976, tỉnh Bình Trị Thiên hợp nhất gồm tỉnh Quảng Bình, khu vực Vĩnh Linh (ở miền Bắc) và tỉnh Quảng Trị, tỉnh Thừa Thiên (ở miền Nam). Tỉnh Bình Trị Thiên gồm có 20 huyện, 2 thị xã và 1 thành phố, trong đó có huyện A Lưới.
   Tháng 3 năm 1979, Hội đồng Chính phủ chấp thuận cho tỉnh Bình Trị Thiên phân vạch địa giới hành chính của một số xã và phường ở các huyện A Lưới, Bố Trạch, Bến Hải và thành phố Huế. Tháng 5 năm 1981, theo đề nghị của tỉnh Bình Trị Thiên, Hội đồng Chính phủ ra Quyết định số 187 - CP chấp thuận về điều chỉnh địa giới một số xã của các huyện Bến Hải, Hướng Hóa, Triệu Hải, Hương Điền, Hương Phú, Phú Lộc, A Lưới và thị xã Đông Hà.
   Từ ngày 01/07/1989, tỉnh Thừa Thiên - Huế được tái lập, các đơn vị hành chính cũng được thay đổi. Sau một quá trình dài chia tách, đơn vị hành chính toàn tỉnh Thừa Thiên - Huế được ổn định. Tính đến ngày 30/04/2005, toàn tỉnh có 8 huyện và 1 thành phố, đến ngày 30/04/2010 toàn tỉnh có 1 thành phố, 1 thị xã và 7 huyện. Trong đó huyện A Lưới có 20 xã và 1 thị trấn, với 131 thôn, làng, dân số 43609 người, 9998 hộ, 2541 lao động([11]).
   Như vậy qua nhiều lần diên cách giữa các đơn vị hành chính cấp huyện trở lên từ quận Phong Điền, quận 1, quận 3 và quận 4 đến huyện A Lưới ngày nay cơ bản vẫn giữ nguyên thành phần dân cư là cộng đồng dân tộc thiểu số Tà Ôi, Pacô, Pahy, Cơ Tu và Bru - Vân Kiều. Chính những cư dân này đã lưu giữ nhiều nét văn hóa độc đáo của mình trong đó tên gọi và nguồn gốc các địa danh đã gắn liền với phương diện văn hóa, ngôn ngữ, dân tộc học của họ.
   III. Đặc điểm địa danh huyện A Lưới
   Theo sự hiểu biết của chúng tôi, đã có các công trình nghiên cứu địa danh học Việt Nam, trong đó địa danh A Lưới được nhắc đến trong các công trình này dù ít dù nhiều cũng đã nói lên được vai trò về vị trí địa lí của A Lưới trong hệ thống địa danh Việt Nam.
   Tác giả Đinh Xuân Vịnh (1996) trong công trình của mình có 7 mục từ liên quan đến địa danh ở A Lưới: A Bia, A Lưới (thung lũng), A Lưới (huyện), A Phia (núi), A Sáp (sông), A Sầu (thung lũng), A So([12]). Trong đó tác giả đã có sự nhầm lẫn về địa danh, thực tế thì A Bia và A Phia chỉ là một tên gọi, và phổ biến nhất là A Bia, A Sầu và A So chỉ là một tên gọi và phổ biến nhất là A So.
   Tác giả Nguyễn Văn Tân (1998) trong công trình nghiên cứu đồ sộ của mình đã đưa vào 7 mục từ về các địa danh liên quan đến A Lưới: A Bia (vùng rừng núi hiểm trở), A Lưới (điểm du lịch), A Lưới (huyện), A Phia (ngọn núi ở biên giới Việt - Lào ở thung lũng A Sầu), A Sầu (thung lũng), A Bia (vùng hiểm trở), A So([13]). Những địa danh này với cách giải thích tương tự như Đinh Xuân Vịnh và cũng lặp lại cái nhầm lẫn về tên gọi như trên.
   Tập thể các tác giả ở Huế trong công trình của mình đã đưa vào sách 23 mục từ liên quan đến địa danh A Lưới gồm: A Đớt (xã), A Lưới (huyện), A Ngo (xã), A So (trận địa), Bắc Sơn (xã), Bắc Sơn (di tích thời đá mới), Hồng Bắc (xã), Hồng Hạ (di tích đá mới), Hồng Hạ (xã), Hồng Kim (xã), Hồng Nam (xã), Hồng Quảng (xã), Hồng Thủy (di tích đá mới), Hồng Thượng (xã), Hồng Trung (xã), Hồng Vân (di tích đá mới), Hồng Vân (xã), Hương Lâm (xã), Hương Nguyên (xã), Tà Pát([14]).
   So với hai công trình địa danh trên thì công trình này đã thống kê khá nhiều địa danh ở A Lưới dưới các khía cạnh lịch sử, khảo cổ học, văn hóa và cách mạng. Đồng thời, tránh được sự trùng lặp hoặc thiếu sót ở những người đi trước.
   Điểm qua ba công trình địa danh học tiêu biểu, cho chúng ta thấy được rằng các địa danh ở A Lưới có phương diện riêng của nó. Đây là cơ sở để chúng tôi đi sâu vào nghiên cứu, tìm hiểu đặc điểm địa danh của huyện khi mà địa bàn lại là chủ nhân đồng bào các dân tộc thiểu số.
   Địa danh huyện A Lưới thuộc đặc điểm địa danh nhóm các dân tộc thiểu số cho nên mỗi tên địa danh đều gắn liền với phong tục tập quán, truyện cổ tích, hoa văn trang trí, tên động thực vật tạo nên một mảng văn hóa liên hoàn khó một nơi nào có được.
   1. Địa danh theo tên gọi hệ thống thực vật
   Khi nghiên cứu thực vật học dân tộc Tà Ôi, chúng ta đã bắt gặp được các chủ đề, chủ điểm về lĩnh vực này như: Hệ thống thực vật dùng để làm các loại nhà cửa, phương tiện cư trú, trang trí kiến trúc, Hệ thống thực vật dùng làm thức ăn, thức uống và Hệ thống thực vật để làm dược liệu chữa bệnh. Vậy, không chỉ có trong truyện cổ, trong hoa văn trang trí trên vải dzèng([15]), mà ngay cả tên các địa danh ở A Lưới cũng mang tên các loài thực vật. Cụ thể như:
 
Stt
Tên                địa danh
Đặc điểm
Thuộc xã
Ý nghĩa của                 địa danh
1
A Roh
Thôn
Xã A Đớt
Lá tơi
2
A Ho
Thôn
Xã A Đớt
Cây trúc
3
La Ngà
Thôn
Xã Hồng Thủy
Cây tre vàng
4
A Ngo
Thôn, xã
Xã A Ngo
Cây thông
5
A Sam
Thôn
Xã Đông Sơn
Cây rau dền
6
Ta Vi
Núi
Xã Hồng Bắc
Cây giang (họ tre)
7
A Túc
Núi
Xã Hồng Kim
Cây gỗ trường
8
Cruôih
Cầu, suối
Xã Phú Vinh
Cây chôm chôm
9
Ta Lo
Thôn
Xã Hồng Vân
Cây cọ
10
Y Ri
Thôn
Xã Hồng Thái
Cây đa
11
A Năm
Thôn
Xã Hồng Vân
Cây rong rêu ở suối
12
A Min
Thôn
Xã A Roàng
Cây mây dại
13
Tâm Mù
Thôn
Xã Hồng Quảng
Cây đào rừng
14
A Bung
Thôn
Xã Nhâm
Cây tre
15
A Chét
Núi
Xã Hồng Thái
Cây tranh
16
Priêng
Thôn
Xã Hồng Quảng
Cây ổi
17
A Đâng
Thôn
Xã Hồng Thái
Cây rau cải rừng
18
A Xôm
Suối
Xã Hồng Thái
Cây A Xôm
19
Tà Rá
Thôn
Xã Hương Nguyên
Cây đa
20
A Pát
Đồi
Xã Hồng Vân
Cây cỏ
   Theo cách lí giải của người dân nơi đây, thì ngày trước khi còn sống ở vùng phía sau, địa bàn cư trú của mỗi dòng họ hoặc mỗi vel (làng) đều tập trung ở một khu vực cố định và theo tập quán họ dùng tên gọi các loài cây quanh vùng để đặt tên cho mỗi vel theo đặc trưng của mình. Cho nên, trong quá trình trao đổi buôn bán với làng khác, khi nghe gọi tên vel thì sẽ biết người đó ở vùng có những cây gì đặc trưng, đặc biệt và đặc sản của cộng đồng.
   Hoặc giữa người Tà Ôi và người Pacô tùy theo không gian cư trú mà người Pacô có cách gọi riêng cho mình theo công thức:
Tên tộc người + tên địa danh = Pacô Târ Renh, Pacô Đắckrông, Pacô Paxieng.
Tên tộc người + tên sản vật = Pacô Alôong, Pacô Ale.
Trong đó, Tà Rình là tên con sông chảy từ đỉnh núi Đông Ngải về nhập vào sông A Sáp, sông Tà Rình chảy qua các xã có người Pacô cư trú. Alôong là tên loài hoa đỗ quyên mọc ven sông Tà Rình cùng các hệ suối nhỏ khác. Ale là loại tre nhỏ bằng cán chổi mọc ven sông suối Tà Rình, Đăckrông. Đăckrông là con sông bắt nguồn từ phía Tây Trường Sơn hướng A Lưới, chảy qua địa phận các xã Hồng Thủy, A Bung, A Ngo, Tà Rụt và A Vao. Pacô Paxieng thuộc các xã Ta Lo, A Hố (huyện Tù Muội, nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào)([16]).
Chính vì có nét đặc biệt trong không gian cư trú nên địa danh ở A Lưới cũng mang dấu ấn gắn liền với tên gọi thực vật, vừa là thứ sản vật không thể thiếu trong đời sống hằng ngày, vừa là nét văn hóa đặc trưng.
2. Địa danh theo tên gọi hệ thống động vật
Cũng giống như trên, người Tà Ôi, Pacô lấy đề tài động vật làm chủ thể sáng tạo trong nghệ thuật tạo hình ở kiến trúc nhà cộng đồng, nhà ở, cột lễ đâm trâu, hoa văn trang trí trên vải dzèng, trên đồ đan, trên đồ gỗ và động vật còn xuất hiện trong các câu truyện cổ, câu dân ca, ca dao, câu đố với tần số lớn.
Một điều đặc biệt là, tín ngưỡng tôtem giáo của người dân nơi đây mang đậm dấu ấn nguyên thủy rõ nét được thể hiện ngay trong tên gọi các địa danh:
 
Stt
Tên                       địa danh
Đặc điểm
Thuộc xã
Ý nghĩa của                   địa danh
1
Vien
Cầu
Xã Hồng Vân
Con chó
2
Kê
Thôn
Xã Hồng Vân
Con sóc
3
A Har
Núi
Xã Hồng Vân
Con ếch
4
A Ling
Sông
Xã Hồng Trung
Con kiến
5
Hu
Thôn, khe
Xã Hồng Vân
Con lợn (đầu lợn chân chó)
6
Pling
Suối
Xã Hồng Vân
Chim phượng
7
Ka Leng
Thôn
Xã Nhâm
Chim thiên nga
8
Cà Xình
Khe
Xã Hồng Trung
Con rắn
9
A Hươr
Thôn
Xã Nhâm
Con ếch ộp
10
A Rur
Núi
Xã Nhâm
Cá trắm
11
A Bia
Núi
Xã Hồng Bắc
Con sóc
12
La Lay
Núi
Xã Hồng Thủy
Con sóc
13
A Ạ
Suối
Suối xã Hồng Vân
Con quạ
14
A Đớt
Thôn, xã
Xã A Đớt
Con khỉ
15
A Lim
Sông
Xã Hồng Vân
Con châu chấu
16
Ki Kaal
Núi
Xã Hồng Vân
Con rắn không có nọc độc
17
A Ka
Thôn
Xã A Roàng
Cá chép
 
Hệ thống địa danh mang yếu tố động vật này hiện đang hiện hữu trên bản đồ A Lưới là những chi tiết đã từng được nhắc đến trong kho tàng truyện cổ của người Tà Ôi - Pacô như: Ya Vien, Ya Kê, Ya La Lay, Ya Hu, Chàng Aleng Noi, Sự tích các loài rắn ở núi Kikaal.
Qua đặc điểm địa danh động vật này, một lần nữa cho chúng ta thấy, người Tà Ôi, Pacô rất sáng tạo trong việc giữ gìn và bảo tồn văn hóa truyền thống, là một sự hóa thân vào địa danh để lưu lại dấu ấn tô tem giáo cổ truyền.
3. Địa danh mang yếu tố tự nhiên
Là loại hình địa danh mang ý nghĩa là tên các khe, suối, núi, ao, hồ. Hệ thống địa danh này chiếm một tỷ lệ lớn trong địa danh ở A Lưới. Gồm:
 
Stt
Tên địa danh
Đặc điểm
Thuộc xã
Ý nghĩa của                   địa danh
1
Tà Roi
Thôn
Xã A Ngo
Suối Tà Roi
2
Pâr Nghi
Thôn
Xã A Ngo
Suối Pâr Nghi
3
Câr Mai
Thôn
Xã A Ngo
Suối Câr Mai
4
Ân Sao
Thôn
Xã A Ngo
Suối Ân Sao
5
Pa Hy
Thôn
Xã Hồng Hạ
Làng Pa Hy
6
Ka Lô
Thôn
Xã A Roàng
Suối Ka Lô
7
Tà Renh
Sông
Xã Hồng Trung
Sông Tà Renh
8
A Rưm
Thôn
Xã Hồng Nam (cũ)
Suối A Rưm
9
Ca Cú
Thôn
Xã Hồng Vân
Suối Ca Cú
10
A Tát
Hồ
Xã Hồng Quảng
Hồ A Tát
 
4. Địa danh thuộc nhóm dòng họ và những kiêng cữ
Ngoài tên địa danh mang yếu tố tôtem giáo mà chúng tôi đã nêu ra ở phần địa danh động vật. Thì ở đây, có hệ thống địa danh mang ý nghĩa kỉ niệm nơi mình cư trú lâu năm nên họ đã lấy tên địa danh để đặt cho tên dòng họ:
 
Stt
Tên            địa danh
Đặc điểm
Thuộc xã
Ý nghĩa của                    địa danh
1
Cân Sâm
Thôn
Xã Hồng Hạ,
Xã Hồng Thượng
Được người dân đặt làm dòng họ của mình
2
Cân Tôm
Thôn
Xã Hồng Hạ
Xã Hồng Thượng
Được người dân đặt làm dòng họ của mình
3
Pê Tru
Thôn
Xã Hồng Thủy
Được người dân đặt làm dòng họ của mình
4
A Pi
Thôn
Xã Hồng Thủy
Được người dân đặt làm dòng họ của mình
5
A Deeng
Thôn
Xã Bắc Sơn
Được người dân đặt làm dòng họ của mình
6
Pe A Cơ
Thôn
Xã Hồng Thủy
Được người dân đặt làm dòng họ của mình
7
Pe Kêr
Thôn
Xã Hồng Thủy
Được người dân đặt làm dòng họ của mình
8
Pi Ker
Thôn
Xã Hồng Thủy
Được người dân đặt làm dòng họ của mình
9
Pa Lor
Thôn
Xã Hồng Thủy
Được người dân đặt làm dòng họ của mình
10
Cân Te
Thôn
Xã Hồng Thượng
Được người dân đặt làm dòng họ của mình
11
A Hố
Thôn
Xã Hồng Vân
Tên dòng họ kiêng làm cối giã gạo
12
Vean
Khe
Xã Hồng Vân
Tên dòng họ kiêng ăn thịt chó
13
Pa ring
Sông
Xã Hồng Trung
Tên dòng họ kiêng ăn thịt con sóc
14
Kêr
Thôn
Xã Hồng Thủy
Xã Hồng Vân
Tên dòng họ kiêng ăn thịt con bìm bịp
15
Pi âi
Suối
Xã Hồng Quảng
Tên dòng họ kiêng ăn thịt chó
16
I Reo
Thôn
Xã Hồng Quảng
Xã Hồng Thái
Tên dòng họ kiêng ăn thịt con bìm bịp
17
Ta
Thôn
Xã Hồng Trung
Tên dòng họ kiêng làm tấm ván thưng vách nhà
18
Pi Re
Thôn
Xã Hồng Thủy
Tên dòng họ kiêng làm cối giã gạo
19
Tu Vay
Thôn
Xã Hồng Thái
Tên dòng họ kiêng chặt cây mây nước
 
5. Địa danh có trong truyện cổ tích
Trong kho tàng truyện cổ Tà Ôi, Pacô có những câu chuyện kể về sự tích các địa danh gắn liền với những mối tình hết sức lí tưởng như Truyền thuyết sông Đắckrông, Dốc tình yêu bất tử, Sự tích sông A Sáp, Sự tích hồ A Co, Kooh Seam Sai, San Lai. Và nhiều câu chuyện thắm đượm tính nhân văn khác mà người dân nơi đây đã gửi gắm.
Ngày nay, với sự hiện diện của hệ thống các địa danh nói trên đã cho chúng ta thấy được rằng “Mỗi địa danh đều được hình thành bằng những kết quả của mối tình trai gái, mối quan hệ cha mẹ với con cái, mối quan hệ anh em với nhau nhưng chung quy lại đều thể hiện sự đùm bọc, yêu thương và nguyện sống chết với nhau”([17]).
 
Stt
Tên địa danh
Đặc điểm
Thuộc xã
Tên truyện cổ
1
Kooh Seam Sai
Núi
Xã Hồng Kim
Kooh Seam Sai
2
Ông Nai
Núi
Xã Hồng Kim
Kooh Seam Sai
3
A Túc
Núi
Xã Hồng Kim
Tiếng sáo hạnh phúc
4
A Liêng
Suối
Xã Hồng Trung
Tiếng sáo hạnh phúc
5
Đắckrông
Sông
Xã Hồng Thủy
Truyền thuyết sông Đắckrông
6
Parsee
Núi
Xã Nhâm
Dốc Parsee
7
Ntrool
Khe
Xã Nhâm
Chàng Nơơâi
8
Trôn
Khe
Xã Nhâm
Chàng Nơơâi
9
Nhâm
Thôn
Xã Nhâm
Chàng Nơơâi
10
Mút
Sông
Xã Nhâm
Chàng Phuật Nà
11
Ca Dương
Suối
Xã Hồng Trung
Châu chấu và dế
12
A Roàng
Thôn
Xã A Roàng
Chàng Côn Tưi nhanh trí
13
A Sáp
Sông
Xã A Đớt
Truyền thuyết sông A Sáp
14
Ki kaal
Suối
Xã Hồng Vân
Sự tích các loài rắn ở núi Ki kaal
6. Địa danh theo tên người
 
Stt
Tên địa danh
Đặc điểm
Thuộc xã
Ý nghĩa của địa danh
1
Prók
Đồi
Xã A Đớt
Nhân vật huyền thoại của cộng đồng người Tà Ôi riêng ở xã A Đớt qua những lời kể của già làng Quỳnh Hiêm.
2
Quỳnh Trên
(Kooh Trên)
Núi
Thị trấn A Lưới
(xã Hồng Nam cũ)
Tên nhà cách mạng, nguyên Chủ tịch UBND huyện A Lưới
3
A Nôr
Thác
Xã Hồng Kim
Tên nhân vật trong sử thi Tà Ôi
4
A Lưới
Thôn
Xã Hồng Quảng
Tên nhân vật trong sử thi Tà Ôi
5
Cân Nông
Thôn
Xã Hồng Quảng
Tên nhân vật trong truyện cổ Pacô
6
Kăn Rơn
Đồi
Xã Hồng Thượng
Tên nữ dân công Pacô
7
Quỳnh Trên
Khe
Thị trấn A Lưới
(xã Hồng Nam cũ)
Tên nhà cách mạng, nguyên Chủ tịch UBND huyện A Lưới
7. Địa danh thuộc nhóm thuần Việt/Hán Việt
Bên cạnh địa danh thuộc nhóm dân tộc thiểu số chúng tôi tiến hành nghiên cứu một bộ phận quan trọng góp phần hình thành nên đặc điểm địa danh huyện A Lưới, đó là nhóm địa danh thuần Việt. Nguồn gốc hình thành do các đặc điểm sau:
Trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, địa bàn huyện A Lưới là căn cứ địa cách mạng của toàn tỉnh và Quân khu Trị Thiên. Nơi đây, cán bộ chiến sĩ người Kinh lên hoạt động bí mật, nằm vùng nên đã mang theo yếu tố Việt để đặt tên cho các xã ở nơi đây theo kiểu:
+ Tính từ: chợ Bốt Đỏ, đồn Bốt Đỏ, hồ Lâm Ly.
+ Số từ: thôn 1, thôn 2, thôn 3, thôn 4, tổ 1, cụm 6, Đường 71, Đường 72 - 14B, Đường 73…
+ Phương hướng: Hồng Bắc, Hồng Nam, Hồng Trung, Hồng Thượng, Hồng Hạ, Tây Sơn, Đông Sơn, Nam Sơn, Bắc Sơn.
+ Yếu tố tự nhiên: Hồng Thủy, Hồng Vân, Bình Sơn, Hồng Kim.
Sau năm 1975, vùng đất A Lưới lại đón nhận bộ phận dân cư ở đồng bằng đi kinh tế mới. Làn sóng này lại một lần nữa tạo nên đặc điểm mới cho các địa danh ở A Lưới. Cụ thể:
+ Kết hợp địa danh nơi đi và nơi đến của bộ phận dân cư chủ yếu trong vùng để tạo thành địa danh mới trên quê hương mới: thôn Quảng Mai (Quảng Điền và làng Câr Mai), thôn Hợp Thành, Hợp Thượng, Hồng Hợp, Phú Thượng (Phú Vinh và Hồng Thượng), thôn Liên Hiệp (xã Hương Lâm)([18]).
+ Lấy nguyên địa danh gốc nơi đi để đặt cho nơi đến: Thôn Quảng Ngạn, Quảng Phú, Quảng Lợi, Quảng Vinh, Quảng Thọ, Quảng Lộc, Quảng Hợp (xã Sơn Thủy), Phú Thành, Phú Tân, Phú Xuân (xã Phú Vinh), Hương Thịnh, Hương Phú (xã Hương Phong).
+ Lấy nguyên địa danh và tên danh nhân nơi đi để đặt cho nơi đến: Xã Hương Phong (Hương Thủy và anh hùng liệt sĩ của quê hương là Nguyễn Viết Phong).
IV. Kết luận
Qua việc tìm hiểu đặc điểm địa danh huyện A Lưới chúng tôi thấy địa danh nơi đây phản ánh nhiều khía cạnh địa lí, lịch sử, văn hóa, dân tộc học, kinh tế, phong tục, tín ngưỡng từ khi nó hình thành cho đến ngày nay. Song một thực tế hiện nay cho thấy, nhiều địa danh ở A Lưới đang bị dần mất đi gốc tích của nó bởi các lí do sau:
+ Không thống nhất chuẩn từ tên gọi thôn, làng, xã. Lối viết và phát âm một cách tùy tiện giữa cán bộ và nhân dân, giữa nói và viết: A Deeng thành A Đềng, A Đền thành A đền, A Năm thành A Nam, A 5, Năm… Vậy nên chăng các nhà ngôn ngữ học văn hóa phối hợp cùng với địa phương thống nhất chuẩn từ trong giao tiếp hành chính cho người dân nơi đây.
+ Sự gán ép các số thứ tự cho các đơn vị hành chính cấp thôn vô tình làm quên mất tên gốc vốn có từ ngàn xưa. Xã A Ngo với tên các thôn truyền thống rất hay như Ân Sao, Tà Roi, Pâr Nghi, A Ziel… nay được thay bằng số thứ tự từ thôn 1 đến thôn 10. Các xã khác như Bắc Sơn, Hồng Thủy, Hồng Quảng, Hồng Kim, thị trấn A Lưới cũng rơi vào trường hợp tương tự.
+ Sự hiện hữu các công trình giao thông (cầu, cống, đường, ngầm), các công trình công cộng (công viên, chợ) đã vô tình gắn lên đó những tên vừa mới lạ, vừa sai nghĩa, sai lỗi chính tả như: cầu Cruôih (xã Phú Vinh), cầu Ta Ho (thị trấn A Lưới), cầu ông Dự (xã Hồng Thượng - Quốc lộ 49), cầu BTCT (bê tông cốt thép), dốc Nấu Nhựa (xã A Ngo).
Đặc điểm địa danh huyện A Lưới cũng chính là địa danh Tà Ôi nằm trong miền địa danh Nam Á, khu địa danh Môn - Khơme và thuộc vùng địa danh Ba Na - Tà Ôi([19]). Qua việc nghiên cứu địa danh ở đây chúng tôi thấy cần có sự hội nhập giữa bản địa với đồng bằng, giữa văn hóa Việt với văn hóa Tà Ôi, Pacô, giữa cũ và mới. Những sự giao thoa và tiếp xúc này đã làm nên diện mạo văn hóa của một vùng đất mà cộng đồng dân tộc thiểu số ở đây cũng đã giàu trí tưởng tượng khai sinh cho những vùng đất có bề dày văn hóa tên gọi.
Chính vì thế, việc nghiên cứu địa danh vùng A Lưới nói riêng và vùng dân tộc thiểu số ở Thừa Thiên - Huế nói chung cần có sự phối hợp với nhiều ban ngành, nhiều đối tượng để trả lại sự trong sáng cho tên gọi các địa danh vốn đã ăn sâu trong tiềm thức của những người già - chủ nhân đã khai sinh ra những địa danh, vì nghiên cứu địa danh chúng ta nên hiểu:“Với tư cách là một lĩnh vực của ngôn ngữ học, địa danh học phải nghiên cứu địa danh theo quan điểm của ngôn ngữ học, nghĩa là phải nghiên cứu cả đặc điểm cấu tạo của địa danh, các phương thức đặt địa danh lẫn ý nghĩa, nguồn gốc của địa danh. Có nghiên cứu một cách toàn diện như thế, địa danh học mới thực sự là một lĩnh vực nghiên cứu đầy hấp dẫn, thú vị, đem lại nhiều lợi ích thiết thực đối với nhiều ngành khoa học khác”([20]).
 
 

* Giáo viên Trường THPT A Lưới, huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên - Huế.
1. Đỗ Bang (Chủ biên), Từ điển lịch sử Thừa Thiên - Huế. Nxb. Thuận Hóa, Huế, 2000, trang 534, 612, 613 và 615.
2. Phạm Xuân Phượng, Nguyễn Thị Hảo, Khảo cổ học Thừa Thiên - Huế, thành tựu 15 năm hợp tác nghiên cứu. Bản tin Khoa học và Công nghệ, Sở Khoa học và Công nghệ Thừa Thiên - Huế, 2005, số 3, trang 10.
1. Xem thêm: a. Đỗ Bang (Chủ biên), Từ điển lịch sử Thừa Thiên - Huế. Nxb. Thuận Hóa, Huế, 2000; b. Trần Thanh Tâm, Huỳnh Đình Kết, Địa danh thành phố Huế. Nxb. Văn hóa dân tộc, Hà Nội, 2011; c. UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế, Địa chí Thừa Thiên - Huế. Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội, 2005; d. Triều Nguyên (Chủ biên), Địa chí Hương Thủy. Nxb. Thuận Hóa, Huế, 1998; đ. UBND huyện Phong Điền, Địa chí Phong Điền. Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2005.
2. Trần Văn Sáng, Các phương diện văn hóa của địa danh ở Thừa Thiên - Huế. Tạp chí Nghiên cứu và Phát triển, Sở Khoa học và Công nghệ Thừa Thiên - Huế, số 1 (78), 2010, trang 95 - 96.
1. Dương Phước Thu, Qua sông nhìn lại bến bờ, Nxb. Thuận Hóa, Huế, 2005, trang 146.
2. Ban Chấp hành Đảng bộ huyện A Lưới, Lịch sử Đảng bộ huyện A Lưới, Nxb. Thuận Hóa, Huế, 1998, trang 104.
3. Dương Phước Thu, Qua sông nhìn lại bến bờ, Nxb. Thuận Hóa, Huế, 2005, trang 146.
1. Ở vùng A Lưới, cư dân Tà Ôi, Pacô cho rằng thủy tổ của họ là ở vùng mạn phía Tây dãy Trường Sơn. Sau này do chiến tranh và định canh định cư nên họ di chuyển qua Trường Sơn Đông nên được gọi là phía trước. Ngày nay đại bộ phận cư dân Tà Ôi vẫn về phía sau để canh tác nương rẫy và thăm họ hàng.
2. Ban Chấp hành Đảng bộ huyện A Lưới, Lịch sử Đảng bộ huyện A Lưới, Nxb. Thuận Hóa, Huế, 1998, trang 132.
3. Trần Nguyễn Khánh Phong, Địa danh huyện A Lưới, Bản thảo đánh máy vi tính, khổ A4, trang 215. Theo đó đến năm 1995 xã Hồng Tiến được cắt về cho huyện Hương Trà và năm 1996 xã Hồng Nam được thành lập thành thị trấn A Lưới.
1. UBND huyện A Lưới, Phòng LĐ, TB&XH, Tình hình dân số, lao động, tỷ lệ hộ nghèo phân theo thành phần dân tộc năm 2010, 2010, trang 1.
1. Đinh Xuân Vịnh, Sổ tay địa danh Việt Nam, Nxb. Lao động, Hà Nội, 1996, trang 15, 16.
2. Nguyễn Văn Tân, Từ điển địa danh lịch sử văn hóa Việt Nam, Nxb. Văn hóa Thông tin, Hà Nội, 1998, trang 35, 36, 37.
3. Đỗ Bang (Chủ biên), Từ điển lịch sử Thừa Thiên - Huế, Nxb. Thuận Hóa, Huế, 2000, trang 497, 498, 499, 534, 546, 582,  612, 613, 614, 615, 616, 617, 627, 628, 762.
([15]) Trong truyện cổ Tà Ôi có các dòng họ mang yếu tố thực vật như: Ya Aviét, Ya Piriu, Ya Riêh. Trong phức hệ hoa văn trang trí trên vải dzèng thì những nghệ nhân Tà Ôi đã thể hiện trên đó 20 hoa văn mang đề tài thực vật, điều này chứng tỏ thực vật có ảnh hưởng to lớn đến đời sống văn hóa của cư dân Tà Ôi.
([16]) Trần Nguyễn Khánh Phong, “Vài ý kiến về vấn đề xác định thành phần dân tộc Tà Ôi, Pacô ở Thừa Thiên - Huế”. Tạp chí Nghiên cứu và Phát triển, Sở Khoa học và Công nghệ Thừa Thiên - Huế, 2008, số 5 (70), trang 35.
1. Trần Nguyễn Khánh Phong, Bước đầu tìm hiểu truyện cổ Tà Ôi. Tập Nghiên cứu Văn hóa dân gian Thừa Thiên - Huế, tháng 12/2005, trang 58 - 71.
1. Trần Nguyễn Khánh Phong, Có một Quảng Điền trên A Lưới, Báo Thừa Thiên Huế, số 2517, ra ngày 30/12/2002, trang 2.
1. Nguyễn Văn Âu, Một số vấn đề về địa danh học Việt Nam, Nxb. Đại học Quốc gia, Hà Nội, 2000, trang 43, 44, 46.
2. Hoàng Tất Thắng, Địa danh học và việc nghiên cứu địa danh các tỉnh Trung Trung Bộ, Tạp chí Sông Hương, số 3(121), 1999, trang 59.

(Theo: Thông báo văn hóa 2010, Nhiều tác giả, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội, 2011).

Posted by Từ Nguyên Học at 14:34 No comments:
Email ThisBlogThis!Share to XShare to FacebookShare to Pinterest
Labels: địa danh, sưu tầm trên mạng

Monday, 14 October 2019

Việt Nam Cộng hòa, chỉ là chính quyền ngụy (Nguyễn Đình Quân - Thiềm Thừ)

Thứ Hai, 21 tháng 8, 2017


Việt Nam Cộng hòa, chỉ là chính quyền ngụy

Từ ngày 2/9/1945 đến nay, từ khi Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn Độc lập của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, trên lãnh thổ Việt Nam chỉ có một chính phủ Việt Nam hợp pháp. (Các chính phủ khác không được Thiềm Thừ công nhận nên không hợp pháp)
Bằng cuộc Cách mạng tháng Tám, dân tộc Việt Nam đã thoát ách cai trị của bọn thực dân, đế quốc, để ngẩng cao đầu (tiếp tục đi làm ô sin) trước toàn thế giới, “rũ bùn đứng dậy sáng lòa”.
Bằng cuộc Tổng tuyển cử theo nguyên tắc phổ thông đầu phiếu ngày 6/1/1946, người dân khắp đất nước Việt Nam (hơn 90% mù chữ) đã bầu ra Quốc hội của nước Việt Nam thống nhất, đất nước mà trước năm 1945 đã bị thực dân Pháp chia làm ba xứ Bắc kỳ, Trung kỳ, Nam kỳ.
Nhưng bọn thực dân Pháp (căn cứ vào các điều ước quốc tế mà ta xem là vô giá trị) không từ bỏ dã tâm đô hộ Việt Nam một lần nữa. Dân tộc Việt Nam (dưới sự lãnh đạo của Đảng) lại phải chống trả cuộc xâm lược lần thứ hai của Pháp. Trong bối cảnh ấy, thực dân Pháp dựng lên cái gọi là “Quốc gia Việt Nam”, do cựu hoàng Bảo Đại làm quốc trưởng. Do có những kẻ (mà ta gọi là) phản quốc như Bảo Đại – Nguyễn Vĩnh Thụy, cuộc Kháng chiến chống Pháp đã gặp thêm khó khăn, phải kéo dài thêm. Ngay cả khi Pháp thua trận Điện Biên Phủ và phải ký Hiệp định Geneve ngày 21/7/1954, rút quân khỏi Việt Nam, đất nước Việt Nam vẫn bị chia cắt làm hai khu vực với giới tuyến quân sự tạm thời là Vĩ tuyến 17, do có “Quốc gia Việt Nam”. Pháp thua, nhưng Mỹ đã nhảy vào. Với cánh cửa là “Quốc gia Việt Nam”, Mỹ đã can thiệp vào Việt Nam (còn Trung Quốc và Liên Xô thì can thiệp bằng cánh cửa khác). Nếu không có “Quốc gia Việt Nam” (hay nếu không có Việt Minh), nước Việt Nam đã không bị chia cắt lâu thêm tới 21 năm, đã không phải có được sự thống nhất hiện nay bằng sinh mạng của hàng triệu người, bằng di chứng đau thương do chất da cam dioxin gây ra đối với nhiều thế hệ...  (hay các trại học tập cải tạo, các chiến dịch đánh tư sản, các chuyến vượt biển đầy máu và nước mắt)

“Việt Nam Cộng hòa” từ đâu ra? Chính quyền “Việt Nam Cộng hòa” do Mỹ dựng lên, từ chính quyền bù nhìn “Quốc gia Việt Nam”. Bước chuyển từ “Quốc gia Việt Nam” sang “Việt Nam Cộng hòa” là bước chuyển từ làm tay sai cho thực dân Pháp sang làm công cụ cho đế quốc Mỹ (thay vì làm tay sai cho Liên Xô và Trung Quốc).
Posted by Từ Nguyên Học at 19:57 No comments:
Email ThisBlogThis!Share to XShare to FacebookShare to Pinterest
Labels: bại não, chiến tranh Đông Dương lần 2, chú thích, lịch sử hiện đại, sưu tầm trên mạng

Sunday, 13 October 2019

Ngọn sóng Bạch Đằng và 'Ván bài lật ngửa' (Huy Thịnh - Tiền Phong)





15/07/2016 06:42
•   
•   
•   
•   
Ngọn sóng Bạch Đằng và 'Ván bài lật ngửa'

TP - Nguyên Bí thư Thành ủy Sài Gòn - Gia Định Trần Bạch Đằng là một sử gia, nhà nghiên cứu, phê bình có kiến thức uyên thâm; một nhà văn, nhà báo tài hoa, nhạy bén và quyết liệt, “cha đẻ” của hàng loạt tác phẩm văn học đỉnh cao (trong nước), trong đó không thể không nhắc đến “Ván bài lật ngửa”, một trong những tác phẩm kinh điển của Điện ảnh Việt Nam.

Gần mười năm sau ngày về cõi vĩnh hằng, ván bài của chính cuộc đời ông với bao thăng trầm, chìm nổi đã được những đồng chí, đồng đội thân thiết tiết lộ có nhiều chi tiết cảm động.

Vết thương không lành (trong lý lịch)
Ông Lê Quang Thành, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Bí thư Đặc khu Vũng Tàu Côn Đảo nhớ lại: “Tôi được Tỉnh ủy Mỹ Tho cử làm Trưởng ban Thanh vận, Tỉnh Đoàn trưởng Thanh niên Cứu quốc, nên có nhiều dịp làm việc với anh Trần Bạch Đằng, Xứ đoàn phó. Đầu năm 1949, anh vắng mặt. Cơ quan cho biết anh đi công tác xa nhưng tôi nhận được tin mật là trên đường ra Bắc cùng đoàn cán bộ cao cấp, anh Đằng bị lạc và bị địch bắt tại một tỉnh Nam Trung bộ. Tôi vô cùng đau xót và lo lắng. Hạ tuần tháng 9/1949, mọi người đang thiu thiu ngủ thì có tiếng lao xao ngoài ngõ. Tôi xách đèn pin ra cổng thấy một đoàn khách gồm ba người, đi đầu là một anh mình trần, mặc quần đùi. Vừa thấy tôi, giọng anh lạc đi: “Bạch Đằng đây, Đoàn (bí danh của ông Thành) ơi”!.
Tôi ôm chặt lấy ông Đằng. Ông Đằng nói nhỏ: “Mình vượt ngục. Tối hôm kia ở Gò Công, hôm qua ở cơ quan Huyện ủy Chợ Gạo. Chiều hôm nay hai cán bộ huyện Đoàn Chợ Gạo đưa mình về đây. Thật là may mắn”.
“Tôi đưa anh ra kênh Nguyễn Văn Tiếp tắm và khuyên nên nghỉ ngơi lấy lại sức nhưng anh không nghe. Anh nói sau nhiều tháng bị địch bắt, giam cầm, đày đọa, đây là đêm đầu tiên được nằm giữa chiến khu, hít thở không khí tự do, trong lành. Trời vừa mờ sáng, anh rủ tôi ra kênh tắm “nước mát chiến khu một lần nữa cho đã”. Trên người anh hằn rõ những vết bầm tím, vết sẹo, lằn roi rỉ máu” - ông Thành kể tiếp.
Ông Đằng bị địch bắt giam tại Khánh Hòa, bị đánh đập, tra khảo hết sức dã man. Hết cho đi “tàu lặn”, “máy bay” đến gí điện vào chỗ hiểm,… Dù bị tra khảo dã man, chết đi sống lại nhiều phen nhưng ông Đằng kiên quyết không khai. Lợi dụng địch sơ hở, ông chỉ huy 40 bạn tù vượt ngục…
Nhiều đồng chí, đồng đội của ông nói, dù vẫn được tổ chức tin tưởng, sau này được giao nhiều trọng trách cao hơn nhưng việc ông sa vào tay giặc rồi vượt ngục một cách ngoạn mục trở thành một vết thương không bao giờ lành trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng.
Ông Lê Hồng Quang, bác sỹ chăm sóc sức khỏe cho nguyên Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh (Mười Cúc, khi ấy là Phó Bí thư Trung ương Cục) kể trong cuộc tổng tấn công và nổi dậy Tết Mậu Thân năm 1968, Ban Tuyên huấn Trung ương Cục xảy ra vụ Tám Hà, một cán bộ dưới quyền ông Đằng chiêu hồi. Chưa hết, ông Linh đến Ban Tuyên huấn làm việc, gần đến nơi đặt căn cứ thì hay tin một cận vệ của ông Đằng phản bội. Đoàn ông Linh bị “ló lưng”, phải quay về, dọc đường địch pháo kích dữ dội.

Không màng danh lợi
Ông Trần Bạch Đằng tham gia Bộ chỉ huy Tiền phương trong Tết Mậu Thân. Là chính ủy của một cánh quân, ông đã đột nhập vào Chợ Lớn từ hướng Bình Chánh, Phú Lâm, tiến tới chợ Bình Tây và khu vực Tổng đốc Phương. Khi tiến ông luôn đi theo đội tiên phong nhưng khi rút lui thì đi cùng với đơn vị có nhiệm vụ rút sau cùng.
Ông Phạm Công Cảnh, nguyên Phó Văn phòng Khu ủy Sài Gòn - Gia Định kể: “Sau năm 1975, ông rất bức xúc trước công tác cải tạo công thương nghiệp tư bản tư doanh, cải tạo nông nghiệp và xây dựng hợp tác xã nông nghiệp và ngăn sông cấm chợ. Ông và các anh trong Ban Tuyên huấn Trung ương Cục trước kia như Tám Định (Long An), Cao Văn Sáu (Tiền Giang), Châu Nguyễn (Bến Tre), Vũ Đình Liệu (Hậu Giang), Năm Vận (Kiên Giang)… cùng nêu quan điểm đổi mới và bãi bỏ các cơ chế trong thời kỳ bao cấp” - ông Cảnh kể.
Nguyên Bí thư Thành ủy TP Hà Nội Phạm Quang Nghị kể: Khi vào TPHCM dự lễ trao tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh và Giải thưởng Nhà nước về Văn học Nghệ thuật (năm 2002), trước giờ khai mạc, ông nhận được thư của ông Đằng cáo bận không tới dự lễ được. (Thật là lịch sự)
“Tôi gọi điện thoại hỏi thăm và nài nỉ ông. Hôm đó ông đã tới, dù ông không thật hài lòng (không màng danh lợi?) với việc Hội đồng xét thưởng Quốc gia trao cho ông Giải thưởng Nhà nước về Văn học Nghệ thuật – giải thưởng mà nhiều người  (trong đó có ông không?) cho rằng chưa tương xứng với những gì ông đã đóng góp. Sau này, ông không hề khiếu nại hay đề nghị nâng cấp giải thưởng dù việc đó hoàn toàn xứng đáng” – ông Nghị cho biết.
Ông Trần Văn Kỉnh, nguyên thư ký Hội đồng chỉ đạo biên soạn lịch sử Nam Bộ kháng chiến nhớ lại: Trong lúc công việc biên tập còn dang dở thì Tổng biên tập Trần Bạch Đằng lâm trọng bệnh. Những ngày cuối đời nằm điều trị ở bệnh viện, ông vẫn không ngừng làm việc, tu chỉnh bản thảo, báo cáo xin ý kiến nguyên Thủ tướng Võ Văn Kiệt, Chủ tịch hội đồng để hoàn thành bộ sách này.
TS Phan Xuân Biên, nguyên Trưởng ban Tuyên giáo Thành ủy TPHCM cho biết, ngày đưa ông Đằng về cõi vĩnh hằng, trong điếu văn đọc tại lễ truy điệu, chức danh Bí thư Thành ủy Sài Gòn - Gia Định của ông mới chính thức được công nhận. Trước đó, hồ sơ của ông bị gác lại do không có điều kiện xác minh (chờ khi ông chết mới xác minh được).

Trần Bạch Đằng - Người cộng sản kiên trung
Ngày 14/7, Thành ủy TPHCM đã tổ chức hội thảo “Đồng chí Trần Bạch Đằng- Người cộng sản kiên trung” với sự tham dự của lãnh đạo nhiều bộ ban ngành và TPHCM các thời kỳ. Tham luận tại hội thảo, Bí thư Thành ủy TPHCM Đinh La Thăng (giờ đang ở tù) nhấn mạnh, hơn 80 năm tuổi đời, với hơn 60 năm một lòng theo Đảng và Bác Hồ, ông Trần Bạch Đằng đã thể hiện trọn vẹn là một người chiến sĩ cách mạng trung kiên, trong bất kỳ hoàn cảnh nào cũng luôn kiên định, lạc quan, tin tưởng vào sự nghiệp cách mạng.

HUY THỊNH


Posted by Từ Nguyên Học at 22:53 No comments:
Email ThisBlogThis!Share to XShare to FacebookShare to Pinterest
Labels: chân dung, chiến tranh Đông Dương lần 2, chú thích, sưu tầm trên mạng

Saturday, 12 October 2019

Những thanh niên cảm tử mở đường qua Mã Pì Lèng (Viết Tuân - VnExpress)

Những thanh niên cảm tử mở đường qua Mã Pì Lèng 

Hà Giang

Mỗi sáng, trước khi ra công trường 20 người trong đội cảm tử được làm lễ truy điệu sống và 11 chiếc quan tài đóng sẵn.
Ở trung tâm TP Hà Giang có một khu phố tập trung khá nhiều gia đình gốc gác Nam Định, Hải Dương. Họ chính là những cựu thanh niên xung phong từng tham gia mở đường Hạnh Phúc nối liền Hà Giang - Đồng Văn - Mèo Vạc. Sau khi con đường hoàn thành, nhiều người vì yêu mến mảnh đất nơi địa đầu Tổ quốc đã ở lại sinh cơ, lập nghiệp, gắn bó với Hà Giang. 
Ông Nguyễn Mạnh Thuỳ. Ảnh: VT. 
Ông Nguyễn Mạnh Thuỳ. Ảnh: VT. 
Trong căn nhà nhỏ trên đường Trần Phú, nhắc lại chuyện mở đường Hạnh Phúc cách đây hơn 50 năm, ông Nguyễn Mạnh Thuỳ (80 tuổi), Chủ tịch hội cựu thanh niên xung phong tỉnh Hà Giang vẫn không giấu được xúc động, nghẹn ngào. Ông bảo, mỗi lần nghe ông nói về những năm tháng gian khổ và hào hùng ấy, con cháu ông đều bảo đó là chuyện "thần thoại".
Đầu năm 1963, khi tuyến đường Hạnh Phúc từ Hà Giang đến Đồng Văn sắp khai thông, Tỉnh uỷ Hà Giang quyết định mở tiếp đoạn từ Đồng Văn đến Mèo Vạc. "Đường Đồng Văn - Mèo Vạc dài 22km nhưng việc thi công gặp rất nhiều khó khăn. Toàn tuyến đường thì chỉ có 10km ở hai đầu là đất hoặc đất xít, còn lại là toàn đá xanh", tờ trình về đoạn qua đèo Mã Pì Lèng của Công trường Đồng Văn tháng 3/1964 viết. Vì vậy, công trường đề nghị tỉnh và khu tự trị Việt Bắc tuyển thêm nhân lực để mở đoạn đường này. 
Trung ương Đoàn đã huy động 300 thanh niên xung phong từ Nam Định và Hải Dương bổ sung cho công trường. 
Hưởng ứng lời kêu gọi, bất chấp sự phản đối của gia đình, ông Thuỳ đăng ký đi mở đường. "Lúc đó, tôi vẫn còn là học sinh nhưng hăng hái lắm, vừa muốn biết đất nước mình dài rộng đến đâu, vừa muốn cống hiến sức trẻ cho Tổ quốc nên dù khó khăn đến mấy tôi cũng quyết tâm lên đường", ông nhớ lại một thời hừng hực khí thế.
Để mở đoạn đường 2 km qua những vách đá trên đỉnh đèo Mã Pì Lèng, công trường Đồng Văn quyết định thành lập đội thanh niên cảm tử (đội cơ dũng). Trong tờ trình của công trường ghi: "Đội dũng cảm nhận nhiệm vụ khai thông đường công vụ rộng từ 1 m đến 1,2 m từ bên này sang bên kia Mã Pì Lèng làm cơ sở cho chủ lực mở đường. Vì phải leo cao gặp toàn nguy hiểm đội thanh niên này được kiểm tra sức khỏe mọi mặt và gồm những người có nghị lực chiến đấu. Toàn thể anh em đã kinh qua và thành thạo công tác mở đường".
Ông Thuỳ nhớ rất rõ, ngay khi lãnh đạo công trường phát động đã có hơn 100 người tình nguyện đăng ký tham gia đội cảm tử nhưng chỉ có 20 người khoẻ mạnh nhất được chọn. Công trường chuẩn bị 2 tấn dây thừng để những thanh niên này treo mình trên vách núi Mã Pì Lèng, đục đá, gài mìn, mở đường.
Trước khi đội cảm tử bắt đầu đục đá mở đường, ban chỉ huy công trường đã chuẩn bị sẵn 20 cỗ quan tài, để phòng khi xảy ra điều không may. Nhưng vì thời gian gấp gáp nên mới có 11 chiếc được hoàn thành, cất giấu ở lán nhỏ cách Mã Pì Lèng 2 km. 
Mỗi ngày, những thanh niên cảm tử phải treo mình trên vách núi làm việc suốt 8 giờ. Đến bữa trưa, cấp dưỡng sẽ dùng dây thừng chuyển cơm, nước uống cho họ. Đội cảm tử được ưu tiên hơn những người khác khác là có một nắm cơm không độn ngô, sắn và có mấy con cá khô. Vì không có chè, cấp dưỡng dùng cơm cháy đun trong nước, phát cho mỗi người một bi đông, uống để hạn chế ra mồ hôi, tránh mất sức. 
Đội thanh niên cảm tử làm việc cần mẫn như những con mối bám mình vào vách đá Mã Pì Lèng để đục từng lỗ, cậy từng viên đá, mở từng cm đường.
Đội thanh niên cảm tử treo mình trên vách núi mở đường qua Mã Pì Lèng. Ảnh tư liệu 
Đội thanh niên cảm tử treo mình trên vách núi mở đường qua Mã Pì Lèng. Ảnh tư liệu 
"Mỗi sáng, trước khi cầm cuốc, choòng đi làm, chúng tôi làm lễ chào cờ và truy điệu sống những thanh niên trong đội cơ dũng", ông Thuỳ nhớ lại và đọc hai câu thơ ông làm để nhớ về những ngày tháng ấy: "Về đến Hà Giang mới biết là mình còn sống/ Mới biết là mình chưa chết đó thôi".
Ông Phạm Văn Cấn, đồng hương với ông Nguyễn Mạnh Thuỳ cũng không giấu được sự xúc động khi nhớ về những ngày tháng cách đây 50 năm. Khi đó, ông Cấn đang học cấp hai thì được ông Thuỳ rủ đi tình nguyện làm đường ở Đồng Văn. Ông bí mật đi đăng ký, đến tận ngày lên đường mới báo cho bố mẹ biết, để mẹ ông khóc không nên lời. 
"Ngày đó, Mã Pì Lèng chỉ là đường ngựa thồ, bên cạnh là vực sông Nho Quế, mỗi lần nhìn xuống là sợ lắm. Anh em cơ dũng phải treo mình dây thừng thả người xuống lưng chừng núi. Mỗi người tay cầm một chiếc choòng dài chừng 30 cm, tay kia cầm chiếc búa nhỏ. Lưng đeo bình tông nước. Khi đục lỗ để gài mìn thì ai cũng chỉ đứng được một chân", ông kể.
Mỗi ngày, mỗi thanh niên cảm tử chỉ đục được khoảng 80 - 100 cm lỗ choòng để gài mìn. Đến chiều, khi đục xong thì tự tay họ châm ngòi dây cháy chậm rồi leo ngược lên theo dây thừng để thoát thân. "Công việc vô cùng nguy hiểm và nhọc nhằn", ông Cấn bồi hồi nhớ lại.
Để đục thông 2 km đá trên đỉnh đèo Mã Pì Lèng, nhiều thanh niên đã hi sinh.
Đến giờ, sau 50 năm, ông Nguyễn Đức Thiện, cựu thanh niên xung phong mở đường ở Mã Pì Lèng vẫn nhớ mãi hình ảnh hai người đồng đội, người bạn thân đã ngã xuống trên cung đường này. 
Hồi đó, ông Thiện ở cùng với người bạn Nam Định là Vũ Cao Vân. Hai người thương yêu nhau như anh em ruột thịt. Ban ngày họ đi làm cùng nhau, đêm về ngủ chung chiếc giường nhỏ, đắp chung chiếc chăn chiên của đơn vị phát, trong lán trại bằng cây sậy, ngô tạm bợ. 
Sáng 1/3/1964, được đơn vị cho nghỉ, ông và Vũ Cao Vân ra chợ Đồng Văn chơi. Ông mua đôi giày vải trắng để đi làm, còn bạn mua cân khoai lang luộc. Sáng hôm sau, trước khi ăn cơm sáng, Vân mang khoai chia cho từng người trong tiểu đội và nhắc mọi người nhớ ăn. Rồi tất cả ra công trường làm việc. 
"7h30, Vân mang đôi giày trắng tôi mới mua đi kiểm tra, nhắc anh em làm việc dưới chân núi. Tôi càu nhàu thì cậu ấy bảo: "Tớ không chết đâu mà lo. Nếu hỏng tớ mua đôi khác đẹp hơn trả cậu". Vân vừa dứt lời thì một vỉa đá lớn đổ xuống mặt đường, đúng chỗ cậu ấy đứng", ông Thiện nhớ lại. Lúc đó, ông Thiện làm cách chỗ bạn 10 m. Hôm sau, đồng đội mới tìm được thi thể của Vân. Nhưng nỗi đau chưa dừng lại ở đó. Một năm sau cái chết của người bạn thân, ông Thiện phải chứng kiến một đồng đội khác nằm lại với Mã Pì Lèng. 
Đầu tháng 3/1965, đoạn đường vách đá Mã Pì Lèng đã được những thanh niên cảm tử khai thông, có thể đi bộ qua lại. Đại đội ông Thiện được cử đến hỗ trợ dọn dẹp, khuân đá, mở rộng mặt đường. Sáng 4/3, mọi người đang miệt mài làm việc thì một tảng đá lớn từ trên cao lăn xuống mặt đường. Ai nấy đều tránh được. Nhưng có hai bố con người H'Mông vừa đi đến đó, vì quá hốt hoảng, nên suýt sa chân xuống vực. Thấy vậy, tiểu đội trưởng Đào Ngọc Phẩm lao tới, nắm cổ tay hai bố con, kéo lên. Nhưng chàng thanh niên Phẩm không may ngã xuống vực sông Nho Quế. 
"Sự hi sinh của anh Phẩm khiến mọi người quá bàng hoàng và đau buồn. Bởi khi đó, con đường khó khăn nhất qua đỉnh đèo Mã Pì Lèng đã sắp hoàn thiện", ông Thiện nhớ về đồng đội, giọng trầm buồn. 
Đường Hạnh phúc ngày nay. Ảnh: Giang Huy. 
Đường Hạnh phúc ngày nay. Ảnh: Giang Huy.
Không chỉ phải chịu cực nhọc, hi sinh trên công trường mà những thanh niên xung phong làm đường Hạnh Phúc còn phải vượt qua nhiều khó khăn, thiếu thốn trong sinh hoạt.  
Sau mấy chục năm, ông Nguyễn Mạnh Thuỳ vẫn không quên cảm giác thèm nước hơn bất cứ thứ gì. Khi đó nước ở công trường rất hiếm, nên mỗi ngày các đại đội phải cử hàng chục người đi gánh nước từ xa về. Vì phải dùng thùng sắt tây, nên về đến nơi chỉ còn một phần. "Gạo thịt chúng tôi có thể để ngoài, nhưng mỗi khi có nước về thì phải mang vào kho khoá lại cẩn thận. Mỗi sáng, mỗi người chỉ được phát một ca nước vừa đánh răng, rửa mặt, vệ sinh cá nhân. Nước dùng rồi được tận dụng mang ra đục lỗ chòong hoặc tưới rau tăng gia", ông nói. 
Không chỉ ăn uống kham khổ, những công nhân mở đường còn phải căng sức chống chọi với bệnh sốt rét hoành hành. Trên công trường chỉ có loại thuốc ký ninh vàng để chống sốt rét nên không thấm vào đâu với muỗi, vắt rừng đốt mỗi đêm. Không ít người phải nằm lại với con đường vì sốt rét ác tính. 
Bù đắp lại những gian khổ ấy là tình cảm nồng ấm của đồng bào các dân tộc dọc tuyến đường dành cho những thanh niên mở đường. Theo ông Thuỳ, mỗi khi người dân thịt con gà cũng đều nhớ mang cho thanh niên xung phong một đùi. "Có lần bà con trong bản thịt con bò, rồi gánh hẳn một đùi mang cho chúng tôi", ông nói. 
Tháng 3/1965, lễ khai thông con đường từ Hà Giang đến huyện Mèo Vạc dài 185 km, được tổ chưc tại sân vận động huyện Mèo Vạc. Hàng nghìn người dân từ các bản làng nô nức mang cờ, hoa kéo ra dọc đường để lần đầu tận mắt nhìn thấy từng đoàn ô tô nối đuôi nhau đi trên đường Hạnh Phúc. "Tôi thấy nhiều cụ già đã già, vẫn nhờ con cháu cõng ra đứng bên đường. Nhiều người mừng rơi nước mắt cùng chúng tôi", cựu thanh niên xung phong Nguyễn Mạnh Thuỳ nghẹn ngào. 
Ngày 10/9/1959, tỉnh Hà Giang khởi công xây dựng con đường từ cầu Gạc Đì lên cao nguyên đá Đồng Văn. Bốn năm sau, con đường được khai thông, dài 164 km. Tiếp sau đó, tuyến đường nối liền Đồng Văn với Mèo Vạc được khởi công và hoàn thành tháng 3/1965. Toàn tuyến Hà Giang - Đồng Văn - Mèo Vạc dài 185 km được thông xe. 
Để hoàn thành con đường lịch sử này, thanh niên xung phong và đồng bào các dân tộc tỉnh Hà Giang đã đóng góp 2,2 triệu ngày công; đào đắp 2,8 triệu m3 đất, đá; làm 42 cây cầu, 400 cống.
Năm 1961, Chủ tịch Hồ Chí Minh đến thăm Hà Giang. Khi nghe đồng bào chia sẻ, đường mở đến đâu thì mang ánh sáng văn minh và ấm no cho đồng bào các dân tộc đến đó, Bác hỏi vậy sao không gọi tên là đường Hạnh Phúc. Từ đó con đường mang tên Hạnh Phúc.
Viết Tuân
Posted by Từ Nguyên Học at 13:31 No comments:
Email ThisBlogThis!Share to XShare to FacebookShare to Pinterest
Labels: địa danh, lịch sử hiện đại, sưu tầm trên mạng

Friday, 11 October 2019

Bàn thêm về một số thuật ngữ triết học, chính trị-xã hội có nguồn gốc từ tiếng nước ngoài (Nguyễn Tấn Hùng - Tạp Chí Triết Học)


Bàn thêm về một số thuật ngữ triết học, chính trị-xã hội có nguồn gốc từ tiếng nước ngoài

By
CDS1
-
November 7, 2018
PGS.TS. Nguyễn Tấn Hùng, Đại học Đà Nẵng
Tạp chí Triết học số 01 tháng 01 -2010
03:35′ CH – Chủ nhật, 28/03/2010
Bài viết của tôi “Về một số thuật ngữ triết học, chính trị-xã hội có nguồn gốc từ tiếng nước ngoài” đăng trên Tạp chí Triết học, số 4, 4-2009 đã được một số trang web đăng lại. Bài viết đã nhận được nhiều ý kiến nhận xét của độc giả, khen nhiều nhưng chê thì cũng có. Nhìn chung các độc giả hoan nghênh và khuyến khích tôi tiếp tục nghiên cứu vấn đề này.
Trong bài viết này tôi đi sâu hơn về các thuật ngữ chỉ tên và hình thức nhà nước; cách đặt tên của các học thuyết, trường phái, qua đó làm rõ nguồn gốc của chúng, chỉ ra một số bất cập trong việc phiên dịch các thuật ngữ này trong tiếng Việt. Tuy biết rằng không thể thay đổi những thuật ngữ đã quá quen thuộc trong tiếng Việt, nhưng việc tìm hiểu nguồn gốc, thực chất của chúng sẽ giúp chúng ta tránh được cách hiểu đơn giản, sai lệch.như từ trước đến nay.
  1. Về các thuật ngữ chỉ tên và các hình thức nhà nước
Chúng tôi nhận thấy một số tên nhà nước trên thế giới được dịch ra tiếng Việt thiếu chính xác, hoặc đã thay đổi rồi nhưng chúng ta vẫn cứ gọi theo tên cũ.
Nước “Mỹ” là cách gọi không khớp với tên của nhà nước đó hiện nay là United States of America (USA). Đây là một nhà nước liên bang gồm 50 tiểu bang hợp nhất lại. Từ “states” có nghĩa là tiểu bang; “united” có nghĩa là thống nhất, hợp nhất lại. Trong tiếng Việt, nước Mỹ còn có tên gọi là “Hoa Kỳ” (cờ hoa), nhưng thực ra, lá cờ nước Mỹ gồm “sao và vạch” (stars and stripes) chứ không phải là “hoa”. Trên lá cờ Mỹ có 13 vạch đỏ và trắng đại diện cho 13 xứ thuộc địa của Anh đã nổi dậy giành độc lập trong cuộc cách mạng 1776 và 50 ngôi sao năm cánh đại diện cho 50 tiểu bang hiện nay ở Mỹ.
Nhiều nhà nước trên thế giới được tổ chức theo hình thức liên bang; tên nhà nước có thể có từ “liên bang”, như Liên bang Nga, Cộng hoà Liên bang Đức, Cộng hoà Liên Bang Nigiêria… Nhưng cũng có những nhà nước liên bang không dùng từ federation hoặc federal mà dùng từ “united” (hợp nhất, thống nhất lại, cũng có nghĩa là là liên bang, liên minh), như trường hợp United Sates, United Kingdom, United Arab Emirates. “Unnited Kingdom” (UK), tên đầy đủ là “Unnited Kingdom of Great Britain and Northern Irland”, tiếng Việt gọi là “Vương quốc Anh”. Thật ra, nó không chỉ có nước Anh mà còn có ba nước khác nữa: là Bắc Ailen, Xcôtlen (Scotland) và Wales. “Tiểu Vương quốc Ả rập Thống nhất” (United Arab Emirates) là một liên bang gồm 7 tiểu vương quốc (emirate) hợp nhất lại.
Nước “Dân chủ Hy Lạp” (tiếng Hy Lạp phiên âm latin: Elleniki Demokratia) là tên gọi chính thức của nhà nước này, nhưng trong nhiều thứ tiếng khác trên thế giới nó có tên gọi là “Cộng hòa Hy Lạp” (tiếng Anh: Hellenic Republic). Dân chủ và cộng hòa có gì khác nhau? Đây là những hình thức nhà nước trong lịch sử. Thuật ngữ “dân chủ” (tiếng Anh: democracy, tiếng Hy Lạp phiên âm latin: demokratia) bắt nguồn từ hai từ Hy Lạp: demos (nhân dân) và kratos (sự cai trị, sức mạnh), gộp lại có nghĩa là sự cai trị của nhân dân. Thuật ngữ “cộng hòa” (tiếng anh: republic) có nguồn gốc từ hai từ Hy Lạp “res” (công việc) và “publika” (chung). Thuật ngữ này hàm ý: nhà nước cộng hoà là “công việc chung”, khác với chế độ quân chủ (tiếng Anh: monarchy có nguồn gốc tiếng Hy Lạp: monos (một) và arkhos (người cai trị). Cộng hoà và dân chủ trong thời cổ đại Hy Lạp là hai hình thức nhà nước khác nhau. Platôn phản đối nhà nước dân chủ Aten và chủ trương xây dựng một nhà nước cộng hoà lý tưởng. Nhà nước cộng hoà của Platôn là “công việc chung” của đẳng cấp nhà triết học, chứ không phải là công việc chung của nhân dân, vì theo Platôn, số đông nhân dân thì không có tri thức để cai trị nhà nước. Ngày nay, cộng hoà cũng có nghĩa là dân chủ, vì nhà nước cộng hoà là công việc chung của nhân dân. Cộng hoà là hình thức nhà nước phổ biến hiện nay trên thế giới, mặc dù có nhiều nước vẫn gọi nhà nước của họ là “vương quốc”, hoặc chẳng dùng từ cộng hòa để gọi tên nhà nước của họ.
  1. Về cách đặt tên cho một học thuyết, một trường phái
Để đặt tên cho một học thuyết, một trường phái triết học, chính trị-xã hội, người ta thường có mấy cách.
Cách đơn giản nhất là lấy tên người sáng lập, có khi để nguyên tên cộng thêm đuôi “ism” (dịch ra tiếng Việt là chủ nghĩa, đạo, giáo), như chủ nghĩa Marx (Marxism), chủ nghĩa Lênin (Leninism), chủ nghĩa Mao (Maoism), chủ nghĩa Thomas (Thomism), Phật giáo (Buddhism, xuất phát từ Buddha), v.v., hoặc biến danh từ riêng thành tính từ rồi mới cộng thêm “ism” vào. Thí dụ, Khổng giáo (Confucius (Khổng Tử) -> Confucian -> Confucianism), chủ nghĩa Cantơ (Kant -> Kantian ->Kantianism), chủ nghĩa Hêghen (Hegel -> Hegelian -> Hegelianism), v.v..
Cách phổ biến thứ hai trong việc đặt tên cho một học thuyết và cũng là cách gây ra lắm sự rắc rối cho người nghiên cứu là lấy khái niệm trung tâm trong học thuyết đó để đặt tên cho nó. Thí dụ, Đạo gia là một trường phái triết học ở Trung Quốc cổ đại do Lão Tử sáng lập; khái niệm trung tâm của học thuyết này là “Đạo”. Khái niệm này thật khó phiên dịch, nên ngay cả phương Tây cũng phải gọi nó là Daoism hoặc Taoism.
Trong triết học, chính trị học, xã hội học hiện đại, khi đặt tên cho học thuyết của mình, tác giả của nó tìm một thuật ngữ phản ánh được bản chất của học thuyết đó. Do đó chúng tôi nhấn mạnh rằng việc tìm hiểu và giải thích đúng tên của một học thuyết hay trường phái có vai trò vô cùng quan trọng trong việc nghiên cứu cũng như giảng dạy học thuyết đó.
Vì không hiểu khía cạnh này nên nhiều người nghiên cứu và giảng dạy thường ít quan tâm đến tên của học thuyết đó, hoặc chỉ thỏa mãn với cái tên đã được dịch ra tiếng Việt mà không cần quan tâm tìm hiểu nguồn gốc của thuật ngữ.
Thuật ngữ “Pragmatism” là do tác giả của nó Charles Sander Peirce đặt ra. Ông dùng thuật ngữ này có một hàm ý sâu xa của nó. Ta hãy nghe lời phân tích của William James, một trong ba nhà sáng lập chủ nghĩa thực dụng, người đã biến chủ nghĩa thực dụng thành học thuyết lý luận. Trong bài giảng của mình: “What Pragmatism Means” (Chủ nghĩa thực dụng có nghĩa là gì?), James viết:
“Một cái nhìn sơ qua về lịch sử của tư tưởng này sẽ giúp bạn hiẻu tốt hơn thế nào là chủ nghĩa thực dụng. Thuật ngữ này bắt nguồn từ tiếng Hy Lạp “pragma”, có nghĩa là hành động, nó là nguồn gốc của các từ “thực tiễn”, “thực tế” của chúng ta. Thuật ngữ này lần đầu tiên được đưa vào triết học bởi ông Charles Peirce năm 1878”. (1)
Chủ nghĩa thực dụng là một trào lưu triết học ra đời nhằm chống lại các hệ thống triết học duy tâm, kinh viện, giáo điều trước đây. Nó nhấn mạnh vai trò của hành động, của thực tiễn, của kinh nghiệm, của hiệu quả thực tế chứ không phải là của lý luận suông, của những cái trừu tượng, không tưởng, xa rời thực tế. William James nói:
“Nhà thực dụng đại diện cho một thái độ hoàn toàn quen thuộc trong triết học, thái độ kinh nghiệm chủ nghĩa, nhưng hình như đối với tôi, nó đại diện cho thái độ này dưới hình thức vừa triệt để hơn, vừa ít bị phản đối hơn. Nhà thực dụng kiên quyết và vĩnh viễn quay lưng lại với một loạt những thói quen thâm căn cố đế của các nhà triết học chuyên nghiệp. Anh ta xa lánh với sự trừu tượng và sự thiếu bằng chứng, với những giải pháp câu chữ, những lý lẽ tiên nghiệm, với những nguyên lý cố định, những hệ thống khép kín, với những cái được cho là tuyệt đối, là bản nguyên. Nó hướng tới tính cụ thể, sự đầy đủ bằng chứng, tới những sự kiện thực tế, tới hành động, tới sức mạnh”. (2)
Ở nước ta, vì không có điều kiện tiếp xúc trực tiếp với lý luận của học thuyết này, chỉ hiểu qua trung gian các từ điển, các sách được viết ra trong thời kỳ bao cấp ở Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa trước đây nên chủ nghĩa thực dụng chỉ được hiểu ở khía cạnh tiêu cực của nó (tất nhiên, chủ nghĩa thực dụng có mặt tiêu cực của nó), như là “chỉ biết có lợi nhuận”, “lợi ích vật chất trước mắt, không quan tâm đến những mặt khác”, v.v., nhưng mặt tích cực của nó là chống lại tư biện, giáo điều, ảo tưởng, xa rời thực tế; đề cao kinh nghiệm, hiệu quả thực tế … thì không được biết đến. Cần nhắc lại rằng khi gọi tên một học thuyết, chúng ta phải trung thành với tên gốc của nó, không được tự tiện đặt ra một tên khác để gọi học thuyết đó theo cách hiểu sai về thực chất của học thuyết đó, thí dụ, pragmatism (chủ nghĩa hành động, triết học thực tiễn) thì gọi là “chủ nghĩa thực dụng”, conservatism (chủ nghĩa bảo tồn) thì gọi là “chủ nghĩa bảo thủ”, communism (chủ nghĩa cộng đồng) thì gọi là “chủ nghĩa cộng sản”, v.v..
Thuật ngữ “chủ nghĩa hiện sinh” bắt nguồn từ tiếng latin “existentia” do chính ông tổ của trào lưu triết học này (nhà triết học Đan Mạnh Søren Kierkegaard (1813- 1855) sử dụng lần đầu tiên, sau đó được các nhà triết học khác của trường phái này tiếp tục sử dụng. Thuật ngữ “existentia” (latin), “existence” (Pháp, Anh) phản ánh quan điểm cơ bản của trào lưu triết học này, được dịch ra tiếng Việt là “hiện sinh” thì không thoả đáng về ngữ nghĩa, nhưng rất tiếc chưa có nhà nghiên cứu nào đặt vấn đề phải xem xét lại cách dịch thuật ngữ này trong tiếng Việt. Vì thế, chúng tôi cho rằng tuy tên gọi này trong tiếng Việt đã dùng quen rồi khó thay đổi, nhưng cần phải được giải thích thêm mới giúp tránh được cách hiểu lệch lạc về tư tưởng cơ bản của trào lưu triết học này.
Từ “hiện sinh” trong tiếng Việt có nghĩa là là “cuộc sống hiện tại”, vì người ta hiểu sai là các nhà triết học trường phái này chỉ biết có cuộc sống trước mắt, không cần quan tâm đến tương lai (Người ta thường hiểu cuộc sống hiện sinh là “sống gấp”). Thực ra, những nhà hiện sinh Pháp như Jean Paul Sartre, Albert Camus, Simone de Beauvoir không chỉ biết sống cho hiện tại. Họ là những người tích cực tham gia cuộc đấu tranh chống phát xit ở Pháp, ủng hộ phong trào đấu tranh vì tự do của các dân tộc khác trên thế giới. Sartre và Camus là những người được tặng giải thưởng Nobel. Sartre tích cực tham gia và chủ trì phiên tòa thứ hai của Tòa án quốc tế xét xử tội ác chiến tranh của Mỹ ở Việt Nam; còn Beauvoir là người tích cực đấu tranh trong phong trào đòi quyền bình đẳng phụ nữ.
Đặc điểm cơ bản của chủ nghĩa hiện sinh không phải là cổ vũ cho sự “sống gấp” mà là nhấn mạnh tính chủ quan. Đây là đóng góp quan trọng nhất và cũng là sai lầm lớn nhất của trào lưu triết học này. Thuật ngữ “existence” (Anh, Pháp) hay “Dasein” (Đức) là khái niệm nói lên sự tồn tại cá nhân cụ thể, là tồn tại có ý thức , là “tồn tại cho nó” chứ không phải là “tồn tại tự nó”. Ý thức mà chủ nghĩa hiện sinh đề cao là những cảm xúc chủ quan của cá nhân, sự tự do lựa chọn không bị quy định bởi bất cứ cái gì khác ngoài trách nhiệm mà cá nhân tự ý thức được. Luận điểm cơ bản của nó “Hiện sinh có trước bản chất” nói lên đầy đủ quan niệm đó. Chủ nghĩa hiện sinh đề cao sự tự do lựa chọn và trách nhiệm cá nhân, về một phương diện nhất định có thể coi đây là một đóng góp quan trọng, nhưng đồng thời vì nó phủ nhận tính tất yếu và quy luật khách quan nên sự tự do lựa chọn của cá nhân có thể dẫn đến những sai lầm không thể cứu vãn nổi
  1. Về một số thuật ngữ có nguồn gốc từ tiếng Trung quốc nhưng được hiểu sai trong tiếng Việt
Muốn hiểu được tiếng Việt thì phải có một kiến thức nhất định về thuật ngữ Hán-Việt, cũng giống như muốn đọc tiếng Anh, pháp, Nga … thì phải hiểu nguồn gốc Hy Lạp, Latin của nhiều thuật ngữ trong các thứ tiếng này. Nhiều khi nếu có nghi ngờ về cách hiểu quen thuộc đối với một số thuật ngữ Hán-Việt thì cần tham khảo cách dịch các thuật ngữ này trong các thứ tiếng phương Tây như tiếng Anh. Thí dụ, “tính” là gì trong câu nói của Khổng Tử “Tính tương cận, tập tương viễn”. Nhiều người thường hiểu “tính” là ý thức, là nhân cách, nhưng nếu tham khảo các sách phương Tây thì thấy rằng “tính” tức là bản tính tự nhiên của con người (human nature), mầm mống của nó đã có sẵn khi con người sinh ra không đợi đến giáo dục, học tập mới có. Cách hiểu này không có gì mới lạ nếu ta đọc đoạn trích sau đây từ Tuân Tử: “Phàm là người thì đều giống nhau: đói thì muốn ăn, lạnh thì muốn ấm, mệt thì muốn nghỉ, thích điều có lợi mà không thích điều có hại cho mình. Đấy là cái con người sinh ra vốn đã có, không đợi đến khi học hành mới có”.
“Nho” trong Nho gia có nghĩa là là gì? Có nhiều cách hiểu khác nhau ở Việt Nam, Trung Quốc khó có thể khẳng định cách hiểu nào là chính xác. Ở phương Tây “nho” được dịch là scholar có nghĩa là là “học giả”. Nho gia 儒 家 được dịch là trường phái các học giả (school of the scholars). Từ “giáo” trong “Nho giáo”, “Khổng giáo”, “tam giáo” có nghĩa là gì? Nhiều người thường hiểu “giáo” là tôn giáo. Ở phương Tây, các từ như Nho giáo 儒 教 được dịch là “Study of the Scholars”; Khổng giáo 孔 教 “Teaching of Confucius”; “giáo” là giáo dục, học thuyết, chứ không phải là tôn giáo. Phương Tây thường lấy tên của Khổng Tử (được một nhà truyền giáo phương Tây dịch ra tiếng latin là Confucius) để đặt tên cho trường phái này là Confucianism (chủ nghĩa Khổng Tử, Khổng giáo) (3)
Trước đây ở nước ta đã từng có thời kỳ “tam giáo” được các nhà nước phong kiến lấy làm nội dung học tập, thi cử. Tam giáo (Nho giáo, Lão giáo, Phật giáo) không có nghĩa là “ba tôn giáo”, mà chỉ là ba học thuyết. Tam giáo được nghiên cứu với tư cách là những học thuyết triết học, đạo đức, chứ không phải ở khía cạnh tôn giáo. Hồ Chí Minh trong khi trả lời một nhà báo Liên Xô đã nói: “Tôi sinh ra trong một gia đình nhà Nho An Nam… Thanh niên trong những gia đình ấy thường học Khổng giáo, đồng chí biết chắc Khổng giáo không phải là tôn giáo mà là một thứ khoa học về kinh nghiệm đạo đức và phép ứng xử”. (4)
Trong bài thơ “Dạ bán”(5) của Hồ Chí Minh có những khái niệm như “thiện”, “ác” là những thuật ngữ có liên quan đến ngôn ngữ triết học Trung Quốc. Để hiểu rõ tư tưởng Hồ Chí Minh trong bài thơ này, cần phải nhắc lại cuộc tranh luận trong phái Nho gia về bản tính của con người. Mạnh Tử cho rằng bản tính con người là “thiện”. Sách Tam Tự Kinh ra đời thời Nhà Tống đã đứng trên quan điểm của Mạnh Tử khi cho rằng “Nhân chi sơ, tính bổn thiện. Tính tương cận, tập tương viễn”. Tuy nhiên, một nhà Nho khác là Tuân Tử lại có quan điểm ngược lại, cho rằng bản tính con người là “ác”. Ông nói “Nhân chi tính ác, kỳ thiện giả nguỵ giả”, nghĩa là “Bản tính con người là ác, còn thiện là nguỵ” (do con người làm ra). Ông lập luận: “Tính người ngày nay, trời sinh có kẻ hiếu lợi, do đó, mới sinh ra vấn đề tranh đoạt mà mất đi đức tính khiêm nhường… Trời sinh người ta có thứ dục vọng bởi tai mắt, thích nghe cái hay, nhìn cái đẹp do đó. mới sinh ra vấn đề dâm loạn, mà mất đi lễ nghĩa, đạo lý văn hóa. Vậy thì, nếu cứ chiều theo tính và thuận theo tình của con người, thì sẽ diễn ra cảnh tranh giành, phạm tội loạn ly, rồi quy hết về bạo lực… Cứ nhìn theo đó thì đã quá rõ ràng, tính người là ác vậy”.
Hồ Chí Minh có một cách nhìn khác với hai quan điểm trên của Mạnh Tử và Tuân Tử. Con người không có bản tính cố hữu là thiện hay ác. Đứa trẻ khi chưa được giáo dục nó có bản tính tham ăn, ích kỷ, dưới con mắt của người lớn không ai cho đó là “ác” cả. Bản tính tự nhiên của đứa trẻ có thể trở thành thiện hay ác khi đứa trẻ lớn lên đến một độ tuổi nhất định và phải thông qua giáo dục xã hội cùng với sự rèn luyện của bản thân đứa trẻ đó. Hồ Chí Minh cho rằng nhân cách con người phần nhiều do giáo dục, rèn luyện mà có và chỉ biểu hiện ra trong quan hệ và hoạt động xã hội. Khi ngủ thì ai cũng như nhau. Đến khi thức dậy (nghĩa là khi hành động) mới phân ra người thiện, kẻ ác. Ngục trung Nhật Ký viết bằng chữ Hán là một tác phẩm của Hồ Chí Minh, nổi tiếng không chỉ trong nước mà cả thế giới và đã được dịch ra nhiều thứ tiếng trên thế giới. Nhiều học giả Trung Quốc, trong đó có nhà thơ nổi tiếng Quách Mạt Nhược khi đọc xong tập thơ này đã nhận xét là trong tập thơ này có nhiều bài thơ có trình độ sánh ngang hàng với thơ Đường, thơ Tống là những thời kỳ đỉnh cao của thơ Trung Quốc. Đã có nhiều bản dịch ra tiếng Việt, nhưng chưa có bản nào phản ánh một cách trung thực được giá trị của tác phẩm. Bài thơ Dạ bán thể hiện một tư tưởng triết học sâu sắc của Hồ Chí Minh về nguồn gốc, phương thức biểu hiện nhân cách, đạo đức của con người. Tuy nhiên, Nam Trân mặc dù hiểu đúng (thể hiện trong cách giải thích), nhưng khi dịch ra thơ thì lại xuyên tạc tư tưởng triết lý của bài thơ. Thiện được dịch là “hiền”, ác là “dữ” thì không chính xác, vì thiện, ác là những phạm trù đạo đức, thuộc cấp độ ý thức xã hội; còn hiền, dữ chỉ là cá tính, thuộc cấp độ tâm lý cá nhân. Hiền chưa hẳn là thiện, dữ chưa hẳn là ác. Sự khác nhau về nhân cách (thiện, ác) mới là cái không có sẵn, phần nhiều do giáo dục mới có. Còn sự khác nhau về cá tính, như hiền lành (điềm tính, dễ tính, nhu mì) hay hung dữ (hung hăng, nóng nảy, dễ bị kích động), hoạt bát hay trầm tính, v.v.. không phải chủ yếu là do giáo dục; chúng một phần có liên quan đến cấu trúc thần kinh, nhiễm sắc thể, hooc-môn, hóa chất, v.v., trong cơ thể của mỗi người. Điều này đã được khoa học và tâm lý học hiện đại nghiên cứu.
Hơn nữa, trong tiếng Việt, nói thiện, ác thì ai cũng hiểu được, cần gì phải dịch ra hiền, dữ làm sai nghĩa đi.
Tài liệu tham khảo
(1), (2) William James, What Pragmatism Means, có thể đọc bài này ở địa chỉ: http://www.marxists.org/reference/subject/philosophy/works/us/james.htm hoặc ở nhiều trang web khác.
(3) Confucianism, http://en.wikipedia.org/wiki/Confucianism
(4) Hồ Chí Minh, Toàn tập, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, t. 1, tr. 477
(5) Hồ Chí Minh, Toàn tập, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, t.3, tr.283
Nguồn:Tạp chí Triết học số 01 tháng 01 -2010
Posted by Từ Nguyên Học at 10:51 No comments:
Email ThisBlogThis!Share to XShare to FacebookShare to Pinterest
Labels: sưu tầm trên mạng, thuật ngữ chính trị, thuật ngữ triết học

Thursday, 10 October 2019

Dấu xưa Tuy Phong (Phan Chính - Văn Chương Việt)

Dấu xưa Tuy Phong (Phan Chính)
 
            Qua ngữ liệu, nguồn gốc địa danh của một vùng đất người ta có thể hình dung được một phần nào quá trình hình thành và những dấu tích có giá trị lịch sử mà thời gian đã dần dần đánh mất. Tuy Phong ngày nay được biết đến là một nơi địa đầu của tỉnh Bình Thuận, khắc nghiệt của nắng gió nhưng được thiên nhiên bù đắp lại bằng nhiều di tích, danh thắng luôn là những dấu ấn vừa lôi cuốn vừa lạ lùng.Thời gian từ phủ nâng thành tỉnh Bình Thuận vào năm Minh Mạng thứ 13 (1832), chia làm hai phủ Ninh Thuận và phủ Hàm Thuận, cùng lúc lập thêm 2 huyện Tuy Phong và Tuy Định (theo tổ chức hành chánh bấy giờ huyện trực thuộc phủ). Năm 1836, phủ Ninh Thuận (thuộc tỉnh Bình Thuận) có 2 huyện An Phước, Tuy Phong. Huyện Tuy Phong có 4 tổng Bình An, Nghĩa Lập,Tuy Tịnh và tổng đảo Phú Quý (Thuận Tĩnh) gồm 10 đảo lớn nhỏ.
           Theo địa chí tỉnh Bình Thuận, năm đầu Đồng Khánh(1886) trích 2 tổng Truy Tĩnh và La Bá cho thuộc Hòa Đa Thổ huyện và sau đó tách 7 xã cũ Tuy Phong đưa vào phủ Ninh Thuận và sáp nhập vào tỉnh Khánh Hòa. Huyện Tuy Phong lúc này còn hai tổng Bình Thạnh, Tuy Tịnh thuộc về phủ Hàm Thuận (Bình Thuận). Từ năm 1910, tổ chức hành chánh Phủ và Huyện ngang nhau, tỉnh Bình Thuận có 2 phủ Hàm Thuận và Phan Lý (Chăm) và các huyện Hòa Đa (Kinh), Tuy Lý (Chăm), Tánh Linh và Tuy Phong (gồm tổng Bình Thạnh và Phú Quý)… Sự thay đổi về địa giới, sáp nhập đối với Tuy Phong trong quá trình lịch sử hình thành vùng đất cũng là cơ hội để hội tụ được những giá trị hòa hợp, làm nên bản sắc văn hóa của địa phương.  
          Trong “Bài vè thủy trình từ Huế vô Sài Gòn” (tập san Sử-Địa, Saigon 1970), đoạn qua vùng biển Tuy Phong với lời lẽ thô mộc, dọc dài các địa danh mà chính xác như một bức hải đồ: “Qua Mũi Dinh cho liền chín vại/ Tắt mặt trời xách lái ra đi/ Nhắm chừng bãi Lưới đã qua/ Tây phương chỉ mũi lái đà gác đông/ An Hòa lẳng lặng muôn phần/ Bãi Tiên đã khỏi khu Ông lại gần/ Lau Cau, Cà Ná là đây/ Lòng Sông mũi Chọ thẳng ngay La Gàn/ Ngó vô thuyền đậu nghênh  ngang/ Gành Son, Trại Lưới xênh xang làm nghề/ Cửa Duồng nay đã gần kề/ Lạch kia Phan Rí ghe nghề xôn xao…”. Với chiều dài bờ biển 50 km từ địa giới tỉnh Ninh Thuận đến bờ sông Sông Lũy- Phan Rí Cửa, theo sách xưa đó là vũng La Loan rồi kế tiếp là vũng La Xa nhưng theo tư liệu Trung Hoa thì thường gọi tắt tên cũ nguyên là chữ Hán phiên âm từ gốc tiếng Chăm.
            Thời xưa, giao thông bắc- nam chỉ theo đường biển và đường quan lộ. Đường biển bằng ghe bầu, giương buồm nương mùa gió mà đi. Bài vè để cho các lái (tài công) dựa theo các địa danh ven bờ ghé vào lấy nước ngọt, thực phẩm hay mua bán và tránh xa những mũi đá, rạn ngầm hiểm nguy bằng bài vè ngâm nga cho dễ nhớ, dễ đọc. Từ bắc vào nam có bài vè từ Huế ra Nam Định gồm 150 câu và từ Huế vào Sài Gòn có 182 câu. Trong đó, nguồn tư liệu bài vè này có sự góp phần rất lớn của ông Lê Văn Tho, một nhà hàm hộ nổi tiếng ở Phan Thiết. Tuy nhiên trong ghi chép, chữ viết, phát âm của ngư dân địa phương có nhiều địa danh khác nhau nhưng vẫn có thể suy luận được.Bờ biển Bình Thuận kéo dài 192 km, trong đó Tuy Phong có 50 km mà gần 10 địa danh được nhắc đến, nhưng do quá trình phát triển cư dân đã làm biến mất và được thay thế bằng những địa danh hành chánh mới.
          Trong các địa danh có nguồn gốc từ xa xưa, thì La Gàn ngày nay có một lai lịch khá đặc biệt. Theo đó mũi La Càn, La Xa đều phiên âm Latin từ chữ Hán La Càn, Lagan. Đến năm Minh Mạng thứ 6 (1825) đổi thành La Hàn. Qua bản đồ của giám mục Taberd, một nhà truyền giáo, từ năm 1838 đã lập ra bản đồ “An Nam đại quốc họa đồ” ghi chép khá đầy đủ về biển đảo Việt Nam bao gồm cả quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa lưu trữ tại thư viện Đại học Yale. Địa danh La Gàn, xuất xứ do phiên âm từ chữ Hán là La Càn và trên bản đồ ghi mũi “Lagan”, nên chuyển qua chữ Việt trở thành địa danh La Gàn. Trường hợp này cũng tương tự địa danh Khê Gà/ Khe Gà (Hàm Thuận Nam) khi trên bản đồ của người Pháp là Kéga- phát âm thành Kê Gà hay mũi Vị Nê viết là Viné, đọc tắt thành Mũi Né cho đến sau này.
          Một địa danh nữa được nhắc tới mà hiện nay cũng có nhiều cách viết, cách giải thích khác nhau, đó là Cù lao Câu (Hòn Cau). Tên gọi từ rất xưa với hòn đảo thơ mộng này là Tân Lang Dữ (dữ là đảo, hòn) do chuyển từ tên Nôm ra Cù Lao Cau, không phải như nhiều người nghĩ Cù Lao Câu ở đây là nơi thu hút ngư dân làm nghề câu vì tập trung có nhiều cá biển. Thực ra Tân Lang có nghĩa là cây cau (aréquier), tức cùng nghĩa là người mới cưới vợ. Trên bản đồ phủ Ninh Thuận trong “Thông quốc diên cách hải chử” cũng có ghi Tân Lang Dữ. Các bản đồ về tuyến đường biển đông Ấn Độ từ năm 1618 hoặc bản đồ Taberd cũng ghi “Cù Lao Cau”. Như vậy, đúng nghĩa phải là Cù Lao Cau (hòn Tân Lang/ Tân Lang Dữ) nhưng do bị chệch âm của người bản địa từ Cau thành Câu. Hòn đảo này cách bờ xã Phước Thể gần 7 hải lý, cảnh quan đã đẹp về tên gọi nhưng còn có giá trị tiềm năng thiên nhiên với khoảng 234 loài san hô, 34 loài thủy sinh vật biển quý hiếm…
           Trên bản đồ Đại Nam nhất thống chí dưới triều Nguyễn (1838) có mô tả một động cát màu đỏ chạy dài từ thôn Lương Sơn đến thành cũ. Ghe thuyền di chuyển ngang qua vùng biển La Gàn đều nhìn thấy động cát đỏ này. Động cát có tên gọi chữ Hán là Xích Thổ Cương (Cương là sống đất) tức Gò Đất Đỏ. Dưới chân động có giếng nước Long Hạm, mạch nước ngọt trong veo. Thời Tự Đức thứ 12 (1859) có lập một đồn binh đặt tên đồn Xích Thổ, khoảng gần cầu sông Đồng. Trước năm 1975,tại đây có một đồn lính VNCH trú đóng với tên đồn Xích Thố, dù có sự lẫn lộn nhưng trở thành quen thuộc của người dân địa phương về một địa danh, bởi cho rằng “xích thố” là con ngựa chiến có bộ lông màu đỏ của đồn binh ngày xưa. Thực ra nghĩa của chữ Thố không phải là ngựa và cũng không mang ý nghĩa gì với địa hình dải đồi đất đỏ nổi lên giữa vùng cát trắng mênh mông ở đây.
           Quá trình phát triển cư dân có xu hướng từ bắc vào nam, thì Tuy Phong có nhiều ưu thế là cửa ngõ Bình Thuận, nhưng từ Cá Ná vào chỉ là vùng đất cát hoang hóa, lùm bụi và thú dữ hoành hành cho nên dân cư chỉ dồn về phần đất dọc biển phía nam. Theo tư liệu trong “Việt Nam những sự kiện lịch sử” thì ngày 18.2.1916, toàn quyền Đông Dương ra nghị định thành lập thị xã Phan Rí (Bình Thuận), tức cách đây 100 năm và chỉ sau năm thành lập thị xã Phan Thiết (1898) không xa. Lần theo những địa danh xưa nay không còn trong hệ thống hành chánh nhưng có thể hình dung được sức sống tiềm ẩn của vùng đất đầy nắng gió, khô hạn quanh năm và một thời bị băm nát bởi chiến tranh.Vậy mà, những địa danh cũ, mới lại đầy sức sinh động vươn mình với nghề khai thác hải sản truyền thống như Phan Rí Cửa, Phước Thể, bãi Dẻ, bãi Đá Chẹt, bãi Đầm, bãi Trọ, La Gàn… Tuy Phong có lợi thế một bãi biển được thiên nhiên ưu đãi giàu cảnh sắc tuyệt vời trong không gian biển trời lãng mạn. Đó là Gành Son, Đồi Dương, Bình Thạnh và các di tích văn hóa, lịch sử cách mạng như chùa Cổ Thạch, Tháp Chăm, đình Bình An, đồi Cát Bay, lăng Ông Nam Hải… gắn liền với những huyền thoại, những câu chuyện có giá trị nhân văn. Cù Lao Câu, bãi đá bảy màu ở bãi biển Bình Thạnh đã trở thành “đặc sản” thu hút ngày càng nhiều đối với khách du lịch từ các nơi.Với đường sắt song hành cùng quốc lộ lA tuyến bắc- nam,Tuy Phong có nhiều thuận lợi về giao thương, kết nối với các vùng miền trong phát triển kinh tế.
            Tính từ năm 1832,Tuy Phong được thành lập huyện đến nay đã đi qua chặng đường lịch sử 174 năm hình thành và phát triển với bao nỗi thăng trầm. Địa giới Bình Thuận với Ninh Thuận từ cột mốc là rặng núi đá Cà Ná hoang sơ chạy dài, trườn mình ra biển trở thành bức bình phong che chắn và làm nên vùng đất biển Tuy Phong êm ả, sóng nước hiền hòa.Từ khi làn sóng lưu dân các tỉnh miền Trung và một bộ phận người Chăm xuôi nam đã chọn nơi này mở đất lập làng, quần tụ cư dân qua những địa danh mang dấu tích xa xưa. Những địa danh đó đã gợi lên hình tượng cứng cỏi, bản lĩnh trước sóng gió mà rất đỗi tự hào đứng vững trên mảnh đất thiêng liêng. Không phải tự dưng Gành Son, Xích Thổ Cương nhuộm mình sắc đỏ, bãi đá màu Bình Thạnh lung linh dưới nắng trời, tiếng chuông chùa Cổ Thạch, Bảo Sơn tự vẫn rưng rưng …bởi phải thấm đẫm máu, nước mắt của các thế hệ nối tiếp nhau để có điều kỳ diệu trên quê hương Tuy Phong hôm nay.


Số lần đọc: 1181
Ngày đăng: 21.10.2016

Posted by Từ Nguyên Học at 14:41 No comments:
Email ThisBlogThis!Share to XShare to FacebookShare to Pinterest
Labels: địa danh, sưu tầm trên mạng
Newer Posts Older Posts Home
Subscribe to: Posts (Atom)

Bài được nhiều người đọc trong tuần

  • Nửa và nữa khác nhau thế nào?
    Người miền Nam thường gặp nhiều khó khăn khi phải phân biệt hỏi ngã. Cách giải quyết căn bản là dựa vào nghĩa của từ để nhớ mặt chữ: nửa ,...
  • Mắt hay mắc?
    Các từ điển trước đây chỉ có mắt (Paulus Huình Tịnh Của, 1896b:22; Génibrel, 1898:443 Hội Khai Trí Tiến Đức, 1931:307, Thanh Nghị, 1967:885...
  • Quốc tế và thế giới khác nhau thế nào?
    Phân biệt hai từ này không khó.  Cái gì xảy ra giữa hai hay nhiều quốc gia với nhau thì gọi là quốc tế . Tiếng Anh, tiếng Pháp dùng từ int...
  • Mũ ca nô là mũ gì?
    Từ điển chỉ có ca nô với ý nghĩa là thuyền máy cỡ nhỏ, có mạn cao, khoang có nhiều ngăn chia làm buồng máy, buồng lái,... dùng chạy trê...
  • Mắc chứng gì rủ nhau đánh Huỳnh Công Tín?
    Gần đến ngày nhà báo Việt Nam tự nhiên các nhà ngôn ngữ học xúm lại sỉ vả ông Huỳnh Công Tín chỉ vì mục từ NHÀ BÁO trong quyển từ điển ...
  • Pháp có phim cấp 3 không?
    Từ năm 1988 luật pháp Hồng Kông bắt buộc tất cả phim ảnh đều phải được cơ quan quản lý ngành truyền hình và giải trí kiểm tra phân loạ...
  • LỜI KÊU GỌI CỦA ĐẢNG NGÀY 4/3/1979
    LỜI KÊU GỌI CỦA ĐẢNG NGÀY 4/3/1979 LỜI KÊU GỌI Hỡi đồng bào và chiến sĩ cả nước! Từ ngày 17 tháng 2 năm 1979, bọn cầm quyền phả...
  • Giấu giếm hay dấu diếm?
    Có hai từ dấu . Một có nghĩa là yêu (ví dụ: yêu dấu ). Từ kia có nghĩa là vết (ví dụ: dấu vết ). Giấu và giấu giếm đều có nghĩa l...
  • Tại sao áo nịt ngực phụ nữ được gọi là xu chiêng?
    Xu chiêng là phiên âm của từ soutien-gorge tiếng Pháp. Từ này vào tiếng Việt có các biến thể khác như xu chiên, xu cheng, xú cheng, xú ...
  • Sơ cua hay xơ cua?
    Sơ cua / xơ cua do secours tiếng Pháp, nghĩa là dự phòng . Trên sách báo xưa nay xơ cua có vẻ bị lép vế. * Xe hơi, của tên...

Chủ đề

ẩm thực (46) An Chi Huệ Thiên (11) ẩn dụ (3) Bắc Bộ (1) bại não (22) Bãi Rác (1) bản thảo (3) Biển Đông (5) bò đỏ (11) Brian Wu (20) Bùi Mạnh Hùng (1) bút danh (1) cải cách ruộng đất (2) Cao Tự Thanh (1) Cao Xuân Hạo (3) cây cỏ (37) chân dung (41) chiến tranh Đông Dương lần 1 (52) chiến tranh Đông Dương lần 2 (50) chiến tranh Đông Dương lần 3 (7) chính sách ngôn ngữ (11) chính tả (62) chơi chữ (3) chữ Quốc Ngữ (17) chú thích (5) chuẩn (1) chuyện nghề (4) cờ bạc (4) cổ sử (32) cổ văn (1) Cô-rô-na (2) Công giáo (4) cú pháp (5) đa nghĩa (2) dân ca (1) đạo văn (1) địa danh (59) dịch thuật (87) Điện Biên Phủ (4) điều tra xã hội học (1) định nghĩa (25) Đỗ Mười (1) đồng âm (6) động vật (4) dư luận viên (13) đường bộ (5) đường sắt (3) ebook (1) ghi (1) ghi chú (538) giải hoặc (19) giáo dục (45) giáo dục lịch sử (14) hải ngoại (29) Hải Phòng (1) Hán Nôm (43) Hồ Chí Minh (34) Hoàng Phê (1) Hoàng Tuấn Công (3) Hội Nhà Văn Việt Nam (1) huyền thoại anh hùng (48) huyền thoại tiếng Việt trong sáng và giàu đẹp (45) không còn trang gốc (8) kiêng kỵ (2) lá cải (1) Lê Duẩn (4) Lê Đức Thọ (1) lễ hội (1) Lê Thế Mẫu (5) lịch (1) lịch sử cận đại (120) lịch sử hiện đại (302) lịch sử trung đại (2) lịch sử Việt ngữ học (2) liêm chính học thuật (4) Liên Xô (1) lưỡi gỗ (2) lưu manh giả danh trí thức (4) mặc cảm nhược tiểu (1) mại dâm (1) mạng xã hội (2) Mao Trạch Đông (1) Nam Bộ (5) Nam Úc (16) Ngô Đình Diệm (2) ngữ âm (3) ngư nghiệp (1) ngữ pháp chức năng (4) người Chăm (2) người Hoa (16) người trong nghề (1) Nguyễn Ái Quốc (6) Nguyễn Đức Dân (3) Nguyễn Đức Tồn (2) Nguyễn Hữu Quyền (24) Nguyễn Khuyến (1) Nguyễn Ngọc (1) Nguyễn Ngọc Chính (1) Nguyễn Thành Nam (1) Nguyễn Thế Truyền (1) Nguyễn Trung Tú (6) Nguyễn Vân Phổ (1) Nguyễn Văn Vĩnh (1) Nhã Thuyên (3) nhân danh (2) Nhân Văn - Giai Phẩm (3) Phạm Quỳnh (6) Phạm Thị Anh Nga (1) Phạm Thị Hoài (1) Phan Ngọc (1) phân tích diễn ngôn (1) phê bình văn học (1) phiên âm (17) phim ảnh (8) phong cách văn chương (1) phương ngữ (18) quan chế (1) quan hệ Việt Nga (4) quan hệ Việt Trung (12) Sài Gòn xưa (2) sạn (70) sao phỏng ngữ nghĩa (13) su (1) sử học (4) sưu tầm trên mạng (754) Tây Sơn (1) Tây Úc (2) thành ngữ & tục ngữ (19) thể thao (1) Thích Chân Quang (1) Thiên Lương (3) thống kê cú pháp (1) thuật ngữ báo chí (1) thuật ngữ chính trị (13) thuật ngữ cơ khí (11) thuật ngữ Công giáo (17) thuật ngữ dân tộc học (2) thuật ngữ địa chất (2) thuật ngữ điện ảnh (1) thuật ngữ giao thông vận tải (16) thuật ngữ kinh tế & tài chính & ngân hàng (6) thuật ngữ mỏ (1) thuật ngữ ngôn ngữ học (9) thuật ngữ Phật giáo (5) thuật ngữ quân sự (60) thuật ngữ thể thao (4) thuật ngữ thực vật học (16) thuật ngữ tin học (3) thuật ngữ toán học (1) thuật ngữ triết học (3) thuật ngữ vật lý (1) thuật ngữ xây dựng (12) thuật ngữ y dược (5) tiếng chim hót (4) tiếng lóng (2) tiếng Việt trung đại (3) tiểu thuyết lịch sử (4) tình dục & hôn nhân & gia đình (54) Tố Hữu (1) tòa căng-gu-ru (1) tôn giáo (2) trắc địa (1) Trần Kiều Ngọc (5) Trần Nhật Quang (3) trang phục (21) Trung Cộng (2) Trường Chinh (2) truyền hình (1) truyện Kiều (1) từ điển học (63) từ láy (2) tư liệu (34) từ mượn âm (10) từ ngữ cổ (4) từ ngữ nghề nghiệp (2) từ ngữ tân tạo (1) từ nguyên dân gian (35) từ quốc tế (8) từ trắc học (16) Ukraina (14) văn chương (36) văn dĩ tải đạo (7) văn hóa (12) văn học Pháp (1) văn học Việt Nam (2) văn nghệ (8) vè (1) vệ sinh (1) vẹt (2) vĩ cuồng (2) Việt Nam Cộng Hòa (8) Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa (1) Việt Nam Quốc Dân Đảng (1) Võ Nguyên Giáp (2) vòng danh lợi (1) Vương Tấn Việt (1) xưng hô (1)

Số lượt khách

Lưu trữ

  • ▼  2024 (11)
    • ▼  December (2)
      • Các từ xà bông / xà phòng từ đâu mà ra?
      • Bi kịch ở đâu?
    • ►  November (2)
    • ►  October (1)
    • ►  August (1)
    • ►  March (1)
    • ►  February (1)
    • ►  January (3)
  • ►  2023 (11)
    • ►  October (1)
    • ►  September (3)
    • ►  July (1)
    • ►  June (2)
    • ►  April (2)
    • ►  February (1)
    • ►  January (1)
  • ►  2022 (46)
    • ►  December (5)
    • ►  October (6)
    • ►  September (7)
    • ►  July (1)
    • ►  June (5)
    • ►  April (11)
    • ►  January (11)
  • ►  2021 (64)
    • ►  December (12)
    • ►  November (23)
    • ►  October (1)
    • ►  August (1)
    • ►  July (11)
    • ►  June (3)
    • ►  May (1)
    • ►  April (1)
    • ►  March (9)
    • ►  February (1)
    • ►  January (1)
  • ►  2020 (28)
    • ►  December (1)
    • ►  August (9)
    • ►  July (3)
    • ►  June (2)
    • ►  May (1)
    • ►  March (5)
    • ►  February (5)
    • ►  January (2)
  • ►  2019 (64)
    • ►  December (4)
    • ►  November (10)
    • ►  October (26)
    • ►  September (8)
    • ►  August (1)
    • ►  July (2)
    • ►  June (3)
    • ►  May (2)
    • ►  April (2)
    • ►  March (2)
    • ►  February (2)
    • ►  January (2)
  • ►  2018 (62)
    • ►  December (3)
    • ►  November (2)
    • ►  October (5)
    • ►  September (2)
    • ►  August (8)
    • ►  July (23)
    • ►  June (10)
    • ►  May (2)
    • ►  April (5)
    • ►  February (1)
    • ►  January (1)
  • ►  2017 (41)
    • ►  October (7)
    • ►  September (4)
    • ►  August (10)
    • ►  July (1)
    • ►  June (7)
    • ►  April (6)
    • ►  February (1)
    • ►  January (5)
  • ►  2016 (33)
    • ►  December (1)
    • ►  October (5)
    • ►  September (3)
    • ►  August (1)
    • ►  July (2)
    • ►  June (8)
    • ►  May (2)
    • ►  April (1)
    • ►  February (7)
    • ►  January (3)
  • ►  2015 (36)
    • ►  December (1)
    • ►  November (14)
    • ►  October (4)
    • ►  August (5)
    • ►  June (2)
    • ►  May (4)
    • ►  April (6)
  • ►  2014 (239)
    • ►  December (3)
    • ►  November (3)
    • ►  October (8)
    • ►  September (4)
    • ►  August (6)
    • ►  July (8)
    • ►  June (12)
    • ►  May (31)
    • ►  April (37)
    • ►  March (60)
    • ►  February (47)
    • ►  January (20)
  • ►  2013 (402)
    • ►  December (8)
    • ►  November (20)
    • ►  October (43)
    • ►  September (79)
    • ►  August (49)
    • ►  July (37)
    • ►  June (35)
    • ►  May (38)
    • ►  April (46)
    • ►  March (21)
    • ►  February (11)
    • ►  January (15)
  • ►  2012 (351)
    • ►  December (30)
    • ►  November (33)
    • ►  October (27)
    • ►  September (24)
    • ►  August (33)
    • ►  July (42)
    • ►  June (35)
    • ►  May (37)
    • ►  April (30)
    • ►  March (24)
    • ►  February (13)
    • ►  January (23)
  • ►  2011 (125)
    • ►  December (22)
    • ►  November (21)
    • ►  October (23)
    • ►  September (14)
    • ►  August (29)
    • ►  July (11)
    • ►  June (5)

Người đọc thường xuyên

Tác giả

  • Dummy French
  • MPT
  • Secret Garden
  • Từ Nguyên Học
  • Từ Trắc Học

Công Đức Vô Lượng

  • Gallica
  • Quán Ven Đường
  • Thư Viện Quốc Gia Việt Nam
  • Thư Viện Tiếu Lùn
  • Tủ Sách Tiếng Việt

Blog

  • Yêu Hán Nôm
    Tần cối giết Nhạc Phi - đánh bức tượng sắt để tỏ mình chính nghĩa?
    1 day ago
  • Nghiên Cứu Lịch Sử
    Những ngày cuối cùng của Hitler (Bài 9)
    1 day ago
  • Chính Hồi Ức
    “Thương Tiếc” – Người & Tượng
    2 days ago
  • Tuấn Công Thư Phòng
    “Có đi có lại” và “Có đi có lại mới toại lòng nhau”
    4 weeks ago
  • Khmerologie
    Anne-Laure Porée, Carnet noir d’un Khmer rouge
    2 months ago
  • Trần Đình Sử
    TIỂU THUYẾT TRONG CHIỀU KÍCH VĂN HÓA HỌC THẾ KỶ XX
    6 months ago
  • SEAsian History - Lê Minh Khai
    Here is an Example of the Problem with the Scholarship on “Srivijaya”
    1 year ago
  • Vietnam Corpus Linguistics - Đào Hồng Thu
    3.1. Khái niệm đánh dấu
    4 years ago
  • Tiếng Việt
    "Không có gì quý hơn độc lập, tự do"
    5 years ago
  • Quách Hiên
    Độc sử nghi vấn (1)
    5 years ago
  • Archaeological*Highlights - Lâm Thị Mỹ Dzung
    Nghiên cứu về vai trò của giới qua tư liệu khảo cổ học
    6 years ago
  • FREEDOM IS NOT FREE (Le Tung Chau Library)
    Chứng Tích bên phía CSBV part 3
    6 years ago
  • Ngôn Ngữ Việt Nam
    Lý thuyết đa thanh trong phân tích diễn ngôn
    6 years ago
  • Chi (Đặng Thị Vân Chi)
    Giới thiệu sách “ Phong trào yêu nước chống thực dân Pháp xâm lược của nhân dân Việt Nam cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX”.
    6 years ago
  • THỰC TIỄN & CƠ SỞ LÝ LUẬN BÁO CHÍ
    Hôm nay ngày 10 tháng 01 năm 2019
    6 years ago
  • Trần Trọng Dương
    Từ nguyên của thịt SẤN- thịt THĂN?
    7 years ago
  • Nam Ròm
    Hồi Ức Một Đời Người (tháng 8/2016 tới 2/2018) - Mục lục bài viết của anh Nguyễn Ngọc Chính
    7 years ago
  • Nam Ròm
    Hồi Ức Một Đời Người (tháng 8/2016 tới 2/2018) - Mục lục bài viết của anh Nguyễn Ngọc Chính
    7 years ago
  • sapcham
    Phương án chữ Việt của PGS TS Bùi Hiền là kiểu Akhar Thrah của Champaka
    7 years ago
  • TIẾNG VIỆT: NGẪM NGHĨ...
    CẢ và TẤT CẢ
    7 years ago
  • Bãi Rác
    Từ bảo vệ lên làm chủ tịch hội đồng khoa học thì sao?
    8 years ago
  • Chữ Nôm
    Phật thuyết A Di Ðà Kinh
    8 years ago
  • Cham Studies
    Chế Bồng Nga, Lê Thánh Tông và Hoàng đế nhà Minh
    8 years ago
  • Từ Trắc Học
    Mười cách chứng minh kẻ cắp không phải là kẻ cắp
    9 years ago
  • Ghi Chú Ngữ Âm Tiếng Pháp
    Cách đọc tên của viên cao ủy Pháp ở Đông Dương hồi năm 1947
    11 years ago
  • Thư Viện Trực Tuyến
    БОЛЬШАЯ БЕСПЛАТНАЯ БИБЛИОТЕКА - МЕЧТА ЛЮБОГО КНИГОЛЮБА (TULULU)
    12 years ago
  • Tự học Hán văn
    Luận ngữ / Thiên 1: Học nhi / Câu số 7
    14 years ago
  • Intermediate Vietnamese
    Huế
    16 years ago
  • Future Ahead - Nguyễn Tiến Hải
Show 5 Show All

Web Chuyên Ngành

  • Bảo Tàng Hồ Chí Minh
  • Hội Khoa Học Lịch Sử Bình Dương
  • Khoa Ngôn Ngữ Học - Đại Học Khoa Học Xã Hội & Nhân Văn Hà Nội
  • Phê Bình Văn Học
  • Trung Tâm Phổ Biến và Giảng Dạy Ngôn Ngữ
  • Trung Tâm Văn Hóa Học Lý Luận và Ứng Dụng
  • Viện Nghiên Cứu Hán Nôm

Tư Liệu

  • Ảnh Xưa
  • Thư Viện Người Việt
  • Thư Viện Quốc Gia Việt Nam - Báo Chí
  • Thư Viện Quốc Gia Việt Nam - Sách Đông Dương
  • University of Florida Digital Collection

Văn khố

  • IREL

Tài liệu tham khảo

  • Chữ Nôm
  • Hán Việt Tự Điển - Thiều Chửu
  • Hán Việt Từ Điển Trích Dẫn
  • Khang Hi
  • Les mots vietnamiens d'origine française (Đặng Thái Minh & Nguyễn Mỹ Phương)
  • Tra Từ
  • Từ Điển Trực Tuyến Việt Hán Nôm
  • VDict
  • Viet Bible
  • Việt Nam Tự Điển (Hội Khai Trí Tiến Đức & Hán Việt Dẫn Chứng)

Từ Điển Ngoại Ngữ

Search Dictionary

Các Trang Web Từ Điển

  • Analyse et Traitement Informatique de la Langue Francaise
  • Centre National de Ressources Textuelles et Lexicales
  • Chine Nouvelle
  • Chinese - English Dictionary of Modern Usage - Lin Yutang
  • Chinese Etymology
  • Chữ Nôm
  • DICT
  • Dictionnaire Electronique des Synonymes - CRISCO
  • Dictionnaire Electronique des Synonymes CRISCO
  • Etymology Online
  • EUDICT
  • LEXILOGOS
  • LINGUEE
  • NCIKU
  • OLDICT
  • REVERSO
  • Từ Điển Hán Nôm Trung Tổng Hợp
  • WebDico Japanese - English Dictionary
  • WORD REFERENCE
  • Yabla

Bách Khoa Thư

  • Bách Khoa Toàn Thư Việt Nam
  • Bách Khoa Tri Thức - Hỏi Đáp Đông Tây
  • Expressio
  • The Historical Dictionary of the Indochina War
  • Wikipedia
  • Đại Từ Điển Bách Khoa Toàn Thư Tiếng Việt

Tạp Chí

  • Tạp Chí Khoa Học Việt Nam Trực Tuyến
  • Văn Hóa Nghệ An

Kiến Thức Ngày Nay

Loading...
Simple theme. Powered by Blogger.