Monday 8 July 2013

Chữ Việt Gốc Pháp Còn Tồn Tại Đến Ngày Nay (Nguyễn Đức Tuấn - Tống Phước Hiệp)


Chữ Việt Gốc Pháp Còn Tồn Tại Đến Ngày Nay


Nguyễn Đức Tuấn








Việt nam xưa nay vốn là nước luôn bị ngoại bang dòm ngó, ngay từ thế kỷ thứ III trước Thiên Chúa, Việt nam đã là điểm để xua quân chiếm đoạt của người phương Bắc.

Chiếm cứ Việt nam từ năm 214 BC, người Tàu đặt ách đô hộ và không ngừng tìm cách để đồng hóa dân tộc Việt nam sao cho thành thần dân của họ. Thế nhưng người Việt anh dũng cuối cùng đã đẩy lui tất cả trở về phương bắc, giành lại độc lập chủ quyền, xây dựng lại đất nước Việt nam năm 1792.

Không may, Tàu đi thì Tây đến. Liên tục xua quân xâm lược từ 1857 đến 1884, ủng hộ Gia long để đánh lại Tây sơn, cuối cùng người Pháp thành công trong việc khống chế cả ba miền, đưa dân Việt nam vào tròng nô lệ mới.



Tiếp xúc với một nền văn minh quá xa lạ, có lẽ lúc đầu người Việt cũng rất ngỡ ngàng, song với thời gian, lần hồi ngôn ngữ và văn hóa của họ xâm nhập vào ngôn ngữ Việt và văn hóa Việt.

So với Trung hoa, người Pháp chỉ chiếm lĩnh đất nước Việt nam có 1/10 thời gian, đến năm 1954, vì đại bại ở trận điện Biên Phủ, họ phải chịu thua và ê chề rút quân về nước. Việt nam được độc lập nhưng lãnh thổ bị chia làm hai miền từ đó vì hiệp định Genève.

Cùng năm ấy có cuộc di cư vĩ đại từ Bắc vào Nam của những người đã chán chê giống dòng cộng sản, đã được thể hiện qua cuộc kháng chiến 9 năm, trong thời gian đó đã có sự âm thầm triệt hạ nhau giữa phe Hồ Chí Minh và phe Việt nam Quốc dân đảng, sau đó là những cuộc đấu tố dã man, những cuộc thanh trừng nội bộ không chút tình người.

Người cộng sản tự họ đã xô đẩy đồng bào của họ lũ lượt ly hương năm ấy và rồi khi tàn cuộc chiến tranh khốc liệt 30 năm, đồng bào hai miền lại dứt áo ra đi thêm một lần nữa.

Chủ nghĩa cộng sản đã thua trên bàn cờ quốc tế từ năm 1991 khi chính người Nga đã giật đổ tượng Lê-nin tại quảng trường Mát-xcơ-va và ngày nay báo chí vẫn còn bình luận về chủ nghĩa của Mã Khắc Tư, chửi rủa Mã Khắc Tư (báo Hoa ngữ Epoch Times, xuất bản ngày 12/11/2010 tại Montreal) thế nhưng vẫn còn một thiểu số bám víu vào cái thây ma thối rữa ấy để củng cố oai quyền và tư lợi, rõ rệt nhất là cộng sản Việt nam.

Thời gian thắm thoát trôi qua, xem thế mà cũng đã 35 năm kể từ ngày miền Nam rơi vào tay cộng sản. Bao nhiêu người đã ra đi, bao nhiêu người đã chết thảm thương, bao nhiêu người còn sống sót và bao nhiêu người vẫn còn muốn ra đi nữa, mặc dù cuộc sống ngày nay không còn quá nghèo nàn. Tại sao người Việt không chịu ở lại quê hương ? Họ không yêu quê hương sao ?

Nếu người Việt không yêu quê hương thì nước Việt đã mất tên trên bản đồ từ nghìn năm về trước. Người Việt ra đi để xa lánh chế độ bạo tàn như ngày nào người Hoa đã rời bỏ đất nước Trung hoa để xa lánh chế độ nhà Thanh. Thà sống với kẻ thù, kẻ thù vẫn nhân đạo hơn, hầu hết người Việt tha phương có cùng quan điểm éo le đó. Dân miền Trung điêu đứng vì bão lụt, cán bộ Trung ương Nhà nước vẫn sống phủ phê, đem xa hoa ra để gây ảo tưởng cho mọi người, chưa thấy chính quyền nào ơ thờ với dân như vậy !

Tản mạn trên khắp thế giới, người Việt đi về những nơi có nếp sống tự do, những nơi con người biết tôn trọng con người, nhân quyền là cái gì còn quý hơn cả bạc vàng và châu báu: Hoa kỳ, úc đại lợi, Gia nã đại, Pháp, đức, Nhật, Hà lan, Anh, Na uy, Thụy điển, Thụy sĩ... là những nơi có nhiều người Việt, con cháu của họ sinh ra và lớn lên, thấm nhuần ngôn ngữ mới, văn hóa mới, ngôn ngữ mẹ có còn chăng là một chút tro tàn còn vấn vương đâu đó ở khóe miệng đầu môi, rất nhiều trẻ em ngày nay không còn biết gì là tiếng mẹ. Chúng nói không được hoặc nói với sự đơ đớ, không uốn được giọng nói của mình, giống y như một thằng Tây hay một con đầm mới lần đầu bước chân lên nước Việt, tập nói tiếng Việt. Thật là đáng tiếc, tiếng Việt cũng giống như đất Việt và gái Việt, đẹp biết là bao !

Bao nhiêu trang sử đã giở qua, thời gian như nước đã cuốn đi xa, cái mà ta nói hôm nay là những bọt bèo còn sót lại.

Hiện tại, trong vốn từ của Việt nam, ngoài 65% là từ gốc Hán còn khoảng hơn 400 từ là từ gốc Pháp, các từ này vẫn còn đang được sử dụng khắp nơi, nhiều khi miệng nói ra nhưng bạn không biết mình vừa nói một câu có chữ Pháp trong đó.

Lấy ví dụ:

Thằng đó chuyên môn lấy le để đi cua đào, nhưng con nhỏ kia thì lại hay làm reo.

Một câu như vậy là đã có 3 chữ Pháp, đó là chữ le, chữ cua và chữ reo, bởi vì trong tiếng Việt "le" là động từ trong khi ở đây là danh từ, "cua" trong tiếng Việt là danh từ trong khi ở đây là động từ, "reo" trong tiếng Việt là động từ trong khi ở đây là danh từ.

Các chữ đó vì đã quen dùng, ít người còn biết gốc gác là do đâu. Nếu việc phiên âm thể hiện rõ ràng thì bạn có thể lần mò mà tra ra được, song rất nhiều chữ mơ hồ, bạn đi tìm nguồn gốc rất khó.

Ví dụ:

Cây láp là do chữ gì ?

Doa là do chữ gì ?

Ca-ve là do chữ gì ?

Ma-cà-bông là do chữ gì ?

Những chữ như vậy, muốn biết, bạn phải đi hỏi những người đã từng sống trong thời Pháp và biết tiếng Pháp, tức những người từ 65 tuổi trở lên. Tiếc thay, số này còn lại không nhiều, các bậc cao niên thì lần lần ra đi hết, và trong số đó, không phải chữ nào họ cũng biết, vì có những chữ thuộc ngành nghề, có ở trong nghề mới biết.

Tiếng Việt gốc Pháp





Các phương pháp phiên âm


Nói cho đúng, các từ ngữ của Pháp du nhập vào Việt nam bằng nhiều con đường khá tản mạn: hoặc do thợ thuyền, hoặc do các nhà văn, nhà báo, khách ăn chơi, gái giang hồ, mỗi người phiên âm một cách, không thống nhất nhau. đàng khác, người miền Nam phiên âm theo cách của người miền Nam, người miền Bắc phiên âm theo cách của người miền Bắc, do đó cùng một chữ nhưng ta thấy có 2 cách phiên âm khác nhau.

Có thể xếp các cách phiên âm thành 6 dạng:





1.- Phiên âm chính danh:


Amibe -> A-míp

Balcon -> Ban-công

Canon -> Cà-nông

Chantage -> Săng-ta

Convoi -> Công-voa

Cylindre -> Xy-lanh

Enquête -> ăn-kết

Garde-manger -> Gạc-măng-giê

Patrouille -> Pa-trui

Piston -> Pít-tông

Poupée -> Búp-bê

Scandale -> Xì-căng-đan

Soupape -> Xú-bắp





2.- đọc trại đi:


Bavure -> Ba-dớ

Chou-rave -> Su hào

Fourrière -> Phú-de

Fraise -> Phay

Fromage -> Phó-mát

Police -> Phú-lít

Sacoche -> Xà-cột

Traverse -> Tà-vẹc

Vagabond -> Ma-cà-bông





3.- Cắt bỏ bớt chữ:


Chambre à air -> Săm (bỏ 2 chữ à air)

Enveloppe -> Lốp (bỏ 2 vần enve)

Portefeuille -> Bóp (bỏ chữ feuille)

Pourboire -> Bo (bỏ chữ pour)

Roue libre -> Líp (bỏ chữ roue)





4.- Cắt và nối vần:


Cavalière ợ Ca-ve (gái nhảy)

Casserole ợ Soong (son, nồi)

Tout de suite ợ Tút suỵt (lập tức)





5.- Lấy một âm (vần) trong chữ:


Trước

Cirage ợ Xi (sáp để đánh giày)

Courir ợ Cua * (tán gái)

Démarrer ợ đề (mở máy)

Local ợ Lô (xấu, sản xuất nội địa)

* động từ chia ở ngôi thứ 3 số ít và nói tắt thành ngữ courir après: theo đuổi một người, tán tỉnh một người (thường là phụ nữ), chữ khác: flirter.





Sau


Carreau ợ Rô (con bài hình thoi)

Enveloppe ợ Lốp (vỏ xe)

Gallon ợ Lon (của sĩ quan)

Pourboire ợ Bo (tiền tip)





6.- Dịch âm và lấy cả mạo tự:


L'air Le (trong làm le, lấy le)

L'arbre Láp (trong cây láp)

La bière La-de (rượu bia)





1.- Phiên m Chính Danh


Ngày xưa, vì Việt nam không có chữ, khi tiếp xúc với người Pháp và những khí cụ mới lạ của người Pháp, người Việt phải mượn chữ của Pháp để gọi. Sự mượn chữ này thường là phiên âm nhưng vì tiếng Pháp là thứ tiếng đa âm, muốn biến thành đơn âm, người ta buộc lòng phải cắt chữ thành nhiều vần (syllable) để hoặc là lấy trọn hoặc chỉ lấy một phần. Trong quá trình phiên âm, đôi khi một âm bị đổi khác cho phù hợp với cách uốn giọng của người Việt, nhất là những người chưa từng học tiếng Pháp, chưa biết cách phát âm tiếng Pháp.

Ví dụ:

Cellule ợ xà-lim.

Sacoche ợ xà-cột





A.- Lấy trọn từ gốc:


abcès áp-xe (mụt bị nung mủ)

affiche áp-phích (bích chương)

allez a-lê ! (nào ! đi đi !)

allez hop ! a-lê-hấp (làm ngay)

amibe a-míp (loài vi khuẩn hình que, thường tấn công đường ruột)

armé ạc-mê (trong xi-măng ạc-mê: xi-măng cốt sắt)

as ách (tên con bài tây)

as de carreau ách rô (tên con bài)

as de pique ách bích (tên con bài)

auto ô-tô (xe hơi)

autobus ô-tô-buýt (xe buýt)

autoclave ô-tô-cla-vơ (nồi áp suất)

automatique ô-tô-ma-tích (tự động)

auvent ô-văng (tấm dalle để che mưa nắng trên cửa sổ)

bâche bạt (tấm vải dầy)

balcon ban-công (bao lơn)

ballon banh-lông, banh (quả bóng)

ballot ba-lô (túi đeo sau lưng)

banc băng (ghế dài)

bande băng (bầy, bọn; dải dài)

bander băng (băng bó)

banderole băng-đơ-rôn (biểu ngữ)

banque băng (ngân hàng)

barème ba-rem (thang điểm để chấm thi)

bâton ba-toong (cây gậy)

bavure ba-dớ (rìa còn thừa nơi các đồ vật đã gia công cơ khí hoặc đúc)

bazar ba-za (tiệm tạp hóa)

bazooka ba-dô-ca (súng phóng phi đạn)

beau bô (đẹp, chỉ dùng cho phái nam)

béret bê-rê (mũ vải không vành)

beurre bơ (bơ sữa; quả avocado)

bidon bi-đông (bình nước nhỏ để mang theo mình khi đi xa)

bille bi (viên đạn tròn)

biscuit bích-quy (bánh nướng 2 lần)

blockhaus (từ gốc đức) lô-cốt (đồn canh)

bobine bô-bin (cuộn, ống dây)

bombe bom (trái nổ lớn)

bombé bom-bê (tóc cắt phùng hai bên)

Bordeaux bọt-đô (tên một thứ rượu nho có màu giống như hổ phách)

bordel bọt-đền (động điếm)

botte bốt (giày ống cao của lính)

boucle búc (khoen cài dây nịt)

bougie bu-gi (nến, nến điện)

boulon bù-lon, bu-lông (con ốc)

boum bum (cuộc họp của giới trẻ ở tư gia để khiêu vũ)

boxe bốc (quyền Anh)

boy bồi (cũng chỉ tên con bài, nhưng tiếng Pháp là valet)

brancard băng-ca (để tải thương)

brouette bù-ệt (xe đẩy để chở đồ vật nặng ở khoảng gần)

brouillon brui-dông (giấy nháp)

bus buýt (xe chuyên chở công cộng)

câble cáp (dây thừng bằng kim loại)

cacao ca-cao (trái của cây cacaoyer, từ đó trích ly ra chất béo có mùi thơm, dùng chế chocolat và làm bánh)

cachet cát-xê (tiền thù lao cho nghệ sĩ sau buổi biểu diễn)

cachot cát-xô (nhà giam)

café cà-phê (hạt của cây caféier, mùi rất thơm sau khi rang sấy)

caisse két (ngăn tủ đựng tiền; thùng đựng hàng)

caleçon xà-lỏn (quần đùi)

calibre ca-líp (khẩu độ nòng súng)

calquer can-kê (đồ lại một mẫu có sẵn)

camion cam-nhông (xe chở hàng)

canot ca-nô (loại thuyền nhẹ)

canon cà-nông (súng lớn)

car ca (chiếc xe, xe ca)

carabine cạc-bin (một loại súng trường)

caramel ca-ra-men (đường nung trở màu)

carbone cạc-bon (chất than)

cari cà-ry (món ăn gốc ấn độ)

carré ca-rê (vuông, số bình phương)

carreau ca-rô (hình ô vuông, tên con bài Ù)

carotte cà-rốt (củ cải đỏ)

cartable cặp-táp, cặp (để đựng sách vở)

carte cạc, các (tấm thẻ)

carte verte cạc-vẹc (thẻ xanh, bằng lái xe)

carte visite cạc-vi-zít (danh thiếp)

carter cạc-te (phiến kim loại để che dĩa răng và dây sên nơi bàn đạp, do tên nhà sáng chế người Anh)

carton cạc-tông (bìa cứng)

cartouche "tút" (cây thuốc lá); viên đạn (vũ khí)

cary cà-ry (món ăn gốc ấn độ)

cas ca (trường hợp)

cowboy cao-bồi (để chỉ người du đãng)

cellule xà-lim (phòng biệt giam)

cercle sẹc (câu lạc bộ)

cerise sơ-ri (trái -)

chaîne sên (dây xích xe đạp, xe gắn máy)

chaland xà-lan (tàu mặt bằng để chở hàng hóa)

chaloupe xà-lúp (tàu lớn để chở thuyền bè)

Champagne săm-banh (tên rượu của Pháp)

chantage săng-ta (sự tống tiền)

charge(r) xạc (nạp điện cho pin hay ắc-quy)

chaudière súp-de (nồi -)

chauffeur sốp-phơ (tài xế)

chef xếp (người chỉ huy)

chemise sơ-mi (áo -)

cher (ère) "se" (thân thích)

chignon si-nhông (búi tóc bó trên đầu)

choc "sốc" (chấn động mạnh)

chocolat sô-cô-la (kẹo chế từ bơ ca cao)

chou su (tên một loại bánh ngọt)

chou à la crème su kem (bánh su có nhân kem)

chou-fleur súp-lơ (bông cải trắng)

chou-rave su hào (loài rau củ)

cigare xì-gà (thuốc cuộn bằng lá thuốc)

ciment xi-măng

ciné xi-nê (chiếu bóng)

cirage xi -ra, xi (để đánh giày)

cirque xiếc, xiệc

citerne xi-tẹc (bồn chứa nước)

cocktail cốc-tai (nước trái cây có pha rượu)

cỵur cơ (con bài tây hình trái tim ờ)

coffrage cốp-pha (gỗ đóng để đổ cột trụ bằng xi măng cốt sắt)

coffre cốp (tủ, ngăn tủ, thùng xe)

coffre-fort cốp-pho (tủ sắt để đựng tiền)

cognac cô-nhắc (tên rượu của Pháp)

col côn (cổ áo)

commande còm-măng (đơn đặt hàng)

commissaire (de police) ông cò (ủy viên cảnh sát)

commission còm-mít-sông (huê hồng)

compas com-pa (vật để vẽ cung tròn)

consigne cồng-sin (hình phạt cấm túc)

contrat công-tra (khế ước, hợp đồng)

convoi công-voa (đoàn quân xa)

coolie (từ gốc ấn độ) cu-li (phu khuân vác)

copier cọp-dê, cóp (chép lại bài làm của người khác)

corps co (thân mình, thường để chỉ người có ngực nở, eo thon)

corset coóc-sê (áo bó ngực và bụng của phụ nữ)

corvée cỏ-vê (hình phạt khổ sai)

costaud cốt-xì-tô (to con, vặm vỡ)

coup cú (phát, trận)

coup de foudre cú-đờ-phút (tiếng sét ái tình)

coupe cúp (quà thưởng thể thao)

coupe cúp (cách cắt, hớt tóc)

courreur cua-rơ (người chạy đua)

courroie cu-roa (đai chuyền)

cours cua (bài học, khóa học)

course cuốc (quãng đường đi bộ hay xe)

course cuộc (sự chạy đua xe)

crêpe kẹp (tên một loại bánh ngọt có nhiều lớp bột được cán mỏng)

cuillère cùi-dìa (cái muỗng, cái thìa)

cravate cà-vạt

crème kem, cà-lem

cresson xà-lách-son

cube cuýp (khối, lập phương, tam thừa)

cyclo xích-lô (loại xe chuyên chở khách)

cylindre xy-lanh (nòng máy nổ)

dalle đan (tấm đúc bằng xi măng)

dame đầm (đàn bà Pháp, cũng để chỉ tên con bài nhưng tiếng Pháp là reine)

dancing đăng-xinh (nơi khiêu vũ)

dé đê (vật bằng kim loại để tra vào đầu ngón tay lúc may vá, tránh bị kim châm)

démarrer "đề" (khởi động máy)

démarreur đề-ma-rơ (bộ phận khởi động máy xe)

docteur đốc-tờ (bác sĩ y khoa)

douille đuôi (bộ phận để gắn bóng đèn)

drap d'ra (vải trải giường)

eau de Cologne ô (đờ) cô-lôn (xem Cologne)

eau de Javel ô (đờ) ja-ven (nước Javel, tên thương mại của dung dịch hypochlorite và chlorure de sodium)

écho ê-cô (tiếng vang)

écrou ê-cu (con tán để vặn vào bù-lon)

enquête ăn-kết (cuộc điều tra)

équerre ê-ke (thước vuông góc)

étiquette ê-ti-kết (nhãn vở)

faille phay (đường nứt sụp trên mặt đất)

fantaisie phăng-te-zi (sự làm ngược đời)

fauteuil phô-tơi (ghế bành)

fiche phích (vật để cắm điện)

filtre phin (vật để lọc lấy nước, bỏ bã)

fond phông (nền phía sau)

fontaine phông-tên (vòi nước máy)

fourrière phú-de (nơi chứa những đồ vật bị cảnh sát tịch thu)

fraiser phay (cắt gọt phẳng bằng máy)

frein phanh (cái thắng, từ dùng ở miền Bắc)

fủt phuy (thùng đựng xăng dầu)

galant ga-lăng (nịnh đầm)

galon ga-lông, "lon" (quân hàm)

gamelle cà-mèn (đồ để đựng thức ăn)

gant găng (bao tay)

garage ga-ra (nhà để xe)

garantie ga-răng-ti (bảo đảm, bảo hành)

garde gác (canh chừng)

garde-boue gạc-đờ-bu (cái vè xe)

garde du corps gạc-đờ-co (người hộ vệ)

garde-manger gạc-măn-giê (tủ đựng đồ ăn)

garde-robe gạc-đờ-rốp (tủ treo quần áo)

gardien gác-dan (người giữ cửa)

gare ga (nhà ga, nơi tàu hỏa đậu)

garrot ga-rô (băng buộc để ngăn máu chảy ngược về tim)

gaz ga (hơi đốt)

gendarme sen đầm (cảnh binh)

gène gi-en (genus, yếu tố di truyền)

glaĩeul lay-ơn (hoa huệ tây)

gomme gôm (cục tẩy)

goủt "gu" (sở thích)

grève (cuộc đình công) reo (trong: làm reo)

guidon ghi-đông (tay lái xe hai bánh)

harmonica ác-mô-ni-ca (kèn dẹp)

hautbois ô-boa (kèn mộc)

haut-parleur ô-pạc-lơ (cái loa)

houblon hốt-bố (loài dây leo có quả để tạo mùi cho rượu bia)

jeu "rơ" (chỗ bị sút rời ra, long ra)

jeu "jơ" (cách chơi, như "hợp jơ")

jour rua (chỗ vải được tách ra thành ô trống khi thêu viền)

jube ríp (váy phùng của phụ nữ)

jube serrée ríp se-rê (váy bó của phụ nữ)

judo juy-đô (nhu đạo)

l'air "le" (trong: làm le, lấy le)

la bière la-de (bia)

laine len (sợi làm từ lông cừu)

lancer lăng-xê (quảng cáo để đưa lên)

libre líp (tự do)

limonade li-mô-nát (nước chanh)

litre lít (dm khối)

local lô-can, "lô" (đồ nội địa, đồ xấu)

lot lô (một phần trong toàn khối)

loto lô-tô (trò chơi gồm 90 con số)

loupe kính lúp (kính phóng đại)

maboul (từ gốc ả rập) ma-bùn (điên)

maillechort mai-so (hợp kim đồng, kền và kẽm, dùng làm dây điện trở bếp lò, do tên hai nhà sáng chế Maillot và Chorier ghép lại)

maillot may-ô (áo thun)

malin ma-lanh (láu cá)

manchette măng-sết (cổ tay áo; tít lớn)

manchon măng-sông (loại đèn)

mangoustan măng-cụt (quả)

manỵuvre ma-nớp (sự vận động, chạy chọt)

marque mác (thương hiệu; bộ vó)

matraque ma-trắc (dùi cui)

médaille mề-đay (huân chương)

(Je) m'en fout măng-phú (tôi) cóc cần

menthe măng (dầu chiết xuất từ lá bạc hà)

merci méc-xì (cám ơn)

merde mẹt (cứt, tiếng để chửi)

mètre mét (thước)

mignonne mi-nhon (dễ thương)

mine mìn (chất nổ)

molette mỏ-lết (kìm vạn năng)

monsieur me-xừ (ông)

mortier mọt-chê (súng cối)

mousse mút (vật mềm và đàn hồi được)

mouchoir mùi-xoa (khăn tay)

nette "nết" (rõ ràng, nói về hình ảnh)

nỵud nơ (cái gút thắt bằng vải)

notaire nô-te (chưởng khế)

note nốt (chấm dùng trong âm nhạc)

nouille nui (thức ăn bằng bột mì, gốc ý)

ovale ô-van (hình thuẫn)

pagaille (sự hỗn loạn) ba-gai (hay sinh sự)

palabre(s) bá-láp (chuyện phiếm)

(en -) panne ăn-banh (bị hư máy)

passe-port pát-po (giấy thông hành)

passer pát-xê (đưa qua)

pastel phấn tiên (loại bút màu để vẽ)

pâté pa-tê (thịt hoặc gan bằm và hấp)

pâté chaud pa-tê-sô (loại bánh có nhân thịt)

patente pa-tăng (thuế môn bài)

patron pa-trông (rập để may quần áo)

patrouille pa-trui (việc đi tuần tiễu)

pédale pê-đan (bàn đạp)

pédé pê-đê (người đồng tính luyến ái)

perle bẹt (hạt trai, hột cườm lớn)

permis pẹc-mi (giấy phép)

petit pois pơ-tí-poa (tên loài đậu hạt tròn)

phare pha (đèn rọi sáng ra xa)

phase pha (giai đoạn, vị tướng hình sin của chu kỳ điện xoay chiều)

pile pin (nguồn điện một chiều)

pince "banh" (chỗ xếp trên thân áo để thu nhỏ vòng eo)

pipe píp (ống điếu)

pique bích (tên con bài tây ở)

pique-nique píc-níc (bữa ăn ngoài trời)

piste pít (sàn nhảy)

piste (d'envol) pít (đường bay, đường băng)

piston pít-tông (vòng để nén hơi)

plafond pla-phông (trần nhà)

planton lon-ton (người tùy phái)

pli li (chỗ xếp nếp quanh váy đầm)

poignard boa-nha (dao găm)

poignée poa-nhê (tay cầm xe đạp)

police phú-lít (cảnh sát)

polir pô-lia (đánh bóng)

pompe bơm (đồ để thổi hơi)

pont boong (cầu tàu)

popeline pô-pơ-lin (tên loại vải có số sợi đường canh ít hơn đường dọc)

porte-bagage bọt-ba-ga (yên phụ để chở đồ)

portefeuille bóp-phơi (cái bóp, cái ví)

pose pô (sự đứng để chụp hình, được hiểu là kiểu hình)

poste bót (cái đồn)

poulie pu-li (cái ròng rọc)

poupée con búp-bê

pourboire buốc-boa (tiền bo, tiền tip)

prise-de courant pri-cu-răng (ổ cắm điện)

quart ca (vật có dung tích bằng 1/4 lít, có quai, dùng để uống nước)

quart ca (phiên làm việc hay canh gác)

queue cơ (cây gậy để thụt billard)

quinine ký-ninh (thuốc để trị bệnh sốt rét)

rafale ra-phan (tràng súng dài)

rafle (bố -) ráp (cuộc ruồng bắt)

ragoủt ra-gu (món thịt nấu với rau, củ)

rail (đường) rầy (cho xe lửa chạy)

ralenti ra-lăng-ti (chạy chậm)

rame "ram" (xấp 500 tờ giấy)

recette rờ-sết (cách nấu món ăn)

reçu rờ-xuy (tờ biên nhận)

réglo rếch-glô (trung thực, nguyên tắc)

remorque rờ-mọt (xe được kéo bằng một xe khác)

ressort rét-so, lò-so

retouche rờ-tút (chấm, sửa lại hình ảnh)

revers rờ-ve (cú đánh ngược tay trong môn bóng bàn hay quần vợt)

rhum rum (tên loại rượu nho)

rideau ri-đô (tấm màn)

robinet rô-bi-nê (vòi nước, do Robin, người đã sáng chế)

rodage rốt-đa (chạy cho nhuần máy)

ronde rông (một loại ngòi viết đầu dẹp)

rondelle long-đền (vòng sắt mỏng)

roquette rốc-kết (phi đạn tự bay đi)

rôtie rô-ti (món thịt nướng hoặc quay)

roulette ru-lết (bánh xe răng cưa của thợ may để vạch đường trên vải; tên một trò cờ bạc ở casino)

sabot sa-bô (guốc)

sacoche xà-cột (túi vải nhỏ để đựng đồ nghề, thường máng sau yên xe)

salaud xà-lù (đồ vô lại, tiếng để chửi)

salon sa-lông (phòng để tiếp khách)

sandale săng-đan (loại giày da hở chân)

sandwich săng-uých (bánh mì cắt thành nhiều miếng đặt sát nhau)

sapotier sa-pô-chê (cây, trái hồng xiêm)

satin sa-tanh, sa-teng (tên loại vải)

sauce xốt (nước xốt)

saucisse xúc-xích (lạp xưởng của Tây)

savon xà-bông, xà-phòng

saxo sắc-xô (tên loại kèn do ông Sax chế tạo)

scène "sen" (màn kịch)

seau sô (vật để đựng nước)

serge sẹc (một loại vải len mỏng)

seringue sơ-ranh (ống tiêm)

sérum xê-rum (huyết thanh)

sieur xừ (ông ấy)

signal(er) si-nhan (ra dấu)

sirop xi-rô (nước đường dạng sệt)

slip xì-líp (quần lót)

sofa sô-pha (loại ghế nằm được)

soldat săng-đá (lính)

solde son (bán hạ giá, bán rẻ)

sompteux xôm-tụ (thịnh soạn, nhiều)

sou xu (đồng xu)

soude xút (chất kiềm soda NaOH)

souffler súp-lê (hú còi; nhắc bài, nhắc tuồng cho người khác)

soupape xú-bắp (van để chặn và cho thoát hơi trong náy nổ)

soupe xúp (nước canh)

sous-titre sú-tít (phụ đề phim)

sủre suya (chắc chắn)

tablier tạp-dề (áo che trước ngực lúc làm bếp hay chăm sóc bệnh nhân)

talon ta-lông (niền thép quanh vỏ xe; cùi nhân phiếu)

tank tăng (xe thiết giáp)

taquet tắc-kê (miếng gỗ để đóng chìm vào tường, lấy chỗ để bắt vít)

tasse tách (vật để đựng nước uống)

taxi tắc-xi (loại xe chuyên chở khách)

teinte teng (rỉ sét)

teinture d'iode canh-ti-dót (tên một thứ thuốc sát trùng ngoài da)

temps tăng (thời gian; một trận)

terrasse te-rát (sân thượng)

tétanos tê-ta-nốt (bệnh phong đòn gánh)

thermos téc-mốt (bình thủy)

timbre tem (để dán nơi bì thư)

titre tít (tựa đề)

tôle tôn (tấm kim loại để lợp nhà)

tonneau ton-nô (thùng gỗ để đựng rượu)

tourne-vis tua-vít (đồ để mở vít)

tout de suite tút-suỵt (ngay lập tức)

tranchée tăng-xê (hào chiến đấu)

traverse tà-vẹt (thanh thép ngang trên đường rầy xe lửa)

treillis trây-di (quần áo lính để tập trận)

treuil trơi (bánh xe có quấn dây cáp để nâng các vật nặng lên)

tube tuýp (ống, ống đựng thuốc)

tulipe tuy-líp (hoa uất kim hương)

tulle tuyn (loại hàng mỏng)

tungstène tung-teng (kim loại thường dùng làm tim bóng đèn điện)

type týp (loại)

typo ty-pô (thợ sắp chữ ở nhà in)

vaccin vắc-xanh (thuốc chủng ngừa)

vagabond ma-cà-bông (người lang thang)

valise va-li (cặp da để đựng quần áo)

valve van (khóa đường ống)

vanille va-ni (trái của cây vanillier, có mùi thơm dùng để làm bánh)

vernis vẹc-ni (chất để đánh màu gỗ)

veste vét (áo vét)

veston vét-tông (loại áo vét ngắn)

vin vang (rượu nho)

vis con vít, con ốc

yaourt da-ua (món sữa chua)

B.- Lấy một phần từ gốc:

accu mulateur ắc-quy (bình tích điện)

ai guille ghi (vật để bẻ đường ray xe lửa sang hướng khác)

al cool cồn (để đốt)

alésoir doa (lưỡi doa, để xoáy rộng đường kính trong của một vật)

l'arbre de transmission cây láp

ar rière (đàng sau) de (lui ra sau)

bec pulvérisateur béc phun (dầu, xăng)

bouquet de fleurs búp-kê (tràng hoa phúng)

Cap Saint-Jacques (ô -) Cấp (Vũng tàu)

car reau rô (con bài hình thoi)

cas quette kết (mũ lưỡi trai)

cas s er ole son (nồi nhỏ)

caval ière ca-ve (gái nhẩy)

ci rage xi (chất sáp để đánh giày)

commissaire de police ông cò (cảnh sát trưởng)

commission tiền cò (huê hồng)

correcteur thầy cò (người sửa bản in)

coupure cúp (sự cắt điện, nước)

courir après cua (theo đuổi một cô gái)

chambre à air săm (ruột bánh xe)

démarrer đề (khởi động máy xe)

faire feu phơ (bắn hạ)

faire grève làm reo (làm nư, đúng nghĩa gốc là đình công)

enveloppe lốp (vỏ bánh xe)

essence xăng (nhiên liệu lỏng)

gal lon lon (quân hàm)

local lô (đồ nội địa)

nickel kền (tên kim loại sáng trắng)

niveau à bulle d'air ni-vô (ống thủy chuẩn)

ỵuf sur le plat ốp-la (món trứng chiên)

origine gin (còn mới nguyên)

pièces de rechange đồ dết (phụ tùng để thay khi bị hư hỏng)

portefeuille bóp (cái ví)

pot d'échappement ống pô (ống khói xe)

pourboire bo (tiền tip)

roue libre líp (bánh răng truyền động có khả năng quay ngược)

rouleau compresseur hủ-lô (xe cán đường)

soutien-gorge sú-chiêng (áo ngực)

supplémentaire súp (tiền phụ trội)

tension artérielle tăng-siông (huyết áp)

tomber en panne ăn-banh (bị hư hỏng máy)

(Chú ý: các phần in nghiêng là các phần bị bỏ qua khi phiên âm).

Số chữ Việt gốc Pháp có hơn trăm và hiện tại vẫn còn được sử dụng ở nhiều nơi, kể cả ở miền Bắc, nơi đả phá việc sử dụng tiếng nước ngoài. Bạn nên biết rằng sau khi Hồ Chí Minh lên nắm chính quyền, việc sử dụng tiếng Anh, tiếng Pháp bị cấm tuyệt đối, thuở ấy, miền Bắc rất cực đoan, những gì thuộc về thực dân đều bị kịch liệt đả phá. Thế nhưng vẫn có nhiều chữ lọt lưới. Lấy ví dụ: PHANH (cái thắng), LốP (vỏ xe), SăM (ruột xe), CUốC (chuyến đi bộ hay xe), Xà CộT (cái bọc đựng đồ phụ tùng), BI đôNG (bình nước), CồN (alcool)..., dân vẫn thản nhiên nói, không những thế, xí nghiệp Nhà nước còn sản xuất SăM, LốP, PHANH... và để nguyên xi các chữ đó trên bao bì. Thì ra có cả một tập thể dốt, thấy đó mà không biết gốc gác.

Qua danh sách khái lược bên trên, bạn thấy tiếng Pháp xâm nhập vào ngữ vựng Việt nam cũng là đáng kể, nó xâm nhập bằng nhiều cách, chính thức phiên âm cũng có mà nói trại đi cũng có, cái đáng nói là người Việt nhiều khi chỉ lấy một phần trong từ hoặc ngữ (từ là một tiếng, ngữ là nhóm nhiều tiếng) để tạo thành chữ mà dùng.





Những khó khăn mà người đời sau gặp phải


Ngày xưa, số người tham gia việc phiên âm đa số là ký giả, nhà văn và một phần nữa là thợ thuyền. Trong số những người này, có người rành tiếng Pháp và có người không rành tiếng Pháp, họ phiên âm để mà dễ đọc, dễ nói chuyện với nhau.

Tôi nêu ra đây 2 chữ của thợ cơ khí:

PHAY, phiên âm từ chữ Fraise (lưỡi phay).

DOA, phát nguyên từ chữ Alésoir (lưỡi xoáy).

Fraise và Alésoir đều là danh từ, chỉ dụng cụ để thực hiện việc cắt gọt. Các từ trên đều có động từ tương ứng là Fraiser và Aléser, nhưng người Việt dùng ngay danh từ làm động từ, muốn thành danh từ, để chỉ hành động, người ta thêm chữ "sự" hay chữ "việc" đàng trước, để chỉ dụng cụ, họ thêm chữ "lưỡi": Phay ợ Lưỡi phay, Doa ợ Lưỡi doa, Bào ợ Lưỡi bào vv...

Các từ này phổ thông trong nghề nghiệp, giúp thợ thuyền dễ nói chuyện với nhau nhưng trên báo chí, đôi khi cũng có đăng đến. Do đó, đọc mà muốn hiểu, bạn phải đi tìm hiểu.

Khổ thay, việc tìm hiểu đôi khi không dễ, như chữ DOA, bạn đi tìm ở đâu ?

Trong tiếng Pháp, không có chữ nào đọc là Doa hay Zoa hết.

Chữ SOIR (buổi chiều tối) đọc là soa, muốn đọc thành zoa, phía trước nó phải có nguyên âm, đó là qui tắc để đọc chữ S, nhưng trong từ điển có vô vàn chữ tận cùng như vậy, đi tìm trong cả ngàn trang để kiếm một chữ thì đúng là đáy biển mò kim ! Chữ PHAY thì dễ tìm, vì âm phờ thường là do một từ bắt đầu bằng PH hoặc F, không kiếm được ở vần PH thì đi kiếm ở vần F, lục một hồi là ra.

Nhân đây, tôi đưa ra một nhận xét lấy từ thực tế: chữ do thợ thuyền Việt nam đặt thường khi không chuẩn xác, vì họ ít học.

Lấy một ví dụ: POAN-TU [poan-tuy] là từ mà thợ Việt nam hay dùng để chỉ thanh thép có đầu nhọn dùng để đóng lấy dấu trên mặt kim loại mà gia công. Chữ này sai, vì pointu chỉ có nghĩa là nhọn chứ không có nghĩa là mũi nhọn. Chữ chính xác là chữ POINçON [poan-sông], trong thợ thuyền, người nào nói được chữ poan-sông là người biết chữ, còn nói khác là người dốt chữ. Trình độ về nghề và trình độ về chữ là hai điều khác nhau xa lắm, có những người trình độ tiến sĩ, kỹ sư, tốt nghiệp ở nước ngoài mà viết vẫn sai tiếng nước đó, vì chính ra họ chỉ học về chuyên ngành chứ không học về chữ (tôi đã gặp một giáo sư là tiến sĩ Sorbonne dạy ở luật khoa Sài gòn niên khóa 1969-1970 nhưng đọc và viết sai chữ coĩncider, đã có nói trong bài Tiếng nói và giọng nói, PSSC xuân 2008).

Từ chữ PHAY, tôi hỏi các bạn đã có học qua chữ Pháp: chữ PHAY trong địa lý học có phải là do chữ FRAISE không ?

Nếu bạn trả lời là phải, tôi sẽ bảo rằng không phải, đó là do chữ FAILLE, đường nứt sụp trên mặt đất chứ không phải chữ Fraise.

Câu hỏi khác: Trong các loại dao dùng trong bếp có một loại gọi là DAO PHAY, dao này có liên quan gì đến nghề cơ khí không ?

Muốn biết, bạn phải tìm hiểu xem dao này có từ thời nào, nếu có trước thời Pháp thì chữ này là chữ Việt hoàn toàn, việc trùng âm chẳng qua chỉ là sự ngẫu nhiên, chính tôi cũng không biết rõ về điều đó.

Còn một chữ nữa: Xé PHAY. "Gà xé phay" thì ai cũng biết, nhưng phay đó là gì ? Viết bằng Y dài hay I ngắn ?

Theo cách đọc của người miền Nam, chữ đó là I ngắn, nhưng viết bằng I ngắn lại không có nghĩa gì, vì "phai" là lợt, là nhạt đi, đâu có dính dáng gì đến miếng thịt gà ?

Chữ nghĩa lôi thôi lắm, tại vì các bạn không để ý nên thấy mọi sự bình thường, chứ tôi thì hay quan tâm đến những cái nhỏ nhặt trong ngôn ngữ, bởi đi dạy học mà không chuẩn bị trước, lúc học trò hỏi, không biết phải trả lời ra sao. Một năm nọ, có đứa học trò hỏi tôi "Thưa thầy, cá khoai và cá phai, chữ nào đúng ?" Tôi ắng ớ, bởi vì trong gia đình, người nhà tôi gọi là cá phai nhưng tôi đã từng nghe một bài dân ca miền Trung có chữ cá khoai trong đó. Ai nói đúng ?

Hãy xét vấn đề cho kỹ, bởi vì trong một bài dân ca miền Bắc, nhạc sĩ Phạm Duy đã từng phổ biến câu hát "Một bầy tang tình con nít ố mấy lội, lội sông, ố mấy đi tìm..." (bài Cái trống cơm), câu này có một chữ sai nghiêm trọng là chữ "con nít."

"Con nít mà cho lội sông, bộ muốn nó chết đuối à ?" Người phê bình là anh Nguyễn Hoài Nam, cây bút nổi tiếng của tờ Quân đội nhân dân, Hà nội, đã từng có bài đăng trên Phù sa sông Cửu và trên cả đặc san của trường Tống Phước Hiệp, Cali.

Anh cho biết chữ đó là con sít, một loài chim chuyên phóng xuống nước và lội để bắt cá, người miền Bắc hay nói "con sáo con sít", sít chính là loài chim đó.

Sự sai lạc đã được vạch trần sau bao nhiêu năm người miền Nam vẫn tin theo bản in và hát theo những gì đã nghe trên đài phát thanh. Chính Phạm Duy là người miền Bắc mà vẫn nói sai thì bạn thấy tiếng nói rất là quan trọng, một người nói sai làm cho trăm người nói sai, ngàn người nói sai, vạn người nói sai, cả một tập thể người nói sai. Tuy nhiên, trong tập thể vẫn còn những người nói đúng, đó là những người còn biết giữ ngôn ngữ của nước mình.

Báo chí, sách vở, đài phát thanh... là những phương tiện để truyền thông tin tức, đem sự hiểu biết đến cho mọi người. Tuy nhiên, đôi khi các phương tiện đó lại đem đến cho mọi người sự hiểu biết sai, vừa rồi là một ví dụ. Ví dụ khác:

Trên sách báo, trong 8 năm qua, tôi 3 lần gặp người ta nói sai về tên làng nơi tôi ở.

Lần thứ nhứt, trong truyện ngắn "Người nữ thư ký của luật sư", nhà văn Xuân Vũ nói xã ở cạnh xã tôi là xã Hạnh Thông Tây.

Lần thứ hai, trong "Bến Nghé xưa và nay", nhà văn Sơn Nam viết rằng con đường từ Bà Chiểu đi vào Bình hòa sẽ tới xã Hạnh Thông.

Lần thứ ba, trong "Thêm một chuyện tình", Sơn Ca Bà Bà cũng gọi Hanh Thông Tây là Hạnh Thông Tây (PSSC xuân 2010, trang 113).

Hanh và Hạnh chỉ khác nhau có dấu nặng dưới chữ A. Tuy nhiên, nếu viết ra bằng chữ Hán, hai chữ ấy khác nhau hoàn toàn.

Như ở mục A, nơi vần R, tôi có trình bày gốc của chữ RáP và cho biết đó là do chữ RAFLE mà ra. Trước chữ ráp, tôi đề chữ "bố" trong ngoặc đơn, ý nói rằng trong dân gian, người ta hay nói chung hai chữ đó thành "bố ráp."

Bạn nghe chữ bố ráp chắc thấy bình thường, nhưng tôi thì thắc mắc, vì bố là chữ Hán cùng nghĩa với chữ rafle, tại sao ghép dính lại với nhau ? Ghép như vậy là nhân đôi nghĩa, nói hai lần một ý.

Người Việt hình như xem việc này như bình thường, dẫn chứng:

Cây Láp, có nêu ở mục B.

Trong tiếng Pháp, ARBRE có nghĩa là cây (tree), thêm mạo tự vào thì ra L'ARBRE, người Việt đọc trại ra thành LáP. Láp đã có nghĩa là cây, tại sao phải thêm chữ cây đàng trước nữa ?

Trở lại thời xa xưa, khi chữ Nho còn ngự trị, người ta gặp nhiều trường hợp tương tự:

BINH là lính, nhưng cũng có từ binh lính

CHỉ là trỏ, nhưng cũng có từ chỉ trỏ

ĐẠC là đo, nhưng cũng có từ đo đạc

CHI là nhánh, nhưng cũng có từ chi nhánh

CốT là xương, nhưng cũng có từ xương cốt

HộI là họp, nhưng cũng có từ hội họp

HUNG là dữ, nhưng cũng có từ hung dữ

KHIếP là sợ, nhưng cũng có từ khiếp sợ

Mộ là mến, nhưng cũng có từ mến mộ

MộNG là mơ, nhưng cũng có từ mơ mộng

NGHIệP là nghề, nhưng cũng có từ nghề nghiệp

PHượNG là thờ, nhưng cũng có từ thờ phượng

QUáN là quê, nhưng cũng có từ quê quán

SINH là đẻ, nhưng cũng có từ sinh đẻ

SINH là sống, nhưng cũng có từ sinh sống

SắC là màu, nhưng cũng có từ màu sắc

TĩNH là yên, nhưng cũng có từ yên tĩnh

THAI là dấu hiệu ốm nghén (fỵtus), nhưng cũng có từ thai nghén

THế là thay, nhưng cũng có từ thay thế

TRá là dối, nhưng cũng có từ dối trá

Xã là làng, nhưng cũng có từ làng xã

Bạn có thấy người Việt nam "đa ngôn" không ?

Tôi nể người Việt nam thật, vì họ nói quá nhiều, nói và không từ chuyện lặp lại một ý đã nói rồi, nói một hơi 2 chữ trong khi có thể gom vào một chữ. Việc nói thừa chữ như vậy, người Pháp gọi là redondance, chính dân họ cũng có nói thừa chứ không riêng gì người Việt, song chỗ họ nói thừa thường nằm trong câu chứ không nằm trong chữ.

Ngôn ngữ là một thứ nếu nghiên cứu, bạn thấy rất thích, vì nó mở cho bạn thấy những cái lạ của con người trong việc ăn nói. Trong bài viết năm nay, tôi khai thác về vấn đề mượn tiếng của nhau để nói chuyện. Chính người Pháp cũng có mượn chữ của Việt nam chứ không phải không, bạn nào có từ điển của Pháp, mở ra ở vần C sẽ thấy chữ Cagna và Congaĩ, hai chữ gốc Việt nam: cái nhà và con gái, song họ mượn mà hiểu khác nghĩa đi. Cagna đối với họ là nhà tranh vách đất, loại nhà mà họ nhìn thấy ở thôn quê Việt nam, còn Congaĩ là đàn bà An nam chứ không phải là thiếu nữ, bởi trong tiếng nước họ, những điều đó đã có chữ rồi, họ không cần phải mượn thêm nữa.

Sự hiểu xa nghĩa gốc này là chuyện cũng bình thường vì Việt và Pháp ở quá xa nhau, gần như Tàu và Việt, Việt nam vẫn hiểu lầm nhiều chữ của Trung quốc, thường thấy nhất là:

Bồi hồi: đi tới đi lui (to go back and forth), Việt nam hiểu là cảm xúc trong lòng.

Lang thang: dáng áo dài lòa xòa, phất phơ, Việt nam hiểu là đi phất phơ, vô định xứ.

Triền miên: quấn quýt nhau, Việt nam hiểu là kéo dài mãi không dứt.

Thủy tinh: tinh thể silic loại tốt, pha lê: tinh thể silic loại xoàng. Việt nam hiểu ngược lại, cho rằng pha lê mới tốt, thủy tinh là đồ ve chai.

Ở sát bên nhau mà còn như vậy thì đừng nói chi ở xa như Pháp với Việt nam !

Việc phiên âm và cắt bỏ chữ gây nhiều trở ngại cho người muốn tìm hiểu và cả những người muốn dịch thuật, nếu không sống vào thời đại đó.

1.- Một món ăn mà bạn nào cũng biết là món trứng ốp-la. Nhìn chữ lạ, các bạn trẻ biết ngay đó là chữ phiên âm từ tiếng nước khác, nhưng "ốp-la" là từ chữ gì ?

Phân tích chữ: ốP là do chữ ệUF, cái trứng, LA là do chữ PLAT, cái dĩa. Hai chữ này không nằm sát nhau mà lại nằm cách nhau trong nhóm chữ ỵuf sur le plat, nghĩa đen là trứng nằm trên dĩa, song ở đây là trứng chiên nửa sống nửa chín, tròng đỏ còn nguyên, không bị vỡ ra. Món này là món bạn rất thường ăn nên không cần phải nói nhiều hơn nữa.





2.- Chữ SăM (cái ruột xe) cũng là chữ nằm trong nhóm chữ.


Ngày xưa, trước khi văn minh Tây phương xâm nhập vào lãnh thổ nước ta, người dân chưa biết ruột xe là cái gì, vì xe dùng trong nước là xe bò, xe ngựa, bánh xe là một vòng bằng gỗ có đai thép niền quanh.

Loại xe này đi hay bị dằn xóc, đi xe của người Pháp, thấy êm ái hơn, vì họ thông minh, biết đệm bánh xe bằng một vành cao su có buồng chứa khí trong đó. Buồng ấy, người Pháp gọi là CHAMBRE à AIR.

Người Việt hạng có tiền thi nhau mua sắm, và họ đặt chữ để gọi cái ruột xe. Từ SăM phát xuất từ miền Bắc và nó vẫn còn được sử dụng cho đến ngày nay, người miền Nam không gọi như vậy, họ nói đơn giản là cái ruột xe, bởi vì bên ngoài, nó có cái vỏ mà người miền Bắc gọi là cái LốP, lốp cũng là từ phiên âm và tách âm từ enveloppe.





3.- Những người sử dụng xe ô-tô đều biết chữ đề.


đề cũng là một từ phiên âm và tách âm từ chữ DéMARRER.

Démarrer phát xuất từ chữ amarre là sợi dây thừng để buộc thuyền vào bờ. Amarrer là buộc vào, démarrer là cởi ra để cho thuyền đi. Từ động từ đó, phát sinh ra nghĩa mở máy cho xe chạy và bộ phận để khởi động gọi là démarreur, chữ này bạn nào có xe cũng biết cả, nó không work thì cái xe bạn kể như đứng yên.

Nói về ngữ nghĩa, Dé thật ra chỉ là một tiếp đầu ngữ gốc La tinh, nó cùng với DES, DIS đều có nghĩa là lấy đi, làm mất đi. Tự bản thân, nó không có nghĩa là làm cho chạy, nhưng nhờ đi với chữ amarre, nó có nghĩa đó. Người Việt cắc cớ, lấy tiếp đầu ngữ và cho nghĩa khác đi. Tuy nhiên, nó chỉ có nghĩa đò trong trường hợp đó, trong trường hợp khác, nó sẽ có nghĩa khác: DéCAPITER: chặt đầu (caput, capitis: cái đầu).

4.- Việc cắt bỏ chữ đã gây nhiều sự khó khăn cho người muốn tìm hiểu, trong chữ này lại còn có sự cắt vần: CA-VE, do chữ CAVALIèRE. ở đây, có một sự cắt vần và nối âm: CA - V + èRE (bỏ đi A và LI) thành ra CAVèRE, đọc là ca-ve. Chữ này rất nhiều người không giải thích được, kể cả những người sinh trước thập niên 50 nhưng sống ở miền Bắc, vì nó xuất hiện trên báo chí ở miền Nam thường hơn. Cũng vậy, chữ SON (cái nồi nhỏ) là do chữ CASSEROLE, khi phiên âm, người ta đã bỏ CAS và ER, còn lại S + OLE



Trong việc phiên âm, người Việt lại còn hay nói trại. Ta gặp trong các từ:

1.- BA Dớ từ chữ BAVURE

2.- BạT từ chữ BâCLE

3.- CùI DìA từ chữ CUILLèRE

4.- LON TON từ chữ PLANTON

5.- LONG đềN từ chữ RONDELLE

6.- MA-Cà-BôNG từ chữ VAGABOND

7.- PHó-MáT từ chữ FROMAGE

8.- PHú DE từ chữ FOURRIèRE

9.- PHú LíT từ chữ POLICE

10.- SU HàO từ chữ CHOU-RAVE

11.- Xà CộT từ chữ SACOCHE

12.- Xà LIM từ chữ CELLULE

Trong chữ 1, VURE mà thành Dớ, trong chữ 3, LLèRE mà thành DìA, trong chữ 7, MAGE mà thành MáT, trong chữ 10, RAVE mà thành HàO, trong chữ 12, LULE mà thành LIM... đã là thấy lạ, nhưng có lẽ lạ nhứt là chữ VAGABOND thành chữ MA-Cà-BôNG, chữ CRESSON thành chữ Xà-LáCH-SON.

Việc nói trại cộng thêm việc cắt bỏ chữ cũng gây nên sự khó khăn trong việc tìm hiểu, điển hình là chữ hủ-lô. Xe hủ-lô ai cũng biết, nhưng đó là do chữ gì thì ít người biết.

Thật ra đó không phải là xe mà chỉ là một bộ phận được gắn vào xe thôi. Nguyên chữ đó là ROULEAU COMPRESSEUR, nghĩa là ống cán ép bằng thép rất nặng nên phải được gắn vào xe có động cơ để dễ di chuyển. Nó chỉ xuất hiện ở Việt nam từ thời Pháp thuộc, thấy lạ, người Việt mới đặt tên để gọi, nhưng người ta không lấy toàn chữ mà chỉ lấy một phần ở đầu, không phiên âm thành ru-lô mà nói trại thành hủ-lô, dùng quen rồi nên không thấy gì lạ chứ sự thực đó là một chữ rất dị kỳ trong tiếng Việt nam.

Trong một trường hợp khác, lúc dịch âm, người Việt dùng ngay chữ Việt: PhấN TIêN để dịch chữ PASTEL, một loại bút màu tương tự như màu sáp. Sự dịch âm như vậy dễ khiến người sử dụng không còn biết đâu là nguồn gốc nữa.

Việc phiên âm trong quá khứ đa phần là việc của cá nhân, vì không có chữ, buộc lòng người ta phải mượn và đặt ra để nói.

Nhìn gần để khảo sát, bạn thấy có nhiều khi người Việt như sính dùng ngoại ngữ trong khi tiếng nước nhà đã có chữ để nói. "Tựa" là một chữ vốn đã có, thoát thai từ chữ "Tự" của Tàu, nhưng người ta vẫn thích nói chữ "Tít", phiên âm từ Titre của Pháp. "Bộ vó" là một chữ có trong tiếng Việt nam, nhưng người ta vẫn thích dùng chữ "Mác", phiên âm từ chữ Marque của Pháp.

Có chữ này nói ra nghe mới buồn cười: Việt nam có chữ "Bố" (Hán Việt), nghĩa là ruồng bắt, nhưng trong từ ngữ bình dân còn có chữ "bố ráp" cũng để chỉ điều đó.





"Ráp" là gì ?


Trong tiếng Việt, ráp có nghĩa là nối lại với nhau, nhưng ở dây không phải là tiếng Việt, đó là phiên âm chữ RAFLE của Pháp, cũng có nghĩa là ruồng bắt (danh từ).

Các bạn trẻ ngày nay không biết vào thời Pháp, những cuộc ruồng bắt kinh khủng như thế nào. Một chiếc xe của Pháp đi qua, một quả lựu đạn ném ra là cả xóm đó bị lùa hết. Pháp sẽ cho lính làm một cuộc RAFLE, vây bắt hết người trong xóm và đem tập trung vào một bãi đất, cho người trùm bao bố có khoét hai lổ nhỏ đi nhận diện. Chỉ cần hắn gật đầu một cái là người đối diện kể như bị lôi ra bắn chết ngay, đó là chưa nói việc nhà cửa trong xóm bị biến thành bình địa do súng lớn của xe tăng, dân chúng đi về, không biết phải ở nơi nào, thật là khổ.

Chữ "bố ráp" có từ thời ấy. Nghe nói Tây đi bố (hay bố ráp) là dân chúng tái mặt, kinh hoàng. Bố ráp là một từ gây hãi hùng cho người Việt thời Pháp thuộc, trong chữ ấy có nửa phần là tiếng Pháp.

Trong chữ "làm le" hay "lấy le" mà bạn vẫn thường nghe hoặc vẫn thường nói, cũng có nửa phần là tiếng Pháp. Trong tiếng Việt, "le" có nghĩa là lè ra, thè ra, như: le lưỡi. đó là một động từ, còn thấy trong từ "măng le", một giống măng. Thế nhưng trong "làm le" và "lấy le", "le" lại là một danh từ, bắt nguồn từ chữ l'air của Pháp, có nghĩa là không khí (giống tiếng Anh), cũng có nghĩa là dáng vẻ bên ngoài. Làm le tức là làm ra dáng mình ngon lành lắm, lấy le là làm cho có dáng hơn người khác. đó là những expressions bị ảnh hưởng của Pháp, còn tồn tại mãi cho đến ngày nay, nhưng chữ "le" trong lăm le lại là chữ Việt, một từ để láy, không có nghĩa.

Một thành ngữ khác cũng còn được nhiều người nói là "làm reo" (khác với "làm eo" do chữ "yêu" trong tiếng Hán yêu sách).

REO trong tiếng Việt là động từ, có nghĩa là phát ra tiếng lớn, nhưng trong "làm reo", nó lại là danh từ.

Trong tiếng Việt, không có chữ "reo" nào là danh từ cả. Vậy thì ta biết đó là gốc ngoại lai.

Thật vậy, đó là phiên âm của chữ GRèVE trong tiếng Pháp, nghĩa là sự đình công. Trong tiếng Pháp, FAIRE GRèVE là đình công (faire là làm, grève là sự đình công), nhưng trong tiếng Việt, "làm reo" không có nghĩa là đình công, đó là làm nư để tỏ thái độ bất đồng về một vấn đề gì đó, có thể dùng trong nhiều trường hợp khác nhau.

Cũng trong mục đích nêu lên để nhận thức, tôi đưa ra chữ LáP quen dùng ở người Việt nam.

Như trên có dẫn, "láp" là từ để dịch chữ l'arbre de transmission, nghĩa là cây truyền động, một bộ phận cơ khí nối ổ máy với trục bánh xe hoặc với chân vịt (hélice) của tàu thủy.

Người Việt hay nói "cây láp", cách nói này là dư chữ, vì láp đã có nghĩa là cây (tree), khi nói "cây láp", vô hình chung ta nói "cây cây", không có nghĩa. Khi nói "cây láp", người nói cho người nghe hiểu ngầm có chữ truyền động ở phía sau, nhưng thực tế ít ai biết phía sau còn có ẩn chữ transmission nghĩa là sự truyền động.

Đơn giản hóa chữ Phiên m

Sự phiên âm còn dẫn đến chỗ dần dần bị người đời đơn giản hóa.

Ví dụ: Bóp-phơi từ chữ Porte-feuille (đồ để đựng giấy tờ, tiền bạc), về sau chỉ còn chữ Bóp, nghĩa là cái ví, chữ Cạc-táp từ chữ Cartable, về sau biến thái thành cặp-táp rồi chỉ còn chữ Cặp, E-ghi từ chữ Aiguille (chữ dùng trong ngành đường sắt), về sau chỉ còn chữ Ghi, ô-ri-gin từ chữ Origine về sau chỉ còn chữ Gin, Lô-can từ chữ Local về sau chỉ còn chữ Lô.

Kể qua một số điều, bạn đọc cũng thấy cái khó của ngôn ngữ, bởi vì quá quen rồi, thường khi chúng ta không thấy.

Để hiểu về tiếng Việt, bạn phải học rất nhiều mới thấu đáo được, 12 năm ở tiểu học và trung học cộng với 7 năm ở đại học vẫn chưa thấm tháp gì, bạn học cả đời cũng chưa hết chữ, tôi nghiên cứu đã hơn 40 năm nay rồi mà vẫn còn nhiều chỗ còn rất mù mờ. ở tha phương này, sách vở không có, tài liệu không có, đành chịu thua !

Biết chữ, xài được chữ và hiểu nghĩa đã là tốt, nếu biết cả gốc gác của nó lại càng tốt hơn. Vì thời gian qua đã lâu rồi, lớp già lần lần chết mất, lớp trẻ không còn hiểu nhiều lịch sử ngày xưa và ngày nay số người biết tiếng Pháp cũng không nhiều, tôi viết bài này cốt là để lớp trẻ có dịp hiểu về từ ngữ gốc Pháp có trong tiếng Việt nam.

Bạn trẻ Việt nam nên nhớ một điều: Việt nam bị ảnh hưởng rất nhiều của người Hán (Trung quốc) và người Pháp. Trong tiếng Việt có hơn 60% là từ gốc Hán, khoảng hơn 400 từ là từ gốc Pháp, do đó, muốn hiểu rành tiếng Việt, bạn phải biết cả tiếng Hán và tiếng Pháp. Muốn hiểu rõ hai thứ tiếng đó, bạn phải tốn ít nhứt 20 năm miệt mài học không ngơi nghỉ, dưới thời gian đó thì hiểu biết khó tận tường.

Thế cho nên đọc một bài viết này vẫn đỡ tốn thì giờ hơn bỏ công ra học, vì có người đã học qua rồi dọn sẵn cho bạn.

Trong một bài viết khác, tôi sẽ trình bày về chữ Việt thoát thai từ chữ Hán để các bạn lãm tường, bởi vì số chữ đó cũng nhiều vô kể và chữ Hán là thứ chữ không dễ học.

Chúc các bạn một mùa xuân thật vui.



Montreal, 18/11/2010

Nguyễn Đức Tuấn

Cựu GS Pháp ngữ và Việt ngữ

(đã đăng trên PSSC Houston, xuân 2011)

* Bản này có sự bổ chính so với bản soạn năm 2010.

Sunday 7 July 2013

Lính mã tà khác gì lính ma tà?



Nói chung các từ điển tiếng Việt không phân biệt mã tàma tà. Có từ điển thu nhận cả hai (Hoàng Phê,2006:605). Có từ điển chỉ ghi mã tà (Huình Tịnh Paulus Của, 1896b:1, Gustave Hue, 1937:541 ; Lê Văn Đức, 1970a:806, Nguyễn Kim Thản, 2005:1010). Có từ điển chỉ ghi ma tà (Hội Khai Trí Tiến Đức, 1931:329). Nhưng từ điển nào cũng giảng nghĩa là cảnh sát người Việt thời Pháp thuộc.
Có người không đồng ý. Bảo Định Giang (1977:43) giảng Mã-tà là lính đánh thuê, người Mã Lai, trong hàng ngũ quân đội Pháp. Nguyễn Dư cho rằng mã tà là lính tácchiến người Việt, khác với ma tà là cảnh sát.

Có lính đánh thuê người Mã Lai trong hàng ngũ quân đội Pháp không? Trong đội hình liên quân Pháp – Tây Ban Nha ở Sài Gòn Rigault de Genouilly chỉ huy (lúc đông nhất, năm 1859, không quá 3000 quân), ngoài số người Âu còn có 750 lính người Tagal, gọi là chasseur tagal. Không có lính đánh thuê người Mã Lai nào gọi là mata.
Có lính tác chiến người Việt trong đạo quân viễn chinh ở Sài Gòn không? Có. Tháng 4 năm 1860, lực lượng Pháp đồn trú ở Sài Gòn có 4 đại đội bộ binh hải quân Pháp, 2 đại đội Y Pha Nho, một pháo đội Pháp, một phân đội công binh Pháp, 50 kỵ binh người Tagal và một đại đội người bản xứ (compagnie des indigènes) (Ponchalon, 1896:252). Đại đội bản xứ này có 80 người An Nam, được khen là chiến đấu tốt (Pallu, 1864:84). Không có đơn vị nào được gọi là mata.

Tháng 3/1861, sau khi đại đồn Chí Hòa thất thủ, hệ thống chính quyền của người Việt trong vùng Pháp chiếm tan rã hoàn toàn (Cultru, 1910:184-185). Để giữ đất và coi dân, phó đô đốc Charner phải bổ nhiệm một số sĩ quan Pháp vào các chức vụ giám đốc/thanh tra bản xứ sự vụ (directeur/inspecteur des affaires indigènes). Các phủ huyện người Tây này được toàn quyền hành động để tái lập và vận hành trở lại hệ thống chính quyền trong vùng đất mình chịu trách nhiệm: sửa sang công đường, xét xử các vụ kiện cáo, chỉ định người coi làng xã, lập sổ thuế, đăng bộ ghe thuyền, quản lý Hoa kiều, tổ chức lại hệ thống ngựa trạm.
Các đồn binh Pháp có nhiệm vụ yểm trợ cho chính quyền mới. Tuy nhiên các quan bản xứ sự vụ chủ yếu phải dựa vào lực lượng cảnh sát gọi là mata (corps de police des matas) do chính họ tuyển mộ trong số những người Việt chịu ra cộng tác (Cultru, 1910:187). Lính mata thuộc quyền chỉ huy, điều động của các quan cai trị người Tây chỉ làm công việc cảnh sát tại địa phương, cụ thể là canh gác nhà tù, bảo vệ công sở, quản lý trị an, để quân viễn chinh rảnh tay tổ chức các chiến dịch quân sự.

Cuối năm 1861 tức là thời điểm xảy ra trận đánh được đề cập trong bài văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc của Nguyễn Đình Chiểu chỉ có loại mã tà cảnh sát này.
Kẻ đâm ngang ; người chém ngược, làm cho Mã tà, Ma ní hồn kinh; : bọn hè trước; lũ ó sau, trối kệ tàu thiếc tàu đồng súng nổ
Tuy nhiên Nguyễn Đình Chiểu và nhiều người Việt thời đó có thể bỏ chung một rọ mã tà tất cả các loại ngụy binh từ anh gác tù, chuyên ăn hiếp dân lành đến sắc lính dữ dằn nhất (như ngày nay nhà báo ta có thể ngộ nhận tất cả thủy quân lục chiến Việt Nam Cộng Hòa đều là Trâu Điên). Việc này nếu có xảy ra cũng không có gì khó hiểu. Nhưng người đời sau không nên bám vào đó để cãi rằng mã tà không phải là cảnh sát.
L. de Coincy (1866:53) cho biết có 1800 người bản xứ làm mata cho Tây. Năm 1880 lực lượng mata được cải danh thành garde civile (Cultru, 1910:347), tiếng Việt dịch là  bảo an đoàn, nhưng dân gian (người Việt) vẫn gọi thứ lính đó là mã tà. Lúc này có thể dạng ma tà đã xuất hiện rồi: từ điển Huình Tịnh Paulus Của Paulus (1896b:1) không ghi mã tà mà chỉ có ma tà và giải thích là lính canh tuần (tiếng Malais, kêu theo đã quen) ; Bonet (1899a:361) dịch lính ma tàmilicien.

Cái Mơn khởi nguyên của nông nghiệp kỹ thuật cao (Công Khanh & Như Thuần - Sài Gòn Tiếp Thị)



SGTT.VN - Ở nơi áp dụng khoa học nông nghiệp đầu tiên trong cả nước, nông dân ra nước ngoài học kỹ thuật nông nghiệp, giờ đại công xưởng cây giống này đã có lịch sử lâu đời hàng trăm năm gắn bó sâu sắc giữa người trí thức cả Tây cả Việt và những nông dân khao khát tự do.
cha Gernot Quí, người có công lớn với họ đạo Cái Mơn, coi xứ này suốt 48 năm (1864 – 1912).
Năm 1702, ba gia đình ông Nguyễn Văn Tấn, ông Phan Văn đại và Lê quang Lê bỏ quê nhà ở miền Trung (Phú Yên, Bình định) vượt biên xuôi Nam, vào vùng đất của vua Thuỷ chân Lạp, mang theo sự cần cù và một ước mơ: tự do tín ngưỡng. Đó là những người mở trang lịch sử của cái Mơn.
Vào những năm 40 của thế kỷ trước, xứ đạo Cái Mơn đã được cả nước biết tới bởi nghề chơi cây kiểng và trồng cây ăn trái. Nhưng thế hệ những người nổi tiếng và tiên phong trong lĩnh vực trồng cây kiểng cổ Cái Mơn giờ đây chỉ còn lại ít người như ông Tám Sông – Nguyễn Văn Sông, trên 80 tuổi ở ấp Đông Nam, xã Vĩnh Thành. Trong ký ức ông bây giờ chỉ còn lại mỗi sự oanh liệt: cặp mai kiểng có hoành gốc 2,5m của ông từng bán vào nửa cuối những năm bảy mươi trị giá 60 cây vàng.
Gặp chúng tôi vào một ngày cuối năm, ông Sông tâm sự: “Chỉ sợ nghề làm kiểng cổ rồi đây sẽ mai một vì giờ không còn mấy ai theo nữa”. Những thế hệ sau ông nhờ áp dụng các kỹ thuật chiết cành, ươm giống, đã cho ra hàng loạt cây giống theo phương thức bán công nghiệp, bán đi khắp nước và cả xuất khẩu đi nước ngoài như ông Năm Công, Ba Tài… thu lợi mỗi năm hàng trăm triệu. Ông Ba Tài còn nhớ vào thời kỳ thiếu đói cuối thập niên 70, rất nhiều nghệ nhân hoa kiểng Cái Mơn đã nản chí phá bỏ vườn cây, vườn kiểng để chuyển sang trồng lúa, khoai lang cứu đói. Có nơi chủ vườn đứt ruột đốn bỏ hàng loạt gốc cây ăn trái lâu năm. Mãi đến cuối thập niên 80, nghề vườn Cái Mơn mới bắt đầu trở mình hồi sinh nhờ cơ chế thị trường.
Cái Mơn giờ được biết đến là một trong những địa phương đầu tiên của đất Nam bộ đưa nông dân ra nước ngoài tham quan, học tập mô hình canh tác, sản xuất và nhân giống, rồi quay lại xuất khẩu sản phẩm cùng dịch vụ chăm sóc. Nhưng ít ai nghĩ mô hình kết hợp kỹ thuật ghép, sàng lọc những giống cây ăn trái của nước ngoài, lai tạo với những giống cây trồng có sẵn tại địa phương để tạo nên một giống cây mới cho quả ngọt trái lành đã có mặt tại đây hàng trăm năm trước.
Phải chăng sự gắn kết của cộng đồng giáo dân chiếm 85% dân số hình thành từ 300 năm qua trên dãy đất cù lao này đã tạo nên một sức mạnh tiềm tàng để Cái Mơn vực dậy một làng nghề?
Lịch sử một làng nghề
Nhà thờ Cái Mơn
Tàng thư ghi nhận từ đầu thế kỷ 18, những nhóm dân người Việt đã đặt chân đến vùng đất Bến Tre do cuộc bắt đạo Thiên Chúa dưới thời Chúa Nguyễn Phúc Chu trên quy mô khắp nước từ ngày 13.3.1700 (1). Lúc đầu ba gia đình đầu tiên đến Ba Giồng, sau sang Cái Mơn định cư khởi nghiệp. Người đi trước trở thành nguồn thông tin đáng tin cậy để người đi sau từ miền Trung tìm vào. Sự cần cù của họ trên vùng đất mới phì nhiêu – như cá gặp nước: lúc bấy giờ “chợ Ba Vát ở thôn Phước Hạnh, lỵ sở của huyện Tân Minh, phố xá đông vui, thuyền bè tấp nập…” theo ghi nhận của Đại nam nhất thống chí.
Phải đến những năm 60 thế kỷ 19, linh mục người Pháp Gernot mới bắt đầu mở rộng hoạt động Công giáo tại Cái Mơn. Nhiều ghi chép trong họ đạo Cái Mơn còn lại cho biết, địa danh này do các cha thừa sai người Pháp đặt ra. Cái Mơn, đọc gần giống âm tiếng Pháp của Caïman – con sấu mõm dài, ám chỉ là xứ có nhiều cá sấu. Sử liệu ở giáo xứ này khẳng định chính các ông cha thừa sai là người đem các giống cây như càphê, cacao, măng cụt, v.v. và nhiều giống cây nhiệt đới về nhân giống phát triển tại đây, mở ra một truyền thống cho những trí thức ở xứ này tiếp nối.
Nhiều nguồn sử liệu đề quyết ông Trương Vĩnh Ký và ông Nguyễn Duy Lưu về sau nối tiếp nhau chọn lọc và du nhập các giống cây như bòn bon, sapôchê, măng cụt, chôm chôm, sầu riêng, v.v. từ Malaysia, Thái Lan về.
Những cựu học sinh ngôi trường mang tên Trương Vĩnh Ký còn ưu ái khẳng định chính ông là người đem nghề chiết cành gây giống, lai giống, ghép cây về phổ biến ở quê nhà. Nhưng sử liệu rõ ràng hơn lại ghi chính xác vào năm 1937, người Cái Mơn mới biết ghép cây, từ xưa phiên âm từ tiếng Pháp greffer thành “rép”. Lúc đó cha sở giáo xứ Phan Thiết đã đưa hai anh em ông Phạm Văn Trí và Phạm Văn Trị và hai anh em ông Mai Văn Tư và Mai Văn Khánh vào trường canh nông Nha Rây học ghép cây, cốt là để biết ghép cây cao su và theo nghề này. Học xong, không chịu nổi sự cay cực của nghề cao su đồn điền, các ông về lại quê nhà, thử ghép các loại cây khác. Sản phẩm nổi tiếng còn truyền tụng của các ông là ghép chôm chôm địa phương với chôm chôm Java.
Gốc sầu riêng cái mơn?
Những người được trao giống cây mới này đầu tiên ở Cái Mơn là hai anh em của ông Nguyễn Văn Hiếu (hội đồng Hiếu sinh năm 1883) và Nguyễn Văn Thuận (tức cai Thuận sinh 1887 – 1975). Truyền nhân của những người này đến nay còn sở hữu gốc cây giống sầu riêng cơm vàng hạt lép nổi tiếng như ông Ba Ký ở Vĩnh Thành. Có hai luồng ý kiến. Một luồng cho rằng chính Trương Vĩnh Ký là người du nhập các giống cây từ Malaysia và Indonesia như bòn bon, chôm chôm, măng cụt, sầu riêng, sakê, v.v. trong suốt thời gian sáu năm ông du học ở chủng viện Penang, Malaysia, và trở về nước vào lúc Pháp vừa chiếm Việt Nam năm 1858. Nhưng trong tự điển Pháp Việt của Trương Vĩnh Ký (1884) không có từ durian hay sầu riêng.
Một luồng ý kiến khác – từ con cháu – cho rằng chính ông Nguyễn Duy Lưu – khi ông Ký về nước ông này mới được một tuổi – là người sưu tập các giống sầu riêng ngon của Campuchia trong thời gian ông làm thái phó (thầy dạy học) cho con vua xứ này, đem về trồng trong vườn nhà bên bờ sông Cái Mơn, cách nhà thờ Cái Mơn hơn 100m. Vườn ông Lưu, nằm sát nhà ông Trương Vĩnh Ký, trồng một cách có khoa học gồm toàn các loại cây ăn trái đặc sản: sầu riêng, bòn bon, măng cụt và dừa. Những người cao tuổi kể rằng, những gốc sầu riêng ở nhà ông trước năm 1975 to đến hai người ôm. Có người còn đồ rằng một trong những cây sầu riêng giống đầu tiên mang về từ Campuchia của ông phó Lưu, có một cây rất đặc biệt được ông đặt tên là “sầu riêng sữa bò” chính là cụ kỵ của giống sầu riêng cơm vàng hạt lép sau này.
Sách Monographie de la province de Ben Tre ghi Cái Mơn lúc bấy giờ thuộc tổng Minh Lý.
Cũng có luồng ý kiến thứ ba cho rằng trái cây này do Hoa kiều thời Trương Vĩnh Ký buôn từ Malaysia về và đọc trại tên durian địa phương thành sầu riêng.
Sách Monographie de la province de Ben Tre (Bến Tre chí) xuất bản năm 1903, không ghi một dòng sản lượng nào về sầu riêng Cái Mơn. Như vậy giống cây này khó có thể do Trương Vĩnh Ký du nhập nửa cuối thế kỷ 19.
Theo đà này, Cái Mơn trở thành một trong những địa phương tiên phong đưa nông dân đi học kỹ thuật nông nghiệp và về sau đưa ra nước ngoài học nghề. Những cái tên nông dân nổi tiếng hiện nay như Chín Hoá – người tạo nên thương hiệu sầu riêng Chín Hoá, Ba Tài – người nông dân lập website hoa kiểng Cái Mơn, Sáu Ri – cây giống Sáu Ri…
Có thể nói Cái Mơn là một trong những nơi áp dụng khoa học nông nghiệp đầu tiên của Nam bộ. Nhờ có sự định hướng của những ông Tây từ đầu thế kỷ 19, Cái Mơn biết phát huy lợi thế của đất và người, họ giàu nhanh và chú trọng đầu tư cho giáo dục, để nắm bắt kỹ thuật cao.
Đại công xưởng cây kiểng
Nghề ghép cây học từ người Pháp hồi đầu thế kỷ được truyền theo trực hệ trước hết là con cháu trong gia đình, sau đó đến hàng xóm, rồi lan ra khắp vùng Chợ Lách, hình thành nên một ngành sản xuất cây giống nhiều triển vọng.
Có thể xâu chuỗi tiến trình phát triển về kỹ thuật cao trong nông nghiệp ở Cái Mơn như sau: nhập giống mới, nhân giống, chiết cành để rút ngắn thời gian cho trái, ghép cành, nghiêng về cung cấp giống (kỹ thuật cao) so với cung cấp trái cây, chuyên cung cấp các loại cây mới, chuyển đổi sang phát triển hàng cao cấp – cây kiểng. Đến những năm đầu thập niên 90, người nông dân Chợ Lách chỉ mới biết kỹ thuật ghép bo da, chiết cành thì ngày nay đã hoàn chỉnh kỹ thuật ghép xương, ghép mắt, ghép đọt, ghép cành… Đặc biệt, kỹ thuật ghép cành cho tỷ lệ cây sống rất cao, đã được ứng dụng vào sản xuất cây kiểng góp phần đưa Chợ Lách trở nên một vùng chuyên canh cây kiểng hàng đầu Việt Nam ngày nay.
Hiện nay, toàn huyện Chợ Lách có khoảng 5.000 hộ chuyên sản xuất cây giống, hoa kiểng. Nhiều gia đình theo nghề này tới 3 – 4 thế hệ. Theo tài liệu của tỉnh Bến Tre, trong vòng mười năm qua, huyện Chợ Lách đã có sự chuyển dịch mạnh về cơ cấu kinh tế, từ kinh tế vườn chủ yếu chuyên canh chuyển sang phát triển thâm canh có lựa chọn, đẩy mạnh việc sản xuất cây giống và cây hoa kiểng. Giờ đây, khi mà lợi nhuận một mẫu kiểng gấp mười lần một mẫu vườn cây ăn quả thì Cái Mơn hầu như trở thành đại công xưởng cây kiểng. Cơn bão số 5 cách đây năm năm dường như đặt dấu chấm hết cho những cây ăn quả cổ thụ khi đi qua xứ này và quật ngã những gốc măng cụt hai người ôm của bà Huỳnh Thị Kỷ.
Ông Phan Văn Hiếu, phó bí thư xã Vĩnh Thành, cũng là một nông dân thứ thiệt cho biết, hiện nay xã Vĩnh Thành đã hình thành được mười làng nghề chuyên sản xuất cây giống và cây kiểng. Từ đây, chính quyền xã sẽ kiến nghị lên huyện, tỉnh hỗ trợ người nông dân các kiến thức khoa học kỹ thuật tiên tiến, tiến tới thành lập hợp tác xã bậc cao phối hợp với xây dựng thương hiệu và mô hình du lịch sinh thái để làng nghề phát triển bền vững.
CÔNG KHANH - NHƯ THUẦN

Saturday 6 July 2013

Giọt nước nào ở trong tâm thức của người Việt?



Trần Quốc Vượng (2003) khám phá ra rằng:
Người thợ luyện kim có thể nói: Họ “giống nhau như đúc”. Nhưng bất cứ người dân thường Việt Nam nào cũng có thể nói: Họ “giống nhau như hai giọt nước.
Người Việt không cứ phải là thợ luyện kim mới có thể nói câu “Họ giống nhau như đúc”. Từ điển Gustave Hue (1937:343) đã ghi nhận thành ngữ này.
Từ điển Gustave Hue (1937:343) còn có giống như in, giống như lột, giống như tạc nhưng không có giống nhau như hai giọt nước. Người Việt biết tiếng Tây đầu thế kỷ 20 ắt biết se ressembler comme deux gouttes d’eau là gì, nhưng cách diễn đạt giống nhau như hai giọt nước chưa phổ biến đến mức được xem là thành ngữ, thậm chí còn có thể bốc mùi Tây quá nặng. Bằng cớ là trước Gustave Hue một năm, từ điển Pháp Việt của Đào Duy Anh (1950:486) đã dịch se ressembler comme deux gouttes d’eaugiống hệt nhau, giống nhau như đúc, như lột vì lúc ấy mà có chuyển thành giống nhau như hai giọt nước ắt sẽ có người la ó:
-Dịch thế bố ai hiểu được? Hay định bắt chước người nào dịch on the dotted line của Nabokov thành trên những dòng kẻ hử?

Thanh Nghị (1967b:602) có giống như đúc, như in, như tạc khuôn nhưng chưa có can đảm đưa giống nhau như hai giọt nước vào từ điển.
Nay thì giống nhau như hai giọt nước đã được Hoàng Phê (2006:403) công nhận là thành ngữ tiếng Việt. Quả thật người Việt nào cũng có thể nói câu Họ giống nhau như hai giọt nước và ngay cả nhà sử học cũng có thể ngộ nhận là người Việt xưa nay vẫn luôn bận lòng vì nước như thế. 

Friday 5 July 2013

Thử tìm nguồn gốc tên gọi của vài loại thảo mộc ở Việt Nam (Phạm Đình Lân - Cái Đình)



Việt Nam là một quốc gia nông nghiệp nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa. Rừng nhiệt đới ở nước ta có nhiều loại thảo mộc khác nhau. Mặc dù vậy, trước khi tiếp xúc với người Pháp, nông dân ta không biết nhiều loại cây thực phẩm, cây ăn trái và cây kỹ nghệ vì không giao tiếp rộng rãi với thế giới bên ngoài và vì dành hầu hết đất đai để trồng lúa, trồng khoai để phòng nạn đói thường xuyên đe dọa nếu có loạn lạc, bão tố, lụt lội và hoàng trùng. Người Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, Hòa Lan, Anh, Pháp mang nhiều cây thực phẩm, cây thuốc và cây kỹ nghệ sang trồng ở các thuộc địa của họ ở Nam Á, Đông Nam Á và trên các hải đảo Thái Bình Dương.
Trong bài viết nầy tôi tạm ghi nhận hoặc đưa giả thuyết về nguồn gốc tên gọi một số thảo mộc quen thuộc quanh ta và nhờ độc giả góp ý cho bài viết tăng thêm tín lực và sự phong phú.
*
Trái mãng cầu gai (sugar apple) được người Việt Nam ở miền Bắc gọi là trái NA. Trong tiếng Việt NA có nghĩa là ẩm, bồng, mang đi. Nghĩa nầy không dính dáng gì đến tên gọi của một loại cây gốc Mỹ Châu nhiệt đới nầy. Người Tainos gọi mãng cầu ngọt là annon. Người Tây Ban Nha dựa vào cách gọi nầy để cho ra đời tên gọi anona sau khi thám hiểm và chinh phục nhiều quốc gia trên tân lục địa. Người Tây Ban Nha chiếm quần đảo Phi Luật Tân và đem hột giống mãng cầu ngọt sang quần đảo Phi Luật Tân rồi từ đó mãng cầu được du nhập vào Mã Lai, Xiêm La (Thái Lan). Mãng cầu có thể được các nhà truyền giáo Tây Ban Nha dòng Dominican (Đa Minh) đưa vào miền Bắc sớm nhất là vào thập niên 1530. Chữ NA mà người miền Bắc gọi là trái mãng cầu ngọt có phải chăng là âm sau cùng của chữ amona của Tây Ban Nha? Người Mã Lai gọi mãng cầu ngọt là No-Na, Thái: Noi-Na. Tất cả đều có âm của chữ anona.
Cây Bình Bát cũng gốc ở vùng biển Caribbean. Đó là thân thuộc của mãng cầu. Người Tây Ban Nha gọi bình bát là anona corazon.  Người Phi Luật Tân gọi mãng cầu là atis (dựa theo chữ até của người Mễ Tây cơ và ata của người Bồ Đào Nha) trong khi gọi bình bát là anonas (Tagalog). Người Mã Lai và Indonesia gọi làbua nona. Tên gọi bình bát của Việt Nam có phải là âm trại của chữ mean bat của người Khmer dùng để chỉ một loại cây thân thuộc với mãng cầu nhưng ở vùng ẩm ướt? Trái bình bát giống mãng cầu Xiêm nhưng nhỏ, ruột màu vàng sậm, có nhiều hột đen và không có hương vị như mãng cầu ngọt và mãng cầu Xiêm.
Cây mãng cầu Xiêm Annona muricata thực sự gốc ớ Mỹ Châu. Nhưng các nhà trồng tỉa Việt Nam gọi nó là mãng cầu Xiêm vì biết nó qua trung gian Xiêm La tức Thái Lan bây giờ.
Cây sầu riêng xuất phát từ Mã Lai và Indonesia được du nhập vào Thái Lan, Lào, Cambodia trước khi đến Việt Nam qua trung gian các tu sĩ Thiên Chúa Giáo ở chủng viện Penang, Mã Lai. Người Mã Lai gọi sầu riêng là durian tức trái có gai bén nhọn (duri: gai). Người Anh cũng dùng tên gọi nầy. Người Pháp âm trại thànhdurion, Thái: thurian, Lào: thourien, Miến Điện: du lin. Tên gọi sầu riêng của người Việt Nam âm từ thurian. Khi phát âm chữ T dễ lẫn lộn với D và TH để lẫn lộn với S.
Trong tiếng Việt chữ măng cụt hoàn toàn vô nghĩa. Đó là một loại cây ăn trái gốc ở Indonesia và Mã Lai. Chữ "măng" là âm của chữ manggis của Mã Lai. Ở Mã Lai và Miến Điện có nhiều măng cụt mọc hoang gọi là manggishutan (hutan: rừng, Manggishutan: rừng cây măng). Người Thái gọi măng cụt là mangkut, Lào:mangkut, Khmer: mongkut v.v... Như vậy tên gọi măng cụt âm từ mangkut của người Thái vậy.
Sầu riêng, măng cụt được các tu sĩ Thiên Chúa Giáo đưa vào Việt Nam từ Penang và trồng ở Cái Mơn, Bình Nhâm, Nhị Bình vào giữa thế kỷ XIX. Vào thế kỷ XIX Xiêm La là quốc gia trái độn giữa hai ảnh hưởng chánh trị Anh và Pháp. Đó là quốc gia không bị các nước Âu Châu xâm chiếm làm thuộc địa nên được triều đình Huế đặc biệt lưu ý để học hỏi. Khi triều đình Huế ra lịnh cấm và giết đạo Thiên Chúa, một số tín đồ Thiên Chúa Giáo bỏ trốn sang Xiêm La. Khi gặp khó khăn trước sự đe dọa của Pháp, triều đình Huế cử người đi sứ sang Xiêm để tìm hiểu xem do đâu nước nầy tránh khỏi sự xâm chiếm của các nước Âu Châu mặc dù họ phải ký hàng loạt hiệp ước bất bình đẳng. Các sứ đoàn đem một giống chuối về nước trồng. Chuối đó gọi là chuối sứ (vì đem về nước sau khi đi sứ) hay chuối Xiêm (vì đem từ Xiêm về tuy rằng nước nầy không phải là sinh quán của loại chuối đang đề cập). Xiêm La trở thành quốc gia trung gian cung cấp cho Việt Nam nhiều loại cây ăn trái xuất phát từ tân lục địa và được người Tây Ban Nha đưa sang Phi Luật Tân rồi từ quần đảo nầy sang Mã Lai và Indonesia.
Cây sa-bô-chê gốc ở Mễ Tây Cơ được đưa sang Phi Luật Tân rồi Mã Lai trước khi đến Xiêm La, nhưng khi đến Việt Nam nó được gọi là hồng Xiêm. Chữ sa-bô-chê là âm của tiếng Pháp sapotier (cây sa-bô-chê) Sapotilla zapota. Người Indonesia gọi là trái sa-bô-chê (sapot) là sawo manila (trái sa-bô Manila) vì từ Manila đến. Trái sa-bô-chê ngọt và thơm ngon. Hột láng, giẹp, nhọn và cứng. Lá kết hợp với su hào (cải bắp) sắc nước uống hạ huyết áp. Ở Mễ Tây Cơ người ta nghiền hột thành bột để làm thuốc trục sạn thận, sạn bàng quang, gây buồn ngủ và tẩy xổ.
Sầu đâu là tên gọi của một loại cây cao từ 15 - 25m và được biết dưới tên khoa học Azadirachta indica. Tên gọi sầu đâu âm từ tiếng Khmer sdau. Người Việt Nam còn gọi là sầu đông vì rụng lá vào mùa đông hay xoan đào, có thể là tên gọi âm từ chữ sa dao của người Thái. Người Thái, Lào và Khmer ăn trái và lá sầu đâu. Người Việt Nam rất sợ chất đắng của trái và lá của loại thảo mộc nầy và không có nhiều kinh nghiệm về việc dùng sầu đâu để trị bịnh. Trong y học dân gian Ấn Độ sầu đâu được xem nhu là nhà thuốc xã thôn. Vị đắng của sầu đâu trị sốt rét. Người ta bỏ lá sầu đâu khô dưới giường để rệp và kiến bò đi. Lá sầu đâu khô bỏ trong sách thì sách không bị mối mọt ăn.
Cây thốt nốt giống như cây dừa. Đó là cây biểu tượng của người Khmer. Chữ thốt nốt do chữ thnoat của người Khmer mà ra. Người Khmer cất rượu hay làm đường từ cây thốt nốt. Người Việt Nam không dùng đường thốt nốt mà dùng đường mía. Họ trống cau, dừa nhưng không trồng thốt nốt mặc dù cây thốt nốt mang nhiều lợi ích kinh tế và chịu nắng hạn rất tốt.
Cây cao su gốc ở Brazil được người bản địa Brazil gọi là cây cahutchu (cây khóc) và được người Pháp đem trồng thí nghiệm ở Việt Nam vào cuối thế kỷ XIX ở Nha Trang và Bình Hòa, Gia Định. Chữ cao su của ta âm từ chữ caoutchouc (arbre qui pleure) của tiếng Pháp. Và chữ caoutchouc của Pháp được âm từ chữcahutchu với nghĩa cây khóc vì có nhiều nhựa trắng tuôn vọt ra khi băm sâu vào thân cây. Cây cao su thích hợp với vùng đất đỏ (terre rouge) ở các tỉnh miền Đông Nam Bộ và cao nguyên Nam Trung Bộ. Ở Dầu Tiếng có công ty Michelin. Ở Biên Hòa, Bà Rịa, Xuân Lộc, Long Thành có công ty SIPH (Société Indochinoise des Plantations d'Héveas). Ở Chơn Thành có Viện Nghiên Cứu Cao Su Đông Dương (IRCI: Institut de Recherche du Caoutchouc Indochinois). Đồn điền cao su ở Nam Bộ là sân khấu của những thảm kịch xã hội và đấu tranh đẫm máu từ đầu thập niên 1930. Cây cao su gốc ở Nam Mỹ nhưng sau nầy các nước Đông Nam Á như Indonesia, Mã Lai và Việt Nam trở thành những nước sản xuất nhiều cao su trên thế giới.
Cây cà phê gốc ở Kaffa, Ethiopia. Từ địa danh Kaffa ra đời chữ cafế. Dưới thời Pháp thuộc người Pháp lập nhiều đồn điền trồng cà phê trên cao nguyên Nam Trung Bộ. Cây cà phê gốc ở Phi Châu và Trung Đông nhưng hiện nay quốc gia nổi tiếng sản xuất cà phê trên thế giới là Colombia. Đến năm 1945 chưa có quán cà phê ở Việt Nam. Cà phê chỉ bán ở tiệm nước do người Trung Hoa làm chủ. Thời bấy giờ người ta pha cà phê bằng vợt ngâm cà phê trong một cái siêu đặt trên lò than nóng khiến cho cà phê đen sậm và đắng như thuốc sắc. Bằng từ ngữ khôi hài người ta gọi đó là cà phê kho.
Ở Việt Nam không có trồng cây ô-liu. Loại thảo mộc nầy gốc ở ven biển Địa Trung Hải. Chỉ có những người sống ở thành phố lớn và có tiếp xúc với người Pháp mới biết trái ô-liu và dầu ô-liu. Chữ ô-liu âm từ chữ olive của Pháp.
Xá lị là trái lê. Ổi xá lị Psidium pomiferum là trái ổi to, ruột trắng, mềm, rất ít hột. Trái ổi giống trái lê về hình dáng, có ruột trắng và mềm như trái lê Pyrus communis. Loại ổi nầy thường được bán tại bến phà Mỹ Thuận để ăn với muối ớt hay mắm ruốc dầm ớt.
Cây lê-ki-ma gốc ở Trung và Nam Mỹ, nơi nó được biết dưới tên thông thường lucuma và tên khoa học Lucuma sapota cùng gia đình với cây sa-bô-chê. Người Việt Nam có vẻ không hưởng ứng hương vị của trái lê-ki-ma khi chín có cơm vàng như tròng đỏ hột gà, ngọt nhưng mau ngán vì có nhiều bột. Ở Nam Mỹ nhiều người bản địa không dám đi gần cây lê-ki-ma ban đêm vì cho rằng đó là nơi có nhiều ma.
Cho đến giữa thế kỷ XX người miền Nam mới biết cây avocado do tổng thống Magsaysay của Phi Luật Tân gởi tặng. Lúc bấy giờ dựa vào chữ avocado người ta gọi đó là cây trạng sư. Khi cây ra trái và ăn có vị béo, người ta lại gọi là trái bơ (beurre).
Cây cau Areca catechu còn có tên gọi khác là bình lang. Đó là âm của tên đảo Penang có nghĩa là cây cau theo tiếng Mã Lai. Trái cau chát không ăn được nhưng lá trầu và trái cau có vai trò đặc biệt trong hôn sự và trong việc xã giao trong cộng đồng các dân tộc Nam Á, Đông Nam Ấ và hải đảo Thái Bình Dương.
Trái cốc xanh mà người Trung Hoa ngâm với cam thảo để ăn với muối ớt được tìm thấy nhiều ở các nước Nam Á, Đông Nam Á và hải đảo Thái Bình Dương, kể cả bắc Úc Đại Lợi. Tôi không biết tại sao nó được gọi là Jewish plum hay trái cốc ngoại trừ chữ CỐC là âm cuối cùng của tên gọi trái cốc của người Thái: makok.
Tên gọi trái cà na âm từ tên khoa học Canarium. Cà na trắng Canarium album gọi là cam lăm âm từ tiếng Trung Hoa ganlan. Người Anh gọi là Chinese olive. Cà na đen mang tên khoa học Canarium nigrum. Người Trung Hoa ngâm trái cà na với cam thảo cho người bịnh ngậm sạch miệng. Trái cà na được dùng để giải rượu. Người ta cho rằng hột cà na to và cứng thán (đốt ra than), tán thành bột có khả năng làm tan xương cá khi bị hóc xương. Xin các thầy thuốc Đông Y, Tây Y góp ý kiến về chuyện nầy.
Từ khi tiếp xúc với người Pháp, người Việt Nam bắt đầu làm quen với rau cải, trái cây và vài loại hoa miền ôn đới.
Hoa lai-ơn âm từ glaieul của Pháp mà ra. Tên khoa học của loại hoa nầy là Gladiolus cardinalis (màu đỏ như áo của Hồng Y) (gladius: cây kiếm).
Hoa ọt-tăng-sia âm từ tên khoa học Hortensia macrophylla (lá to). Ở Nhật người ta dùng hoa Hortensia serrata nấu làm trà ngọt ama-cha. Họ cũng nấu nước bằng hoa hortensia nầy để tắm các tượng Phật.
Hoa ti-gôn âm từ tiếng Pháp liane antigone, được biết dưới tên khoa học Antigonon leptopus. Về sau hoa nầy mang tên hoa hiếu nữ.
Cải xà-lách do chữ salade mà ra. Tên khoa học là Lactura longifolia cùng dòng với cải lettuce nhưng lá dài và mỏng, màu vàng-xanh thật nhạt. Cải xà-lách cólactucin C15 H16 O5 là một chất ma túy như á phiện nhưng nhẹ. Nó nhuận trường và gây buồn ngủ. Người Việt Nam ăn cải xà-lách như rau cải. Các đầu bếp Trung Hoa luôn luôn cho cải xà-lách vào các tô hủ tiếu hay mì.
Xà-lách-son hoàn toàn không có liên hệ gì đến cải xà-lách. Đó là tên gọi âm lệch từ chữ cresson mà ra. Xà-lách-son mọc hoang rất nhiều ở miền ôn đới (Thụy Điển, Ngũ Đại Hồ, v.v...).Tên khoa học là Nasturstium microphyllum (lá nhỏ và xanh sậm). Người ta thường ăn cải xà-lách-son với thịt bò xào. Xà-lách-son được xem như bổ máu và lợi phế. Ở Âu Châu ngày xưa người ta ngâm xà-lách-son trong rượu bia để uống ngừa bịnh scorbut vì thiếu sinh tố C.
Cà tô-mát Lypcopersicon esculentum gốc ở Mỹ Châu. Người Việt Nam gọi là cà chua vì nó có vị chua. Tên gọi tô-mát âm từ chữ tomate của người Pháp, người đã đem giống cà nầy sang Việt Nam. Cà tô-mát được dùng để làm cà xốt để nấu ragout, spaghetti, làm ketchup. Ở Việt Nam cà tô-mát được dùng để nấu canh chua với cá, giá đậu xanh, thơm, cà bắp nêm với rau thơm như rau quế, rau tần dày lá, ngò om hay ngò gai. Cà tô-mát có lycopene C40 H56 có tính kháng oxy hóa và ngừa ung thư tuyến tiền liệt (prostate cancer). Về việc lycopene (carotene) có ngăn ngừa ung thư tuyến tiền liệt được hay không vẫn còn là một đề tài tranh luận. Lycopene không chỉ có trong trái cà tô-mát mà trong củ cải cà-rốt, trái đu đủ chín, dưa hấu, trái strawberry, v.v…
Tên gọi củ cải cà-rốt âm từ chữ carotte của Pháp mà ra. Củ cải cà-rốt mang tên khoa học Daucus carota sativus. Củ cải cà-rốt được dùng để nấu súp. Người Việt Nam Việt hóa củ cải cà-rốt khi biến nó thành đồ chua trong chén nước mắm ăn bì cuốn. Củ cải cà-rốt là một nguồn sinh tố A và carotene quan trọng lợi cho thị giác. Nhưng dùng nhiều cà-rốt sẽ bị vàng da.
Trong rau cải bán ở Việt Nam có trái su và su hào. Thoáng mới thấy tưởng đó là tiếng Việt, nào ngờ cả hai tên gọi trên đều âm từ chữ chouchou và chou rave của Pháp.
Trái su kết quả trên một loại dây mang tên khoa học Sechium edule. Người Pháp gọi trái su là chouchou, Brazil: chuchu, Trung Hoa: Fo Shu gua (Phật thủ quả: trái tay Phật), Tây Ban Nha: chayote (phỏng theo cách gọi của người Da Đỏ ở Mỹ Châu). Trái su giống trái lê màu xanh nhạt, vị ngọt lạt. Người ta thường xào thịt bò với trái su như xào với dưa chuột vậy.
Su hào tức là cải bắp hay cải nồi. Người Pháp gọi là chou rave. Tên khoa học là Brassica oleracea. Người ta ăn sống, hấp chín hay dùng lá cải để nấu súp thịt bò, khoai tây và củ cà-rốt. Người Việt Nam ở thành phố dừng cải bắp, cà-rốt để trộn gỏi gà thay cho bắp chuối hay chuối con. Cải bắp có nhiều sinh tố C, glutamine, amino acid kháng việm. Đó là một nguồn indol-3-carbinol (i 3c) dùng để chữa u bướu trong đường hô hấp.
*
Qua những dữ kiện trên chúng ta thấy cây cỏ cũng có tên tuổi, nguồn gốc, quá trình sống và sự cống hiến của chúng đối với nhân loại. Chúng được các nhà chinh phục và các nhà truyền giáo mang đi quảng bá khắp nơi trên thế giới. Chúng thay đổi địa bàn sống và cách sống tập thể có tổ chức và được chăm sóc từ thức ăn, thức uống đến chất dinh dưỡng thích hợp. Cây cao su, cây cà-phê không phát đạt và vinh hiển ở sinh quán của chúng, lại trở nên quan trọng và được quí mến ở môi trường sống khác sau khi bị các nhà chinh phục và các nhà truyền giáo đưa chúng xuống tàu buộc phải vĩnh viển ly xứ quán. Cây cao su ở Lai Khê, Dầu Tiếng hoàn toàn xa lạ với nguồn gốc Amazon của tổ tiên chúng cũng như cây cà phê Colombia và Java hoàn toàn xa lạ với quê hương Kaffa và Mocha của họ Coffea trong đại gia đình Rubiaceae.

Phạm Đình Lân, F.A.B.I.

Tiếng lóng thời nửa Tây nửa ta (Lê Văn Sâm - Người Đưa Tin)


Tiếng lóng thời nửa Tây nửa ta

(Nguoiduatin) Đi ăn theo kiểu ai ăn nấy trả, tiếng lóng Sài Gòn là KAMA bởi được ghép từ bốn chữ "Không Ai Mời Ai".Vào làng báo mà tiếng lóng người Sài Gòn xưa gọi "nhật trình". Nếu thiếu tin lấy một tin cũ nhưng chưa đăng báo để đăng lấp chỗ trống, gọi là "tin kho tiêu", các loại tin vớ vẩn dăm dòng từ quê ra tỉnh gọi là "tin chó cán xe", tin quan trọng chạy tít lớn gọi là "tin vơ-đét"- vedette- nhặt từ tài liệu dài ra thành một bài gọn gọi là "luộc bài". Chắp nhiều thông số khác nguồn ra một bài gọi là "xào bài". Truyện tình cảm dấm dớ gọi là "tiểu thuyết ba xu". Các tạp chí bình dân xoi mói đời tư gọi là "báo lá cải". Làng "nhật trình" kỵ nhất là loan tin thất thiệt, lóng gọi là "tin phịa". Nhưng trong "tin phịa" còn có hai mảng chấp nhận được đó là loan tin thăm dò có chủ đích, lóng gọi là "tin ballons" tức thả quả bóng thăm dò, hay tin thi đua nói bịa, nói dối chỉ được xuất hiện vào ngày một tháng tư, gọi là "tin Cá tháng Tư".

Người đàn ông có nhiều vợ bé gọi là "Đoàn Chỉnh Thuần"
Thời điểm truyện và phim kiếm hiệp của Kim Dung, người Sài Gòn đã chế ra nhiều tiếng lóng, như ai dài dòng gọi là "vòng vo Tam Quốc", ai nói chuyện phi hiện thực gọi là "chuyện Phong thần", tính nóng nảy gọi là "Trương Phi". Một số tên nhân vật điển hình của Kim Dung được dùng để chỉ tính cách của một người nào đó. Tỷ như gọi ai là "Nhạc Bất Quần" tức ám chỉ người ngụy quân tử, gọi là "Đoàn Chỉnh Thuần" tức ám chỉ đàn ông đa tình có nhiều vợ bé...
Sài Gòn là đất của dân nhập cư tứ xứ, nơi tha hương văn hóa bốn phương, nên ngôn ngữ càng thêm phong phú, trong đó tiếng lóng cũng "ăn theo" mà ra đời. Thời Mỹ đến thì một tiếng "OK Salem", mà các trẻ bụi đời vừa chạy vừa la để xin ông Mỹ điếu thuốc. Thời gọi súng là "sén" hay "chó lửa". Dân chơi miệt vườn gọi "công tử Bạc Liêu" còn hiểu được, Sài Gòn xuất hiện cụm từ "dân chơi cầu ba cẳng" thì thật không biết do đâu? Có lẽ cầu ba cẳng bắc qua kênh Tàu Hũ, nối quận 5 với quận 8, có tên Pallicao, lêu nghêu 3 cái trụ gỗ cao như dáng vẻ cowboy trong các phim bắn súng, nên mới gọi "dân chơi cầu ba cẳng"? Đó cũng là lúc các tiếng lóng như "dân xà bát", "anh chị bự", "tay chơi" ra đời. Bị bắt gọi là "tó", vào tù gọi là "xộ khám". Trốn học gọi là "cúp cua", bỏ sở làm đi chơi gọi là "thợ lặn", thi hỏng gọi là "bảng gót". Cũng do scandal chàng nhạc sĩ nổi tiếng kia dẫn em dâu là ca sĩ K.Ng. qua Nhà Bè ăn chè, để ngoại tình trong túp lều cỏ bị bắt, từ đó "đi ăn chè" trở thành tiếng lóng về hành vi ngoại tình trốn ra ngoại ô.
Cũng có một số tiếng lóng do nói lái mà ra như "chà đồ nhôm" tức "chôm đồ nhà", "chai hia" tức chia hai chai bia bên bàn nhậu, nó cùng họ với "cưa đôi". Lóng thời sự loại này có "tô ba lây đi xô xích le" tức "Tây ba lô đi xe xích lô". Trong tiếng lóng còn chất chứa ân tình. Họa sĩ chuyên vẽ tranh sơn mài đề tài lá hoa sen xuất thân xứ Ca Trù hay than "buồn như chấu cắn", hay có người than phiền vì câu né tránh trách nhiệm với hai tiếng "lu bu" để thất hứa, nay còn có người nhấn thêm "lu xu bu" nại lý do không rõ ràng để trốn việc…
Để kết thúc, xin thêm vào vài từ lóng hiện đại cho có xưa có nay. Một tiếng lóng nghe đâu xuất phát từ nhà văn quá cố Nguyễn Tuân, thay cho cụm từ rủ nhau (chứ không phải mời) đi ăn theo kiểu Mỹ - ai ăn nấy trả- của người Sài Gòn. Đó là cụm từ lóng KAMA, ghép bốn chữ tắt của "Không - Ai - Mời - Ai". Ví dụ rủ nhau đi ăn phở KAMA, tức cùng đi ăn phở mà không ai mời ai. Cũng vậy, người bình dân Sài Gòn hiện nay chế ra cụm đi ăn chơi "Kampuchia" tức cùng đi ăn chơi nhưng khi tính tiền thì chia đều. Vào thời văn minh hiện đại, ngôn ngữ tiếng Anh trở thành phổ biến, giới trẻ đã chế ra một tiếng lóng khá văn hoa. Chê một ai đó "chảnh", các cô nói hắn ta "lemon question" tức chanh hỏi= chảnh. Hoặc nửa Anh nửa Việt: No four = không bốn= vô tư= khỏi lo! Lại có tiếng lóng lai Anh-Hoa khá thú vị: Đồng ý với ai đó chuyện gì, thay vì nói ok thì nói gà đen vì ô là đen còn kê là gà.
Lê Văn Sâm