Trần Quốc Vượng (2003) khám phá ra rằng:
Người thợ luyện
kim có thể nói: Họ “giống nhau như đúc”. Nhưng bất cứ người dân thường Việt Nam nào cũng có thể
nói: Họ “giống nhau như hai giọt nước”.
Người Việt không cứ phải là thợ luyện kim mới có thể
nói câu “Họ giống nhau như đúc”. Từ điển Gustave Hue (1937:343) đã ghi nhận
thành ngữ này.
Từ điển Gustave Hue (1937:343) còn có giống như in, giống như lột, giống như tạc
nhưng không có giống nhau như hai giọt
nước. Người Việt biết tiếng Tây đầu thế kỷ 20 ắt biết se ressembler comme deux
gouttes d’eau là gì, nhưng cách diễn đạt giống nhau như hai giọt nước chưa phổ biến đến mức được xem là
thành ngữ, thậm chí còn có thể bốc mùi Tây quá nặng. Bằng cớ là trước Gustave
Hue một năm, từ điển Pháp Việt của Đào Duy Anh (1950:486) đã dịch se ressembler comme deux gouttes d’eau
là giống hệt nhau, giống nhau như đúc,
như lột vì lúc ấy mà có chuyển thành giống
nhau như hai giọt nước ắt sẽ có người la ó:
-Dịch thế bố
ai hiểu được? Hay định bắt chước người nào dịch on the dotted line của Nabokov thành trên những dòng kẻ hử?
Thanh Nghị (1967b:602) có giống như đúc, như in, như tạc khuôn nhưng chưa có can đảm đưa giống nhau như hai giọt nước vào từ điển.
Nay thì giống nhau như hai giọt nước đã được Hoàng Phê (2006:403) công nhận là thành ngữ tiếng Việt. Quả thật người Việt nào cũng có thể nói câu Họ giống nhau như hai giọt nước và ngay
cả nhà sử học cũng có thể ngộ nhận là người Việt xưa nay vẫn luôn bận lòng vì nước như thế.
No comments:
Post a Comment