Saturday 20 July 2013

Ai dốt?



Trong bài ChữViệt Gốc Pháp Còn Tồn Tại Đến Ngày Nay, Nguyễn Đức Tuấn có nhận xét như sau:
Số chữ Việt gốc Pháp có hơn trăm và hiện tại vẫn còn được sử dụng ở nhiều nơi, kể cả ở miền Bắc, nơi đả phá việc sử dụng tiếng nước ngoài. Bạn nên biết rằng sau khi Hồ Chí Minh lên nắm chính quyền, việc sử dụng tiếng Anh, tiếng Pháp bị cấm tuyệt đối, thuở ấy, miền Bắc rất cực đoan, những gì thuộc về thực dân đều bị kịch liệt đả phá. Thế nhưng vẫn có nhiều chữ lọt lưới. Lấy ví dụ: PHANH (cái thắng), LốP (vỏ xe), SăM (ruột xe), CUốC (chuyến đi bộ hay xe), Xà CộT (cái bọc đựng đồ phụ tùng), BI đôNG (bình nước), CồN (alcool)..., dân vẫn thản nhiên nói, không những thế, xí nghiệp Nhà nước còn sản xuất SăM, LốP, PHANH... và để nguyên xi các chữ đó trên bao bì.
ông kết luận luôn:
Thì ra có cả một tập thể dốt, thấy đó mà không biết gốc gác.

Thứ nhất, không có chuyện sau khi Hồ Chí Minh lên nắm chính quyền, việc sử dụng tiếng Anh, tiếng Pháp bị cấm tuyệt đối. Có chuyện đại học chỉ dùng tiếng Việt để giảng dạy không dùng tiếng Pháp, nhưng chuyện đó có gì xấu xa? Người Pháp đi rồi, cũng là chuyện tự nhiên nếu tiếng Pháp nhường chỗ cho tiếng Việt trên sách báo, giấy tờ, trong giao thiệp hàng ngày, cần ai phải ra lệnh cấm?

Thứ hai, có thể nghĩ rằng thuở ấy, miền Bắc rất cực đoan, những gì thuộc về thực dân đều bị kịch liệt đả phá. Nhưng từ ngữ gốc Pháp không thuộc về thực dân mà thuộc về từ vựng tiếng Việt. Có nhà ngôn ngữ học đầu ngành (Tập SanNghiên Cứu Văn Sử Địa số 26 (1957:68, Hồng Giao) chủ trương không dùng ghi đông (thay bằng tay lái), juýp (thay bằng váy), phờ-ri-dê (thay bằng uốn tóc)..., nhưng đây thực chất là thanh toán tập quán nói năng của một bộ phận dân cư (nói trắng ra là trí thức cũ), tiến đến thống nhất ngôn ngữ (thống nhất ý thức là chuyện sẽ bàn sau) không phải là chống những gì thuộc về thực dân. Vì vậy mà HồngGiao (1957:68) không thích đui xết, nhưng lại chấp nhận 12 ly bảy (li là một từ gốc Pháp, millimètre), không thích pu-lô-vơ nhưng chấp nhận áo len cộc tay (len cũng là từ gốc Pháp laine).

Hồng Giao (1957:68) không điên cũng không dốt. Ông không đả phá từ gốc Pháp. Ông đánh từ ngữ (gốc Pháp hay gốc gì cũng thế) của ai đó (trí thức cũ), nhưng ông ủng hộ từ ngữ (gốc Pháp hay gốc gì cũng thế) của chính ông (và các đồng chí của ông). Bởi vậy mới có chuyện giữ lại PHANH (cái thắng), LốP (vỏ xe), SăM (ruột xe), CUốC (chuyến đi bộ hay xe), Xà CộT (cái bọc đựng đồ phụ tùng), BI đôNG (bình nước), CồN (alcool)... Nhưng không phải các từ ngữ đó lọt lướicả một tập thể dốt, thấy đó mà không biết gốc gác. 

No comments:

Post a Comment