QĐND - Thứ Năm, 16/02/2012, 15:24 (GMT+7)
QĐND - Trước khi thành lập nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa, Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc đã hai lần dự định thực hành chế độ quân hàm. Nhưng do hoàn cảnh, hai lần dự định ấy đều không thể thực hiện.
Sau khi thành lập nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa, nhằm tăng cường xây dựng quân đội Trung Quốc chính quy hóa, hiện đại hóa, mùa đông năm 1952, quân đội Trung Quốc đã bắt tay nghiên cứu chế độ quân hàm.
Ngày 26-11-1952, trong báo cáo với Chủ tịch Mao Trạch Đông và Quân ủy Trung ương, Cục Cán bộ Tổng bộ Chính trị đã sơ bộ đệ trình kế hoạch và những vấn đề chuẩn bị thực hành chế độ quân hàm.
Năm 1955, quân đội Trung Quốc chính thức thực hiện chế độ quân hàm.
Xây dựng cấp bậc của chế độ quân hàm lần này được dựa trên cơ sở của hệ thống cấp bậc quân hàm truyền thống của Trung Quốc, đồng thời có tham khảo theo chế độ quân hàm của các nước Liên Xô, Triều Tiên.
Chế độ quân hàm đặt 4 cấp 14 bậc, tức Đại nguyên soái nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa, Nguyên soái nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa (Đại nguyên soái thực tế không thụ phong); Đại tướng, Thượng tướng, Trung tướng, Thiếu tướng; Đại tá, Thượng tá, Trung tá, Thiếu tá; Đại úy, Thượng úy, Trung úy, Thiếu úy.
Ngày 27-9-1955, Hội nghị lần thứ 22 Quốc hội Trung Quốc đã thông qua Nghị quyết thụ phong quân hàm Nguyên soái nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa.
Cùng ngày, Chủ tịch nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa đã thụ phong quân hàm Nguyên soái nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa cho 10 vị: Chu Đức, Bành Đức Hoài, Lâm Bưu, Lưu Bá Thừa, Hạ Long, Trần Nghị, La Vĩnh Hằng, Từ Hướng Tiền, Nhiếp Vinh Trăn, Diệp Kiếm Anh.
Thủ tướng Quốc vụ viện Chu ân Lai đọc mệnh lệnh và thụ phong quân hàm Đại tướng nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa cho 10 người: Túc Dụ, Hoàng Khắc Thành, Đàm Chính, Tiêu Kinh Quang, Vương Thụ Thanh, Trần Canh, La Thụy Khanh, Hứa Quang Đạt, Từ Hải Đông, Trương Vân Dật; Thụ phong quân hàm Thượng tướng cho 55 người; Thụ phong quân hàm Trung tướng cho 175 người; Thụ phong quân hàm Thiếu tướng cho 801 người (trong đó có đồng chí Hồng Thủy -Nguyễn Sơn, người Việt Nam, người nước ngoài duy nhất được phong hàm cấp tướng của Trung Quốc).
Về sau, trong thời gian từ năm 1956 đến năm 1964, lại tiếp tục tấn phong một loạt tướng quân. Đến năm 1965, tổng cộng đã thụ phong quân hàm cấp tướng cho 1.614 người.
Ngày 22-5-1965, Hội nghị Thường vụ lần thứ 9 Quốc hội Trung Quốc khóa 3 đã thông qua “Quyết định về thủ tiêu chế độ quân hàm Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc”, bắt đầu thi hành từ ngày 1-6-1965.
Tháng 3-1980, Chủ tịch Quân ủy Trung ương Đặng Tiểu Bình đề xuất cần thực hiện lại chế độ quân hàm.
“Luật Binh dịch nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa” do Hội nghị Thường vụ lần thứ 2 Quốc hội Trung Quốc khóa 6 họp ngày 31-5-1984 thông qua, đã quy định: “Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc thực hành chế độ quân hàm”.
Tháng 6-1985, Quân ủy Trung ương triệu tập Hội nghị mở rộng, kiên quyết đề xuất cắt đứt thể chế quân hàm đã thực hành từ năm 1965 về trước, “thực hành chế độ quân hàm mới”.
Ngày 1- 7-1988, Hội nghị Thường vụ lần thứ 2 Quốc hội Trung Quốc khóa 7 đã thông qua “Điều lệ Quân hàm Sĩ quan Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc”.
Chế độ quân hàm của hạ sĩ quan, chiến sĩ đồng thời được lập. Chế độ quân hàm mới công bố không lập cấp Nguyên soái, Đại tướng và Đại úy, coi cấp Thượng tướng là quân hàm cao nhất.
Quân hàm sĩ quan thiết lập 3 cấp 11 bậc, tức là Cấp tướng gồm Thượng tướng cấp 1, Thượng tướng, Trung tướng, Thiếu tướng; Cấp tá gồm Đại tá, Thượng tá, Trung tá, Thiếu tá; Cấp úy gồm Thượng úy, Trung úy, Thiếu úy.
Sĩ quan hải quân, không quân quân hàm thêm từ “Hải quân”, “Không quân”.
Sĩ quan chuyên môn kỹ thuật, trong quân hàm thêm từ “Chuyên môn kỹ thuật”.
Lãnh đạo Quân ủy Trung ương Đặng Tiểu Bình, Dương Thượng Côn chủ động đề xuất bản thân mình không nhận quân hàm, vì thế, bậc Thượng tướng cấp 1 bỏ trống.
Ngày 12-5-1994, Hội nghị Thường vụ lần thứ 7 Quốc hội Trung Quốc khóa 8 thông qua Quyết định về sửa đổi “Điều lệ Quân hàm Sĩ quan Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc”.
Điều lệ Quân hàm sau khi sửa đổi thiết lập 3 cấp 10 bậc, tức Thượng tướng, Trung tướng, Thiếu tướng; Đại tá, Thượng tá, Trung tá, Thiếu tá; Thượng úy, Trung úy, Thiếu úy.
Ngày 10-9-1995, ủy ban Thường vụ Quốc hội Trung Quốc khóa 8 thông qua “Luật Sĩ quan dự bị nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa”, quy định quân hàm sĩ quan dự bị thiết lập 3 cấp 8 bậc, tức Thiếu tướng; Đại tá, Thượng tá, Trung tá, Thiếu tá; Thượng úy, Trung úy, Thiếu úy.
“Luật Binh dịch nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa” công bố tháng 12-1998 quy định: Thời gian làm nghĩa vụ quân sự là 2 năm, và không kéo dài thời hạn làm nghĩa vụ nữa. Theo luật này, từ năm 1999 về sau, bỏ quân hàm Hạ sĩ quan và Quân nhân chuyên nghiệp.
Quân hàm biên chế của Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc, về cơ bản thực hành chế độ một chức vụ biên chế hai bậc quân hàm, “Điều lệnh quân hàm sĩ quan…” sửa đổi do ủy ban Thường vụ Quốc hội Trung Quốc thông qua năm 1994, quy định: Các chức vụ Phó chủ tịch Quân ủy Trung ương, ủy viên thường vụ Quân ủy Trung ương, Tổng tham mưu trưởng, Chủ nhiệm Tổng bộ Chính trị biên chế quân hàm là Thượng tướng. Không thụ phong quân hàm Thượng tướng cho Chủ tịch Quân ủy Trung ương.
Biên chế quân hàm cho các chức vụ khác như sau:
Chức Trưởng Đại quân khu: Trung tướng, Thượng tướng;
Chức Phó Đại quân khu: Thiếu tướng, Trung tướng;
Chức Trưởng Quân khu: Thiếu tướng, Trung tướng;
Chức Trưởng Sư đoàn: Đại tá, Thiếu tướng;
Chức Phó Sư đoàn (chức Trưởng Lữ đoàn): Thượng tá, Đại tá;
Chức Trưởng Trung đoàn (Chức Phó Lữ đoàn): Trung tá, Thượng tá;
Chức Phó Trung đoàn: Thiếu tá, Trung tá;
Chức Trưởng Tiểu đoàn: Thượng úy, Thiếu tá;
Chức Phó Tiểu đoàn: Thượng úy, Thiếu tá;
Chức Trưởng Đại đội: Trung úy, Thượng úy;
Chức Phó Đại đội: Trung úy, Thượng úy;
Chức Trung đội: Thiếu úy, Trung úy.
Ngày 23-7-2011, Quân ủy Trung ương nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa đã tổ chức Lễ tấn phong quân hàm Thượng tướng cho 6 sĩ quan cao cấp là Tôn Kiến Quốc, Hầu Thụ Sâm, Phó tổng tham mưu trưởng; Giả Bình An, Phó chủ nhiệm Tổng bộ Chính trị; Lưu Hiểu Giang, Chính ủy Hải quân; Trương Hựu Hiệp, Tư lệnh Quân khu Thẩm Dương; Lý Trường Tài, Chính ủy Quân khu Lan Châu.
Tính đến ngày 23-7-2011, Quân Giải phóng nhân dân và Bộ đội cảnh sát vũ trang của Trung Quốc đã có 191 sĩ quan cao cấp được phong quân hàm Thượng tướng, quân hàm cao nhất ở Trung Quốc hiện nay.
Vũ Phong Tạo
Sau khi thành lập nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa, nhằm tăng cường xây dựng quân đội Trung Quốc chính quy hóa, hiện đại hóa, mùa đông năm 1952, quân đội Trung Quốc đã bắt tay nghiên cứu chế độ quân hàm.
Ngày 26-11-1952, trong báo cáo với Chủ tịch Mao Trạch Đông và Quân ủy Trung ương, Cục Cán bộ Tổng bộ Chính trị đã sơ bộ đệ trình kế hoạch và những vấn đề chuẩn bị thực hành chế độ quân hàm.
Lễ tấn phong quân hàm Nguyên soái nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa, năm 1955. Chủ tịch Mao Trạch Đông trao quân hàm cho Nguyên soái Chu Đức.
|
Xây dựng cấp bậc của chế độ quân hàm lần này được dựa trên cơ sở của hệ thống cấp bậc quân hàm truyền thống của Trung Quốc, đồng thời có tham khảo theo chế độ quân hàm của các nước Liên Xô, Triều Tiên.
Chế độ quân hàm đặt 4 cấp 14 bậc, tức Đại nguyên soái nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa, Nguyên soái nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa (Đại nguyên soái thực tế không thụ phong); Đại tướng, Thượng tướng, Trung tướng, Thiếu tướng; Đại tá, Thượng tá, Trung tá, Thiếu tá; Đại úy, Thượng úy, Trung úy, Thiếu úy.
Ngày 27-9-1955, Hội nghị lần thứ 22 Quốc hội Trung Quốc đã thông qua Nghị quyết thụ phong quân hàm Nguyên soái nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa.
Cùng ngày, Chủ tịch nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa đã thụ phong quân hàm Nguyên soái nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa cho 10 vị: Chu Đức, Bành Đức Hoài, Lâm Bưu, Lưu Bá Thừa, Hạ Long, Trần Nghị, La Vĩnh Hằng, Từ Hướng Tiền, Nhiếp Vinh Trăn, Diệp Kiếm Anh.
Thủ tướng Quốc vụ viện Chu ân Lai đọc mệnh lệnh và thụ phong quân hàm Đại tướng nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa cho 10 người: Túc Dụ, Hoàng Khắc Thành, Đàm Chính, Tiêu Kinh Quang, Vương Thụ Thanh, Trần Canh, La Thụy Khanh, Hứa Quang Đạt, Từ Hải Đông, Trương Vân Dật; Thụ phong quân hàm Thượng tướng cho 55 người; Thụ phong quân hàm Trung tướng cho 175 người; Thụ phong quân hàm Thiếu tướng cho 801 người (trong đó có đồng chí Hồng Thủy -Nguyễn Sơn, người Việt Nam, người nước ngoài duy nhất được phong hàm cấp tướng của Trung Quốc).
Về sau, trong thời gian từ năm 1956 đến năm 1964, lại tiếp tục tấn phong một loạt tướng quân. Đến năm 1965, tổng cộng đã thụ phong quân hàm cấp tướng cho 1.614 người.
Ngày 22-5-1965, Hội nghị Thường vụ lần thứ 9 Quốc hội Trung Quốc khóa 3 đã thông qua “Quyết định về thủ tiêu chế độ quân hàm Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc”, bắt đầu thi hành từ ngày 1-6-1965.
Tháng 3-1980, Chủ tịch Quân ủy Trung ương Đặng Tiểu Bình đề xuất cần thực hiện lại chế độ quân hàm.
“Luật Binh dịch nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa” do Hội nghị Thường vụ lần thứ 2 Quốc hội Trung Quốc khóa 6 họp ngày 31-5-1984 thông qua, đã quy định: “Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc thực hành chế độ quân hàm”.
Tháng 6-1985, Quân ủy Trung ương triệu tập Hội nghị mở rộng, kiên quyết đề xuất cắt đứt thể chế quân hàm đã thực hành từ năm 1965 về trước, “thực hành chế độ quân hàm mới”.
Ngày 1- 7-1988, Hội nghị Thường vụ lần thứ 2 Quốc hội Trung Quốc khóa 7 đã thông qua “Điều lệ Quân hàm Sĩ quan Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc”.
Chế độ quân hàm của hạ sĩ quan, chiến sĩ đồng thời được lập. Chế độ quân hàm mới công bố không lập cấp Nguyên soái, Đại tướng và Đại úy, coi cấp Thượng tướng là quân hàm cao nhất.
Quân hàm sĩ quan thiết lập 3 cấp 11 bậc, tức là Cấp tướng gồm Thượng tướng cấp 1, Thượng tướng, Trung tướng, Thiếu tướng; Cấp tá gồm Đại tá, Thượng tá, Trung tá, Thiếu tá; Cấp úy gồm Thượng úy, Trung úy, Thiếu úy.
Sĩ quan hải quân, không quân quân hàm thêm từ “Hải quân”, “Không quân”.
Sĩ quan chuyên môn kỹ thuật, trong quân hàm thêm từ “Chuyên môn kỹ thuật”.
Lãnh đạo Quân ủy Trung ương Đặng Tiểu Bình, Dương Thượng Côn chủ động đề xuất bản thân mình không nhận quân hàm, vì thế, bậc Thượng tướng cấp 1 bỏ trống.
Ngày 12-5-1994, Hội nghị Thường vụ lần thứ 7 Quốc hội Trung Quốc khóa 8 thông qua Quyết định về sửa đổi “Điều lệ Quân hàm Sĩ quan Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc”.
Điều lệ Quân hàm sau khi sửa đổi thiết lập 3 cấp 10 bậc, tức Thượng tướng, Trung tướng, Thiếu tướng; Đại tá, Thượng tá, Trung tá, Thiếu tá; Thượng úy, Trung úy, Thiếu úy.
Ngày 10-9-1995, ủy ban Thường vụ Quốc hội Trung Quốc khóa 8 thông qua “Luật Sĩ quan dự bị nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa”, quy định quân hàm sĩ quan dự bị thiết lập 3 cấp 8 bậc, tức Thiếu tướng; Đại tá, Thượng tá, Trung tá, Thiếu tá; Thượng úy, Trung úy, Thiếu úy.
“Luật Binh dịch nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa” công bố tháng 12-1998 quy định: Thời gian làm nghĩa vụ quân sự là 2 năm, và không kéo dài thời hạn làm nghĩa vụ nữa. Theo luật này, từ năm 1999 về sau, bỏ quân hàm Hạ sĩ quan và Quân nhân chuyên nghiệp.
Lễ Tấn phong quân hàm Thượng tướng cho 6 sĩ quan cao cấp QGPNDTQ, ngày 23-7-2011. Ảnh tư liệu
|
Biên chế quân hàm cho các chức vụ khác như sau:
Chức Trưởng Đại quân khu: Trung tướng, Thượng tướng;
Chức Phó Đại quân khu: Thiếu tướng, Trung tướng;
Chức Trưởng Quân khu: Thiếu tướng, Trung tướng;
Chức Trưởng Sư đoàn: Đại tá, Thiếu tướng;
Chức Phó Sư đoàn (chức Trưởng Lữ đoàn): Thượng tá, Đại tá;
Chức Trưởng Trung đoàn (Chức Phó Lữ đoàn): Trung tá, Thượng tá;
Chức Phó Trung đoàn: Thiếu tá, Trung tá;
Chức Trưởng Tiểu đoàn: Thượng úy, Thiếu tá;
Chức Phó Tiểu đoàn: Thượng úy, Thiếu tá;
Chức Trưởng Đại đội: Trung úy, Thượng úy;
Chức Phó Đại đội: Trung úy, Thượng úy;
Chức Trung đội: Thiếu úy, Trung úy.
Ngày 23-7-2011, Quân ủy Trung ương nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa đã tổ chức Lễ tấn phong quân hàm Thượng tướng cho 6 sĩ quan cao cấp là Tôn Kiến Quốc, Hầu Thụ Sâm, Phó tổng tham mưu trưởng; Giả Bình An, Phó chủ nhiệm Tổng bộ Chính trị; Lưu Hiểu Giang, Chính ủy Hải quân; Trương Hựu Hiệp, Tư lệnh Quân khu Thẩm Dương; Lý Trường Tài, Chính ủy Quân khu Lan Châu.
Tính đến ngày 23-7-2011, Quân Giải phóng nhân dân và Bộ đội cảnh sát vũ trang của Trung Quốc đã có 191 sĩ quan cao cấp được phong quân hàm Thượng tướng, quân hàm cao nhất ở Trung Quốc hiện nay.
Vũ Phong Tạo
No comments:
Post a Comment