Nguyễn Kim Thản (1983:33) kể:
Co lần nói chuyện về chữ quốc ngữ, Bác nói : “Chữ
quốc ngữ do các cố đạo nước ngoài đặt ra, có những chỗ bảo thủ, không hợp lý
(...) Từ mấy mươi năm nay, Bác viết chữ quốc ngữ có sửa đổi một ít. Lý do : vì
thấy thế tiện hơn, người ta dễ học, dễ đọc hơn, mà lại viết gọn ít tốn giấy”
Nguyễn Kim Thản (1983:40) khẳng định một trong bảy Cống hiến của Hồ chủ tịch đối với sự phát triển của tiếng Việt hiện đại là Cải tiến chữ Quốc ngữ, làm cho nó giản tiện hơn. phục vụ nhân dân lao động tốt hơn, cũng là một trong những chủ trương mà Hồ Chủ tịch theo đuổi suốt đời. Để minh họa cho nhận định này, Nguyễn Kim Thản (1983:40) đã dẫn tác phẩm Đường kách mệnh:
Người đã dùng F thay cho PH, Z thay cho D và GI – dùng K thay cho C –, bỏ H trong GH – và NGH– . Những người làm công tác ngôn ngữ học ở nước ta ngày nay vô cùng khâm phục những sự sửa đổi nói trên của Bác vì những điều đó tuy không phải là do một nhà âm vị học, đề ra – khoa âm vị học mới chỉ hình thành từ năm 1928 – nhưng rất phù hợp với những nguyên lý của âm vị học (trừ trường hợp Qu– mà Bác vẫn còn để nguyên), rất phù hợp với sự phát triển của tiếng Việt hiện đại.
Như vậy đã đủ cho Nguyễn Kim Thản (1983:40) kết luận:
Thiên tài và sự vĩ đại của Bác biểu hiện ở từng việc làm, từng chủ trương cụ thể như vậy đó.
No comments:
Post a Comment