Tên tướng giặc Đờ Cat-t-ri
Họ “Đờ” cũng giống Si-nhi một phường
Nghĩa là nói phét ra tuồng
Đến khi ”đờ” mặt “đờ” mồm mới thôi
Lúc hống hách trổ tài làm tướng
Mõm Cat-t-ri nói sướng lỗ mồm:
“Cat-t-ri còn, Điện Biên còn!”
(Cha cha! Oai quá! kép tuồng vẽ râu)
Thằng Na-va mượn màu son phấn
Vẽ cho Đờ ra trận múa may:
Điện Biên giữ chắc lắm thay!
Là nhờ thao lược của “Ngài Cat-t-ri!”
Mỹ khôn khéo bèn đi gõ mõ
Khua chuông lên cho nở mũi Đờ,
Phát thanh báo chí sủa to:
“Điện Biên có Cát vững như tường đồng!
Thế là mũi Cát phồng nắm đấm
Hét inh tai mười dặm chiến trường
Quan năm đang chức tầm thường
Được thăng thiếu tướng, nở nang mặt mày.
Tiếc một nỗi dịp may như thế
Không được bày buổi lễ linh đình
Mà từ trên tít mây xanh
Mỹ ném lon xuống rơi quanh đống bùn!
Đờ đi nhặt cái lon thiếu tướng
Mò cả đêm, những tưởng cụt đầu.
Súng ta bắn, Cát âu sầu:
“Kiếp này xin nhặt, kiếp sau xin chừa.”
Từ hôm đó lon vừa gài kỹ
Thì Cát nằm bẹp dí trong hầm
Trổ tài thao lược nướng quân
Để cho xứng với cái ân quan thầy
Càng hò hét múa may quay lộn
Càng thua đau thua đớn là thua
Đến hôm tắc tị nước cờ
Tướng tài đờ mặt vội giơ tay hàng.
Lon thiếu tướng vàng vàng đỏ đỏ
Nằm trên vai nhăn nhó khóc rằng:
“Đờ còn đây sống nhe răng
Sao Điện Biên mất hỡi thằng Cát-t-ri?”
Lúc ta hỏi “lẽ gì bại trận”
Đờ bèn thưa “thành khẩn” lắm thay:
“Tôi như con thú bị vây
Các ông săn giỏi, tôi nay phải hàng.”
Lời nói tự ruột gan Đờ Cát
Càng tỏ ra tướng Pháp đớn hèn
Nhưng còn một điểm Đờ quên:
Ai làm cho Pháp trở nên thú rừng?
Ai xui Cát khom lưng vào rọ
Để Cát nằm nhăn nhó kêu giời?
Cái lon rẻ thối xu đôi
Ai ném cho Cát đeo vai yêng hùng?
Đó, cả lũ thú rừng độc ác
Cùng một loài hèn nhát tham ăn
Đó là đế quốc thực dân,
Là Mỹ là Pháp, tiên nhân họ Đờ!
Ta đã săn một lô thú dữ
Ta còn săn cả lũ chúng mày
Tướng nào rồi cũng bị vây
“Đờ” gì rồi cũng giơ tay… "đờ” mồm!
Chiến dịch Điện Biên Phủ
Họ “Đờ” cũng giống Si-nhi một phường
Nghĩa là nói phét ra tuồng
Đến khi ”đờ” mặt “đờ” mồm mới thôi
Lúc hống hách trổ tài làm tướng
Mõm Cat-t-ri nói sướng lỗ mồm:
“Cat-t-ri còn, Điện Biên còn!”
(Cha cha! Oai quá! kép tuồng vẽ râu)
Thằng Na-va mượn màu son phấn
Vẽ cho Đờ ra trận múa may:
Điện Biên giữ chắc lắm thay!
Là nhờ thao lược của “Ngài Cat-t-ri!”
Mỹ khôn khéo bèn đi gõ mõ
Khua chuông lên cho nở mũi Đờ,
Phát thanh báo chí sủa to:
“Điện Biên có Cát vững như tường đồng!
Thế là mũi Cát phồng nắm đấm
Hét inh tai mười dặm chiến trường
Quan năm đang chức tầm thường
Được thăng thiếu tướng, nở nang mặt mày.
Tiếc một nỗi dịp may như thế
Không được bày buổi lễ linh đình
Mà từ trên tít mây xanh
Mỹ ném lon xuống rơi quanh đống bùn!
Đờ đi nhặt cái lon thiếu tướng
Mò cả đêm, những tưởng cụt đầu.
Súng ta bắn, Cát âu sầu:
“Kiếp này xin nhặt, kiếp sau xin chừa.”
Từ hôm đó lon vừa gài kỹ
Thì Cát nằm bẹp dí trong hầm
Trổ tài thao lược nướng quân
Để cho xứng với cái ân quan thầy
Càng hò hét múa may quay lộn
Càng thua đau thua đớn là thua
Đến hôm tắc tị nước cờ
Tướng tài đờ mặt vội giơ tay hàng.
Lon thiếu tướng vàng vàng đỏ đỏ
Nằm trên vai nhăn nhó khóc rằng:
“Đờ còn đây sống nhe răng
Sao Điện Biên mất hỡi thằng Cát-t-ri?”
Lúc ta hỏi “lẽ gì bại trận”
Đờ bèn thưa “thành khẩn” lắm thay:
“Tôi như con thú bị vây
Các ông săn giỏi, tôi nay phải hàng.”
Lời nói tự ruột gan Đờ Cát
Càng tỏ ra tướng Pháp đớn hèn
Nhưng còn một điểm Đờ quên:
Ai làm cho Pháp trở nên thú rừng?
Ai xui Cát khom lưng vào rọ
Để Cát nằm nhăn nhó kêu giời?
Cái lon rẻ thối xu đôi
Ai ném cho Cát đeo vai yêng hùng?
Đó, cả lũ thú rừng độc ác
Cùng một loài hèn nhát tham ăn
Đó là đế quốc thực dân,
Là Mỹ là Pháp, tiên nhân họ Đờ!
Ta đã săn một lô thú dữ
Ta còn săn cả lũ chúng mày
Tướng nào rồi cũng bị vây
“Đờ” gì rồi cũng giơ tay… "đờ” mồm!
Chiến dịch Điện Biên Phủ
(Hoàng
Cầm, 1957, “Con thú bị săn”, Sách Tết 1957, Nhà xuất bản Minh Đức, Hà Nội. Bản điện tử do Talawas
thực hiện)
Lon là một từ gốc
Pháp: galon là những cái vạch màu trên
cấp hiệu của quân nhân Pháp từ hạ sĩ đến đại tá. Tướng Pháp đeo sao, không
đeo lon. Thiếu tướng lục quân đeo hai sao. Trung tướng đeo ba sao.
Từ lon
xuất hiện trong tiếng Việt cách đây gần 100 năm:
Cuối tháng chạp và tháng tư Tây, học-đường lại tuyển những
tay học-trò giỏi để làm trợ-giáo giúp các huấn-luyện-viên; trợ-giáo chia làm
hai hạng, hạng nhất và hạng nhì, hạng nhì thời đeo một lon (galon) đỏ, hạng nhất
thời hai lon đỏ.
(Nam Phong Tạp Chí số 15, 1918:179)
Nghĩa gốc của từ lon còn được sử dụng trong sắc lệnh 33/SL ngày 22 tháng 3 năm 1946 của
chủ tịch chính phủ Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa:
Điều thứ 10: Cấp hiệu
thì bậc binh, sĩ và chuẩn uý đeo ở cánh tay áo bên trái, bậc uý, tá, tướng đeo ở
hai cầu vai. Cấp hiệu khác nhau như sau này:
Bậc Cấp Cấp hiệu
I- Binh: Binh nhì
không có
Binh nhất (biểu tượng)
đỏ trên nền vàng tươi
Hạ sĩ (biểu tượng)
đỏ trên nền vàng tươi
II- Sĩ Trung sĩ (biểu
tượng) đỏ trên nền vàng tươi
Thượng sĩ (biểu tượng)
đỏ trên nền vàng tươi
Chuẩn uý (biểu tượng)
vàng trên nền đỏ
Thiếu uý 1 lon vàng
trên nền đỏ
III- Uý Trung uý 2
lon vàng trên nền đỏ
Đại uý 3 lon vàng
trên nền đỏ
Thiếu tá 1 lon vàng
và 1 sao vàng trên nền đỏ
IV- Tá Trung tá 2
lon vàng và 1 sao vàng trên nền đỏ
Đại tá 3 lon vàng
và 1 sao vàng trên nền đỏ
Thiếu tướng 1 sao
vàng trên nền đỏ
V- Tướng Trung tướng
2 sao vàng trên nền đỏ
Đại tướng 3 sao
vàng trên nền đỏ
Người
Việt vốn rất quen với lon là cái khoanh
tròn đeo ở tay áo quan binh (Hội Khai Trí Tiến Đức, 1931:312), không mấy
khi được nhìn thấy sao cấp tướng. Vào đầu năm 1945, Pháp có hơn ba vạn quân ở
Đông Dương nhưng số tướng Pháp có thể đếm được trên đầu ngón tay: Jean
Decoux, Émile
Lemonnier, Camille
Ange Gabriel Sabattier, Marcel
Alessandri, Eugène
Mordant...
Vì
cấp tướng là ngoại lệ không đáng kể nên nói đến lon là người ta nghĩ đến cấp bậc
của quan binh nói chung, không cứ phải
giới hạn từ hạ sĩ đến đại tá. Đây là lý do tại sao Hoàng Cầm cho thiếu
tướng Đờ-cát đeo lon và nhà báo An Ninh Thế Giới gắn lon trung tướng cho Vĩnh Lộc.
(Hải Hưng, “Những anh binh nhất, binh nhì đá bóng”, VTC News, 97/03/2007)
Hiện
nay từ lon không còn liên hệ gì với
cái vạch màu trên cấp hiệu nữa, nhưng người ta vẫn có thể dùng từ này với sắc
thái suồng sã, thân mật để chỉ mọi cấp bậc trong quân đội từ binh nhì đến
nguyên soái:
"Trong
đội có 3 cầu thủ đeo quân hàm thiếu uý. Đó là Nguyễn Thái Bình, Phan Văn Đại ,
Đinh Đức Nam, lương các cầu thủ này mỗi tháng hơn 1,3 triệu đồng. Còn lại anh
em toàn binh nhất, binh nhì. Tuyển thủ quốc gia như Trương Đình Luật cũng chỉ
đeo lon binh nhì phụ cấp mỗi tháng 270.000 đồng".
No comments:
Post a Comment