Saturday 31 August 2013

HOẠN THƯ KHÔNG "NGỨA GHẺ" MÀ "GIẬN LẪY"? (Nguyễn Khắc Bảo)

Nguyễn Khắc Bảo 9. Hoạn Thư không “ngứa ghẻ” mà “giận lẫy” (TBHNH 2009)
Cập nhật lúc 21h46, ngày 17/11/2011
NGUYỄN KHẮC BẢO
Hội viên Hội Ngôn ngữ học Việt nam
I. Xuất xứ của "Ngứa ghẻ hờn ghen"
Trong các bản Truyện Kiều Quốc ngữ thông dụng hiện nay, các nhà biên khảo đương đại đều chép lời nói của Hoạn Thư trình bày với Hoạn bà mọi suy tính của ả ta "Từ nghe vườn mới thêm hoa" là:
"Nghĩ rằng: Ngứa ghẻ hờn ghen
Xấu chàng mà có ai khen chi mình…"
(câu 1609 - 1610).
Học giả Đào Duy Anh trong Từ điển Truyện Kiều đã giảng: "Ngứa ghẻ hờn ghen: ý nói rằng hờn ghen cũng khó chịu đến cuồng lên như ngứa ghẻ"(1). Nhưng có lẽ Cụ cũng chưa hoàn toàn nhất trí với cụm từ chỉ hai hành động ấy lại có mối liên quan tương hỗ tới nhau trong hoàn cảnh tế nhị này, nên đã cẩn thận chú thích tường tận tiếp theo là: "Ngứa ghẻ hờn ghen: Theo Kiều Oánh Mậu và Bùi Kỷ. Các bản Nôm từ Liễu Văn đường phần nhiều chép là: Giận ghẻ hờn ghen"(2). Theo vậy thì các bản Truyện Kiều cả Nôm và Quốc ngữ đều đã thống nhất hai từ hờn ghen. Sự khác nhau chỉ là giận ghẻ hay ngứa ghẻ mà thôi!
Đọc lại Truyện Kiều, chúng ta thấy có một câu cấu trúc tương tự (câu 857), trong đó Thúy Kiều bộc bạch suy nghĩ giận duyên tủi phận khi biết mình mắc lừa giống hôi tanh Mã Giám Sinh. Cụm từ trên có thế tiểu đối rất hoàn chỉnh: Giận duyên/ tủi phận, giận/tủi, duyên/phận. Còn nếu cho Hoạn Thư cũng lại giận ghẻ hờn ghen thì cụm từ này thiếu tính lôgic. Vì hờn ghen là một hành động của người phụ nữ còn có khi thể tất được, song giận ghẻ sẽ là một ý nghĩ không hợp lý, chẳng ai lại đi giận con cái ghẻ khi lỡ bị ghẻ, cụm từ trên thế tiểu đối lại không chỉnh vì giận/hờn là đối chuẩn; chứ ghẻghen, giận ghẻhờn ghen làm sao đối với nhau được.
Người có "công lao" trình làng cụm từ ngứa ghẻ chính là Kiều Oánh Mậu, Tiên sinh đã tiếp nhận được bản Kinh của Hoàng giáp Đào Nguyên Phổ mang từ Huế ra tặng "liền mừng cuống lên, nhân gia công kiểm duyệt tinh tường rồi cho khắc in"(3) thành bản Đoạn trường tân thanh năm 1902. Sau đó cũng vì không nhất trí với việc gán cho Hoạn Thư ý nghĩ giận ghẻ, nên các nhà biên khảo Truyện Kiều trong suốt cả thế kỷ XX như Phạm Kim Chi (1917), Nguyễn Văn Vĩnh (1923), Bùi Khánh Diễn (1926), Bùi Kỷ - Trần Trọng Kim (1927), Hồ Đắc Hàm (1929), Huyền Mặc đạo nhân (1930), Tản Đà (1941)… Nguyễn Văn Hoàn (1965), Nguyễn Thạch Giang (1972), Đào Duy Anh (1974), Nguyễn Quảng Tuân (1995), Vũ Văn Kính (1998)… chắc đều tin theo sự khảo đính của vị tiền bối Kiều Oánh Mậu nên cứ mặc nhiên chép theo là: "Ngứa ghẻ hờn ghen" và in truyền mãi đến tận thế kỷ XXI này. Nhiều khi cụm từ trên còn được vận dụng như một thành ngữ (?) trong văn chương và đời sống hàng ngày.
II. Các dị bản chép khác với "ngứa ghẻ hờn ghen"
Chúng tôi đã tìm đọc hơn 30 Truyện Kiều chữ Nôm thì thấy ngoài bản Kiều Oánh Mậu 1902 ra chỉ có 03 bản chép tay của Chiêm Vân thị, bản R987 của TVQG và bản Kiều ở Thái Bình (có lẽ cũng thuộc loại bản Kinh) chép là: Ngứa ghẻ hờn ghen. Còn bản R2003 cũng của TVQG và bản do Cụ Giản Chi lưu giữ lại chữa thêm một chữ nữa thành ngứa ghẻ đòn ghen để lột tả sự quyết liệt, tương xứng nhau của ngứa ghẻ ngang ngửa với đòn ghen.
Không tán thành cách biên khảo có hành động ngứa ghẻ quá thô lậu trong áng thơ tuyệt diệu này, Tiến sĩ Chu Mạnh Trinh trong bản Kiều do nhà Quan Văn đường in liền sau đó (1906) đã chữa lại là: Nghĩ rằng: Nhận lấy hờn ghen.
Đọc câu thơ mới cải sửa này nghe cũng còn khiên cưỡng, "như hình chưa thông". Sự trăn trở của các nhà biên khảo trên thể hiện cụm từ ngứa ghẻ hờn ghen vẫn chưa thực sự thuyết phục được các nhà Nho yêu thích và quan tâm đến Truyện Kiều.
Có một điều cần phải đặc biệt lưu ý là đại đa số các bản Kiều Nôm từ Liễu Văn đường 1866 và 1871, Nguyễn Hữu Lập 1870, Quan Văn đường, Thịnh Mỹ đường, Thuận Thành 1879, ấn Thư Hội 1896 đến các bản Liễu Văn đường Quảng tập, Phúc Văn đường, Quan Văn đường 1911, Phúc An hiệu… đều rất thống nhất chép là: ��mà cụ Đào đã đọc là: giận ghẻ. Trong hai bản Quốc ngữ của Nordemann xuất bản ở Huế và Hà Nội năm 1897 cũng chép theo lối chính tả hồi ấy là:
Nghĩ dằng: Dận ghẻ hờn ghen
Trước đây khi khảo sát văn bản Truyện Kiều Nôm, chúng tôi đã thấy trong các bản Kiều Nôm của Duy Minh thị do Kim Bảo lâu in 1872 và Văn Nguyên đường và Bảo Hoa các in năm 1879, bản A.Michels in 1884 cùng bản chép tay mới sưu tầm ở Nghi Xuân - Hà Tĩnh cũng chép thống nhất là: Nghĩ rằng: (+)hờn ghen
Do vậy ta thấy trong 6 chữ của câu thơ 1609, các nhà khắc ván in chữ Nôm đã thống nhất được 5 chữ, trong đó chữ thứ 3 dứt khoát phải là giận để đối với hờn chứ đổi là ngứa thì đối làm sao với hờn được. Vấn đề đặt ra là với chữ thứ 4 có hai cách viết: (�� nạch + kỷ) hoặc 疒礼(nạch + lễ) nên cần lưu tâm phiên âm sang Quốc ngữ thế nào cho đúng?
III. Cách đọc chữ
Theo sự tìm đọc của chúng tôi thì các Bảng tra chữ Nôm của Hồ Lê - Bùi Thanh Ba(4), Lạc Thiện Tăng Văn Hỷ(5), Vũ Văn Kính(6) chưa thu thập được chữ Nôm:疒礼(nạch + lễ) nói trên.
Riêng Linh mục Trần Văn Kiệm trong cuốn Giúp đọc Nôm và Hán - Việt(7), không rõ dựa vào cơ sở nào lại đọc cả hai chữ ��; 疒礼là: Ghẻ (tr.449). Việc dùng thanh phù (kỷ) để gợi âm đọc ghẻ là điều dễ hiểu - vì ta đã có (= kỹ) đọc thành ghẽ. Còn dùng thanh phù (= lễ) để gợi âm đọc ghẻ là chưa thỏa đáng. Trong cuốn Đại Nam quấc âm tự vị của Huình Tịnh Của(8) đã dùng chữ Hán phồn thể (= lễ) để ghi âm Nôm: lẩylẫy (Tr.532).
Còn trong các cuốn Bảng tra chữ Nôm của Hồ Lê - Bùi Thanh Ba, Lạc Thiện, Vũ Văn Kính và Tự điển chữ Nôm của GS.TSKH. Nguyễn Quang Hồng chủ biên nói trên cũng lại dùng chữ (= lễ) ở dạng giản thể hoặc thêm nháy cá (?) để ghi âm Nôm: lẩylẫy.
Do vậy ta thấy chữ Nôm 疒礼(Nạch + lễ) có chữ Lễ là thanh phù gợi âm đọc là lẩy hoặc lẫy; còn bộ nạch () làm nghĩa phù chỉ rõ âm này có nghĩa thuộc phạm trù tính nết hoặc liên quan đến sức khỏe, bệnh tật của con người.
Điều suy nghĩ trên càng trở nên đáng tin hơn khi chúng tôi tìm được bản Truyện Kiều Quốc ngữ của nhà bác học Trương Vĩnh Ký in từ 1875 (không rõ đã dựa vào bản Nôm nào - có thể là bản Duy Minh thị 1872 chăng?) và bản Quốc ngữ của A.Michels in 1884 đều chép là: Nghĩ rằng: Giận lẫy hờn ghen.
Rất tiếc là khi dùng bản của Trương Vĩnh Ký làm tài liệu căn cốt để xây dựng văn bản Truyện Kiều thì Giáo sư Nguyễn Văn Hoàn trong phần khảo dị lại đọc nhầm thành: Nghĩ rằng: Giận lấy hờn ghen (9).
Còn bản của A.Michels tuy cũng có nhiều nhà khảo cứu ghi vào Danh mục sách tham khảo, song có lẽ cũng không để ý đến từ "giận lẫy" lạ lùng đó.
Điều đáng băn khoăn hơn nữa là do nhiều nhà phiên âm lớp trước đã trót phiên âm 疒礼 thành giận ghẻ, lại được Linh mục Trần Văn Kiệm đưa chữ 疒礼vào Từ điển đọc thành ghẻ, nên trong công trình Tư liệu Truyện Kiều - bản Duy Minh Thị 1872(10) mới công bố gần đây, Giáo sư Nguyễn Tài Cẩn cũng lại phiên âm疒礼thành ghẻ (?!).
Sự sai lầm dây chuyền "dĩ ngoa truyền ngoa", người sau tin theo sự phiên âm của người đi trước cũng lại đã từng xảy ra. Khi Giáo sư Nguyễn Thạch Giang trong bản Truyện Kiều do mình khảo đính(3) đã lỡ phiên âm câu 2722 của bản Chu Mạnh Trinh là: Đoạn trường thơ phải đón mà trả (= nhau) (Tr.311). Chữ (túc + nghiêu) theo Hồ Lê - Bùi Thanh Ba, Lạc Thiện, Vũ Văn Kính chỉ có một âm đọc duy nhất là: Theo sách của Trần Văn Kiệm xuất bản 1999 cũng in như vậy có lẽ là do Linh mục Trần Văn Kiệm đã quá tin vào cách phiên âm của các ông Nguyễn Thạch Giang và Nguyễn Quảng Tuân để đưa vào Từ điển một chữ Nôm phiên âm sai. Rất mong nhận được sự tham gia thẩm định của các bậc thức giả xem có nên tiếp tục phiên âm chữ nhau nữa hay không?
Qua phần trình bày trên về chữ Nôm thứ 4 câu 1609 của tất cả các bản Kiều Nôm, chúng tôi thấy có thể suy đoán rằng các bản Kiều Nôm khắc in ở Hà Nội (gọi chung là bản Phường) đã theo một bản nguồn nào đó mà chữ Nôm viết thảo nên đã nhầm chữ lễthµnh v× tù d¹ng viÕt th¶o hai ch÷ nµy lµ kh¸ gièng nhau. Do vËy mµ (疒礼giận lẫy) đã thành (��giận ghẻ). Và chính bởi sự tối nghĩa của cụm từ giận ghẻ hờn ghen nên mới phát sinh ra các cách chữa thành: Ngứa ghẻ hờn ghen, ngứa ghẻ đòn ghen, nhận lấy hờn ghen, tạo ra sự biên khảo bất nhất về lời nói của Hoạn Thư, con người vốn vẫn được đánh giá là: "Nói điều ràng buộc thì tay cũng già".
IV. Nghĩa của giận lẫy - giận lẩy:
Trong Từ điển tiếng Việt của Viện Ngôn ngữ học (13) không thu thập các từ lẩygiận lẩy có nét nghĩa phù hợp với hoàn cảnh mà câu thơ 1609 diễn tả. Nhưng lại có:
- Lẫy (động từ, phương ngữ) = dỗi. Ví dụ: Nói lẫy
- Giận lẫy (động từ, phương ngữ) = giận dỗi.
Song trong cuốn Tự vị An Nam La Tinh của Bá Đa Lộc Bỉ Nhu in năm 1772 - 1773 (14) (lúc đó Nguyễn Du còn là thiếu niên) ta vẫn đọc thấy các mục từ:
- Lẩy: cách cứng cỏi, cách dữ tợn, cách giận dữ.
- Giận lẩy: giận cách hung dữ.
- Lẫy: cãi lẫy, cãi cọ nhau (Tr.241).
Còn trong Đại Nam quấc âm tự vị của Huình Tịnh Của in năm 1895(15) (giai đoạn này Truyện Kiều đang được in và phổ biến rầm rộ) cũng có các mục từ:
- Lẩy: kình gan, găy gắt. Ví dụ: làm lẩy, bỏ lẩy, nói lẩy, đánh lẩy.
- Lẫy: cãi lẫy, tiếng đôi chỉ nghĩa là cãi (nói là giận mà cãi cũng thông) (tr.532).
- Giận lẫy: giận mà bỏ lẩy không thèm ngó tới.
- Giận lẩy sẩy cùi: tiếng nói chơi rằng giận lẩy thì hụt đi, mất đi một phần nhờ (tr.368).
Đến Tự điển Việt Nam của Lê Văn Đức in năm 1970(16) vẫn còn ghi nhận có các mục từ:
- Lẩy: cách hờn giỗi có thiệt cho mình nhưng không cần, để lại gan.
Ví dụ: bỏ lẩy, đánh lẩy, giận lẩy, nói lẩy.
- Lẫy: (động từ) xem: lãy
- Lãy: nẩy lên và lật lại.
- Giận lẩy: (động từ): giận và hy sinh không thiết đến quyền lợi của mình. Ví dụ: Giận lẩy sẩy cùi.
- Giận lẩy sẩy cùi (tục ngữ): tỏ ý giận, không thèm nhận một vật hay một việc gì, đối phương cũng không năn nỉ, thành ra người giận phải mất vật hay việc gì (tr.562, 786 tập I, tr.147 tập III).
Cuốn Từ điển từ Việt cổ của Nguyễn Ngọc San - Đinh Văn Thiện(17) đã đồng nhất nghĩa của lẫy như lẩy. Hai tác giả trên không thu nhận mục từ lẩy nhưng trong mục từ lẫy thì lại ghi là:
- Lẫy: làm điều gì cho bõ giận.
Ví dụ: làm lẫy, bỏ lẫy, nói lẫy, đánh lẫy (theo Hùinh Tịnh Của) (tr.170).
Trong khi thực ra sách của cụ Hùinh Tịnh Của chỉ có các ví dụ là: Làm lẩy, bỏ lẩy, nói lẩy, đánh lẩy.
Có lẽ cách đọc lẫy = lẩy cũng là một cách đọc trại âm tương tự như: nhàn = nhạn, chửa = chưa trong các câu thơ văn học trung đại như:
Hầu mong nhắn cá gửi nhàn (Phương Hoa)
Cá nhàn hãy lánh ra ngoài cho xa (Phạm Thái)
Một lời nói chửa kịp thưa (Kiều)
Lạ tai nghe chửa biết đâu (Kiều)
Thất kinh nàng chửa biết là làm sao (Kiều)
Qua việc thu thập của các Từ điển kể trên, ta có thể thấy rằng: giận lẩy, giận lẫy là một từ kép thông dụng trong các thế kỷ trước, hơn nữa "giận lẩy sẩy cùi" còn là một tục ngữ thường dùng trong đời sống.
Như vậy theo thiển nghĩ của chúng tôi câu thơ đang bàn có thể đọc theo hai âm điệu là:
Nghĩ rằng: giận lẩy hờn ghen
Hoặc:
Nghĩ rằng: giận lẫy hờn ghen
Câu thơ diễn tả suy tính của Hoạn Thư là: Nếu mình giận dỗi một cách cứng nhắc, hung dữ và hờn ghen gay gắt, cãi cọ nhau ầm ĩ, nghĩa là làm cả bốn việc: Giận, lẫy, hờn và ghen thì câu chuyện sẽ từ "bé xé ra to" tạo nên cảnh "xấu chàng hổ ai". Hậu quả nhỡn tiền là tự mình sẽ chuốc lấy tiếng cười của thiên hạ về sự ghen tuông lồng lộn quá đáng ấy. Vả lại về mặt thi pháp thì bốn từ này đã đối nhau rất chỉnh: Giận lẫy/hờn ghen, giận/hờn, lẫy/ghen phù hợp với văn phong trác tuyệt của thi hào như đã dùng với trường hợp "giận duyên tủi phận" nêu trên.
Nghĩ lại lúc Hoạn Thư bắt quả tang Thúc Sinh lẻn sang Quan Âm Các tình tự với Thúy Kiều, ả ta cũng nén lửa Hỏa Diệm Sơn lại mà mời chàng Thúc:
"Thiền trà cạn nước Hồng Mai
Thong dong nối gót thư trai cùng về".
Nhưng thực chất là "em đưa chàng về dinh" xong mới bắt Thúc Sinh nằm ra mà đánh, như kiểu Giang Thành xử lý chồng là Cao Sinh lẻn đi bồ bịch ở quán trà Hồng Mai trong Giang Thành truyện chép ở sách Liêu Trai vậy (18).
Do vậy chúng tôi đề nghị không nên "ngảnh mặt làm thinh" để cho "con cái ghẻ" bò vào Truyện Kiều như lâu nay các bản Truyện Kiều Quốc ngữ vẫn in. Mà nên loại bỏ cụm từ "ngứa ghẻ hờn ghen", chỉnh lại ngôn từ của Hoạn Thư theo đúng các bản Kiều Nôm cổ nhất là:
Nghĩ rằng: giận lẫy hờn ghen,
Xấu chàng mà có ai khen chi mình
Nhân đó cũng nên chỉnh lại các chữ Nôm phiên âm chưa chuẩn (gh); ( = nhau) như trong cuốn Giúp đọc Nôm và Hán - Việt đã lỡ thu thập tại trang 449 và 674 của Nxb. Thuận Hóa in năm 1999.

Chú thích và sách tham khảo
1-2) Đào Duy Anh: Từ điển Truyện Kiều, Nxb. KHXH, H. 1974, tr.289.
3) Lời tựa Đoạn trường tân thanh của Đào Nguyên Phổ, trích theo: Nguyễn Thạch Giang, Truyện Kiều, Nxb. ĐH & THCN, H 1973, tr. 494.
4) Hồ Lê: Bùi Thanh Ba: Bảng tra chữ Nôm, Nxb. KHXH, H. 1976.
5) Lạc Thiện Tăng Văn Hỷ: Sách tra chữ Nôm thường dùng, Hội Ngôn ngữ học Tp. Hồ Chí Minh xuất bản 1991.
6) Vũ Văn Kính:
- Bảng tra chữ Nôm TK 17, Nxb. Tp. HCM, 1993.
- Bảng tra chữ Nôm miền Nam, Hội NNH Tp.HCM, 1994.
- Bảng tra chữ Nôm sau TK 17, Hội NNH Tp.HCM 1994.
7) linh mục trần văn kiệm: giúp đọc nôm và hán việt, nxb. thuận hóa, 1999.
8-15) huình tịnh của: đại nam quấc âm tự vị, sài gòn 1895.
9) nguyễn văn hoàn: truyện kiều, h; nxb. văn học, 1965, tr.266.
10) nguyễn tài cẩn: tư liệu truyện kiều bản duy minh thị 1872, nxb. đhqg, h. 2002, tr.224.
11) nguyễn khắc bảo: thận trọng để đừng viết nhịu (góp ý với ông nguyễn quảng tuân), tạp chí ngôn ngữ & đời sống số 6 - 2002, tr.17.
12) nguyễn quảng tuân: phê bình người tự xét lại mình (trả lời ông nguyễn khắc bảo), tạp chí ngôn ngữ & đời sống số 9 - 2002, tr.13.
13) hoàng phê chủ biên, từ điển tiếng việt, nxb. đà nẵng và tt từ điển học xuất bản 1997, tr.383, 536.
14) bá đa lộc bỉ nhu, tự vị an nam la tinh, hồng nhuệ nguyễn khắc xuyên dịch và giới thiệu, nxb. trẻ, 1999, tr.241.
16) lê văn đức: tự điển việt nam, sài gòn nhà sách khai trí xuất bản 1970.
17) nguyễn ngọc san - đinh văn thiện, từ điển từ việt cổ, h; nxb. vh - tt, 2001.
18) chiêm vân thị: thúy kiều truyện tường chú - lê mạnh liêu phiên dịch sài gòn 1974, quyển hạ, tr.119.
- Nguyễn Khắc Bảo: vị đắng của trà hồng mai, tạp chí ngôn ngữ & đời sống số 1/1999 tr.21.


STT
Bản Kiều Nôm
Nội dung khảo
Quốc ngữ
Nội dung khảo
1
Liễu Văn đường
1886
恨��
Trương Vĩnh Ký
1875
Giận lẫy
2
N. Hữu Lập
1870
恨��
Michels
1884
Giận lẫy
3
Liễu Văn đường
1871
恨��
Nordem ann
1897
Dận ghẻ
4
Duy Minh thị
1872
Ph. Kim Chi
1917
Ngứa ghẻ
5
Q. Văn đường
1879
恨��
Ng. Văn Vĩnh
1923
Ngứa ghẻ
6
Thuận Thành
1879
恨��
Bùi K. Diễn
1926
Ngứa ghẻ
7
Thịnh Mỹ đường
1879
恨��
B. Kỷ - TT Kim
1927
Ngứa ghẻ
8
Tiêu Tương
Tự Đức
恨��
Hồ Đắc Hàm
1929
Ngứa ghẻ
9
A. Michels
1884
Huyền Mặc
1930
Ngứa ghẻ
10
Tụ Hiền đường
1886
恨��
Ngô Tử Cống
1931
Ngứa ghẻ
11
Quế Võ chép tay
1894
không có
Ng. Can Mộng
1936
Ngứa ghẻ
12
Ấn Thư Hội
1896
恨��
Tản Đà
1941
Ngứa ghẻ
13
VNb.60 in
?
恨��
B. Kỷ - TT Kim
1950
Ngứa ghẻ
14
Kiều Oánh Mậu
1902
����
Trung Chính
1951
Ngứa ghẻ
15
Thái Bình chép tay
?
����
Trần Ngọc
1952
Ngứa ghẻ
16
Chu Mạnh Trinh
1906
認��
Lê Văn Hòe
1953
Ngứa ghẻ
17
Q. Văn đường
1911
恨��
Bùi Kỷ
1957
Ngứa ghẻ
18
Liễu Văn Q.Tập
1916
恨��
Đỗ Nam Cư Sĩ
?
Ngứa ghẻ
19
Phúc Văn đường
1918
恨��
Ng. Việt Hoài
1957
Ngứa ghẻ
20
Thịnh Mỹ đường
1919
恨��
Ng. Văn Hoàn
1965
Ngứa ghẻ
21
Liễu Văn Q.Tập
1919
恨��
Ng. Thạch Giang
1972
Ngứa ghẻ
22
Hoa Kiều Chợ Lớn
1920
��
Chiêm Vân Thị
?
Ngứa ghẻ
23
Quảng Thịnh
1922
��
Đào Duy Anh
1974
Ngứa ghẻ
24
Liễu Văn Q.Tập
1924
恨��
Đào Duy Anh
1979
Ngứa ghẻ
25
Phúc Văn đường
1926
恨��
Đặng Thanh Lê
1984
Ngứa ghẻ
26
Phúc Văn đường
1932
恨��
Phan Ngọc
1989
Ngứa ghẻ

Phụ lục bài: Hoạn Thư không "ngứa ghẻ" mà "giận lẫy"
câu số 1609 nghĩ rằng: giận lẫy hờn ghen

27
Phúc An Hiệu
1933
恨��
N. Quảng Tuân
1995
Ngứa ghẻ
28
Chiêm Vân Thị
chép in
����
Vũ Văn Kính
1998
Ngứa ghẻ
29
Kim Bắc in
?
恨��
Ng. Tài Cẩn
2002
Giận ghẻ
30
R2003
chép tay
����
扌屯
Ng. Khắc Bảo
2004
Giận lẫy
31
R.987
chép tay
��疒己
Thế Anh
2005
Giận ghẻ
32
Bản Diễn Châu
chép tay
恨��
Đào Thái Tôn
2006
Giận ghẻ
33
Bản Giản Chi
chép tay
��
扌屯
Trần Nho Thìn
2007
Giận ghẻ
34
Bản Nghi Xuân
chép tay
Ng. Tài Cẩn
2008
Giận ghẻ
(Thông báo Hán Nôm học 2009, tr.136-147)

Friday 30 August 2013

Bác Hồ thật là biết nói chơi không?



Không ít người (vụ trưởng vụ báo chí ban tuyên giáo trung ương Nguyễn Thế Kỷ, Nguyễn Thế Lượng, Đỗ Đức Thuần) kính cẩn trích dẫn chuyện Bác Hồ hỏi tại sao không nói là đường to thaycho đại lộ. Không ai hỏi tại sao Bác hỏi tại sao mà chỉ biết rối rít khen rất là giản dị, rất là dễ hiểu. Khen suốt nửa thế kỷ vẫn chưa thấy đã thèm.

Cái nguyên nhân để đường to không thay được đại lộ cũng là nguyên nhân để Bác khẳng định Đảng ta thật là vĩ đại mặc dù không to lớn mấy, giống như việc Bác phong ông Giáp làm đại tướng chứ không gọi ông là tướng to

Có những chỗ giản dị, dễ hiểu là hay. Có những chỗ lại không hay. Nhờ giữ được sự phân biệt tế nhị đó mà sau này ta có đại lộ Hồ Chí Minh, đại lộ Nguyễn Văn Linh, đại lộ Võ Văn Kiệt... Tất cả đều là đường to mà không ai gọi là đường to.

Bác Hồ viết báo và dùng tiếng Việt (Nguyễn Thế Kỷ - Hải Dương)

Kỷ niệm 85 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam (21-6-1925 - 21-6-2010)
Bác Hồ viết báo và dùng tiếng Việt
  19/06/2010 06:00:51 AM
Chủ tịch Hồ Chí Minh - Anh hùng giải phóng dân tộc, danh nhân văn hóa của nhân loại được nhiều người, ở nhiều nước tôn vinh, ca ngợi dưới nhiều lĩnh vực, góc độ khác nhau. Trong sự nghiệp báo chí, Người là nhà báo cách mạng bậc thầy, là tấm gương mẫu mực về lao động nghiêm túc, sáng tạo không ngừng nghỉ về viết báo và rèn giũa tiếng Việt.
Bác Hồ, người thầy vĩ đại của báo chí cách mạng Việt Nam. Ảnh tư liệu.
Chủ tịch Hồ Chí Minh - Anh hùng giải phóng dân tộc, danh nhân văn hóa của nhân loại được nhiều người, ở nhiều nước tôn vinh, ca ngợi dưới nhiều lĩnh vực, góc độ khác nhau. Trong sự nghiệp báo chí, Người là nhà báo cách mạng bậc thầy, là tấm gương mẫu mực về lao động nghiêm túc, sáng tạo không ngừng nghỉ về viết báo và rèn giũa tiếng Việt.

Bác Hồ viết báo

Khi nói về kinh nghiệm viết báo, làm báo, Người cho biết: "Kinh nghiệm của tôi là thế này: mỗi khi viết một bài báo, thì tự đặt câu hỏi: Viết cho ai xem? Viết để làm gì? Viết thế nào cho phổ thông dễ hiểu, ngắn gọn, dễ đọc? Khi viết xong thì nhờ anh em xem và sửa giùm".Bác bắt đầu học viết báo từ hồi vừa lao động kiếm sống, vừa tìm đường cứu nước trên đất Pháp. Bác kể, khi nghe Bác có ý định viết bài đăng báo, một công nhân ở Báo Đời sống thợ thuyền khuyên rằng, báo ấy có mục "Tin tức vắn", mỗi tin chỉ cần năm, ba dòng. Nếu Bác có tin tức gì, cứ mạnh dạn viết, người ấy có thể góp ý và chỉnh sửa hộ. Bác làm theo. Tranh thủ những phút nghỉ ngơi hiếm hoi sau những giờ lao động vất vả, Bác tập viết báo. Đầu tiên là những tin ngắn, rất ngắn. Mỗi tin chép thành hai bản, một bản gửi cho tòa báo, một bản giữ lại. Nếu được báo đăng, bao giờ cũng đem so sánh tin đăng trên báo với tin ban đầu, xem người ta chữa nhiều không, chữa ra sao, vì sao lại chữa. Khi đã tương đối quen việc, người bạn và cũng là đồng chí của Bác yêu cầu Bác viết dài thêm, lúc đầu thêm vài dòng, rồi thêm vài dòng nữa, vài dòng nữa... Cứ thế, kéo dài đến 15, 20 dòng, thành cả một bài dài. Khi đã viết được bài dài, người bạn đó lại yêu cầu: “Thôi bây giờ phải viết rút ngắn lại, cũng là những việc như vậy nhưng phải viết cho rõ, cho gọn".

Khi rời Pháp sang Liên Xô, những người bạn, người đồng chí của Bác ở đất nước Xô viết cũng góp ý cho Bác những điều tương tự: "Đồng chí L. phóng viên tờ báo Tiếng còi bảo mình viết bài và dặn phải viết rõ sự thật: "Việc đó ai làm, ở đâu, ngày tháng nào, v.v. và phải viết ngắn gọn". Những bài học đầu tiên trong nghề báo được Bác ghi nhớ mãi, Bác chân thành truyền lại cho đồng chí, anh em sau này: "Viết giản dị thôi, và phải đúng sự thật. Không được bịa ra". "Và muốn tiến bộ, muốn viết hay thì phải cố gắng học hỏi, ra công rèn luyện"... "Một người phải biết học nhiều người. Hơn nữa, cần phải làm cho món ăn tinh thần được phong phú, không nên bắt mọi người chỉ được ăn một món thôi. Cũng như vào vườn hoa, cần cho mọi người được thấy nhiều loại hoa đẹp". Viết cho nhân dân, phục vụ quần chúng thì phải học cách nói của quần chúng nhân dân - mộc mạc, giản dị mà chân thành; học tiếng nói của dân tộc, bởi vì "tiếng nói là thứ của cải vô cùng lâu đời và vô cùng quý báu của dân tộc. Chúng ta phải giữ gìn nó, quý trọng nó, làm cho nó phổ biến ngày càng rộng khắp".

Bác căn dặn những người làm sách, viết báo phải trau dồi kiến thức, chịu khó học hỏi, khiêm tốn, tự phê bình và thành khẩn đón nhận sự phê bình, góp ý của cán bộ, đảng viên và nhân dân. Bác đã nhắc nhở: "Ngành nào cũng phải làm công tác tuyên truyền giới thiệu. Và các chú nhớ ở trang đầu mỗi cuốn sách đều phải ghi một câu "Hoan nghênh bạn đọc phê bình". Từ nay trở đi, trên sách hay trên báo, các chú nên luôn luôn có câu đó. Bác biết các chú văn hay chữ tốt, nhưng dù sao, nhân dân trăm tay nghìn mắt vẫn có nhiều ý kiến thông minh có thể giúp cho các chú tiến bộ hơn. Không riêng gì viết sách báo, mà công tác gì muốn làm tốt đều phải coi trọng ý kiến của nhân dân".

Trong dịp tham dự Đại hội lần thứ III Hội Nhà báo Việt Nam, Bác yêu cầu Hội và các cơ quan báo chí cần nâng cao hơn nữa chất lượng mọi mặt của báo chí, để báo chí làm tròn nhiệm vụ cao cả của mình là phục vụ nhân dân, phục vụ cách mạng, Bác cho rằng, tự phê bình và phê bình có vai trò đặc biệt quan trọng, vì nó là vũ khí cần thiết và sắc bén, giúp mọi người sửa chữa sai lầm, phát huy ưu điểm. Người căn dặn: "Sẵn đây, nếu các cô, các chú đồng ý, thì Bác xung phong phê bình các báo". Theo Bác thì một số sai lỗi và yếu kém thường gặp trên báo chí là:
- Bài báo thường quá dài, "dây cà ra dây muống", không hợp với trình độ và thời giờ của quần chúng.
- Thường nói một chiều và đôi khi thổi phồng các thành tích, mà ít hoặc không nói đúng mức đến khó khăn và khuyết điểm của ta. Đưa tin tức hấp tấp, nhiều khi thiếu thận trọng.
- Thiếu cân đối, tin nên dài thì viết ngắn, nên ngắn lại viết dài, nên để sau thì để trước, nên trước lại để sau.
- Lộ bí mật.
- Có khi quá lố bịch.
- Khuyết điểm nặng nhất là dùng chữ nước ngoài quá nhiều, và nhiều khi dùng không đúng.

Về những "mẹo" làm báo, Bác căn dặn: "Báo của ta có một địa vị quan trọng trong dư luận thế giới. Địch rất chú ý, bạn rất quan tâm đến báo chí ta. Cho nên làm báo phải hết sức cẩn thận về hình thức, về nội dung, về cách viết".

Bác cho những lời khuyên rất quý giá: "Muốn viết bài báo khá thì cần:
1. Gần gũi dân chúng, cứ ngồi trong phòng giấy mà viết thì không thể viết thiết thực.
2. Ít nhất cũng phải biết một thứ tiếng nước ngoài, và học kinh nghiệm của người.
3. Khi viết xong một bài tự mình phải xem lại ba bốn lần, sửa chữa lại cho cẩn thận. Tốt hơn nữa, là đưa nhờ một vài người ít văn hóa xem và hỏi họ những câu nào, chữ nào không hiểu, thì sửa lại cho dễ hiểu".

Bác căn dặn những người làm báo phải nâng cao trách nhiệm và nghĩa vụ của mình, ra sức học tập, trau dồi nghiệp vụ, nâng cao kiến thức: "Về trách nhiệm báo chí, Lênin có nói: Báo chí là người tuyên truyền, người cổ động, người tổ chức chung, người lãnh đạo chung. Vì vậy nhiệm vụ của người làm báo là quan trọng và vẻ vang. Muốn hoàn thành tốt nhiệm vụ ấy thì phải cố gắng học tập... Trong nghề làm báo ta có những kinh nghiệm của ta, nhưng ta cũng cần phải học thêm kinh nghiệm của các nước anh em. Muốn thế, thì những người làm báo ít nhất cũng cần biết một thứ tiếng nước ngoài. Ví dụ: phải biết chữ Hán thì mới xem được báo Trung Quốc và học được kinh nghiệm của báo Trung Quốc... Trong nghề làm báo còn có nhiều ngành khác, như ngành in mà các cô, các chú thích nói chữ gọi là ngành "ấn loát" cũng rất quan trọng. Bởi vì có những lúc không cẩn thận, in thiếu nét, thiếu dấu, hoặc in lờ mờ không rõ. Người viết bài lại thích dùng chữ, như gọi người đánh cá là "ngư dân", rồi người in lại in thiếu cái dấu ở chữ "ư" hóa ra “ngu dân".

Bác Hồ cũng nêu tấm gương về tự phê bình, tự nhận lỗi khi báo chí có sai sót (điều mà đến hôm nay, nhiều cơ quan báo, đài và nhà báo thực hiện chưa nghiêm túc". Ở phần cuối của bài "Cần phải ra sức trồng nhiều hoa màu", với bút danh T.L (đăng trên Báo Nhân Dân, ngày 17-4-1962), Bác viết: "Xin lỗi - Trong Báo Nhân Dân (14-3-1962), dưới đầu đề: "Làm thế nào cho lạc thêm vui" đúng ra là 1 tấn lạc đổi được 1,5 tấn (1 tấn rưỡi) gang. Vì sai sót một dấu phẩy (,) mà viết sai thành 15 (mười lăm) tấn gang. Đó là một thái độ không nghiêm túc, cẩn thận, T.L xin thật thà tự phê bình và xin lỗi các bạn đọc".

Bác nêu tấm gương về dùng "tiếng ta", "chữ ta"


Theo Bác, đời sống xã hội ngày càng phát triển và đổi mới, tiếng và chữ viết của ta cũng có những đổi mới cho phù hợp. "Những chữ tiếng ta không có sẵn và khó dịch đúng, thì phải mượn chữ nước ngoài. Thí dụ: "độc lập", "tự do", "giai cấp", "cộng sản", v.v.. Còn những chữ tiếng ta có, vì sao không dùng, mà cũng mượn chữ nước ngoài? Thí dụ: Không gọi "xe lửa" mà gọi "hỏa xa"; "máy bay" thì gọi là "phi cơ". "Nhà nước", hoặc "nước nhà" thì gọi là "quốc gia", "đường lớn" thì gọi là "đại lộ", "vẻ vang" - "quang vinh", "giúp nhau" - "hỗ trợ". Và có hàng vạn cái mượn như vậy".

Bác kể lại, Bác vừa xem báo thấy có tin đã làm xong cuốn "Ngữ pháp tiếng Việt", Bác nói: "Đã "tiếng Việt" lại còn "ngữ pháp"! Sao không gọi là "Mẹo tiếng Việt?". Cái gì tiếng ta đã có và dễ hiểu rồi thì đặt thêm ra làm gì? Mấy chú cải cách chữ Việt không khéo lại làm cho người ta khó hiểu thêm. Có tiếng ta dùng đã quen rồi, các chú lại tự ý sửa đổi. Tại sao lại viết: "Quốc hội họp kỳ  thứ bốn"? Các chú cứ đi hỏi các cụ mà xem. Xưa nay nhân dân ta vẫn nói "thứ tư" chứ có ai nói "thứ bốn" bao giờ!".

Bác nhắc nhở: "Cái bệnh dùng chữ là phổ biến trong tất cả các ngành. Đáng lẽ báo chí phải chống lại cái bệnh đó, nhưng trái lại, báo chí lại tuyên truyền cho cái tệ đó. Cố nhiên, có những chữ không thể dịch được thì ta phải mượn chữ nước ngoài. Ví dụ: những chữ "kinh tế", "chính trị" v.v., thì ta phải dùng. Hoặc có những chữ nếu dịch ra thì mất cả ý nghĩa, như chữ "độc lập". Nếu "Việt Nam độc lập" mà nói "Việt Nam đứng một" thì ta không thể nghe được. Nhưng có những chữ tiếng ta sẵn có, thì tại sao lại dùng chữ nước ngoài. Ví dụ: vì sao không nói "đường to" mà lại nói "đại lộ", không nói "người bắn giỏi" mà lại nói "xạ thủ", không nói "hát múa" mà lại "ca vũ"?".

Người căn dặn tiếp: "Chúng ta dùng chữ nhiều quá, có khi lại còn dùng sai nữa. Mong rằng báo chí cố gắng sửa cái tệ ấy đi. Tiếng nói là một thứ của rất quý báu của dân tộc, chúng ta phải hết sức giữ gìn lấy nó, chớ để bệnh nói chữ lấn át nó đi". Bác khuyên: "Khoa học ngày càng phát triển, có những chữ mới mà ta chưa có, thì ta mượn. Ví dụ: ta phải nói "ki-lô", vì nếu nói "cân", thì không đúng nghĩa 1.000 gờ-ram. Song những chữ dùng tiếng ta cũng đúng nghĩa thì cứ dùng tiếng ta hơn. Có những người hình như sợ nói tiếng ta thì nó xấu hổ thế nào ấy! Họ làm cho các cháu học sinh bị lây bệnh nói chữ, như "phụ đạo", "giáo cụ trực quan",v.v... Thật là tai hại.

Đến hôm nay, khi mà điều kiện và công nghệ làm báo đã có bước đi thật dài, báo chí nước ta cùng báo chí thế giới đã có những đổi thay hết sức to lớn và sâu sắc thì những lời dạy của Bác, cao hơn, tấm gương mẫu mực viết báo, làm báo của Bác vẫn ngời sáng, vẫn có sức lay động, giáo dục, cổ vũ chúng ta. Những lời dạy, bài học quý giá ấy luôn mang tính thời sự cho mỗi nhà báo và cơ quan báo chí.

NGUYỄN THẾ KỶ
Vụ trưởng Vụ Báo chí - Xuất bản (Ban Tuyên giáo Trung ương)

Cóc hay là cáo?(An Chi - Năng Lượng Mới số 252 ,30-8-2013).


Cóc hay là cáo?(Năng Lượng Mới số 252 ,30-8-2013).

August 30, 2013 at 5:16am
Bạn đọc : Hiện nay có nhiều người chưa hiểu rõ câu “Cóc chết ba năm quay đầu về núi”. Rất mong học giả An Chi cho biết ý nghĩa của câu nói trên và nguồn gốc của nó trên báo Năng lượng mới. Xin cám ơn.
                                                                               Minh Xuan Tran, PGCVT2012.
        An Chi : Nhiều người chưa hiểu rõ câu “Cóc chết ba năm quay đầu về núi” là phải. Về vấn đề này, trong bài “Tại sao một số thành ngữ, tục ngữ lại khó hiểu?” (Thông tin Khoa hc & Công ngh, Thừa Thiên - Huế, số 3-1996), chúng tôi đã viết như sau (ở đây có chỉnh sửa đôi chút):
“Đó là do người viết văn thời nay đã vô tình hoặc cố ý bóp méo một số thành ngữ, tục ngữ, chủ yếu là thành ngữ, mà làm cho chúng trở nên dị dạng so với hình thức gốc.  Những dạng thức mới này thực chất chỉ là những thành ngữ dỏm vì người viết không nắm vững từ ngữ nên đã viết sai một cách vô ý thức, hoặc vì người viết tuy có vốn từ ngữ phong phú nhưng lại “cải biên” thành ngữ không đúng điệu, nên cuối cùng cũng làm cho chúng “không giống ai”. T đin thành ng Vit Nam của Viện Ngôn ngữ học do Nguyễn Như Ý chủ biên đã ghi nhận câu “Cóc ba năm lại quay đầu về núi” (lấy ở báo Tin phong ngày1-7-1977). Hình thức gốc (và đúng) của câu này là “Cáo chết ba năm quay đầu về núi”. Ta đâu có thể nào tự tiện đổi “cáo” thành “cóc” được, vì nếu có thể hoán vị một cách tuỳ tiện như thế thì biết đâu sẽ chẳng có người hứng chí mà tuyên bố rằng «con cáo là cậu ông trời» để làm một cuộc đổi đời vì xưa nay ai cũng biết rằng cậu của ông ta chỉ là con … cóc trong ngôn ngữ dân gian mà thôi.”
         Chúng tôi đã viết như thế cách đây 17 năm còn lần này xin nói thêm như sau. Nếu những người tập hợp thành ngữ thành từ điển để làm khuôn vàng thước ngọc cho người xài tiếng Việt noi theo mà kỹ lưỡng đến nơi đến chốn thì có thể là họ đã gạt bỏ câu này một cách không thương tiếc. Hay là họ muốn tận dụng những câu như thế này để làm cho sách của mình dày thêm? Chính vì những sự “buông thả” như thế mà nhiều câu thành ngữ “khuyết tật” mới có cơ hội len lỏi vào kho văn học dân gian rồi được “phát tán”. Câu này cũng vậy. Xin bạn đọc bài “Tâm thức cội nguồn” của PVM trên Thanh niên Online ngày 26-2-2012. Tác giả này đã viết:
 “Cóc chết ba năm còn quay đầu về núi” – câu ngạn ngữ đầy ẩn dụ. Bởi cóc có một bản năng “tìm về mái nhà xưa” rất đáng nể. Hãy bắt một “cậu” cóc thường tá túc nơi góc hiên nhà, lấy sơn trắng bôi lên đầu làm dấu rồi di dời cậu ta ra ngoài gò mả thật xa. Đảm bảo vài ba ngày sau lại thấy cậu lim dim cặp mắt ngồi lù lù nơi chỗ cũ.”
Cứ làm như đó là một câu thành ngữ đích thực! Chúng tôi nêu thí dụ trên đây làm một dẫn chứng để cho thấy cái câu trẹo trọ kia đã được một số người sử dụng mà không hề quan tâm đến mối quan hệ giữa chủ thể “cóc” với quê hương của nó là “núi” (dĩ nhiên là chỉ theo lời của câu trẹo trọ kia). Thực ra, môi trường sinh sống của cóc chủ yếu là đồng bằng và rừng rậm chứ không phải núi. Huống chi nếu cóc chết đi thì xác của nó sẽ phân huỷ trong một thời gian ngắn chứ làm sao có chuyện đã chết ba năm rồi mà nó còn quay đầu về núi! Vậy ta phải quẳng cóc đi mà trả chỗ cho cáo. 
Về câu “Cáo chết ba năm quay đầu về núi” thì trên Kiến thức Ngày nay số 304 (10-1-1999), chúng tôi đã viết (có sửa chữa):
“Câu này bắt nguồn ở thành ngữ tiếng Hán “hồ tử thú khâu”[狐死首丘] (cáo chết hướng [về] gò), thường nói tắt thành “thú khâu” 首丘 (= hướng về phía gò). “Hồ tử thú khâu” thực chất là một lối dụng điển vì thư tịch Trung Hoa xưa từng nói đến chuyện này. Thiên “Đàn Cung” trong sách Lễ kýviết: “Người đời xưa có lời nói rằng cáo chết hướng về đúng gò; ấy là nhân vậy” (Cổ chi nhân hữu ngôn viết: Hồ tử chính khâu thú; nhân dã). Bài “Ai Dĩnh” trong phần “Cửu chương” của Sở từ có câu “Cáo chết ắt quay về phía gò” (Hồ tử tất thú khâu). Truyện Khấu Vinh trong Hậu Hán thư có câu “Không bằng cái tình của con cáo chết mà (còn biết) hướng về gò” (Bất thắng hồ tử thú khâu chi tình). Thiên “Thuyết lâm” trong sách Hoài Nam Tử có câu “Chim bay về quê, thỏ chạy về hang, cáo chết hướng gò” (Điểu phi phản hương, thố tẩu quy quật, hồ tử thú khâu). Chữ nghĩa rành rành như thế thì sao lại có thể tùy tiện mà đổi cáo thành “cóc” được?”
Cách đây 14 năm, chúng tôi đã viết như trên. Lần này xin nói thêm như sau. Với những văn liệu đã thấy, ta khó có thể nói rằng câu “Cáo chết ba năm quay đầu về núi” không phải do tích Tàu, sách Tàu mà ra. Có điều là tiền nhân của người Việt đã thêm mắm thêm muối nên làm cho câu thành ngữ càng khó hiểu với hai tiếng “ba năm”. “Hồ tử thú khâu” thì dịch thành “Cáo chết hướng (về) gò” là đủ rồi. Sao phải thêm “ba năm”? “Ba năm” là làm sao? Ba năm thì đã thịt nát xương tan tuyệt tích rồi còn đâu. Mà đây là lấy chuyện thực tế để ví von chứ đâu có phải chuyện vô hình, siêu nhiên mà hòng đem chuyện hồn của con cáo đã chết ra nói! Lại nữa, “khâu” cũng đâu phải là “núi” mà là “gò” và chỉ là một hoán dụ để chỉ cái hang của con cáo mà thôi. Câu thành ngữ này dùng để chỉ những người yêu quê hương, không phải là những kẻ vong bản, những người tuy sống ở tha phương nhưng muốn lúc chết thì được chôn ở quê nhà.
Thế nhưng trên trang tw.myblog.yahoo.com/mchuchen, người ta lại đem câu “Cáo chết ba năm quay đầu về núi” ra dịch ngược trở lại sang tiếng Tàu thành “Hồ ly tử tam niên nhưng trạo đầu hướng sơn khâu”[狐狸死三年仍掉頭向山丘] rồi còn giải thích rằng nó tương ứng với câu “Hồ tử thú khâu” của Tàu nữa! Không biết Tàu đọc đến đó có phì cười hay không, nhất là với hai tiếng “ba năm”?

Thursday 29 August 2013

Đến ATK nhớ lời dạy của Bác về nghề báo (Nguyễn Thế Lượng - Tin Tức)


Đến ATK nhớ lời dạy của Bác về nghề báo

Cách đây một năm, tôi cùng một anh bạn là giáo viên trường THPT Định Hóa, nhà báo, nhà thơ, hội viên Hội Văn học nghệ thuật Thái Nguyên lên thăm khu di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt ATK. Đặt chân lên quê hương cách mạng, Thủ đô gió ngàn, trong lòng chúng tôi dâng lên cảm xúc tự hào về truyền thống đánh giặc giữ nước của cha anh. Cũng cùng thời gian ấy, anh bạn nhà báo của tôi có viết lời cho một bộ phim tư liệu lịch sử dài tập do Đài PT-TH tỉnh Thái Nguyên thực hiện: “Bác Hồ với ATK Thái Nguyên”. Do vậy, chúng tôi đã dành khá nhiều thời gian trong chuyến đi đến thăm khu di tích đặc biệt ở bản Roòng Khoa xã Điềm Mặc huyện Định Hóa (Thái Nguyên). Nơi đây chính là “đại bản doanh”, là cái nôi ra đời nền báo chí cách mạng nước nhà.

Cảnh sắc xóm Roòng Khoa.

Bản Roòng Khoa nằm giữa không gian thoáng đãng với rừng cọ, đồi chè và tiếng suối chảy róc rách dưới chân núi. Tại đây, có nhà lưu niệm với bia lưu niệm nơi thành lập Hội Nhà báo Việt Nam trong những năm kháng chiến chống Thực dân Pháp. Những dòng chữ đầu tiên của những tờ báo cách mạng đã ra đời trên mảnh đất hữu tình này. Những người già trong bản, những người đã từng là chứng nhân của những ngày đầu kháng chiến kể lại cho chúng tôi nghe về việc Bác Hồ đã từng mở lớp dạy nghề báo ngay tại khu ATK này, lớp báo chí đầu tiên được tổ chức tại Trường Huỳnh Thúc Kháng, khi ấy đóng ở xã Quy Kỳ - Định Hóa. Vậy là, trong những tháng ngày ác liệt của cuộc kháng chiến trường kì, nhiệm vụ tuyên truyền trên báo chí được Đảng và Bác luôn đặt lên tầm quan trọng hàng đầu. Chính tay Người trong chiến dịch Thu - Đông lịch sử đã viết thư gửi các học viên của lớp báo chí đầu tiên này ở ATK. Bác đã khuyên các nhà báo một cách ân cần và thân mật, có thể coi đó là kim chỉ nam cho nền báo chí cách mạng Việt Nam.
Thấp thoáng mái nhà sàn truyền thống ở bản Roòng Khoa, Định Hóa.

Lần theo những dòng chữ trong khu lưu niệm, đọc từng câu, từng từ ấm áp, chúng tôi thấu hiểu và nhận ra trong đó những lời chỉ bảo ân cần của Bác về nghề báo. Người vừa dặn dò nhưng cũng vừa đặt ra nhiệm vụ cho những người làm báo về phẩm chất nghề nghiệp và cần phải làm gì trước mỗi bài báo. Theo Người, muốn viết báo khá, người làm báo cần phải làm bốn việc cơ bản và cần thiết.

Thứ nhất, “Gần gũi quần chúng, cứ ngồi trong phòng giấy mà viết thì không thể viết thiết thực”.

Điều đó hoàn toàn đúng và cần thiết đối với một nhà báo. Bởi lẽ, sự gần gũi quần chúng, quá trình xâm nhập thực tế trước mỗi bài viết sẽ giúp cho người viết có cái nhìn thấu đáo về vấn đề, những tư liệu thu thập được sẽ thật sự mới, thật sự sống động và mang tính thời sự.

Thứ hai, “Ít nhất cũng phải biết một thứ tiếng nước ngoài, để xem báo nước ngoài và học kinh nghiệm của người ta”.

Việc biết ngoại ngữ ở giai đoạn nào cũng hết sức cần thiết. Điều quan trọng là người làm báo cần có ngoại ngữ để đọc và học báo chí nước ngoài. Ngay từ những ngày kháng chiến ở ATK, Bác đã coi trọng vấn đề này. Bởi khi chúng ta học được trình độ tiên tiến ở nước bạn thì chúng ta mới có thể phát triển và đổi mới.

Thứ ba, “Khi viết xong một bài, tự mình phải xem lại ba bốn lần, sửa chữa lại cẩn thận. Tốt hơn nữa là đưa nhờ một vài người ít văn hóa xem và hỏi họ những câu nào, chữ nào họ không hiểu thì sửa lại cho họ hiểu”.
Chia tay bản Roòng Khoa trong khung cảnh thanh bình của một buổi chiều hè thấm đẫm không gian Việt Bắc ngày nào, có nắng hè, có rừng phách, có tiếng mõ nơi rừng chiều, có tiếng nước chảy róc rách dưới con suối Đình, trong chúng tôi như còn vang đâu đây những lời dạy nồng ấm của Bác trong nghề báo.

Trong cả cuộc đời văn nghiệp và hoạt động cách mạng vô cùng sôi nổi của mình, Bác luôn coi trọng việc giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt vì vậy, khi dặn dò các nhà báo, Bác không quên nhắc nhở họ sự cần thiết của việc kiểm tra câu từ, lỗi chính tả, cách đặt câu xem đã đúng và hợp lý chưa. Điều này hoàn toàn cần thiết ở mọi giai đoạn. Có như vậy, bài báo mới tránh được sự khuôn sáo, lỗi kỹ thuật và bút lực của người cầm bút. Đặc biệt, khi dùng từ, Bác đặc biệt chú ý tới đối tượng tiếp nhận. Nếu dùng từ khó hiểu quá thì một người dân bình thường khó lòng nắm bắt được vấn đề. Như thế, tính đại chúng của tờ báo sẽ bị mất đi. Bác thường nêu gương làm trước để mọi người làm theo. Khi dùng từ, Bác đặc biệt quan tâm đến việc dùng từ ngữ giản dị, dễ hiểu. Nhiều chuyến đi thăm hỏi đồng bào, các em thiếu niên nhi đồng, Bác dùng từ rất giản dị dễ hiểu như Bác dùng từ "mở trường" chứ không dùng từ "khai trường", dùng từ "năm học" thay cho từ "niên học". Trong quá trình hoạt động, Người đặc biệt phê bình các cách viết và lối nói xa lạ. Trong nhiều bài viết, bài nói với cán bộ tuyên truyền, báo chí của ta, Bác thường chỉ ra những khuyết điểm lớn trong việc dùng quá nhiều từ nước ngoài làm cho người dân của ta không hiểu hay khó hiểu. Người thường dẫn ra nhiều từ như tại sao không nói là "tay bắn giỏi" thay cho "xạ thủ, "đường to" thay cho "đại lộ", "xe lửa" thay cho "hoả xa"...

Thứ tư, “Luôn luôn gắng học hỏi, luôn luôn cầu tiến bộ…”.

Đó là công việc thường xuyên của người cầm bút để ngày càng nâng cao bút lực, tính chiến đấu và chất lượng qua mỗi trang viết.
Nơi đỉnh đèo De lộng gió.

Ngoài bốn nội dung trên trong bức thư Bác gửi cho các học viên lớp báo chí đầu tiên ở ATK, ngay từ khu ATK xa xôi hàng ngàn cây số, ngày 25/5/1947, Bác Hồ đã tận tình gửi thư cho trí thức, nhà báo ở Nam Bộ để động viên tinh thần yêu nước, chống ngoại bang. Người viết: "Ngòi bút của các bạn cũng là những vũ khí sắc bén trong sự nghiệp phò chính, trừ tà; mà anh em văn hóa trí thức phải làm cũng như là những chiến sĩ anh dũng trong công cuộc kháng chiến để tranh lại quyền thống nhất và độc lập cho Tổ quốc…”.

Những lời dạy của Bác về nghề báo thật sâu sắc và thấm thía. Sâu sắc bởi ở bất kỳ giai đoạn nào thì người cầm bút cũng cần phải có những phẩm chất ấy. Lời dạy của Người đến hôm nay không hề cũ mà vẫn trở thành hành trang quan trọng trong nghiệp của người làm báo.

Tuy là cộng tác viên, không chuyên về nghề báo nhưng khi đến ATK trong niềm tự hào về lãnh tụ và truyền thống cha anh, tôi không khỏi suy ngẫm về những lời dạy của Người về phẩm chất cũng như những công việc thường ngày của người cầm bút. Tôi luôn có ý thức dành những khoảng thời gian ngoài công việc chính để đi thực tế, thu thập tư liệu để viết bài. Không được đào tạo nghề báo nhưng bản thân tôi khi cộng tác với tòa soạn tôi không quên học hỏi những nhà báo chuyên nghiệp về cách viết, cách nhận diện vấn đề và sử dụng dung lượng câu chữ và hình ảnh trong mỗi trang viết.

Bài và ảnh: Nguyễn Thế Lượng

Một số suy nghĩ về cách dùng từ và từ của Bác (Đỗ Đức Thuần)

Một số suy nghĩ về cách dùng từ và từ của Bác5/18/2010 9:22:46 AM
Nhân kỉ niệm 120 năm ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh, nhiều hoạt động ý nghĩa đã diễn ra trọng thể trên khắp cả nước và cả ở nước ngoài. Cũng vào dịp này, nhân dân cả nước cũng đang hướng tới kì Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI, tiến tới chào đón Thăng Long - Hà Nội nghìn năm tuổi.

Trong những ngày tháng lịch sử này, xin giới thiệu cùng bạn đọc gần xa bài viết về việc sử dụng tiếng Việt và thái độ của Bác đối với ngôn ngữ và tiếng nói của dân tộc, qua đó giúp chúng ta, đặc biệt là những giáo viên trẻ hiểu sâu hơn tư tưởng và đạo đức Hồ Chí Minh.
Như chúng ta đã biết, trong cuộc đời hoạt động sôi nổi và vô cùng oanh liệt của mình, Bác Hồ luôn coi tiếng Việt là vũ khí đấu tranh cho độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. Người thấy rõ khả năng to lớn và kì diệu của tiếng nói dân tộc trong trong giao tiếp hàng ngày, Người dạy chúng ta: “Tiếng nói là thứ của cải vô cùng lâu đời và vô cùng quý báu của dân tộc. Chúng ta phải giữ gìn lấy nó, làm cho nó phổ biến ngày càng rộng khắp” (Hồ Chí Minh - bài nói chuyện tại Đại hội lần thứ ba của Hội nhà báo Việt Nam). Ngày xưa, Nguyễn Đình Chiểu cũng đã từng xem chữ nghĩa văn chương cũng là thứ vũ khí vô cùng lợi hại, ông viết:
“Chở bao nhiêu đạo, thuyền không khẳm,
Đâm mấy thằng gian, bút chẳng tà”.
Quay trở lại với việc dùng từ của Bác, chúng ta thấy rằng cống hiến  to lớn của Bác Hồ cho tiếng nói dân tộc bao gồm nhiều mặt: từ việc nhỏ như đặt câu, dùng từ, trau dồi văn phong đến những việc lớn như chính sách ngôn ngữ, cải tiến chữ viết v.v...
Chỉ tính riêng việc dùng từ và tạo từ mới trong các tác phẩm văn xuôi tiếng Việt của Bác cũng thấy nhiều điều lí thú. Người chú trọng dùng từ sao cho chính xác, giản dị, trong sáng và truyền cảm. Tính chính xác, giản dị trước hết ở chỗ Người luôn có ý thức dùng tiếng ta, thứ tiếng biểu hiện được đời sống tình cảm và tâm hồn ViệtNam. Người nhiều lần nhắc nhở chúng ta: “Tiếng nào có sẵn thì ta dùng” (Chống thói ba hoa - 1947) hoặc “những chữ mà ta có thì phải dùng tiếng ta” (Bài nói chuyện tại Đại hội lần thứ hai của Hội nhà báo Việt Nam - 1959) v.v...
Trong nhiều bài viết, bài nói với các cán bộ tuyên truyền, báo chí của ta, Bác thường chỉ ra những “khuyết điểm lớn” trong việc dùng từ quá nhiều từ nước ngoài mà không dùng những từ mà tiếng ta có. Người hỏi sao không dùng “đường to” mà dùng “đại lộ”, “người bắn giỏi” thay cho “xạ thủ”... sao không gọi “máy bay” mà gọi là “phi cơ”, không gọi “xe lửa” mà gọi “hỏa xa”, không gọi “nước nhà” mà gọi là “quốc gia”...? v.v...
Bác dí dỏm chế giễu việc dùng “hàng đống danh từ lạ”, nhiều khi dùng không đúng, như là một “bệnh”, một “thói xấu” dẫn đến những “chuyện cười”, “chuyện đau lòng”, “tai hại” như “thông phong”, “luyến ái” (Chống thói ba hoa), “phụ đạo”, “giáo cụ trực quan” (Bài nói chuyện tại Đại hội lần thứ hai của Hôi nhà báo Việt Nam).
Trong khi phê bình những “chứng bệnh” ấy, Bác đã dùng tiếng ta, chữ ta một cách tự nhiên, giản dị. Viết thư cho các cháu học sinh trong ngày mở đầu năm học, Người dùng từ “mở trường” mà không dùng “khai trường” hoặc “khai giảng”, dùng “năm học” mà không dùng “niên học”, “niên khóa”. Ngoài ra, khi nói chuyện tại các hội nghị, các cơ quan đoàn thể khác nhau, Bác Hồ của chúng ta cũng có cách nói rất riêng, phù hợp với chuyên ngành và đặc trưng nghề nghiệp của các ngành đó. Thí dụ, khi nói chuyện với cán bộ giáo dục và những người làm báo, Bác nói “cách làm”, “cách viết” mà không nói “phương pháp”. Nói về ngành công nghiệp nặng nước ta, Bác nhắc đi nhắc lại từ “sức điện” mà không nói “điện lực”. Với ý thức giữ gìn tiếng nói dân tộc như vậy, Người đã “Việt hóa” thành công nhiều từ gốc Hán hoặc Hán - Việt như  “Hội Chữ thập đỏ” thay cho “Hội Hồng thập tự”, “vùng trời” thay “không phận” v.v...
Tuy nhiên, Bác cũng mạnh dạn phê phán những trường hợp vì quá máy móc khi một số người cố ý không mượn tiếng nước ngoài trong khi tiếng Việt ta còn thiếu. Vì thế trong văn của Người, ta thấy có nhiều lần các từ “độc lập”, “tự do”, “giai cấp”, “cộng sản”, “kinh tế”, “chính trị” v.v... Người còn dạy: “Khoa học càng phát triển, có từ nước ta chưa có thì phải mượn”. Quá trình vay mượn chính là quá trình làm cho “tiếng ta đầy đủ thêm”, phong phú thêm.
Qua đây, người viết cũng xin được mạn đàm đôi dòng suy nghĩ rằng, trong xu thế hội nhập sâu sắc và toàn diện như hiện nay, việc dùng từ của một bộ phận thanh thiếu niên (và cả người lớn, của cán bộ công chức đường hoàng) của chúng ta cũng có rất nhiều chuyện đáng bàn. Theo đó, hiện nay chúng ta thấy xuất hiện tràn lan trên các báo, tạp chí, trên Internet các “từ mới” như “rùi” (rồi) “iu” (yêu), “thui” (thôi). Bên cạnh đó, việc nhiều “trí thức” của ta hiện nay quá lạm dụng tiếng “Tây” trong bài viết, bài nói của mình. Họ “đệm” vào như là để chứng minh cho cái trình độ học vấn của mình. Các từ “lăng - xê”, “boa”, “cát - xê”, “lai - sâu” v.v... hình như đã trở thành câu cửa miệng của một người trong cuộc. Trong lúc đó, tiếng Việt của chúng ta thừa sức để diễn tả những khái niệm đơn giản, “tầm thường” đó!
Trở lại với câu chuyện về cách dừng từ và từ của Bác Hồ, chúng ta thấy rằng ngoài việc dành phần lớn thời gian và công sức cho sự  nghiệp giải phóng dân tộc, đem lại độc lập, tự do của nhân dân, Hồ Chí Minh vô vàn kính yêu của chúng ta cũng rất chú tâm đến cách nói, cách viết thứ tiếng nói dân tộc. Qua việc phân tích một vài cách dùng từ và từ của Bác, ta thấy rằng từ ngữ trong tay của Chủ tịch Hồ Chí Minh, nhà cách mạng vĩ đại, nhà thơ lớn, nhà văn hóa lớn... đã thực sự đã trở thành một thứ vũ khí diệu kì.
Đỗ Đức Thuần

Bài nói tại đại hội lần thứ hai Hội nhà báo Việt Nam (16-4-1959) (Hồ Chí Minh - Đảng Cộng Sản Việt Nam)

Ngày 28/3/2003. Cập nhật lúc 14h 22'
Bác thay mặt Đảng và Chính phủ đến thǎm các đồng chí.
Là một người có nhiều duyên nợ với báo chí, Bác nêu vài ý kiến giúp các cô, các chú tham khảo:
Nói đến báo chí trước hết phải nói đến những người làm báo chí. Các cô, các chú đã có những ưu điểm như đã đóng góp vào cuộc kháng chiến thắng lợi, xây dựng hoà bình và đấu tranh thống nhất Tổ quốc. Nhiều đồng chí đã cố gắng làm việc. Gần đây, sau khi nghiên cứu chỉ thị của Trung ương, các đồng chí đã thấy rõ công việc báo chí là rất quan trọng và đã thấy được những ưu điểm và khuyết điểm của mình. Như thế là tiến bộ.
Ưu điểm của các cô, các chú không ít. Nhưng khuyết điểm thì cũng còn nhiều. Trong các đồng chí cũng còn có người hoặc ít hoặc nhiều chưa thoát khỏi ảnh hưởng tư sản và tiểu tư sản, cho nên nắm vấn đề chính trị không được chắc chắn. Nói về vǎn nghệ, Bác thú thật có ít thì giờ xem các bài vǎn nghệ. Có lẽ vì thế mà có lúc xem đến thì thấy cách viết thường ba hoa, dây cà dây muống; và hình như viết là để đếm dòng lấy tiền, có những bài nhạt nhẽo thế nào ấy. Còn viết về chính trị thì khô khan và có hai cái tệ: một là rập khuôn, hai là dùng quá nhiều chữ nước ngoài. Cái bệnh dùng chữ là phổ biến trong tất cả các ngành. Đáng lẽ báo chí phải chống lại cái bệnh đó, nhưng trái lại, báo chí lại tuyên truyền cho cái tệ đó. Cố nhiên, có những chữ không thể dịch được thì ta phải mượn chữ nước ngoài. Ví dụ: những chữ kinh tế, chính trị, v.v., thì ta phải dùng. Hoặc có những chữ nếu dịch ra thì mất cả ý nghĩa, như chữ "độc lập". Nếu "Việt Nam độc lập" mà nói "Việt Nam đứng một" thì không thể nghe được. Nhưng có những tiếng ta sẵn có, thì tại sao lại dùng chữ nước ngoài. Ví dụ: vì sao không nói "đường to" mà lại nói "đại lộ", không nói "người bắn giỏi" mà lại nói "xạ thủ", không nói "hát múa" mà lại "ca vũ"?
Những ví dụ như vậy nhiều lắm, nhiều lắm. Các báo Nhân dânThời mới, Quân đội, v.v., đều dùng chữ nhiều lắm. Tóm lại, chúng ta dùng chữ nhiều quá, có khi lại còn dùng sai nữa. Mong rằng báo chí cố gắng sửa đổi cái tệ ấy đi. Tiếng nói là một thứ của rất quý báu của dân tộc, chúng ta phải hết sức giữ gìn lấy nó, chớ để bệnh nói chữ lấn át nó đi.
Khoa học ngày càng phát triển, có những chữ mới mà ta chưa có, thì ta phải mượn. Ví dụ: ta phải nói "kilô", vì nếu nói "cân", thì không đúng nghĩa là 1000 gram. Song những chữ dùng tiếng ta cũng đúng nghĩa thì cứ dùng tiếng ta hơn. Có những người hình như sợ nói tiếng ta thì nó xấu hổ thế nào ấy! Họ làm cho các cháu học sinh cũng bị lây bệnh nói chữ, như "phụ đạo", "giáo cụ trực quan", v.v.. Thật là tai hại.
Mấy khuyết điểm nữa: sau khi nghiên cứu chỉ thị của Trung ương về báo chí, có một số đồng chí thì tiến bộ, nhưng cũng có một số vì trình độ vǎn hoá và chính trị còn kém thì đâm ra bi quan và muốn đổi làm nghề khác. Họ không biết rằng nghề nào cũng khó, không có nghề nào dễ. Phải có ý chí tự cường, tự lập, kém thì phải cố mà học. Chúng ta phải làm thế nào để vượt được khó khǎn, làm tròn nhiệm vụ. Người cách mạng gặp khó khǎn thì phải đánh thắng khó khǎn, chứ không chịu thua khó khǎn. "Không có việc gì khó, có chí thì làm nên". Câu nói đó rất đúng.
Có người chỉ muốn làm cái gì để "lưu danh thiên cổ" cơ. Muốn viết bài cho oai, muốn đǎng bài mình lên các báo lớn. Cái đó cũng không đúng. Những khuyết điểm đó đều do chủ nghĩa cá nhân đẻ ra. Họ không thấy rằng: làm việc gì có ích cho nhân dân, cho cách mạng đều là vẻ vang. Bất kỳ việc gì mà mình làm tròn nhiệm vụ đều là vẻ vang. Trong các anh hùng, chiến sĩ lao động có người là công nhân, là nông dân, có người làm thầy thuốc, có người đánh giặc giỏi... và có người dọn cầu xia cũng trở nên chiến sĩ. Tóm lại, trong lao động không có nghề gì là hèn, chỉ có lười biếng mới là hèn; làm tròn nhiệm vụ thì công tác nào cũng vẻ vang.
Nói về Hội nhà báo. Đó là một tổ chức chính trị và nghiệp vụ. Nhiệm vụ của Hội là phải làm cho hội viên đoàn kết chặt chẽ, giúp đỡ lẫn nhau để nâng trình độ chính trị và nghiệp vụ. Có như thế thì Hội nhà báo mới làm tròn nhiệm vụ của mình và những người làm báo mới phục vụ tốt nhân dân, phục vụ tốt cách mạng.
Chúng ta hãy đặt câu hỏi: Báo chí phải phục vụ ai? Có người nói ở các nước tư bản có tự do báo chí và báo chí không có giai cấp. Nói vậy không đúng. Ví dụ: các báo Pháp như báo Phigarô, báo Nước Pháp buổi chiều, v.v., một mặt nó ru ngủ nhân dân, chia rẽ nhân dân, làm cho nhân dân mất chí khí phấn đấu, mất tinh thần đoàn kết giai cấp; mặt khác, nó phục vụ giai cấp tư sản. Đó là những tờ báo chính trị. Lại còn những tờ báo "giật gân", báo nói về ái tình, báo chuyên về lôi chuyện bí mật của những người có tiền ra để tống tiền, v.v.. Tất cả những báo chí ấy đều phục vụ lợi ích của giai cấp bóc lột. Báo chí Pháp có thật tự do không ? Không! Ví dụ báo Nhân đạo thường bị bọn thống trị tìm mọi cách để phá: nào phạt tiền, nào cho bọn du côn phá phách, nào làm khó khǎn về giấy in, nhiều khi báo bị tịch thu, v.v..
Báo chí của ta thì cần phải phục vụ nhân dân lao động, phục vụ chủ nghĩa xã hội, phục vụ cho đấu tranh thực hiện thống nhất nước nhà, cho hoà bình thế giới. Chính vì thế cho nên tất cả những người làm báo (người viết, người in, người sửa bài, người phát hành, v.v.) phải có lập trường chính trị vững chắc. Chính trị phải làm chủ. Đường lối chính trị đúng thì những việc khác mới đúng được. Cho nên các báo chí của ta đều phải có đường lối chính trị đúng.
Báo chí ta không phải để cho một số ít người xem, mà để phục vụ nhân dân, để tuyên truyền giải thích đường lối, chính sách của Đảng và Chính phủ, cho nên phải có tính chất quần chúng và tinh thần chiến đấu.
Mục đích chung của chúng ta là xây dựng chủ nghĩa xã hội, đấu tranh thực hiện thống nhất nước nhà, giữ gìn hoà bình thế giới. Nhưng mỗi tờ báo như báo của nông dân, báo của công nhân, báo của thanh niên, báo của phụ nữ, v.v., nên có đặc điểm của nó, về hình thức thì không rập khuôn; rập khuôn thì báo nào cũng thành khô khan, làm cho người xem dễ chán.
Về trách nhiệm báo chí, Lênin có nói: báo chí là người tuyên truyền, người cổ động, người tổ chức chung, người lãnh đạo chung. Vì vậy, nhiệm vụ của người làm báo là quan trọng và vẻ vang. Muốn hoàn thành tốt nhiệm vụ ấy thì phải cố gắng học tập chính trị, nâng cao tư tưởng, đứng vững trên lập trường giai cấp vô sản; phải nâng cao trình độ vǎn hoá, phải đi sâu vào nghiệp vụ của mình. Cần phải luôn luôn cố gắng, mà cố gắng thì nhất định thành công.
Trong nghề làm báo, ta có những kinh nghiệm của ta, nhưng ta cũng cần phải học thêm kinh nghiệm của các nước anh em. Muốn thế, thì những người làm báo ít nhất cũng cần biết một thứ tiếng nước ngoài. Ví dụ: phải biết chữ Hán thì mới xem được báo Trung Quốc và học được kinh nghiệm của báo Trung Quốc.
Trên đây nói nhiều về người viết báo. Nhưng trong nghề làm báo còn có nhiều ngành khác, như ngành in mà các cô các chú thích nói chữ gọi là ngành "ấn loát", cũng rất quan trọng. Bởi vì có những lúc không cẩn thận, in thiếu nét, thiếu dấu, hoặc in lờ mờ không rõ. Người viết bài lại thích dùng chữ, như gọi người đánh cá là "ngư dân", rồi người in lại in thiếu cái dấu ở chữ ư hoá ra "ngu dân". Đấy chỉ là một ví dụ để thấy rằng việc in cũng phải làm cho tốt. Việc phát hành cũng rất quan trọng. Phải làm thế nào cho báo có nhiều người xem. Giá tiền báo cũng cần phải đúng mức. Trong công tác, người viết, người in, người sửa bài, người phát hành, v.v., đều phải ǎn khớp với nhau.
*
* *
Có đồng chí hỏi kinh nghiệm làm báo của Bác. Kinh nghiệm của Bác là kinh nghiệm ngược. Bác học viết báo Pháp trước, rồi học viết báo Trung Quốc, rồi sau mới học viết báo Việt Nam. Còn học thì một là học trong đời sống của mình, hai là học ở giai cấp công nhân. Lúc ở Pari, tuy biết nhiều tội ác của thực dân Pháp, nhưng không biết làm thế nào để nêu lên được. Một đồng chí công nhân ở toà báo Đời sống thợ thuyền cho Bác biết báo ấy có mục "tin tức vắn", mỗi tin chỉ nǎm ba dòng thôi và bảo Bác có tin tức gì thì cứ viết, đồng chí ấy sẽ sửa lại cho. Từ đó, ngoài những giờ lao động, Bác bắt đầu viết những tin rất ngắn. Mỗi lần viết làm hai bản, một bản đưa cho báo, một bản thì giữ lại. Lần đầu tiên thấy tin được đǎng thì rất sung sướng. Mỗi lần đều đem tin đã đǎng trên báo so với bài mình đã viết, xem sai chỗ nào. Về sau đồng chí ấy bảo Bác cố viết dài thêm vài dòng nữa, rồi lại vài dòng nữa... Cứ thế kéo dài đến 15, 20 dòng, rồi đến cả một cột dài. Lúc đó đồng chí ấy lại bảo: "Thôi, bây giờ phải viết rút ngắn lại, cũng những việc như vậy nhưng phải viết cho rõ, cho gọn".
Các báo đǎng bài của mình đều là báo phái "tả", đều nghèo, không trả cho mình đồng tiền nào. Mình ngày thì đi làm, tối đi mít tinh, tuy khá vất vả, nhưng vẫn cố gắng viết để nêu tội ác của bọn thực dân.
Khi đã biết viết báo, mình lại muốn viết tiểu thuyết. Nhưng lại e rằng biết chữ Tây võ vẽ như mình thì viết tiểu thuyết sao được. Tình cờ đọc một truyện ngắn của Tônxtôi, thấy viết một cách rất giản dị, dễ hiểu, thì cho rằng mình cũng viết được... Từ đó mình bắt đầu viết truyện ngắn.
Lúc đó mình sống ở khu phố công nhân nghèo, hiểu rõ đời sống của họ, mình cứ viết những điều mắt thấy tai nghe. Viết xong đưa đến báoNhân đạo và nói với đồng chí phụ trách về vǎn nghệ: "Đây là lần đầu tiên tôi thử viết truyện ngắn, nhờ đồng chí xem và sửa lại cho". Đồng chí ấy xem xong rồi bảo: "Được lắm, chỉ cần sửa lại một vài chỗ thôi". Cách mấy hôm sau, thấy chuyện của mình được đǎng báo thì sướng lắm. Sướng hơn nữa là nhà báo trả cho 50 phrǎng
tiền viết bài. Chà! Lần đầu tiên được trả tiền viết báo. Với 50 phrǎng đó mình có thể sống 25 ngày không phải đi làm, tha hồ tham gia mít tinh, tha hồ viết báo, tha hồ đi xem sách...
Kinh nghiệm học viết báo của Bác là như thế.
Có một thời gian mình làm cả chủ bút, chủ nhiệm, giữ quỹ, phát hành và bán báo của tờ báo Paria (35). Các đồng chí người thuộc địa Á - Phi viết bài và quyên tiền, còn bao nhiêu công việc mình đều bao hết. Cách bán báo: bán cho anh em công nhân Việt Nam, họ không biết chữ Pháp, nhưng họ vẫn thích mua vì họ biết báo này chửi Tây, mua rồi họ nhờ anh em công nhân Pháp đọc cho họ nghe. Một cách nữa là: ở Pari có những chỗ bán báo lấy hoa hồng. Vì là đồng chí với nhau cả, các anh chị ấy bán hộ cho mình mà không lấy hoa hồng và họ bán được khá nhiều. Các số báo Paria vừa ra đều được Bộ thuộc địa Pháp mua gần hết. Còn báo gửi đi các thuộc địa thì mấy chuyến đều bị tịch thu và người đưa báo thì bị bắt bỏ tù. Về sau, nhờ anh em thuỷ thủ Pháp bí mật chuyển hộ, thì không xảy ra việc gì. Nhưng rồi bọn thực dân cũng dò ra. Sau cùng, phải dùng đồng hồ có chuông mà gửi. Cách gửi như vậy đắt lắm, nhưng báo đều đến được các thuộc địa.
Cách thứ tư: trong những cuộc mít tinh, mình đưa báo ra phát rồi nói: "Báo này nói cho các đồng chí biết bọn thực dân áp bức chúng tôi như thế nào. Báo này để biếu thôi, nhưng đồng chí nào có lòng giúp cho báo thì chúng tôi cảm ơn". Kết quả là: nếu đem bán thì 100 tờ báo được 5 phrǎng, nhưng "biếu không" thì có khi được tới 10, 15 phrǎng. Vì anh em công nhân có một, hai xu hoặc một, hai phrǎng cũng cho cả.
Khi đi qua Liên Xô, đồng chí L. phóng viên tờ báo Tiếng còi bảo mình viết bài và dặn phải viết rõ sự thật: việc đó ai làm, ở đâu, ngày tháng nào, v.v. và phải viết ngắn gọn. Cách đấy mấy nǎm, mình trở lại Liên Xô. Đồng chí L. lại bảo mình viết. Nhưng L. lại bảo: chớ viết khô khan quá. Phải viết cho vǎn chương. Vì ngày trước khác, người đọc báo chỉ muốn biết những việc thật. Còn bây giờ khác, sinh hoạt đã cao hơn, người ta thấy hay, thấy lạ, thấy vǎn chương thì mới thích đọc.
Khi đến Hoa Nam, mình lại tập viết báo Trung Quốc. Mỗi lần viết xong, mình sửa đi sửa lại mấy lần rồi mới gửi đến Cứu vong nhật báo (36)... Thấy bài mình đã được đǎng, lại được đóng khung, điều đó khuyến khích mình tiếp tục viết. Nói tóm lại, mình phải học tập không ngừng và phải luôn luôn khiêm tốn.
Đến ngày Việt Nam thanh niên cách mạng đồng chí Hội ra tờ báo Thanh niên (37) thì mình lại học viết tiếng ta. Lúc ấy, vấn đề khó khǎn là làm thế nào để gửi báo về nước cho đến tay người đọc.
Nǎm 1941, bí mật về nước. Theo lời dạy của Lênin là: tờ báo là công cụ tuyên truyền, cổ động, tổ chức và lãnh đạo. Cho nên mình cố gắng ra một tờ báo (38) ngay và phải làm rất bí mật vì luôn luôn có mật thám của Pháp, Nhật và Bảo Đại rình mò. Điều kiện sinh hoạt thì bữa đói, bữa no. Làm báo thì phải có đá in. Mấy đồng chí đã đi lấy trộm những tấm bia đá rồi mài mất mấy ngày mới thành bản in. In thì phải viết chữ trái lên đá, thế là có một đồng chí phải hì hục học tập viết chữ trái. Mấy số báo đầu, ba bốn anh em cùng làm, nhưng in cứ toe toét, chỉ in được ít và xấu xí. Nhưng về sau cứ tiến bộ dần, mỗi lần in được gần 300 số. Phải đặt bia đá "nhà in" ở ba chỗ khác nhau. Khi động chỗ này thì chạy đến chỗ khác mà in và báo vẫn ra đúng kỳ. Địch chịu không làm gì được.
Vấn đề giấy cũng gay. Lúc bấy giờ ai mua nhiều giấy, địch cũng nghi và theo dõi. Các chị em mỗi người đi chợ mua nǎm, mười tờ, nói dối là mua cho con cháu học, rồi góp lại để in báo.
In bản đá, muốn sửa chữ thì phải dùng axít. Mà axít thì mua đâu được? Có đồng chí nghĩ ra cách dùng chanh thay cho axít, chị em lại giúp mua chanh để ủng hộ báo.
Còn việc phát hành: để báo ở các hang đá bí mật. Các đồng chí phụ trách cơ sở Việt Minh cứ đến đó mà lấy. Báo bán hẳn hoi, chứ không biếu.
Thế là mọi việc đều dựa vào quyết tâm của mình, dựa vào lực lượng và sáng kiến của quần chúng.
Đồng bào địa phương rất thích đọc báo, vì báo viết điều gì cũng thấm thía với họ. Đồng bào còn tự động tổ chức những tổ đọc báo và bí mật đưa tin tức cho báo. Đồng bào lại tìm mọi cách tuyên truyền cho lính dõng đọc báo để làm "binh vận".
*
* *
Về nội dung viết, mà các cô các chú gọi là "đề tài", thì tất cả những bài Bác viết chỉ có một "đề tài" là: chống thực dân đế quốc, chống phong kiến địa chủ, tuyên truyền độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. Duyên nợ của Bác đối với báo chí là như vậy đó.
Kết luận: kinh nghiệm của 40 nǎm là không sợ khó, có quyết tâm. Không biết thì phải cố gắng học, mà cố gắng học thì nhất định học được. Bây giờ các cô, các chú có điều kiện học tập dễ dàng hơn Bác trước kia. Mong các cô, các chú cố gắng và tiến bộ!
-----------------------------------------
Nói ngày 16-4-1959.
Sách Hồ Chí Minh: Về công tácvǎn hoá, vǎn nghệ, Nxb. Sự thật,Hà Nội, 1971, tr.40-49.
(34) Đại hội lần thứ hai Hội nhà báo Việt Nam: Họp ngày 16-4-1959, tại Hà Nội. 220 đại biểu của các báo, tạp chí, đài phát thanh, thông tấn xã đã tới dự Đại hội. Các đại biểu đã thông qua Báo cáo về nhiệm vụ trước mắt của báo chí và kế hoạch công tác 2 nǎm 1959-1960, Điều lệ sửa đổi và bầu Ban chấp hành mới của Hội. Thay mặt Trung ương Đảng và Chính phủ, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tới thǎm và nói chuyện với Đại hội. Tr.412.
(35) Báo Lơ Paria (Le Paria): Cơ quan tuyên truyền của Hội liên hiệp thuộc địa, do Chủ tịch Hồ Chí Minh - lúc đó lấy tên là Nguyễn ái Quốc - cùng một số nhà cách mạng của các nước thuộc địa, sáng lập nǎm 1922, tại Pari (Pháp).
Báo xuất bản bằng tiếng Pháp, lúc đầu mỗi tháng ra một kỳ, sau tǎng lên hai kỳ. Số đầu tiên ra ngày 1-4-1922 với tiêu đề: Diễn đàn của các dân tộc thuộc địa. Đến tháng 1-1924 đổi thành Diễn đàn của vô sản thuộc địa.
Chủ tịch Hồ Chí Minh là chủ nhiệm kiêm chủ bút và quản lý của tờ báo. Sau khi Người sang Liên Xô hoạt động (giữa nǎm 1923) báo ra không đều và đến số 38 (tháng 4-1926) thì đình bản.
Dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Chủ tịch Hồ Chí Minh, báo Lơ Paria đã vạch trần chính sách đàn áp, bóc lột dã man của chủ nghĩa đế quốc nói chung và của đế quốc Pháp nói riêng, góp phần quan trọng vào việc truyền bá chủ nghĩa Mác - Lênin vào Đông Dương và các thuộc địa khác, thức tỉnh các dân tộc bị áp bức vùng dậy đấu tranh tự giải phóng. Tr.417.
(36) Cứu vong nhật báo: Cơ quan ngôn luận của Hiệp hội cứu vong, một tổ chức của giới vǎn hoá yêu nước Thượng Hải, ra đời khi cuộc kháng chiến chống Nhật của nhân dân Trung Quốc bùng nổ. Ra mắt ở Thượng Hải không được bao lâu, báo bị đình bản vì Nhật chiếm Thượng Hải, Toà soạn chuyển về Quảng Châu, rồi lại tiếp tục chuyển về Quế Lâm. Do tác dụng tích cực của tờ báo trong việc động viên nhân dân Trung Quốc kháng chiến, vạch trần luận điệu giả cách mạng của bọn Hán gian, tố cáo âm mưu của các đế quốc đối với Trung Quốc, tờ báo bị chính quyền phản động Quốc dân đảng bắt đình bản vào cuối tháng 2-1941.
Khoảng đầu tháng 10-1940, Nguyễn ái Quốc từ Côn Minh (Vân Nam) trở lại Quế Lâm (Quảng Tây) cùng với các đồng chí bàn kế hoạch chuyển địa bàn hoạt động về biên giới để tìm cách trở về nước hoạt động trước tình hình thế giới và Đông Dương có nhiều chuyển biến có lợi cho cách mạng Việt Nam.
Trong thời gian ngắn lưu lại ở Quế Lâm, dưới danh nghĩa một nhà báo Trung Quốc, Nguyễn ái Quốc đã viết nhiều bài gửi cho Cứu vong nhật báo ký bút danh Bình Sơn.
Những kết quả sưu tầm cho đến nay cho biết, chỉ tính từ 15-11 đến 18-12-1940, Cứu vong Nhật báo đã đǎng 10 bài viết của Nguyễn ái Quốc, gồm: "Ông - trôi - co - mat" (Ông trời có mắt), Chú ếch và con bò, Trò đùa dai của Rudơven tiên sinh, Hai chính phủ Vecxây, Bịa đặt, Nhân dân Việt Nam và báo chí Trung Quốc, Ca dao Việt Nam và cuộc kháng chiến của Trung Quốc, Mắt cá giả ngọc trai, ý Đại Lợi thực bất đại lợi, Việt Nam "phục quốc quân" hay là "mại quốc quân". Tr.418.
(37) Báo Thanh niên: Cơ quan ngôn luận của Việt Nam Thanh niên cách mạng đồng chí Hội. Báo Thanh niên do Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập và trực tiếp chỉ đạo. Báo ra hàng tuần, bằng tiếng Việt, số đầu tiên ra vào ngày 21-6-1925. Đến tháng 4-1927, báo ra được 88 số.
Chủ tịch Hồ Chí Minh vừa là người phụ trách vừa là cây bút chủ chốt của tờ báo. Với nội dung ngắn gọn, lời vǎn giản dị, trong sáng, các bài của Người đǎng trên báo Thanh niên đã tuyên truyền tôn chỉ, mục đích của Việt Nam Thanh niên cách mạng đồng chí Hội, giới thiệu chủ nghĩa Mác - Lênin và Cách mạng Tháng Mười Nga, nêu lên các vấn đề về đường lối chiến lược và sách lược của cách mạng Việt Nam.
Báo Thanh niên đã góp phần quan trọng vào việc truyền bá chủ nghĩa Mác - Lênin vào Việt Nam; chuẩn bị về chính trị, tư tưởng và tổ chức để tiến tới thành lập chính đảng của giai cấp công nhân Việt Nam vào đầu nǎm 1930. Tr.418.
(38) Ở đây Chủ tịch Hồ Chí Minh muốn nhắc tới báo Việt Nam độc lập, cơ quan tuyên truyền của Ban Việt Minh tỉnh Cao Bằng, do Người sáng lập và số đầu tiên ra ngày 1 tháng 8 nǎm 1941. Đa số bài in trên tờ báo này đều có nội dung tố cáo những tội ác của phátxít Nhật - Pháp và tay sai, cổ động mọi tầng lớp nhân dân tham gia Mặt trận Việt Minh. Báo còn thường xuyên đǎng những bài có nội dung phân tích tình hình, nhiệm vụ cách mạng nhằm giúp cho cán bộ và nhân dân hiểu rõ tình hình và hành động đúng với đường lối, chủ trương của Đảng.
Cùng với những tờ báo khác của Đảng ta, báo Việt Nam độc lập đã góp phần vào việc tuyên truyền, giáo dục quần chúng, xây dựng lực lượng và chuẩn bị khởi nghĩa giành chính quyền trong Cách mạng Tháng Tám nǎm 1945. Tr.418.