Monday 16 July 2018

Hynos - thắp lại hào quang một thời của thương hiệu Việt (Ảnh Xưa)

Hynos - thắp lại hào quang một thời của thương hiệu Việt

(http://anhxua.com/album/hynos-thap-lai-hao-quang-mot-thoi-cua-thuong-hieu-viet_20.html)

Hình ảnh anh “chà và” da đen cười tươi với hàm răng trắng đều và đẹp của kem đánh răng hiệu Hynos đã đi vào lòng người dân miền Nam Việt Nam từ những thập niên 60 đến 70. Từng một thời hy hoàng, Hynos đã lùi vào bóng đêm và giờ đây đang trở lại để cùng các thương hiệu Dạ Lan, xà bông Cô Ba để thắp lửa lại thương hiệu Việt, vốn đã bị hàng Trung Hoa lấn chiếm quá lâu rồi!

[NCT]
Nguồn: http://otoxomnhala.com/forums/archive/index.php/t-5492.html?s=d9143b17a84b53c110afd992a1e95227
Hãng kem đánh răng Hynos được thành lập ở Sài gòn bởi một người Mỹ gốc Do Thái, ông này có vợ là người Việt Nam. Sau này khi người vợ mất, vì quá đau buồn nên ông này giao hãng kem Hynos lại cho một người thân tín - ông Vương Đạo Nghĩa.
Hãng kem đánh răng Hynos được thành lập ở Sài gòn bởi một người Mỹ gốc Do Thái, ông này có vợ là người Việt Nam. Sau này khi người vợ mất, vì quá đau buồn nên ông này giao hãng kem Hynos lại cho một người thân tín - ông Vương Đạo Nghĩa.
Đây là một bước ngoặt mang tính lịch sử của hãng kem Hynos, vì chính ông Vương Đạo Nghĩa đã làm rạng danh thương hiệu Hynos không chỉ ở Sài Gòn mà còn ở ngoại quốc.
Đây là một bước ngoặt mang tính lịch sử của hãng kem Hynos, vì chính ông Vương Đạo Nghĩa đã làm rạng danh thương hiệu Hynos không chỉ ở Sài Gòn mà còn ở ngoại quốc.
Vương Đạo Nghĩa là người Việt gốc Hoa tiên phong trong lãnh vực tiếp thị làm ăn kiểu Tây Phương. Ông là người biết được giá trị của thương hiệu và sự quan trọng của tiếp thị trong kinh doanh thương mại. Quảng cáo kem Hynos của ông xuất hiện ở khắp nơi từ thành thị đến nông thôn trên mọi phương tiện, ở các cửa hàng ăn uống, loa phóng thanh, dọc đường, chợ búa, báo chí, hệ thống truyền thanh và truyền hình, ngay cả trên các thùng xe vận tải chạy khắp miền Nam. Ông cũng là người đầu tiên biết vận dụng phim võ hiệp và tình báo kiểu Trung Hoa vào quảng cáo.
Vương Đạo Nghĩa là người Việt gốc Hoa tiên phong trong lãnh vực tiếp thị làm ăn kiểu Tây Phương. Ông là người biết được giá trị của thương hiệu và sự quan trọng của tiếp thị trong kinh doanh thương mại. Quảng cáo kem Hynos của ông xuất hiện ở khắp nơi từ thành thị đến nông thôn trên mọi phương tiện, ở các cửa hàng ăn uống, loa phóng thanh, dọc đường, chợ búa, báo chí, hệ thống truyền thanh và truyền hình, ngay cả trên các thùng xe vận tải chạy khắp miền Nam. Ông cũng là người đầu tiên biết vận dụng phim võ hiệp và tình báo kiểu Trung Hoa vào quảng cáo.
Sau khi gặp lại người anh họ (con ông bác) ở Hong Kong là tài tử Vương Vũ , ông mời đến Việt nam nhiều lần trong các dịp nghĩ hè. Người dân miền Nam khó có thể quên hình ảnh tài tử Vương Vũ giải thoát các xe hàng do đoàn bảo tiêu hộ tống thoát khỏi quân cướp nhưng tất cả bảo tiêu đã bị chết, chỉ còn Vương Vũ và khi ông mở xe hàng thì trong đó không phải là vàng bạc châu báo mà là các hộp kem đánh răng Hynos!!!
Sau khi gặp lại người anh họ (con ông bác) ở Hong Kong là tài tử Vương Vũ , ông mời đến Việt nam nhiều lần trong các dịp nghĩ hè. Người dân miền Nam khó có thể quên hình ảnh tài tử Vương Vũ giải thoát các xe hàng do đoàn bảo tiêu hộ tống thoát khỏi quân cướp nhưng tất cả bảo tiêu đã bị chết, chỉ còn Vương Vũ và khi ông mở xe hàng thì trong đó không phải là vàng bạc châu báo mà là các hộp kem đánh răng Hynos!!!
Thương hiệu Hynos gắn liền với kem đánh răng trong tâm trí người dân. Sản phẩm của hãng kem đánh răng Hynos có mặt khắp nơi tại Việt Nam, và sau đó ở thị trường Đông Nam Á và Hong Kong. Khác với các hãng và doanh nghiệp Việt Nam thời bấy giờ, ông đã trích ra nhiều hơn từ lợi nhuận vào quảng cáo thương hiệu, giới thiệu sản phẩm với tầm cở quốc tế, tương đương với quảng cáo của các thương hiệu nổi tiếng nước ngoài như Coca-Cola, Seiko, Adidas...
Thương hiệu Hynos gắn liền với kem đánh răng trong tâm trí người dân. Sản phẩm của hãng kem đánh răng Hynos có mặt khắp nơi tại Việt Nam, và sau đó ở thị trường Đông Nam Á và Hong Kong. Khác với các hãng và doanh nghiệp Việt Nam thời bấy giờ, ông đã trích ra nhiều hơn từ lợi nhuận vào quảng cáo thương hiệu, giới thiệu sản phẩm với tầm cở quốc tế, tương đương với quảng cáo của các thương hiệu nổi tiếng nước ngoài như Coca-Cola, Seiko, Adidas...
Trong vòng 10 năm, kể từ ngày góp mặt trên thị trường, kem đánh răng Hynos đã từ một cơ xưởng sản xuất nhỏ bé vượt lên thành một xí nghiệp với cá thiết bị sản xuất hiện đại. Sản phẩm của Hynos đã qua mặt các sản phẩm cùng ngành nghề khác trong nước về chất lượng và kỹ thuật sản xuất. Số lượng sản phẩm xuất xưởng đã vượt qua các nhà máy có sản phẩm nổi tiếng và lâu đời như Perlon, Leyna. Kem đánh răng Hynos đã độc chiếm thị trường nội địa và tạo được ảnh hưởng khá mạnh mẽ trên thị trường Đông Nam Á. Kem đánh răng Hynos đã được bày bán ở các nước lân cận trong vùng Đông Nam Á như Lào, Campuchia, Thái Lan, Singapore, Hồng Kông và được người tiêu dùng rất hoan nghênh.
Trong vòng 10 năm, kể từ ngày góp mặt trên thị trường, kem đánh răng Hynos đã từ một cơ xưởng sản xuất nhỏ bé vượt lên thành một xí nghiệp với cá thiết bị sản xuất hiện đại. Sản phẩm của Hynos đã qua mặt các sản phẩm cùng ngành nghề khác trong nước về chất lượng và kỹ thuật sản xuất. Số lượng sản phẩm xuất xưởng đã vượt qua các nhà máy có sản phẩm nổi tiếng và lâu đời như Perlon, Leyna. Kem đánh răng Hynos đã độc chiếm thị trường nội địa và tạo được ảnh hưởng khá mạnh mẽ trên thị trường Đông Nam Á. Kem đánh răng Hynos đã được bày bán ở các nước lân cận trong vùng Đông Nam Á như Lào, Campuchia, Thái Lan, Singapore, Hồng Kông và được người tiêu dùng rất hoan nghênh.
Bao bì kem đánh răng Hynos ngày nay... Năm 2012, một hộp kem Hynos có giá bán là 6000 đồng, giá bán quá rẻ so với các hãng kem khác trên thị trường.
Bao bì kem đánh răng Hynos ngày nay... Năm 2012, một hộp kem Hynos có giá bán là 6000 đồng, giá bán quá rẻ so với các hãng kem khác trên thị trường.
Saigon 1969 - Xin chào anh Bảy Chà! 

Bảy Chà là một hình ảnh được Vương Đạo Nghĩa chọn làm biểu tượng quảng cáo cho sản phẩm của mình cũng chính bởi vì nước da ngâm đen sẽ làm nổi bật lên hàm răng trắng, và mục đích của Vương Đạo Nghĩa cho hình ảnh quảng cáo này là: chỉ có dùng kem đánh răng Hynos mới có được hàm răng trắng khỏe như thế.

[NCT]
Nguồn hình: manhhai.
Saigon 1969 - Xin chào anh Bảy Chà!

Bảy Chà là một hình ảnh được Vương Đạo Nghĩa chọn làm biểu tượng quảng cáo cho sản phẩm của mình cũng chính bởi vì nước da ngâm đen sẽ làm nổi bật lên hàm răng trắng, và mục đích của Vương Đạo Nghĩa cho hình ảnh quảng cáo này là: chỉ có dùng kem đánh răng Hynos mới có được hàm răng trắng khỏe như thế.

[NCT]
Nguồn hình: manhhai.

Sunday 15 July 2018

Người lính An Nam thời Thế Chiến Thứ Nhất (Ảnh Xưa)

Người lính An Nam thời Thế Chiến Thứ Nhất

(http://anhxua.com/album/nguoi-linh-an-nam-thoi-the-chien-thu-nhat_180.html)
Theo một tư liệu của đại tá Maurice Rives với tựa đề là « Les militaires indochinois en Europe (1914-1918) » thì khi Đức tuyên chiến với Pháp mở đầu trận Đệ nhất thế chiến khốc liệt, quân đội Đông Dương với lính bản xứ gồm có 23.930 người, trong đó có 13.373 lính đánh bộ, ngoài ra thành phần lính dự bị có 29.064 người, trong đó có 23.936 lính bản xứ.

Tướng Joffre cho rằng người Đông Dương không đủ thể lực để đánh trận ở châu Âu. Nhưng đến năm 1915 khi lực lượng quân đội Pháp đã bị thiệt hại nặng nề trên các chiến trường châu Âu, chính quyền thực dân Pháp tại Đông Dương mới cung ứng nhân sự cho đại chiến thứ nhất. Từ năm 1915 cho đến 1918, Pháp đã huy động, chiêu mộ tổng cộng 93.411 người, trong đó có 43.430 lính chiến đấu, 9.019 y tá, 5.339 người phục dịch và hành chánh, 48.981 lính thợ chuyên nghiệp như thợ máy, thợ sơn, thợ da, thợ làm thuốc súng, vũ khí, lái xe, bác sĩ, kỹ sư, tải thương… và không chuyên nghiệp. Tính theo gốc tích, thì có 24% người miền Bắc (Tonkin), 32% người miền Trung (Annam), 22% người miền Nam (Cochinchine) và 22% người Cam Bốt.

Ngân quỹ Đông Dương cũng đóng góp 541 triệu quan Pháp cho chi phí chiến tranh của Pháp. Thêm vào đó, 175 khẩu đại bác lên đường đi Marseille, hàng chục tấn hàng hóa các loại cũng được chuyển đi cung ứng cho chiến trường tại Pháp, thậm chí xe xích lô (pousse-pousse) cũng được gởi sang Pháp để tải thương. Nhân sự và vật liệu được chuyển qua đường châu Phi như Cameroune, Djibouti, Madagascar, Égypte…để sau đó đi tiếp về cảng Marseille. Đoạn đường di chuyển cực khổ đó đã làm cho một số người chết vì bệnh tật trước khi đặt chân lên đất Pháp. Chính phủ bảo hộ tỏ ra quan tâm đến thành phần lính Đông Dương, cấp phát quần áo mùa đông, may cho « cai quan » (cái quần) không có nút, chỉ có giây thắt, phân phát trầu, cau, ớt và thành lập một xưởng làm nước mắm trên đất Pháp.

Những người lính Đông Dương được các đồng đội « les poilus » công nhận là dũng cảm, gan dạ, bình tĩnh và biết tổ chức. Nhiều người được thưởng huân chương « thập giá chiến tranh » và được xem là « anh hùng » của nước Pháp trong đại chiến thứ nhất. Đa số hy sinh trong lãng quên, xương cốt của họ còn ở Đài kỷ niệm Douaumont (l’ossuaire de Douaumont), hay ở nghĩa trang Géré và d’Udonista ở Albanie.

Nước Pháp đã dựng tượng chiến sỹ và người lao động Đông Dương để ghi nhớ công lao. Tượng về Đông Dương nhưng còn gọi là "tượng người lính An-nam chiến thắng" (Monument du Souvenir Indochinois : statue du "soldat annamite victorieux")
Người lính An Nam của Thủy Quân Lục Chiến Thuộc Địa Pháp tại Ypres trong thời Thế Chiến Thứ Nhất, vào năm 1916.
Nguồn http://warandgame.com/2010/06/08/french-annam-soldiers-at-ypres-in-1916/
Posted by Admin ĐN
Người lính An Nam của Thủy Quân Lục Chiến Thuộc Địa Pháp tại Ypres trong thời Thế Chiến Thứ Nhất, vào năm 1916.
Nguồn http://warandgame.com/2010/06/08/french-annam-soldiers-at-ypres-in-1916/
Posted by Admin ĐN
Những người lính An Nam của Thủy Quân Lục Chiến Thuộc Địa Pháp tại Ypres trong thời Thế Chiến Thứ Nhất.  Những người có tiếng là chiến đấu rất hung dữ.  Hình chụp năm 1916.
Nguồn http://warandgame.com/2010/06/08/french-annam-soldiers-at-ypres-in-1916/
Posted by Admin ĐN
Những người lính An Nam của Thủy Quân Lục Chiến Thuộc Địa Pháp tại Ypres trong thời Thế Chiến Thứ Nhất. Những người có tiếng là chiến đấu rất hung dữ. Hình chụp năm 1916.
Nguồn http://warandgame.com/2010/06/08/french-annam-soldiers-at-ypres-in-1916/
Posted by Admin ĐN
Những người lính An Nam của Thủy Quân Lục Chiến Thuộc Địa Pháp đang nghĩ trước khi lên đường ra chiến tuyến.  Hình chụp năm 1916.
Nguồn http://warandgame.com/2010/06/08/french-annam-soldiers-at-ypres-in-1916/
Posted by Admin ĐN
Những người lính An Nam của Thủy Quân Lục Chiến Thuộc Địa Pháp đang nghĩ trước khi lên đường ra chiến tuyến. Hình chụp năm 1916.
Nguồn http://warandgame.com/2010/06/08/french-annam-soldiers-at-ypres-in-1916/
Posted by Admin ĐN
Những người lính An Nam của Thủy Quân Lục Thuộc Địa Pháp tại Ypres trong thời Thế Chiến Thứ Nhất. Hình chụp năm 1916.
Nguồn http://warandgame.com/2010/06/08/french-annam-soldiers-at-ypres-in-1916/
Posted by Admin ĐN
Những người lính An Nam của Thủy Quân Lục Thuộc Địa Pháp tại Ypres trong thời Thế Chiến Thứ Nhất. Hình chụp năm 1916.
Nguồn http://warandgame.com/2010/06/08/french-annam-soldiers-at-ypres-in-1916/
Posted by Admin ĐN
Trong 4 năm chiến tranh thời Thế Chiến Thứ Nhất, người Pháp đã động viên 43.430 lính An Nam, khoảng 1.123 người đã bỏ mình trong cuộc chiến này.  Ngoài ra, có 48.981 công nhân từ Đông Dương tới Pháp để giúp thay thế các công nhân người Pháp đang phải tham gia chiến tranh.
Tác giả Alexandre Sumpf
Nguồn:  http://www.histoire-image.org/pleincadre/index.php?i=1001
Posted by Admin ĐN
Trong 4 năm chiến tranh thời Thế Chiến Thứ Nhất, người Pháp đã động viên 43.430 lính An Nam, khoảng 1.123 người đã bỏ mình trong cuộc chiến này. Ngoài ra, có 48.981 công nhân từ Đông Dương tới Pháp để giúp thay thế các công nhân người Pháp đang phải tham gia chiến tranh.
Tác giả Alexandre Sumpf
Nguồn: http://www.histoire-image.org/pleincadre/index.php?i=1001
Posted by Admin ĐN
Tranh vẽ người An Nam tại sân bay Pau thời Thế Chiến Thứ Nhất.
Tác giả Alexandre Sumpf
Nguồn:  http://www.histoire-image.org/pleincadre/index.php?i=1001
Posted by Admin ĐN
Tranh vẽ người An Nam tại sân bay Pau thời Thế Chiến Thứ Nhất.
Tác giả Alexandre Sumpf
Nguồn: http://www.histoire-image.org/pleincadre/index.php?i=1001
Posted by Admin ĐN
Hai người lính Việt trong bộ đại lễ đi dạo ở Mác xây (Pháp) 1913.
Hai người lính Việt trong bộ đại lễ đi dạo ở Mác xây (Pháp) 1913.
Đội bóng của những người lính Đông Dương 1914-1917.
Đội bóng của những người lính Đông Dương 1914-1917.
Những người lính An Nam tham gia diễu hành ở Pháp ngày 14-7-1913.
Những người lính An Nam tham gia diễu hành ở Pháp ngày 14-7-1913.
Thi hành nghi lễ như ở quê nhà.
Thi hành nghi lễ như ở quê nhà.
NHỮNG NGƯỚI LÍNH THUỘC ĐƠN VỊ ANNAM: QUÂN TRANG PHỤC VỤ TẠI QUÊ NHÀ (trái); TRANG BỊ NGOÀI MẶT TRẬN (phải).

Trong ảnh là hai người lính Annam của đơn vị thuộc địa Pháp đến từ Viễn Đông hiện đang phục vụ tại châu Âu. Bên trái là một binh nhất trong quân phục mặc tại Đông Dương, nơi binh đoàn được tuyển mộ. Anh ta đội chiếc nón có dạng như cái chóa đèn mà những người dân bản xứ ở Viễn Đông thường đội. Nón được làm bằng rơm hay nan tre, và đối với loại dành cho binh sĩ nó được phủ lên trên một lớp vải màu xám. Chiếc quạt là món đồ phụ không thể thiếu trong cuộc sống của người dân vùng Viễn Đông. Khi đến Pháp những người Annam đội nón và mang theo quạt, nhưng cả hai thứ đều bị vứt bỏ, quạt thì bị bỏ đi hoàn toàn. Cả hai thứ sẽ chẳng được dùng lại cho tới khi những người lính Annam lên tàu trở về nước khi chiến tranh kết thúc. Trong hình bên phải là một người lính đội chiếc mũ mới, một chiếc mũ bêrê kiểu của lính biệt kích.
NHỮNG NGƯỚI LÍNH THUỘC ĐƠN VỊ ANNAM: QUÂN TRANG PHỤC VỤ TẠI QUÊ NHÀ (trái); TRANG BỊ NGOÀI MẶT TRẬN (phải).

Trong ảnh là hai người lính Annam của đơn vị thuộc địa Pháp đến từ Viễn Đông hiện đang phục vụ tại châu Âu. Bên trái là một binh nhất trong quân phục mặc tại Đông Dương, nơi binh đoàn được tuyển mộ. Anh ta đội chiếc nón có dạng như cái chóa đèn mà những người dân bản xứ ở Viễn Đông thường đội. Nón được làm bằng rơm hay nan tre, và đối với loại dành cho binh sĩ nó được phủ lên trên một lớp vải màu xám. Chiếc quạt là món đồ phụ không thể thiếu trong cuộc sống của người dân vùng Viễn Đông. Khi đến Pháp những người Annam đội nón và mang theo quạt, nhưng cả hai thứ đều bị vứt bỏ, quạt thì bị bỏ đi hoàn toàn. Cả hai thứ sẽ chẳng được dùng lại cho tới khi những người lính Annam lên tàu trở về nước khi chiến tranh kết thúc. Trong hình bên phải là một người lính đội chiếc mũ mới, một chiếc mũ bêrê kiểu của lính biệt kích.
Bảo dưỡng súng.
Bảo dưỡng súng.
Một đơn vị Bộ binh đóng quân ở Versailles, 1919.
Một đơn vị Bộ binh đóng quân ở Versailles, 1919.
Vẫn sử dụng điếu cày.
Vẫn sử dụng điếu cày.
Cuộc chiến 1914 - 1917: Lính tập Đông Dương chơi trò kéo co tay
Cuộc chiến 1914 - 1917: Lính tập Đông Dương chơi trò kéo co tay
Cuộc chiến 1914 - 1917: Lính tập Đông Dương chơi trò cưỡi ngựa ném bóng.
Cuộc chiến 1914 - 1917: Lính tập Đông Dương chơi trò cưỡi ngựa ném bóng.
Cuộc chiến 1914-1917 Lính tập Đông Dương trong buổi tập điều lệnh dưới màn tuyết rơi.
Cuộc chiến 1914-1917 Lính tập Đông Dương trong buổi tập điều lệnh dưới màn tuyết rơi.
Cuộc chiến 1914-1917: Lính tập Đông Dương trong buổi thông báo tình hình quốc tế, khu vực tại hội trường.
Cuộc chiến 1914-1917: Lính tập Đông Dương trong buổi thông báo tình hình quốc tế, khu vực tại hội trường.
Lính Annam trong chiến hào quân đội Pháp, 1917
Lính Annam trong chiến hào quân đội Pháp, 1917
Hình ảnh ở một trại tù binh của Đức, năm 1918: Những người lính của quân đồng minh bị bắt trong Thế chiến thứ nhất, bao gồm 8 quốc tịch khác nhau, từ trái sang phải: Annam, Tunisia, Senegan, Sudan, Nga, Mỹ, Bồ Đào Nha và Anh.
Hình ảnh ở một trại tù binh của Đức, năm 1918: Những người lính của quân đồng minh bị bắt trong Thế chiến thứ nhất, bao gồm 8 quốc tịch khác nhau, từ trái sang phải: Annam, Tunisia, Senegan, Sudan, Nga, Mỹ, Bồ Đào Nha và Anh.
Lính Annam hành quân về trại Galieni gần Versailles, Pháp
Lính Annam hành quân về trại Galieni gần Versailles, Pháp
Một người lính Annam tại Pháp
Một người lính Annam tại Pháp
Một người lính Annam tại Pháp
Một người lính Annam tại Pháp
Lính Annam được gắn huân chương
Lính Annam được gắn huân chương
Đệ nhất Thế chiến (1914-18) - Binh lính người Annam chuẩn bị ra mặt trận 
World War I, French army. Annamite troops preparing to join the front lines. (Photo by Neurdein/Roger Viollet/Getty Images)
Đệ nhất Thế chiến (1914-18) - Binh lính người Annam chuẩn bị ra mặt trận
World War I, French army. Annamite troops preparing to join the front lines. (Photo by Neurdein/Roger Viollet/Getty Images)
Ngày 20.4.1919, một người lính Việt tham gia binh biến tại Hắc Hải đã kéo cờ đỏ trên chiến hạm Pháp ủng hộ cách mạng Nga đó là cố chủ tịch Tôn Đức Thắng.

nguồn: Soha
Ngày 20.4.1919, một người lính Việt tham gia binh biến tại Hắc Hải đã kéo cờ đỏ trên chiến hạm Pháp ủng hộ cách mạng Nga đó là cố chủ tịch Tôn Đức Thắng.

nguồn: Soha
Một hình ảnh rất thuần Việt: hút thuốc lào
Một hình ảnh rất thuần Việt: hút thuốc lào
Năm 1916, lính An Nam tại chiến trường Hy Lạp xa xôi
Năm 1916, lính An Nam tại chiến trường Hy Lạp xa xôi

Saturday 14 July 2018

SAIGON-CHỢ LỚN: THẾ KỶ 17 ĐẾN THẾ KỶ 19 (PHẦN 3) (Nguyễn Đức Hiệp - Văn Hóa Học)

Thành xây hướng về Đông Bắc và cao độ 1 trượng 3 xích có ba bậc.Trong thành đặt nhà Thái miếu và kho về bên tả, bên hữu là xưởng trại, ở giữa là hành cung. Trại lính thì bố liệt chung quanh (4).
Ở phía đông là hai cửa tiền (đông môn), một gọi là Gia định môn nhìn ra công trường và rạch chợ Saigon, cửa kia gọi là Phan Yên môn ngay cạnh các đại pháo, nằm trên đường chạy dọc xuống theo kênh Kinh Cây Cám. Rạch chợ Saigon (rạch chợ Vải) sau này thời Pháp có hai con đường chạy dọc theo rạch gọi là đường Rigault de Genouilly (chạy xuống sông) và đường Charner (chạy từ sông lên). Khi rạch chợ Vải được lấp đi thì thành một đường lớn gọi là đường Charner (nay là đường Nguyễn Huệ). Người dân gọi là đường Kinh Lấp.
Hai cửa hậu ở phía Tây (tây môn) gọi là Vọng Khuyết môn và Cọng thìn môn hướng về cầu thứ hai (cầu Bông) và thứ ba (cầu xóm Kiệu) trên rạch Avalanche (Thị Nghè).
Hình 5. Vị trí thành Saigon (Gia định thành)



Ở cửa trái về hướng bắc (bắc môn) là hai cửa Hoài Lai môn và Phục viễn môn, hướng về cầu trên rạch Thị Nghè (gọi là cầu thứ nhất). Cửa phải của thành (nam môn) có hai cửa Định biên môn và Tuyên hóa môn, ở phía đường sau này gọi là đường Mac Mahon (Nam Kỳ Khởi Nghĩa), góc Nam Kỳ Khởi Nghĩa và Nguyễn Thị Minh Khai (Định Biên môn) và góc Nam Kỳ Khởi Nghĩa và Nguyễn Trãi (Tuyên Hóa môn). Hai cửa này dần ra hai đường, một là đường chiến lược (rue strategique, đường đi Phú Thọ, Phú Lâm hay đường 3/2 ngày nay, và một nữa là đường cao đi Chợ Lớn (route haute, sau là gồm đường Frère Louis nay là đường Nguyễn Trãi chạy tới đường Nancy, hay Cộng Hòa trước 1975 nay là Nguyễn Văn Cừ và cuối cùng vào Chợ Lớn cũng theo con đường Nguyễn Trãi nối dài ngày nay). Xưa đi Chợ Lớn còn có một đường nữa từ trung tâm Saigon dọc theo rạch Bến Nghé và kênh Tàu Hủ qua vùng cầu Ông lãnh và dưới Chợ quán ngày nay, gọi là “route basse” hay đường dưới, đường Trần Hưng Đạo sau này vào thế kỷ 20 mới có.
Hình 6: Đường Saigon-Chợ Lớn (route haute, đường trên), từ Nguyễn Trãi, qua Nguyễn Văn Cừ (Thuận Kiều xưa) vào Chợ Lớn


Thành xây hướng về Đông Bắc và cao độ 1 trượng 3 xích có ba bậc.Trong thành đặt nhà Thái miếu và kho về bên tả, bên hữu là xưởng trại, ở giữa là hành cung. Trại lính thì bố liệt chung quanh (4).


Ở phía đông là hai cửa tiền (đông môn), một gọi là Gia định môn nhìn ra công trường và rạch chợ Saigon, cửa kia gọi là Phan Yên môn ngay cạnh các đại pháo, nằm trên đường chạy dọc xuống theo kênh Kinh Cây Cám. Rạch chợ Saigon (rạch chợ Vải) sau này thời Pháp có hai con đường chạy dọc theo rạch gọi là đường Rigault de Genouilly (chạy xuống sông) và đường Charner (chạy từ sông lên). Khi rạch chợ Vải được lấp đi thì thành một đường lớn gọi là đường Charner (nay là đường Nguyễn Huệ). Người dân gọi là đường Kinh Lấp.

Hai cửa hậu ở phía Tây (tây môn) gọi là Vọng Khuyết môn và Cọng thìn môn hướng về cầu thứ hai (cầu Bông) và thứ ba (cầu xóm Kiệu) trên rạch Avalanche (Thị Nghè).


Hình 5. Vị trí thành Saigon (Gia định thành)

Ở cửa trái về hướng bắc (bắc môn) là hai cửa Hoài Lai môn và Phục viễn môn, hướng về cầu trên rạch Thị Nghè (gọi là cầu thứ nhất). Cửa phải của thành (nam môn) có hai cửa Định biên môn và Tuyên hóa môn, ở phía đường sau này gọi là đường Mac Mahon (Nam Kỳ Khởi Nghĩa), góc Nam Kỳ Khởi Nghĩa và Nguyễn Thị Minh Khai (Định Biên môn) và góc Nam Kỳ Khởi Nghĩa và Nguyễn Trãi (Tuyên Hóa môn). Hai cửa này dần ra hai đường, một là đường chiến lược (rue strategique, đường đi Phú Thọ, Phú Lâm hay đường 3/2 ngày nay, và một nữa là đường cao đi Chợ Lớn (route haute, sau là gồm đường Frère Louis nay là đường Nguyễn Trãi chạy tới đường Nancy, hay Cộng Hòa trước 1975 nay là Nguyễn Văn Cừ và cuối cùng vào Chợ Lớn cũng theo con đường Nguyễn Trãi nối dài ngày nay). Xưa đi Chợ Lớn còn có một đường nữa từ trung tâm Saigon dọc theo rạch Bến Nghé và kênh Tàu Hủ qua vùng cầu Ông lãnh và dưới Chợ quán ngày nay, gọi là “route basse” hay đường dưới, đường Trần Hưng Đạo sau này vào thế kỷ 20 mới có.


Hình 6: Đường Saigon-Chợ Lớn (route haute, đường trên), từ Nguyễn Trãi, qua Nguyễn Văn Cừ (Thuận Kiều xưa) vào Chợ Lớn

Năm 1860, vừa sau khi đánh chiếm Saigon, đã có đề nghị trong Hội đồng quản hạt (consei colonial) về vấn đề lấp kinh chợ Vải (ngay đường Nguyễn Huệ ngày nay). Vấn đề này đưa đến sự tranh cãi sôi nổi giữa hai bên: nhóm ủng hộ về vấn đề vệ sinh rạch và nhóm thương nhân chống vì lợi ích thực tiễn thương mại (10). Vấn đề lấp kinh được hoãn cho tới 25 năm sau. 

Năm 1860, vừa sau khi đánh chiếm Saigon, đã có đề nghị trong Hội đồng quản hạt (consei colonial) về vấn đề lấp kinh chợ Vải (ngay đường Nguyễn Huệ ngày nay). Vấn đề này đưa đến sự tranh cãi sôi nổi giữa hai bên: nhóm ủng hộ về vấn đề vệ sinh rạch và nhóm thương nhân chống vì lợi ích thực tiễn thương mại (10). Vấn đề lấp kinh được hoãn cho tới 25 năm sau. 
7. Tổng kết: Saigon giai đoạn thế kỷ 17 đến đầu thế kỷ 19
Saigon từ thế kỷ 17 đến đầu thế kỷ 19 là thời kỳ lưu dân người Việt từ miền Trung và người Hoa từ nam trung quốc đến lập nghiệp và biến vùng đất hoang vu ít người này thành một vùng định cư trù phú mang dấu ấn văn hóa Việt-Hoa hấp thụ và thay thế dần nét văn hóa và đời sống của các dân tộc bản xứ và người Khmer. Dù vậy cho đến đầu thế kỷ 20, chung quanh Saigon vẫn còn nhiều người bản xứ như ở vùng Biên Hòa, Tân Uyên, Thủ Dầu Một, Thủ Đức, Bà Rịa (còn được gọi là xứ Mọi và là nơi có nhiều thú dữ như voi, cọp) và người Khmer cư ngụ như ở Long An. Ngay tại Saigon, cho đến đầu thế kỷ 19, vẫn còn một số người bản xứ và nhiều người Khmer. Người Âu từ phương tây cũng đã đến Saigon và các vùng phụ cận từ trước thế kỷ 18. Những người này là người Bồ, Pháp, Ý, đa số là giáo sĩ, thương gia và các người mạo hiểm. Sau này có thêm các quân nhân, sĩ quan hải quân Pháp tình nguyện đi cùng giám mục Bá Đa Lộc giúp Nguyễn Ánh.
Các biến cố quan trọng ở Saigon trong thế kỷ 18 và đầu thế kỷ 19
- Saigon là chiến trường giữa Tây Sơn và Nguyễn Ánh. Trong giai đoạn này có sự có mặt của Bá Đa Lộc là một người thông thạo tiếng Việt, để lại nhiều sách, bài viết về ngôn ngữ, văn hóa (22). Không thành công khi trở lại Pháp với hoàng tử Cảnh trong sự việc mang đoàn tàu Pháp đến Gia Định giúp Nguyễn Ánh như mong ước, nhưng đã có một số lính và sĩ quan tình nguyện bỏ Hải quân theo Bá Đa Lộc đến Việt Nam như Dayot, Chaigneau, Vannier..
- Lê Văn Duyệt làm tổng trấn sau khi Nguyễn Ánh trở lại Huế. Chính sách của Lê Văn Duyệt phản ảnh tư tưởng mở rộng đa chiều mà xã hội Saigon và miền Nam được tạo thành. Nguyễn Ánh sau khi thống nhất đất nước thay vì ở lại Saigon, vùng đất với tinh thần khai phóng lại trở về nguồn để tái lập truyền thống phong kiến xưa. Saigon nói riêng và Việt Nam nói chung mất cơ hội phát triển với hệ thống mở, trở nên đầu nguồn của các tư tưởng mới
- Khởi nghĩa của Lê Văn Khôi.  Sự bất đồng giữa tổng trấn Lê Văn Duyệt với chính sách độc đoán, bài ngoại, và đóng cửa với thế giới bên ngoài của vua Minh Mạng dẫn tới sự trừng phạt những người thân tín và theo tổng trấn của Minh Mạng sau khi Lê Văn Duyệt mất dẫn đến sự nổi dậy của Lê Văn Khôi với sự tham dự của lưu dân người Việt, Hoa, người Chăm, Khmer và bản xứ. Sự thất bại của khởi nghĩa và Việt Nam, qua Minh Mạng, đã chọn lựa đi theo một chủ thuyết độc tôn văn hóa, cứng rắn tập trung, bài thương mại, dẫn đến sự chạm trán các nền văn minh sau này.
Tham khảo
(1) Trịnh Hoài Đức, Gia Định thành thông chí, Lý Việt Dũng dịch và chú giải, Nxb Đồng Nai, http://namkyluctinh.org/a-sachsuvn/giadinhthanh-thongchi%5Bp3%5D.pdf
(2) Anatole Petiton, La Cochinchine française: la vie à Saïgon, notes de voyage, Éditeur: Impr. de L. Danel (Lille), 1883.
(3) Jean Baptiste Pétrus Trương Vĩnh Ký (1837-1898), Souvenirs historiques sur Saïgon et ses environs, conférence faite au collège des interprètes par M. P. Truong Vinh Ky, Éditeur: Impr. coloniale (Saïgon), 1885.
(4) Les colonies françaises: notices illustrées / publ. par ordre du sous-secrétaire d'état des colonies sous la dir. de M. Louis Henrique, Quantin (Paris), 1889-1890.
(5) Trần Ngọc Quang, Saigon và những tên đường xưa, http://namkyluctinh.org/a-lichsu/tngocquang-saigontenduongxua.pdf.
(6) Vương Hồng Sển, Saigon năm xưa, 1992, Nxb Trẻ
(7) John Crawfurd, Journal of an embassy from the governor of India to the courts of Siam and Cochinchina; exhibiting a view of the actual state of those kingdom by John Crawfurd. London. Henri Colburn and Richard Bentley, New Burlingtong Street. 1830.
(8) John White, A Voyage To Cochin China; by John White, Lieutenant in The United State Navy, London, 1824. Online: http://www.archive.org/stream/voyagetocochinch00whitrich#page/n15/mode/2up
(9) Nguyễn Công Tánh, Thay đổi tên đường của Thành Phố Sài Gòn
(10) Hình ảnh, tư liệu, http://belleindochine.free.fr/Saigon1882.htm
(11) Albert Morice, Voyage en Cochinchine pendant les années 1872-73-74, par M. le Dr Morice, H. Georg (Lyon), 1876.
(12) John Barrow, A voyage to Cochinchina in the years 1792 and 1793: containing a general view of the valuable productions and the political importance of this flourishing kingdom, T. Cadell and W. Davies in the Strand, London, 1806. online : http://purl.pt/126
(13) Jules Blancsubé, Notes sur les réformes les plus urgentes à apporter dans l'organisation des pouvoirs publics en Cochinchine (Signé : Jules Blancsube [31 Décembre 1878]), Impr. de Ve Remondet-Aubin (Aix), 1879.
(14) Réveillère, Paul-Émile-Marie (dit Paul Branda), Ça et là. Cochinchine et Cambodge. L'âme khmère. Ang-Kor. Troisième edition, Fischbacher (Paris), 1887.
(15) P. Midan, La Pagode des clochetons et la pagode Barbé, contribution à l'histoire de Saïgon-Cholon, Impr. de l'Union Nguyên-van-Cua (Saïgon), 1934.
(16) Excursions et reconnaissances, No. 4, Imprimerie du gouvernement, Saïgon, 1880. http://gallica.bnf.fr/ark:/12148/bpt6k5747850m.image.hl.r=Wang-Tai.f5.langEN.pagination
(17) J. Bouchot, Saigon sous la domination cambodgienne et annamite, Bulletin de la Société des études indochinoises, année 1926, 1926 (Nouv Ser,T1), pp. 3-82, Société des études indochinoises (Saïgon).
(18) Nguyễn Đình Đầu, Địa lý lịch sử thành phố Hồ Chí Minh, trong “Địa chí văn hóa thành phố Hồ Chí Minh”, Nxb Tph Hồ Chí Minh, 1987, Quyển I, trang 125-231.
(19) Trần Văn Giàu, Lược sử thành phố Hồ Chí Minh, trong Địa chí văn hóa thành phố Hồ Chí Minh”, Nxb Tph Hồ Chí Minh, 1987, Quyển I, trang 235-420.
(20) Josiah Conder, Birmah, Siam, and Anam, London: printed for J. Duncan, Oliver & Boyd, Edingburgh, M. Ogle, Glasgow and R. M. Tims, Dublin, 1826, http://www.archive.org/stream/birmahsiamanam00condrich#page/n11/mode/2up
(21) George Finlayson, The mission to Siam and Hue the capital of Cochin China in the years 1821-2, London, John Murray,  Albemale Street, 1826. http://www.archive.org/stream/missiontosiaman00raffgoog#page/n7/mode/1up
(22) R. Purefoy, Cursory remarks on Cochin-China, The Asiatic journal and monthly register for Bitish India and its dependencies, Vol. 22, pp. 143-147, pp. 652-655 London, 1826.
(23) Charles Darwin, The Descent of Man: and selection in relation to sex, John Murray, London, 1879.
(24) Charles Lemire, Cochinchine française et royaume de Cambodge, avec l'itinéraire de Paris à Saïgon et à la capitale cambodgienne, Challamel aine, Paris, 1869.

Nguồn: Tác giả cung cấp
http://www.vanhoahoc.vn/nghien-cuu/van-hoa-viet-nam/van-hoa-nam-bo/1805-nguyen-duc-hiep-saigon-cho-lon-the-ky-17-den-the-ky-19-phan-3.html

Friday 13 July 2018

Không phải sờ bướm thì là gì ?



Từ điển Hồ Hải Thụy (2002:301) dịch nghĩa thứ hai của chatte như sau:

Thân. cơ quan sinh dục nữ

Giống như Larousse cắt nghĩa cho người Pháp:

Populaire. Sexe de la femme


Người Pháp gặp từ chatte thì phải biết rằng đó là một từ tục tằn dùng để chỉ âm hộ.
Người Việt dùng từ điển Pháp Việt của Hồ Hải Thụy cũng phải biết điều đó, hệt như mình là một người Pháp đang đọc từ điển Larousse. Nhà soạn từ điển Pháp Việt không có trách nhiệm cho biết từ ngữ nào trong tiếng Việt tương đương với từ chatte. Trách nhiệm đó là của người mua từ điển.

Nhưng người biết dịch tripoter la chatte thành xoa bướm mà không dịch thành mân mê cơ quan sinh dục nữ thì lại không cần mua từ điển nữa.