Người lính An Nam thời Thế Chiến Thứ Nhất
(http://anhxua.com/album/nguoi-linh-an-nam-thoi-the-chien-thu-nhat_180.html)
Theo một tư liệu của đại tá Maurice Rives với tựa đề là « Les militaires indochinois en Europe (1914-1918) » thì khi Đức tuyên chiến với Pháp mở đầu trận Đệ nhất thế chiến khốc liệt, quân đội Đông Dương với lính bản xứ gồm có 23.930 người, trong đó có 13.373 lính đánh bộ, ngoài ra thành phần lính dự bị có 29.064 người, trong đó có 23.936 lính bản xứ.
Tướng Joffre cho rằng người Đông Dương không đủ thể lực để đánh trận ở châu Âu. Nhưng đến năm 1915 khi lực lượng quân đội Pháp đã bị thiệt hại nặng nề trên các chiến trường châu Âu, chính quyền thực dân Pháp tại Đông Dương mới cung ứng nhân sự cho đại chiến thứ nhất. Từ năm 1915 cho đến 1918, Pháp đã huy động, chiêu mộ tổng cộng 93.411 người, trong đó có 43.430 lính chiến đấu, 9.019 y tá, 5.339 người phục dịch và hành chánh, 48.981 lính thợ chuyên nghiệp như thợ máy, thợ sơn, thợ da, thợ làm thuốc súng, vũ khí, lái xe, bác sĩ, kỹ sư, tải thương… và không chuyên nghiệp. Tính theo gốc tích, thì có 24% người miền Bắc (Tonkin), 32% người miền Trung (Annam), 22% người miền Nam (Cochinchine) và 22% người Cam Bốt.
Ngân quỹ Đông Dương cũng đóng góp 541 triệu quan Pháp cho chi phí chiến tranh của Pháp. Thêm vào đó, 175 khẩu đại bác lên đường đi Marseille, hàng chục tấn hàng hóa các loại cũng được chuyển đi cung ứng cho chiến trường tại Pháp, thậm chí xe xích lô (pousse-pousse) cũng được gởi sang Pháp để tải thương. Nhân sự và vật liệu được chuyển qua đường châu Phi như Cameroune, Djibouti, Madagascar, Égypte…để sau đó đi tiếp về cảng Marseille. Đoạn đường di chuyển cực khổ đó đã làm cho một số người chết vì bệnh tật trước khi đặt chân lên đất Pháp. Chính phủ bảo hộ tỏ ra quan tâm đến thành phần lính Đông Dương, cấp phát quần áo mùa đông, may cho « cai quan » (cái quần) không có nút, chỉ có giây thắt, phân phát trầu, cau, ớt và thành lập một xưởng làm nước mắm trên đất Pháp.
Những người lính Đông Dương được các đồng đội « les poilus » công nhận là dũng cảm, gan dạ, bình tĩnh và biết tổ chức. Nhiều người được thưởng huân chương « thập giá chiến tranh » và được xem là « anh hùng » của nước Pháp trong đại chiến thứ nhất. Đa số hy sinh trong lãng quên, xương cốt của họ còn ở Đài kỷ niệm Douaumont (l’ossuaire de Douaumont), hay ở nghĩa trang Géré và d’Udonista ở Albanie.
Nước Pháp đã dựng tượng chiến sỹ và người lao động Đông Dương để ghi nhớ công lao. Tượng về Đông Dương nhưng còn gọi là "tượng người lính An-nam chiến thắng" (Monument du Souvenir Indochinois : statue du "soldat annamite victorieux")
Theo một tư liệu của đại tá Maurice Rives với tựa đề là « Les militaires indochinois en Europe (1914-1918) » thì khi Đức tuyên chiến với Pháp mở đầu trận Đệ nhất thế chiến khốc liệt, quân đội Đông Dương với lính bản xứ gồm có 23.930 người, trong đó có 13.373 lính đánh bộ, ngoài ra thành phần lính dự bị có 29.064 người, trong đó có 23.936 lính bản xứ.
Tướng Joffre cho rằng người Đông Dương không đủ thể lực để đánh trận ở châu Âu. Nhưng đến năm 1915 khi lực lượng quân đội Pháp đã bị thiệt hại nặng nề trên các chiến trường châu Âu, chính quyền thực dân Pháp tại Đông Dương mới cung ứng nhân sự cho đại chiến thứ nhất. Từ năm 1915 cho đến 1918, Pháp đã huy động, chiêu mộ tổng cộng 93.411 người, trong đó có 43.430 lính chiến đấu, 9.019 y tá, 5.339 người phục dịch và hành chánh, 48.981 lính thợ chuyên nghiệp như thợ máy, thợ sơn, thợ da, thợ làm thuốc súng, vũ khí, lái xe, bác sĩ, kỹ sư, tải thương… và không chuyên nghiệp. Tính theo gốc tích, thì có 24% người miền Bắc (Tonkin), 32% người miền Trung (Annam), 22% người miền Nam (Cochinchine) và 22% người Cam Bốt.
Ngân quỹ Đông Dương cũng đóng góp 541 triệu quan Pháp cho chi phí chiến tranh của Pháp. Thêm vào đó, 175 khẩu đại bác lên đường đi Marseille, hàng chục tấn hàng hóa các loại cũng được chuyển đi cung ứng cho chiến trường tại Pháp, thậm chí xe xích lô (pousse-pousse) cũng được gởi sang Pháp để tải thương. Nhân sự và vật liệu được chuyển qua đường châu Phi như Cameroune, Djibouti, Madagascar, Égypte…để sau đó đi tiếp về cảng Marseille. Đoạn đường di chuyển cực khổ đó đã làm cho một số người chết vì bệnh tật trước khi đặt chân lên đất Pháp. Chính phủ bảo hộ tỏ ra quan tâm đến thành phần lính Đông Dương, cấp phát quần áo mùa đông, may cho « cai quan » (cái quần) không có nút, chỉ có giây thắt, phân phát trầu, cau, ớt và thành lập một xưởng làm nước mắm trên đất Pháp.
Những người lính Đông Dương được các đồng đội « les poilus » công nhận là dũng cảm, gan dạ, bình tĩnh và biết tổ chức. Nhiều người được thưởng huân chương « thập giá chiến tranh » và được xem là « anh hùng » của nước Pháp trong đại chiến thứ nhất. Đa số hy sinh trong lãng quên, xương cốt của họ còn ở Đài kỷ niệm Douaumont (l’ossuaire de Douaumont), hay ở nghĩa trang Géré và d’Udonista ở Albanie.
Nước Pháp đã dựng tượng chiến sỹ và người lao động Đông Dương để ghi nhớ công lao. Tượng về Đông Dương nhưng còn gọi là "tượng người lính An-nam chiến thắng" (Monument du Souvenir Indochinois : statue du "soldat annamite victorieux")
Người lính An Nam của Thủy Quân Lục Chiến Thuộc Địa Pháp tại Ypres trong thời Thế Chiến Thứ Nhất, vào năm 1916.
Nguồn http://warandgame.com/2010/06/08/french-annam-soldiers-at-ypres-in-1916/
Posted by Admin ĐN
Nguồn http://warandgame.com/2010/06/08/french-annam-soldiers-at-ypres-in-1916/
Posted by Admin ĐN
Những người lính An Nam của Thủy Quân Lục
Chiến Thuộc Địa Pháp tại Ypres trong thời Thế Chiến Thứ Nhất. Những
người có tiếng là chiến đấu rất hung dữ. Hình chụp năm 1916.
Nguồn http://warandgame.com/2010/06/08/french-annam-soldiers-at-ypres-in-1916/
Posted by Admin ĐN
Nguồn http://warandgame.com/2010/06/08/french-annam-soldiers-at-ypres-in-1916/
Posted by Admin ĐN
Những người lính An Nam của Thủy Quân Lục
Chiến Thuộc Địa Pháp đang nghĩ trước khi lên đường ra chiến tuyến.
Hình chụp năm 1916.
Nguồn http://warandgame.com/2010/06/08/french-annam-soldiers-at-ypres-in-1916/
Posted by Admin ĐN
Nguồn http://warandgame.com/2010/06/08/french-annam-soldiers-at-ypres-in-1916/
Posted by Admin ĐN
Những người lính An Nam của Thủy Quân Lục Thuộc Địa Pháp tại Ypres trong thời Thế Chiến Thứ Nhất. Hình chụp năm 1916.
Nguồn http://warandgame.com/2010/06/08/french-annam-soldiers-at-ypres-in-1916/
Posted by Admin ĐN
Nguồn http://warandgame.com/2010/06/08/french-annam-soldiers-at-ypres-in-1916/
Posted by Admin ĐN
Trong 4 năm chiến tranh thời Thế Chiến
Thứ Nhất, người Pháp đã động viên 43.430 lính An Nam, khoảng 1.123 người
đã bỏ mình trong cuộc chiến này. Ngoài ra, có 48.981 công nhân từ Đông
Dương tới Pháp để giúp thay thế các công nhân người Pháp đang phải tham
gia chiến tranh.
Tác giả Alexandre Sumpf
Nguồn: http://www.histoire-image.org/pleincadre/index.php?i=1001
Posted by Admin ĐN
Tác giả Alexandre Sumpf
Nguồn: http://www.histoire-image.org/pleincadre/index.php?i=1001
Posted by Admin ĐN
Tranh vẽ người An Nam tại sân bay Pau thời Thế Chiến Thứ Nhất.
Tác giả Alexandre Sumpf
Nguồn: http://www.histoire-image.org/pleincadre/index.php?i=1001
Posted by Admin ĐN
Tác giả Alexandre Sumpf
Nguồn: http://www.histoire-image.org/pleincadre/index.php?i=1001
Posted by Admin ĐN
Hai người lính Việt trong bộ đại lễ đi dạo ở Mác xây (Pháp) 1913.
Đội bóng của những người lính Đông Dương 1914-1917.
Những người lính An Nam tham gia diễu hành ở Pháp ngày 14-7-1913.
Thi hành nghi lễ như ở quê nhà.
NHỮNG NGƯỚI LÍNH THUỘC ĐƠN VỊ ANNAM: QUÂN TRANG PHỤC VỤ TẠI QUÊ NHÀ (trái); TRANG BỊ NGOÀI MẶT TRẬN (phải).
Trong ảnh là hai người lính Annam của đơn vị thuộc địa Pháp đến từ Viễn Đông hiện đang phục vụ tại châu Âu. Bên trái là một binh nhất trong quân phục mặc tại Đông Dương, nơi binh đoàn được tuyển mộ. Anh ta đội chiếc nón có dạng như cái chóa đèn mà những người dân bản xứ ở Viễn Đông thường đội. Nón được làm bằng rơm hay nan tre, và đối với loại dành cho binh sĩ nó được phủ lên trên một lớp vải màu xám. Chiếc quạt là món đồ phụ không thể thiếu trong cuộc sống của người dân vùng Viễn Đông. Khi đến Pháp những người Annam đội nón và mang theo quạt, nhưng cả hai thứ đều bị vứt bỏ, quạt thì bị bỏ đi hoàn toàn. Cả hai thứ sẽ chẳng được dùng lại cho tới khi những người lính Annam lên tàu trở về nước khi chiến tranh kết thúc. Trong hình bên phải là một người lính đội chiếc mũ mới, một chiếc mũ bêrê kiểu của lính biệt kích.
Trong ảnh là hai người lính Annam của đơn vị thuộc địa Pháp đến từ Viễn Đông hiện đang phục vụ tại châu Âu. Bên trái là một binh nhất trong quân phục mặc tại Đông Dương, nơi binh đoàn được tuyển mộ. Anh ta đội chiếc nón có dạng như cái chóa đèn mà những người dân bản xứ ở Viễn Đông thường đội. Nón được làm bằng rơm hay nan tre, và đối với loại dành cho binh sĩ nó được phủ lên trên một lớp vải màu xám. Chiếc quạt là món đồ phụ không thể thiếu trong cuộc sống của người dân vùng Viễn Đông. Khi đến Pháp những người Annam đội nón và mang theo quạt, nhưng cả hai thứ đều bị vứt bỏ, quạt thì bị bỏ đi hoàn toàn. Cả hai thứ sẽ chẳng được dùng lại cho tới khi những người lính Annam lên tàu trở về nước khi chiến tranh kết thúc. Trong hình bên phải là một người lính đội chiếc mũ mới, một chiếc mũ bêrê kiểu của lính biệt kích.
Bảo dưỡng súng.
Một đơn vị Bộ binh đóng quân ở Versailles, 1919.
Vẫn sử dụng điếu cày.
Cuộc chiến 1914 - 1917: Lính tập Đông Dương chơi trò kéo co tay
Cuộc chiến 1914 - 1917: Lính tập Đông Dương chơi trò cưỡi ngựa ném bóng.
Cuộc chiến 1914-1917 Lính tập Đông Dương trong buổi tập điều lệnh dưới màn tuyết rơi.
Cuộc chiến 1914-1917: Lính tập Đông Dương trong buổi thông báo tình hình quốc tế, khu vực tại hội trường.
Lính Annam trong chiến hào quân đội Pháp, 1917
Hình ảnh ở một trại tù binh của Đức, năm
1918: Những người lính của quân đồng minh bị bắt trong Thế chiến thứ
nhất, bao gồm 8 quốc tịch khác nhau, từ trái sang phải: Annam, Tunisia,
Senegan, Sudan, Nga, Mỹ, Bồ Đào Nha và Anh.
Lính Annam hành quân về trại Galieni gần Versailles, Pháp
Một người lính Annam tại Pháp
Một người lính Annam tại Pháp
Lính Annam được gắn huân chương
Đệ nhất Thế chiến (1914-18) - Binh lính người Annam chuẩn bị ra mặt trận
World War I, French army. Annamite troops preparing to join the front lines. (Photo by Neurdein/Roger Viollet/Getty Images)
World War I, French army. Annamite troops preparing to join the front lines. (Photo by Neurdein/Roger Viollet/Getty Images)
Ngày 20.4.1919, một người lính Việt tham
gia binh biến tại Hắc Hải đã kéo cờ đỏ trên chiến hạm Pháp ủng hộ cách
mạng Nga đó là cố chủ tịch Tôn Đức Thắng.
nguồn: Soha
nguồn: Soha
Một hình ảnh rất thuần Việt: hút thuốc lào
Năm 1916, lính An Nam tại chiến trường Hy Lạp xa xôi
No comments:
Post a Comment