Saturday 14 September 2019

Câu chuyện anh hùng - Bài 2: “Tiểu Long nữ” thế kỷ 20 (Hàn Giang & Thúy Hằng & Phan Dung - Pháp Luật Thành Phố Hồ Chí Minh)


Câu chuyện anh hùng - Bài 2: “Tiểu Long nữ” thế kỷ 20

Câu chuyện anh hùng - Bài 2: “Tiểu Long nữ” thế kỷ 20
Có một nữ chiến sĩ biệt động người Việt gốc Hoa chuyên trà trộn trong đám đông rồi bất ngờ rút súng “bắn tỉa”, ám sát hàng loạt sĩ quan Mỹ.

Cô được người Sài Gòn lúc đó trìu mến gọi bằng biệt danh “Tiểu Long nữ trên đường phố”.
Người nữ Hoa kiều đặc biệt này tên thật là Phùng Ngọc Anh, hiện sống lặng lẽ cùng người cháu gái trong khu chung cư nghèo ở quận 11, TP.HCM. Mỗi lần nhắc lại quá khứ, bà lại rưng rưng nước mắt nhớ tới một thời hào hùng kháng chiến.
Trộm thư Cộng sản
Bà Ngọc Anh kể: “Tôi sinh ra ở huyện Gò Quao, tỉnh Kiên Giang. Hồi nhỏ, đây là vùng sôi động của Việt Minh nên tôi bị ảnh hưởng bởi các cô chú kháng chiến. Trong kháng chiến chống Pháp, vùng đất này hứng nhiều bom đạn nên cả gia đình tôi phải lưu lạc lên Sài Gòn sinh sống. Lúc bấy giờ có nhiều nữ sinh trung học như tôi quay trở lại Trung Quốc làm lưu học sinh để tránh chiến tranh. Riêng tôi năm 1961 cũng được gia đình vận động nhưng tôi quyết định sang Hong Kong học tập. Năm 1964, báo chí nước ngoài thường nhắc tới chiến tranh ở miền Nam Việt Nam. Lúc đó tôi nghĩ Việt Nam đang hồ hởi chống Mỹ mà mình chạy trốn như thế không đành nên gom góp tiền bạc để về Sài Gòn hoạt động”.
Lúc bấy giờ gia đình Ngọc Anh đang nuôi giấu một cán bộ cách mạng có tên Tư Bình trong nhà. Vừa thấy Ngọc Anh, ông Tư Bình hơi dè dặt vì cô trở về từ Hong Kong. Bên đó tự do muốn nói gì thì nói, còn ở đây chỉ cần Ngọc Anh hé răng nửa lời thì không những nguy cho cán bộ cách mạng mà còn ảnh hưởng tới cơ sở. Hiểu được tâm tư của người cán bộ, Ngọc Anh không nói nhiều. Đêm đó, cô lẻn vào phòng và ăn cắp được một mớ tài liệu, trong đó toàn là thư cảnh cáo các tên ác ôn có tiếng của Sài Gòn. Cô lặng lẽ rời nhà trong đêm và mang tới các địa chỉ ghi trong thư bỏ vào nhà họ. Thấy tài liệu bị mất, ông Tư Bình hoảng hồn. Lúc bấy giờ Ngọc Anh mới phân trần: “Tui ăn cắp đồ của anh và tui không làm bậy. Tui đi gửi họ rồi”.
Tấm ảnh “Tiểu Long nữ” Phùng Ngọc Anh sau khi bị địch nhúng tay vào hóa chất do một nhà báo Mỹ chụp năm cô bị địch bắt được cô sinh viên người Mỹ Molly gửi tặng sau hơn 40 năm. (Ảnh tư liệu)
Từ đó ông Tư Bình đã hướng dẫn và đào tạo Ngọc Anh tham gia vào lực lượng võ trang do đồng chí Phùng Sinh phụ trách, chuyên đi phát truyền đơn, theo dõi và vạch kế hoạch ám sát những tên ác ôn.
“Tiểu Long nữ” trên đường phố
Sau đó một năm thì bệnh tim của ông Phùng Sinh trở nặng, cấp trên đặc cách cho ông được phép lui về tuyến sau hoạt động. Toàn bộ trách nhiệm chỉ huy, đôn đốc anh em đội võ trang giao lại cho Ngọc Anh lo liệu.
Bà Ngọc Anh kể lúc bấy giờ cấp trên giao cho đội một khẩu súng colt Mỹ cùng 50 viên đạn do bà quản lý. Người Hoa buôn bán ở Chợ Lớn được nhiều ưu đãi nên tiền bạc không thiếu, duy chỉ có súng đạn là khan hiếm, còn quý giá hơn cả vàng nên bà quyết tâm phải sử dụng súng có ích. Bà đề xuất với ông Tư Bình: “Đánh mấy tên ác ôn không sướng tay, anh cho tụi tui chuyển sang bắn Mỹ đi…”.
Nói là làm, sau đó bà cùng đồng đội nữ xách súng đi lùng giặc Mỹ. “Lúc bắn đâu biết chúng là ai, cứ thấy Mỹ là bắn thôi. Đến hôm sau báo Tây đăng mới biết tụi này toàn là tướng tá, sĩ quan cấp cao của Mỹ”.
Bà kể đội võ trang người Hoa do bà phụ trách phát triển lên tới tám người, trong đó nhiều người (như Tiểu Yến, Thanh Hồng) chiến đấu rất dũng cảm. “Để mừng Quốc khánh 2-9-1967, tôi đến rủ Tiểu Yến: “Hai chị em mình đi lập công đi”. Tôi đưa cho Tiểu Yến thêm một khẩu súng và một quả lựu đạn, bảo lận ở lưng quần rồi cả hai ra đường từ lúc 2 giờ chiều cho tới 11 giờ đêm, giết tổng cộng năm tên Mỹ”.
Bà Ngọc Anh nói: “Đánh dễ lắm, cứ đi sau lưng cách nó tầm 3 m, lấy nón che súng, cứ thế mà nhằm vào cái lưng vừa to vừa dài của nó nhả hai phát đạn, kiểu gì cũng chết. Có lần tôi cùng Tiểu Yến ra đường, thấy cái lưng thằng Mỹ to cao nhưng chưa thấy mặt, tôi chạy vọt lên nhìn kỹ mặt rồi mới quay vòng ra sau và bắn”.
Bà Phùng Ngọc Anh (thứ hai từ phải) đứng cạnh cô sinh viên người Mỹ Molly trong lần gặp mặt tại Việt Nam. (Ảnh do nhân vật cung cấp)
Ám sát đại tá Đài Loan
Tháng 9-1967, Mỹ tăng cường đưa mật vụ Đài Loan vào những khu vực có người Hoa để nắm tình hình và điều tra cơ sở cách mạng. Phong trào tiêu diệt lính Đài Loan được phát động rầm rộ. Khi đó bà Ngọc Anh được giao nhiệm vụ ám sát tên Chung Tao, Đại tá đặc vụ trưởng Đài Loan, ngay tại nhà hắn trên đường Huỳnh Mẫn Đạt, quận 5 bây giờ.
Bà nhớ lại: “Sau nhiều ngày đêm theo dõi đường đi lối về cũng như giờ giấc của tên đặc vụ, tôi thấy cứ 12 giờ trưa là tên này đi xe ô tô Mỹ đậu trước hẻm và đi bộ vào. Một sáng cuối tháng 9, tôi cùng Thanh Hồng đi Honda tới mai phục trước cổng nhà Chung Tao nhưng chờ hoài không thấy. Đến hơn 12 giờ, một tiếng nổ lớn vang trời tại Đại sứ quán Đài Loan. Tôi nói với Thanh Hồng chắc đội nào đánh đại sứ quán, có khi tên Chung Tao chết ở đó rồi cũng nên.
Hai chị em chờ thêm chút nữa đến gần 1 giờ chiều, khi đã quyết định ra về thì xe Chung Tao xuất hiện. Tên đại tá được hai người lính đưa về, quần áo xộc xệch, xây xát. Chung Tao cùng hai người lính đi bộ vào ngay trước mặt. Tôi nói Thanh Hồng nổ máy xe sẵn và đưa súng lên bắn hai phát vào lưng Chung Tao ngay trước cổng. Chung Tao ngã nhào, cặp táp của hắn rơi ra ngay sát chân tôi. Nhớ lời cấp trên nếu lấy được cặp Chung Tao thì càng quý vì trong đó có nhiều tài liệu nên tôi chạy lại tính cướp xong rồi chạy, nào ngờ Chung Tao chưa chết, dùng chân đá đúng ngay khẩu súng của tôi khiến cướp cò, “pằng” thêm một phát vào chân hắn. Súng rơi ra, hai tên lính bảo vệ chạy đến đánh vào đầu tôi đến ngất xỉu”.
Chết hụt trong vụ thủ tiêu của địch
Ngọc Anh bị bắt và chịu những ngày dài tra tấn trong Tổng nha Cảnh sát. Ngày 14-11-1968, Tòa án quân sự Mỹ đưa cô ra xét xử. Trước khi tuyên đọc bản án, viên thẩm phán hỏi to: “Cô Phùng Ngọc Anh là người Hoa kiều sống ở Chợ Lớn, chính quyền Việt Nam Cộng hòa luôn có những chính sách ưu đãi đặc biết đối với người Hoa. Vậy tại sao cô lại đi làm Việt cộng chống đối chính quyền, phá rối trị an?”.
Trước sự chứng kiến của đông đảo quan chức Mỹ, Ngọc Anh trả lời dõng dạc: “Tôi là người Hoa kiều nhưng sinh ra tại Việt Nam, ăn cơm gạo Việt Nam mà lớn lên. Nay đất nước Việt Nam bị Mỹ xâm lược, tôi có nghĩa vụ cùng nhân dân Việt Nam đứng lên chống Mỹ”.
Sau khi chiến dịch Mậu Thân nổ ra, đêm mùng hai tết, địch đưa Ngọc Anh cùng anh Trần Văn Kiểu, chị Lê Thị Riêng và một số người khác lên một chiếc xe chạy từ Tổng nha Cảnh sát ra Chợ Lớn. Trên đường đi, toán lính thủ tiêu toàn bộ số người trên xe bằng cách xả súng từ phía sau như một cái cớ bị Việt cộng phục kích trên đường. Toàn bộ tù nhân trên xe đều hy sinh, duy chỉ có Ngọc Anh sống sót, bị một viên đạn găm vào đùi ngất xỉu, lúc tỉnh dậy Ngọc Anh thấy chị Lê Thị Riêng nằm đè lên che đạn thay mình. Cô chỉ kịp với lấy cây kẹp tóc trên đầu chị Lê Thị Riêng làm kỷ niệm…
Địch chạy xe đến nhà xác của nhà thương Chợ Quán, Ngọc Anh được một bác sĩ phát hiện còn sống nên đưa tới nhà thương tù. Đến cuối năm 1969, Ngọc Anh bị đày ra Côn Đảo. Năm 1974, bà được trao trả tự do.
▲▲▲
Khoảng năm 2000 có người đã gửi đề nghị phong danh hiệu anh hùng cho “Tiểu Long nữ” Phùng Ngọc Anh. Bà cười khi kể lại chuyện này và nói: “Anh hùng đâu phải dễ, đến ông Tư Chu, Chỉ huy trưởng lực lượng Biệt động Sài Gòn, mà đến trước lúc chết ba tháng mới nhận danh hiệu anh hùng huống hồ gì tôi. Công lao nhỏ bé, văn hóa, chính trị tôi không bằng ai. Anh hùng ở trong tim thôi. Khi đất nước bị xâm lược là biết đứng lên, quên mình chống giặc. Tôi chỉ mong được cái huân huy chương gì đó để khi chết có cái để thờ...”.
Tấm ảnh đi trọn vòng Trái đất
Những năm tháng bị tù đày, Ngọc Anh bị địch nhúng đôi bàn tay vào một loại hóa chất để kiểm tra các loại vũ khí đã qua bàn tay cô. Kết quả là đôi bàn tay của “Tiểu Long nữ” cháy xèo xèo đau đớn.
Bức ảnh chụp bàn tay cô được một nhà báo Mỹ chụp lại sau đó một năm và đưa về trưng bày trong kho lưu trữ dữ liệu chiến tranh Mỹ.
Gần 40 năm sau, một sinh viên Mỹ có tên Molly thực hiện đề tài “Truyền thống người phụ nữ Việt Nam” đã phát hiện ra tấm ảnh. Cô sinh viên này đã mang tấm ảnh ấy làm một hành trình nửa vòng Trái đất để lần tìm địa chỉ và gửi tặng cho bà Ngọc Anh.
HÀN GIANG - THÚY HẰNG - PHAN DUNG
(https://plo.vn/plo/cau-chuyen-anh-hung-bai-2-tieu-long-nu-the-ky-20-374811.html)

Friday 13 September 2019

Dầu cháo quảy có liên quan gì đến ma quỷ?


Quảy là một thứ bánh bột nổi chiên dầu, khuyết phần giữa nhìn như hai người dính nhau. Tương truyền rằng đời Nam Tống có cặp vợ chồng gian thần Tần Cối chuyên hãm hại người trung lương; nhân dân oán hận làm ra thứ bánh này, đem chiên trong dầu sôi và ăn cho bõ ghét. Dầu cháo quảy/ giò cháo quảy là âm của , âm Hán Việt là du tạc quỷ, nghĩa là quỷ chiên dầu. Rất có thể là biến âm của油炸檜 (âm Hán Việt là du tạc cối, tức tên Tần Cối chiên dầu)
Thực ra ở nhiều nơi khác trên đất Trung Quốc và ở nhiều nước châu Á khác cũng có bánh quảy với tên gọi không có liên quan gì đến quỷ. Cái chỗ khuyết trên bánh là để xé bánh cho dễ mà thôi.
Dầu cháo quảy được dịch trong các thực đơn tiếng Anh là  Chinese oil stick / Chinese donut / Chinese cruller / Fried bread stick / Chopstick cake, không gợi mối liên hệ nào đến quỷ lẫn Tần Cối.

Thursday 29 August 2019

Ai chứng lý lịch cho Bác Hồ?



Hồi sắp lấy vợ, ra phường xin xác nhận tình trạng độc thân, phường chứng:
-Anh M thường trú tại địa phương từ năm Y đến nay, không đăng ký kết hôn tại địa phương trong thời gian này.
-Từ hồi đủ 18 tuổi đến giờ tôi đều ở đây, không đi đâu hết. Sao không thể chứng là tôi chưa bao giờ kết hôn?
-Anh ở đây từ năm X đến giờ nhưng từ năm X đến năm Y hộ khẩu của anh ở trong trường. Ai biết anh có đăng ký kết hôn ở trường không?
Nói nghe có lý. Nhưng trường cũ giờ đã giải thể, chia làm hai trường mới. Trường mình học là trường ở quận 1:
-Hộ khẩu hồi đó ở quận 5 thì dzô quận 5 mà tìm.
Trường ở quận 5 bảo:
-Mười mấy năm rồi... Không biết phải làm sao.
Đứng ngẩn ngơ nhưng thằng mất sổ gạo rồi thất thểu đi ra. Tình cờ gặp ông V, phó phòng tổ chức, hỏi:
-Anh bảo em phải làm sao?
Ông V cười:
-ĐM... mày đưa đây tao chứng cho rồi vào lấy con dấu.
Ông V không phải là người quen thân, chỉ biết nhau lúc trường cũ chưa chia tách. Mình còn không biết ông ấy có vợ hay không. Có lẽ có, không chắc.
Bây giờ thành ra người có vợ có con là nhờ năm xưa không đi ra sớm quá hay trễ quá, đúng lúc ông V chạy xe vào.
Chỉ một chi tiết là độc thân hay không độc thân trong thời gian mấy năm ngắn ngủi đó thôi mà không ai xác nhận được chỉ vì trường cũ chia thành hai trường mới chứ không phải là chuyện vật đổi sao dời gì. Thử hỏi các nhà cách mạng nước ta khi bôn ba nơi hải ngoại, khi lặn lội nơi rừng sâu núi thẳm, thay tên đổi họ liền liền thì lúc ngồi khai lý lịch, ai chứng? Rồi không lẽ vì vậy mà nhịn lấy vợ, lấy chồng? Hay vẫn có những người chứng đại cho mình? 

Sunday 14 July 2019

Hội cắt tóc dê là gì ?


Đó là lễ quốc khánh Pháp. Người Việt xưa còn gọi lễ này bằng các từ mượn âm Pháp sau:
cách to du dếch quatorze juillet.[i]
cách tót duy dê quatorze juillet.[ii]
cách tót ruy dê quatorze juillet.[iii]
cát to dui dê quatorze juillet.[iv]
cát tó quatorze.[v]
cát tó duy dê quatorze juillet.[vi]
cát tó giuy ê quatorze juillet.[vii]
cát tót quatorze. Lễ ~ mà gặp phép đờ pe Le Quatorze Juillet célébré en même temps que la Fête de Paix.[viii]
cắt tóc dê quatorze juillet.[ix]


[i] NQT (1992:109)
[ii] * Ngoài ra còn có một danh từ khác thông dụng hơn, là lễ « Cách-tót-duy-dê », phiên âm theo tiếng Pháp. Nguyễn Vỹ (1970a:210)
* Trừ ngày Tết Việt-Nam có tính cách nghi-lễ gia đình nhiều hơn, người ta có thể nói rằng « lễ Cách-tót-duy-dê » là một ngày đại hội toàn quốc tưng bừng náo nhiệt nhất trong năm, dưới thời đô hộ Pháp ở xứ ta. Nguyễn Vỹ (1970a:210)
* Ngoài ra, còn có một danh từ khác thông dụng hơn, là lễ "Cách-tót-duy-dê", phiên âm theo tiếng Pháp. Nguyễn Vỹ (2006:196)
[iii] Xin nhớ rằng lễ Quốc Khánh chính thức ở toàn cõi Ðông Dương dưới quyền đô hộ của Pháp là "Lễ Chánh Trung" 14 tháng 7 dương lịch mà thường dân vẫn gọi là lễ "Cách tót ruy dê". Nguyễn Vỹ (2006:406)
[iv] VHS (1999:410)
[v] * Được hai ngày nghỉ hội « cát-tó »,
Một đoàn quan phán làm cùng tòa :
Dăm bảy ông trẻ, vài ông già
Kéo ra Sầm-sơn để hóng gió. Phong Hóa Tuần Báo số 109 (1934:6, Tú Mỡ)
* Đỉnh đồi, một anh đứng giữa đường, tu biđông nước ừng ực, cái mũ sắt kiểu tây năm cát tó ngửa về đằng sau. Nguyn Đình Thi (2005x:214)
* Người xem các nơi trảy hội về Tây “cát-tó duy-dê”, còn gọi là hội “cát tó”, hay là hội cắt tóc dê” ngày mười bốn tháng bảy tây. Tô Hoài (2007m:17-18)
NQT (1992:117)
[vi] Người xem các nơi trảy hội về Tây “cát-tó duy-dê”, còn gọi là hội “cát tó”, hay là hội cắt tóc dê” ngày mười bốn tháng bảy tây. Tô Hoài (2007m:17-18)
[vii] * Sáng hôm sau, Huỳnh Thúc Kháng đến quan sát tang chứng cuộc sửa soạn bạo động ngày diễn binh cát-tó giuy-ê 14-07. Nam Dao (2007-1:237)
[viii] * Năm đít-nớp-xăng-đít nớp lễ cát-tót mà gặp phép đờ-be. Nam Phong Tạp Chí số 25 (1919:86, Tôn-Thất-Chử, Phạm Huân sao lục)
* Rồi thì mỗi năm ngày hội Cát-tót có giấy mời đi xem Điểm-binh có ghế riêng trên rạp ngồi vắt vẻo chứ chẳng bị chen ngã siêu ngã vẹo hay đội xếp vụt tối tăm mặt mũi như bọn thường dân. Phong Hóa Tuần Báo số 22 (1932:11, H Thiện Căn)
* Năm đít-nớp-xăng-đít nớp
Lcát-tótgặp phép đờ pe. Lãng Nhân (1963:59)
[ix] Người xem các nơi trảy hội về Tây “cát-tó duy-dê”, còn gọi là hội “cát tó”, hay là hội cắt tóc dê” ngày mười bốn tháng bảy tây. Tô Hoài (2007m:17-18)

Tuesday 9 July 2019

Lấy tắc xi hay đón tắc xi?


Sách báo trong nước phân biệt lấy tắc xi với đón tắc xi. Lấy tắc xi là thường là trộm tắc xi, và có khi nghĩa là dùng / sử dụng, tức là tự mình lái chiếc xe ấy, như ta vẫn nói: Đừng đi bộ, lấy xe đạp đi cho nhanh. Khi cần sử dụng dịch vụ tắc xi, người ta đón / gọi / ngoắc / bắt / kêu tắc xi.
Ở nước ngoài lấy tắc xi có thể được hiểu như đón tắc xi. Người ở Pháp thì chịu ảnh hưởng của cách nói prendre un taxi và từ điển Pháp Việt thường ghi nghĩa đầu tiên của prendrelấy. Tiếng Anh thì có to catch / to get  / to take a taxi, dịch là lấy tắc xi rất tiện. Một vị giáo sư tiến sĩ Việt học nọ ở Úc đường hoàng viết:
Trước đó hai ngày, tôi cũng rời nhà lấy taxi đến phi trường Melbourne vào lúc 9 giờ sáng
Dịch từng từ một ra tiếng Anh theo kiểu người bắt đầu học tiếng Anh hay tiếng Việt vẫn làm rồi dịch ngược trở lại tiếng Việt vẫn theo kiểu ấy thì người trong nước hiểu là giáo sư đón tắc xi chứ không trộm xe cũng không tự lái xe. Với người sử dụng tiếng Việt ở Úc, không ai cảm thấy cách nói ấy là chướng. Gần như ai cũng nói thế. Quen miệng, quen tai mất rồi.

Monday 3 June 2019

Kỳ tích lão ngư bắn tan xác máy bay siêu thanh bằng…phát súng trường (Tuyết Lan & Đào Bình - Báo Pháp Luật Việt Nam)


Ông Phạm Hữu Hân cho biết, bức hình đen trắng chụp người dân quân với cây súng trường tại hầm trực chiến treo trong gian nhà là tấm ảnh duy nhất do một nhà báo về địa phương chụp lại sau ngày ông bắn rơi máy bay. 45 năm đã trôi qua, tấm ảnh đã hoen mờ như chính cuộc đời thăng trầm của người xạ thủ từng bắn hạ chiếc máy bay F4H với vận tốc âm thanh của không lực Mỹ chỉ bằng… một phát súng trường.

[links()] Trong gian nhà lộng gió nơi vùng biển Quỳnh Nghĩa (huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An), thứ duy nhất gợi nhớ một thời oanh liệt của chủ nhân chính là bức hình đen trắng chụp người dân quân với cây súng trường tại hầm trực chiến. Ông Phạm Hữu Hân cho biết đây là tấm ảnh duy nhất do một nhà báo về địa phương chụp lại sau ngày ông bắn rơi máy bay. 45 năm đã trôi qua, tấm ảnh đã hoen mờ như chính cuộc đời thăng trầm của người xạ thủ từng bắn hạ chiếc máy bay F4H với vận tốc âm thanh của không lực Mỹ chỉ bằng… một phát súng trường.
Người hùng Phạm Hữu Hân
Người hùng Phạm Hữu Hân
Cả làng mổ trâu mừng chiến công
Trong cuốn sách “Lịch sử lực lượng vũ trang nhân dân huyện Quỳnh Lưu” (NXB Quân đội nhân dân) có ghi: “Ngày 27/12/1967, lực lượng dân quân xã Quỳnh Nghĩa trực chiến tại mỏm Đầu Rồng bằng 3 viên đạn súng trường quật tan xác một máy bay F4H, máy bay rơi cách trận địa khoảng 300 mét” (T197).
Tuy nhiên, ông Phạm Hữu Hân, người trực tiếp bắn rơi máy bay hôm đó đến nay vẫn khẳng định mình chỉ hạ máy bay bằng duy nhất một viên đạn.
Ở tuổi 87, ông Hân vẫn còn tráng kiện lạ thường. Gương mặt ông rạng ngời khi nhắc đến những ngày đi dân quân chống Mỹ. Đó là chiều ngày 27/12/1967, như thường lệ ông có mặt trong tổ dân quân du kích gồm 3 người trực chiến tại mỏm Đầu Rồng làm nhiệm vụ cảnh giới máy bay bằng mắt thường.
Bỗng tiếng gầm rú của máy bay từ xa bay đến mỗi lúc một gần, rồi cứ thế chúng lượn đi vòng lại như khiêu khích. Một chiếc máy bay lao vụt qua, lại tiếp một chiếc nữa lượn xuống sát sàn sạt mỏm Đầu Rồng. Gió rít ghê rợn, cây cối ngả nghiêng cả.
Lão ngư kể lại: “Khi ấy tôi nắm chặt cây súng, mắt không chớp theo dõi chiếc máy bay lượn qua lượn lại, chộ (nhìn) rõ cả tên phi công. Vừa lúc nghe tiếng người đội trưởng hô “Bắn”, tôi ngắm thẳng trên đầu máy bay rồi bóp cò.
Chiếc máy bay trúng đạn bốc khói, lảo đảo ít giây như thằng say rượu rồi lao thẳng xuống biển cách hầm bắn chừng 300m. Tôi vẫn còn nhớ khoảnh khắc viên đạn từ nòng súng của mình bay ra nhắm trúng đích, rồi chiếc máy bay lao xuống, mọi người nhảy cẫng lên hò reo”.
Cuộc tìm xác máy bay diễn ra rất nhanh. Đều là ngư dân sống trên sóng nước, chỉ cần nhìn váng dầu nổi trên mặt biển là đội dân quân đã xác định chính xác vị trí máy bay rơi. Sau khoảng 3 giờ đồng hồ, các thợ lặn là ngư dân chuyên nghiệp xã nhà đã vớt được xác máy bay gồm những mảnh vỡ nát.
Sáng hôm sau ông Hân được đại diện tổ dân quân mang những mảnh vỡ máy bay về trụ sở UBND xã để đơn vị chức năng của Quân chủng Phòng không – Không quân lấy làm bằng chứng.
Sự góp mặt của những cao niên trong xóm đến chơi khiến câu chuyện của người dân quân năm xưa thêm phần sôi nổi. Tất cả các bậc cao niên đều nhắc đến ngày ăn mừng sự kiện ông Hân bắn hạ máy bay địch bằng một phát súng trường.
Ông Hân cười: “Xã năm đó đã cho mổ một con trâu của Hợp tác xã để ăn mừng thắng lợi. Cả làng vui như có hội, ai cũng phấn khởi vui vẻ”.
Tiệc mừng được tổ chức hai ngày một đêm, thanh niên nhảy múa hát ca, người già uống rượu đọc thơ để mừng chiến công của người ngư dân anh hùng. Trên đất biển Quỳnh Nghĩa, chưa có bữa tiệc liên hoan nào “hoành tráng” như tiệc mừng chiến công bắn hạ máy bay ngày đó.
Ba người trong tổ dân quân của ông Hân còn được thưởng, mỗi người được nhận một bộ quần áo, một chiếc chăn dù vì đã lập được chiến công hiển hách.
Theo ông Hân, sau này ông mới nghe người ta nói chuyện về chiếc máy bay ông bắn hạ là loại F4H được mệnh danh là “bóng ma trên bầu trời” với vận tốc siêu âm, hỏa lực mạnh và hiện đại bậc nhất trong không lực Mỹ.
Ông khẳng định: “Tôi mới chỉ bắn duy nhất một viên đạn. Loại súng tôi sử dụng là súng trường K44, chỉ bắn tỉa từng phát một, lên đạn bằng khóa nòng thủ công. Khi bắn xong một phát, muốn bắn tiếp phải giật khóa lên đạn lại”. Ông chưa kịp lắp viên đạn thứ hai thì chiếc máy bay vừa trúng đạn đã đâm đầu xuống biển.
“Tình huống bất ngờ quá, viên phi công không cả kịp nhảy dù. Mọi người vẫn nói nếu thoát chết chắc hắn ngủ mơ cũng không thể tin chiếc chiến đấu cơ siêu hạng lại bị bắn rơi bởi một viên đạn từ khẩu súng trường cổ lỗ sĩ của những ngư dân quen đánh cá hơn đánh trận”, lão ngư cười.
Nhận định về nguyên nhân khiến “siêu phi cơ” tan xác chỉ vì dính một viên đạn súng trường, có người cho rằng ông Hân đã bắn phải “chỗ hiểm” của máy bay như thùng dầu, thùng dầu phụ hoặc một “huyệt” nào đó; lại thêm ở cự li cực gần nên máy bay mới rơi tại chỗ như vậy.
Ông Hân bên hầm trực chiến năm xưa
Ông Hân bên hầm trực chiến năm xưa
Kỳ tích bị lãng quên
Là người đã lập kỳ tích khiến cả thế giới phải ngạc nhiên, nhưng lạ là nhắc đến chiến công của ông, nhiều người trẻ trong làng nói chưa từng nghe. Ngoài một vài cụ cao niên nay đều đã gần 90 tuổi, hầu như mọi người đều lắc đầu không biết người từng bắn rơi máy bay bằng một phát súng trường nay ở đâu.
Theo lời giải thích của lớp trẻ, những nhân vật có “công trạng” thường được nhắc tới trong các dịp kỷ niệm hoặc các sự kiện gặp mặt, nói chuyện, nhưng không thấy ông Hân xuất hiện bao giờ. Kỳ tích của ông vì thế không được nhắc tới thường xuyên, rồi dần dần bị lãng quên.
Ông Hân là người duy nhất trong tổ dân quân anh hùng năm xưa còn sống sót. Mỏm Đầu Rồng vẫn còn đó, một ngọn núi vươn mình ra biển có dáng oai hùng như hình đầu rồng, ngay dưới chân là bãi tắm Quỳnh Nghĩa long lanh cát mịn.
Trận địa cũ không còn nữa, hầm trực chiến nay không còn dấu vết. Những lần tha thiết trở lại kỷ niệm xưa, ông Hân lại băng băng leo lên đỉnh núi, nhưng lần nào ông cũng thất thần vì sự quạnh vắng lạc lõng của địa danh lịch sử ngay sát bên cạnh những trung tâm thương mại, bãi tắm ngày một náo nhiệt.
Ông Hân không buồn vì thành tích không được nhớ đến. Ngoài chuyện bắn rơi máy bay, ông kể nhiều về những năm tháng cùng anh em dân quân trực chiến trên biển. Ngày ấy khi những máy bay bị pháo của bộ đội bắn hạ, lính Mỹ thường nhảy dù xuống biển thoát thân. Ông Hân cùng anh em nhận nhiệm vụ “đón lõng” những giặc lái này để bắt sống. Đó thực sự là công việc của những chiến sỹ cảm tử trên mặt biển.
Trên đầu máy bay giặc lượn rát rạt hòng cứu người của chúng, nhiều chiếc thuyền ngư dân trúng bom bị phá nát, anh em ngư dân hy sinh rất nhiều. So với sự hy sinh của những anh em ngày đó, ông Hân cho rằng mình còn sống và lập chiến công đã là một sự may mắn lớn.
Nhắc chuyện xưa rồi chuyện nay, người ngư dân anh hùng để lộ tâm sự về một nỗi ân hận khiến ông canh cánh buồn phiền trong suốt cuộc đời. Người làng Quỳnh Nghĩa vừa tham gia dân quân vừa lao động sản xuất. Những ngày yên bình buông tay súng, ông Hân lại cùng người làng giong thuyền thả lưới.
Trong một lần đi lưới trúng đậm, mỗi hộ dân trong đoàn thuyền hôm ấy khi chia cá đều lấy thêm vài kg về cho gia đình. Nhưng chính từ việc này, ông đã bị quy kết là tham ô, bị kiểm điểm. Sự việc xảy ra sau khi ông lập thành tích bắn rơi máy bay Mỹ được một thời gian, đang làm hồ sơ để xét cấp Huân chương. Vụ “tham ô mấy kg cá” của ông Hân ngày đấy không khác gì “xì – căng - đan”, ông bị kỷ luật, không được xét cấp Huân chương.
Cả quãng đời sau này ông Hân chỉ lặng lẽ đi biển, kiếm cá về nuôi vợ con. Vợ mất cách đây sáu năm, ông hiện sống cùng người cháu trong ngôi nhà giữa làng biển Quỳnh Nghĩa.
F - 4H (Con ma) là một loại máy bay tiêm kích - ném bom tầm xa siêu âm hai chỗ ngồi hoạt động trong mọi thời tiết được hãng McDonnell Douglas thiết kế chế tạo trước tiên cho Hải quân Hoa Kỳ. Loại máy bay này đã được dùng trong quân đội Hoa Kỳ từ năm 1960 đến năm 1996, và là máy bay tiêm kích ưu thế trên không chủ yếu cũng như là máy bay chiến đấu ném bom chính của Không quân, Hải quân và Thủy quân lục chiến. F – 4H cũng được trang bị cho quân đội của nhiều nước khác, và \đến năm 2001 vẫn còn hơn một ngàn chiếc đang được sử dụng ở 11 nước trên thế giới.
Tuyết Lan – Đào Bình
(http://baophapluat.vn/dan-sinh/ky-tich-lao-ngu-ban-tan-xac-may-bay-sieu-thanh-bangphat-sung-truong-140094.html)

Sunday 2 June 2019

NGHỊ QUYẾT SỐ 84 NQ/TVQH NGÀY 12-5-1977 CỦA UỶ BAN THƯỜNG VỤ QUỐC HỘI PHÊ CHUẨN VIỆC ĐỔI TÊN VIỆT NAM THÔNG TẤN XÃ THÀNH THÔNG TẤN XÃ VIỆT NAM TRỰC THUỘC HỘI ĐỒNG CHÍNH PHỦ



NGHỊ QUYẾT SỐ 84 NQ/TVQH NGÀY 12-5-1977 CỦA
UỶ BAN THƯỜNG VỤ QUỐC HỘI PHÊ CHUẨN VIỆC ĐỔI TÊN
VIỆT NAM THÔNG TẤN XÃ THÀNH THÔNG TẤN XÃ
VIỆT NAM TRỰC THUỘC HỘI ĐỒNG CHÍNH PHỦ
UỶ BAN THƯỜNG VỤ QUỐC HỘI
NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
 
Căn cứ vào Điều 53 của Hiến pháp năm 1959 và Điều 4 của Luật tổ chức Hội đồng Chính phủ;
Theo đề nghị của Hội đồng Chính phủ,
QUYẾT NGHỊ:
UỶ BAN THƯỜNG VỤ QUỐC HỘI
NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Chủ tịch
TRƯỜNG CHINH

Lưu tại Trung tâm Lưu trữ
quốc gia III, phông Quốc hội.