Sunday 6 October 2019

Cái gì khớp với cái gì?


Nguyên bản của Sir Chapman viết bằng tiếng Anh:

I was informed it was a square and that the other sides correspond with the one we entered at.


Brian Wu dịch sang tiếng Việt thành:

Tôi được cho biết tòa thành này hình vuông và các mặt (thành) khác khớp với mặt Đông mà chúng tôi đã (đi) vào.


Google dịch thành:

Tôi được thông báo đó là một hình vuông và các mặt khác tương ứng với hình mà chúng tôi đã nhập vào.


Ganh tỵ quá.Người ta chỉ học thế thôi mà dịch một phát là được ngay như Google.

Tôi dịch:

Tôi được cho biết là tòa thành này có hình vuông và các mặt bên kia cũng giống như bên chúng tôi đi vào.




Saturday 5 October 2019

Nghĩa của từ XẨU trong XƯƠNG XÂU (Hoàng Tuấn Công - Tuấn Công thư phòng)

17 thg 8, 2019

NGHĨA CỦA “XẨU” TRONG TỪ “XƯƠNG XẨU”

Phở gánh Hà Nội
Ảnh: ST

HOÀNG TUẤN CÔNG

Có lẽ, các nhà biên soạn từ điển cho rằng, “xẩu” chỉ là yếu tố láy âm của “xương”, nên đã xếp “xương xẩu” vào diện “từ láy” và giải nghĩa như sau:
Từ điển từ láy tiếng Việt” (Viện Ngôn ngữ - Hoàng Văn Hành chủ biên): XƯƠNG XẨU I. dt. Phần xương (nói khái quát); thường dùng để ví với cái khó làm, khó ăn. Trâu bò gầy, xương xẩu nhô cả ra. Phải nhận phần đất xương xẩu nhất. II. Gầy đến mức nhô cả xương ra. Người gầy gò, xương xẩu”.

-"Từ điển từ láy dành cho học sinh" (Th.S. Bùi Thanh Tùng - Ngô Thu Phương - Nguyễn Huy Hoàn): "Xương xảu d. tt. id. Như xương xẩu"; "xương xẩu 1. dt. Xương (nói khái quát), thường dùng để ví với cái khó làm, khó ăn. 2. tt. Gầy đến mức nhô cả xương ra".
-"Từ điển tiếng Việt thông dụng" (Có chú thông tin từ láy - Vietlex): "xương xẩu (láy) d.t.; d. 1 xương của thú vật hoặc phần xương còn lại sau khi đã ăn hết thịt [nói khái quát]: con bò gầy xương xẩu nhô ra. 2 ví cái người khác đã vứt bỏ, chẳng mang lại lợi lộc bao nhiêu: ruộng ngon đã chia hết, chỉ còn toàn xương xẩu; t. gầy đến nhô xương, nổi xương lên: khuôn mặt xương xẩu".
Vậy, có phải “xẩu” láy âm của “xương” không?
Trong hàng chục cuốn từ điển tiếng Việt (kể cả từ điển phương ngữ) chúng tôi có trong tay, duy nhất “Từ điển từ và ngữ Việt Nam” (GS. Nguyễn Lân) thu thập và dành cho “xẩu” riêng một mục từ: “xẩu • dt. Như Xương <> Những xương cùng xẩu”. Câu “Những xương cùng xẩu” mà cuốn từ điển này lấy làm ví dụ, chính là trích dẫn từ bài đồng dao “Rồng rắn lên mây”: Những xương cùng xẩu”/“Những máu cùng me”.
Trong thực tế, không hẳn “xẩu” cũng giống như xương”, hoặc chính là “xương”, mà còn có nghĩa rộng hơn, được dùng để chỉ các loại “phụ phẩm” của gia súc, trâu bò sau khi mổ thịt, như xương vụn, gân thịt vụn lẫn với da, hoặc chút lòng, lá sách… bán theo mớ, nấu chung thành một món. Ví dụ món "xẩu bò nấu khế" chẳng hạn.
Xương phở
Ảnh: ST

Nghĩa riêng của “xẩu” được thể hiện rõ nhất là khi chỉ phần xương bao gồm nhiều loại, đang còn dính chút thịt, bạc nhạc, gân, da...mà người ta thường hầm để lấy nước dùng. Sau đó, phần “xẩu” đã hầm nhừ lại trở thành món gặm riêng. 
  Trong bài “Phở”, Nguyễn Tuân đã ngạc nhiên khi nhận ra “xẩu” không phải là “tiếng đệm” (tức láy âm) của “xương”. Ông viết: “Vì hay la cà với phở, mà tiếng nói của tôi được chính xác và giầu có thêm lên. Trước kia tôi cứ tưởng chữ “xương xẩu” là một tiếng đôi, và chữ “xẩu” chỉ là một tiếng đệm. Ông hàng phở đã làm cho từ ngữ tôi hôm ấy thêm lên một danh từ: xẩu khác với xương, dùng để chỉ những cái đầu xương phở có dính thịt và gân róc chưa hết. Tôi đã thấy những người phu xe kéo vào hiệu phở gọi một chén rượu với một bát “xẩu”...”
Dân nhậu hoặc những người khoái món “xẩu” (phụ phẩm của nồi nước dùng) còn đặt thêm cho nó những cái tên nghe thật kinh khủng: "hài cốt", “bốc mả”!
Nhiều cuốn từ điển thu thập và giải nghĩa “xương xẩu” phần nào cho thấy tính chất hợp nghĩa của “xương” và “xẩu”:
-Việt Nam tự điển (Lê Văn Đức): “xương xẩu • dt. (đ) Tiếng gọi chung bộ xương: Xương-xảu gì nhỏ quá. • tt. Cứng rắn, rắn-rỏi: Vẻ mặt xương-xảu”.
-Từ điển tiếng Việt (Văn Tân chủ biên): “xương xẩu • t. 1 Có nhiều xương <> Cá này xương xảu lắm. 2 Gầy gò quá <> Người xương xảu. 3 Đem lại quá ít quyền lợi, khó khai thác <> Mảnh đất xương xảu”.
-Từ điển tiếng Việt (Vietlex): xương xẩu I d. 1 xương của thú vật hoặc phần xương còn lại sau khi đã ăn hết thịt [nói khái quát]: con bò gầy, xương xẩu nhô ra ~ xương xẩu vãi đầy ra chiếu. Đn: xương xóc. 2 ví cái người khác đã vứt bỏ, chẳng mang lại lợi lộc bao nhiêu: ruộng ngon đã chia hết, chỉ còn toàn xương xẩu.II t. gầy đến nhô xương, nổi xương lên: “Mắt Nghĩa tối sầm lại khi nhìn kỹ vào gương mặt ông Xung quắt lại xương xẩu.” (Dương Hướng).
-Đại từ điển tiếng Việt (Nguyễn Như Ý chủ biên): “xương xẩu • I dt. Xương của thú vật hoặc xương vứt bỏ lại sau khi ăn nói chung: Con bò gầy quá, chỉ toàn xương xẩu <> vứt xương xẩu ra hố rác. • II tt. 1 Gầy guộc, dường như giơ hết xương ra: người xương xẩu gầy gò. 2 Thuộc loại vứt bỏ, không mang lại lợi lộc gì: Những việc xương xẩu mới đến lượt mình <> Người ta chỉ bỏ lại những mảnh ruộng xương xẩu thôi”.
Như vậy, trong từ “xương xẩu”, thì “xương” nghĩa là phần cứng làm khung, cốt cho da thịt, thân thể, vật thể…; “xẩu” cũng có nghĩa là xương, hoặc là những bộ phận cứng, dai, “khó nhằn” giống như xương nói chung. Theo đó, “xương xẩu” không phải là từ láy, mà là từ ghép đẳng lập, được hợp nghĩa bởi hai từ “xương” và “xẩu”.

                                                            HTC/8/2019

Friday 4 October 2019

Phải làm sao khi ngôn ngữ bất đồng?




Sir Brian (Nam Cali) mới đến xứ Nam Hà. Ông tự tin bước vào một quán cơm bụi, ngoắc người phục vụ. Người phục vụ chạy đến:
-Chú gọi món gì hả chú?

Sir Brian dõng dạc:
-Cho chú một chén cơm đun sôi mộc mạc.
-Là sao hả chú?

Sir Brian tươi cười dẫn giải:
-Là cơm thường đó. Không nói rõ là đun sôi, tiếng Anh là boiled, thì con mang cơm sống ra, ai ăn? Bởi vậy người cõi trên phải nói hơi khác người dưới này.


Người phục vụ hét nhà bếp:
-Một chén cơm không cho người cõi trên

Rồi quay lại ân cần hỏi khách quý: 
-Chú gọi thêm món gì nữa không?
-Lấy thêm cho chú món gạo chan (ngào) nước canh thịt nhé.
-Vậy chú ăn gạo sống hay gạo đun sôi?
-Sao cũng được. Nhưng canh thì phải chín, nghe chưa?
-Vậy chú ăn chan hay ngào?

Sir Brian ngẩn người:
-Khác nhau làm sao?

Người phục vụ giải thích:
-Ngào là mình rim với đường, còn chan thì mình chan thôi, không ngào. Tiếng Anh chú nói là gì?
-Là moistened đó.

Người phục vụ hiểu ra, hớn hở đáp:
-Dạ, để con kêu nhà bếp rưới hay chan hay trộn hay gì gì đó tùy nó miễn sao dọn lên thấy rice của chú nó moistened là được nha chú.

Sir Brian hết sức hài lòng:
-OK luôn.


Cơm dọn lên. Sir Brian nhăn mặt:
-Canh thịt sao lỏng le lỏng lét vậy?
-Dạ, chú kêu canh thịt mà, đúng không?
- Sao không giống bữa Sir Chapman đến ăn?
-Dạ, Sir Chapman kêu broth of meat. Ở làng con ai nấu ăn cho khách sạn năm sao thì gọi là nước broth. Trào Tây gọi là nước xúp bù don. Quán bình dân như quán con thì kêu nước lèo, nước hầm thịt, nước dùng..., tùy... nhưng không kêu là nước canh. Nước canh là phải lỏng lỏng như chú đang ăn đó.