Monday, 23 December 2024

Các từ xà bông / xà phòng từ đâu mà ra?

Bản nháp (đã sửa chữa mười ba lần) tạm lưu ở đây. Xin các bạn đọc và góp ý giùm để sửa tiếp vài lần nữa. Cảm ơn rất nhiều.

Sunday, 1 December 2024

Bi kịch ở đâu?

Học Viện Quốc Gia Nghệ Thuật Sân Khấu và Điện Ảnh (National Academy of Theatre and Film Arts) ở Sofia (Bun-ga-ri) có hai chuyên ngành bậc tiến sĩ là Sân Khấu Học và Nghệ Thuật Sân Khấu (mã số 05.08.01) và Điện Ảnh Học, Điện Ảnh và Truyền Hình (mã số 05.08.03). Văn bằng tiến sĩ số 24248 cấp ngày 15 tháng 8 năm 1996 thuộc mã ngành nào? Dĩ nhiên mã ngành có thể thay đổi vì ranh giới giữa các ngành có thể biến động, nhưng luận án ở NATFA không thể không có mã ngành.

Nghiên cứu sinh ở NATFA phải học tập, nghiên cứu và trình bày luận án bằng tiếng Bun. NATFA không có chương trình nghiên cứu sinh bằng tiếng Anh và cũng không có chế độ đào tạo cá nhân hay hàm thụ. Bạch Tuyết đã có mặt ở NATFA trong thời kỳ nào ? Chị học tiếng Bun đến trình độ nào ? Có thể đi shop bằng tiếng Bun được không ? Và ai viết bản luận án được cấp bằng số 24248? 

Theo báo Pháp Luật (và nhiều báo khác):

Vì đồng bảo vệ luận án ở cả Viện Sân khấu và Điện ảnh quốc gia Sofia nên Viện này đã trao bằng Tiến sĩ (số 24248) vào ngày 15-8-1996 cho NS Bạch Tuyết.

Theo phía NS Bạch Tuyết, ngày 31- 10 -1995, Đại sứ quán Việt Nam tại Anh, Bungaria có công văn báo cáo cho Bộ Văn hóa Thể thao và Thành ủy TP.HCM xác nhận NS Bạch Tuyết đã bảo vệ luận án nói trên và được các thành viên của Học viện Hàn lâm Kịch nghệ Anh (và Sofia, Bungaria) đánh giá cao.

Đồng bảo vệmột khái niệm rất lạ, chỉ Bạch Tuyết mới nghĩ ra được. Không nghiên cứu sinh nào vác một công trình đi bảo vệ hết chỗ này sang chỗ khác. Đó là gian lận. Làm sao tác giả và giám khảo có thể chỉ ra cái mới trong luận án nếu nội dung đó đã được công bố ở một nơi khác?

Khi giữa hai cơ sở đào tạo có thỏa thuận đồng hướng dẫn nghiên cứu sinh, nghiên cứu sinh chỉ cần bảo vệ luận án ở một nơi (nhưng vẫn tuân thủ mọi quy định hành chính ở cả hai nơi) và nhận bằng ở cả hai nơi. Trong trường hợp trường RADA và trường NATFA có thỏa thuận đồng hướng dẫn thì luận án đã bảo vệ thành công ở RADA bằng tiếng Anh đương nhiên được công nhận kết quả ở NATFA. Đồng bảo vệ (lại) để làm gì? Nhưng, có hay không một thỏa thuận như vậy giữa RADA và NATFA lại là một câu chuyện khác. Cả trăm năm nay RADA chưa từng đào tạo tiến sĩ thì thỏa thuận làm gì cho rách việc? Bây giờ hỏi Bạch Tuyết số hiệu của bằng tiến sĩ RADA chắc bà lại đẩy người đại diện ra tuyên bố:
Từ một bài viết của một cá nhân để xảy ra vụ việc ồn ào như trên, chúng tôi cũng đành chịu, không biết giải thích gì thêm. Chúng tôi đã cung cấp giấy tờ, bằng chứng, còn việc tin hay không là của dư luận" - đại diện NSND Bạch Tuyết nói.

Ông gì đó đã nói rằng một người nghệ sĩ tài danh mà trình độ học vấn không tương đương với cái văn bằng mình mơ ước thì sự chông chênh ấy thật sự là một bi kịch. Đúng quá.