Sunday, 7 April 2013

NHÂN SỬA MỘT CHỮ SAI - Phan Văn Các

5.Nhân sửa một chữ sai (TBHNH 2002)
Cập nhật lúc 23h20, ngày 03/04/2007

NHÂN SỬA MỘT CHỮ SAI

PHAN VĂN CÁC

PGS. Viện Nghiên cứu Hán Nôm

      Chữ ấy ở trong cuốn sách “Đình Việt Nam” Community Halls của hai tác giả Hà Văn Tấn – Nguyễn Văn Kự1.

      Phải nói ngay rằng đó là một cuốn sách đã được thực hiện rất công phu. Trong Lời nói đầu, các tác giả đã viết: “Trong quá trình biên soạn cuốn sách Đình Việt Nam, chúng tôi đã được thừa hưởng những công trình nghiên cứu về đình trước đây của các học giả trong và ngoài nước, những tư liệu lưu trữ của các cơ quan khoa học và sự giúp đỡ quý báu của Trung tâm Khoa học xã hội và nhân văn Quốc gia, Cục Bảo tồn bảo tàng (Bộ Văn hoá Thông tin), Viện Khảo cổ học, Nhà xuất bản Thành phố Hồ Chí Minh, Sở Văn hoá Thông tin, Bảo tàng, Ban Quản lý di tích các tỉnh, các thành phố, các cấp chính quyền, nhân dân các địa phương đoàn đã đến nghiên cứu và của các bạn đồng nghiệp”.

      Sách đã được dịch sang tiếng Anh bởi Giáo sư Keith Weller Taylor, nhà Việt Nam học có tiếng, Chủ nhiệm khoa châu Á, trường Đại học Cornell Hoa Kỳ, và xuất bản bởi NXB Thành phố Hồ Chí Minh, gồm 436 trang, in trên giấy cực tốt với 520 ảnh màu chụp rất đẹp.

      Sau một bài khảo cứu (68 trang) công phu về nguồn gốc, kiến trúc đình qua thời gian và không gian, điêu khắc đình làng, về thần và tín ngưỡng ở đình, lễ hội ở đình, các tác giả đã tập trung giới thiệu một số ngôi đình tiêu biểu (62 ngôi) trong cả nước từ bắc đến nam.

      Có thể nói các tác giả đã đạt được mong muốn của mình và cuốn sách rõ ràng là “có ý nghĩa không những đối với việc nhận thức văn hoá truyền thống Việt Nam” mà còn giúp vào “nhận thức về một xã hội đang trong quá trình biến chuyển hiện nay”.

      Sở dĩ phải nói dài dòng về cuốn sách như vậy là để thấy đúng công lao và thành tựu của các tác giả. Và một chữ sai mà chúng tôi phát hiện dưới đây chỉ là một hạt sạn nhỏ trong một công trình lớn.

      Nhưng chính vì đánh giá cao cả công trình, nên chúng tôi càng thấy cần thiết phải sửa chữ sai cá biệt ấy. Là tác phẩm của một nhà khoa học đầy uy tín, cuốn sách có thể sẽ được nhiều người tham khảo, viện dẫn. Thậm chí, biết đâu chính những người có trách nhiệm gìn giữ tôn tạo và thuyết minh di tích lại vì quá tin vào sách mà sửa lại chữ vốn đúng của di tích thì thật là tai hại.

      Ở các trang 148 và 150, khi miêu tả và giới thiệu đình Yên Sở, các tác giả viết: “Gian chính trong đình có bức hoành phi đề “Vạn cổ thiên thành”, nhưng không dịch nghĩa “Vạn cổ thiên thành” là gì.

      May thay, ở trang 152, ảnh số 64 Chính điện đình Yên Sở có chụp rõ bức hoành phi ấy. Thì ra đó là bốn chữ Vạn cổ can thành. Và chữ can với nét ngang ngắn trên đầu, đã bị đọc nhầm thành chữ thiên(với nét phẩy trên đầu). Có lẽ một phần “lỗi” tại chữ vạn ở đầu đã gợi cho người ta liên tưởng nhầm đến chữ thiên là “ngàn” ở sau. Nhưng lý do chính là ở bản thân can thành là một từ ghép tiếng Hán cổ, không được du nhập vào tiếng Việt.

      “Can thành” trong tiếng Hán cổ là một từ ghép đẳng lập gồm 2 từ tố danh từ: “can” vốn nghĩa là cái mộc, cái khiên, là từ đồng nghĩa của “thuẫn” , khí cụ phòng ngự. (Sách Phương ngôn方 言 của Dương Hùng cho biết: , 自關 而 東 或 謂 之 干, 關 西 謂 之 盾.Thuẫn, tự Quan nhi đông hoặc vị chi can, Quan tây vị chi thuẫn. Cái thuẫn, từ Hàm Cốc quan về phía đông có vùng gọi là can, phía tây Hàm Cốc quan gọi là thuẫn); thành là kiến trúc xây quanh đô ấp để bảo vệ nó, và khi cần phân biệt tỉ mỉ thì thành là thành bên trong, phân biệt với quách là thành bên ngoài. Can thành vốn là tên hai công cụ phòng ngự, tự vệ, ghép thành danh từ ghép song âm đẳng lập can thành với ý nghĩa là sự chở che, phòng vệ. Kinh Thi. Chu Nam. Thố tư .周南.兔罝 có câu: 赳 赳 武 夫, 公侯 干 城  Củ củ võ phu, Công hầu can thành. / Dáng vẻ oai hùng, các võ sĩ là tấm thuẫn là bức thành cho các công hầu (che chở nhân dân, gìn giữ cõi bờ). Còn có một từ Can thành 干 城  khác, là một địa danh ở nước Vệ thời Xuân Thu, tức thôn Can Thành phía bắc huyện Bộc Dương, tỉnh Hà Bắc ngày nay, thì không liên can đến trường hợp đang xét.

      Vậy là đã rõ: Vạn cổ can thành có nghĩa là “sự phòng vệ chở che muôn đời”, bức hoành phi ở đình Yên Sở. Đó chính là lời ca ngợi vị thần Phạm Tu hay Lý Phúc Man, người làng Cổ Sở, một tướng của Lý Nam Đế (541-548), được thờ tại đình này.

      Âu cũng là một trong những vấn đề muôn thuở của văn bản học chữ Hán: vì hình chữ giống nhau nên một khi không nắm vững ngữ nghĩa thì đọc chữ nọ, xọ chữ kia, điều mà người Hán đã từng đúc kết trong thành ngữ “lỗ ngư hợi thỉ” 魯 魚 亥 豕  hay như các cụ ta nói chữ “tác” vạc chữ “tộ”, chữ “ngộ” đánh chữ “quá” (/;/). Để khắc phục tình trạng đó, phương pháp cơ bản nhất đương nhiên là phải nắm vững ngữ nghĩa của từ và cấu trúc cú pháp Hán ngữ, song cũng có một cách làm thực dụng là liệt kê những cặp chữ có hình tương tự để ghi nhớ và tra cứu khi cần thiết. Dưới đây là một bản liệt kê những chữ thường dễ nhầm lẫn như vậy (130 cặp chữ).


ÁI
tên người (Lao Ái thời Chiến Quốc)
ĐỘC (độc ác)
BA
chữ của người Hoa Đông Nam Á. BA BA (người Hoa nam tính đẻ ra ở địa phương đó) (đảo Pa li ở In đô nê xi a)
ĐÁP (trả lời)
BẢN
benzen
BÁT (đần, vụng)
BẶC
(địa danh ở An Huy, huyện Bặc)
HÀO (lông tơ; mảy may)
BÂN
nho nhã 彬 彬 有 禮  (nho nhã lễ phép)
sam (cây sam)
sâm (địa danh, huyện Sâm ở Hồ Nam)
BỆ
trong 薜 荔  bệ lệ, tên cây.
TIẾT (họ Tiết)
BIỆN
họ Biện
CA, KHẢ (dịch âm)
BỘ
bến tàu, thành phố có bến tàu
PHỤ (núi đất; giàu có)
BỘ
簿
(hoặc BẠ) sổ, vở
BẠC (mỏng)
CẮNG
dai dẳng 古 及 今 Suốt từ xưa đến nay (cv. )
HỖ (qua lại, lẫn nhau)
CÂU
tên cây, trong 枸 橘 câu quất, 枸 杞 cẩu kỉ
CÂU trong 拘 留 câu lưu (tạm giam, giam giữ)
CẤU
giương cung; cái tròng. 入 我 彀 中 nhập cấu trung/ rơi vào tròng của ta ngã
CỐC (thóc; hạt cốc)
XÁC (vỏ cứng)
CỐT
trong汩 汩  [nước chảy] ào ào, cuồn cuộn
MỊCH (汨 羅  Mịch La, tên sông, nơi Khuất Nguyên tự trầm)
thân cây đậu
KI (cái ki, cái giành)
CỪ
tên sông, Cừ thuỷ ở Hà Nam (TQ)
KHỨU (bờ rôm; một nguyên tố á kim)
CỨU
cứu, một phép chữa bệnh của Đông y, trong 針 灸 châm cứu.
Chá (chả; trong 膾 炙  khoái chá)
CHẮP
chớp [mắt]
BIẾM (giáng chức; hạ thấp; chê)
CHỦ
một loài hươu (nói trong sách cổ), đuôi có thể làm phất trần.
TRẦN (bụi)
CHUY
chim cụt đuôi (nói trong sách cổ)
GIAI (đẹp, tốt)
CHI
be, nậm [rượu] thời cổ.
ÁCH (tai ách)
luyện kim
TRỊ (trị, chữa)
DẶC
mũi tên có buộc dây
QUA (cái dáo)
DỊCH
bờ 彊 埸  bờ cõi
trường (bãi; chỗ)
DỊ
(trong 肄 業  học chưa tốt nghiệp)
TỨ (buông thả; bừa bãi)
DIỂU
xa xôi, 杳 無 音 信  bặt vô âm tín
TRA (kiểm tra, tìm)
DU
trong tu du/chốc lát
TẨU (ông già)
DUYỆN
địa danh, châu Duyện (tỉnh Sơn Đông)
CỔN (áo cổn của vua)
dũ tù, chết trong tù
SẤU (gầy)
DỮU
cái be, cái nậm [rượu] thời cổ
LỖ (nước chát, nước đặc)
DỮU
địa danh, 大 庾 嶺 Đại Dữu Lĩnh; họ Dữu
SẤU (gầy)
ĐANG
tủ, ngăn tủ, 檔 案 đang án/hồ sơ, tài liệu lưu trữ
ĐÁNG (ngăn trở; che cản)
ĐÊ, ĐỂ
căn bản; tên riêng một dân tộc cổ đại ở Trung Quốc
THỊ (họ)
ĐỊCH
chim trĩ dài đuôi; tên người 墨 翟  Mặc Địch, triết gia Tiên Tần
(họ Cù)
ĐIÊU
ngậm, tha, cắp bằng mồm
ĐAO (lầu bầu); THAO (được nhờ)
ĐẠP
rườm, lặp
DIỂU (xa xôi)
ĐÀ
sải tay
ĐỘ (mức độ)
ĐỒ
một loài rau đắng 荼 毒 生 靈 đồ độc sinh linh/ tàn hại sinh linh
TRÀ (chè)
GIÀ
cái khèn (nhạc cụ dân tộc thiểu số)
GIA (cà)
GIAN
một loài cỏ 草 菅 人 命 thảo gian nhân mạng/coi mạng người như cỏ rác
QUẢN (ống; quản lý)
HANH
hanh thông, thuận lợi, trót lọt
HƯỞNG (hưởng thụ)
HỒ
cái cung; đường cong
(mồ côi; cô đơn)
HẠP
sao chẳng, tại sao không
CÁI (đậy, che, đắp, trùm)
HẦU
tước hầu 王 侯  vương hầu
HẬU (mùa, thời tiết; chờ, đợi)
HOÀI
tên sông, Hoài hà
CHUẨN (cho phép)
HOÀN
họ Hoàn 盤 桓  bàn hoàn/quẩn quanh
HẰNG (vĩnh hằng, không đổi)
HOANG
trong 病 入 膏 肓 bệnh nhập cao hoang/bệnh tình nguy kịch, vô phương cứu chữa
MANH (mù)
HUỲNH
địa danh. 滎 經  Huỳnh Kinh, ở Tứ Xuyên 滎 陽  Huỳnh Dương ở Hà Nam (TQ)
VINH (vinh, vẻ vang)
KHÁNG
cái giường lò
KHANH (cái hố, cái rãnh)
KHOA
cái hang ổ, 窠 臼  khoa cữu/cách thức có sẵn, khuôn sáo
SÀO (cái tổ chim)
KHỔN
đường đi trong cung vua
HỒ (cái bình, cái ấm)
KHIÊU
ván trượt tuyết; guốc trượt bùn
KHIỀU (khều, bẩy)
KHOÁN
khoán; hợp đồng; vé
QUYỂN (quyển sách; cuốn)
thần Đất
CHI (tôn kính)
KIỀM
con dấu. 鈐 記  kiềm kí/con dấu cơ quan đoàn thể thời xưa, thường có hình chữ nhật, không trịnh trọng bằng ấnquan phòng
LINH (chuông nhỏ)
KỈ
mình; ngôi 6 trong 10 can
(đã)
TỊ (giờ tị, ngôi 6 trong 12)
hi vọng; tên gọi khác của tỉnh Hà Bắc (TQ)
DỰC (cánh)
KẾ
trong 大 薊  đại kế/một loại cây làm thuốc; 薊 馬  kế mã/con bọ lông (một loài côn trùng)
(họ Tô)
KIỂM
mi mắt
KIỂM (má, mặt)
LẠC
rõ ràng, nổi bật
LAO (chuồng súc vật; vật hi sinh; nhà tù; vững chắc)
LẬT
trong Lật Túc (một dân tộc thiểu số ở Vân Nam, Tứ Xuyên, TQ)
TÚC (trong Lật Túc, như trên)
LI
gặp phải [khó khăn, bất hạnh]
LA (cái lưới)
LIÊU
thưa thớt 寥 寥 無 幾 liêu liêu vô kỷ/lác đác không có mấy. 寂 寥 tịch liêu/vắng vẻ trống trải
LIÊU (họ Liêu)
LINH
mát. 泠 泠 linh linh/mát rượi; róc rách
LÃNH (lạnh)
LỖI
bắp cày, cái cày
LAI (đến, chữ giản thể của lai )
LUY
ốm yếu, gầy yếu
DOANH (thắng, được)
DOANH (họ Doanh, 嬴 政  Doanh Chính, họ tên Tần Thuỷ Hoàng)
LẠT
ngang ngược
THÍCH (cái gai; đâm)
LIỄN
xe người kéo; xe vua
BỐI (bọn; vai lứa, thế hệ)
MẠI
gắng sức
LỆ (khen, khích lệ)
MÃO
sao Mão (trong nhị thập bát tú)
NGANG (cất cao, hiên ngang)
MỊCH
vải che, che, đậy; số mũ (luỹ thừa)
MẠC (màn)
MIÊN
che lấp, không nhìn thấy
CÁI (xin, ăn mày)
MIỄN
(hoặc mẫn) cố gắng. 黽 勉  mẫn miễn/gắng sức, nỗ lực
QUY (rùa)
NHIỄM
họ Nhiễm. 冉 冉 nhiễm nhiễm/mềm rũ xuống; từ từ
TÁI (lại, một lần nữa)
NHUẾ
cái mộng (đồ gỗ) 方 枘 圓 鑿 phương nhuế viên tạc/mộng vuông lỗ tròn, vênh vẹo, không ăn khớp.
BÍNH (cái cán; quyền bính)
NHỤY
nhụy hoa
TÂM (bấc đèn; ngòi pháo; lưỡi rắn)
NOÃN
thẹn đỏ mặt
(tha tội)
HÁCH (họ Hách)
NGU
(hoặc NGUNG) góc 街 頭 巷 隅  nhai đầu hạng ngu/đầu đường góc phố
NGẪU (chẵn; tình cờ)
OÁT
quay, xoay. 斡 旋 oát toàn/hoà giải
CÁN (cái cán; thân; làm)
PHIẾN
mảnh, tấm; phim
BÀN (thanh củi, củi chẻ)
PHÙNG
gặp
BÀNG (họ bàng)
PHU
mu bàn chân
ĐIỆT (ngã)
QUYNH
then cửa, chốt cửa; đóng cửa
CỤC (cuộc, cục bộ, cục diện)
QUÝNH
[khác] xa
HỒI (về)
QUỲ
đường đi
ĐẠT (đến; đạt được)
SAN
lã chã. 潸 然 淚 下  san nhiên lệ hạ/lệ rơi lã chã
TIỀM (lặn, ngầm)
SỨC
sửa soạn; ra lệnh (quan sức cho dân)
SỨC (trang sức; đóng vai diễn)
SƯỞNG
thoáng; mở ra; để ngỏ. sưởng khai/rộng mở.
TỆ (rách nát, xấu)
SƯU
giấu
SẤU (gầy)
(tên riêng)
THÁC
khai thác; in rập
GIÁ (một loài cây dâu)
THÁC
cái mõ cầm canh
TÍCH (tách, phân tích)
SÁCH (bóc; dỡ; tháo rời)
THẢI
cho vay; vay; khoản vay
HOÁ (hàng hoá)
THẤP
sửa nhà
NHUNG (mềm; nhung hươu)
THẢNG
của, tiền trong kho
NỖ (gắng sức)
NOA (con; thê noa)
THẾ
xây [tường]
THÊ (pha trà)
THỊ
đậu xị [làm xì dầu]
CỔ (cái trống)
THỊ
hầu hạ
ĐÃI (đợi; đối đãi)
THỊ
cậy, dựa
TRÌ (giữ; nắm)
THIỆM
nuôi dưỡng; đầy đủ
CHIÊM (xem, chiêm ngưỡng)
THIÊM
(trong 豨 薟 hi thiêm/cây thuốc Đông y, để nấu cao)
THIÊM (ký tên; cái thăm, cái thẻ)
THƯ
trong 雎 鳩  thư cưu/một loài chim nước
HUY (ngước mắt nhìn), TUY (địa danh; tên sông)
THƯ
nhọt độc
ĐẢN (bệnh hoàng đản)
THỨ
thứ lỗi; trung thứ
NỘ (giận)
TỈ
sợ hãi. 畏 葸 不 前  uý tỉ bất tiền/sợ sệt không dám tiến.
TỂ (thằng nhóc; động vật còn bé)
TỈ
dời; di chuyển
ĐỒ (học trò)
TỈ
cái chiếu tre. sàng tỉ/giường chiếu
ĐỆ (thứ)
TIÊU
cây trúc nhỏ
DU ( 麥  du mạch, một loại lúa mạch nhỏ hạt)
TIỂN
họ Tiển
TẨY (rửa, giặt)
TÍCH
trong 淅 瀝  tích lịch/tí tách, rả rích (từ tượng thanh)
CHIẾT (trong địa danh Chiết Giang)
TOẢN
sưu tập tư liệu. 編 纂 biên soạn, 纂 修 toản tu
THOÁN (thoán đoạt, cướp ngôi)
TOẠI
thoả 遂 願 toại nguyện; 半 身 不 遂 bán thân bất toại
TRỤC (đuổi)
TRẠO
mái chèo
ĐIẾU (rơi; mất)
TRẮC
lên cao
THIỆP (lội; dính vào)
TRỤ
mũ trụ. 甲 胄  giáp trụ
VỊ (dạ dày)
TRỦNG
ngôi mộ
TRÁC (giũa; đẽo gọt)
TRỮ
con thoi
TRỮ (bày tỏ, giãi bày, trong 抒 情  trữ tình)
TÚC
thóc
LẬT (hạt dẻ)
TUNG
núi cao; địa danh 嵩 名  Tung sơn (núi ở Hà Nam TQ)
KHAO (rau khao tư)
TỤY
mờ ám 鬼 鬼 祟 祟  quỷ quỷ tụy tụy/gian tà ám muội
SÙNG (cao; sùng kính)
ỨC
nén xuống. 壓 抑  áp ức/kìm nén
NGƯỠNG (ngẩng, ngước lên)
ƯNG
ngực. 義 憤 填 膺  nghĩa phẫn điền ưng/lòng đầy căm phẫn
NHẠN (hàng giả, đồ rởm)
VU
cái vu (nhạc khí cổ, giống cái sênh)
竿
CAN (cây sào)
XA
họ Xa
(ta, tôi)
địa danh; họ Xá
KHỐ (kho)
TUẤT
tuất (ngôi thứ 11 trong 12 chi)
MẬU (ngôi thứ 5 trong 10 can)
THÚ (canh giữ; lính thú)
đừng, không được
MẪU (mẹ)
coi khinh, khinh nhờn. 欺 侮  khi vũ/bắt nạt, làm nhục
HỐI (hối hận)
YỂN
ngã ngửa.偃 旗 息 鼓Yển kì tức cổ/cuốn cờ im trống (thôi công kích, phê phán)
ÁT (nhổ lên, kéo lên 揠 苗 助 長  át miêu tự trưởng/kéo mạ lên cho mau lớn; nóng vội, đốt cháy giai đoạn.
BÀNG
to cồng kềnh
SỦNG (cưng chiều, sủng ái)
LỤC
địa danh, Lục Trực (ở Giang Tô, TQ)
GIÁC (góc; sừng)

Thông báo Hán Nôm học 2002, tr.46-62

Cổ súy cho tự xử là làm gì?


Cổ chữ Hán có nghĩa là cái trống.
Xúy (âm khác là xuy) chữ Hán  là thổi.
Lê Văn Đức (1970a:212) giảng cổ xúyđánh trống thổi sáo.
Cổ xúy đồng nghĩa với cổ vũ, cổ võ (Gustave Hue, 1937:102 ; Lê Văn Đức, 1970a:212).

Cổ súy không có nghĩa gì cả. Vì vậy không thể hiểu cổ súy cho “tự xử” nghĩa là gì. Nhưng báo Pháp Luật Thành Phố Hồ Chí Minh nhất định không chịu sửa cái tít vô nghĩa đó.


Đại từ điển tiếng Việt (Nguyễn Như Ý, 1999:449) có mục từ cổ súy nghĩa là hô hào và động viên, xếp ngay sau cổ vũ và ngay trước cổ xưa, tức là đó vốn là vị trí của cổ xúy, nhưng ai đó đã sửa xúy thành súy. Cổ súy, nếu có một mục từ như vậy, phải nằm ngay sau cổ sơ và ngay trước cổ sử ở trang 448.

Saturday, 6 April 2013

Tiếp tục tìm hiểu về xuất xứ và ý nghĩa địa danh Cổ Loa (Trần Trí Dõi)


Tiếp tục tìm hiểu về xuất xứ và ý nghĩa địa danh Cổ Loa
(Qua cách giải thích địa danh này của Giáo sư Đào Duy Anh)

• Trần Trí Dõi

1. Dẫn nhập

Trong hai bài viết trước đây, chúng tôi đã sơ bộ trình bày những vấn đề khác nhau liên quan đến việc tìm hiểu xuất xứ (hay nguồn gốc) và ý nghĩa ban đầu của địa danh Cổ Loa nhằm bổ sung cho cách giải thích về tên gọi này của giáo sư Đào Duy Anh [Đào Duy Anh, 1997]. Ở bài viết thứ nhất(1), chúng tôi đã tìm hiểu cách lập luận theo đó ông cho biết Cổ là cách Hán Việt hoá từ nôm "kẻ" trong tiếng Việt (với ý nghĩa là “làng”) mà thành. Đồng thời cũng nhờ cách giải thích nói trên của ông mà chúng ta nhận biết Cổ Loa, Khả Lũ (địa danh Hán Việt khác của Cổ Loa) xuất hiện trong thư tịch Hán Việt, sớm nhất, cũng chỉ từ thế kỉ XIII trở về sau.
Ở bài viết thứ hai(2), sau khi phân tích mối liên hệ ngữ âm giữa tên nôm và tên Hán Việt của 52 làng ở miền Bắc, chúng tôi cũng đã bước đầu chứng minh rằng khó có khả năng một thành tố chung của địa danh[FNT3a] nôm (thành tố chung kẻ trong phức hợp địa danh kẻ Loa) lại chuyển thành một yếu tố tên riêng Hán Việt (trong phức hợp địa danh làng Cổ Loa). Lí do khiến chúng tôi suy nghĩ như thế là vì cách chuyển đổi ấy là khác biệt với chuyển đổi của 52 tên nôm và tên Hán Việt theo kiểu Cổ Loa. Do đó, nếu có hiện tượng như giáo sư Đào Duy Anh nêu ra thì đó chỉ là duy nhất ở trường hợp địa danh Cổ Loa mà thôi. Nói một cách khác, cách giải thích của ông có vẻ chưa thật hợp lí khi phân tích tính hệ thống trong chuyển đổi địa danh tên làng từ nôm sang Hán Việt. Bởi vì khi cho rằng trong địa danh Hán Việt Cổ Loa, yếu tố Cổ là dạng chuyển đổi của kẻ, một yếu tố thuộc thành tố chung của phức hợp địa danh thì tính nhất quán do tư liệu có được (như chuyển đổi của 52 tên nôm sang tên Hán Việt đã phân tích) sẽ bị phá vỡ.
Cũng ở bài viết thứ hai, vì tình trạng nói trên, chúng tôi nghĩ rằng có thể có cách giải thích khác. Theo đó rất có thể Cổ Loa là địa danh Hán Việt liên quan về ngữ âm với một địa danh Hán Việt khác là Khả Lũ. Đồng thời cả hai địa danh Hán Việt này lại có mối liên hệ ngữ âm với địa danh nôm là chạ Chủ. Vậy là, ở đây hình như để tìm hiểu xuất xứ củaCổ Loa, theo chúng tôi, chúng ta sẽ phải tìm hiểu trong mối quan hệ/liên hệ giữa Chủ–Khả Lũ–Cổ Loa. Lí do là, nếu không làm như vậy, sẽ rất khó giải thích để mọi người đồng ý cho rằng người Việt khi đã có tên nôm (chạ) Chủ (với nghĩa là “làng Chủ”) vốn hoàn toàn “thuần Việt” lại bỏ nó đi để dùng một tên khác là (kẻ) Loa nửa thuần Việt, nửa Hán. Bởi vì, theo như cách giải thích của giáo sư Đào Duy Anh, Loa là một yếu tố Hán có nguồn gốc từ địa danh Loa Thành do người Hán sử dụng trong thư tịch của Trung Quốc [Đào Duy Anh: 1997, trang 31-32].
Trong bài viết thứ ba này chúng tôi dự định sẽ đặt nhiệm vụ cho mình là xác định mối liên hệ ngữ âm có thể có trong lịch sử giữa ba thành tố tên riêng Chủ–Khả Lũ–Cổ Loatrong phức hợp địa danh (làng/chạ/kẻ) Chủ–Khả Lũ–Cổ Loa. Chúng tôi ngờ rằng chính mối liên hệ này sẽ là chìa khoá giải thích căn nguyên để có được hình thức ngữ âm Hán Việt Cổ Loa như hiện nay. Và nếu điều này là phù hợp, cũng sẽ nhờ đó, chúng ta có thể hiểu được ý nghĩa ban đầu thực sự của địa danh nổi tiếng này.

2. Thử tái lập dạng thức ngữ âm của âm tiết nôm “Chủ” trong phức hợp địa danh chạ Chủ

Trong tiếng Việt, phức hợp địa danh chạ Chủ có nghĩa là làng Chủ hay kẻ Chủ. Phức hợp ấy gồm hai yếu tố, trong đó chạ, làng, kẻ là thành tố chung chỉ “loại đơn vị cư trú”, còn yếu tố Chủ mới chính là tên riêng, thành tố địa danh đích thực[FNT3b]. Nhờ thành tố tên riêng này mà người ta phân biệt, chẳng hạn, (chạ, làng, kẻ) Chủ với (chạ, làng, kẻ) Mọc hay với (chạ, làng, kẻ) Chấp v.v... Cũng nhờ việc nhận diện nét khác biệt giữa hai yếu tố đó mà chúng ta đã có sự phân tích mối liên hệ ngữ âm giữa một âm tiết nôm Chủ và hai âm tiết Hán Việt Cổ Loa/Khả Lũ. Theo chúng tôi, sự tương ứng có tính nhất loạt như đã từng phân tích ở bài viết thứ hai là chìa khoá trong việc tái lập dạng thức ngữ âm của tên nôm “Chủ”.
2.1. Như đã từng phân tích và rút ra nhận xét ở trên, ở trường hợp chúng ta đang quan tâm, âm tiết nôm Chủ và hai âm tiết Hán Việt Cổ Loa/Khả Lũ có mối liên hệ với nhau. Để làm rõ mối liên hệ ngữ âm đang được quan tâm này, trước hết chúng ta sẽ nhận diện dạng ngữ âm ban đầu có thể có của âm tiết Chủ hiện nay. Do đó cũng có nghĩa là chúng ta thử tái lập dạng thức tiền ngôn ngữ của dạng ngữ âm âm tiết Chủ.
Chúng ta có những tên làng nôm tương ứng với tên Hán Việt giống như trường hợp đang được khảo sát ở đây như sau:
STTĐịa danh nômHán ViệtVị trí địa lí
1(kẻ/làng) ChấpCá LậpQuảng Xương (Thanh Hoá)
2(làng) ChèmTừ LiêmTừ Liêm (Hà Nội)
3(làng) ChỗCao ThọGia Bình (Bắc Ninh)
4(kẻ) ChẩyTri Lễ/Ước LễThanh Oai (Hà Tây)
5(kẻ) ChuôngPhương TrungThanh Oai (Hà Tây)
6(kẻ) Dâu/GiâuCổ ChâuTừ Sơn (Bắc Ninh)
7(kẻ) ChámCổ LãmLương Tài (Bắc Ninh)
8(chạ/kẻ) ChủCổ Loa/Khả LũĐông Anh (Hà Nội)
9(kẻ) ChàiCổ TraiKiến Thuỵ (Hải Phòng)
10(làng/kẻ) GiaiThư TraiPhúc Thọ (Hà Tây)
11(kẻ) DạmCổ LãmVõ Giàng (Bắc Ninh)
12(kẻ) GiaiCổ TraiDuyên Hà (Thái Bình)
13(kẻ) Sốm/XốmCổ LãmHà Đông (Hà Tây)
14(làng/kẻ) SẩuHà LiễuThanh Trì (Hà Nội)
15(làng) TròiKhúc ToạiVõ Giàng (Bắc Ninh)
16(làng/kẻ) ChôiThượng ThuỵĐan Phượng (Hà Tây)
Trong 16 tên làng nói trên, có thể chia ra thành những kiểu tương ứng khác nhau giữa âm tiết nôm với âm tiết Hán Việt. Những kiểu tương ứng ấy phản ánh những biến đổi ngữ âm khá thú vị. Tình hình cụ thể là như sau:
a, Có 5 trường hợp thể hiện sự tương ứng giữa âm đầu âm tiết nôm ch- với âm đầu âm tiết Hán Việt thứ hai là l-. Đó là:
STTĐịa danh nômHán ViệtVị trí địa lí
1(kẻ/làng) ChấpCá LậpQuảng Xương (Thanh Hoá)
2(làng) ChèmTừ LiêmTừ Liêm (Hà Nội)
4(kẻ) ChẩyTri Lễ/Ước LễThanh Oai (Hà Tây)
7(kẻ) ChámCổ LãmLương Tài (Bắc Ninh)
8(chạ/kẻ) ChủCổ Loa/Khả LũĐông Anh (Hà Nội)
Căn cứ vào tương ứng ngữ âm giữa âm đầu ch- với l- và giữa phần vần của âm tiết nôm với âm tiết Hán Việt thứ hai, ngữ âm lịch sử tiếng Việt(4) cho biết rằng có thể dạng thức tiền ngôn ngữ của Chèm là *tlèm/*klèm, của Chấp là *llấp/*klấp và của Chủ là*tlủ/*klủ(5). Đây có lẽ là những tương ứng phản ánh việc chuyển từ ngữ âm thuần Việt sang ngữ âm Hán Việt thông thường nhất, do đó đây là sự chuyển đổi điển hình nhất. Cũng chính nhờ sự chuyển đổi này, người ta có quyền nghĩ rằng những tên làng nói trên là những tên làng thuộc loại “xưa nhất” của cư dân người Việt.
b, Có 5 trường hợp thể hiện sự tương ứng giữa âm đầu âm tiết nôm ch- hoặc tr- với âm đầu âm tiết Hán Việt thứ hai là th-, t- hoặc tr-. Đó là:
STTĐịa danh nômHán ViệtVị trí địa lí
1(làng) ChỗCao ThọGia Bình (Bắc Ninh)
2(kẻ) ChuôngPhương TrungThanh Oai (Hà Tây)
3(kẻ) ChàiCổ TraiKiến Thuỵ (Hải Phòng)
4(làng) TròiKhúc ToạiVõ Giàng (Bắc Ninh)
5(làng/kẻ) ChôiThượng ThuỵĐan Phượng (Hà Tây)
Đối với những trường hợp này, sự khác biệt giữa ch- và tr- ở âm tiết nôm chỉ là sự khác biệt về mặt văn tự. Vì thế căn cứ vào âm đầu th-tr- và t- của âm tiết thứ hai trong địa danh Hán Việt, người ta có thể nghĩ rằng sự khác biệt về văn tự của âm đầu âm tiết nôm chỉ là những dạng văn tự khác nhau của một tổ hợp âm đầu thuần Việt trước đây. Tổ hợp âm đầu thuần Việt ấy nhiều khả năng là một tổ hợp giữa một âm tắc /t-/ hay /k-/ với một âm lỏng /l-/ hay /r-/ kiểu [kl-]/[kr-] hay [tl-] hiện tiếng Mường và một vài phương ngữ Việt vẫn còn lưu giữ. Bởi vì, như đã nói, tương ứng ch/tr hiện nay với kl /kr hay tl trước kia trong ngữ âm lịch sử tiếng Việt là thông thường; đồng thời tương ứng /t-/ hiện nay với [kl-]/[kr-] hay [tl-] trước kia vấn còn lưu giữ trong phương ngôn Việt(6).
Như vậy, các dạng thức tiền ngôn ngữ của âm tiết nôm Chỗ, Chuông, Chài, Tròi, Chôirất có thể được tái lập là *tlỗ, *tluông, *tlài, *tlòi và *tlôi. Sự khác biệt của 5 trường hợp này so với 5 trường hợp đã nói ở trên (trường hợp a) cho chúng ta biết thêm rằng có thể là chúng được chuyển sang Hán Việt không cùng thời điểm với nhau. Theo đó chuyển đổi từ nôm sang Hán Việt ở những trường hợp này muộn hơn, do đó trong tiếng Việt các tổ hợp âm đầu đó đã có sự biến đổi khác với dạng tiền ngôn ngữ nhiều hơn.
c, Còn 6 trường hợp còn lại, sự tương ứng giữa âm đầu âm tiết nôm với âm đầu âm tiết Hán Việt thứ hai phức tạp hợp hơn. Theo đó âm đầu d-/gi- hay s-/x- âm tiết nôm tương ứng với âm đầu ch-/tr- hay l- của âm tiết thứ hai trong địa danh Hán Việt. Tình hình cụ thể như sau:
STTĐịa danh nômHán ViệtVị trí địa lí
1(kẻ) Dâu/GiâuCổ ChâuTừ Sơn (Bắc Ninh)
2(làng/kẻ) GiaiThư TraiPhúc Thọ (Hà Tây)
3(kẻ) DạmCổ LãmVõ Giàng (Bắc Ninh)
4(kẻ) GiaiCổ TraiDuyên Hà (Thái Bình)
5(kẻ) Sốm/XốmCổ LãmHà Đông (Hà Tây)
6(làng/kẻ) SẩuHà LiễuThanh Trì (Hà Nội)
Tuy nhìn bên ngoài, trường hợp này có vẻ khác với hai trường hợp a và b vừa phân tích ở trên nhưng rất có thể chúng chỉ cùng là một kiểu tiền ngôn ngữ trong tiếng Việt trước đây. Bởi vì trong ngữ âm lịch sử tiếng Việt, chúng ta cũng có thể tìm thấy những tương ứng theo đó sự khác biệt một bên là d-/gi- hiện nay với một bên khác là ch-/tr- có thể chuyển đổi cho nhau; cũng vậy, có thể tìm thấy những tương ứng theo đó sự khác biệt một bên là s-/x- hiện nay với một bên khác là ch-/tr- hay l- có thể chuyển đổi được cho nhau(7).
Vì thế, người ta có thể tái lập dạng tiền ngôn ngữ trong tiếng Việt trước đây của các âm tiết tên nôm Dâu/Giâu, Giai, Dạm, Giai, Sốm/Xốm, Sẩu là *tlâu, *tlai, *tlạm, *tlai, *tlốm, *tlẩu. Sự khác biệt ở trường hợp này với hai trường hợp trên, như thế, là phản ánh sự khác nhau về thời gian người ta chuyển địa danh nôm sang địa danh Hán Việt. Do dạng thức ngữ âm của âm tiết nôm và Hán Việt hiện nay, có nhiều khả năng, sự chuyển đổi địa danh này rất muộn về sau, vì trong ngữ âm lịch sử tiếng Việt người ta đã chứng minh được điều đó [Nguyễn Tài Cẩn: 1995; Trần Trí Dõi: 2005].
2.2. Với những gì vừa phân tích ở trên, có cơ sở để chúng ta cho rằng, chính dạng thức âm nôm Chủ trong phức hợp địa danh chạ Chủ hiện nay phản ánh dạng tiền Việt là*klủ hay *tlủ trước kia. Dạng thức tiền Việt này do quy luật chuyển đổi ngữ âm lịch sử tiếng Việt (theo kiểu *kl-/*tl- > tr-/ch-) đã chuyển thành dạng ngữ âm chủ và nó là tên nôm của địa danh. Trong khi đó khi Hán Việt hoá địa danh nôm, âm tiết thứ hai trong địa danh Hán Việt thường phản ánh dạng thức ngữ âm của cả âm tiết nôm (tức là cả dạng ngữ âm tiền Việt) nên tương ứng với *klủ hay *tlủ trước kia sẽ là loa hay lủ Hán Việt; còn âm tiết thứ nhất trong địa danh Hán Việt thường chỉ phản ánh dạng thức ngữ âm của âm đầu nôm (tức là dạng ngữ âm của âm đầu âm tiết tiền Việt) nên tương ứng với *klủhay *tlủ trước kia sẽ là khả hay cổ Hán Việt hiện nay.
Như vậy, nếu nhìn thuần tuý ở mặt ngữ âm lịch sử tiếng Việt, rõ ràng sự hiện diện của tên nôm chạ Chủ tương ứng với tên tên Hán Việt Cổ Loa hay Khả Lũ cho thấy khả năng Cổ Loa hay Khả Lũ hiện nay là hệ quả của cách Hán Việt hoá địa danh *klủ hay*tlủ trước kia. Điều này cũng có nghĩa là cách đặt vấn đề của giáo sư Đào Duy Anh cho rằng cổ là hệ quả của cách Hán Việt hoá kẻ sẽ có hai điều khó giải thích. Một mặt sẽ khó giải thích lí do tại sao người ta bỏ đi tên nôm (chạ) Chủ (với nghĩa là “làng Chủ”) vốn hoàn toàn “thuần Việt” để dùng một tên khác là (kẻ) Loa nửa thuần Việt, nửa Hán. Mặt khác sẽ không loại trừ được khả năng hợp lí về mặt ngữ âm khi nhận thấy Cổ Loa hayKhả Lũ hiện nay là hệ quả của cách Hán Việt hoá địa danh *klủ hay *tlủ trước kia.
___________
(1) Bài viết tham dự Hội thảo khoa học “Ngôn ngữ văn hoá Hà Nội” (Hà Nội ngày 27 tháng 03 năm 2005 tại Trường Cao đẳng nghệ thuật Hà Nội, do Hội Ngôn ngữ học Hà Nội và khoa Ngôn ngữ học đồng tổ chức), sẽ được in trong Kỉ yếu của Hội thảo năm 2005.
(2) Bài viết tham dự Hội thảo khoa học kỉ niệm GS Nguyễn Tài Cẩn 80 tuổi dự định tổ chức tại t.p Hồ Chí Minh tháng 12 năm 2005 do Hội Ngôn ngữ học t.p Hồ Chí Minh và khoa Ngữ Văn Đại học Sư phạm t.p Hồ Chí Minh đồng tổ chức.
(3) Sự xuất hiện đồng thời ba “thành tố chung” kẻ, chạ, làng cho một phức hợp địa danh nôm (kẻ) Chủ (chạ) Chủ và (làng) Chủ là một vấn đề rất phức tạp và lí thú. Do đó trong bài viết này chúng tôi chưa có điều kiện để giải thích được. Chúng tôi dự định sẽ trở lại vấn đề này khi đã thu thập được đầy đủ tư liệu.
(4) Những quy luật biến đổi của ngữ âm lịch sử tiếng Việt và thời gian lịch sử của hiện tượng ấy xin xem chi tiết ở tài liệu tham khảo số [4] và số [10]. Chúng tôi chỉ xin nói thêm đôi điều ở đây. Các âm tiết nôm Chấp, Chèm, Chủ cũng có thể viết bằng chữ quốc ngữ là Trấp, Trèm, Trủ. Hiện nay, quy luật ngữ âm lịch sử tiếng Việt theo đó âm đầu cổ*kl/tl/khl > tr/ch còn thấy rất rõ khi so sánh giữa tiếng Mường, tiếng Việt thế kỉ XVII (Từ điển Việt–Bồ–La của A. de Rhodes năm 1651), phương ngữ Việt ở bắc Trung Bộ và tiếng Việt hiện nay. Ví dụ, tiếng Mường: klu, tlầu, klời/tlời–tiếng Việt thế kỉ XVII: klu/tru, tlầu/trầu, klời/tlời/trời/lời–thổ ngữ Việt ở Quảng Bình: klu, klâu, tlời–tiếng Việt hiện nay:trâu/châu, trầu/chầu, trời/chời.
(5) Trong dạng thức tái lập này, để tránh sự phức tạp chưa cần thiết, chúng ta tạm thời coi dạng thức thanh điệu hiện nay là dạng thức cổ xua. Trong thực tế tình hình thanh điệu không đơn giản như vậy.
(6) Người ta có thể dẫn ra những tương ứng sau đây của tiếng Viết để chứng minh cho hiện tượng này. Ví dụ, Việt: (con) trâu, Việt ở Ninh Bình: (con) tâu, Mường: (con) klu; Việt: (cây) tre, Việt ở Ninh Bình: (cây) te, Mường (cây) kle; Việt: trắng, Việt ở Ninh Bình: tắng, Mường: klắng/tlắng v.v...
(7) Trong tiếng Việt hiện nay hiện vẫn lưu giữ cách nói kiểu (con) trai, (ăn) trầu, trời,... với kiểu (con) giai, (ăn) dầu, giời,...; và (gà) trống, (làm) trái, (cái) trẹo,... với (gà)sống, (làm) sái, (cái) sẹo v.v... có lẽ là sự phản ánh chuyển đổi ngữ âm nói trên.

3. Một vài nhận xét

Trong hai khả năng giải thích xuất xứ địa danh Cổ Loa (một cách của giáo sư Đào Duy Anh, một cách vừa nêu ra ở trên), sẽ rất khó khăn chỉ ra tính bất hợp lí của cách giải thích do chúng tôi đề xuất. Bởi vì nó hợp lí hơn về mặt biến đổi ngữ lịch sử lịch sử tiếng Việt; nó cũng rất phù hợp với tương ứng giữa âm nôm với âm Hán Việt theo kiểu tên làng hiện nay. Trong khi đó cách giải thích (chạ) Chủ > Cổ Loa/Khả Lũ lại phù hợp với cấu tạo nội tại của địa danh, giúp tránh được phải chấp nhận khả năng rất khó giải thích là khi Hán Việt hoá địa danh người ta lại ghép một thành tố thuộc yếu tố chung là kẻ với một thành tố thuộc yếu tố tên riêng là loa không đồng chất thành tên riêng của địa danh Cổ Loa. Đó là chưa kể, nếu vẫn giữ cách giải thích thứ nhất, làm sao giải thích được việc người Việt lại chấp nhận bỏ đi chạ Chủ hoàn toàn thuần Việt để dùng một kết hợp nửa thuần Việt nửa Hán Việt kẻ Loa với gần như “cùng một nghĩa” để từ kẻ Loa > Cổ Loa?
Tuy nhiên, để cho cách giải thích (chạ) Chủ > Cổ Loa/Khả Lũ hoàn toàn rõ ràng hơn về mặt ngữ âm lịch sử, còn cần phải làm rõ một vài mối tương ứng ngữ âm khác. Đó là mối tương ứng ngữ âm trong phần vần của các âm tiết Chủ–Loa–Lũ. Đó là việc cần làm rõ khả năng Chủ > Cổ Loa hoặc > Khả Lũ một cách đồng thời hay Chủ > Cổ Loa và Chủ > Cổ Loa một cách riêng rẽ. Với lại, chúng ta cũng còn phải làm rõ bản chất của hiện tượng mà giáo sư Đào Duy Anh nêu ra ở trường hợp tương ứng giữa tên nôm những làng có tên Hán Việt mang yếu tố Cổ như Cổ Bôn, Cổ Nhuế, Cổ Định. Do độ dài của một bài viết, những vấn đề nêu trên sẽ được chúng tôi tiếp tục ở những bài viết tiếp sau.

TÀI LIỆU THAM KHẢO CHÍNH
  1. Đào Duy Anh (1997). Đất nước Việt Nam qua các đời. Nxb Thuận Hoá (Huế), 252 trang.
  2. Hoàng Thị Châu (1964). Mối liên hệ về ngôn ngữ cổ đại ở Đông Nam Á qua một vài tên sông. Thông báo khoa học, Đại học Tổng hợp Hà Nội, tập 3, trang 94–106.
  3. Ngô Vi Liễn (1999). Tên làng xã và địa dư các tỉnh Bắc Kì. Nxb Văn hoá Thông tin, 1181 trang.
  4. Nguyễn Tài Cẩn (1995). Giáo trình lịch sử ngữ âm tiếng Việt (sơ thảo). Nxb Giáo dục, 349 trang.
  5. Nguyễn Tài Cẩn (2001). Nguồn gốc và quá trình hình thành cách đọc Hán Việt. Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, 353 trang.
  6. Nguyễn Tài Cẩn (2001). Một số chứng tích về ngôn ngữ, văn tự và văn hoá. Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, 439 trang.
  7. Nguyễn Văn Tân (1998). Từ điển địa danh lịch sử văn hoá Việt Nam. Nxb Văn hoá Thông tin, Hà Nội, 1616 trang.
  8. Nguyễn Kiên Trường (1996). Mô hình Kẻ + X trong tên làng xã cổ truyền. Văn hoá dân gian, số 2 (54), trang 102–107.
  9. Trần Trí Dõi (2001). Ngôn ngữ và sự phát triển văn hoá xã hội. Nxb Văn hoá Thông tin, 268 trang.
  10. Trần Trí Dõi (2005). Giáo trình lịch sử tiếng Việt (sơ thảo). Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, 268 trang.
  11. Trần Quốc Vượng (chủ biên) (1996). Văn hoá học đại cương và cơ sở văn hoá Việt Nam. Nxb Khoa học xã hội Hà Nội, 627 trang.
  12. Từ Thu Mai (2004). Nghiên cứu địa danh Quảng Trị. Luận án Tiến sĩ Ngữ văn, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội, 299 trang.
  13. Viện Khảo cổ học (1970). Hùng Vương dựng nước (tập I). Nxb Khoa học Xã hội Hà Nội, 251 trang.
  14. Vũ Thị Minh Hương; Nguyễn Văn Nguyên & Philippe Papin (1999). Địa danh và tài liệu lưu trữ về làng xã Bắc-Kì. Nxb Văn hoá Thông tin, 1289 trang.


Theo Trần Trí DõiTiếp tục tìm hiểu về xuất xứ và ý nghĩa địa danh Cổ Loa (Qua cách

Friday, 5 April 2013

Suy nghĩ về hướng tiếp tục tìm hiểu địa danh Cổ Loa (Trần Trí Dõi & Trần Thị Hồng Hạnh)


Suy nghĩ về hướng tiếp tục tìm hiểu địa danh Cổ Loa
(Qua cách giải thích địa danh này của Giáo sư Đào Duy Anh)

• Trần Trí Dõi & Trần Thị Hồng Hạnh

1. Dẫn nhập

1.1. Cổ Loa là tên làng và cũng là tên gọi toà thành của Thục An Dương Vương, vua nước Âu Lạc trong lịch sử Việt Nam. Đây là một tên gọi Hán Việt, tương ứng với một tên gọi Hán Việt khác là Loa Thành hay thành Khả Lũ. Di chỉ thành này của An Dương Vương hiện nay thuộc làng Cổ Loa huyện Đông Anh, ngoại thành phía bắc Hà Nội.
Về ý nghĩa cũng như xuất xứ của ba địa danh nói trên, đã có nhiều cách lí giải khác nhau. Nhưng có lẽ giáo sư Đào Duy Anh là người có những giải thích chi tiết, có hệ thống và chứa đựng nhiều thông tin nhất. Trong bài viết này của mình, chúng tôi muốn thông qua cách giải thích của giáo sư xác định một hướng khảo sát bổ sung từ góc nhìn của ngôn ngữ học lịch sử với mục đích tiếp cận vấn đề chi tiết và hệ thống hơn nữa. Vì thế, nội dung của bài viết này thiên về phần đặt vấn đề, còn những lí giải chi tiết cho cách đặt vấn đề ấy sẽ được tiếp tục ở một bài viết khác tiếp theo.
1.2. Trong cuốn “Đất nước Việt Nam qua các đời”, khi trình bày về nước Âu Lạc và vấn đề Loa Thành, giáo sư Đào Duy Anh viết như sau:
“thành An Dương Vương là ở làng Cổ Loa, huyện Đông Anh thuộc Hà Nội ngày nay, thành ấy xây hình trôn ốc cho nên dược gọi là Loa Thành. Thuỷ kinh chú thì nói rằng trong huyện Bình Đạo có dấu cũ cung thành của An Dương Vương… Sách Thái bình hoàn vũ kí (q.170) ở đời Đường (thế kỉ thứ X) thì chép kĩ hơn mà nói rằng thành của An Dương Vương ở Bình Đạo có chín lớp, chu vi chín dặm. Mãi đến thế kỉ thứ XV người ta mới thấy trong thư tịch Trung Quốc có sách An Nam Chí [nguyên] chép đến tên Loa Thành là thành hình xoáy ốc mà tập truyền là của An Dương Vương. Trong thư tịch Việt Nam thì tên Loa Thành xuất hiện đầu tiên ở Lĩnh nam trích quái, điều ấy chứng tỏ rằng tên ấy đã có trong tập truyền của nhân dân từ trước. Lê Tắc (thế kỉ XIII) viết sách An Nam Chí Lược trước khi sách Lĩnh Nam trích quái được biên tập thì gọi thành ấy là thành Khả Lũ. Sách An Nam chí [nguyên] là sách sao tập nhiều đoạn của An Nam chí lược chép rằng Loa Thành cũng có tên là thành Khả Lũ. Cái tên Khả Lũ ấy khiến phải suy nghĩ. Chúng tôi nhận thấy Khả Lũ với Cổ Loa (tên làng hiện nay có di tích Loa Thành) là đồng âm. Nhưng Cổ Loa, theo chúng tôi, không có nghĩa là Loa Thành xưa (cổ). Muốn tìm hiểu ý nghĩa chữ cổ, chúng ta so sánh tên Cổ Loa với những tên Cổ Bôn và Cổ Định” (Đào Duy Anh: 1997, trang 30–31).
Đoạn trích trên đây của giáo sư cho chúng ta những thông tin rất hữu ích để tìm hiểu cặn kẽ không chỉ ý nghĩa mà cả dạng thức ngữ âm của những địa danh liên quan đến Cổ Loa. Theo chúng tôi, khi phân tích một cách chi tiết những thông tin quan trọng ấy ta thấy gồm có một số nội dung chính sau đây:
– Thứ nhất, tên gọi Cổ Loa, Loa Thành và Khả Lũ là những tên gọi Hán Việt và chúng xuất hiện trong thư tịch ở Việt Nam và Trung Quốc sớm nhất cũng chỉ thuộc vào từ (hoặc sau) thế kỉ XIII. Điều đó xác nhận rằng người ta có quyền suy ra trước thời điểm những tên gọi ấy có trong thư tịch, địa danh này sẽ là một tên gọi nôm theo cách gọi của dân gian người Việt. Và dường như những tên gọi Hán Việt có trong thư tịch về sau này chỉ là “sự Hán Việt hoá” tên gọi nôm đó theo những cách khác nhau mà thôi. Nhiệm vụ của chúng ta chính là gắng nhận biết những cách Hán Việt hoá khác nhau như thế của quá khứ.
– Thứ hai, trường hợp địa danh Loa Thành được giải nghĩa là “thành hình xoáy ốc” và ý nghĩa này liên quan đến ý nghĩa Hán Việt của từ Loa Thành. Theo đó, có thể địa danh là một từ Hán Việt được người ta dùng để ghi lại nghĩa của một tên nôm trước đây; nhưng cũng có thể ngược lại, địa danh là một từ Hán Việt chỉ thuần tuý ghi lại âm đọc của tên nôm, còn ý nghĩa là do suy ra từ nghĩa của từ Hán Việt sau khi nó đã trở thành địa danh. Tuy nhiên khi giáo sư Đào Duy Anh cho rằng “Cổ Loa không có nghĩa là Loa Thành xưa (cổ)”, ông đã gián tiếp cho chúng ta biết cái ý nghĩa “thành hình xoáy ốc” nghiêng về khả năng là do người ta diễn giải ra do suy từ nghĩa của chính từ Hán Việt khi nó đã trở thành địa danh để đánh dấu toà thành của Thục An Dương Vương.
– Thứ ba, theo giáo sư, Khả Lũ và Cổ Loa là “đồng âm”. Cách nói “đồng âm” này có nghĩa là hai địa danh đó có thể là hai dạng thức ngữ âm về sau khác nhau của cùng một dạng thức ngữ âm trước đây. Trong hai dạng thức ngữ âm khác nhau ấy, Khả Lũ và Cổ Loa, tên gọi nào có trước, tên gọi nào có sau rõ ràng là một vấn đề rất quan trọng và sẽ khá thú vị. Vì đó sẽ là một trong những chứng cớ có giá trị giúp chúng ta hiểu đúng ý nghĩa cũng như xuất xứ của các địa danh này.
Như vậy về mặt âm đọc để từ đó nhận biết xuất xứ, nếu theo cách giải thích của giáo sư Đào Duy Anh, trong ba địa danh Hán Việt đó, địa danh Loa Thành là một trường hợp có cách xử lí ngữ âm riêng, cách xử lí ngữ âm theo kiểu của người Trung Quốc; còn lại hai địa danh Khả Lũ và Cổ Loa hình như có một cách xử lí ngữ âm khác. Về mặt ý nghĩa, địa danh Cổ Loa và Khả Lũ được xếp vào một bên, còn Loa Thành thuộc vào một bên khác; đồng thời giữa chúng hình như không liên quan gì với nhau; vì thế, hai địa danh Cổ Loa và Khả Lũ không thể mang ý nghĩa là “thành hình xoáy ốc” của Loa Thành mà hình như chúng có ý nghĩa riêng của mình.
1.3. Tiếp tục với mạch giải thích vừa phân tích ở trên, giáo sư Đào Duy Anh đi sâu lí giải “ý nghĩa” yếu tố Cổ trong tên gọi Cổ Loa. Cũng trong công trình đã dẫn, ông viết:
“Đối chiếu chữ Cổ Loa với lai lịch chữ Cổ Bôn và Cổ Định, chúng ta có thể đoán rằng tên Cổ Loa hẳn là do tên nôm cũ Kẻ Loa mà ra. Trong tiếng Việt Nam có cái lệ lấy chữ Kẻ đặt lên trên một chữ khác để gọi tên một làng, chữ thứ hai này thường là chỉ một đặc điểm gì về địa lí hay về kinh tế của làng ấy, ví dụ như Kẻ Chợ… Khi người ta phiên âm tiếng Kẻ thành chữ Hán thì người ta phiên thành chữ Cổ, như Cổ Bôn, Cổ Ninh…
Do những điểm trên, chúng tôi nghĩ rằng chữ Cổ Loa có lẽ là do phiên âm chữ Kẻ Loa của dân gian, mà Kẻ Loa tức là người làng có thành Loa. Song chữ Loa Thành không phải là của dân gian mà là chữ Hán = ốc. Chúng tôi cho rằng cái tên Loa Thành thấy xuất hiện ở Lĩnh nam trích quái của ta có lẽ cũng có từ trước, từ thời nhà Tống (sau sách Thái Bình hoàn vũ kí) do người Trung Quốc đặt ra để gọi thành xưa của An Dương Vương mà tập truyền cho là hình xoáy ốc, vì thấy nó vòng trong vòng ngoài (bản đồ Cổ Loa ngày nay còn cho thấy rõ) nên tưởng tượng như hình xoáy ốc. Do tên Loa Thành của người Trung Quốc đặt đó, dân gian mới gọi tên làng ở đó là Kẻ Loa, thành ấy gọi là thành Kẻ Loa, rồi Kẻ Loa về sau đã được phiên thành chữ Hán là Cổ Loa; Lê Tắc khi ở Trung Quốc viết sách An Nam chí lược lại viết thành Khả Lũ là phiên chữ Kẻ Loa của Việt Nam theo tiếng Trung Quốc bấy giờ” (Đào Duy Anh: 1997, 31–32).
Phần trích tiếp theo nói trên của giáo sư Đào Duy Anh cho thấy rõ cách nhìn nhận của ông về ý nghĩa cũng như nguồn gốc của địa danh Cổ Loa. Chúng ta có thể phân tích chi tiết cách nhìn nhận ấy cả ở mặt ý nghĩa cũng như trình tự xuất hiện địa danh như sau:
Thứ nhất, trong địa danh Cổ Loa có hai yếu tố khác biệt kết hợp lại với nhau là Cổ và Loa. Trong đó, Cổ là dạng thức Hán Việt về sau của âm nôm Kẻ với ý nghĩa “người làng…”, còn Loa là có nguồn gốc Hán do người Trung Quốc đời Tống thấy thành của An Dương Vương xoáy nhiều vòng như hình ốc nên “tưởng tượng” mà gọi như thế (!). Vậy là, theo ông, ý nghĩa của địa danh Cổ Loa sẽ là “người dân làng có Thành Loa, tức là người dân ở làng có thành xoáy hình trôn ốc”. Và như thế, theo cách giải thích của giáo sư, hình như có một loại địa danh theo kiểu Kẻ Loa, trong đó yếu tố Kẻ là thuần Việt, còn yếu tố Loa là do dân gian Việt vay mượn của Hán (!).
Thứ hai, vậy là địa danh Kẻ Loa xuất hiện đầu tiên do người Việt ghép yếu tố Kẻ của mình với yếu tố Loa của tiếng Hán trong Loa Thành đã có trước đấy. Về sau Kẻ Loa được Hán Việt hoá thành địa danh Cổ Loa (theo cách Kẻ Loa > Cổ Loa). Còn Lê Tắc vào thế kỉ XIII khi viết An Nam chí lược bên Trung Quốc đã phiên Kẻ Loa thành tên gọi Khả Lũ theo cách của tiếng Hán đời Tống.
Có lẽ, những lí giải của giáo sư Đào Duy Anh về địa danh Cổ Loa như thế đã rất cụ thể và chi tiết. Nhưng dù sao những lập luận ấy vẫn còn phải được lấp đầy bằng nhiều cứ liệu địa danh hơn nữa. Và đó chính là một trong những lí do để chúng tôi nêu ra những suy nghĩ của mình về định hướng khảo sát bổ sung.

2. Suy nghĩ về những định hướng khảo sát bổ sung

Như vậy, qua những giải thích như trên của giáo sư Đào Duy Anh chúng ta có những cơ sở rất quan trọng làm chìa khoá cho việc tiếp tục tìm hiểu đầy đủ ý nghĩa cũng như lí do xuất hiện địa danh này. Theo suy nghĩ của chúng tôi, điều đó dược thể hiện ở mấy điểm sau đây.
2.1. Địa danh Cổ Loa rõ ràng là dạng thức Hán Việt hoá của một tên nôm có trước. Cho nên, muốn có được những lí giải đầy đủ về dịa danh ấy, chúng ta phải tìm hiểu cơ chế chuyển hoá ngữ âm từ địa danh nôm (thuần Việt) sang địa danh Hán Việt. Đây thực sự là một công việc rất phức tạp đối với chúng ta. So với thời gian giáo sư Đào Duy Anh lí giải địa danh Cổ Loa đã nói ở trên, vào thời bây giờ chúng ta đã có thêm rất nhiều những hiểu biết về biến đổi ngữ âm thuần Việt cũng như Hán Việt. Vì thế việc tìm hiểu cơ chế chuyển hoá này ở thời điểm hiện nay sẽ phong phú hơn, nhờ đó, tình hình sẽ dễ khả quan hơn. Nhưng không phải vì vậy mà công việc sẽ dễ dàng hơn.
2.2. Những chỉ dẫn của giáo sư Đào Duy Anh đã cho chúng ta có thêm một hiểu biết quan trọng khác nữa là địa danh Cổ Loa xuất hiện trong thư tịch Hán Việt, Khả Lũ xuất hiện ở thư tịch bên Trung Quốc trong khoảng thời gian từ thế kỉ XIII đến khoảng thế kỉ XV. Điều đó cũng có nghĩa là việc tìm hiểu cơ chế chuyển hoá ngữ âm từ địa danh nôm (thuần Việt) sang địa danh Hán Việt sẽ gắn với tri thức ngữ âm lịch sử thuần Việt và Hán Việt ở giai đoạn đoạn lịch sử này. Định hướng thứ hai này giúp cho chúng ta giới hạn những xử lí những vấn đề của định hướng thứ nhất ở khoảng thời gian xác định.
Trong tình hình nghiên cứu hiện nay, đây là giai đoạn ngữ âm lịch sử tiếng Việt ở thời kì Việt-Mường chung (Nguyễn Tài Cẩn: 1995; Trần Trí Dõi: 2005); còn ở địa hạt ngữ âm Hán Việt, đây chính là thời kì hoàn chỉnh cách đọc Đường âm theo kiểu của người Việt ở Đại Việt, hay nói một cách khác đã có một cách đọc Hán Việt riêng khác với cách đọc của người Hán ở lãnh thổ Trung Quốc (Nguyễn Tài Cẩn: 2001).
Có lẽ, theo suy nghĩ riêng của chúng tôi, muốn tiếp tục tìm hiểu căn kẽ về địa danh Cổ Loa chúng ta phải đặt công việc khảo cứu trong những giới hạn đó. Vậy là, tuy chỉ là một địa danh Cổ Loa nhưng việc khảo sát nó không thể tách rời khỏi tính biến đổi hệ thống, cụ thể là tính hệ thống trong địa danh gọi tên làng. Điều đó sẽ ích lợi cho không chỉ một địa danh này mà cho rất nhiều những địa danh cùng kiểu khác. Và đó chính là định hướng nghiên cứu của chúng tôi khi tiến hành tìm hiểu thêm về nguồn gốc ngữ âm và sau đó là ý nghĩa ban đầu của địa danh Cổ Loa này. Do tính phức tạp và dung lượng sẽ rất nhiều của công việc, chúng tôi xin phép trình bày những xử lí cụ thể để thực hiện định hướng nghiên cứu ấy trong một vài bài viết tiếp theo.
TÀI LIỆU THAM KHẢO CHÍNH
  1. Đào Duy Anh (1997). Đất nước Việt Nam qua các đời. Nxb Thuận Hoá, Huế, 252 trang.
  2. Hoàng Thị Châu (1964). Mối liên hệ về ngôn ngữ cổ đại ở Đông Nam Á qua một vài tên sông. Thông báo khoa học, Đại học Tổng hợp Hà Nội, tập 3, trang 94–106.
  3. Nguyễn Kiên Trường (1996). Mô hình Kẻ + X trong tên làng xã cổ truyền. Văn hoá dân gian, số 2 (54), trang 102–107.
  4. Nguyễn Tài Cẩn (1995). Giáo trình lịch sử ngữ âm tiếng Việt (sơ thảo). Nxb Giáo dục, 349 trang.
  5. Nguyễn Tài Cẩn (2001). Nguồn gốc và quá trình hình thành cách đọc Hán Việt. Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, 353 trang.
  6. Nguyễn Tài Cẩn (2001). Một số chứng tích về ngôn ngữ, văn tự và văn hoá. Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, 439 trang.
  7. Trần Quốc Vượng chủ biên (1996). Văn hoá học đại cương và cơ sở văn hoá Việt Nam. Nxb Khoa học xã hội Hà Nội, 627 trang.
  8. Trần Trí Dõi (2001). Ngôn ngữ và sự phát triển văn hoá xã hội. Nxb Văn hoá Thông tin, 268 trang.
  9. Trần Trí Dõi (2005). Giáo trình lịch sử tiếng Việt (sơ thảo). Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, 268 trang.
  10. Viện Khảo cổ học (1970). Hùng Vương dựng nước tập I. Nxb Khoa học xã hội Hà Nội, 251 trang.

Thursday, 4 April 2013

Ai có thể bị hiếp dâm và/hay cưỡng dâm?



Trong nhận thức của người Việt đầu thế kỷ 20, không có chuyện đàn ông bị hiếp dâm, cưỡng dâm hay cưỡng gian. Hiếp dâm cưỡng dâm đàn bà (Hội Khai Trí Tiến Đức, 1931: 237) và chỉ đàn bà mà thôi. Cưỡng dâm là hiếp con gái đàn bà (Hội Khai Trí Tiến Đức, 1931: 104). Từ ngữ dùng trong luật là cưỡng gian được định nghĩa là như cưỡng dâm (Hội Khai Trí Tiến Đức, 1931: 104). 
Gần bốn mươi năm sau nhận thức của người Việt có sự thay đổi quan trọng. Theo Lê Văn Đức (1970a:609), hiếp-dâm vẫn không khác gì cưỡng-dâm và cưỡng dâm là dâm-hãm, hiếp-dâm người khác giống (Lê Văn Đức, 1970a:250). Cưỡng-gian là danh từ dùng trong hình luật, được định nghĩa là như cưỡng-dâm. Cưỡng-hiếpép người, hiếp người bằng sức mạnh nói chung, nhưng thường được hiểu là cưỡng-dâm. Điểm tiến bộ là ở chỗ nạn nhân không nhất thiết phải là phụ nữ. Có điều các định nghĩa của Lê Văn Đức (1970a) vẫn chưa đề cập đến hiện tượng cưỡng hiếp người cùng giới tính.
Khi bộ luật hình sự nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam ra đời (năm 1999), các định nghĩa hiếp dâm và cưỡng dâm đã tỏ ra công bằng hơn đối với các nạn nhân. Hiếp dâm là dùng vũ lực, đe doạ dùng vũ lực hoặc lợi dụng tình trạng không thể tự vệ được của nạn nhân hoặc thủ đoạn khác giao cấu với nạn nhân trái với ý muốn của họ (điều 111) và cưỡng dâm là dùng mọi thủ đoạn khiến người lệ thuộc mình hoặc người đang ở trong tình trạng quẫn bách phải miễn cưỡng giao cấu (điều 113). Ranh giới giữa hiếp dâm và cưỡng dâm vẫn chưa thật rõ ràng: dùng vũ lực / đe dọa dùng vũ lực / lợi dụng tình trạng không thể tự vệ đều là những thủ đoạn và miễn cưỡng giao cấu không khác gì với giao cấu trái ý muốn.  Ngoài ra luật cũng không định nghĩa thế nào là giao cấu, nhưng đây là một vấn đề khác, sẽ được khảo sát ở một nơi khác.
Trong khi đó các nhà từ điển học vẫn không theo kịp nhận thức của nhà lập pháp.
Các định nghĩa của Nguyễn Kim Thản (2005) quay trở lại điểm xuất phát đầu thế kỷ 20, thể hiện quan điểm của một xã hội do người đàn ông thống trị:
Hiếp dâm là dùng sức mạnh buộc phụ nữ phải để cho mình thỏa mãn những ham muốn nhục dục (Nguyễn Kim Thản, 2005:745). Cưỡng dâm là buộc người phụ nữ phải để cho mình thỏa mãn lòng ham muốn nhục dục (Nguyễn Kim Thản, 2005:423). Cưỡng hiếp là cưỡng dâm và/hoặc hiếp dâm: buộc người phụ nữ phải để cho mình thỏa mãn lòng ham muốn nhục dục; cưỡng dâm, hiếp dâm (Nguyễn Kim Thản, 2005:423).
Hoàng Phê (2006) không có quan điểm rõ ràng, định nghĩa thiếu nhất quán:
Hiếp dâm là dùng sức mạnh bắt phải để cho thỏa sự dâm dục (Hoàng Phê, 2006:439). Dâm dục là sự ham muốn nhục dục quá độ hoặc không chính đáng (Hoàng Phê, 2006:245). Nhục dục là lòng ham muốn về xác thịt (Hoàng Phê, 2006:726). Xác thịt là thể xác của con người (thường dùng để nói về khoái lạc vật chất tầm thường) (Hoàng Phê, 2006:1141). Nói chung các định nghĩa này phù hợp với quan niệm của nhà lập pháp trong bộ luật hình sự 1999. Nhưng cưỡng dâm vẫn cứ là cưỡng ép người phụ nữ phải để cho thỏa sự dâm dục (Hoàng Phê, 2006:233).

Wednesday, 3 April 2013

Địa danh Khánh Hòa thời mở đất (Nguyễn Man Nhiên)

Địa danh Khánh Hòa thời mở đất
Nguyễn Man Nhiên
ĐỊA DANH KHÁNH HÒA THỜI MỞ ĐẤT QUA MỘT BẢN LỘ ĐỒ THỜI LÊ
VỀ TÁC GIẢ VÀ NIÊN ĐẠI CỦA “GIÁP NGỌ NIÊN BÌNH NAM ĐỒ” (GNNBNĐ)

Năm 1962, Viện Khảo Cổ Sài Gòn có phiên dịch và xuất bản một tập bản đồ cổ trong kho sách Hán Nôm Việt Nam có tên là “Hồng Đức Bản Đồ ”(HĐBĐ)(1). Theo lời giới thiệu của nhóm biên dịch, sách này được in lại từ vi ảnh mang ký hiệu 100891 mà nguyên bản tàng trữ tại Đông Dương Văn Khố ở Tokyo, Nhật Bản. Nội dung sách này gồm 6 tư liệu khác nhau viết ở những thời điểm khác nhau nhưng đều nói về địa lý Việt Nam từ đời Gia Long trở về trước. Hiện nay trong thư viện của Viện Hán Nôm (Hà Nội) cũng có lưu trữ một bản chép tay sách HĐBĐ ký hiệu A.2499. Qua so sánh, đối chiếu với bản của Đông Dương Văn Khố, chúng tôi thấy nội dung và thứ tự trình bày ở hai bản này hoàn toàn giống nhau (2).

Phần thứ tư của sách HĐBĐ là một tập bản đồ cổ có tên là “Giáp Ngọ Niên Bình Nam Đồ” (tạm dịch: Bản đồ dẹp yên miền Nam năm Giáp Ngọ). Trên trang đầu, sau nhan đề có ghi thêm dòng chữ: Đốc suất Đoan Quận công hoạ tiến (tạm dịch: Quan đốc suất Đoan Quận công vẽ xong dâng lên). Vậy Đoan Quận Công là ai? Lần giở các trang lịch sử trong giai đoạn này, ta thấy ngay một trường hợp đáng chú ý: Đoan Quận Công là tước của Nguyễn Hoàng do vua Lê phong cho trước khi vào trấn nhậm đất Thuận Hóa (1558). Vậy phải chăng Nguyễn Hoàng là tác giả của GNNBNĐ? Nguyễn Hoàng mất vào năm 1613. Nếu quả thật Nguyễn Hoàng là tác giả của GNNBNĐ thì những bản đồ này phải được vẽ trước năm ông mất. Nhưng nếu xem kỹ, ta sẽ thấy trong GNNBNĐ có những địa danh mà thời điểm xuất hiện muộn hơn nhiều.

Tra cứu các sử liệu thời Lê hoặc viết về thời Lê như “Đại Việt Sử Ký Tục Biên”, “Phủ Biên Tạp Lục”, “Lê Quý Dật Sử”, “Lịch Triều Hiến Chương Loại Chí”, chúng tôi phát hiện rằng nhân vật Đoan Quận Công trong trường hợp này chính là Bùi Thế Đạt, người được chúa Trịnh Sâm phong chức Kiêm Đốc suất Bình Nam Đại tướng quân, đặc phái cùng Việp Quận Công Hoàng Ngũ Phúc đem quân vào đánh chúa Nguyễn ở Thuận Hóa và Quảng Nam năm Giáp Ngọ (1774). Đoạn văn trong sách “Phủ biên tạp lục” của Lê Quý Đôn viết về sự kiện này như sau: “Năm Cảnh Hưng thứ 35 (1774), Giáp Ngọ, tháng 5, trấn thủ Nghệ An là Đoan Quận công Bùi Thế Đạt khải đệ lên tờ báo cáo của Trà Vũ Bá là tướng đồn Bố Chính đại khái nói về tình hình rối loạn ở Quảng Nam. Bấy giờ triều đình đã dẹp yên Hưng Hóa, đánh được Trấn Ninh, thế nước rất thịnh. Chúa Thượng đã biết rõ họ Nguyễn suy yếu, có cơ hội lấy được, thấy tờ khải của Đoan Quận Công, đang đêm cho gọi Chưởng phủ Đại tư đồ quốc lão Việp Quận công Hoàng Ngũ Phúc và Tham tụng Đại tư đồ Xuân Quận công Nguyễn Nghiễm vào bàn, đều nói rằng nên đánh. Bèn quyết kế đi đánh. Tức thì sai Việp Quận công Hòang Ngũ Phúc làm Thống suất Bình Nam thượng tướng quân, Đoan Quận công Bùi Thế Đạt làm Kiêm Đốc suất Bình Nam đại tướng quân đi kinh lược trước”(3). Vậy phải chăng Bùi Thế Đạt chính là tác giả của GNNBNĐ, và năm Giáp Ngọ 1774 cũng chính là niên đại thực hiện bản đồ này?

Dựa vào sự hiện diện của các địa danh “Thái Khang phủ”, “Diên Ninh phủ” (được lập năm 1653, nay là tỉnh Khánh Hòa) và địa danh “Chính phủ” (lập năm 1687 ở xã Phú Xuân, huyện Hương Trà, phủ Triệu Phong) là những dữ liệu muộn nhất được ghi lại trên bản đồ, chúng tôi cho rằng thời điểm thực hiện GNNBNĐ nằm đâu đó trong khoảng từ năm 1687 (là năm chúa Nguyễn Phúc Thái lập Chính Phủ ở Phú Xuân) đến trước năm 1690 (là năm phủ Thái Khang sẽ được đổi tên thành phủ Bình Khang).

Sau khi xác định niên đại của GNNBNĐ, ta lại thấy rằng niên đại này dường như mâu thuẫn với chính cái tên của nó, bởi vì năm Giáp Ngọ, như đã xác minh, là năm 1774, cách thời gian bản đồ này được thực hiện gần cả thế kỷ. Chúng tôi nghĩ rằng có thể lý giải điều này như sau: GNNBNĐ đúng là bản đồ do quan Đốc suất Đoan Quận công Bùi Thế Đạt dâng lên chúa Trịnh trong cuộc hành quân vào Nam năm 1774, nhưng có lẽ trong quá trình thám sát, ông đã không trực tiếp vẽ bản đồ vùng đất này vào cùng năm đó (vì nếu thế thì trên bản đồ phải có những địa danh cùng thời xuất hiện), mà chỉ sao chép lại một bản đồ của Đàng Trong đã có từ trước vào cuối thế kỷ XVII. Bản đồ này có thể họ Bùi đã thu thập được từ sổ sách, văn thư của chính quyền chúa Nguyễn đã bỏ lại khi chạy vào Nam.

CÓ MỘT BẢN ĐỒ KHÁNH HÒA THỜI MỞ ĐẤT

Năm 1653, sau khi đánh bại vua Chiêm là Bà Tấm, chúa Nguyễn Phúc Tần lấy đất từ phía đông sông Phan Rang đến đầu địa giới Phú Yên đặt làm 2 phủ là Thái Khang (gồm 2 huyện Quảng Phúc và Tân Định) và Diên Ninh (gồm 3 huyện Phúc Điền, Hoa Châu và Vĩnh Xương), tức là địa phận tỉnh Khánh Hòa hiện nay(4). Nếu chúng ta nhận rằng thời điểm vẽ GNNBNĐ nằm đâu đó trong khoảng từ 1687 đến trước 1690 tức là vào khoảng cuối thế kỷ XVII, mặt khác, những sử liệu có đề cập đến vùng đất này như “Phủ Biên Tạp Lục” của Lê Quý Đôn cũng chỉ được viết sau thời điểm ra đời của bản đồ này cả thế kỷ, thì GNNBNĐ chính là một trong những nguồn tư liệu sớm nhất, phản ánh chân xác và kịp thời bộ mặt địa lý-lịch sử của vùng đất Khánh Hòa ở buổi đầu hình thành và phát triển. GNNBNĐ là một bản lộ đồ ghi vẽ lại khá chi tiết sông núi, đường xá, dinh sở, thành lũy, nhà trạm, kho tàng, cầu, chợ, bến đò, cửa biển, hải đảo... kèm theo những lời chỉ dẫn về lộ trình từ Đồng Hới đến biên giới Cao Miên, tức là vùng đất phía nam của Tổ Quốc, giang sơn của các chúa Nguyễn mà thời bấy giờ gọi là xứ Đàng Trong hay Nam Hà. Dưới đây là ảnh chụp trích đoạn GNNBNĐ (phần vẽ 2 phủ Thái Khang và Diên Ninh, tức vùng đất Khánh Hòa hiện nay) và bảng phiên âm các địa danh (bằng chữ Hán và chữ Nôm) trên bản đồ. Để bạn đọc tiện theo dõi, chúng tôi tạm phân chia bản đồ thành từng ô có đánh số.

Hình 1: Bản đồ 2 phủ Thái Khang và Diên Ninh trong GNNBNĐ



Hình 2: Bảng phiên âm các địa danh và ghi chú trên bản đồ GNNBNĐ (Phần vẽ hai phủ Thái Khang và Diên Ninh)



CHÚ THÍCH:
(1) Hồng Đức bản đồ, Viện Khảo cổ Sài Gòn phiên dịch và xuất bản, 1962.
(2) Xem Trần Văn Giáp, Tìm hiểu kho sách Hán Nôm, NXB Văn Hóa, Hà Nội 1984, tập 1, tr.345 và Bùi Thiết, Thêm một số bản đồ thời Lê, Tạp chí Khảo cổ học số 1/1982, tr.68.
(3) Lê Quý Đôn, Phủ biên tạp lục, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội 1977, tr.72
(4) Đại Nam thực lục tiền biên, NXB Sử học, Hà Nội 1962, tập 1, tr.83.
(5) Đèo Hổ Dương: Sách Lịch triều hiến chương loại chí - phần Dư địa chí của Phan Huy Chú (1782-1840) chép: “Đầu đời Thịnh Đức Hiếu Triết Hoàng đế (Nguyễn Phúc Tần) sai quân đi đánh Chiêm Thành, qua núi Thạch Bi, đỉnh Hổ Dương đi đến trại vua Bà Tấm phóng lửa đốt phá, Chiêm Thành phải xin hàng”. Núi Thạch Bi tức là núi Đá Bia (nằm giữa địa giới hai tỉnh Phú Yên-Khánh Hòa). Vậy đèo Hổ Dương chính là đèo Cả hiện nay
(6) Tô Hà: Sách Đại Nam nhất thống chí - Tỉnh Khánh Hòa (ĐNNTC) chép: “Núi Tô Hà: Ở phía tây bắc huyện Quảng Phước 59 dặm, trước tên là Hoa Sơn. Sông Tô phát nguyên ở đây cho nên có tên là núi Tô Hà. Gió nam thường từ núi này thổi lại, cho nên có ngạn ngữ: “gió Tô Hà”. Vùng đất phía bắc huyện Vạn Ninh (hiện nay gồm 5 xã Đại Lãnh, Vạn Thọ, Vạn Phước, Vạn Long, Vạn Khánh) trước kia gọi là Tu Bông, phải chăng bắt nguồn từ tên sông Tô (Tô/Tu), núi Hoa (Hoa=Bông) ghép lại?
(7) Hoa Đằng Sơn: còn có tên là Phước Hà Sơn, tức núi Hòn Hèo (huyện Ninh Hòa). Sách ĐNNTC chép: “Núi Phước Hà: Ở phía đông nam huyện Quảng Phước 5 dặm. Núi này có nhiều cây mây hoa cho nên cũng gọi là núi Hoa Đằng. Sườn núi cao lớn, bao quanh vài mươi dặm, phía đông bắc gối bờ biển, phía tây nam chận ngăn cửa biển Nha Phu”.
(8) Nha Tù hải môn: tức cửa biển Nha Phu (huyện Ninh Hòa). Sách Đại Nam thực lục chính biên của Quốc sử quán triều Nguyễn chép: “Đến năm Minh Mạng thứ 14 (1833) đổi tên tấn sở Nha Tù ở tỉnh Khánh Hòa là Nha Phu”.
(9) Các sách Đại Nam thực lục tiền biên, Đại Nam nhất thống chí, Lịch triều hiến chương loại chí đều chép phủ Thái Khang gồm 2 huyện là Quảng Phước và Tân Định, nhưng trong GNNBNĐ lại có thêm tên một huyện thứ ba là Tân Khang. Xin chép lại đây để tồn nghi.
(10) Chúa Ngọc tháp: Bà Chúa Ngọc là cách gọi tôn kính của cả người Chăm lẫn người Việt đối với nữ thần Pô Na-ga hay còn gọi là Thiên Y A Na Thánh Mẫu, nay vẫn được thờ phụng tại di tích Tháp Bà trên núi Cù Lao bên cửa sông Cái, Nha Trang.
(11) Nha Trang hải môn: cửa biển Nha Trang.
(12) Cam Linh môn: cửa biển Cam Ranh.
Nguyễn Man Nhiên