Trong nhận thức của người Việt đầu thế kỷ 20, không có chuyện đàn ông bị
hiếp dâm, cưỡng dâm hay cưỡng gian. Hiếp dâm là cưỡng dâm đàn bà
(Hội Khai Trí Tiến Đức, 1931: 237) và chỉ đàn bà mà thôi. Cưỡng dâm là hiếp con gái đàn bà (Hội Khai Trí Tiến Đức, 1931: 104). Từ ngữ dùng
trong luật là cưỡng gian được định
nghĩa là như cưỡng dâm (Hội Khai Trí
Tiến Đức, 1931: 104).
Gần bốn mươi năm sau nhận thức của người Việt có sự thay đổi quan trọng.
Theo Lê Văn Đức (1970a:609), hiếp-dâm
vẫn không khác gì cưỡng-dâm và cưỡng
dâm là dâm-hãm, hiếp-dâm người khác
giống (Lê Văn Đức, 1970a:250). Cưỡng-gian
là danh từ dùng trong hình luật, được định nghĩa là như cưỡng-dâm. Cưỡng-hiếp
là ép người, hiếp người bằng sức mạnh
nói chung, nhưng thường được hiểu là cưỡng-dâm.
Điểm tiến bộ là ở chỗ nạn nhân không nhất thiết phải là phụ nữ. Có điều các định
nghĩa của Lê Văn Đức (1970a) vẫn chưa đề cập đến hiện tượng cưỡng hiếp người
cùng giới tính.
Khi bộ luật hình sự nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam ra đời (năm
1999), các định nghĩa hiếp dâm và cưỡng dâm đã tỏ ra công bằng hơn đối với các nạn
nhân. Hiếp dâm là dùng
vũ lực, đe doạ dùng vũ lực hoặc lợi dụng tình trạng không thể
tự vệ được của nạn nhân hoặc thủ đoạn
khác giao cấu với nạn nhân trái với ý muốn của họ (điều 111)
và cưỡng dâm là dùng mọi thủ đoạn
khiến người lệ thuộc mình hoặc người đang ở trong tình trạng
quẫn bách phải miễn cưỡng giao cấu (điều 113). Ranh
giới giữa hiếp dâm và cưỡng dâm vẫn chưa thật rõ ràng: dùng vũ lực / đe dọa
dùng vũ lực / lợi dụng tình trạng không thể tự vệ đều là những thủ đoạn và miễn
cưỡng giao cấu không khác gì với giao cấu trái ý muốn. Ngoài ra luật cũng không định nghĩa thế nào là giao cấu, nhưng đây là một vấn đề khác, sẽ được khảo sát ở một nơi khác.
Trong khi đó các nhà từ điển học vẫn không theo kịp nhận thức của nhà
lập pháp.
Các định nghĩa của Nguyễn Kim Thản (2005) quay trở lại điểm xuất phát
đầu thế kỷ 20, thể hiện quan điểm của một xã hội do người đàn ông thống trị:
Hiếp dâm là dùng sức mạnh buộc
phụ nữ phải để cho mình thỏa mãn những ham muốn nhục dục (Nguyễn Kim Thản,
2005:745). Cưỡng dâm là buộc người phụ
nữ phải để cho mình thỏa mãn lòng ham muốn nhục dục (Nguyễn Kim Thản,
2005:423). Cưỡng hiếp là cưỡng dâm và/hoặc hiếp dâm: buộc người phụ nữ phải để cho mình thỏa mãn lòng ham muốn nhục dục;
cưỡng dâm, hiếp dâm (Nguyễn Kim Thản, 2005:423).
Hoàng Phê (2006) không có quan điểm rõ ràng, định nghĩa thiếu nhất quán:
Hiếp dâm là dùng sức mạnh bắt
phải để cho thỏa sự dâm dục (Hoàng Phê, 2006:439). Dâm dục là sự ham muốn
nhục dục quá độ hoặc không chính đáng (Hoàng Phê, 2006:245). Nhục dục là lòng
ham muốn về xác thịt (Hoàng Phê, 2006:726). Xác thịt là thể xác của con người (thường dùng để nói về khoái lạc vật chất tầm
thường) (Hoàng Phê, 2006:1141). Nói chung các định nghĩa này phù hợp với
quan niệm của nhà lập pháp trong bộ luật hình sự 1999. Nhưng cưỡng dâm vẫn cứ là cưỡng ép
người phụ nữ phải để cho thỏa sự dâm dục (Hoàng Phê, 2006:233).
No comments:
Post a Comment