Ngày 15 tháng 6 năm
1953, thay mặt ban bí thư trung ương đảng Lao Động Việt Nam Trường Chinh ký chỉ
thị về chính sách đối với ngụy binh. Theo chỉ thị này ngụy binh được phân loại
đối xử như sau:
a)
Đối với nguỵ binh phản chiến
Nguỵ
binh phản chiến là nguỵ binh tự nguyện quay về hàng ngũ kháng chiến bằng những
hành động như binh biến, nội ứng, tự động bỏ hàng ngũ giặc về với bộ đội ta, hoặc
cứ ở trong nguỵ quân nhưng bí mật liên lạc và giúp đỡ kháng chiến. Chính sách của
ta đối với họ là khen thưởng và ưu đãi họ về vật chất, khuyến khích họ về tinh
thần, giúp đỡ và bầy vẽ cho họ tham gia cách mạng, tham gia kháng chiến.
Đối
với những người phản chiến lẻ tẻ thì sau khi thẩm tra lý lịch, sẽ tuỳ nǎng lực mà sắp đặt công tác cho
thích hợp. Đối với những đơn vị phản chiến thì lúc đầu có thể để nguyên tổ chức
cũ, phái cán bộ vào giúp đỡ họ học tập chính trị và quân sự; cải tạo tư tưởng
cho họ và tranh thủ đưa họ vào quân đội nhân dân. Song nếu có người muốn về nhà
làm ǎn thì giúp đỡ cho họ về. Đối với những
phần tử chỉ huy cũ, sau khi đã xem xét lý lịch, nếu tương đối tốt và được binh
sĩ đồng ý, thì có thể giao cho họ những chức vụ thích đáng; nếu còn lạc hậu thì
cho họ học tập, rồi tuỳ tài đức mà giao công tác, hoặc giúp đỡ họ trở về nhà
làm ǎn.
b)
Đối với nguỵ binh đầu hàng
Tức
là những nguỵ binh tự động hạ vũ khí dưới áp lực quân sự và chính trị của ta,
hoặc trước sự tấn công của quân đội ta. Đối với họ, chúng ta đối đãi tử tế. Nếu
họ đem theo vũ khí, tài liệu quân sự quan trọng và không bị nhân dân oán ghét,
thì tùy công khen thưởng. Trải qua một thời gian ngắn điều tra và giáo dục,
chúng ta động viên họ tham gia quân đội nhân dân. Những người muốn về nhà làm ǎn hay làm công tác khác thì giúp đỡ
họ về.
c)
Đối với nguỵ binh bỏ hàng ngũ giặc trở về nhà
Những
nguỵ binh trở về nhà, nếu không bí mật làm tay sai cho giặc, đều được hoan
nghênh và được che chở. Sau khi họ đã liên lạc và báo cáo với chính quyền hay
đoàn thể địa phương, chúng ta phải giáo dục họ; nếu được nhân dân đồng ý thì
cho họ hưởng mọi quyền lợi như những công dân khác.
Đối
với những nguỵ binh bỏ hàng ngũ giặc trở về nhà, nhưng trước đó đã phạm nhiều tội
ác đối với nhân dân, thì ta vẫn không truy tố ngay. Đối với người thành thật hối
cải, tích cực phục vụ kháng chiến, được nhân dân đồng ý, thì ta không truy tố nữa
và cho hưởng quyền lợi công dân. Đối với người không trực tiếp làm tay sai cho
giặc, song vẫn có những hành động, ngôn ngữ có hại cho kháng chiến, thì phải điều
tra lấy chứng cớ xác thực và truy tố trước toà án nhân dân.
d)
Đối với tù binh nguỵ
Tù
binh nguỵ là những nguỵ binh bị bắt và bị tước vũ khí tại trận. Chính sách của
ta đối với họ là khoan hồng, chủ yếu không giết, không làm nhục, không ngược
đãi họ và cứu chữa những người bị thương. Ngoài việc tước vũ khí, quân dụng và
tài liệu quân sự, tất cả đồ vật riêng của họ, kể cả tiền bạc, đều để nguyên cho
họ.
Tù
binh từ cấp tá trở lên, nói chung không tha, cần tập trung cải tạo lâu dài.
Tù
binh cấp uý và nhân viên các cơ quan của nguỵ quân nói chung cần tập trung giáo
dục một thời gian nhất định. Những người đã được cải tạo tư tưởng và có trình độ
giác ngộ, có nǎng
lực chuyên môn thì tuỳ theo khả nǎng
mà giao công tác. Ngoài ra, ai muốn về nhà làm ǎn
thì cho họ về. Đối với đông đảo binh sĩ (thượng sĩ, trung sĩ, hạ sĩ và binh
lính thường) thì sau một thời gian ngắn điều tra và giáo dục, động viên họ tham
gia quân đội nhân dân. Những người không đủ điều kiện gia nhập bộ đội ta hay muốn
về quê làm ǎn thì giúp đỡ cho họ về.
Đối
với bọn gian ác, nhân dân rất cǎm
ghét và bọn cố ý chống lại kháng chiến, thì đưa ra toà án nhân dân trừng trị.
Đối
với bọn làm mật thám cho giặc, thì giải quyết theo nguyên tắc: trừng trị bọn cầm
đầu, khoan hồng với bọn bị bắt buộc, trừng trị những kẻ có nhiều tội ác, khen
thưởng những người lập công chuộc tội.
No comments:
Post a Comment