Saturday 19 November 2011

Ai bảo biểu tình luôn gắn với chống chính quyền?



Từ biểu tình không có mặt trong Việt Nam Tự Điển của Hội Khai Trí Tiến Đức (1931). Vào thời ấy biểu tình còn được xem là một từ ngoại lai, gốc Trung Quốc ( ),  nghĩa là bày tỏ tình cảm:
Nhân lại vừa dịp lễ sinh-nhật 82 tuổi quan Giám-quốc Mazarick nước Tchécoslovaquie, Thượng-nghị-viên Pháp biểu-tình kính-mến. (Nam Phong Tạp Chí số 171, 1932:428)
 Hán Việt Từ Điển Giản Yếu giảng biểu tìnhdân chúng tụ họp nhau để biểu-thị ẩn-tình và ý nguyện. Bên cạnh đó còn có chua chữ Hán là và tiếng Pháp là meeting (Đào Duy Anh, 2005:73). Các từ điển tiếng Việt sau đó có thể định nghĩa biểu tình với từ ngữ, câu cú khác nhau nhưng về căn bản nội dung khái niệm đã ổn định suốt từ lúc biểu tình được du nhập vào tiếng Việt (Thanh Nghị, 1967:127; Lê Văn Đức, 1970a:114; Nguyễn Kim Thản, 2005:140). Đặc biệt không một từ điển nào đưa từ chính quyền vào định nghĩa  bởi vì chống hay ủng hộ chính quyền, chính phủ không phải là một thuộc tính của biểu tìnhKhông rõ căn cứ vào đâu mà có người như đại biểu quốc hội Hoàng Hữu Phước lại thấy Phi khng đnh ngay t khi thy và cho ti tn ngày nay biu tình là đ chng li chính ph, chng li ch trương của chính ph nước mình.

Friday 18 November 2011

Cơm sồn sồn là cơm gì?

Tuổi sồn sồn là tuổi nửa già nửa trẻ; cơm sồn sồn là cơm nửa sống nửa chín (Génibrel, 1898:702; Hội Khai Trí Tiến Đức, 1931:494; Lê Văn Đức, 1970b:1305). Vương Lộc (2001:146) coi sồn sồn với nghĩa nửa sống nửa chín là từ cổ. Nguyễn Kim Thản (2005:1410) coi là từ cũ.
Trên Internet chỉ thấy có bài vè sau đây lưu giữ dấu vết của cụm từ cơm sồn sồn:
Đu ln chôm bôm, là con tôm tít
B
t người ăn tht, là con tôm hùm
bi lùm là con tôm c
B
t b vào gi là con tôm lương
Gánh đ
t lp đường là con tôm đt
Vô chùa l
y Pht là con tôm tu
Sóng đánh ch
ng khu là con tôm cn
N
u cơm sn sn là con tôm go
L
y nước thơm tho là con tôm trm
B
t chén bt mâm là con tôm bc
Ph
i quy mình gt là con tôm càng
rèn đ
c rèn chàng là con tôm st
Hay c
n hay ngt là con tôm chng
Nghe b
u ly chng là con tôm lóng
L
y chng cho chóng là con tôm lang
Da th
t nó vàng là con tôm ngh
Vi
c làm bê tr là con tôm te.

Áo tô là áo gì?

Áo tốt nghiệp, áo cử nhân, áo thạc sĩ, áo tiến sĩ... các kiểu lụng thụng với một dải vải vắt qua vai, buông lòng thòng trước ngực chính là áo tô. Áo tô nguyên là y phục của công dân La Mã, được cải biên thành áo choàng của giáo sư, quan tòa, luật sư. Học sinh, sinh viên trong ngày tốt nghiệp cũng được phép mặc áo tô.
Tiếng Việt có từ tô ga gần âm với toga trong tiếng La Tinh, tiếng Anh và nhiều thứ tiếng châu Ấu khác (tiếng Nga là тога phát âm cũng giống như thế). Khó có thể xác định tô ga được mượn từ tiếng nào trước.
Ngoài ra tiếng Việt cũng có tô-giơtô-jơ chắc chắn là từ toge của Pháp (Lê Ngọc Trụ, 1993:780). Trong từ điển này cũng có từ , được xem là rút gọn của tô-giơtô-jơ.
Tuy nhiên do áo tô đã biến mất khỏi đời sống ở Việt Nam một thời gian khá dài cùng lúc với sự suy tàn của tiếng Pháp, từ hiện nay rất có thể được xem là kết quả rút gọn của tô ga.

Thursday 17 November 2011

Tại sao những người tự đề cao mình một cách lố bịch lại bị gọi là cái rốn của vũ trụ?



Cái rốn vốn chỉ là cái ống dẫn máu từ nhau vào bào thai. Cái ống đó được cắt bỏ khi đứa nhỏ sinh ra được cắt. Cái sẹo hình tròn còn lại ở giữa bụng cũng gọi là rốn. (Hội Khai Trí Tiến Đức, 1931:472; Lê Văn Đức, 1973b:1247; Hoàng Phê, 2006:833). Do ảnh hưởng của tiếng Pháp, rốn có thêm nghĩa bóng là trung tâm: cái rốn của vũ trụ là kết quả dịch sao phỏng cụm từ tiếng Pháp le nombril de l’Univers. Cũng bằng cách dịch sao phỏng, le nombril du monde sang tiếng Việt thành cái rốn của thế giớiĐiều thú vị là người Việt hay nói tưởng mình là cái rốn của vụ trụ hơn tưởng mình là cái rốn của thế giới. Trong khi đó người Pháp lại hay nói se prendre pour le nombril du monde. hơn se prendre pour le nombril de l’Univers. Bởi vậy dịch cụm từ cái rốn của vũ trụ ra tiếng Pháp là một vấn đề nan giải. Cách dịch nào cũng có cái hay và cái dở của nó.

Wednesday 16 November 2011

Tại sao dây dọi còn được gọi là lập lòn?

Dây dọi / lập lòn gồm một quả đồng thau dằn chì cho nặng treo vào đầu một sợi dây. Thợ xây thả dây dọi/lập  lòn để kiểm tra xem tường có thẳng đứng hay không. Dây dọi tiếng Pháp là fil à plomb, dịch sát từng từ là sợi dây có cục chì. Người Việt bỏ âm tiết đầu, chỉ giữ đoạn sau thành ra lập lòn.

Tuesday 15 November 2011

Trăm hay chưa được thì nghìn hay được không?



Trăm trong Trăm hay không bằng tay quen không phải là từ chỉ số lượng. Hội Khai Trí Tiến Đức (1931:594) giảng là nói líu lo dấp dính. Ví dụ: nói trăm như tiếng mọi. Từ trăm với nghĩa này cũng được ghi nhận trong Génibrel (1989:873), Hue (1937:1052). Trăm hay trong câu tục ngữ trên đây có nghĩa là nói hay. Ý nghĩa của cả câu đó là nói hay không bằng quen làm.

Monday 14 November 2011

Tăng đơ là cái gì?

Bộ phận dùng để căng dây xích/sên nay gọi là bộ tăng sên, xưa gọi là tăng đơ, do ảnh hưởng của tiếng Pháp (tendeur de chaîne).

Thiết bị điều chỉnh sức căng dùng để chằng buộc hàng hóa, các công trình như cột điện, trạm phát sóng.. cũng được gọi là tăng đơ: tăng đơ chữ U (tiếng Pháp là tendeur en U),  tăng đơ dạng khung (tiếng Pháp là tendeur à lanterne), tăng đơ cáp (tendeur de câble)...

Một số người, thường là người Nam, không nói tăng đơ mà phát âm là tăng đưa, tức là dùng một nguyên âm đôi trong tiếng Việt để thể hiện trường độ của nguyên âm /œ/ trong âm tiết thứ hai của từ tiếng Pháp (–deur). 

Sunday 13 November 2011

Quay tít thò lò là làm sao?

Quay tít thò lò là quay như bông vụ/con quay. Thò lò là âm Quảng Đông của (陀 螺  tuóluó). Âm Hán Việt của từ này là đà loa.

Thò lò còn có nghĩa là một lối đánh bạc thời trước, bằng con quay có sáu mặt số (Nguyễn Kim Thản: 2005:1533; Hoàng Phê, 2006:945). Con quay này là cái dụng cụ đổ bác hình lăng trụ sáu mặt, có ghi chấm tròn ở mỗi mặt từ 1 đến 6 xoay nhanh quanh trục đứng cắm xuyên qua tâm (Lê Văn Đức, 1970a:1575; Lê Ngọc Trụ, 1993:774). Người tráo trở được gọi là thò lò sáu mặt là vì vậy (Hội Khai Trí Tiến Đức, 1931:570).

Tại sao chỉ có tăng sên mà không có giảm sên?

Tăng trong tăng sên là một từ gốc Pháp (tendre, có nghĩa là căng) . Bản thân sên cũng là một từ gốc Pháp (chaîne, nghĩa là sợi xích của xe đạp). Tăng sên là căng sợi xích. Một số người hiểu tăng sêntăng cái gì đó, sức căng chẳng hạn, cho sợi xích nên ngược với tăng sên phải là giảm sên. Nhưng số người này không nhiều. Vì vậy người ta vẫn nói tăng sên mà không mấy ai nói giảm sên.

Thursday 10 November 2011

Cá héc-mô-ni là cá gì?


Những con cá thần tiên, những con cá kiếm, cá chọi, cá mã giáp, cá héc-mô-ni màu sắc rất lạ, ăn giun tơ thuỷ trần buổi sáng đang hứng khởi phùng mang trợn mắt, vè, xùy, chọi nhau, gây xao động, sóng gió ngay trong cái khối nước con con. (Ma Văn Kháng, 2003III:72)
Cá héc-mô-ni của Ma Văn Kháng chính là cá hắc mô-ly do hiện tượng lẫn lộn /l/ và /n/ ở miền Bắc đã trở nên quá phổ biến. Tên tiếng Anh của cá này là black molly, tiếng Pháp là molly noir, rất được giới chơi cá cảnh ưa chuộng. Cá hắc mô-ly còn có các tên tiếng Việt khác là cá hắc mô-ni, cá trân châu, cá bình tích, cá mố lũy, cá mã lệ, cá hắc bố lũy... 

Tại sao người ta gọi cái túi vải hình chữ nhật có quai đeo vai là túi dết?

Cái túi này được người Pháp đem vào Việt Nam. Tiếng Pháp là musette [myzεt]. Người Việt chỉ giữ lại âm tiết cuối.
Ra ngoài làm việc rừng, lúc nào túi dết Lịnh cũng có sách vở, nhưng chặt xong phần cây hoặc cuốc xong phần đất của mình rồi anh mới chui vào bụi khuất mà đọc mà viết (Nguyễn Tuân, 2006c:229)

Tuesday 8 November 2011

Tại sao mùa Vọng còn được gọi là mùa Át?


Vọng nghĩa là mong đợi: hòn Vọng Phu là hòn đá hình người đàn bà đợi chồng. Mùa Vọng là mùa dân Chúa mong đợi Chúa đến (thời gian bốn tuần trước lễ Giáng Sinh). Mùa Vọng trong tiếng La Tinh là adventus, tiếng Bồ Đào Nha là advento. Từ advento của tiếng Bồ Đào Nha được phiên sang âm Việt thành át biên tô/át ven tồ. Át rất có thể là dạng rút gọn của át biên tô / át ven tồ.

Saturday 5 November 2011

Tại sao chốt bi không có viên bi nào?

Chốt bi là chốt lựu đạn. Từ bi ở đây do gốc Pháp là goupille, do đó không có liên quan gì đến bi (gốc Pháp là bille).

Friday 28 October 2011

Làm thều thào được không?

Thều thào hiện nay thường được hiểu là nói rất nhỏ và yếu ớt (Hoàng Phê, 2006:936).
Trên các văn bản cổ thều thào có nghĩa là hời hợt, qua loa  như ở câu 750 của Thiên Nam Ngữ Lục:
Chính sự thều thào bỏ việc lam nham.
(Vương Lộc, 2001:153)
Nghĩa này vẫn còn được ghi nhận trong các từ điển tiếng Việt thế kỷ thứ 20. Hội Khai Trí Tiến Đức (1931:563) giải thích thều thàosơ lược, nông nổi và cho ví dụ là tính người thều thào. Lê Văn Đức (1970b:1552) cũng giải nghĩa và cho ví dụ y hệt.
Nguyễn Như Ý (1999:1559) có hai mục từ thều thào riêng biệt. Mục từ thứ nhất có nội dung giống với thều thào của Hoàng Phê (2006:936). Mục từ thứ hai quy về từ thểu thảo; từ này được giảng là hời hợt, dễ dãi, nông nổi.

Wednesday 26 October 2011

Rừng có mạch không?

Trung bình cứ 81 người viết tai viết mạch rừng mới có 1 người viết tai vách mạch dừng và người này bị coi là viết sai chính tả! Nhưng từ điển Lê Văn Đức (1970b:309) chỉ ghi nhận tai vách mạch dừng, không có tai vách mạch rừng.


Một quyển từ điển hồi đầu thế kỷ 20 là Việt Nam Tự Điển của Hội Khai Trí Tiến Đức (1931:161) có hai mục từ dứngdừng, xem là cùng nghĩa, và giải thích là nan để làm cốt vách và cho ví dụ là rút dây động dừng (không phải động rừng). Câu tục ngữ Tai vách mạch dừng được ghì ở trang 504 của cuốn từ điển ấy. 


Bây giờ kỹ thuật xây cất nhà cửa đã khác nên dừng trở nên vô nghĩa, rừng nghe hợp lý hơn. Từ điển Nguyễn Như Ý (1999:1482) ghi nhận cả tai vách mạch dừngtai vách mạch rừng. Hoàng Phê (2006:883) chỉ có tai vách mạch rừng.

Dấu hay giấu?

Dấu là một từ cổ, có nghĩa là yêu. Giấu có nghĩa là cất kín. Việc cần phải che giấu thường là việc xấu xa. Viết che dấu trong trường hợp này là sai chính tả,
Chồng gọi vợ là em yêu dấu. Yêu dấu là yêu công khai nên không có chuyện yêu giấu. Không yêu công khai là yêu thầm, yêu vụng. yêu trộm... Tục ngữ có câu: Con vua vua dấu, con chấu chấu yêu. Thơ Hồ Xuân Hương có câu: Chúa dấu vua yêu một cái này. Đố ai biết là cái gì?                                                                                                                                                                                                                                                                                    

Tuesday 25 October 2011

Lạp xưởng có phải là xúc xích Tàu không?

Lạp xưởng/lạp xường là một món ăn của người Trung Quốc. Lạp xường là âm Quảng Đông của臘 腸. Âm Hán Việt lạp trường.

Lạp nghĩa là cuối năm. Đời nhà Chu lễ tế cuối năm gọi là đại lạp ( ). Tháng cuối năm là lạp nguyệt ( ), sang tiếng Việt thành tháng chạp.

Trường/Tràng nghĩa là nghĩa là ruột: tiểu tràng (  ) là ruột non, đại tràng (  ) là ruột già, đoạn trường ( ) là đứt ruột/đau lòng. Lạp trường là ruột lợn nhồi thịt lợn xay trộn với rượu, đường cho lên men tự nhiên.

Trên các thực đơn tiếng Anh lạp xường thường được dịch là Chinese sausage, tức là xúc xích Trung Hoa. Dịch như vậy không chính xác lắm vì xúc xích Trung Hoa rất đa dạng về chủng loại. Nhưng nếu ghi là lap cheong hay lup chong thì không ai hình dung ra được đó là món gì.

Sunday 23 October 2011

Do đâu de có nghĩa là lùi?


Gốc Pháp của dearrière, có nghĩa là phía sau. Tiếng Pháp có một biểu thức có vẻ thừa thãi nhưng khá thông dụng là reculer en arrière, dịch sang tiếng Việt thành lùi về phía sau, cũng rất thông dụng và cũng có vẻ thừa thãi (có ai lùi về phía trước không?). Do vậy de trong tiếng Việt có nghĩa là lùi:
Làm được như thế thì các hang khác cứ gọi là chạy de kèn (Nguyễn Bắc Sơn, 2008:293)
Chỉ sợ cảnh "chàng về nay đã cụt chân" rồi em gài số de, cho anh đi chỗ khác chơi (Anh Vân, 2003:77)

Từ arrière của Pháp còn có nghĩa là hậu vệ trên sân bóng đá. Từ arrière với nghĩa này vào tiếng Việt thành a-de.

Saturday 22 October 2011

Iếc sát là gì?


Từ Ersatz trong tiếng Đức có nghĩa là thế phẩm. Do chiến tranh thế giới lần thứ II từ này xâm nhập vào các tiếng châu Âu.  Có nhiều khả năng là người Việt tạo ra từ iếc sát qua tiếp xúc với tiếng Pháp.
Lại làm cho nước phở vàng ngậy, hắc mùi thảo quả, cái “vị phở” thơm thịt như món thịt giả iếc sát của phát xít Đức chế ra để binh lính nhai cho đỡ nhớ thịt thật. (Tô Hoài, 2010:458)

Wednesday 19 October 2011

Mạch lô là gì?

Mạch lô là một từ cũ, có nghĩa là thủy thủ, do gốc Pháp là matelot:
Đám mạch lô trở nên hoảng loạn. (Ngô Tự Lập, 2008:60)

Tuesday 18 October 2011

Síp là gì?


Síp là từ mượn tiếng Anh (ship, có nghĩa là gửi hàng): síp hàng miễn phí (free shipping), dịch vụ síp hàng, phí síp hàng (shipping fees)... Trong tất cả các ví dụ trên hoàn toàn có thể sử dụng từ gửi thay vì síp. Nhưng dùng síp mà không dùng gửi chính là có ý muốn lồng vào văn bản một dấu chỉ về căn cước của người viết/nói và thời đại của mình.

Sunday 16 October 2011

Friday 14 October 2011

Làm ne là làm gì?


Trong tiếng Pháp nègre vốn có nghĩa là mọi da đen.
Cuối thế kỷ 18 từ nègre có thêm nghĩa là tác giả ma, tức người viết (mướn) để người khác ký tên. Alexandre Dumas, tác giả của cả trăm quyển tiểu thuyết lịch sử bất hủ, trong đó có Ba người lính ngự lâm (Les Trois Mousquetaires), Hai mươi năm sau (Vingt Ans Après), Hoa tu-líp đen (La Tulipe Noire)... đã sử dụng một số tác giả ma; đuợc hậu thế biết đến nhiều nhất là Auguste Maquet, chuyên làm công việc tìm tài liệu, viết phác thảo rồi chuyển cho Alexandre Dumas hoàn thiện bản thảo. Suy cho cùng cũng là làm mọi.
Dân kiến trúc nước ta gọi người giúp việc là ne, thực chất là bắt làm mọi:
Ne ơi ta bảo ne này,
Ne vô họa thất ne “cày” cùng ta,
Trưởng tràng có luật đưa ra,
Kêu gì làm nấy, liệu mà biết khôn,
Bắt cởi truồng, phải cởi truồng,
Kêu nằm “quậy cỏ”, liệu hồn “rendu”

Tuesday 11 October 2011

Cây ắc là cây gì?



Ắc, còn gọi là cây chốt, là từ của dân cơ khí, chỉ một chi tiết máy hình đoạn thẳng làm trục cho một hoặc nhiều chi tiết khác quay quanh. Từ nguyên dân gian giải thích rằng khi cây chốt gãy thì xe kêu “ặc ặc”. Thật ra ắc là một từ gốc Pháp (axe), có nghĩa là trục.

Phơi đề là phơi cái gì?


Phơi đề không phơi cái gì cả. Phơi có nghĩa là tờ phiếu, gốc tiếng Pháp là feuille

Phơi thanh toán là tờ phiếu thanh toán:
Họ chỉ đảo từ này xuống dưới, xếp từ kia lên trên rồi đạo nguyên những câu ví dụ từ các quyển Larus Francais ra để lòe những người mới học ở trình độ i tờ và cứ thế rút tiền biên soạn, cho đệ tử cùng cạ ký đại vào tờ phơi thanh toán của Trung tâm. (Đào Quang Thép, 2007:205)

Phơi đề là tờ phơi cá độ (feuille de pari) về kết quả xổ số.

Phơi tem (feuille de timbres) là tờ phơi dùng để trình bày tem.

Sunday 9 October 2011

Ba sô là cái gì?


Thời Pháp thuộc và ở miền Nam trước năm 1975, ba sô là từ dùng để chỉ bằng tú tài Tây:
Ba sô cao đẳng trở đi,
Như mù như điếc huống gì nữa ai.
Gốc tiếng Pháp là bachot, có sắc thái thân mật.
Cùng nghĩa và cùng sắc thái với ba sô còn có bắc (gốc tiếng Pháp là bac): bắc oong (bac I) là tú tài I, bắc đơ (bac II) là tú tài II, bắc phi lô (bac de philo) là tú tài ban triết...

Saturday 8 October 2011

Hành ba rô có phải là tỏi tây không?

Tỏi tây là một cây thuộc họ hành (Alliaceae); lá và củ ăn được, rất phổ biến trong các thực đơn kiểu Tây.
Tỏi tây, tiếng Pháp là poireau. Từ poireau vào tiếng Việt bằng đường mượn âm dưới các dạng poa rô, boa rô, bo rô và ba rô.

Friday 7 October 2011

Bạc đà là cái gì?

Từ bạc đà được các từ điển Nguyễn Như Ý (1999:94), Hoàng Phê (2006:24) giải thích là cái ba lô (lính).
Chỗ này hồi trước có cái tượng thằng lính Tây đen xì đeo bạc đà đứng lù lù như uy hiếp cái cột cờ trong thành cổ (Ma Văn Kháng, 2003VI:583)
Gốc Pháp là barda, có nghĩa là quân trang.

Thursday 6 October 2011

Tơợc-phít là gì?


Trong phóng sự Cá ngựa! Cá ngựa Vũ Bằng ba lần dùng từ tơợc-phít:

Tôi bảo cụ chỉ là một tơợc-phít.
Khắp Hà Thành và Cảng, còn ai không biết ngài là một tay “tơợc-phít” có danh? 
Nhờ cái mạnh ấy, các “tơợc-phít”  khác sẽ bỏ nhà mà dọn đến ở nhà pha.


Đó là một từ gốc Pháp (turfiste, nghĩa là dân chơi cá ngựa). Anh em song sinh của nó là tuyệt phích, được ghi trong từ điển của Chu Bích Thu (2006:260):


Ở trường đua, tuyệt phích có thể cá cược hợp pháp với ban tổ chức nhưng nếu thắng, tiền độ thấp hơn so với cá cược lậu.

(Công Quang, "Những “bí mật đen” ở trường đua Phú Thọ", Dân Trí,  22/05/2009

()

Vên là cái gì?

Từ bielle của tiếng Pháp nghĩa là thanh truyền, vào tiếng Việt thành biên (ở phía Bắc) và vên/dên ở phía Nam. Từ điển Hoàng Phê (2006:62) có biên, không có vên. Từ điển Lê Văn F9ức (1970b:1765) có vên, không có biên. Từ điển Nguyễn Như Ý (1999) có cả biênvên.

Tuesday 4 October 2011

Đi rỏn là đi đâu?


Từ rỏn có mặt trong các từ điển Lê Văn Đức (1970b:1242), Nguyễn Như Ý (1999:1408). Đi rỏn do gốc tiếng Pháp là faire la ronde, nghĩa là đi tuần (đêm).

Con sa mù là con gì?

Sa mù là lạc đà. Gốc tiếng Pháp là chameau.
Bác đã đi nhiều, đâu cũng biết, biết cả con “sa mù” có hai cái bướu trên lưng quanh năm nhịn nước. (Tô Hoài, 2007:20)

Monday 3 October 2011

Một mi-crôn là bao nhiêu mét?

Một mi-crôn là một phần triệu (10-6) mét, tức là 1/1000 mi-li-mét. Đồng nghĩa là mi-crô-mét.
Trong tiếng Việt có ba dạng tương đương về nghĩa nhưng khác nguồn là mi-crôn, mi-cron (gốc Nga микрон) và mi-crông (gốc Pháp micron). Các dạng gốc Nga phổ biến trên văn bản chính thức hơn; dạng gốc Pháp rất hiếm khi xuất hiện trong thực tế. 

Sunday 2 October 2011

Kèn lập binh là kèn gì?

Lập binh là từ cũ, gốc Pháp là l’appel, nghĩa là gọi. Thời Pháp thuộc, thổi kèn lập binh, tiếng Pháp là sonner l’appel, là thổi kèn gọi lính.
Kèn hiệu dưới thời Pháp thuộc còn có: kèn la vầy (réveil) là kèn báo thức, kèn la mác/la mát (la marche) là kèn diễu hành. 

Saturday 1 October 2011

Phim hồng là phim gì?


Phim hồng là phim khiêu dâm nhẹ của Nhật Bản. Thuật ngữ phim hồng được sao phỏng từ pink film tiếng Anh. Từ pink film này được dịch từ tiếng Nhật là  (ピンク映画  pinku eiga). Pinku trong tiếng Nhật lại là một từ mượn âm tiếng Anh (pink).

Màu ve là màu gì?

Màu ve là màu xanh lá cây. Gốc tiếng Pháp là vert: vôi ve (lait de chaux vert), đậu ve (haricot vert)... Có khi người ta chỉ nói ve nhưng hiểu là vôi ve:
Căn phòng vuông, tường quét ve, ánh đèn nê ông xanh mát. (Đắc Trung, 2006:155)

Thursday 29 September 2011

Vì sao phim đen không phải là phim đen?

Các nhà phê bình Pháp (Nino Frank) dùng thuật ngữ  film noir (phim đen) chỉ một thể loại phim phát triển ở Hollywood sau năm 1941, có nội dung na ná các tiểu thuyết trinh thám trong Série noire của Pháp. Khoảng cuối thập niên 50 thể loại này lụi tàn. Ngày nay chỉ có những người lớn tuổi còn nhớ hoặc một số nhà nghiên cứu điện ảnh biết phim đen của Hollywood là gì.
Quãng những năm 80 ở Sài Gòn rộ lên các điểm chiếu vi-đê-ô. Trên báo chí bắt đầu xuất hiện các cụm từ vi-đê-ô đen, phim đen... để chỉ tất cả các bộ phim có tính bạo lực, khiêu dâm, phản động... Gần đây cụm từ phim đen chỉ có nghĩa là phim khiêu dâm.
Như vậy nếu dịch ra tiếng Pháp thì phim đen những năm 50 là film noir, phim đen những năm 80 là film sans visa và phim đen bây giờ là film classé X hoặc film érotique, film pornographique.

Xê xê xê pê là cái gì?


Tên chính thức đầy đủ của Liên Xô là Liên Bang Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Xô Viết, tiếng Nga là Сою́з Сове́тских Социалисти́ческих Респу́блик, viết tắt là CCCP, đọc theo kiểu Việt là xê xê xê pê Dân gian cắt nghĩa CCCPcác chú cứ phá / còn cho còn phá... vì việc sử dụng hoang phí viện trợ Liên Xô đã thành chuyện thường ngày. Xê xê xê pê vì vậy có nghĩa là của chùa, xài không cần tiếc :
Anh ta loay hoay tìm bao thuốc lá, nhưng thuốc lá là vật bất ly thân, Cương đã cho vào túi áo bông, không thể để thành một thứ xê xê xê pê trong buồng lái được (Bùi Ngọc Tấn, 2008:103)

Wednesday 28 September 2011

Xe ba lua là xe gì?

Xe ba lua là xe tải hạng nặng. Gốc Pháp là poids lourd, vào tiếng Việt thành boa luaba lua. Ba lua thông dụng hơn. 

Tuesday 27 September 2011

Mô bin là cái gì?


Từ bobine của tiếng Pháp vào tiếng Việt thành bô bin: bô bin đánh lửa (bobine d’allumage) ; bô bin sơ cấp (bobine primaire)... Bô bin có một biến thể là mô bin :
Đặc biệt Khanh đã hợp lý hóa các thao tác trong công nghệ dệt, phân loại môbin thu hồi để tái sản xuất. (Triệu Xuân, 2007:67)
Hiện tượng chuyển đổi này không có gì khó hiểu: /b/ và /m/ đều là âm môi hữu thanh.

Sunday 25 September 2011

Rau bi na là rau gì?


Bi na là từ gốc Pháp (épinard): rau bi na bờ tường (épinard de muraille), rau bi na dại (épinard sauvage). Rau bi na có tên khoa học là Spinacia oleracea.
Rau bi na được tiếng là giàu chất sắt. Sự thật là năm 1890 cô thư ký của phòng thí nghiệm phân chất rau bi na đã đánh máy sai, nâng hàm lượng sắt trong rau lên gấp mười lần hàm lượng thật. Mãi bốn chục năm sau các nhà khoa học mới phát hiện ra sai lầm này nhưng đã quá muộn. Không còn ai không tin rằng bi na là vô địch rau quả về hàm lượng sắt. («Du fer dans les épinards et autres idées reçues», Jean-François Bouvet, Seuil, 1997)

Saturday 24 September 2011

Bơ phe là gì?


Bơ phe là bơ tươi. Gốc Pháp là beurre frais. Thợ làm bánh dùng bơ phe để bánh có mùi thơm béo và màu vàng đặc trưng.

Friday 23 September 2011

Có bao nhiêu từ bót gốc Pháp?



Có năm từ bót gốc Pháp.

Từ bót thứ nhất có nguyên từ là poste, giống đực, nghĩa là cái đồn : bót cảnh sát (tiếng Pháp là poste de police), bót gác (poste de garde), bót cút lít (poste de police)... Từ bót này hiện nay được xem là từ cũ.  Ở cửa ngõ thị xã Pleiku ngày xưa có đặt một trạm kiểm soát nên người ta gọi chỗ đó là ngã ba bót công trôn (poste de contrôle), sau này là ngã ba Phù Đổng.
Từ bót thứ hai cũng có nguyên từ là poste, nhưng giống cái, nghĩa là bưu điện. Từ bót này chỉ còn dấu vết trong địa danh Kinh Bót (arroyo de la Poste). Đó là con kinh bưu điện thời Pháp, làm nhiệm vụ vận chuyển thư tín từ Sài Gòn qua Tân An, về Mỹ Tho. Con kinh này về sau được đổi tên thành Bảo Định Hà, tức là kinh Bảo Định.
Từ bót thứ ba có nghĩa là cái bàn chải. Gốc Pháp của nó là brosse. Bót đánh răng (brosse à dents) hay cái bàn chải đánh răng cũng là một thứ.
Từ bót thứ tư chỉ cái ống để cắm thuốc hút. Nó là kết quả mượn âm yếu tố porte trong một số từ ghép tiếng Pháp: bót thuốc lá (porte-cigarette), bót xì gà (porte-cigare).
Từ bót cuối cùng là từ của dân cơ khí. Gốc Pháp là boîte.  Bót lái/bót số (boîte de vitesse), chính là hộp cơ cấu lái trong ô tô

Sunday 18 September 2011

Đèn phô lô là đèn gì?

Phô lô là từ gốc Anh (follow). Đèn phô lô (tiếng Anh: follow spotlight) là loại đèn điều khiển bằng tay để tập trung chiếu sáng một vùng nào đó trên sân khấu.

Thursday 15 September 2011

Tua bin có phải là từ gốc Nga không?

Tua bin gần với âm Nga (турбина) hơn cả, nhưng nó là từ gốc Pháp (turbine). Nó xuất hiện từ trước 1945 trong Danh Từ Khoa Học (Hoàng Xuân Hãn,  1959:182) và được ghi nhận trong các từ điển xuất bản ở miền Nam trước 1975 (Thanh Nghị, 1967:1264).

Monday 12 September 2011

Hoa phăng là hoa gì?


Hoa phăng (tức hoa phlăng) là hoa cẩm chướng tây hay còn gọi là cẩm chướng phăng. Người Pháp đem giống hoa này vào Việt Nam đầu thế kỷ 20. Nguyễn Kim Thản (2005:21261) định nghĩa đúng nhưng quy về gốc Pháp pensée là sai. Tên tiếng Pháp của hoa là œillet de France. Phăng/phlăng là phiên âm của từ France.
Không chịu kém cạnh, các hoa “cẩm-chướng-sim”, “cẩm-chướng-phăng” cũng hòa theo màu xuân, phô hương thi sắc khi đứng trong chiếc bình pha-lê, ang thủy-tinh, lọ đồng hoặc ống sứ...
Hoa-Nam, 1942:26 (Tri Tân Tạp Chí số 34)

Sunday 11 September 2011

Gạch ba banh là gạch gì?

Gạch ba banh là gạch nén. Gốc của nó là từ parpaing tiếng Pháp. Từ này vào tiếng Việt thành pác panh, pa panhba banh. Chỉ có pác panh vào được từ điển Nguyễn Như Ý (1999:1311). Các từ điển khác không ghi nhận dạng nào cả.

Saturday 10 September 2011

Mũ ca nô là mũ gì?


Từ điển chỉ có ca nô với ý nghĩa là thuyền máy cỡ nhỏ, có mạn cao, khoang có nhiều ngăn chia làm buồng máy, buồng lái,... dùng chạy trên quãng đường ngắn (Hoàng Phê, 2006:112). Đây là một từ gốc Pháp (canot).
Một từ Pháp khác là calot (tức cái mũ chào mào của lính khố đỏ thời xưa; lính này vì vậy còn được gọi là lính chào mào) vào tiếng Việt bằng con đường mượn âm thành ca lô, cà lồca nô. Ca lô là dạng đã ổn định từ lâu và được ghi nhận chính thức trong các từ điển (Thanh Nghị,  1967:172, Nguyễn Như Ý, 1999:220). Cà lồ có sắc thái thân mật. Ca nô nguyên là biểu hiện của những người mắc tật lẫn lộn /n/ và /l/, về sau thành ra phổ biến do người sử dụng không nhận thức được mối liên hệ giữa gốc Pháp và từ Việt:
Anh Nguyễn Công Hoan mặc quân phục, mũ ca-nô tím sao tròn cẩn thận. (Lê Minh, 2008:258)

Saturday 3 September 2011

Có phải dân chủ nghĩa là dân là(m) chủ?


Các từ điển tiếng Việt cuối thế kỷ 19 (Huình Tịnh Của, 1895; Génibrel, 1898) không có từ dân chủ. Mãi đến năm 1931, từ dân chủ mới chính thức xuất hiện trong từ điển (Hội Khai Trí Tiến Đức, 1931:149)  và được định nghĩa là “Chủ quyền thuộc về dân”. Cách hiểu này không xa mấy với cách hiểu nôm na “dân là chủ”.
Vấn đề không đơn giản như thế nếu ta tìm đến căn nguyên của từ ngữ.


Khi hoàng đế Meiji (Minh Trị) đưa văn minh phương Tây vào công cuộc canh tân đất nước (1867), các học giả Nhật phải tìm từ ngữ để diễn đạt hàng loạt khái niệm mới mẻ về khoa học, chính trị, kinh tế... Trong số các khái niệm mới về thể chế có democracy của tiếng Anh, tương đương với démocratie của tiếng Pháp, democrazia của tiếng Ý... Khái niệm này được các học giả Nhật dịch bằng chữ Hán là 民主主義  minshushugi (âm Hán Việt là dân chủ chủ nghĩa). Vào thời đó Trung Quốc gửi nhiều quan lại và sinh viên  sang Nhật vì đó là con đường ngắn nhất để học tập văn minh phương Tây. Sau đó những người này trở về phiên dịch sách vở Nhật cho đồng bào họ đọc. Có người như Lương Khải Siêu trung bình mỗi năm dịch 50 quyển, cá biệt như năm 1903 dịch đến 200 quyển. Nhờ vậy minshushugi của tiếng Nhật trở thành minzhuzhuyi của tiếng Trung Quốc. Rồi sách vở mới của Trung Quốc (tân thư) được đưa vào nước ta nhờ công của các nhà buôn Trung Hoa. Các nhà nho Việt Nam đọc tân thư và phiên民主主義thành dân chủ chủ nghĩa.

Thể chế dân chủ ở phương Tây có một lịch sử hàng ngàn năm với nhiều quan niệm phức tạp, không thể được tóm tắt chỉ với một câu “Dân là chủ”. Căn nguyên của nó là δημοκρατία (tiếng Hy Lạp) với δμος nghĩa là dânκράτος  nghĩa là quyền lực, từ thế kỷ thứ 5 trước Công Nguyên, được dùng để chỉ chính thể của một số thành bang Hy Lạp thời đó. Nhưng ai được coi là dân? Ở thành A-ten thời cổ, phụ nữ và nô lệ không được coi là dân; người từ nơi khác đến cũng không phải là dân; phải sinh tại A-ten, trên 20 tuổi và là đàn ông mới là dân. Khi cách mạng Pháp thành công năm 1789, chỉ những người đóng thuế trên một mức nào đó mới được coi là dân; phụ nữ Pháp khi đó vẫn chưa phải là dân và họ chỉ mới có quyền đi bầu mấy chục năm gần đây thôi. Nói tóm lại, dân chủ và các khái niệm cấu thành (dân, chủ) đều có tính lịch sử; không thể khăng khăng bám vào từ ngữ tiếng Việt hiện đại để giải nghĩa. Giả sử khi xưa người Nhật dịch democracychủ nghĩa/chế độ đề mô chẳng hạn thì bây giờ người Việt biết căn cứ vào đâu để đòi dân phải là(m) chủ?