DẤU VẾT CHIẾN TRANH (trong tiếng Việt)
Thích chơi kiểu “đánh”, “đá”
Nhà báo viết “Thế trận của Chelsea rất chặt chẽ, hàng phòng ngự luôn vô hiệu hóa được các mũi nhọn tấn công của đối phương. Các pháo thủ Arsenal tổ chức tấn công, ra sức bắn phá khung thành Chelsea, nhưng người chiến thắng lại là đội quân của ông Ancelotti…” Đó là cách viết theo một ẩn dụ đời thường “trận đấu bóng đá là chiến tranh.”
Khái quát hơn, có ẩn dụ thi đấu thể thao là chiến tranh. Chính vì vậy, chúng ta mới dùng từ trận cho những cuộc đấu thể thao: trận bóng đá, trận bóng bàn, trận bóng chuyền, trận vật, trận cầu lông, …
Cờ tướng không là ngoại lệ. Trong bài thơ Học đánh cờ của chủ tịch Hồ Chí Minh cũng có những câu thơ phản ánh ẩn dụ cuộc cờ là chiến tranh:
“Tấn công, phòng thủ không sơ hở
Kiên quyết không ngừng thế tiến công”
. Nhưng tiếng Việt đặc biệt nhiều từ ngữ chiến tranh.
Bức tranh xã hội qua ngôn từ. Từ ngữ phản ánh xã hội và dấu vết xã hội đọng lại trong từ ngữ.
Có những
từ ngữ lâu đời, đã một thời ít dùng, có những kiểu quan hệ xã hội tưởng
như đã lùi vào dĩ vãng, nay xuất hiện trở lại và bùng nổ khiến lớp từ
này có số lượng từ ngữ mới và số lượt từ ngữ dùng nhiều tới mức đáng
kinh ngạc. Bạn có thể kiểm nghiệm qua ba từ cò, tặc và chạy. Nếu như trước đây trong tiếng Việt chỉ có đạo tặc, gian tặc, nghịch tặc, phản tặc thì nay có thêm hải tặc, lâm tặc, đinh tặc; cáp tặc, đất tặc, nghêu tặc, tin tặc; vàng tặc Khi
những hiện tượng xã hội đặc biệt xuất hiện thì lại xuất hiện những từ
ngữ đặc biệt. Liên quan đến câu chuyện giao thông, từ đinh tặc kể ra đã là mới thì nay trong dân gian lại xuất hiện Đinh tặc!
Chiến tranh cả trong chuyện chăn gối[2] Từ khi dựng nước, dân tộc Việt phải liên miên đối phó với giặc ngoại xâm phương Bắc và giặc giã quấy nhiễu ở phương Nam. Kết quả là những từ ngữ quân sự từ xa xưa đã đi vào lời nói đời thường, lúc nhiều lúc ít.
Trận, đánh và quân là những từ chiến tranh điển hình trong tiếng Việt.
Những sự kiện xảy ra kéo dài và gây hại liền được gọi là “trận”: trận bão, trận lụt, trận cuồng phong, trận gió, trận ốm, trận ho, trận đòn, trận roi, trận mưa…Thậm chí “Thúc Sinh quen thói bốc trời Trăm nghìn đổ một trận cười như không” (Kiều)
Dấu vết chiến tranh hiện hữu trên khắp đất nước. Từ lô cốt từng đi vào thơ ca:
“Chiều xuân nắng mịn lá khoai lang,/ Hoa bí bò leo nở cánh vàng./ Lô cốt bên đường rêu phủ khắp, /Bầy em thi chạy tiếng cười vang.” (Huy Cận, Chiều xuân bên đường).
Nay lại thấy ‘lô cốt” giao thông. Người bảo thủ , khó từ bỏ nếp suy nghĩ cũ liền được phong danh ông “lô cốt”.
So sánh với tiếng Anh, tiếng Pháp hay tiếng Nga, từ đánh của tiếng Việt là một đặc thù. Trong các từ điển tiếng Việt, có khoảng 130 cụm từ “đánh + X”. Đành rằng có ẩn dụ thi đấu thể thao là chiến tranh, nhưng thể thao trước hết là trò chơi. Môn thể thao nào cũng được người Việt, người Anh, người Pháp hay người Nga gọi là CHƠI (to play; jouer; igrat’): chơi bài, chơi bóng bàn, chơi cờ, chơi quần vợt…Ấy thế nhưng với người Việt, thể thao còn là đánh và đá. Chơi gọi là đánh (nếu dùng tay) và đá (nếu dùng chân). Nếu dịch đánh bạc, đánh bi, đánh bốc, đánh đáo, đánh khăng, đánh vật… sang những thứ tiếng khác, vẫn chỉ dùng từ chơi.
Dấu vết chiến tranh cũng đọng lại trong từ quân.
Những
cách dùng sau cũng không thấy ở nhiều tiếng khác: Một tập hợp người
cùng hành động, cùng một thuộc tính liền được gọi là “quân”. Những người không có việc làm sẽ sung vào đội quân thất
nghiệp. Chúng ta gặp khái niệm “quân xanh” trong đấu thầu dự án,
trong việc tìm vận động viên cầu lông, cờ vua có trình độ luyện tập
với Nguyễn Tiến Minh, Lê Quang Liêm…
Quản lý người dưới quyền thì gọi là quản quân: “Tuy nhiên với lực lượng hùng hậu, phong độ ổn định của các cầu thủ và tài quản quân của huấn luyện viên, B.B.D, đã thắng chính họ.” (NLĐ, 01.8.2007). Số lượng các thành viên của một đơn vị hành chính, văn hóa nghệ thuật cũng được gọi là “quân số”. Đi làm nhiệm vụ được gọi là xuất kích, ra quân. “Hà Nội ra quân chống ùn tắc giao thông”; “Hà Nội ra quân kiểm tra hoạt động taxi” (VTV1, 10.4.2012). Thực hiện những nhiệm vụ khó khăn được gọi là đột phá, xung kích. Một chương trình hành động có nhiều người tham gia, dù không hề đánh nhau, vẫn được gọi là “chiến dịch”: chiến dịch mùa hè xanh; chiến dịch thanh niên tình nguyện. “Chính quyền, các cơ quan chủ quản đã cử người đóng chốt, trực chiến tại những điểm nhiều nguy cơ lũ tràn về” (VTV1, 18.10.2011)
Người Việt dùng nhiều từ ngữ chiến tranh để tạo ẩn dụ và tiếng lóng. Vũ khí, súng, đạn, buông súng, cướp cò… là
những từ ngữ bác sĩ thường dùng trên báo chí để giải thích những điều
liên quan tới quan hệ chăn gối. Họ hàng xa được gọi là có quan hệ “đại bác tầm xa”.(http://ngonnguviet.blogspot.com/2013/04/dau-vet-chien-tranh-trong-tieng-viet.html)
No comments:
Post a Comment