Ngày 2 tháng 9 năm 1792 Danton ứng khẩu diễn thuyết ở Quốc Hội Lập Pháp trong bối cảnh chiến sự hết sức bi đát. Trước khi kết thúc ông kêu gọi nhân dân và các nghị sĩ cần táo bạo, táo bạo hơn nữa, táo bạo mọi nơi mọi lúc thì mới cứu được nước Pháp (Il nous faut de l’audace, encore de l’audace, toujours de l’audace, et la France est sauvée). Câu nói nổi tiếng của Danton về sau chỉ còn De l’audace, encore de l’audace, toujours de l’audace (dịch sang tiếng Việt là Táo bạo, táo bạo [hơn] nữa, táo bạo mãi) để dùng cho mọi trường hợp cần đến sự táo bạo. Mệnh lệnh thần tốc, thần tốc hơn nữa, táo bạo, táo bạo hơn nữa của tướng Giáp ngày 7 tháng 4 năm 1975 là một trường hợp như vậy. Có hay không có nữa, có hay không có mãi, đều là phải táo bạo, miễn là có nhắc lại từ táo bạo.
Học trò trường
Bưởi mang băng tang đen trên cánh tay kéo nhau ra khỏi trường đi dự lễ truy điệu
ở một số chùa ngoại thành. Tôi còn nhớ là mình đã cùng bạn bè hô to khẩu hiệu của
Danton thời Cách mạng Pháp: “Táo bạo! Táo bạo nữa! Táo bạo mãi!”.
(https://rosetta.vn/short/2018/10/04/su-hoc-cua-hai-ong-do-xu-nghe-nguyen-xien-va-hoang-xuan-han/)
Lenin đã đánh giá cao khẩu hiệu của đại cách mạng Pháp và muốn cuộc cách mạng
vô sản Tháng Mười Nga áp dụng khẩu hiệu đó: Táo bạo, táo bạo, táo bạo hơn nữa.
(https://nhandan.vn/tin-tuc-su-kien/sang-tao-va-tan-dung-thoi-co-dua-cuoc-tong-khoi-nghia-toan-dan-den-thang-loi-470795/)
Tiếng Nga có ít nhất ba bản dịch câu nói của Danton:
— нужно дерзать, и еще раз
дерзать, дерзать всегда — и Франция будет спасена!
— нужна смелость, смелость и еще раз смелость, и Франция будет спасена !
— нужна смелость, еще смелость, всегда смелость, и Франция будет спасена !
Người Nga và người Việt đều không gặp vấn đề gì khi dịch câu nói của Danton .
Ngày 06-04-2022 thầy Thiên Lương treo trên tường Facebook của thầy như sau:
Mấy hôm nay có chuyện ồn ào với câu khẩu hiệu "Học, học nữa, học mãi" của Lê Nin. Thầy muốn nói đôi lời thế này.
Thứ nhất là bản dịch tiếng Việt này không chuẩn lắm. Câu của cụ là: учиться, учиться и учиться - dịch nghĩa đen là: học, học và học. Thế thôi chứ cụ không có bảo học nữa học mãi đi. Đương nhiên bản dịch không tệ và không hẳn là sai nhưng không đúng. Câu gốc chỉ muốn nói đến một hành động kéo dài.
Thứ hai là ngay các nhà giáo dục Nga cũng lạm dụng câu này của Lê Nin. Cụ dùng nó trong ngữ cảnh khác. Cụ thể là trong một bài báo năm 1899, cụ viết đại ý là:
"Vào thời kỳ mà giới có học vấn đang đánh mất sự quan tâm đến văn chương trung thực bất hợp pháp thì giữa giai cấp công nhân lại phát triển khát vọng với tri thức và chủ nghĩa xã hội, giữa giai cấp công nhân lại nổi lên những anh hùng thực sự, những người bất chấp hoàn cảnh tệ hại của đời mình, bất chấp công việc khổ sai ngu muội ở nhà máy, vẫn tìm được trong mình biết bao ý chí và sức mạnh tinh thần để học, học và học..."
Vậy nên ý cụ Năm không phải hô khẩu hiệu mà dùng lặp từ ba lần chỉ để nhấn mạnh một hành động thôi. Câu dịch tiếng Việt coi như bị làm sai hai lần. Chính người Nga cũng cố tình tách câu của cụ ra khỏi ngữ cảnh để làm khẩu hiệu.
Dĩ nhiên về bản chất thì câu đó đúng, nhưng không phải vì nó đúng mà bỏ qua bối cảnh được
Thầy Thiên Lương nói đúng ở chỗ về bản chất thì câu đó đúng, nhưng không phải vì nó đúng mà bỏ qua bối cảnh được, nhưng thầy xác định sai bối cảnh của câu đó. Bối cảnh của câu đó là tác phẩm Thà ít mà tốt của chính Lê-nin, được giới thiệu ngắn gọn ở đây:
Tác phẩm Thà ít mà tốt có ý nghĩa thực tiễn cực kỳ quan trọng. Nó trang bị cho những người cộng sản lý luận về xây dựng nhà nước Xô viết đứng vững và phát triển. Thà ít mà tốt là một cống hiến lý luận của Lênin về xây dựng Nhà nước. Nội dung của tác phẩm được Người đọc cho thư ký ghi lại trong nhiều ngày và hoàn thành vào ngày 2-3-1923, công bố trên báo Sự thật số 49 ngày 4-3-1923.
Khi bàn về yêu cầu và điều kiện cải tiến bộ máy Xô Viết, Lê nin
viết:
Phải đổi mới thành phần của bộ máy ấy bằng những lực lượng ưu tú của Đảng trong giai cấp công nhân và giới tri thức. Vì thế, để đổi mùi (sic) bộ máy nhà nước, theo Lênin cần phải: “Một là học tập, hai là học tập, ba là học tập mãi, và sau nữa, phải làm sao cho học thức ở nước ta không nằm trên giấy hoặc là một lời nói theo mốt nữa...”.
Tiếng Pháp như thế này:
Pour
rénover notre appareil d'Etat, nous devons à tout prix nous assigner la tâche
que voici : premièrement, nous instruire ;
deuxièmement, nous instruire encore ; troisièmement, nous instruire toujours.
(https://www.marxists.org/francais/lenin/works/1923/03/vil19230304.htm)
Các cán bộ tuyên
truyền cô đặc ý của chính chủ Lê-nin trong Thà ít mà tốt thành учиться,
учиться и учиться. Trong bản
chính lẫn bản cô đặc đều không có nữa và mãi, nhưng người đọc có vốn văn
hóa rộng và người dịch có tay nghề vững đều cảm nhận được hiện tượng đa thanh ở câu đó. Chỉ người dịch theo trường
phái Google 2022 mới hì hục dịch thành học, học và học rồi hí hửng, hớn hở
và hồ hởi. Chỉ giỏi huênh hoang, huênh hoang nữa, huênh hoang mãi.
Không cóp được nguồn, chụp ảnh để lưu.
(https://forum.wordreference.com/threads/all-slavic-learn-learn-learn.3423886/)
Thật là phâp học công phu
ReplyDeleteCám ơn tâc giả bài viết nhé