Monday 10 December 2012

Địa danh Việt Nam mang thành tố chung "Đồng" ở trước (Lê Trung Hoa)

Địa danh Việt Nam mang thành tố chung "Đồng" ở trước


EmailIn

1.Trong địa danh Việt Nam, có hàng chục đơn vị có thành tố Đồng ở trước. Xét nguồn gốc, yếu tố này do ba từ chuyển thành. Và vì thế, yếu tố sau cũng có nhiều nguồn gốc khác nhau.
2. Đồng có ít nhất ba nguồn gốc về ngôn ngữ, chỉ nhiều đối tượng khác nhau.
2.1.Trước hết, Đồng là một từ dùng để phiên âm một địa danh Tày – Nùng.
Đồng Đăng là thị trấn của huyện Cao Lộc, tỉnh Lạng Sơn. Đồng Đăng có dạng gốc Háng Tăng [21], nghĩa là “chợ bán nhựa đánh chim”. Có lẽ Đồng vẫn là từ thuần Việt, còn Đằng là từ phiên âm từ Tăng.
Đồng Mu là tên cũ của huyện Bảo Lạc, tỉnh Cao Bằng ngày nay. Đồng Mu có âm gốc Tày – Nùng Tổng Mũ, nghĩa là “cánh đồng cây chít” [6].
2.2. Tiếp theo, Đồng là một yếu tố ghép với một yếu tố khác thành tên mới.
Đồng Phú là huyện của tỉnh Bình Phước, được thành lập năm 1977, do sáp nhập hai huyện Đồng Xoài và Phú Giáo, diện tích 929,1km2, dân số 58.500 người (2006), gồm thị trấn Tân Phú và 10 xã. Đồng Phú là tên ghép chữ đầu của hai huyện cũ Đồng Xoài và Phú Giáo.
Đồng Thái là hồ ở huyện Yên Mô, tỉnh Ninh Bình. Đồng Thái là tên ghép hai xã Yên Đồng và Yên Thái, nơi hồ được xây dựng [7, 308].
2.3. Kế đến, Đồng là từ Hán Việt, chỉ kim loại.
Đồng Cổ là núi ở huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hoá. Đồng Cổ là “trống đồng”, vì theo tương truyền vua Hùng mang theo trống đồng khi lâm trận nên chiến thắng như lời khuyên của thần và đã phong cho thần báo mộng là Đồng Cổ Đại vương [18].
Đồng Trụ là núi ở huyện Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An, một tên khác của núi Hồng Lĩnh, tức núi Lam Thành. Ở đây có thành của tướng nhà Minh là Trương Phụ và cột cờ bằng đá. Đồng Trụ là “trụ bằng đồng”. Tương truyền trên núi có cột đồng của Mã Viện nhưng ngày nay không thấy dấu vết gì [5].
2.4.Mặt khác, Đồng là một từ Hán Việt, có nghĩa là “cùng”.
Đồng Cam là đập ở thượng nguồn sông Ba, Đà Rằng, tỉnh Phú Yên, đắp trong thời gian 1923 – 1931, dài 688m, cao 22,4m, tưới cho 19.000ha ruộng [10;17]. Cũng gọi là đập Hàn. Hàn có nghĩa là “chắn ngang”. Đồng Cam có lẽ lấy từ thành ngữ “đồng cam cộng khổ”, nghĩa là “sướng khổ cùng hưởng, cùng chịu”.
Đồng Giao là vùng núi thấp ở phía tây thị xã Tam Điệp, tỉnh Ninh Bình. Đồng Giao có nghĩa là “cùng gặp nhau”.
Đồng Hỷ là huyện của tỉnh Thái Nguyên, diện tích 461,8km2, dân số 111.400 người (2006), gồm 3 thị trấn: Chùa Hang, Sông Cầu, Trại Cau và 17 xã. Đồng Hỷ vốn có nghĩa là “cùng vui vẻ”.
Đồng Lộc là ngã ba thuộc huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh, nằm trên đường giao thông quân sự từ bắc vào nam, bị máy bay Mỹ đánh phá ác liệt, nổi tiếng vì sự hi sinh của 10 cô gái Thanh niên xung phong tại đây. Đồng Lộc  có nghĩa là “cùng hưởng lộc”.
Đồng Tâm là núi cao 1.066m, nằm ở ranh giới của tp. Đà Nẵng với các huyện Đại Lộc và Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam. Đồng Tâm vốn có nghĩa là “cùng một lòng”.
Đồng Văn là cao nguyên ở phía bắc tỉnh Hà Giang, có độ cao 1.300 – 1.600m và là huyện của tỉnh, diện tích 446,7km2, dân số 53.800 người (2006), gồm thị trấn Phó Bảng và 18 xã. Đồng Văn cũng là thị trấn của huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam. Đồng Văn vốn có nghĩa là “có cùng một loại hình chữ viết, một loại hình văn hoá”.
Đồng Văn còn là địa điểm ở xã Thuỵ Hồng, huyện Thái Thuỵ, tỉnh Thái Bình. Đồng Văn là từ Hán Việt, dồng âm với Đồng Văn trên, chỉ nơi quân dân ta cùng nghe (văn: nghe) Trần Hưng Đạo đọc Hịch tướng sĩ để chuẩn bị đánh quân Nguyên – Mông vào cuối tk. 13 [15, 42].
Đồng Xuân là chợ lớn nhất ở tp. Hà Nội, được xây dựng năm 1890, sau khi giải toả hai chợ Bạch Mã và Cầu Đông. Đồng Xuân còn là huyện của tỉnh Phú Yên, diện tích 1.063,4km2, dân số 56.300 người (2006), gồm thị trấn La Hai và 10 xã. Đồng Xuân vốn có nghĩa là “giống như mùa xuân”.
2.5. Đồng  từ thuần Việt, nghĩa là “cánh đồng”, yếu tố đứng sau có quan hệ tới con người.
Đồng Chúa là địa điểm ở xã Thuỵ Hồng, huyện Thái Thuỵ, tỉnh Thái Bình. Đồng Chúa là nơi các quận chúa canh tác khi vua nhà Trần về đây chuẩn bị đánh quân Nguyên – Mông cuối tk. 13 [15, 41].
Đồng Ông Cộ là khu vực phía nam cầu Bình Lợi, gồm các phường 11, 12, 13, quận Bình Thạnh, tp. HCM. Xưa vùng này là đồng hoang, sình lầy, rất khó đi lại. Một phú ông tổ chức “cộ” thuê người và hàng hoá trên những tấm vạt bằng tre đan do những người khoẻ mạnh khiêng. Từ đó có tên trên [9].
Đồng Quan là khu vực thuộc làng Hoà Thuận, nay thuộc xã Long Khánh, huyện Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang. Đồng Quan là cánh “đồng của quan”, do ông Lê Phước Tang khẩn hoang, nhưng vì có con chống Nguyễn Ánh nên bị tịch thu, cấp cho gia đình quan Tiền quân Tôn Thất Hội làm của hương hoả [19].
2.6. Đồng  từ thuần Việt, nghĩa là “cánh đồng”, yếu tố đứng sau là từ chỉ hành động của con người.
Đồng Dù là căn cứ quân sự ở xã Phước Vĩnh An, huyện Củ Chi, tp. HCM, rộng 3km, dài 14km của quân đội Pháp, rồi Mỹ và chính quyền Sài Gòn, được xây dựng trước năm 1945 , được củng cố trong thời gian 1955 – 1975 để bảo vệ Sài Gòn. Đồng Dù vốn có nghĩa là “cánh đồng (lính Pháp) tập nhảy dù”[2, 56].
Đồng Tập Trận là khu vực hai bên đường 3 Tháng 2 và Điện Biên Phủ, thuộc quận 3 và quận 10, tp. HCM. Đồng Tập Trận là nơi luyện tập và diễu binh của quân đội nhà Nguyễn ở đầu tk. 19 .
2.7. Đồng  từ thuần Việt, nghĩa là “cánh đồng”, yếu tố đứng sau là tên cầm thú.
Đồng Bò là địa điểm ở tỉnh Phú Yên, nơi có nhà máy đường. Đồng Bò cũng là địa điểm ở tỉnh Khánh Hoà, diện tích 80km2, gồm 3 khu: Đồng Bò Thượng, Đồng Bò Trung, Đồng Bò Hạ. Tên chữ là Hoàng Ngưu. Đồng Bò vì ở cánh đồng này người ta thường nuôi và thả bò ra ăn cỏ.
Đồng Chó Ngáp là vùng đất nối liền ba tỉnh Đồng Tháp, Long An và Tây Ninh, trên bản đồ thường gọi là khu Mỏ Vẹt (Ba Thu). Trên địa bàn huyện Châu Thành, tỉnh Đồng Tháp và một số nơi khác cũng có tên gọi này. Đồng Chó Ngáp vì cánh đồng quá rộng, chỉ toàn đi bộ, địa thế khó đi, chó theo người cũng rất vất vả, mỏi mệt đến nỗi phải ngáp [11].
Đồng Hươu là địa điểm ở tỉnh Đồng Nai. Đồng Hươu là “cánh đồng nhiều hươu”.
Đồng Mã là địa điểm ở xã Thuỵ Hồng, huyện Thái Thuỵ, tỉnh Thái Bình. Đồng Mã nửa thuần Việt nửa Hán Việt, là cánh đồng chăn thả ngựa khi vua quan nhà Trần về đây để chuẩn bị đánh quân Nguyên – Mông vào cuối tk. 13 [15, 41].
Đồng Nai là tên sông, tên tỉnh, tên cầu,… ở Nam Bộ. Đồng Nai vốn có nghĩa là “cánh đồng có những con nai”. Phiên âm thành Nông Nại; dịch nghĩa thành Lộc Dã; vừa phiên âm vừa dịch nghĩa thành Lộc Động [8].
Đồng Nai Thượng là tỉnh thành lập năm 1899, tỉnh lỵ là Đà Lạt, sau đó giải thể, rồi tái lập năm 1920. Đồng Nai Thượng vừa thuần Việt vừa Hán Việt vì tỉnh nằm ở thượng nguồn sông Đồng Nai.
Đồng Trăn là địa điểm ở huyện Diên Khánh, tỉnh Khánh Hoà. Đồng Trăn là cánh đồng (trước kia) có nhiều con trăn. Thường bị viết nhầm thành Đồng Trăng.
2.8. Đồng  từ thuần Việt, nghĩa là “cánh đồng”, yếu tố đứng sau là tên cây cỏ.
Đồng Cọ là núi ở huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hoà. Đồng Cọ là “cánh đồng có nhiều cây cọ”.
Đồng Dớn  địa điểm thuộc huyện Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định. Đồng Dớn là cánh đồng có nhiều rau dớn.
Đồng Đậu là địa điểm khảo cổ học thuộc huyện Yên Lạc, tỉnh Vĩnh Phúc, nơi có di tích văn hoá thời đại đồng thau. Đồng Đậu có lẽ là “cánh đồng trồng đậu”.
Đồng Đế là địa điểm ở phía bắc, cách tp. Nha Trang, tỉnh Khánh Hoà, độ 10km, nơi có trường huấn luyện Hải quân. Đồng Đế là cánh đồng có nhiều cỏ đế, một “loại cỏ cao lối 2m, lá dài, thân bộng có mắt, to bằng ngón tay út”.
Đồng Môn là sông thuộc huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai. Đồng Môn có thể là “cánh đồng có nhiều cây môn nước”. Nhưng Trương Vĩnh Ký cho rằng có lẽ do Đồng Mun nói chệch vì gốc Khmer Tonlé Kompong Chơ Khmau, nghĩa là “sông bến cây đen” [12, Phụ lục].
Đồng Tràm là vùng đất thuộc huyện Quế Sơn, tỉnh Quảng Nam, nơi yên nghỉ của Chánh đô An phủ xứ lộ Thăng Hoa Phạm Nhữ Dực (con thứ năm của Đại tướng Phạm Ngũ Lão). Đồng Tràm là “cánh đồng có nhiều cây tràm” [16].
Đồng Tranh là đồi ở xã Tịnh Thọ, huyện Sơn Tịnh, tỉnh Quảng Ngãi, có một di chỉ khảo cổ học thuộc văn hoá Sa Huỳnh.Đồng Tranh còn là sông làm ranh giới cho huyện Cần Giờ (tp. HCM) và huyện Tân Thành (tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu), dài độ 24, 5km. Đồng Tranh là “cánh đồng cỏ tranh”.
Đồng Vừng là địa điểm thuộc xã Đông Tiến, huyện Đông Sơn, tỉnh Thanh Hoá, có di chỉ khảo cổ học thuộc thời đại đồ đồng. Đồng Vừng là “cánh đồng mè”.
Đồng Xoài là thị xã, tỉnh lỵ tỉnh Bình Phước, diện tích 169,6km2, dân số  50.800 người (2006), gồm 4 phường và 3 xã. Có hai ý kiến về nghĩa của địa danh này: 1. Do Đồn Xoài nói chệch, vì trước đây cạnh một cái đồn ở địa phương có nhiều cây xoài. 2. Do cánh đồng có nhiều cây xoài. Thuyết 1 chưa có tiền lệ. Thuyết 2 có thể đúng vì địa danh Đồng Xoài có ở nhiều nơi: Phù Mỹ (Bình Định),Định Quán  (Đồng Nai) và có nhiều tên đất có kiểu cấu tạo này: Đồng Dớn Đồng Đế,  Đồng Mít, Đồng Tràm, Đồng Tranh,…
2.9. Đồng  từ thuần Việt, nghĩa là “cánh đồng”, yếu tố đứng sau là tên sự vật.
Đồng Bạc là địa điểm ở xã Sơn Hà, huyện Sơn Hoà, tỉnh Phú Yên. Tên dịch của xã này là Ngân Điền, nghĩa là “cánh đồng có nhiều bạc”.
Đồng Cát là địa điểm ở thị trấn huyện Mộ Đức, tỉnh Quảng Ngãi. Đồng Cát là “cánh đồng có nhiều cát” (có thể do trận lũ năm Mậu Dần 1878 gây ra)[3].
Đồng Gọc là địa điểm ở xã Thuỵ Hồng, huyện Thái Thuỵ, tỉnh Thái Bình. Ở đây còn có bãi Gọc, chợ Gọc. Đồng Gọc là nơi chứa các cây cọc để cắm xuống lòng sông Bạch Đằng vào tk. 13 [15, 42]
Đồng Lầm là thôn của xã Hoà Mỹ Tây, huyện Tuy Hoà, tỉnh Phú Yên. Đồng Lầm là “đồng bùn”.
Đồng Nơ là xã của huyện Bình Long, tỉnh Bình Phước. Đồng Nơ nửa Việt nửa Khmer. Đồng là “cánh đồng”; Nơ do Nơrl là “ngọc quý”[4].
2.10. Đồng  từ thuần Việt, nghĩa là “cánh đồng”, yếu tố đứng sau là từ chỉ công trình xây dựng.
Đồng Tháp là tỉnh ở Nam Bộ, diện tích 3.238,1km2, dân số 1.568. 400 người (2006), gồm 2 thị xã : Cao Lãnh, Sa Đéc và 9 huyện. Đồng Tháp là tên rút gọn của Đồng Tháp Mười.
Đồng Tháp Mười là vùng đất trũng nằm ở địa phận các tỉnh Đồng Tháp, Long An, Tiền Giang. Phần lớn diện tích trước đây không sử dụng được vào nông nghiệp, nay đã và đang cải tạo và có khả năng cho năng suất cao. Người Pháp dịch thành Plaine des Joncs (đồng cói) [20].  Nguồn gốc của Tháp Mười có nhiều cách lý giải, chúng tôi thấy ý kiến cho rằng đó là cái tháp thứ 10 tính từ Lục Chân Lạp xuống, để thờ vị thần Bà La Môn Lockecvara, vị thần có chức năng trị bệnh cho nhân loại, là có lý nhất [11].
2.11..Sau cùng, Đồng là biến âm của một từ khác.
Đồng Hới là thành phố của tỉnh Quảng Bình, diện tích 155,6km2, dân số 130.600 người (2006), gồm 10 phường và 6 xã. Có ba cách lý giải: 1. Trước đó, tên là làng Đông Hồi, phiên sang từ Hán Việt là Động Hải. 2. Vốn là Đồng Hời (cánh đồng của người Chàm), bị biến âm thành Đồng Hới [1,144]. 3. Ban đầu tên làng là Động Hải (nghĩa là “biển sâu”, [13,19], sau khi Pháp chiếm vùng này, năm 1885, đã làm sai lạc thành Đồng Hới [13, 14 – 15]. Thuyết thứ 3 có lý nhất vì ở tỉnh Bình Thuận, Đồng Mãi cũng gọi Đồng Mới [14, 241].
3. Qua các phần phân tích trên, chúng ta thấy cấu tạo của địa danh có từ Đồng ở trước khá đa dạng và phức tạp. Cho nên, sự chung tay góp sức giải quyết của nhiều người, nhiều địa phương, nhiều thế hệ mới có thể vén được một phần bức màn bao phủ của thời gian. Dù sao, sự lý giải đó cũng chỉ có giá trị tương đối nên chúng ta phải tiếp tục công việc khó khăn này.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.Bình Nguyên Lộc, Lột trần Việt ngữ, SG, Nguồn xưa xb, 1972.
2.Bùi Đức Tịnh, Lược khảo nguồn gốc địa danh Nam Bộ, tp.HCM, Nxb Văn nghệ, 1999.
3.Cao Chư, Từ tỉnh thành đến thành phố Quảng Ngãi, Nxb Đà Nẵng, 2006.
4.Dương Thanh Tùng (chủ nhiệm), Một số đặc điểm cấu thành địa danh ở Bình Phước, Đề tài nghiên cứu khoa học sinh viên, Trường ĐHKHXH – NV, tp. HCM, 2007.
5.Đinh Xuân Vịnh, Sổ tay địa danh Việt Nam, HN, Nxb Đại học quốc gia Hà Nội, 2002.
6. Hoàng Văn Ma, Về địa danh vùng Tày Nùng, trong “Những vấn đề ngôn ngữ học”, HN, Viện Ngôn ngữ học, 2002, tr 202-213.
7.Lã Đăng Bật, Ninh Bình, một vùng sơn thủy hữu tình, Nxb Trẻ, 2007.
8.Lê Trung Hoa, Từ điển từ nguyên địa danh Việt Nam, bản đánh máy, chưa xuất bản.
9.Lê Trung Hoa (cb) – Nguyễn Đình Tư, Từ điển địa danh thành phố Sài Gòn – Hồ Chí Minh, Nxb Trẻ, 2003.
10.Nguyễn Đình Chúc, Tìm hiểu địa danh qua tục ngữ ca dao Phú Yên, HN, Hội Văn nghệ dân gian xb, 2001.
11.Nguyễn Hữu Hiếu, Tìm hiểu nguồn gốc địa danh Nam Bộ qua chuyện tích và giả thuyết, HN, Nxb KHXH, 2004.
12.Nguyễn Thái Liên Chi, Nghiên cứu địa danh tỉnh Đồng Nai, Luận văn thạc sĩ khoa học ngữ văn, Trường ĐHSP, tp.HCM, 2009.
13.Nguyễn Tú, Địa chí Đồng Hới, UBND thành phố Đồng Hới xb, 2004.
14.Phan Minh Đạo, Địa danh ở tỉnh Bình Thuận, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Sở, 2005.
15.Phạm Minh Đức, Những làng văn hoá văn nghệ dân gian đặc sắc ở Thái Bình, HN, Nxb Văn hoá - Thông tin, 2006.
16. Thaïch Phöông – Nguyeãn Ñình An, Ñòa chí Quaûng Nam, baûn ñaùnh maùy, chöa xuaát baûn.
17.Trần Huiền Ân, Phú Yên, miền đất ước vọng, Nxb Trẻ, 2004.
18.Trần Thanh Tâm, Thử bàn về địa danh Việt Nam, Nghiên cứu lịch sử, số 3-1976, tr 60-73; số 4-1976, tr 63-68.
19. Trương Ngọc Tường, Một số địa danh ở Tiền Giang, Văn hoá nghệ thuật Tiền Giang, tháng 11 – 2000, tr.27 – 31.
20. Vương Hồng Sển, Tự vị tiếng Việt miền Nam, HN, Nxb Văn hoá, 1993.
21.Vương Toàn, Mấy nhn xévề địa danh ở Lạng Sơn, Ngôn ngữ, số 7 – 2009, tr. 7 – 11.
        Tóm tắt: Thành tố Đồng trong địa danh Việt có 3 nguồn gốc chính: Tày – Nùng, Hán Việt, thuần Việt. Trong các địa danh này, số có  gốc thuần Việt chiếm đa số tuyệt đối (7/11 trường hợp). Việc giải mã đòi hỏi công sức của nhiều người, nhiều địa phương, nhiều thế hệ.

Saturday 8 December 2012

Vấn đề hình thành dân tộc và chủ nghĩa dân tộc ở Việt Nam (Phan Huy Lê)



Báo cáo tóm tắt của GS. Phan Huy Lê tại toạ đàm “Vấn đề dân tộc và Chủ nghĩa dân tộc ở Việt Nam cuối thế kỉ 19 đầu thế kỉ 20” (10/9/2008)

1. Vần đề hình thành dân tộc Việt Nam: một cuộc tranh luận kéo dài
Vấn đề hình thành dân tộc Việt Nam là một trong những vấn đề được giới khoa học Việt Nam quan tâm và thảo luận khá sôi nổi. Vấn đề được nêu lên từ năm 1955, ngay sau thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Pháp (1945 - 1954) và kéo dài trong nhiều thập kỉ, cho đến nay vẫn chưa hoàn toàn kết thúc. Cuộc tranh luận đã lôi cuốn sự tham gia của nhiều nhà sử học, dân tộc học, nghiên cứu văn hoá trong nước và một số học giả nước ngoài. Những người tham gia tranh luận đã đưa ra những mốc niên đại rất khác nhau về sự hình thành dân tộc Việt Nam, nhưng xét về mặt lí thuyết và phương pháp luận, có thể phân định làm hai giai đoạn như sau:

GS. Phan Huy LêGiai đoạn thứ nhất từ năm 1955 cho đến khoảng năm 1965. Những người khởi xướng và đi đầu cuộc tranh luận là Trần Huy Liệu, Đào Duy Anh, Minh Tranh, Nguyễn Lương Bích(1). Một số nhà sử học nước ngoài cũng tham gia cuộc thảo luận này như J. Chesneaux, A.A. Gouber(2). Cơ sở lí thuyết chung của giai đoạn này là đều xuất phát từ định nghĩa dân tộc của J. V. Staline được coi như một tổng kết những quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin về dân tộc. Theo Staline, "dân tộc là một cộng đồng người ổn định, được hình thành trong lịch sử dựa trên cơ sở cộng đồng về tiếng nói, về lãnh thổ, về sinh hoạt kinh tế và về tâm lí biểu hiện trong cộng đồng văn hoá"(3). Tuy nhiên khi vận dụng lí thuyết này, giới khoa học phân hoá làm hai khuynh hướng:
Một khuynh hướng trung thành với định nghĩa dân tộc của Staline, cho rằng dân tộc theo định nghĩa này là dân tộc tư sản và chỉ trên cơ sở phát triển của chủ nghĩa tư bản mới có thể ra đời. ở Việt Nam, trước thời thuộc địa chỉ mới có những mầm mống tư bản chủ nghĩa và trong thời thuộc địa, chủ nghĩa tư bản mới xuất hiện và phát triển rất yếu ớt nên cho đến Cách mạng tháng 8-1945, Việt Nam chưa phải là một dân tộc, nhiều lắm chỉ mới là "một dân tộc đang hình thành" (une nation en formation) chứ chưa phải là "một dân tộc đã thành hình" (une nation formée) (J. Chesneaux, A. A. Gouber).
Khuynh hướng thứ hai cho rằng tuy trong thời tiền thực dân, mầm mống tư bản chủ nghĩa còn bị hạn chế nhưng kết hợp với những điều kiện đặc thù của Việt Nam, thường nhấn mạnh yêu cầu thuỷ lợi và yêu cầu chống ngoại xâm, dân tộc Việt Nam vẫn có thể hình thành sớm trước khi chủ nghĩa tư bản ra đời (Trần Huy Liệu, Minh Tranh...). Có người mạnh dạn hơn cố chứng minh rằng trong lúc khẳng định dân tộc tư sản là sản phẩm của thời kì phát triển của chủ nghĩa tư bản, J. V. Staline vẫn cho rằng "trên thế giới có đủ loại dân tộc" nghĩa là không phủ nhận khả năng tồn tại của một loại hình dân tộc trước chủ nghĩa tư bản và dân tộc Việt Nam thuộc loại này, nhưng vẫn không dám thoát khỏi định nghĩa dân tộc của J.V. Staline (Đào Duy Anh). Nói chung, khuynh hướng thứ hai tuy muốn xuất phát từ thực tế lịch sử Việt Nam nhưng lại vận dụng lí thuyết về dân tộc tư sản để chứng minh sự hình thành sớm của dân tộc Việt Nam như một dân tộc trước chủ nghĩa tư bản. Ngay trong bản thân khuynh hướng này, đã bộc lộ mâu thuẫn không thể khắc phục được giữa quan điểm lí thuyết và kết quả vận dụng.
Giai đoạn thứ hai từ những sau năm 1965 cho đến nay. Vào những năm 60 thế kỉ XX, ở Liên Xô và một số nước xã hội chủ nghĩa tổ chức nghiên cứu và thảo luận vấn đề dân tộc về mặt lí thuyết và thực tiễn(4). Định nghĩa dân tộc của J. V. Staline bị phê phán nhiều điểm và nhiều nhà khoa học cho rằng quá trình dân tộc ở các nước phương Đông hầu như chưa được nghiên cứu đầy đủ và chưa được khái quát đưa vào định nghĩa "dân tộc". Khuynh hướng chung của giai đoạn này là cho rằng dân tộc Việt Nam hình thành sớm, thuộc loại hình dân tộc trước dân tộc tư sản(5). Tuy nhiên, trong thảo luận vẫn còn những quan điểm và kiến giải khác nhau về mặt lí thuyết cũng như quá trình hình thành cụ thể của dân tộc Việt Nam. Một số nhà nghiên cứu nước ngoài cũng nhấn mạnh sự hình thành sớm của dân tộc Việt Nam và cho rằng từ thời Lí, Trần đã biểu thị rõ nét xét về phương diện "Dân tộc-Nhà nước" (Nation-Etat) cũng như "Dân tộc-Nhân dân" (Nation-Peuple)(6). Cũng trong quan niệm, nhưng có người so với "nation" phương Tây lại thấy có những nét của "một dân tộc chưa hoàn thành" (une nation inachevée)(7).
Từ những năm 90 trở lại đây, vấn đề hình dân tộc không được tiếp tục thảo luận trên diễn đàn khoa học nhưng giới khoa học gần như thống nhất cần nghiên cứu quá trình hình thành dân tộc Việt Nam trên một cơ sở lí thuyết mới thoát ra khỏi những công thức và cách vận dụng mang tính giáo điều của định nghĩa "Dân tộc = Nation" theo loại hình dân tộc tư sản phương Tây(8). Về phương diện này, từ năm 1924, Nguyễn ái Quốc từ những hiểu biết về thực tế lịch sử Việt Nam và phương Đông, đã đưa một nhận xét mang tính sáng tạo về lí luận rất sắc sảo: "Mác đã xây dựng học thuyết của mình trên cơ sở một triết lí nhất định của lịch sử, nhưng lịch sử nào? Lịch sử châu Âu. Mà châu Âu là gì? Đó chưa phải là toàn thể nhân loại"(9). Công việc nghiên cứu và thảo luận về sự hình thành dân tộc Việt Nam gần như lâm vào tình trạng bế tắc trong một thời gian kéo dài chính là hệ quả của sự vận dụng thiếu sáng tạo lí thuyết về dân tộc theo mô hình phương Tây.
Trong nhận thức về quá trình dân tộc ở Việt Nam, giới khoa học lưu tâm đến mấy đặc điểm quan trọng về mặt lịch sử sau đây:
1. Việt Nam là một nước đa tộc người, gồm 54 tộc người, trong đó người Việt chiếm đa số tuyệt đối với tỉ lệ khoảng 87% dân số và các tộc người sống đan xen, không hình thành không gian lãnh thổ riêng của từng tộc người. Tộc người Việt giữ vai trò trung tâm tập hợp và cố kết các tộc người trong một quốc gia thống nhất và tiếng Việt dần dần trở thành tiếng nói chung của quốc gia, tuy trong từng vùng địa-văn hoá tộc người, tiếng nói của từng tộc người vẫn bảo tồn và tiếng nói của tộc người chiếm ứu thế trong vùng được sự dụng như tiếng nói trong giao tiếp vùng cùng với tiếng Việt.
2. Do điều kiện khách quan của sự phát triển nông nghiệp lúa nước gắn liền với nhu cầu thuỷ lợi và nhu cầu tự vệ chống ngoại xâm(10), sự liên kết cộng đồng giữ vai trò quan trọng trong sự tồn tại và phát triển của quốc gia dân tộc. Thể liên kết cộng đồng Việt Nam chủ yếu theo ba cấp cộng đồng theo trục dọc: Nhà - Làng - Nước. Nhà = Gia đình là tế bào của xã hội. Làng là cộng đồng kết hợp quan hệ láng giềng (xóm làng) với quan hệ huyết thống (họ), mang tính tự quản cao. Nước là quốc gia dân tộc. Năm 1804 vua Gia Long cũng nhận thức sâu sắc sự liên kết cộng đồng làng và nước khi nói: "Nước là họp các làng mà thành. Từ làng mà đến nước, dạy dân nên tục, vương chính lấy làng làm trước"(11).
3. Sau khi hình thành, Nhà nước phát triển theo xu hướng chủ yếu là quốc gia quân chủ tập quyền, thống nhất (hiểu theo nghĩa tương đối của từng thời kì lịch sử).
4. Sản phẩm tinh thần được người Việt Nam coi trọng nhất của quá trình lịch sử xây dựng và bảo vệ đất nước, quá trình hình thành, phát triển của quốc gia dân tộc là chủ nghĩa yêu nước, tinh thần dân tộc. Từ thế kỉ XV, Nho giáo được nâng lên địa vị chính thống và có ảnh hưởng sâu sắc về nhiều mặt, nhưng vẫn được vận dụng trên tinh thần dân tộc. "Trung quân" gắn liền với "ái quốc" và khi xẩy ra mâu thuẫn, đối lập giữa hai giá trị đó thì "ái quốc" giữ vai trò chi phối, quyết định thái độ chính trị của đại đa số các tầng lớp nhân dân. Chế độ quân chủ thời thịnh trị mang tính "thân dân", lấy "nước" và "dân" làm gốc (như thời Lí, Trần). Việt Nam coi trọng "trung", "hiếu" nhưng gắn với với "nước", "dân", đồng thời nêu cao "nhân", "nghĩa", có thời lấy "nhân nghĩa" làm ngọn cờ cứu dân, cứu nước (Nguyễn Trãi thế kỉ XV).
2. Khái niệm "Nhà nước", "Quốc gia", "Dân tộc" và Chủ nghĩa dân tộc Việt Nam thời cận đại

Trước hết, tôi xin lưu ý, khái niệm "cận đại" thường dùng trong phân kì lịch sử Việt Nam chỉ mang tính quy ước để chỉ thời kì lịch sử chống chủ nghĩa thực dân, bắt đầu từ cuộc kháng chiến chống Pháp năm 1858 cho đến hết thời thống trị của chủ nghĩa thực dân, kết thúc với thắng lợi của Cách mạng tháng 8-1945. So với lịch sử phương Tây và cả nhiều nước châu Á thì thời kì cận đại hiểu như thế có phần không phù hợp.
Các khái niệm "Nhà nước", "quốc gia", "dân tộc" đều là các từ Hán-Việt mới được sử dụng phổ biến từ đầu thế kỉ XX và đều có nguồn gốc từ Nhật Bản rồi hoặc trực tiếp du nhập vào Việt Nam hoặc thông qua các Tân thư của Trung Quốc.
Từ "quốc" và "gia" vốn có trong tiếng Hán từ lâu nhưng ghép thành từ "Quốc gia" để chỉ Nhà nước (State/Etat) hay cộng đồng quốc gia là từ mới. Trong tiếng Việt, từ State/Etat thường dịch là Nhà nước, nhưng từ "quốc gia" thường có hai nghĩa: Nhà nước hay cộng đồng quốc gia. Từ thời Trần, trong di chúc của Trần Quốc Tuấn đã dùng từ "quốc gia" theo nghĩa là "nước-nhà" trong câu "quốc gia tính lực" nghĩa là nước và nhà chung sức.
Riêng từ "dân tộc" theo hiểu biết của tôi cho đến nay thì người Việt Nam đầu tiên sử dụng là nhà yêu nước Phan Bội Châu trong bài "Lưu Cầu huyết lệ tân thư" khoảng trước năm 1905(12). Từ "dân tộc" do các trí thức cấp tiến Nhật Bản sáng tạo trên cơ sở chữ Hán để dịch từ "Nation" trong tiếng Anh. Nhưng ở Việt Nam, trong quá trình sử dụng, từ "dân tộc" mang nhiều nghĩa khác nhau:
- Là một đơn vị tộc người nói chung, không phân biệt cấp độ loại hình cộng đồng như trường hợp nói: dân tộc Việt, dân tộc Tày, dân tộc Thái, Việt Nam có 54 dân tộc...
- Là cộng đồng quốc gia bao gồm nhiều cộng đồng cư dân, tộc người sống trên một lãnh thổ do một nhà nước quản lí, như trường hợp nói dân tộc Việt Nam, dân tộc Lào, dân tộc Cămpuchia...
- Là một cộng đồng mang tiêu chí của "Nation" như phương Tây.
Cùng với từ "Dân tộc" (Nation) là từ "Chủ nghĩa dân tộc" (Nationalism/Nationalisme). Ở phương Tây, chủ nghĩa dân tộc là sản phẩm tinh thần của quá trình hình thành và phát triển của dân tộc tư sản. Chủ nghĩa dân tộc đã từng giữ vai trò quan trọng trong cuộc đấu tranh chống chế độ phong kiến, thống nhất quốc gia, dân tộc, giải phóng con người khỏi những quan hệ lệ thuộc phong kiến, xây dựng xã hội dân sự và phát triển văn hoá dân tộc. Tại các nước thuộc địa và lệ thuộc ở châu Á, châu Phi, châu Mĩ La tinh, trong cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa đế quốc, chủ nghĩa thực dân, giải phóng dân tộc, chủ nghĩa dân tộc cũng nẩy sinh và phát triển, giữ vai trò động lực trong phong trào giải phóng dân tộc.
Tại Việt Nam, chủ nghĩa dân tộc cũng từng phát triển mạnh mẽ trong thời kì đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân. Nội dung cơ bản của chủ nghĩa dân tộc Việt Nam là chủ nghĩa yêu nước truyền thống được nâng cao trên cơ sở kết hợp với những nhân tố mới của thời đại, trong bối cảnh và yêu cầu chống chủ nghĩa thực dân, giải phóng dân tộc. Vì vậy năm 1924 Nguyễn ái Quốc đã từng nêu cao chủ nghĩa dân tộc như "động lực lớn của đất nước"(13), đã khơi dậy và thúc đẩy các tầng lớp nhân dân sôi nổi tham gia các phong trào yêu nước.
Tuy nhiên, trên bình diện lịch sử thế giới, chủ nghĩa dân tộc bên cạnh nội dung chân chính và tích cực của nó, cũng chứa đựng những khuynh hướng phát triển tiêu cực theo chủ nghĩa sô vanh (chauvinisme), chủ nghĩa dân tộc hẹp hòi, chủ nghĩa dân tộc cực đoan, chủ nghĩa phân biệt chủng tộc...Trong nhiều vụ xung đột dân tộc, sắc tộc, tôn giáo trên nthế giới hiện nay, chủ nghĩa dân tộc theo các xu hướng tiêu cực trên đang bị khai thác và kích động. Vì vậy trong cách hiểu thông thường và phổ biến hiện nay, chủ nghĩa dân tộc (nationalism/ntionalisme) hay "phần tử dân tộc chủ nghĩa" (nationalist) được hiểu theo nghĩa tiêu cực.
Việt Nam trước đây đã từng nêu cao chủ nghĩa dân tộc trong thời kì đấu tranh giải phóng dân tộc mà nội dung cơ bản là chủ nghĩa yêu nước, nhưng trong bối cạnh thế giới hiện nay, lại nêu cao chủ nghĩa yêu nước như một động lực tinh thần để đoàn kết dân tộc, xây dựng đất nước, chấn hưng dân tộc. Trong nội dung của khái niệm "chủ nghĩa yêu nước" hiện đại bao gồm cả chủ nghĩa dân tộc truyền thống và những nội dung tích cực của chủ nghĩa dân tộc thời kì chống chủ nghĩa thực dân.
_____________________________
(1) Trần Huy Liệu: Dân tộc Việt Nam hình thành từ bao giờ? Tạp chí Văn sử địa số 5, 1-1955; Bàn thêm về vấn đề hình thành dân tộc Việt Nam, tạp chí Văn sử địa số 18, 6-1956.
Đào Duy Anh: Vấn đề dân tộc trong lịch sử Việt Nam, tập san Đại học sư phạm số 4, 11-12/1955; Những bước lớn trong quá trình hình thành và phát triển của dân tộc Việt Nam, tập san Đại học sư phạm số 5, 1-3/1955; Vấn đề hình thành của dân tộc Việt Nam, Nxb Xây dựng, Hà Nội 1956.
Minh Tranh: Khởi nghĩa Tây Sơn và sự hình thành dân tộc Việt Nam, tạp chí Văn sử địa số 24, 1-1957.
Nguyễn Lương Bích: Những tiêu chuẩn để nhận định sự hình thành dân tộc, tạp chí Văn sử địa số 12, 12-1955; Quá trình phát triển của các cộng đồng người là tiến từ bộ lạc lên bộ tộc, từ bộ tộc lên dân tộc hay tiến thẳng từ bộ lạc lên dân tộc, tạp chí Nghiên cứu lịch sử số 49, 4-1963.

(2) J. Chesneaux: Contribution à l' histoire de la nation vietnamienne, Paris 1955
A.A. Gouber: Vấn đề hình thành dân tộc Việt Nam, phát biểu trong tọa đàm tại Viện sử học Việt Nam ngày 19-10-1962 (tư liệu Viện sử học Việt Nam)

(3) J. V. Xtalin: Chủ nghĩa Mác và vấn đề dân tộc, trong J.V. Xtalin toàn tập, Nxb Sự thật, Hà Nội 1976, tr. 357.

(4) Tổng kết cuộc tranh luận về một số vấn đề dân tộc, tạp chí Những vấn đề lịch sử (tiếng Nga), Moskva 1970.

(5) Văn Tân: Quá trình hình thành và phát triển của dân tộc Việt Nam, tạp chí Nghiên cứu lịch sử số 3, 6-1968.
Đặng Nghiêm Vạn: Những chặng đường hình thành dân tộc Việt Nam thống nhất, tạp chí Nghiên cứu lịch sử số 2-1978.
Phan Huy Lê: Hình thành dân tộc, một phạm trù lịch sử trong không gian và thời gian, tạp chí Thông tin khoa học xã hội số 8-1980
Hà Văn Tấn: Về khái niệm"dân tộc" (nation) của Mác, Enghen và sự hình thành dân tộc Việt Nam, tạp chí Dân tộc học số 2-1980; Dân tộc ta hình thành từ bao giờ, tạp chí Tổ quốc số 403, 4-1980.

(6) Pierre-Richard Feray: Le Vietnam au XXè siècle, Paris 1979, p.22

(7) Thomas Hogkin: Vietnam, the revolutionary path, London 1987, p. 6

(8) Phan Huy Lê: Cuộc hội thảo về vấn đề hình thành dân tộc Việt Nam, tạp chí Nghiên cứu lịch sử số 5, 9-10-1981; Nhìn lại cuộc thảo luận vấn đề hình thành dân tộc Việt Nam, tạp chí Dân tộc học số 1, 1981

(9) Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội 2000, T. 1, tr. 465.

(10) Về chống ngoại xâm, chỉ tính từ kháng chiến chống Tần thế kỷ III Tcn đến nay, Việt Nam đã phải tiến hành 17 cuộc kháng chiến giữ nước, trong đó có 3 lần thất bại dẫn đến thời Bắc thuộc kéo dài hơn nghìn năm, thời Minh thuộc 20 năm và thời Pháp thuộc hơn 60 năm. Thời gian kháng chiến giữ nước và chống đô hộ nước ngoài chiếm khoảng 12 thê kỷ.

(11) Đại Nam thực lục, Nxb Sử học, Hà Nội 1963, T. III, tr. 162

(12) Phan Bội Châu: Toàn tập, Nxb Thuận Hóa, 1990, T. 2, tr. 161

(13) Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, T. 1, tr. 466.
 GS. Phan Huy Lê

Friday 7 December 2012

Địa danh Việt Nam mang thành tố LONG (Lê Trung Hoa)

Địa danh Việt Nam mang thành tố LONG


EmailIn




1.Trong những từ Hán Việt, có ít nhất ba từ Long, nhưng có bốn dạng chữ. Trong số đó chỉ có hai từ Long phổ biến được dùng để đặt địa danh. Đó là từ Long chỉ con rồng và từ Long chỉ sự tốt đẹp, thịnh vượng.
2. Vì hai từ Long cùng có nét nghĩa “tích cực” nên nhiều người hiểu nghĩa của từ này theo nghĩa của từ kia.
2.1. Long trong các địa danh sau đây đều có nghĩa là “rồng”.
Long Ẩn lànúi ở huyện Phước Chánh, phủ Phước Long, tỉnh Biên Hoà, nay thuộc tỉnh Đồng Nai. Trên núi xưa có Văn miếu được xây dựng năm 1715. Long Ẩn là “rồng ẩn mình”, chỉ thế đất ở đây [6]. Long Ẩn còn là rạch, một nhánh của sông Bảy Háp, tỉnh Cà Mau. Long Ẩn, tương truyền chúa Nguyễn Anh đã lẩn trốn Tây Sơn ở rạch này một thời gian nên có tên trên [7].
Long Biên là huyện về đời Tây Hán ở phía tả ngạn sông Hồng, thuộc quận Giao Chỉ. Lúc mới dựng thành (năm 218), gọi là Long Uyên “vực rồng”. Vì kiêng huý Chương Hoài thái tử (đời Đường, 618 - 907) nên đổi là Long Biên [8, 22]. Long Biên còn là cầu bắc qua sông Hồng, nối nội thành Hà Nội với thị trấn Gia Lâm, dài 1.862m, xây dựng trong thời gian 1898 – 1902, ở giữa cầu là đường xe lửa. Từ năm 1919, mở thêm phần đường bộ hai bên. Cầu bị bom Mỹ phá hỏng đoạn giữa cuối năm 1972 đầu năm 1973. Cầu còn có tên Doumer vì được xây dựng dưới thời Toàn quyền Đông Dương Paul Doumer. Nay Long Biên là quận của thành phố Hà Nội, được thành lập tháng 11 – 2003 do tách từ huyện Gia Lâm, diện tích 60,4km2, dân số  170.700 người (2006), gồm 14 phường. Long Biên là “bên cạnh rồng” [3].
Long Châu là quần đảo trong vịnh Bắc Bộ, cách thành phố Hạ Long độ 40km về hướng nam. Có ngọn hải đăng xây dựng năm 1887. Long Châu là “cù lao rồng”.
Long Châu Hà là tỉnh do phía ta đặt hồi cuối thời kháng chiến chống Pháp (1950 – 1954) ở miền Tây Nam Bộ, gồm 8 quận. Tỉnh Long Châu Hà tái lập từ tháng 4 – 1974 đến tháng 2 - 1976, gồm 2 thị xã Long Xuyên, Châu Đốc và 7 huyện. Long Châu là “bãi / cồn / cù lao rồng”. Nên cả bốn tỉnh Long Châu Hà, Long Châu Hậu, Long Châu Sa, Long Châu Tiền đều mang từ Long, nghĩa là “rồng” [4].
Long Châu Hậu là tỉnh do phía ta đặt hồi đầu kháng chiến chống Pháp (1947 – 1950) ở miền Tây Nam Bộ, gồm 6 quận. Long Châu Hậu là do ghép tên một phần các tỉnh Long Xuyên, Châu Đốc và từ Hậu để phân biệt với Long Châu Tiền.
Long Châu Sa là tỉnh do phía ta đặt hồi cuối thời kháng chiến chống Pháp (1951 – 1954) ở miền Tây Nam gồm 7 huyện. Long Châu Sa là do ghép tên một phần các tỉnh Long Châu Tiền và Sa Đéc
Long Châu Tiền là tỉnh do phía ta đặt hồi đầu kháng chiến chống Pháp (1947 – 1951) ở miền Tây Nam Bộ gồm 5 quận. Tỉnh Long Châu Tiền tái lập từ tháng 4 – 1974 đến tháng 2 - 1976, gồm 6 huyện. Long Châu Tiền là do ghép tên một phần các tỉnh Long Xuyên, Châu Đốc và từ Tiền để phân biệt với Long Châu Hậu.
Long Đàm là châu về đời Minh, thuộc phủ Giao Châu. Năm 1407 đổi thành Thanh Đàm.Thời Hậu Lê vì kiêng huý đổi thành Thanh Trì. nay thuộc thủ đô Hà Nội. Long Đàm là “đầm rồng”.
Long Đầu là núi bên trái sông Trà Khúc, huyện Sơn Tịnh, tỉnh Quảng Ngãi. Long Đầu là “đầu rồng”.
Long Giao là địa điểm ở xã Xuân Tân, thị xã Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai, có di chỉ thuộc năn hoá Đồng Nai, được phát hiện năm 1984. Long Giao là “rồng gặp nhau”.
Long Hải là địa điểm du lịch ở bờ biển huyện Long Điền, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, có núi và bãi biển đẹp. Long Hải là “biển rồng”.
Long Hồ là xã ở huyện Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên – Huế, có lăng Nguyễn Phúc Chu. Long Hồ là “hồ rồng”.
Long Đỗ là núi ở làng Long Đỗ, nằm hai bên sông Tô Lịch, thành phố Hà Nội. Cũng gọi là núi Nùng. Long Đỗ có nghĩa là “rốn rồng” vì tương truyền núi có một huyệt sâu thông vào lòng đất [1].
Long Môn  là núi ở huyện Gia Ninh, quận Giao Chỉ, sau thuộc châu Đà Bắc, tỉnh Hưng Hoá, nay thuộc tỉnh Hoà Bình, bên cạnh sông Đà (đoạn ấy gọi là sông Long Môn). Tục truyền sông Long Môn sâu 100 tầm, cá to vượt được chỗ ấy thì hoá rồng [3]. Long Môn là “cửa rồng”.
Long Ngâm là núi ở xã Long Ngâm, huyện Kỳ Hoa, tỉnh Nghệ An, nay thuộc tỉnh Hà Tĩnh. Cũng gọi là núi Trán Rồng. Long Ngâm: khc ngm về rồng.
Long Nhãn là huyện đời Minh thuộc phủ Lạng Giang, đời Lê hợp với huyện Phượng Sơn thành huyện Phượng Nhãn, thuộc trấn Kinh Bắc, nay thuộc tỉnh Bắc Giang. Long Nhãn là “mắt rồng”.
Long Sơn là cù lao trên sông Tiền, tục gọi là cù lao Cái Vừng, nay thuộc huyện Phú Châu, tỉnh An Giang. Long Sơn là “cồn rồng”.
Long Tị là núi ở xã Thuần Chất, nay là Tùng Chất, thuộc huyện Bình Chính, nay là huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình. Tên nôm là Mũi Rồng. Long Tỵ là “mũi rồng”.
Long Trì  là căn cứ của Nguyễn Hữu Huân ở tỉnh Định Tường lúc bắt đầu khởi nghĩa chống Pháp năm 1862. Sau thuộc tỉnh Tân An. Long Trì là “ao rồng”.
Long Tuyền là làng thuộc huyện Vĩnh Bình, phủ Định Viễn, tỉnh An Giang xưa, sau thuộc quận Long Tuyền, tỉnh Vĩnh Bình, nay thuộc tỉnh Vĩnh Long. Long Tuyền là “suối rồng”.
2.2. Từ Long trong các địa danh kế tiếp là từ chỉ sự “tốt đẹp, thịnh vượng”.
Long An là tỉnh của Nam Bộ, diện tích 4.491,9km2, dân số 1.329.100 người (2006), gồm thị xã Tân An và 13 huyện. Long An có nghĩa là “thịnh vượng và yên ổn”.
Long An H là kinh đào, xong năm 1844, chảy qua ba tỉnh Vĩnh Long, An Giang v H Tin. Long An H là do ghp tn ba tỉnh trn.
Long Bình là căn cứ quân sự quan trọng của Mỹ ở tỉnh Biên Hoà, nay là tỉnh Đồng Nai, trên đường từ Biên Hoà đi Bà Rịa, bị Quân giải phóng tấn công ngày 28 – 10 – 1966. Long Bình là“yên ổn và thịnh vượng”.
Long Đất là huyện cũ của tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, do sát nhập hai huyện Long Điền và Đất Đỏ. Địa danh này xuất hiện từ tháng 5 – 1951, sau tách thành hai quận như tên cũ. Tháng 4 – 1960, lại nhập thành huyện Long Đất. Tháng 12 – 2003, lại chia thành hai huyện Long Điền và Đất Đỏ. Long Đất là tên ghép hai huyện trên. Có lẽ người ta bỏ tên huyện này vì cấu tạo của nó không ổn: vừa Hán (Long) vừa Việt (Đất).
Long Hưng là xã ở quận Long Định, tỉnh Mỹ Tho, nay thuộc tỉnh Tiền Giang. Ngày 23 – 11 – 1940, lần đầu tiên lá cờ đỏ sao vàng xuất hiện ở đây trong cuộc Khởi nghĩa Nam Kỳ. Long Hưng là “thịnh vượng”.
Long Khánh là tỉnh cũ trước ngày 30 – 4 – 1975, năm 1976 sát nhập với tỉnh. Biên Hoà thành tỉnh Đồng Nai. Địa danh này được dùng làm tên huyện lần đầu vào năm 1827.
Long Khánh nay là thị xã của tỉnh Đồng Nai, được thành lập tháng 8 – 2003, diện tích 194,1km2, dân số 130.600 người (2006), gồm 6 phường và 9 xã. Long Khánh là “vui mừng và thịnh vượng”.
Long Kiểng là cầu bắc qua rạch Cây Khô, huyện Nhà Bè, tp. HCM., dài 96m, rộng 3,3m. Tên cầu do tên thôn (1820) mà ra. Long Kiểng có dạng gốc là Long Cảnh , nghĩa là “cảnh thịnh vượng”, vì kiêng huý Nguyễn Phúc Cảnh, con trưởng Vua Gia Long nên phải nói chệch [5].
Long Mỹ là huyện của tỉnh Hậu Giang, diện tích 396,1km2, dân số 161.100 người (2006), gồm một thị trấn và 8 xã. Long Mỹ có nghĩa là “đẹp đẽ và thịnh vượng”.
Long Phú là huyện của tỉnh Sóc Trăng, diện tích 455,3km2, dân số 171.300 người (2006), gồm thị trấn và 14 xã. Long Phú là “giàu có và thịnh vượng”.
Long Thành là huyện của tỉnh Đồng Nai, diện tích 534,8km2, dân số 188.700 người (2006), gồm một thị trấn và 18 xã. Long Thành là “thành công và thịnh vượng”.
Long Thọ là làng trong thành phố Huế, có nhà máy sản xuất vôi. Còn có các tên Long Thọ Cương (Minh Mạng đổi), Thọ Khang, Thọ Xương. Long Thọ là “sống lâu và thịnh vượng”.
Long Tường là quận do Pháp đặt năm 1859, gồm hai tỉnh Vĩnh Long và Định Tường. Long Tường là tên ghép hai chữ cuối của hai tỉnh.
Long Xuyên là đạo ở vùng Cà Mau do Mạc Thiên Tứ đặt từ năm 1739, có lẽ muốn nhắc lại tên huyện Long Xuyên, tỉnh Quảng Đông, quê nội của ông. Sau là huyện Long Xuyên (từ 1808), phủ An Biên, tỉnh Hà Tiên vào thời Minh Mạng, huyện lị là Cà Mau.
 Long Xuyên là tỉnh từ năm 1889 đến năm 1975 trên vùng đất của huyện Long Xuyên, tỉnh Hà Tiên. Long Xuyên là thành phố, tỉnh lỵ tỉnh An Giang, diện tích 108,9km2, dân số 249.500 người (2006), gồm 9 phường và ba xã. Long Xuyên: có lẽ địa danh này nhắc lại tên huyện Long Xuyên, tỉnh Quảng Đông ở Trung Quốc, quê Mạc Cửu [3] và có nghĩa là “dòng sông tốt đẹp”. Thuyết này có lý.
2.3. Đặc biệt có một địa danh mang cả hai từ Long.
Long Điền là huyện của tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, được thành lập tháng 12 – 2003, diện tích 77km2, dân số 110.500 người (2006), gồm 2 thị trấn và 5 xã. Một số văn bản Hán viết Long Điền là “ruộng tốt”; một số văn bản Hán khác viết Long Điền có nghĩa là “ruộng rồng”. Có lẽ người viết không phân biệt nghĩa của hai từ hoặc hiểu theo hai nghĩa khác nhau.
2.4. Sau cùng, có một địa danh gốc Khmer nhưng lại mượn âm của một từ tổ Hán Việt.
Long Hồ  là huyện của tỉnh Vĩnh Long, diện tích 93km2, dân số 147.400 người (2006), gồm một thị trấn và 14 xã. Huyện được thành lập ngày 11 – 3 – 1977. Long Hồ gốc Khmer Lon Hor, nghĩa là “chim bói cá” [9]. Có lẽ Lon Hor có âm gần giống Long Hồ l đđịa danh đ cĩ sẵn [2,36] nn mượn âm thành Long Hồ [4].
            3. Để khỏi lẫn lộn hai từ Long này, ta có mấy điểm cần chú ý: Long có nghĩa là “rồng” là danh từ, Long thứ hai là tính từ; vì là danh từ nên Long thứ nhất trong tiếng Hán không đứng trước tính từ, còn Long thứ hai thì được (như Long An, Long Hưng); Long thứ nhất không đứng sau phụ từ, còn Long thứ hai thì được (như Vĩnh Long). Chú ý là cả hai đđều đứng trước động từ và danh từ (nhưLong Ẩn – Long Thnh; Long Mơn – Long Kiểng).

TI LIỆU THAM KHẢO
1.Bi Thiết, Địa danh văn hóa Việt Nam, HN, Nxb Thanh nin, 1999.
2.Dương Văn An, Ô châu cận lục, (Trần Đại Vinh, Hồ Văn Phúc hiệu đính và dịch chú), Huế, Nxb Thuận Hóa, 2001.
3.Đinh Xuân Vịnh, Sổ tay địa danh Việt Nam, HN, Nxb Đại học quốc gia Hà Nội, 2002.
4.L Trung Hoa, Từ điển từ nguyên địa danh Việt Nam, bản đánh máy, chưa xuất bản
5.L Trung Hoa, Từ điển địa danh thành phố Sài Gịn – Hồ Chí Minh, Nxb Trẻ, 2003.
6.Lương Văn Lựu, Biên Hoà sử lược toàn biên, tác giả xb,1972.
7.Nguyễn Hữu Hiếu, Tìm hiểu nguồn gốc địa danh Nam Bộ qua chuyện tích và giả thuyết, HN, Nxb KHXH, 2004.
8.Nguyễn Văn Âu, Một số vấn đề về địa danh học Việt Nam, Nxb Đại học quốc gia Hà Nội, 2000.
9.Trương Vĩnh Ký, x. L Hương, Người Việt gốc Miên, tr. 253 – 264.Thái Văn Chải dịch phần Địa danh.

Thursday 6 December 2012

Nhát gừng : từ ngừng đến gừng (Năng Lượng Mới số 30 ,23 - 6 - 2011).

Bạn đọc : Ti sao li nói “ (nói) nhát gng” mà không phi là “nhát ring”, “nhát ti”?  
        An Chi : Từ điển tiếng Việt của Trung tâm Từ điển học (Vietlex) do Hoàng Phê chủ biên giảng nhát gừng là “(cách nói) từng lời ngắn và rời rạc, tỏ ý lúng túng hoặc không muốn nói chuyện”. Việt-Nam tự-điển của Lê Văn Đức giảng là “rời-rạc, không suôn-sẻ, trơn-tru”. Từ điển tiếng Việt của Nguyễn Kim Thản, Hồ Hải Thuỵ, Nguyễn Đức Dương (Nxb Văn hóa Sài Gòn, 2005) giảng là “(nói năng) tiếng nọ cách quảng tiếng kia (do không muốn trò chuyện)”. Từ những lời giảng trên, ta thấy hai tiếng nhát gừng (sẽ gọi là nhát gừng1), dành để chỉ hành động nói năng, bao hàm hai nét nghĩa chính : – (nói) miễn cưỡng; – (nói) rơi rạc, cách quảng không đều. Một sự khảo sát trên cơ sở so sánh chặt chẽ và hợp lý cho ta thoáng thấy rằng, với nghĩa (và qua những nét nghĩa trên), nhát gừng1 là một từ tổ cố định mà những yếu tố chung với từ tổ tự do nhát gừng (sẽ gọi là nhát gừng2), chỉ là giả tạo và do suy luận cảm tính mà ra. Cá nhân chúng tôi không thấy có mồi liên hệ nào về ẩn dụ hoặc một hình thức so sánh khác giữa nhát gừng1 với  nhát gừng2.
Nhưng một nhà ngữ học đã nói với chúng tôi rằng ông quan niệm mấy tiếng  (nói) nhát gng1 là một trường hợp dùng từ bình thường, xuất phát từ danh ngữ tự do nhát gừng2 (nhát [lát] + gừng [ một thứ gia vị]), dùng theo ẩn dụ rồi từ vựng hóa chứ không phải từ một hình thức gốc nào khác. Ông cho rằng lý do của ông rất đơn giản : lối nói nhát gng1 được so sánh với nhát gừng2 vì gừng bình thường là một thứ gia vị thông dụng, và đặc biệt là ngày Tết thì dùng để làm mứt. Có thể xem như ủng hộ ý kiến của nhà ngữ học này là lời giảng trong Tự-điển Việt-Nam của Ban Tu thư Khai Trí: “đứt đoạn như từng nhát gừng”. Đây chỉ đơn giản là một định nghĩa mang tính duy danh. Nhưng thế thì nhát hành, nhát riềng, nhát nghệ, nhát bánh mì, v.v., lại không đứt đoạn chăng? Còn về ý kiến của nhà ngữ học thì chúng tôi mạo muội cho rằng lý do của ông không thể đứng vững được. Ngày Tết người ta chỉ dùng gừng làm mứt theo hai dạng: để nguyên củ hoặc xắt nhuyển (thành sợi). Nếu có thì cũng rất ít khi xắt lát (nhát) để làm. Còn ngày thường thì chúng tôi cho rằng gừng không thể nào bì được với riềng là thứ gia vị không thể thiếu được cho món thịt chó; đặc biệt là thịt chó luộc mà thiếu vài nhát riềng thì coi như … hết ngon.
Chúng tôi cho rằng ta không tài nào tìm ra được sự tương thích về nghĩa giữa hai danh từ nhát vàgừng trong nhát gừng2 để có thể giúp ta hiểu đúng cái nghĩa của nhát gng1. Trong tiếng Việt cũng như trong các ngôn ngữ khác, thỉnh thoảng vẫn có thể xảy ra những hiện tượng mà Pierre Guiraud gọi là sự cố ngôn ngữ (accidents linguistiques). Những sự cố này làm cho hình thức ngữ âm hoặc nội dung ngữ nghĩa của từ, ngữ đi “trật đường rầy” nên lệch với cái gốc ban sơ của nó. Xin nêu làm thí dụ sự trật đường rầy do hình thức đồng hóa gây ra cho ngữ vị từ hết hồn (= mất hồn) của tiếng Miền Nam mà, trong khẩu ngữ, người ta vẫn phát âm thành hết thồn theo cái đà tự nhiên của lời nói. Đây là trường hợp phụ âm đầu của âm tiết sau bị phụ âm cuối của âm tiết trước đồng hóa từ âm họng “h” [h] thành âm đầu lưỡi “th” [t‛]. Ai mà cứ hồn nhiên miệt mài đi tìm nghĩa của chữ “thồn” thì sẽ chẳng bao giờ tìm ra. Một thí dụ nữa là ngữ vị từ làm thinh, đồng nghĩa với nín thinh. Trong cả hai ngữ này, thinhlà biến thể ngữ âm của thanh, có nghĩa là “tiếng”. Vậy nín thinh là “nín tiếng”. Thế thì làm thinh lẽ ra phải là “lên tiếng” (làm thành tiếng) chứ sao lại đồng nghĩa với nín thinh? Vấn đề là như sau. Viêt-Nam tự-điển của Lê Văn Đức đã ghi cho ta : “ Làm thinh, cũng gọi hàm thinh, ngậm tiếng lại, không nói ra”. Thì ra làm thinh vốn là hàm thinh, bị từ nguyên dân gian làm cho méo mó. Hàm thinh là một cấu trúc nằm trong cái thế đối vị với những hàm ânhàm hậnhàm nộhàm oánhàm tu, v.v., đều là những cấu trúc không lấy gì làm dễ hiểu. Vì thế nên nó mới bị người bình dân nói trại thành làm thinh, nằm trong thế đối vị với những làm bộlàm chứnglàm dánglàm mốilàm nhụclàm ơn, v.v., đều là những cấu trúc dễ hiểu hơn. Vậy nếu có ai kiên trì đi tìm trong từ làm cái nghĩa của chữ hàm (= ngậm) thì làm sao tìm ra! Với chúng tôi, thì hai chữ nhát gừng1 cũng thế mà thôi.
        Nhát gừng1, theo chúng tôi, vốn là nhát ngừng, trong đó nhát là “nhút nhát” còn ngừng là “ngập ngừng”, một cấu trúc đẳng lập hoàn toàn đúng quy tắc. Không thể chối cãi được rằng với nghĩa này thìnhát và ngừng đã tương thích với nhau một cách hoàn toàn “đẹp duyên” để tạo nghĩa cho từ tổ cố định nhát gừng1. Nhát ngừng là e dè, rụt rè, ngập ngừng trong hành động và cái hành động đó cuối cùng được quy về sự nói năng như ta đang thấy và đang dùng với nhát gừng1. Nếu không có sự cố ngôn ngữ nào xảy ra, thì, với hình thức gốc nhát ngừng, chắc chẳng ai còn thắc mắc. Đằng này …, đã xảy ra một sự dị hóa đối với phụ âm đầu của ngừng từ “ng” [ŋ] thành “g” [γ], một phần cũng do áp lực của “g” [γ] trong âm tiết thứ hai của nhát gừng2. Ở đây, ta có hai sự cố ngôn ngữ: hiện tượng đan xen hình thức (croisement de formes), và hiện tượng lây nghĩa (contamination de sens). Sự đan xen hình thức làm cho nhát ngừng trở thành nhát gừng1 do ảnh hưởng của gừng trong nhát gừng2; còn sự lây nghĩa làm cho người ta cứ vương vấn mãi rằng gừng trong nhát gừng1 ( vốn ← ngừng) lại là một thứ củ có chất cay dùng để làm gia vị hoặc … làm mứt.
        Vậy, nhát gừng1 vốn là nhát ngừng nên cũng chẳng liên quan gì đến … riềng hay tỏi cả. Ý kiến này của chúng tôi có thể không đúng nhưng chúng tôi vẫn bảo lưu điều sau đây : nhát gừng1 là một từ tổ cố định còn  nhát gừng2 là một từ tổ tự do mà từ tổ trước cũng không phải là từ tổ sau dùng theo ẩn dụ.

Wednesday 5 December 2012

Góp thêm một ý về quốc hiệu “Đại Cù Việt” (Phan Anh Dũng - Việt Hán Nôm)


Góp thêm một ý về quốc hiệu “Đại Cù Việt”

Đọc bên trang [nguyenxuandien.blogspot.com] thấy có bài bình luận của một vị nặc danh tự xưng học trò GS Cẩn: “So bài Trần Trọng Dương với bài cụ GS Nguyễn Tài Cẩn thì bài cụ Cẩn hóa ra buồn cười. Hậu sinh khả úy là vậy đấy. Tôi đích thực là học trò cụ, tôi đặc biệt kính trọng cụ nhưng tôi quá mừng vì lớp chắt chút chít của cụ đã trưởng thành như thế này đây.”
Tai hạ biết cụ Cẩn rất khuyến khích học trò và hậu bối có các ý tưởng phản biện lại mình, nên thấy dùng chữ “buồn cười” rất chi là không ổn ! Cá nhân tại hạ không thấy bài của cụ Cẩn buồn cười chỗ nào cả, [đọc bài]
Sau đây là dữ liệu về một dạng phục nguyên âm thượng cổ Hán ngữ của chữ Việt 越 theo Karlgren là *gḭwăt:

(Nguồn:中上古汉语音的纲要、 高本汉、 齐鲁书社、 济南。 1987)
Dạng ký âm phức tạp này cho thấy giả thuyết của cụ Cẩn cho Cù Việt là cách đọc rời các âm tiết cu (biến ân từ gḭ) và việt (biến âm của wăt) của chữ Việt là có căn cứ ngữ âm học lịch sử, được quốc tế nhìn nhận, chứ không phải là những phát biểu cảm tính dựa trên tình cảm dân tộc. Hơn nữa nó cũng không mâu thuẫn gì với viên gạch đào được ở thành cổ Hoa Lư có chữ “Đại Việt quốc quân thành chuyên”, vì “Cù Việt” cũng chỉ là “Việt”, trong khi các thuyết cho “cù” là Cù Đàm (nước Phật giáo), hay “Cù là cồ, là lớn” đều bị viên gạch này phủ nhận.
(mạn phép bác ĐT trên diễn đàn viethoc.org, xin dẫn lại link ảnh):
Tiện đây thử tìm hiểu thêm về âm cổ của chữ Việt 越, thật bất ngờ, té ra không phải tìm đâu xa cả, nó vẫn được bảo lưu khá trọn vẹn trong tiếng Việt là “vượt”, xin xem bảng sau, là kết quả phục nguyên âm thượng cổ Hán ngữ của các nhà ngôn ngữ học nổi tiếng Karlgren, Vương Lực, Baxter:
Chữ HánKarlgrenVương LựcBaxterCổ ViệtHán Việt (Đường âm)pinyin
gi ̯wa ̆tɣiuatwjatvớtviệtyue4
gi ̯wa ̆tɣuatwatvượtviệtyue4
Các chữ “vớt”, “vượt” tưởng chỉ là những từ ngữ “Nôm na là cha mách qué” đó lại gần với âm cổ xưa của các chữ 越, 戉 theo Baxter .
Phụ âm đầu thì có thay đổi ít nhiều, nhưng phần vần (ət/i ̯ət) thấy rõ ràng là tiếng Việt còn giữ gần âm thượng cổ hơn so với âm trung cổ Hán (Đường âm=ɣiuet=việt), còn âm Hán ngữ hiện đại (Pinyin=yue4) đã biến đổi quá xa khó mà nhận ra nguồn gốc.


Cá nhân tại hạ cũng từng đưa ra trên diễn đàn viethoc.org một giả thuyết: “cù” tức là “cổ” hay “kẻ” thường đứng trước địa danh của người Việt, như câu “bang kỳ Kẻ Chợ khỏe bền muôn thu” trong Chỉ Nam Ngọc Âm. Cù đóng vai trò chữ “quốc” hay “nước” trong tổ hợp 3 “Đại Cù Việt” nên cũng không mâu thuẫn với 3 chữ “Đại Việt quốc” trên viên gạch Hoa Lư. Tuy nhiên tại hạ tự cảm thấy giả thuyết của mình vẫn còn còn thiếu nhiều căn cứ.
Cù, cổ, kẻ, gia … là những chữ thường đứng đầu địa danh trong các ngôn ngữ của các nhóm tộc Lạc Việt (ngoài người Việt-Kinh thì Lạc Việt còn có Tày Nùng, Choang, Lê, và cả Di Bộc ở tận Quý Châu …). Xin trích thông tin trong cuốn sách “Đồng-Thái ngữ ngôn dữ văn hóa”, Lý Cẩm Phương, Dân tộc xuất bản xã, Bắc Kinh, 2002. Trang 289 -290 :
 (Lược dịch:)[... Các từ chỉ địa danh Câu (cẩu ), Cô, Giao phân bố khắp cả đông tây của đất Bách Việt như: Câu chương, Câu dung, Câu ngô, Câu vô, Câu dịch, Câu dương, Câu Dũng đông, Câu dư chi, Câu đinh, Cô hùng di, Cô phát nhiếp phản, Cô mạc, Cô hạ, Cẩu lậu, Cô tô, Cô tăng, Cô miệt, Giao chỉ.
Các chữ đầu địa danh có lúc có thể tỉnh lược, như Câu Dịch, Câu Dũng Đông cũng viết Dịch, Dũng Đông, điều này cho thấy chữ “câu” là chữ đặc trưng để chỉ tên. Các chữ chỉ tên này có âm thượng cổ Hán ngữ là : câu=ku9, cẩu=*kugx , cô=*kag, giao=*kragw. Các chữ đó đều thuộc Kiến mẫu (見), có vận bộ gần nhau, nên âm đọc rất gần, đều là chữ ghi âm tên chỉ làng xóm trong các nhóm Bách Việt.
...
Tiếng Ngật Ương còn bảo lưu khá nhiều thành phần Đồng Thái ngữ cổ xưa, tiếng Ngật Lão trong địa danh cũng thêm tiền âm “qă”. Như An Thuận ở Quý Châu có “qɒ33ɳtç13" (Loan tử trại), ở Bình Bá có qɒ33mpau73 (Cẩu trường). Các âm câu, cô, giao với ka, qă khá gần nhau, chính là ghi âm của từ đầu chỉ địa danh vùng Bách Việt (chủ yếu là tên xóm làng).
Giao Chỉ 阯 về sau viết Giao Chỉ 趾, người xưa nhìn chữ mà sinh nghĩa, nên nói “Người phươngNam, ngón chân cái cong vẹo, khi đứng thẳng thì các ngón chân này giao nhau, nên thành danh !”. Phạm Thành Đại đời Tống trong “Quế hải ngu hành chí” từ rất sớm đã phê phán, bác bỏ cách giải thích này. Sau đời Hán tại quận Giao Chỉ cũ từng lập các huyện Giao Hưng, Giao Cốc, chữ Giao đó vẫn là theo từ đầu địa danh trong tiếng Bách Việt mà ra.
Câu còn dùng làm từ đầu trong tên người vùng Bách Việt, như:  Câu Tiễn, Câu Dư. Các từ này với các từ chỉ địa danh vốn bất đồng. Đồng Thái ngữ có một số danh từ chỉ người mà chữ đầu có âm gần với “câu ”. Chẳng hạn như: Mao Nam có từ  ka6laau4 (trượng phu ), Thuỷ có qa3man1 (tha môn ), Ngật Lão  có qɒ3tau5 (nam nhân ), qɒ33ʐɒ13 (nữ nhân ). Chữ "câu"  ở đầu các tiếng chỉ người này có khả năng liên quan với các từ chỉ tên người, chính là chữ thường đặt ở đầu tên người trong Bách Việt ngữ ...]
Như thế các địa danh bắt đầu bằng tiếng Kẻ (như Kẻ Chợ), Cổ (như Cổ loa) có mặt dày đặc trên vùng đồng bằng bắc Bộ và Thanh Hóa, đều có quan hệ với các âm cô, cẩu, giao, gia… của các nhóm tộc Choang, Di ở TQ.
* Đặc biệt chú ý câu của Lý Cẩm Phương: “Các chữ đầu địa danh có lúc có thể tỉnh lược, như Câu Dịch, Câu Dũng Đông cũng viết Dịch, Dũng Đông, điều này cho thấy chữ “câu” là chữ đặc trưng để chỉ tên”. Như thế thì Cù Việt cũng có thể đọc ngắn gọn là Việt, cũng có nghĩa là viên gạch “Đại Việt quốc quân thành chuyên” không bác bỏ được khả năng tồn tại của tên “Cù Việt” , “Cồ Việt”. 
* Ghi chú : Gần đây tại hạ có đọc một tài liệu (sơ suất quên ghi lại link) thì được biết cụ Hoàng Xuân Hãn cũng theo giả thuyết cù là một chữ chỉ địa danh như cổ, kẻ …
 * Vài địa danh lấy từ diễn đàn VVH:  http://www.viethoc.org/phorum/read.php?20,46613
     KẺ: Kẻ Chợ là Hà Nội … và thêm Kẻ Mơ, Kẻ Nọ, Kẻ Nú, Kẻ Sặt, Kẻ Sắt, Kẻ Sở, Kẻ Vồi  …
     CỔ: Cổ loa, Cổ Pháp, Cổ Đô (làng Giả Quỳnh hay Quỳnh Đô, Thường Tín, Hà Nội), Cổ Tiết (Tam Nông, Phú Thọ), Cổ Tiết (Làng Rét, Quỳnh Phụ, Thái Bình), Cổ Lễ (Trực Ninh, Nam Định), Cổ Bi (Gia Lâm, Hà Nội), Cổ Phúc (Trấn Yên, Yên Bái)….
Xem thêm bản đồ sau để thấy “kẻ” nhiều thế nào khắp đồng bằng sông Hồng:


Tuesday 4 December 2012

Do đâu có địa danh Trà Vinh?


Trà Vinh là phiên âm từ tiếng Khơ me Prắc Prâbăng (cũng viết là Préah Prâbăng). Préah Phật; prâbangao. Vậy Trà Vinh xưa là một chỗ mà người Khơ-me gọi là cái ao Phật.
(Ứng Hòe Nguyễn Văn Tố, “Khảo về tiếng ta”, Tri Tân Tạp Chí số 125, 1943:5)