Saturday, 12 May 2012

Trật tự từ điển học là cái gì?


Trật tự từ điển học (tiếng Pháp: ordre lexicographique) là cách sắp xếp bảng từ của từ điển. Tiếng Việt sử dụng bộ chữ La Tinh nên trật tự từ điển học tiếng Việt về căn bản là thứ tự ABC (tiếng Pháp: ordre alphabétique), có khác chút đỉnh với thứ tự ABC ở các từ điển tiếng Pháp, tiếng Anh vì tiếng Việt sử dụng một số ký tự có dấu như Ă, Â, Ô, Ơ, Ư... Hiện nay nhiều từ điển tách A, Ă, Â thành ba chương nên sau AĂ, sau Ă Â rồi mới đến B. Nhưng cũng có từ điển gộp cả A, Ă, Â làm một và sau đó là B (Hội Khai Trí Tiến Đức, 1931). Hội Khai Trí Tiến Đức (1931) cũng gom O, Ô, Ơ làm một còn N, NGNH lại thành ba chương riêng trước khi đến chương dành cho PH (không có P). Đây cũng là cách sắp xếp của Lê Văn Đức (1970) nhưng Lê Văn Đức (1970) lại tách A, Ă, Â thành ba chương. Nguyễn Kim Thản (2005) gộp A, Ă, Â làm một, N, NG, NH làm một. Trong Nguyễn Kim Thản (2005) chỉ có chương K nên kịp, kiếp, kín... đứng sau khi  còn Lê Văn Đức (1970a) thì có một chương cho K và một chương cho KH nên kịp, kiếp, kín... đứng trước khi. Trong Nguyễn Kim Thản (2005) có một chương cho I và một chương cho Y khi  còn Lê Văn Đức (1970) thì gộp cả IY thành ra yêu đứng trước khi.
Có thể thấy là trật tự từ điển học tiếng Việt hoàn toàn tùy thuộc vào quan niệm của người soạn từ điển. Không phải như tiến sĩ tin học Quách Tuấn Ngọc vẫn tưởng là chỉ có một cách duy nhất đúng. Cũng không hề có chuyện đối xử bất công như tiến sĩ giáo dục Lê Vinh Quốc đã thấy. 

Tại sao chỉ có tam giác ABC mà không có tam giác AĂÂ?


Các chữ Ă, Â có bị kỳ thị không? Không. Nguyên nhân đơn giản là người Việt biết đến môn hình học phẳng Ơ-clít nhờ các ông thầy Tây và bằng sách Tây. Các sách này không dùng Ă, Ă, Ơ, Ư... để gọi tên các điểm. Cũng vì học theo sách Tây nên sách Việt trước đây thường dùng cách gọi điểm P (tiếng Pháp: point), đường L (tiếng Pháp: ligne), đường cong C (tiếng Pháp: courbe),  đường cao h, chân đường cao H (tiếng Pháp: hauteur), trung điểm M (tiếng Pháp: milieu), trọng tâm G (tiếng Pháp: centre de gravité)... Đây không phải là chuyện gì mới lạ.

Friday, 11 May 2012

Được và bị cứ phải là dấu hiệu của thái bị động sao?


Năm 1992 ông Cao Xuân Hạo dạy ngữ pháp chức năng cho khóa 1 cao học ngôn ngữ học so sánh (Đại Học Tổng Hợp Thành Phố Hồ Chí Minh). Lần đầu tiên tôi được nghe giảng rằng tiếng Việt không có cái gọi là (dạng) bị động (thuật ngữ hiện nay là thái bị động, tiếng Pháp là voix passive). Thời ấy ảnh hưởng của các quan điểm “dĩ Âu vi trung” (lấy châu Âu làm trung tâm) còn rất mạnh.. Cứ tiếng Pháp, tiếng Anh, tiếng Nga có món gì là các nhà ngữ pháp nước ta tìm được ra ngay món ấy trong tiếng Việt. Tiếng Tây có động từ bị động, câu bị động... tiếng Việt chẳng lẽ chịu kém? Nhưng ông Hạo lại lội ngược dòng:

-Ý nghĩa từ vựng của đượcbị rõ ràng lắm. Ông (quên mất tên, hình như là Emeneau hay Thompson gì đấy), ông ấy dịch đượcenjoy, bịsuffer. Có gì giống với câu bị động của tiếng Pháp, tiếng Anh đâu?

Ý kiến này về sau được một người học trò của ông là chị Nguyễn Thị Ảnh phát triển thành bài “Tiếng Việt có thái bị động không?” đăng ở tạp chí Ngôn Ngữ năm 2000. Nhưng đó là chuyện mãi chục năm về sau.  Rồi hơn chục năm sau nữa đây đó vẫn còn người cho rằng tiếng Việt phải có thái bị động cho bằng chị, bằng em. Cứ như là ngữ pháp tiếng Việt hai mươi năm qua không tiến được bước nào. Xem ra cái não trạng đòi vát gọt bàn chân Việt cho vừa chiếc giày Tây vẫn sống rất khỏe. Tự nhiên nhớ đến thầy Hạo khi ông nhận xét quyển Le parler vietnamien của Lê Văn Lý:
-Sai được như thế là khó lắm!

Trừ khi người ta cố tình sai.

Du là một chữ Hán nguỵ tạo (An Chi - Người Đô Thị số 94 ,10- 4-2011).

Trong Tam thiên tự, chữ  (chữ thứ 176) được xem là một chữ Hán, âm Hán Việt là du, và được giảng bằng một chữ Nôm cùng tự dạng, đọc là  (trong ô dù). Trong một bài viết, chúng tôi có khẳng định rằng đây là một chữ (Hán) nguỵ tạo: không một quyển từ điển hoặc một nguồn thư tịch nào của Trung Quốc có ghi nhận nó cả.
Sau khi chúng tôi đưa bài lên facebook, một bạn trên mạng xã hội này (sẽ gọi là bạn FB) có góp ý :
“ Trong cuốn Lê triều thiện chính điển lệ, trích dẫn trong Khâm định Việt sử thông giám cương mục, đoạn viết về nghi vệ của hoàng tử và các quan triều Lê, có nói hành nghi của hoàng tử, vương tử được phong tước quận công, hành nghi gồm có Võng ba đòn, ngoài ra còn có ô dù, lọng, yên ngựa, nguyên văn 行儀輞三扛,餘雨��、蓋、馬鞍. Trong đó từ  được viết là Cân + Du. Bản thân chữ này trong tiếng Hán cũng có nghĩa là cái ô, nên không cần phải băn khoăn về nguồn gốc Hán của từ trong tiếng Việt nữa.”
        Chúng tôi đã bày tỏ với bạn FB rằng mình chưa yên tâm về cái chữ Hán “ được viết là Cân + Du” mà lại có nghĩa là “ô (dù)” của bạn thì được bạn trả lời:
“  Tôi đinh ninh là tiếng Hán cũng có từ này, vì chợt đọc đến đó, tôi nhớ là tra rồi, nhưng hóa ra nhầm. Quả thật “chưa” thấy từ điển của Tàu nào thu nhập chữ này cả. Tuy nhiên, tôi đồ rằng nó đến từ một phương ngôn nào đó của tiếng Hán.”
Để chúng tôi yên tâm, bạn FB đã bổ sung  :
“ Chỉ Nam ngọc âm giải nghĩa, ký hiệu AB-372 , tờ 47a ghi: 雨��固号��炎欎撑 (tạm phiên: Vũ du? cố hiệu du? viêm nhiễm xanh). Cuốn Chỉ Nam ngọc âm giải nghĩa do bà Trần Xuân Ngọc Lan phiên âm và chú giải, Nxb Khoa học Xã hội, 1985, tr.179, phiên thành: Vũ dư có hiệu dù diềm nhuộm xanh. Ông Nguyễn Quang Hồng Viện Hán Nôm cũng đọc như vậy. Từ dữ kiện này, cộng với dữ kiện trong cuốnTam thiên tự, chưa cần biết người sau này đã phiên chuẩn xác chưa, nhưng ta biết được rằng, người viết sách Chỉ Nam ngọc âm và Tam thiên tự đều cho rằng chữ [Cân+Do] là từ Hán.”
        Rồi để cho chặt chẽ hơn nữa, bạn FB lại thêm :
“ Đi Vit s ký toàn thư ghi (tra theo năm), năm 1123, tháng 2, lần đầu làm chiếc lọng che mưa cán cong 曲柄雨蓋 (vũ cái). Năm 1376, tháng 4, định lại quy chế về thuyền, xe, kiệu, lọng, nghi trượng, quần áo 申定舟車轎傘儀仗衣服之制; từ lọng ở đây, nguyên văn                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                     là 'tản' 傘. Năm 1427, tháng 6, Lê Lợi ban cho những người lập công lớn, mỗi người một chiếc lọng, 賜傘各一柄, lọng ở đây nguyên văn lại là 'tản'. Năm 1527, tháng 4, vua sai mấy vị quan mang kim sách, mũ áo, ô lọng, đai ngọc, quạt hoa, tán tía đến làng Cổ Trai ở Nghi Dương 金册、烏龍、冠服、玉帶、紫轎、畫扇、紫傘往宜陽古齋, ở đây nguyên văn có “ô long” và “tử tản”, các bản dịch đều dịch là “ô lọng” và “tán tía”, nếu phiên vậy là đúng thì 'ô long' ở đây hẳn là chữ Nôm, cũng tức là, trong tiếng Việt thời Lê đã tồn tại từ ô và từ lng, và các cụ bấy giờ hẳn phân biệt rõ ràng từ cái và từ tn. Ở câu trên xuất hiện cùng lúc từ ôlng và tn.”
Cuối cùng bạn FB gút lại :
“ Qua 2 cuốn sách kể trên, có thể thấy rằng, ngay từ thời Lê đã tồn tại những từ như: ôlng,tncái; trong đó từ ô và lng được coi là Nôm, tncái được coi là Hán, và sau này từ tncòn phái sinh ra một từ khác, gọi là tán. Vậy mối liên hệ giữa tất cả những từ này thế nào, từ nào là Hán từ nào là Việt, còn cần phải khảo sát kỹ, chưa thể có kết luận gì vội được.”
Để đáp lại ý kiến của bạn FB, chúng tôi xin phát biểu như sau:
Thứ nhất, bạn FB đã không có lý khi “đồ rằng chữ du(?)  đến từ một phương ngữ nào đó của tiếng Hán.” Chính bạn đã khẳng định rằng nó có mặt trong Chỉ nam ngọc âm giải nghĩa với tư cách là một chữ Hán nhưng bạn lại quên rằng “ngọc âm” là thứ chữ, thứ tiếng cao quý (“ngọc” mà lại!) của triều đình phương Bắc mà ta phải dùng để giao tiếp với nó. Thứ tiếng đó cho đến mãi gần đây vẫn còn được gọi là “quan thoại” thì chúng tôi e rằng một chữ xa lạ nào đó của phương ngữ  khó lòng lọt được vào quyển “ngọc âm” đó. Mà nếu nó có lọt vào được, như ở tờ 47a của bản mang ký hiệu AB-372 mà bạn FB đã nêu, thì vấn đề cũng chưa thể trót lọt được. Bạn nghi ngờ không biết bà Trần Xuân Ngọc Lan căn cứ vào bản nào mà lại phiên chữ đang xét ra âm . Nhưng bà Lan đã thông báo rõ (sách bạn FB đã dẫn, tr. 14) rằng bà đã dùng chính bản AB-372 (và hai bản in khác nữa là bản từ thư viện của Société Asiatique và bản Nguyễn Tài Cẩn). Cùng một chữ, ở ngay một trang mà bạn FB đọc thế này còn bà Lan lại đọc thế kia thì người khác phải xét kỹ xem ai đúng, ai sai, hoặc cả hai đều sai chứ không nên nghe ngay theo bạn FB mà bảo là bà Lan sai. Huống chi, như chúng tôi đã nói ở bài trước, Hán ngữ đại tự điển (Thành Đô, 1993), công trình cấp quốc gia của nước CHND Trung Hoa, tập đại thành toàn bộ các chữ Hán từ cổ chí kim, cũng không hề ghi nhận nó sau khi đã đào vét mọi ngóc ngách của rừng văn biển chữ. Ví thế cho nên, ngay cả khi ta có được chứng cứ rành rành rằng cái chữ đang xét vốn thật là  và đây chính là cái tự dạng vốn do tác giả gốc của nó đưa vào Chỉ nam ngọc âm giải nghĩavới cái ý thức rõ rệt rằng đây là một chữ Hán, thì ta cũng phải thẳng tay bác bỏ nó vì đó là một chữ Hán nguỵ tạo. Về mặt văn bản học, ta chỉ có thể xử lý theo cách này mà thôi.
Thứ hai, bạn FB đã hoàn toàn đúng khi khẳng định rằng các cụ ngày xưa phân biệt rõ ràng từ cái 蓋 với từ tn 傘. Nhưng chính bạn lại không phân biệt vì, cùng một chữ tn 傘, nhưng không biết căn cứ vào đâu mà chữ của năm 1527 thì bạn hiểu đúng là “tán” còn chữ của năm 1376 và năm 1427 thì bạn lại hiểu thành “lọng”. Bạn cũng đã hiểu sai hai chữ ô long 烏龍 của năm 1527 mà bạn cho là Nôm nên đã đọc thành “ô, lọng”. Ta nên nhớ rằng đây là chính sử của triều đình do các vị quan là những bậc túc Nho biên soạn, đâu phải muốn xen Nôm vào lúc nào thì xen, nhất là với những khái niệm mà Hán ngữ đã sẵn từ, sẵn chữ. Làm sao mà hai tiếng Nôm “ô, lọng” có thể chen vai thích cánh với những cặp từkim sách 金册, quan phục 冠服, ngọc đái 玉帶, tử kiệu 紫轎, họa phiến 畫扇 và tử tản 紫傘? Văn phong của Đại Việt sử ký toàn thư đâu có giống với của bi ký hay hương ước. Nhưng để chứng tỏ mình đúng, bạn FB đã khẳng định rằng các bản dịch đều dịch/đọc  烏龍 (ô long) thành “ô lọng”. Sự thật không phải như thế. Trong Đại Việt sử ký toàn thư, t. IV, in lần thứ hai có sửa chữa (Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, 1973, tr. 117), Cao Huy Giu (phiên dịch) và Đào Duy Anh (hiệu đính) đã quan niệm rằng bốn chữ ô long quan phục 烏龍冠服  là tiếng Hán nên đã dịch là “mũ áo ô long”. Theo cách dịch này thì đó là một danh ngữ chính phụ mà quan phục 冠服 là trung tâm còn ô long 烏龍 là định ngữ chỉ loại. Ta chưa
biết cách dịch này có sai hay không; chỉ biết chắc chắn rằng ở đây, cụ Cao và cụ Đào đã hoàn toàn đúng khi xác định 烏龍 (ô long) là chữ Hán. Vâng, đây dứt khoát chỉ có thể là chữ Hán mà thôi.
Trở lên là đôi điều chúng tôi mạo muội trao đổi cùng bạn FB. Kể ra thì cũng còn vài điều nữa nhưng lại sợ là đi xa đề.

Diễn tiến âm - nghĩa của chữ dầu (An Chi - Năng Lượng Mới số 6 , 31 - 03 - 2011).

Báo Năng Lượng Mới: Có người nói chữ dầu trong dầu mỏ là một từ gốc Hán, do chữ du mà ra; xin cho biết có đúng không.
        An Chi : Chẳng những dầu (trong dầu mỏ) mà cả  (trong ô dù), phái sinh từ dầu, đều là những từ Việt gốc Hán, thưa bạn
        Dầu là âm xưa của chữ , mà âm Hán Việt hiện đại là du, có nghĩa là dầu, mỡ. Đây là một chữ thuộc vận bộ vưu , mà nhiều chữ cũng đã đọc theo vần -âu, như: ưu  đọc thành âu trong lo âu,lưu  trong lưu cửu đọc thành lâu trong lâu nămthu  (= mùa thu) đọc thành thâu trong thiên thâungưu  trong Ngưu lang Chức nữ đọc thành ngâu trong vợ chồng Ngâu, v.v.. Đây là nói về vận; còn về thanh điệu (dấu giọng) thì đối với các âm tiết Hán Việt có phụ âm đầu d- [z], l-m-n-,nh- [ñ], ng(h)- [ŋ], và v- [v],  thanh 2 (dấu huyền) luôn luôn xưa hơn thanh 1 (không dấu): –  xưa hơn di , – làn trong làn sóng xưa hơn lan , – màng trong mùa màng xưa hơn mang  trong mang nguyệt, – ngần trong trắng ngần (= trắng như bạc) xưa hơn ngân  trong kim ngân, v.v.. Vậy ta có:dầu ~ du.          
         Rõ ràng dầu là một từ Việt gốc Hán. Nhưng có thể nào nó lại là một từ cùng gốc với  trong ô dù( phái sinh từ dầu, như đã nói ở trên) hay không? Có đấy. Chữ du 油 không chỉ dùng để ghi danh từ có nghĩa là dầu, mỡ trong tiếng Hán mà còn dùng để ghi động từ du, có nghĩa là bôi dầu, trét dầu, phết dầu, v.v.. Đây là một động từ phái sinh từ danh từ du theo quy tắc tạo từ sau đây: trong tiếng Hán, một số danh từ chỉ công cụ, phương tiện, chất liệu, v.v., có thể chuyển loại thành động từ để chỉ động tác, hành động thực hiện với công cụ, phương tiện, hoặc chất liệu do danh từ gốc biểu hiện. Thí dụ : chữ  dùng để ghi danh từ tất, có nghĩa là sơn, cũng dùng để ghi động từ tất, có nghĩa là sơn, phết sơn, quét sơn; – chữ  dùng để ghi danh từ cái  là nắp, vung, cũng dùng để ghi động từ cái là che, đậy, phủ; chữ 粉 dùng để ghi danh từ phấn là bột, phấn, cũng dùng để ghi động từ phấn, là xoa phấn, trang sức, bôi, trát. V.v..
Vậy chữ du 油 còn là một động từ có nghĩa là sơn, dùng sơn mà phết lên một bề mặt nhất định. Với từ loại này và nghĩa này của chữ du, tiếng Hán có ngữ danh từ cố định du chỉ tản 油紙傘, có nghĩa là ô (làm bằng) giấy (có phết) dầu. Đây là một loại ô thông dụng (chứ không phải hiếm thấy) ở Trung Quốc. Từ chỗ là một sản phẩm của Trung Quốc, nó đã được truyền bá sang một số nước trong khu vực: Nhật Bản, Triều Tiên,  Lào, Thái Lan, v.v.. Người Khách Gia di cư sang Đài Loan cũng đem theo loại hình ô giấy này. Ngoài việc dùng để che mưa che nắng, theo truyền thống xưa ở Trung Quốc, đây còn là một vật dụng không thể thiếu trong hôn lễ. Vì vậy nên tại quê hương của nó thì ô giấy dầu là một vật dụng quen thuộc, phổ biến. Sở dĩ phải nhấn mạnh như thế là để khẳng định rằng dù chỉ tản 油紙傘 (nhớ rằng  là âm Hán Việt xưa của chữ du )  cũng là một danh ngữ cố định quen thuộc, và phổ biến. Khi danh ngữ này đi vào Việt Nam thì nó dần dần được rút ngắn thành , để chỉ thứ ô làm bằng giấy dầu của Tàu, rồi dần dần mới mở rộng nghĩa mà chỉ các loại ô nói chung.
Trên đây là cứ liệu ngữ học duy nhất chắc chắn về từ nguyên của  trong ô dù. Thế nhưng nếu đemTam thiên tự (kiểu Thiên : trời ; Địa : đất – C : cất ; Tồn : còn – v.v.) ra đọc thì ta sẽ thấy có một chỗ thực sự đặc biệt. Chữ Hán số 176 (Xin x. bản của Ninh Hà, Nhà in Ngô-Tử-Hạ, Hà Nội, 1935, tr.7) đã được phiên âm, giảng Nôm và chú thêm tiếng Pháp như sau:“ Du = Dù – Parasol” (Xin x. ảnh); cứ y như rằng chữ du với bộ cân  bên trái và chữ do  bên phải là một chữ Hán chính tông. Bản Chú dịch Tam Thiên Tự quốc ngữ giải âm 註譯三千字國語解音 của Tụ Văn Đường (Hàng Gai, Hà Nội, Duy Tân nhị niên, 1908) chẳng những in chữ Hán du (bộ  cân 巾 và chữ do ) làm chữ được dịch, mà còn in cả chữ này làm Nôm để dịch chính cái chữ Hán đó nữa. Nhưng xin thưa rằng đây là một chữ hoàn toàn nguỵ tạo. Không một quyển từ điển nào hoặc một nguồn thư tịch nào của Trung Quốc có ghi nhận chữ này cả. Dĩ nhiên là ta không thể nói rằng hễ một chữ nào đó không được từ điển ghi nhận thì nó không tồn tại. Nhưng trường hợp đang bàn thì lại khác. Hán ngữ đại tự điển (Thành Đô, 1993), công trình cấp quốc gia của nước CHND Trung Hoa, tập đại thành toàn bộ các chữ Hán đã có từ cổ chí kim, không có ghi nhận chữ này sau khi đào vét mọi ngóc ngách của rừng văn biển chữ. Tam thiên tựcó ít nhất là 2 chữ nguỵ tạo mà chúng tôi sẽ nói đến chữ thứ hai trong một dịp khác.
Vậy, như đã chứng minh, dầu là một từ Việt gốc Hán và cùng gốc với  trong ô dù.

BƯỚC ĐẦU TÌM HIỂU NGHỀ GIẤY CỔ TRUYỀN - Hoàng Hồng Cẩm

TỪ MỘT VÀI TÍN HIỆU TRONG SÁCH CỔ…
Phải nói ngay rằng, hiện nay chúng ta chưa đủ tài liệu chắc chắn để khảo sát nghề làm giấy cổ truyền ở Việt Nam. Tình trạng những nghề thủ công xưa kia được trân trọng đúng mức đã không lưu lại cho chúng ta nhiều chứng cứ về mặt lịch sử - ngay cả các nghề mộc, đồng, gốm, v.v… thì riêng với nghề giấy tư liệu lại càng mỏng manh hơn. Ở khá nhiều trường hợp một vài tín hiệu hoặc bằng truyền văn, hoặc được ghi chính thức bằng văn bản - có thể cho ta một ý niệm tự hào nào đó. Nhưng để khẳng định nên kết luận khoa học thì lại là điều phải dè dặt rất nhiều.
Chẳng hạn, cứ theo như những ghi chép của các học giả nước ngoài thì giấy đã có ở Việt Nam từ thế kỷ III sau công nguyên. Sách Nam phương thảo mộc trạng (quyển Trung) tác giả Kế Hàm đã nói đến một thứ giấy thơm của người Giao Chỉ làm bằng gỗ cây trầm. Ông cho biết: “Đó là thứ giấy mầu trắng, có vân như vảy cá, mùi rất thơm mà bỏ xuống nước cũng không nát”.
Ý kiến này, gần đây đã được Trần Tu Hòa chấp nhận. Trong cuốn: Trung Việt lưỡng quốc nhân dân đích hữu hảo quan hệ hòa văn hóa giao lưu (Bắc Kinh, 1957) ông đã nói rằng: “Vào thế kỷ III sau Công nguyên, người Việt Nam đã dùng gỗ mật hương làm một thứ giấy bản rất tốt gọi là giấy “Mật hương”. Loại giấy này, vào năm 284 đã được các thương nhân La Mã mua đến hàng vạn tờ.
Ngoài giấy Mật hương, còn có loại giấy tên gọi là Trắc lý. Sách Thập di ký của Vương Gia (thế kỷ IV) cho biết: người Việt Nam biết dùng rong rêu lấy ở dưới đáy biển để làm một thứ giấy gọi là giấy Trắc lý.
Những điều trên đây được ghi chép rõ ràng trong sách vở của người nước ngoài, đều là những tín hiệu có thể tin cậy. Song cho đến nay, chúng ta vẫn không có khả năng để biết được các loại giấy Mật hương, Trắc lý nói trên thực tế là như thế nào? Hình dáng, chất liệu và cách sản xuất các loại giấy ấy ra sao? Thời gian nào và là người ở châu, quận hay miền đất nào làm được? Rồi họ đã truyền nghề trong nước, đã cho lưu thông ra nước ngoài theo những cách thức gì, v.v… Đó là những điều chúng ta chưa thể khảo sát được.
Trên đây là những ghi chép của người nước ngoài. Còn ở trong nước, chúng ta cũng lượm lặt được một vài tín hiệu. Phái nói rằng: có lẽ nhà bác học Lê Quý Đôn gần như là người duy nhất quan tâm đến vấn đề. Trong bộ sách Vân Đài loại ngữ, rồi Phủ biên tạp lục, ông nhiều lần nhắc đến giấy và nghề giấy cổ truyền Việt Nam. Mặc dù chỉ là những ghi chép ngắn gọn, song có lượng thông tin quý báu.
Sau khi nhắc lại một số tri thức trong các sách Thiên tự văn, Hán thư, Đường thư, Lục điển, v.v… nói về sự xuất hiện giấy Ma chỉ, Võng chỉ, Cốc chỉ, Hách đề, v.v… ở Trung Quốc cùng với người có công đầu như Thái Luân (đời Hán Hòa Đế 89 - 105) Lê Quý Đôn nói đến nghề giấy ở Việt Nam. Ông đã đặc biệt chú ý đến nguyên liệu làm giấy các địa phương có truyền thống về nghề giấy. Thí dụ: “Nay nhân dân ở các trấn Sơn Tây, Tuyên Quang, Hưng Hóa, Thái Nguyên, Lương Sơn trồng nhiều cây đó. Giống dó dễ trồng, dễ lớn, hai năm thành cây, lấy được vỏ khá nhiều. Người ở đất Thụy Nguyên lại lấy vỏ cây thượng lục làm giấy (tục gọ là cây Niết), giấy làm ra trắng bạch, bền dai, thực là hạng giấy tốt nhất. Cây ấy hiếm, cho nên giấy đắt, một tờ một đồng. Người làng Quảng Đức lấy vỏ cây dó làm giấy thì dễ kiếm mà rẻ (Vân đài loại ngữ, Âm tự loại - điều 222).
Còn ở Phủ biên tạp lục ông ghi “Xã Đốc Sơ, huyện Hương Trà làm giấy hạng trung và hạng tiểu. Xưa có lệ nộp thuế, nghề giấy truyền đến thôn Trung Chỉ phủ Phú Yên, cũng nộp thuế hàng năm: giấy lớn 2500 tờ, giấy vừa 3200 tờ. Giấy trung và tiểu ở Xã Đốc Sơ, giấy vuông xã Vĩnh Xương đều làm bằng cỏ cây dó. Giấy lớn ở hai xã: Lộc Tuy và Đại Phúc ở huyện Lệ Thủy thì làm bằng vỏ cây niết, cũng bền và dầy, cùng với giấy lệnh của Thanh Hóa không khác. (phần Vật phẩm phong tục).
Lê Quý Đôn đã tỏ ra tự hào về loại giấy quý này của Việt Nam: “Trung Quốc chỉ biết có giấy Bạch thùy của Cao Ly mà không biết thứ giấy Thượng lục của An Nam”.
Điều đáng chú ý là trước Lê Quý Đôn, chưa thấy có những thông tin gì khác nữa về nghề làm giấy cổ truyền xét từ góc độ nghiên cứ… Đến những tín hiệu trong dân gian.
Tuy vậy vẫn có thể xem nghề làm giấy của ta là truyền thống lâu đời. Bằng những điều được lưu truyền trong dân gian có thể có cảm tưởng nghề giấy vẫn chiếm một vị trí nhất định trong tình cảm quần chúng qua nhiều thế hệ.
Chúng ta còn ghi chép được nhiều câu ca dao liên quan đến nghề giấy, gây ấn tượng đậm đà bền vững trong lòng người khi nhớ đến phong cảnh thiên nhiên và cuộc sống thơ mộng ở kinh thành Thăng Long:
Mịt mù khói tỏa ngàn sương,
Nhịp chày Yên Thái, mặt gương Tây Hồ.
Nhịp chày ở đây chính là chầy giã dó. Nhịp chày ấy không chỉ đi vào ca dao mà còn được nhắc đến trong văn chương bác học. Bài phú Tụng Tây Hồ của Nguyễn Huy Lượng có nhắc đến:
Chày Yên Thái nện trong sương chểnh choảng,
Lưới Nghi Tàm ngăn ngọn nước quanh co.
Những câu ca dao làm bởi người trong nghề. Những chị thợ thủ công nghề giấy thủa xưa tuy vất vả nhưng vẫn yêu đời:
Người ta buôn vạn bán ngàn,
Em nay làm giấy cơ hàn vẫn vui.
Dám xin ai đó chớ cười,
Tay em làm giấy cho người viết thơ.
Cũng có khi là lời phàn nàn cho cuộc đời cơ cực:
Seo đêm rồi lại seo ngày
Đôi tay nhức buốt vì mày giấy ơi!
Hay:
Giã nay rồi lại giã mai
Đôi chân tê mỏi dó ơi vì mày!

Và có lúc là tiếng hát của tình yêu:
Nhịp chày giã dó nhặt thưa,
Đèn le lói sáng, lòng ngơ ngẩn buồn.
Nhớ ai mê mẩn tâm hồn,
Thương ai mong đợi mỏi mòn tháng năm.
v.v…
Tuy nhiên có cả câu chuyện về vị tổ sư nghề giấy. Sách Lược truyện thần tổ các ngành nghề của Vũ Ngọc Khánh, Nxb. KHXH, 1991, tr.77 chép: “Dân trong nghề, lấy ngày 16 tháng 3 Âm lịch để làm giỗ tổ, nhưng không có tài liệu nào cho biết tên họ vị tổ nghề là gì… Chỉ biết rằng, nơi ông đặt chân tới đầu tiên là làng Yên Hòa. Ông có ý định dạy nghề cho làng này, nhưng hình như đã xảy ra một điều gì không mãn ý, ông lẳng lặng bỏ đi. Người Yên Hòa mới chỉ nắm được cách làm loại giấy phất quạt thì không có điều kiện học thêm với ông nữa. Ông đã sang làng Hồ Khẩu rồi. Tại đây ông hướng dẫn cách làm giấy moi. Người dân biết tương đối thành thạo, ông lại chuyển sang làng Động Xã. Làng này được học cách làm giấy Quỳ, là thứ giấy để dát vàng quỳ… Tiếp đó ông tổ lại về ở làng Yên Thái. Ông ở đây khá lâu, truyền cho dân làng kỹ thuật làm giấy Lệnh, là loại giấy bản khổ tốt, triều đình phong kiến dùng để viết lệnh chỉ. Vì được ông ở lâu nên làng Yên Thái phát đạt về nghề này hơn cả… Cuối cùng ông sang làng Nghĩa Đô. Một người họ Lại đón ông rất trọng hậu, ông truyền cho nghề làm giấy sắc… Ngày 16 tháng 3 không phải là ngày Tổ mất mà là ngày Tổ từ biệt làng Nghĩa Đô ra đi”.
Cứ theo ký ức của nhiều địa phương thì những dạng truyền thuyết như trên đây có ở nhiều nơi. Cũng có nơi có cả nhà thờ Tổ v.v… Song tiếc rằng các chi tiết không dồi dào hơn, nếu như không muốn nói là nghèo nàn, lại khó có điều kiện thẩm tra. Hơn nữa qua những bằng sắc thần tích, thần phả ở các đền miếu thì đến nay chưa tìm ra được việc phong tặng công lao cho ông tổ nghề giấy.
NHÌN LẠI LỊCH SỬ TRUYỀN THỐNG NGHỀ GIẤY Ở VIỆT NAM
Dù sao, những tín hiệu trên đây, tuy có phần sơ sài và chưa có khả năng chứng minh một cách chặt chẽ, chúng ta vẫn có thể khẳng định rằng là: nghề giấy Việt Nam đã có truyền thống lâu đời. Nước ta là một nước văn hiến, có nhu cầu ghi chép từ lâu. Chúng ta lại cũng chịu ảnh hưởng của đạo Phật. Từ những thế kỷ đầu công nguyên, việc truyền bá kinh Phật là điều không xa lạ gì với các vua chúa, thủ lĩnh và các môn đồ Phật tử. Nghề in cũng ra đời sớm. Sách Thiền uyển tập anh đã nhắc đến nhà sư Tín Học khắc ván in cho các nhà chùa (đời nhà Lý) và sau đó vài ba thế kỷ là những trung tâm nghề in mộc bản xuất hiện. Lược truyện thần tổ các nghề, sđd. tr.76 ghi: “Nghề khắc in ở nước ta có đã lâu, nhưng công lao cải tiến có chất lượng cao hơn là thuộc về Lương Như Hộc. Ông dạy nghề cho các thợ Hồng Lục, Liễu Chàng và sau nữa là Khuê Liễu. Từ đó vùng này trở thành trung tâm khắc ván của cả nước suốt mấy thế kỷ”. Như vậy ít ra cũng phải có giấy để phục vụ cho các trung tâm ấy.
Thật ra, nếu căn cứ vào một vài chi tiết khác được ghi chép trong sử sách và các bài viết của những nhà nghiên cứu sau này, chúng ta cũng có thể khẳng định về sự quyết đoán trên.
1. Sử có chép rằng: “Từ đời Lý Cao Tông (1176 - 1210) trong các cống vật Việt Nam gửi sang Trung Quốc, bên cạnh ngà voi, sừng tê, vàng, lụa còn có cả giấy tốt.
2. Cụ Hoa Bằng ở Tạp chí Nghiên cứu lịch sử số 133, năm 1970, có ghi: “Sau khi Lê Lợi đuổi giặc Minh, Nhà nước Lê sơ có phát triển nghề làm giấy bản, lập “Tạo chí cục” ở Quảng Đức phường để làm các loại giấy như giấy lệnh, giấy thị,…”.
3. Năm Giáp Dần (1734) đời Lê Thuận Tông, chúa Trịnh Giang đã sai in Tứ thư, Ngũ kinh kinh bằng các thứ giấy trong nước và ra lệnh cho sĩ tử và dân gian phải mua, dùng sách nội hóa.
4. Về những cơ sở làm giấy: điểm lại toàn bộ những chi tiết mà Lê Quý Đôn đã ghi chép cùng với tài liệu dân gian có thể ghi nhân về một số vùng làm giấy (ít nhất từ thế kỷ XII lại đây). Đó là vùng ngoại thành, phía tây thành Thăng Long, cụm Cầu Giấy - Bưởi:
Làng Yên Hòa: làm giấy Thô.
Làng Hồ Khẩu: làm giấy Moi.
Làng Động Xã: làm giấy Quỳ.
Làng Yên Thái: làm giấy Lệnh.
Thôn Trung Nhã, xã Nghĩa Đô làm giấy sắc (còn gọi là giấy nghè).
Vùng giấy gồm các làng ở Kinh Bắc tạm gọi là cụm Kinh Bắc:
Làng Xuân Ổ (làng Ó) huyện Tiên Sơn
Làng Ném Tiền
Làng Đào Thôn
Làng Dương Ổ huyện Yên Phong
Làng Châm Khê
Cụm làng giấy này ít nhiều có mối quan hệ mật thiết nhất định với cụm cầu Giấy - Bưởi. Nhưng theo sự điều tra gần đây của Ty Văn hóa Hà Bắc thì từ phương thức và khuôn khổ của tờ giấy đều khác với cụm Cầu Giấy - Bưởi. Ngoài các loại giấy cơ bản, ở vùng này đặc biệt còn làm được loại giấy bằng vỏ dâu để in tranh dân gian gọi là giấy Điệp.
Vùng Thanh Hóa có làng Mai Chử (gọi là làng Mơ) ở huyện Đông Sơn làm giấy bản.
Vùng Nghệ An Hà Tĩnh, tài liệu về vùng này không ghi rõ là địa điểm nào mà chỉ nói: “vùng Nghệ An - Hà Tĩnh xưa kia có một số phường thợ làm được giấy Nhũ tương, cầm tay thấy những hạt óng ánh màu bạc, màu vàng. Loại này thường dùng để ghi các câu đối quý và cũng có thời gian trở thành hàng xuất khẩu sang Trung Quốc, Nhật Bản” (Truyện các ngành nghề, Nxb. Lao động, 1977, tr.95).
Vùng Lệ Thủy, Quảng Bình có hai xã:
Lộc Tụy: 2 xã này đều sản xuất loại giấy
Đại Phú: lớn bằng vỏ cây Miết.
Vùng Thừa Thiên lại có 2 xã của huyện Hương Trà
Đốc Cơ Vĩnh Xương: Cơ sở này làm giấy bẳng vỏ cây dó.
* Ngoài ra, còn có một số cơ sở, như: Thôn Trung Chỉ, phủ Phú Yên và Thanh Hóa làm giấy lệnh (Phủ biên tập lục, tr.325).
VÀI GHI NHẬN ĐỂ TÌM HIỂU THÊM VỀ NGHỀ GIẤY CỔ TRUYỀN
1. Các loại giấy cổ truyền ở Việt Nam
Tạm dùng thuật ngữ giấy cổ truyền để chỉ vào các thứ giấy do người thợ thủ công Việt Nam sản xuất khi chưa tiếp xúc với kỹ thuật Phương tây. Chúng tôi sẽ không nói tới các loại giấy mới được sản xuất ở Đáp Cầu, Lam Sơn, Đức Thọ trước và sau Cách mạng tháng 8… và các loại giấy Tân Mai, Vĩnh Trụ, Bãi Bằng ngày nay. Chúng tôi chỉ nói đến những loại giấy được sử dụng khi việc học theo Nho học còn thịnh hành. Có thể kể:
+ Giấy Bản: dùng in sách và viết (loại giấy cơ bản, dùng phần vỏ trắng của vỏ cây).
+ Giấy Moi, giấy Phèn: loại này mặt thô ráp (do nguyên liệu xấu hơn, phần vỏ ngoài của vỏ cây, dùng để gói hàng).
+ Giấy Xuề: Loại dùng nguyên liệu bằng những “đầu mặt” (còn gọi là Xề, Xề là những mắt vỏ cây).
+ Giấy Thô: dùng phất quạt.
+ Giấy Quỳ: dùng để dát vàng quỳ (loại này chỉ sản xuất được ít vì nguyên liệu hiếm: đó là những cây niết mọc tự nhiên, còn gọi là cây dó chuột, loại cây mọc ở vùng đồi núi tốt hơn ở bờ biển”.
+ Giấy Lệnh: loại này khổ rộng, đẹp dùng để viết lệnh chỉ.
+ Giấy Nghè: loại giấy quý, trên nền có nổi lên lờ mờ hình rồng phun mây. Giấy này được giành riêng để viết sắc phong cho các quan lại và thần linh” (“Nghè” ở đây chỉ thao tác cuối cùng để hoàn thiện mặt hàng - khi giấy đã làm xong, lên màu còn phải dùng vồ đập vào giấy trải trên mặt đá. “Nghè” là một từ chuyên môn, vì vậy làng Nghĩa Đô có tên Nôm là làng Nghè).
+ Giấy Nhũ tương: loại này lại có thấy óng ánh những hạt màu vàng, màu bạc, thường dùng để ghi các câu đối hay có lúc giấy Nhũ tương là hàng xuất khẩu.
+ Giấy Mật hương: làm bằng gỗ trầm: mặt giấy màu trắng, có vân như vẩy cá, mùi rất thơm, bỏ xuống nước không nát.
+ Giấy Trắc lý: làm bằng rong rêu lấy ở dưới biển.
+ Giấy Điệp: làm bằng vỏ cây dâu để in tranh khắc gỗ dân gian.
Tất nhiên không phải cùng một lúc chúng ta có ngần ấy loại giấy, mà đây là cả một quá trình hình thành lâu dài.
Thí dụ: đầu tiên chỉ có thể là loại giấy thô sơ như giấy Moi, giấy Phèn dùng để gói, giấy Bản loại thường để viết.
Tiếp đến, do nhu cầu sử dụng ngày một cao, đòi hỏi ngày một khác (nhất là yêu cầu của Nhà nước phong kiến) nên nghề giấy phải vươn lên về mặt chất lượng với các loại giấy tốt, giấy quý như giấy Nghè, giấy Nhũ tương… để sử dụng làm các sắc phong, lệnh chỉ…
Đồng thời vẫn phải có những loại giấy để phục vụ các ngành nghề khác như nghề làm quạt, nghề dát vàng… Ở mỗi làng có nghề giấy, các nghệ nhân đã sản xuất ra một loại giấy đặc biệt, như giấy Điệp dùng cho các làng tranh: tranh Đông Hồ, tranh Kim Hoàng…
Những loại giấy trên đến thời kỳ Nho học suy tàn thì sản xuất không còn thịnh vượng nữa, nhưng ở nông thôn loại giấy bản vẫn phổ biến. Các văn tự văn khế, hương ước, gia phả v.v… vẫn dùng đến giấy bản. Giấy dó lụa (loại mịn, mỏng, dai) vào những năm 40 của thế kỷ này đã trở thành thứ giấy quý, dùng in những loại sách đặc biệt quý.
2. Điểm qua những thao tác thủ công của một làng giấy chuyên nghiệp
Như trên đã nói, giấy cổ truyền Việt Nam đa dạng, phong phú. Hầu như mỗi làng nghề, mỗi phường nghề lại có thêm những nguyên liệu riêng để làm nên những sản phẩm riêng. Ở đây chúng tôi chỉ xin nói đến một phường cụ thể đã từng có những thời kỳ vàng son. Đó là làng nghề Yên Thái ở cụm Bưởi. Nhịp chày Yên Thái giã dó đã vào tình cảm dân gian và văn chương bác học. Nơi đây cũng đã có lúc làm ra giấy dó lụa tuyệt vời. Làng nghề này từ năm 1945 trờ về trước, chuyên sản xuất ra ba loại giấy:
+ Giấy Moi để gói hàng và làm vệ sinh nói chung.
+ Giấy Bản để viết và hút thuốc.
+ Giấy Quỳ để dát vàng.
Các nguyên liệu chính để làm giấy là các loại vỏ cây có sợi như: dó, bo, cảnh, dướng. Tuy nhiên mỗi thứ giấy có yêu cầu riêng như giấy Quỳ chỉ dùng bì cây dó chuột, còn gọi là cây Cảnh, một số địa phương gọi là niết (vì nó dai bền). Giấy sắc thì không được làm bằng loại cây khác với cây dó. Ngoài ra một số cây dang, nứa bông đều có thể làm được, nhưng cách chế biến khác, ở đây xin không nhắc đến.
Các công đoạn làm giấy được lần lượt thực hiện như sau đối với vỏ cây:
1. Ngâm nước trong (nước ao hồ) 1 ngày một đêm.
2. Rồi vớt lên ngâm sang nước vôi loãng trong hai ngày đêm.
3. Khi thử đủ nước vôi rồi, vớt lên để chảy bớt nước.
4. Hòa dung dịch vôi đặc, cho vỏ cây vào dầm đều cho vôi ngấm vào vỏ cây.
Thời gian 4 công đoạn này từ 3 đến 5 ngày tùy theo thời tiết nóng hay lạnh. Giai đoạn này rất quan trọng theo con mắt của người chuyên môn, nó sẽ quyết định cho lên lò nấu được kết quả tốt hay xấu.
5. Xếp lên lò nấu cách thủy đun trong một ngày rưỡi và ủ thêm hai ngày là chín (nếu người xếp lò kém thì hay bị sống lỏi, rất tác hại cho các công đoạn sau.
6. Dỡ nguyên liệu ở trong lò ra ngâm nước vôi loãng lần thứ hai.
7. Lột nguyên liệu làm hai phần, ruột để làm giấy tốt, vỏ để làm giấy xấu.
8. Vò vỏ cho hết đen, rồi dùng sàng rửa sạch vỏ.
9. Ngâm dầm riêng từng loại trong nước chua (nước bể thối) để cả hai loại đều ngâm nước và bột bổ để có thể nghiền được.
10. Dùng sàng rửa lại một lần nữa.
11. Đem giã thành bột. Đây là giai đoạn tinh chế quan trọng hơn. Chính ở đây mới nổi lên nhịp chày Yên Thái, cũng là khâu lao động nặng nhọc nhất: giã dó, làm cho vỏ cây phải nát nhuyễn ra như một thứ bùn loãng. Sau đó phối với các loại khác tùy theo yêu cầu chất lượng sản phẩm cần làm.
12. Dùng loại rá to, cho bột vào mang xuống nước đãi cho hết chất bẩn và nhất là chất nhựa của vỏ cây còn ở trong bột.
13. Cho bột vào “tàu seo”. (Bể nhỏ dài 1,2m, rộng 0,6m), dùng đòn tre đánh cho tơi bột rồi cho nhựa cây gỗ mò vào để hoàn thành dung dịch tráng giấy.
14. Dùng “liềm giấy” (gọi là liềm seo, là khuôn gỗ có căng thẳng một lớp lưới có mắt nhỏ hoặc mành nứa) tráng từng tờ giấy, xếp thành mới (gọi là uốn, đây là những tờ giấy ướt, xếp lên nhau, nên còn gọi là mớ uốn ướt. Seo là động tác dùng liềm seo nén dung dịch giấy để tạo thành giấy ướt.
15. Sáng hôm sau khi đã se bớt nước thì cho vào cần ép theo kiểu đòn bẩy để ép cho khô kiệt, rồi bóc từng tờ phết lên tường lò sấy để cho giấy khô và phẳng như đã dùng bàn là, ở đây gọi là can.
16. Công đoạn cuối cùng là lột các mè giấy đã khô ở trong lò, xếp từng tờ thành một tập, thành trăm. Nếu là giấy nghề thì còn phải giải từng xếp một (gồm vài chục tờ) lên tảng đá to phẳng rồi dùng chày nện cho kỹ thì giấy mới mịn mặt và bền. Giấy quỳ thì còn phải rang quỳ nhuộm là cả một nghệ thuật.
Tuy phải kết luận, nhưng chúng tôi thực sự chưa bằng lòng vì phần tư liệu còn quá sơ sài. Nghề giấy đã có truyền thống nhưng như vậy là không được phát đạt. Ngày nay, khi phát triển sang giai đoạn mới, nhiều nghệ nhân hâu như đã đi vào quên lãng, nhiều cơ sở sản xuất thất bại vì không theo kịp đà sản xuất. Để phù hợp với nhu cầu mới, phải chăng nghề giấy của ta cũng phải theo đà kỹ thuật của khoa học tiên tiến, và cải tiến, giảm bớt sự nặng nề vất vả cho người lao động. Nhưng điều quan trọng hơn có lẽ là không nên bỏ truyền thống của dân tộc. Lúc này cần nghiên cứu sâu hơn không những chỉ giữ gìn cho nghề giấy truyền thống khỏi bị mai một mà về một phương diện nào đấy còn có thể bổ sung kỹ thuật mới nữa, đưa lại năng suất cao, chất lượng tốt (giấy bền, đẹp), giảm sức lao động của người thợ mà giá thành của giấy không cao. Đây cũng là bài học quý cho các ngành nghề truyền thống, cần giữ được bản sắc dân tộc, như Nhật Bản (đã làm với nghề đan), Trung Quốc (đã làm với nghề dệt và gốm), v.v…(1)
CHÚ THÍCH
(1) Bài viết có tham khảo một số ý kiến của bác Đao Đinh Huy ? làng nghề Yên Thái. Nhân dây chúng tôi xin chân thành cảm ơn bác và gia dình.

Thursday, 10 May 2012

Les difficultés liées à la classification en parties du discours


            Il est utile de remarquer que la distinction des parties du discours reste indéterminée et arbitraire dans les meilleurs dictionnaires et les meilleurs ouvrages de référence en grammaire vietnamienne, ce qui devrait nous détourner de ce critère dans le traitement des homographes :  
Selon Grammont et al. (1911), Nguyen Hien Le (1952 : 40), la distinction des parties du discours n’est d’aucune utilité pour l’étude du vietnamien. Par contre, les chercheurs animés d’un souci pédagogique doublé d’une volonté de retrouver en vietnamien tout ce qui caractérise les grandes langues de culture arrivent en général à une classification semblable à celle présentée dans les grammaires scolaires du français : onze classes chez Aubaret (1867), treize chez Tran Trong Kim et al. (1945)... Dans les classifications plus récentes et inspirées des tendances nouvelles en linguistique, le nombre des parties du discours varie considérablement. Emeneau (1951) en détermine cinq alors que Honey (1956), Nguyen Kim Than (1963) offrent des inventaires de douze classes. Entre ces deux extrémités, se trouve une large gamme de possibilités de division : six classes chez Uy Ban Khoa Hoc Xa Hoi Viet Nam (1983), huit chez Diep Quang Ban et al. (1991), Ho Le (1992), Hoang Phe (1992), Nguyen Kim Than (1981),[1] neuf chez Nguyen Duc Dan (1980), Dinh Van Duc (1986), dix chez Nguyen Dinh Hoa (1997), onze chez Tran Ngoc Them et al. (1991). Les classifications trop fines s’accompagnent souvent d’un regroupement intermédiaire : ainsi les neuf classes de Dinh Van Duc (1986) se regroupent en trois grandes divisions (les mots pleins, les mots vides et les pronoms). Il y a deux grands groupes chez Diep Quang Ban et al. (1991), trois chez Uy Ban Khoa Hoc Xa Hoi Viet Nam (1983), Ho Le (1992), quatre chez Tran Ngoc Them et al. (1991), Thompson (1965). Ce dernier détermine, rien que pour le groupe des particules, vingt-huit sous-classes.
            Les parties du discours sont définies chez les uns par des critères sémantiques,[2] par des critères formels chez les autres.[3] D’autres encore cherchent à combiner les deux critères.[4] Dans ces conditions, il est naturel que les chercheurs accordent difficilement leurs vues. Même ceux qui avancent dans la même voie comme Le Van Ly (1960) et Honey (1956) arrivent aussi souvent à des résultats tout à fait différents. Le cas de không que nous venons d’examiner suffirait à discréditer cette diversité : la même forme pourrait être attribuée à une seule, deux, trois ou quatre parties du discours et ferait autant de vocables ou pas selon que l’auteur accepte ou rejette le critère des parties du discours dans le travail de lemmatisation. Les résultats varient souvent d’une expérience à l’autre, même à l’intérieur d’une doctrine, comme nous avons pu nous en rendre compte en examinant les formes dites pronoms personnels du pluriel (chúng tôi « nous exclusif », chúng ta « nous inclusif »). On peut multiplier aisément ces exemples et obtenir chaque fois une nouvelle insatisfaction.
            La diversité des théories, le foisonnement des tendances, la variété des méthodes dans la détermination des parties du discours nous rendent sensible aux faiblesses et aux difficultés de l’entreprise et nous laissent perplexe quant au choix d’une doctrine. Quel que soit le côté vers lequel on se tourne, on peut être certain que ce n’est pas le bon. L’affectation d’un vocable à une classe quelconque demeure toujours aussi problématique que l’existence même de cette classe.


[1] Nguyen Kim Than a offert ainsi deux classifications différentes à vingt ans d’intervalle.
[2] Aubaret (1867), Tran Trong Kim (1945).
[3] Le Van Ly (1960), Honey (1956) se basent principalement sur les possibilités combinatoires du mot. Nguyen Tai Can (1975b) se base sur le syntagme. Nguyen Kim Than (1963) utilise les transformations. Dai Xuan Ninh (1978) travaille à partir de la phrase minimale.
[4] Dinh Van Duc (1986).