Tuesday 30 April 2013

Ngụy quân được phân loại như thế nào vào năm 1975?


Theo đề xuất của bộ Công An (dựa trên kết quả nghiên cứu của B90 – mật danh của phòng công tác miền Nam), ngày 18 tháng 4 năm 1975 Tố Hữu thay mặt ban bí thư trung ương Đảng Lao Động Việt Nam ký bản chỉ thị số 218-CT/TW về chính sách đối với tù, hàng binh trong tình hình mới. Trong bản chỉ thị này ngụy quân được phân loại như sau:
1)      Binh sĩ khởi nghĩa: là những binh sĩ có hành động chống lại địch, đi với cách mạng như: khởi nghĩa làm binh biến, làm nội ứng, phá hoại địch, trực tiếp hoặc gián tiếp giúp cho cuộc chiến đấu của ta.
2)      Binh sĩ giác ngộ trở về với cách mạng: (không nên gọi là hàng binh) là những binh sĩ địch chủ động bỏ hàng ngũ địch sang hàng ngũ cách mạng.
3)      Tù binh: là những binh sĩ địch bi ta bắt trong chiếu đấu hoặc sau chiến đấu.
4)      Tàn binh ra trình diện: là những binh sĩ địch bị ta đánh mà phải chạy trốn, sau đó ra trình diện với cơ quan chính quyền cách mạng.

Tù binh là sĩ quan tất cả đều phải tập trung giam giữ quản lý, giáo dục và lao động; sau này tùy sự tiến bộ của từng người sẽ  phân loại và sẽ có chính sách giải quyết cụ thể. Đối với tàn binh địch ra trình diện:
Những người tích cực làm công việc của ta giao hoặc có công phát hiện những bí mật, kho tàng, tài liệu của địch, chỉ cho ta những tên đầu sỏ phản động còn lẩn trốn, giúp ta sử dụng những vũ khí kỹ thuật của địch, kêu gọi được nhiều tàn binh ra trình diện... thì được đối xử như binh sĩ giác ngộ trở về với nhân dân.
Còn thì nói chung đối xử như tù binh... Riêng đối với sĩ quan, phải giữ lại để giáo dục cải tạo nhưng tùy hoàn cảnh chính trị từng nơi mà có cách làm thích hợp để bọn còn lẩn trốn không quá sợ hãi, dám ra trình diện. Lúc đầu có thể chưa cần giam giữ ngay, tùy tình hình sẽ tập trung lại sau.

Monday 29 April 2013

ĐÔI NÉT VỀ TỪ CỔ TRONG TƯ LIỆU VĂN BIA CHỮ NÔM - Nguyễn Thị Hường

Nguyễn Thị Hường 42. Đôi nét về từ cổ trong tư liệu văn bia chữ Nôm (TBHNH 2009)
Cập nhật lúc 20h00, ngày 04/11/2011
NGUYỄN THỊ HƯỜNG
Viện Nghiên cứu Hán Nôm
Văn bia chữ Nôm hiện còn có niên đại từ thế kỷ XV đến thế kỷ XX. Nó phản ánh sự phát triển của tiếng Việt ở một giai đoạn lịch sử khá dài. Khi tìm hiểu về văn bia chữ Nôm, chúng tôi thấy xuất hiện khá nhiều từ cổ trong đó. Việc khảo sát từ cổ sẽ cho chúng ta một cách hình dung cụ thể về kho từ vựng được sử dụng trên văn bia chữ Nôm từ thế kỷ XV đến thế kỷ XX, đồng thời cung cấp thêm cho các nhà nghiên cứu ngôn ngữ những cứ liệu về từ cổ trên loại hình văn bản văn bia. Bài viết dưới đây xin trình bày một số kết quả khảo sát ban đầu về từ cổ trong văn bia chữ Nôm.
Trước tiên, chúng tôi muốn bàn đến khái niệm từ cổ. Theo GS. Hoàng Xuân Hãn: “Từ ngữ cổ là những từ ngày nay không dùng nữa hoặc còn dùng trong một địa phương, hoặc còn sót lại trong một thành ngữ nào đó, hoặc còn dùng với nghĩa khác nhưng có liên can...” [40, tr.1091]. GS. Vương Lộc thì định nghĩa: “Từ ngữ cổ là những từ ngữ: 1. Chỉ còn gặp trong các tác phẩm cổ chứ không tồn tại trong tiếng Việt hiện đại, như bợ là “vay”, khứng là “chịu”, mắng là “nghe”, v.v.; 2. Gặp trong tiếng Việt hiện đại nhưng đã thay đổi ít nhiều về mặt ngữ âm, như khách thứa thành khách khứa, bàn nàn thành phàn nàn, đam thành đem, v.v.; 3. Còn gặp trong tiếng Việt hiện đại nhưng ý nghĩa đã bị lu mờ do chúng không còn được dùng độc lập nữa, như han trong hỏi han, tác trong tuổi tác, le trong song le, v.v. hoặc đã thay đổi hoàn toàn về ý nghĩa như đăm chiêu không phải là “bên phải, bên trái, các phía”, lịch sự không phải là “từng trải”, vốn là nghĩa cổ của từ này; 4. Còn gặp trong tiếng Việt hiện đại nhưng khả năng kết hợp có khác so với ngày trước như ban trong các tổ hợp ban già, ban muộn, ban nghèo, ban tà, v.v.; cái trong cái rắn, cái ve, cái vẹt,v.v.; con trong con gậy, con lều, con sách, v.v.” [42, Lời nói đầu].
Với những tiêu chí như vậy thì văn bia chữ Nôm mà chúng tôi sưu tầm được còn lưu giữ rất nhiều từ cổ. Tuy nhiên, chúng tôi nhận thấy trong văn bản văn bia chữ Nôm, ngoài những từ cổ theo các tiêu chí mà GS. Hoàng Xuân Hãn và GS. Vương Lộc (Từ Việt cổ) nêu ra, còn có những từ gốc Hán được sử dụng như một yếu tố trong ngôn ngữ thuần Việt như: chất trong "Làng Nhân họp mặt chất hưng công" [7], y quốc trong "Lảng vui há lảng niềm y quốc" [12], vong trong "Cho biết cơ màu vẫn chẳng vong" [1]. Hiện tượng này xảy ra do ảnh hưởng của từ ngôn ngữ Hán trong tiếng Việt, đồng thời cũng do sự phát triển chưa đầy đủ của ngôn ngữ văn Nôm tại thời điểm đó. Theo chúng tôi, có thể coi những từ như trên là những từ cổ, vì nó được sử dụng nhuần nhuyễn trong văn thơ Nôm như một yếu tố của tiếng Việt; cách dùng của nó đặc trưng cho ngôn ngữ văn Nôm tại thời điểm ra đời văn bản và hiện nay không được dùng nữa. Do đặc điểm riêng của văn bản như vậy, ở đây chúng tôi chia từ cổ thành 2 loại theo nguồn gốc ngôn ngữ: 1. Các từ Việt cổ; 2. Các từ Hán được sử dụng trong văn bản như một yếu tố của tiếng Việt. Trong đó, loại 1 (loại có nguồn gốc thuần Việt) vẫn là loại phổ biến, loại 2 (loại có nguồn gốc liên quan đến Hán văn) xuất hiện ít, tính phổ biến không cao. Những từ cổ này tập trung chủ yếu ở những bia có niên đại từ thế kỷ XVIII trở về trước.
1. Những từ Việt cổ
Trong văn bản văn bia chữ Nôm, từ Việt cổ bao gồm những từ:
1/Mất cả âm lẫn nghĩa trong tiếng Việt hiện đại: cóc, chỉn, giột, liễn liễn, mảng, phỉ, rẽ rẽ, toa rập, tua (xin xem bảng 1 dưới đây).
2/Còn nghĩa nhưng âm đọc trong tiếng Việt hiện đại đã biến đổi: bờ ngợ, chính chện, đà, đành rành, kíp, lạt lẽo, mấy, nhẽ, rành rãnh, rỡ ràng, rờ rỡ (xin xem bảng 1 dưới đây).
3/Còn âm, nghĩa cũ đã mờ, hiện nay ít dùng: duềnh, cúng dàng, dắng dỏi, dặc dặc, dắng, đàn việt, há, hồ dễ, hay, khá, làu làu, luống, nọ, những, nhặt, phương chi, rày, sá (xin xem bảng 1 dưới đây).
4/Còn âm trong tiếng Việt hiện đại, nghĩa cũ đã mờ, khả năng kết hợp khác với hiện nay: âu, bề, giãi, cơn, đôi, khuây, lắng, lảng, leo lẻo, lịch thiệp, ngọn, quyến, rẽ, suốt, tay, vả, xôn (xin xem bảng 1 dưới đây). Trong số này có 5 từ là loại từ, có cách kết hợp khác với hiện nay là: cơn, đôi, ngọn, sự, tay. Các từ còn lại là những từ đứng độc lập trong văn bản, hiện nay chỉ còn nét nghĩa mờ trong các song tiết như: bề trong bộn bề, lắng trong lắng nghe, quyến trong quyến luyến, xôn trong xôn xao, giãi trong giãi bày, vả trong vả lại. Các từ âu, chịu, khuây, lảng, leo lẻo, lịch thiệp, rẽ, suốt trong tiếng Việt hiện đại có thể được dùng độc lập nhưng cách dùng đã khác cách dùng trong văn bản.
Bảng 1. Từ Việt cổ
TT
Từ cổ
Văn cảnh
Nghĩa
Số lần xuất hiện
(bia)
1. 
Âu
Ngoạn thưởng âu đây thích tính tình. [5]
có lẽ, hẳn là, xem ra
5
2. 
Bờ ngợ
Bờ ngợ hồ thiên cảnh tú thanh. [6]
từ cổ của bỡ ngỡ không biết, xa lạ
2
3. 
Bề
Miếu đường chầu chực bề nanh vuốt. [35]
nhiều
1
4. 
Cơn
Cơn đó ai hay bạn thuở nào. [34]
khi, lúc
1
5. 
Cóc
Cóc được dương cơ giột tướng khanh. [10]
biết
1
6. 
Chỉn
Cầu mở quy mô chỉn lạ lùng. [7]
quả thực
1
7. 
Chỉn(1)
Chỉn e nhất đán vô thường. [28]
chỉ
1
8. 
Chĩnh chện
Ba tòa chĩnh chện tiên hay Phật. [19]
ngay ngắn
1
9. 
Chịu
Chịu hậu hoặc chịu ký kị. [25]
được
1
10. 
Cúng dàng
Có khi cúng dàng tốn năm bảy chục. [26]
đem đồ lễ vào chùa cúng
2
11. 
Dặc dặc
Lửa hương dặc dặc rõ ba thân. [9]
dài, lâu lắm
1
12. 
Dắng
Đăng lâm trong thuở lần ca dắng. [16]
vang lên tiếng
1
13. 
Dắng dỏi
Dắng dỏi chào ai tiếng pháp chung. [1]
tiếng vang xa liên tục
1
14. 
Duềnh
Duềnh thua biếc hải duềnh quanh quất. [4]
dòng nước, dòng sông
2
15. 
Đà
Thành toại nay đà phỉ sở nguyền. [12]
đã
3
16. 
Đành rành
Trải xem sự cổ hãy đành rành. [8]
hết sức rõ ràng
1
17. 
Đôi
Sự đê đốt thời mặc đôi làng chúng tôi chẳng biết. [2]
hai
1
18. 
Giãi
Dưới tòa lòng giãi người trình hậu. [10]
bày tỏ
1
19. 
Giột
Cóc được dương cơ giột tướng khanh. [10]
chê bai
1
20. 
Lảng vui há lảng niềm y quốc. [12]
có đâu thế, có lẽ nào lại thế
5
21. 
Hồ dễ
Chủ trương hồ dễ mấy dăm người. [20]
đâu có dễ
2
22. 
Hay
Tuệ quang hay được khí chung tình. [6]
biết
1
23. 
Khá
Khá trách chàng Trương khéo phũ phàng. [31]
đáng, nên
1
24. 
Khuây
Nghìn dặm chẳng khuây niềm ái quốc. [13]
quên
1
25. 
Kíp
Kíp mấy trần gian mấy thế thường. [4]
gấp
2
26. 
Làu làu
Gác thắm làu làu ngọc giá đông. [1]
hoàn toàn, trọn vẹn
2
27. 
Lảng
Lảng vui há lảng niềm y quốc. [12]
chểnh mảng
3
28. 
Lắng
Động thẳm rồng oanh lắng ngọc kinh. [15]
chú ý để lắng nghe
1
29. 
Lạt lẽo
Trên chùa lạt lẽo khách ăn xôi. [19]
lơ là, hững hờ
1
30. 
Lẻo lẻo
Lẻo lẻo trần ai chẳng chút gieo. [14]
trong suốt
1
31. 
Liễn liễn
Liễn liễn hãy ghi câu ích tráng. [12]
luôn luôn
1
32. 
Lịch thiệp
Sư chùa Am là một tay thiền gia lịch thiệp. [21]
từng trải, hiểu biết
1
33. 
Luống ��
Mấy cuộc tang thương luống não nùng. [20]
chỉ mức độ nhiều: luôn luôn, thường xuyên, những
3
34. 
Mảng
Mảng vui thiên phúc cảnh thiên thành. [5]
mải
1
35. 
Mấy
Hẳn hoi mấy mẹ cha. [22]
với
2
36. 
Mấy
Cảnh có thanh tao cảnh mấy vui. [24]
mới
1
37. 
Mẽ mẽ
Thanh quang mẽ mẽ chốn dao quang. [4]
tươi sáng, đẹp đẽ
1
38. 
Nọ
Hỏi đá trơ trơ nọ trả lời. [19]
chẳng
1
39. 
Ngay lành ��
Nhà tôi phải ở ngay lành. [3]
lương thiện
1
40. 
Ngọn
Ngọn chùa nay đã cải quan. [21]
(loại từ) thường dùng chỉ những vật nhọn, hiện nay không dùng cho chùa
1
41. 
Những
Tôi những hội bàn hội đồng kỳ hào. [21]
phó từ đứng trước động từ, thường có nghĩa là ‘chỉ’
3
42. 
Nhặt
Trân cam càng nhặt ý đinh ninh. [8]
chặt chẽ, ken dày, nhiều
1
43. 
Nhẽ
Đặt hậu nhẽ là làm sao? [26]
từ biểu thị nghi vấn về lí do
4
44. 
Phỉ
Thành toại nay đà phỉ sở nguyền. [12]
thỏa mãn
1
45. 
Phương chi 方之
Phương chi tôi tủi phận liễu bồ. [26]
(hư từ) hơn nữa, nữa là
1
46. 
Quyến
Cầm thông gió quyến khi tuyên pháp. [6], Quyến được xe loan biết mấy phen. [17]
dụ dỗ, rủ rê, lôi kéo
2
47. 
Rành rãnh
Đành thay rành rãnh dấu đăng hương. [4]
rõ ràng
1
48. 
Rày
Đến rày toa rập im liền. [2]
lúc đó, bây giờ
7
49. 
Rẽ
Rẽ thú vui người anh hùng muốn sửa sang lại [33]
gạt sang một bên
1
50. 
Rỡ ràng
Sắc ánh từ dương sắc rỡ ràng. [4]
rực rỡ
1
51. 
Rỡ rỡ
����
Rộng chứa văn chương hằng rỡ rỡ. [32]
rực rỡ
1
52. 
Rẽ rẽ
Trừng thanh rẽ rẽ trần hiêu cách. [1]
xa lánh
1
53. 
Am thông trước ấy bao xa sá. [14]
kể (dùng với nghĩa phủ định)
1
54. 
Suốt (2)
Suốt cả họ ai cũng...[27]
Tất, hết
2
55. 
Tay
Sư chùa Am là một tay thiền gia lịch thiệp. [21]
người thành thạo, giỏi giang (nay dùng với nghĩa khác)
1
56. 
Toa rập 唆習
Kẻ Tiên Lữ lại lên Sơn Lộ toa rập. [2]
hùa nhau
2
57. 
Tua
Ơn cả côn bằng tua chớ lảng. [13]
nên, phải
2
58. 
Vả
Vả mộ đá bà Ngọc Uyển. [25]
vả chăng, vả lại
1
59. 
Xôn
Dòng oanh nổi nhụy xôn chèo khách. [14]
tấp nập, ồn ào
1
2. Các từ gốc Hán được dùng như một yếu tố của tiếng Việt
Đây là những từ gốc Hán gia nhập vào trong văn Nôm và thường xuyên xuất hiện trong văn bản Nôm như một yếu tố nội tại của ngôn ngữ.
Bảng 2. Các từ gốc Hán được dùng như một yếu tố của tiếng Việt

TT
Từ cổ
Ngữ cảnh

Nghĩa

Tần số xuất hiện (bia)
1. 
Sương bá sờn non cây điểm phấn. [14]
gieo
1
2. 
Bạch phát
Phơ phơ bạch phát mà chửa khuây. [8]
tóc bạc
1
3. 
Bồi thực
Ngài rất hay lưu tâm bồi thực những nơi danh thắng. [21]
vun trồng, chăm lo sửa sang
1
4. 
Cải
Huyện Hoàn Long được cải sáp về tỉnh Hà Đông [21]
chuyển đổi
1
5. 
Cấu
Khí linh càng cấu cấu càng linh. [10]
gây dựng
1
6. 
Chư tôn vị
Nguyện cho chư tôn vị đánh tôi cho tôi chết. [3]
các ngài
1
7. 
Chư vị
Miếu thờ chư vị. [21]
các bậc
1
8. 
Chất
Làng nhân họp mặt chất hưng công. [7]
bàn việc
2
9. 
Chu truân
Ngài chu truân về cảnh chùa chiền. [21]
chăm lo
1
10. 
Di
Thanh sa dấu cũ còn di để. [17]
để lại
1
11. 
Duyên
Duyên cha mẹ tôi sinh được một mình tôi". [36]
nguyên cớ
1
12. 
Đăng lâm
Đăng lâm trong thuở lần ca dắng. [16]
lên rừng
1
13. 
Đạo ngạn
Dồn dồn đạo ngạn bước thênh thênh. [5]
con đường theo đạo
1
14. 
Đệ cúng
Hễ sóc vọng nhật thì tự tăng oản quả đệ cúng từ đường. [18]
dâng lên cúng
1
15. 
Đoán
Bảo dân lễ mười lạng bạc cho ông sứ đoán cho đấy. [2]
xét xử
1
16. 
Đồi tệ
Chùa trong đồi tệ. [18]
hỏng nát
1
17. 
Giá
Giá chồng ông Đinh Xuân Huyến. [22]
lấy chồng
1
18. 
Già lam
Công nhóm già lam bện chữ nhân. [9]
chùa
1
19. 
Hằng
Rộng chứa văn chương hằng rỡ rỡ.[32]
thường
2
20. 
Hòa
Có phận thôi thì hòa hóa thương bi. [26]
và, cùng
1
21. 
Khiển quyển
Kỷ trượng đã nhiều bề khiển quyển. [8]
quyến luyến
1
22. 
Kỳ nhưng
Kỳ nhưng nhật phủ quan nha môn tham tài quá vậy. [2]
thế nhưng
1
23. 
Lị
Đương khi lị huyện Hoàn Long. [21]
trị nhậm
1
24. 
Lí tài
Khéo đường lí tài. [33]
sắp đặt công việc
1
25. 
Miên miên 綿綿
Lộc trời tước nước dõi miên miên. [12]
lâu dài mãi mãi
1
26. 
Mỗi
Đương lúc việc quan thư hạ, ra ngoạn cảnh chùa, mỗi than tiếc rằng...[21]
mỗi lần đều
1
27. 
Nhân cơ
Thản thản nhân cơ trông vời vợi. [5]
nền nhân
1
28. 
Nhược
Nhược ai có long riêng đổi. [23]
nếu
2
29. 
Phúc tâm
Phúc tâm chẳng khác sức can thành. [11]
tấm lòng
1
30. 
Sở nguyền
Thành toại nay đà phỉ sở nguyền. [12]
ước nguyện
1
31. 
Sự
Trải xem sự cổ hãy đành rành. [4] Nhược ngày sau ai không tuân thì phải chịu lấy sự tội rối. [29]
loại từ
1
32. 
Thản thản
Thản thản nhân cơ trông vời vợi. [5]
bằng phẳng
1
33. 
Thanh quang
Thanh quang mẽ mẽ chốn dao quang. [4]
sáng trong
1
34. 
Từ
Hội kỳ hào có từ thỉnh bà sư Am...[21]
lời
4
35. 
Trừng thanh
Trừng thanh rẽ rẽ trần hiêu cách. [1]
bỏ sạch được người gian, tục xấu
1
36. 
Truy mộ
Ai là không động lòng truy mộ. [30]
hâm mộ và đi theo
1
37. 
Tu tập
Thiện nam tín nữ cùng lòng tu tập. [18]
sửa sang
1
38. 
Y quốc
Lảng vui há lảng niềm y quốc. [12]
trị nước
1

Số lượng từ cổ trong văn bản là 97 từ/ 2372 đơn vị từ được thống kê, chiếm 4,1%. Từ Việt cổ có số lượng là 59 từ/ 2372 đơn vị từ được thống kê, chiếm 2,5%. Như vậy, so với các văn bản như Phật thuyết đại báo phụ mẫu ân trọng kinh (14,2%), Quốc âm thi tập (8,75%), Đắc thú lâm tuyền thành đạo ca (6,9%)(3), tỉ lệ từ cổ trong văn bia chữ Nôm thấp hơn rất nhiều. Điều này là do từ cổ tập trung chủ yếu ở văn bia thế kỷ XVIII trở về trước (88 từ cổ/ tổng số 130 lượt từ cổ được thống kê, chiếm 67,7% ), mà số lượng văn bia này lại rất hạn chế; đến văn bia thế kỷ XX thì số lượng từ cổ còn rất ít vì lúc này ngôn ngữ tiếng Việt đã bắt đầu quá trình đào thải những yếu tố cũ trong kho từ vựng để thay thế bằng những yếu tố mới.
Sự xuất hiện của từ cổ trong văn bản văn bia chữ Nôm có ý nghĩa bổ sung tư liệu cho nghiên cứu và chỉnh lý các từ điển từ cổ. Mặc dù số lượng từ cổ trong văn bản văn bia chữ Nôm không nhiều nhưng nó phản ánh sự tồn tại và mất đi của một số từ cổ trong các thời đại khác nhau một cách chân thực. Bài viết trên đây chỉ mới là những trình bày sơ lược từ kết quả nghiên cứu văn bia chữ Nôm của chúng tôi. Điều này, một phần cũng do số lượng tư liệu hiện còn chưa đủ để đưa ra những nhận xét hay kết luận mang tính khái quát. Chúng tôi rất mong nhận được sự góp ý, và hy vọng có thể bổ sung vào một dịp khác.

Chú thích:
(1)Chữ này chúng tôi theo bản phiên âm của TS. Trương Đức Quả, hiện chưa tiếp cận được bản gốc nên chưa biết tự dạng thế nào.
(2)Như chú thích trên.
(3)Theo số liệu thống kê của ThS. Trần Trọng Dương, Viện Nghiên cứu Hán Nôm.

Tài liệu tham khảo

I. Các tư liệu văn bia Nôm (số thứ tự văn bia Nôm theo danh mục xếp theo niên đại)

TT

Tên bia

Năm tạo
Địa điểm
Kí hiệu
1. 
Ngù ®Ò御題
1486
Dưỡng Mông, Kinh Môn, Hải Dương.
11765
2. 
T©n t¹o bi ký c¸c bøc ®¼ng tõ 新造碑記各幅等詞
1657
Tiên Lữ, Quốc Oai, Hà Tây
1938-39
3. 
B¶n x· t¹o lËp lÖ tÞch kho¸n ­íc c¸c ®iÒu bi v¨n
1693
Tam Đa, Yên Phong, Bắc Ninh
3961-62
4. 
V« ®Ò
1698
Gia Phúc, Thường Tín, Hà Tây
7881
5. 
Ngù ®Ò Nh¹c L©m tù thi
1717
Sơn Lộ, Quốc Oai, Hà Tây
1959
6. 
Ngù ®Ò Ph¸p Vò tù thi
1718
Gia Phúc, Thường Tín, Hà Tây
7880
7. 
TËp phóc h­ng c«ng cÊu t¹o kiÒu §«ng lËp bi ký
1718
Thụ ích, Yên Lạc, Vĩnh Phúc
5911-14
8. 
Ngù chÕ
1730
Thụy Hương, Chương Mỹ, Hà Tây
24388-89
9. 
HËu PhËt bi ký
1731
Lạc Đạo, Văn Lâm, Hưng Yên
5252-53
10. 
HËu PhËt bi
1732
Lạc Đạo, Văn Lâm, Hưng Yên
5249-51
11. 
HiÓn Linh tù trung bi ®×nh ®Ö nhÊt bi 顯靈寺中碑亭第一碑
1740
Lại Yên, Hoài Đức, Hà Tây
1460-61
12. 
Th­ bót ®Æc tø
1748
Thiện Mỹ, Hiệp Hòa, Bắc Giang
9213 -14
13. 
ChÝ mü bi ký
1767
Phú Đa, Vĩnh Tường, Vĩnh Phúc
14527
14. 
§¨ng TuyÕt S¬n h÷u høng
1770
Hương Sơn, Mỹ Đức, Hà Tây
34471
15. 
VÞnh TuyÕt S¬n c¶nh
1770
Hương Sơn, Mỹ Đức, Hà Tây
34478
16. 
V« ®Ò
1770
Hương Sơn, Mỹ Đức, Hà Tây
34482
17. 
V« ®Ò
1770
Hương Sơn, Mỹ Đức, Hà Tây

18. 
HËu thÇn bi ký
1780
Hữu Hòa, Thanh Trì, Hà Nội
2140
19. 
V« ®Ò
1914
Phụng Châu, Chương Mỹ, Hà Tây
31510
20. 
V« ®Ò
1914
Phụng Châu, Chương Mỹ, Hà Tây
31509
21. 
§ång Quang tù bi ký
1916
Quang Trung, Đống Đa, Hà Nội
21096
22. 
Kh¶i §Þnh b¸t niªn nhÞ nguyÖt thËp nhËt lËp bi ký
1923
Bồ Đình, Gia Viễn, Ninh Bình
19457
23. 
Danh ph­¬ng thiªn t¶i
1925
Vân Phương, Tiên Lữ, Hưng Yên
18485
24. 
V« ®Ò
1925
Phụng Châu, Chương Mỹ, Hà Tây
31517
25. 
Di chóc bi v¨n
1927
Phạm Lâm, Thanh Miện, Hải Dương
19736
26. 
Lª ThÞ Quyªn Th­ bi ký
1928
Kiến Hưng, Hà Đông, Hà Tây
24084
27. 
Ký kþ bi ký
1931
Cổ Nhuế, Từ Liêm, Hà Nội

28. 
V« ®Ò
1933
Tây Mỗ, Từ Liêm, Hà Nội
Trương Đức Quả
29. 
§¹i Bi tù ®iÒu lÖ chÝ
1939
Cát Quế, Hoài Đức, Hà Tây
40323
30. 
Bia truyÒn ®¨ng chïa Linh ng
1944
Trung Hưng, Sơn Tây, Hà Tây
36067
31. 
V« ®Ò
Quý Mùi
Chân Lý, Nam Xương, Hà Nam
28455
32. 
V« ®Ò
ất Hợi
Văn miếu - Quốc tử giám, Đống Đa, Hà Nội
21405
33. 
C«ng ®øc bi ký

Phụng Châu, Chương Mỹ, Hà Tây
31502
34. 
V« ®Ò

Phụng Châu, Chương Mỹ, Hà Tây
31521
35. 
Xu©n thiªn bót th¶o

Đông Sơn, Thanh Hóa
16652
36. 
HËu kÞ bi kÝ

Vĩnh Quỳnh, Thanh Trì, Hà Nội
Phật Giáo 22

II. Các sách và chuyên luận có liên quan

37.An Nam dịch ngữ, Vương Lộc (dịch và chú giải), Nxb, Đà Nẵng - Trung tâm Từ điển học, Hà Nội - Đà Nẵng, 1997.
38.Nguyễn Thạch Giang: Từ ngữ văn Nôm, Nxb. KHXH, 1963.
39.Nguyễn Thạch Giang: Tiếng Việt trong thư tịch cổ Việt Nam, Nxb. KHXH, H.2003.
40.Hoàng Xuân Hãn: Văn Nôm và chữ Nôm thời Trần Lê, trong "La Sơn Yên Hồ Hoàng Xuân Hãn", Nxb. Giáo dục, 1998.
41.Nguyễn Thị Lâm: Nghiên cứu chữ Nôm và tiếng Việt qua văn bản "Thiên Nam ngữ lục", Luận án Tiến sĩ ngữ văn, H. 2002.
42.Vương Lộc: Từ điển từ cổ, Nxb. Đà Nẵng - Trung tâm Từ điển học, Hà Nội - Đà Nẵng, 2002.
43.Nguyễn Ngọc San: Tìm hiểu tiếng Việt lịch sử, Nxb. Đại học Sư phạm, H. 2003.
44.Nguyễn Ngọc San - Đinh Văn Thiện: Từ điển từ Việt cổ, Nxb. VH-TT, H. 2001.
45.Viện Ngôn ngữ học: Từ điển tiếng Việt, Nxb. KHXH, H. 1988.
46.Trần Xuân Ngọc Lan: "Một số từ cổ trong cuốn Chỉ nam ngọc âm", Ngôn ngữ, số 3 - 1978./.
(Thông báo Hán Nôm học 2009, tr.507-522