Nguồn đào tạo giáo viên dạy Sử sẽ bị “biến mất"
(PL+) - Việc “khai tử” môn Sử đồng nghĩa với việc Khoa Lịch sử, Địa lý,… nơi đào tạo đội ngũ giáo viên cũng không còn cơ sở để tồn tại.
Đó
là chia sẻ của PGS.TS Vũ Quang Hiển – Giảng viên khoa Lịch sử, trường
ĐH Khoa học xã hội và Nhân văn (ĐH QGHN) về hướng đào tạo các bộ môn
tích hợp trong Dự thảo Chương trình Giáo dục tổng thể (GDTT) đang gặp
phải sự “phản kháng” từ dư luận.
Khoa Lịch sử, Địa lý sẽ không có cơ sở để tồn tạiTrao đổi với Phapluatplus, ông Vũ Quang Hiển cho rằng: “Nếu như chương trình GDTT vẫn được Bộ GD quyết định áp dụng mà không có sự thay đổi, thì sẽ có sự điều chỉnh, thay đổi cơ cấu lao động.
Đồng nghĩa việc tất cả những trường sư phạm cần phải đào tạo một đội ngũ thầy cô có thể đảm nhiệm được việc đứng lớp độc lập 2 môn học cùng lúc.
Đó là lộ trình cần phải có thời gian dài để đào tạo, chuyển đổi việc làm của các thầy cô.
Nếu như lộ trình đó kéo dài đến năm 2030, thì khoảng 15 năm nữa, tất cả các thầy cô đang dạy môn Lịch sử hoặc môn Địa lý độc lập thì khoảng 1 nửa trong số đó sẽ về nghỉ hưu.
Nửa còn lại, nếu vẫn còn trong độ tuổi lao động thì phải đi đào tạo lại để có thể đảm trách được việc giảng dạy những môn học tích hợp.
Và như vậy, các khoa Lịch sử, khoa Địa lý đào tạo đội ngũ thầy cô cũng sẽ không còn cơ sở để tồn tại nữa, thay vào đó là hình thành nên những khoa mới như khoa Công dân với tổ quốc, khoa Khoa học xã hội,…”
Cũng theo ông Hiển, đây là câu chuyện cần phải làm thí điểm, và trên cơ sở đó nên rút kinh nghiệm xem thành công đến đâu, rồi sau đó đi đến kết luận là có nên áp dụng khung chương trình GDTT nữa hay không?
Chưa có hệ thống các tiêu chí đánh giá sách giáo khoa tích hợp
Trò chuyện với Phapluatplus, PGS.TS Trần Đức Tuấn – Viện trưởng Viện nghiên cứu và Học liệu Giáo dục (NXB Giáo dục Việt Nam), cho biết: “Viết sách tích hợp là một vấn đề rất khó khăn, bởi đội ngũ viết sách tích hợp giàu kinh nghiệm chủ yếu ở cấp Tiểu học.
Còn ở mức độ cao hơn từ cấp THCS thì chúng ta chưa có kinh nghiệm, nhất là việc thiết kế chương trình cho một quyển sách giáo khoa tích hợp.
Thậm chí, lực lượng trẻ viết sách cũng chưa được đào tạo một cách đầy đủ.
PGS.TS Trần Đức Tuấn – Viện trưởng Viện nghiên cứu và Học liệu Giáo dục (NXB Giáo dục Việt Nam) chia sẻ cùng Phóng viên Phapluatplus. Ảnh: Loan Bảo. |
Sau đó, người ta cần đến mô hình; nghĩa là sách tích hợp đó có chức năng, cấu trúc, sự thể hiện,… như thế nào để phát triển được năng lực của học sinh.
Thứ hai, cần “cái” quy trình để làm ra cuốn sách tích hợp.
Thứ ba là sự chuẩn bị đội ngũ nhân lực để nắm được những vấn đề trên”.
Ông Tuấn nhấn mạnh, đó là chưa kể việc đánh giá sau khi “sản phẩm” sách đã ra đời. Vì muốn đánh giá được và áp dụng vào thực tế, yêu cầu phải có hệ thống các tiêu chí đánh giá sách giáo khoa tích hợp.
Ông Vũ Quang Hiển nhấn mạnh thêm: “Nếu như Bộ GD-ĐT vẫn quyết định thực hiện Dự thảo mà không hề có đề án chỉnh sửa nào thì từ nay trở đi, Bộ GD xin ý kiến góp ý một chương trình nào đó thì không nên góp ý nữa.
Bởi Bộ GD cứ xin ý kiến góp ý nhưng Bộ lại không tiếp thu sửa đổi bất cứ điều gì, thay vì giải thích và bảo vệ nó”.
Loan Bảo
No comments:
Post a Comment