Sunday 26 May 2013

Một số người là những ai?




Bản in lần thứ 9 của cuốn Đại cương lịch sử Việt Nam dành cho sinh viên khoa sử các trường đại học sư phạm và đại học khoa học xã hội nhân văn viết như sau về xung đột Việt Trung sau năm 1975:
Trung Quốc là nước láng giềng của Việt Nam, trong quá trình đấu tranh cách mạng, nhân dân  hai nước đã từng gắn bó mật thiết, đoàn kết giúp đỡ nhau, nhưng trong việc tập đoàn Pôn Pốt có hành động thù địch chống Việt Nam, một số người trong giới lãnh đạo Trung Quốc lúc đó lại đồng tình ủng hộ, thậm chí có những hành động làm tổn hại đến tình cảm giữa nhân dân hai nước (như cho quân khiêu khích quân sự dọc biên giới phía bắc nước ta, cắt viện trợ, rút chuyên gia, vận động Liên Hợp Quốc và các nước trên thế giới cũng làm như vậy), nhằm gây khó khăn cho Việt Nam.
(LêMậu Hãn et al., 2006:307)
Viết như vậy được thì nên trình bày cuộc xung đột Việt Trung như là việc riêng giữa một số người trong giới lãnh đạo Trung Quốc và một số người trong giới lãnh đạo Việt Nam: có ít nhất một nhà lãnh đạo Việt Nam là Hoàng Văn Hoan đã trở cờ, nối giáo cho (một số) giặc.
Sử dụng từ phiếm chỉ là một thủ thuật mà nhà chính trị rất ưa thích để tránh các khẳng định mạnh. Nhà khoa học không nên nói năng bâng quơ như thế. Sách vở đại học không nên tập cho sinh viên quen với cách phát biểu mập mờ, vô trách nhiệm.

No comments:

Post a Comment