AN CHI: Trên KTNN 379; chúng tôi đã trả lời về nguồn gốc của từ kíp đại khái như sau:
Kíp là một từ mà người Việt đã mượn ở tiếng Thái Tây Bắc, có thể là do các tay thợ săn hoặc những người Việt lưu lạc ở Tây Bắc trước kia đã đem nó từ vùng thượng du về miền xuôi. Còn nguyên từ của kípthì được người Thái đọc là kép và đây là một từ mà họ đã mượn từ tiếng Lào (cũng đọc là kép) sau khi người Lào đã mượn từ người Xiêm (Thái Lan - cũng đọc làkép). Còn kép là một từ mà người Xiêm đã mượn ở danh từ cap của tiếng Anh, nói tắt từ percussion cap, có nghĩa là cái kíp nổ. Người Tày cũng mượn của người Thái ở Tây Bắc mà đọc thành kép chứ không phải kípnhư người Việt.
Tuy trả lời như thế trên KTNN 379 nhưng chúng tôi vẫn phân vân, không biết tại sao người Việt lại không phát âm thành kép như người Xiêm, người Lào, người Thái Tây Bắc và người Tày, mà lại phát âm thành kíp. Bây giờ thì chúng tôi đã tìm được câu trả lời.
Quảng Châu thoại phương ngôn từ điển của Nhiêu Bỉnh Tài, Âu Dương Giác Á và Chu Vô Kỵ (Thương vụ ấn thư quán, Hồng Kông, 2001) có ghi nhận một chữ mà các nhà biên soạn ghi là ''gib1” và giảng là kíp nổ. Xin lưu ý rằng ở đây ''g” chính là [k] còn ''b'' chính là [p]. Vậy gib1 chính mà kíp mà người Quảng Đông phiên âm từ tiếng Anh cap trongpercussion cap nhưng vì tiếng Quảng Đông không có vần -ep nên mới phải thay nó bằng -ip.
Người Việt Nam đã mượn từ kíp của tiếng Quảng Đông, sau khi nó vượt biên giới Việt Trung qua ngõ Móng Cái để vào khu mỏ Hồng Quảng mà nơi có nhiều người Hoa gốc ở Quảng Đông sinh sống.
Vậy danh từ cap của tiếng Anh đã vào Đông Nam Á qua hai ngả khác nhau;
1. kép: Xiêm (Thái Lan) → Lào → Thái Tây Bắc Việt Nam → Tày.
2. kíp: Quảng Đông → Việt Nam.
Ngoài lề: Trang tunguyenhoc có thể cho em hỏi về nghĩa của từ "chừng" trong "khơi chừng" không? Em thường thấy từ này được dùng để chỉ một phương nào đó ở xa, có thể là xa về phía biển. Chữ khơi thì là từ chữ 開 khai nghĩa là mở (động từ), xa (tính từ) này rồi. Còn chữ chừng thì tra cả chữ Hán lẫn chữ Nôm đều không ra.
ReplyDelete