Từ điển xưa rất e ấp, thẹn thùng khi phải định nghĩa giao cấu: nói giống đực giống cái đi lại với nhau (Hội Khai Trí Tiến Đức,
1931:216). Nhưng thế nào là đi lại? Có
phải là nói chung về việc chơi bời thăm
viếng nhau (Hội Khai Trí Tiến Đức, 1931:178) hay không? Hẳn là không rồi. Thế
thì tại sao cứ phải ngầm hiểu rằng hễ giống đực giống cái đi lại với nhau tất
phải có chuyện giao cấu?
Giao cấu là từ Hán
Việt, được Đào Duy Anh (2005:298) định nghĩa là âm và dương giao hợp với nhau = trai gái làm tính giao với nhau
(relations sexuelles).
Lê Văn Đức (1970a:554) định nghĩa giao
hợp = giao cấu và giao cấu là ăn nằm, đi lại, lấy nhau giữa một nam một
nữ hay một đực một cái (Lê Văn Đức, 1970a:553).
Nguyễn Kim Thản (2005:671) định nghĩa giao cấu là giao nhau giữa
bộ phận sinh dục ngoài của giống đực và của giống cái (ở động vật). Giao hợp là giao cấu (chỉ nói về người) (Nguyễn Kim Thản, 2005:671).
Như vậy các nhà soạn từ điển không thừa nhận quan hệ tính giao (relations
sexuelles) giữa nam với nam, giữa nữ với nữ. Hành vi tính giao giữa nam và nữ
cũng chỉ được tính là thành sự khi xảy ra sự giao cấu tức là khi dương vật được
đưa vào âm đạo. Do đó, theo tiêu chuẩn Việt Nam, việc nữ thực tập sinh Monica Lewinsky
thổi kèn cho tổng thống Bill Clinton không phải là tính giao vì không xảy ra sự giao cấu. Vẫn theo tiêu chuẩn Việt Nam, việc lắp đít
người nữ bằng dương vật của người nam cũng không phải là giao cấu.
Sinh sản, duy trì nòi giống là một trong những chức năng cơ bản của hoạt
động tình dục. Trong nhận thức của người Việt, cái chức năng đó chiếm vị trí quan
trọng nhất và trở thành nỗi ám ảnh duy nhất đè nặng lên các định nghĩa của giao cấu. Các khía cạnh khác của tình
dục không được người Việt xem là quan yếu, do đó không được nhà soạn từ điển đưa
vào định nghĩa.
No comments:
Post a Comment