Một số người di ứng rất mạnh với từ ghêm. Viết là game lại càng nặng tội hơn. Theo họ, ghêm/game hoàn toàn có thể được thay bằng trò chơi.
Người khác lại bảo rằng không phải trò chơi nào cũng
là ghêm. Mà giả sử như ghêm với trò chơi là một thì đã sao? Có thể nhân danh điều
gì để ép mọi người chỉ được dùng từ ngữ này, không được dùng từ ngữ kia để chỉ
một hiện thực duy nhất?
Tình hình càng phức tạp hơn khi ghêm tham gia cấu tạo từ ngữ mới: ghêm truyền hình (tiếng Anh:
TV game show), ghêm thủ (tiếng Anh:
gamer), ghêm thủ cao cấp (tiếng
Anh: advanced gamer), cây chơi ghêm (tiếng Anh: PC gaming case)... Chấp nhận ghêm
thì không có lý do gì để gạt bỏ ghêm sô (tiếng
Anh: game show), ghêm mờ (tiếng Anh: gamer).
Lại phát sinh thêm xung đột đồng nghĩa (ghêm
mờ/ghêm thủ, ghêm sô/ghêm truyền hình...).
Loạn, nhưng sao không ai đứng ra dẹp?
Thực ra thỉnh thoảng vẫn có một vài nhà chính trị, nhà
ngôn ngữ học, nhà biên soạn từ điển, nhà giáo, nhà văn... lên tiếng nhưng tiếng
nói của họ dường như không tạo được hiệu quả mong muốn. Ký ức về một thời chưa xa khiến người dân hiện
nay thấy thà loạn thế mà được tự do nói năng theo ý mình vẫn hơn là bị gò ép tuân
thủ quy định, khuôn mẫu của người khác. Nhà chính trị một mặt biết rằng không
thể tiếp tục cai trị như xưa, mặt khác cũng sợ bản thân mình có ngày trở thành
nạn nhân của cái chính sách ngôn ngữ có tham vọng quy hoạch xã hội như một trại
lính. Vì vậy, ai thích nói gì cứ nói, ai thích nghe gì cứ nghe, nhưng Nhà Nước
sẽ không có một hành động nào tạo điều kiện cho bất kỳ phe nhóm lợi ích nào ngoi
lên.
No comments:
Post a Comment