Monday, 2 April 2012

Xuất xứ của hai tiếng niết bàn (An Chi - Năng Lượng Mới số 10 ,14 - 4 - 2011).

Bạn đọc : Xin vui lòng cho biết xuất xứ của hai tiếng niết bàn. (Hải Vân).
An Chi : Niết bàn là dạng tắt của niết bàn na 涅槃那. Đây là ba tiếng đọc theo âm Hán Việt của ba chữ Hán mà người Trung Hoa đã dùng để phiên âm danh từ hữu quan bằng tiếng Sanskrit. Đoàn Trung Còn đã cho xuất xứ của danh từ niết bàn như sau:
 “(Do tiếng Sanskrit) Nirvâna. Viết trọn: Niết-bàn-na (...) Niết (nir): Ra khỏi. Bàn hay Bàn-na (Vâna): Rừng. Tức là ra khỏi cảnh rừng mê tối, rừng phiền não” (Phật-học từ-điển, q.II, tr.335).
Dấu mũ ( ۸ ) trong chữ nirvâna của Đoàn Trung Còn là một ký hiệu thay thế cho dấu gạch ngang ngắn (-) bên trên chữ cái ghi nguyên âm để thông báo rằng đây là một nguyên âm dài. Vậy từ đây xin đổinirvâna thành nirvāna. Nhưng nirvāna cũng không phải là xuất xứ của niết bàn vì xuất xứ đích thực của danh từ này trong tiếng Sanskrit lại là nir-vāa. Âm đầu của âm tiết thứ ba là phụ âm óc (cerebral consonant)  chứ không phải là nNir-vāa là một danh từ phái sinh từ động từ nir-VĀ. (Theo truyền thống Phạn ngữ học của phương Tây, người ta in căn tố động từ bằng chữ in hoa). VĀ là căn tố động từ có nghĩa là thổi, là nổi gió, là tỏa hơi ra, là xông mùi. Còn nir là biến thể hình thái học của tiền động từ (preverb) ni chỉ ý biến mất, không còn, v.v.. Vậy nir-VĀ là ngừng thổi, ngưng gió, là tắt, kể cả tắt tự nhiên lẫn bị thổi tắt. Và nir-vāa là trạng thái ngừng thổi, trạng thái tắt ngấm, do đó còn có nghĩa phái sinh là sự tiêu tan, sự tịch diệt, là cái chết, là sự thoát khỏi kiếp trầm luân để vãng sanh cực lạc, v.v.. Dictionnaire sanskrit-français của N.Stchoupak, L.Nitti và L.Renou (Paris, 1932) đã giảng nir-vāa là: “ extinction (sự tắt ngấm), mort (sự chết), néant absolu (hư vô tuyệt đối), béatitude (cực lạc), [...]”. Vậy niết bàn không có liên quan gì đến “rừng” mà liên quan đến sự tắt ngấm, sự ngừng thổi, hiểu rộng ra là sự tắt thở và cái chết. Có thể so sánh cấu trúc ngữ nghĩa của danh từ nir-vāatrong tiếng Sanskrit với cấu trúc ngữ nghĩa của danh từ anima trong tiếng La Tinh để làm cho vấn đề sáng tỏ hơn. Danh từ La Tinh này có các nghĩa sau đây: 1. không khí; 2. luồng hơi, gió; 3. hơi thở; 4. linh hồn; 5. sinh vật, con người; 6. tâm hồn, tấm lòng. Vật có hơi thở, nghĩa là động vật, kể cả con người, thì được gọi là animal (cũng cho ra tiếng Pháp animal = động vật), phái sinh từ anima. Vậy sự sống và cái chết đều có liên quan đến luồng hơi, đến hơi thở. Tắt hơi, tiếng Sanskrit là nir-VĀ, tức là chết. Tóm lại, xét theo nguồn gốc thì khái niệm niết bàn chỉ liên quan đến hơi thở chứ chẳng có liên quan gì đến cảnh rừng cả.
Sở dĩ Đoàn Trung Còn liên hệ niết bàn với rừng là do đã nhầm vāna (= rừng) với a trong nira. Thực ra, trong tiếng Sanskrit thì  và n là hai phụ âm khác nhau cho nên nếu không phân biệt chúng với nhau thì sẽ dễ dàng đi đến nhầm lẫn về mặt ngữ nghĩa. Thí dụ: au là mịn, nhuyễn, mỏng, yếu v.v. nhưng anu thì lại có nghĩa là về sau, đằng sau, v.v.; caa là đậu mỏ (pois chiche) còn cana thì lại là một tiểu tố có tác dụng phiếm chỉ hóa một số đại từ; a là món tiền đặt trong canh bạc nhưng pānathì lại là nước giải khát, v.v..
Tương ứng với tiếng Sanskrit nirvāa là tiếng Pāli nibbāna mà Concise Pāli-English Dictionary của A.P. Buddhadatta Mahāthera (Colombo, 1957) dịch là “extinction (of a fire); emancipationthe final bliss”. Nghĩa đã cho bằng tiếng Anh trong Concise Pāli-English Dictionary cũng trùng với nghĩa đã cho bằng tiếng Pháp trong Dictionnaire sanskrit-français. Căn tố động từ trong cả nirvāa lẫn nibbāna đều là VĀ (v trở thành b trong nibbāna là do biến thể saṃdhi) với nghĩa đã nói ở trên. Vậy niết bàn (nirvāa,nibbāna) chẳng có liên quan gì đến “rừng” cả.

No comments:

Post a Comment