An Chi: Có ý kiến cho rằng thổ mộ là do tiếng Pháp tombereau mà ra. Ý kiến này không đúng vì người Pháp ở Sài Gòn và Nam kỳ trước đây chỉ gọi xe thổ mộ là boîte d’allumettes (= hộp quẹt) hoặc tac-à-tac, “có lẽ vì khi chạy, vó ngựa chạm mặt đường trải đá nghe (...) “tắc tắc” (tách tách)”, như Vương Hồng Sến đã cho biết trong Tự vị tiếng Việt miền Nam (Nxb Văn hóa, 1993). Họ không bao giờ gọi xe thổ mộ là “tombereau”.
Lại có ý kiến cho rằng thổ mộ là do thảo mã mà ra vì đây là xe chở cỏ cho ngựa ăn (ở đồn Tây) thời trước. Ý kiến này cũng lạ: người ta khó mà biết được tại sao thảo mã lại có thể trở thành “thổ mộ”. Huống chi, bản thân hai tiếng thảo mã đã là tiếng Việt, dù là đọc theo âm Hán Việt. Hay là người đề xướng cách giải thích này muốn liên hệ đến âm Quảng Đông của hai tiếng thảo mã là tshổu mạ chăng? Thổ mộ quả có na ná với tshổu mạ trong tiếng Quảng Đông nhưng dân Quảng Đông thì có liên quan gì với sự hoạt động ở các đồn Tây thời trước? Huống chi tshổu mạ (- thảo mã) chỉ có nghĩa là con ngựa bằng cỏ hoặc con “ngựa cỏ” tức ngựa hoang (?) chứ đâu phải là “xe chở cỏ cho ngựa ăn”.
Chỉ có cách hiểu thổ mộ là ngôi mộ bằng đất thì mới thật sự phù hợp để giải thích nguồn gốc của hai tiếng thổ mộ trong xe thổ mộ mà thôi: cái thùng xe thổ mộ với cái mui khum khum của nó rất giống với hình một nấm mộ bằng đất.
Xe thổ mộ là xe một ngựa, quý vị nào quan tâm mời xem thêm ở đây :
ReplyDeletehttp://comieng.wordpress.com/2012/04/29/xe-th%e1%bb%95-m%e1%bb%99-la-xe-m%e1%bb%99t-ng%e1%bb%b1a/