Cập nhật lúc 08h20, ngày 05/12/2006
TRẦN TRỌNG DƯƠNG
ThS. Khoa Bảo tàng, ĐH Văn hóa Hà Nội
1. Trước các bản Nôm cổ, người phiên chú ứng xử với hai tư cách: trước tiên là người đi tìm chữ nghĩa, người giải mã; thứ hai - người đọc, người thưởng thức. Tư cách thứ hai dường như luôn là những trở lực đối với việc thực hiện phiên âm. Những câu chữ quen thuộc cứ bám riết vào đầu óc và bắt ta trượt theo. Vì vậy, ta luôn phải ý thức về sự bám riết ấy và cố gắng thoát ra khỏi nó bằng cách luôn nhìn văn bản với con mắt nghi ngờ và thực hiện đúng các thao tác phiên âm trong từng trường hợp cụ thể. Như thế, người phiên chú cũng giống như nhà làm thơ: luôn cố gắng thoát ra khỏi sự nhàm chán thông thường, luôn gắng tìm ra những cái mới lạ trong những điều tưởng như là đã quá cũ càng, dĩ nhiên, một cách hữu lý. Chúng tôi muốn nói đến trường hợp chữ LƠ THƠ ở câu thơ 269 trong Truyện Kiều: Lơ thơ tơ liễu buông mành / Con oanh học nói trên cành mỉa mai.
Đây là một trong những câu thơ hay và nổi tiếng trong Kiều. Ngữ nghĩa khá trong sáng. Từ điển Truyện Kiều(1) ghi: “LƠ THƠ: Thưa thớt, không rậm. Td. Lơ thơ tơ liễu buông mành, 269.” [1, tr.271]. Từ điển của Đào Văn Tập cũng ghi: “lơ thơ: Thưa thớt: lơ thơ mấy cái râu; lơ thơ tơ liễu buông mành.” Mục từ này Đào Văn Tập tiếp thu từ cuốn Từ điển của Hội Khai trí tiến đức [2, tr. 317]. Cho đến các từ điển tiếng Việt sau này như từ điển Văn Tân, từ điển của Viện Ngôn ngữ học xuất bản năm 1994 cũng ghi vậy. Một đặc điểm dễ nhận thấy là mục từ “lơ thơ” trong các từ điển của thế kỷ XX đều ghi từ này chỉ có vẻn vẹn một nét nghĩa. Các bản quốc ngữ của Bùi Kỉ, Tản Đà, Bùi Khánh Diễn, Nguyễn Văn Hoàn, Đào Duy Anh…đều nhất loạt phiên là LƠ THƠ(2).
2. Thế nhưng, từ điển J.F.M. Génibrel ghi: “盧.n. LƠ…id. - thơ, Insouciant, adj. Sans souci blasé, adj. Nonchalamment, adj. Nonchalance, f.--lỉnh, id. - thơ tơ liễu buông mành, Les saules étendent leurs rameaux avec nonchalance.” [3, tr.415]. Tạm dịch là: “盧. n. LƠ…id. Lơ thơ, chẳng lo nghĩ đến cái gì, vô tư vô tâm, adj. Chán chường không bận tâm, adj. Hững hờ, Adv. Uể oải, f--lỉnh, id. Lơ thơ tơ liễu buông mành. Những cây dương liễu xỏa rộng những cành nhánh của nó một cách hững hờ = liễu hờ hững buông tơ.) [2]
Chúng tôi tò mò tra thử từ LƠ THƠ trong hai cuốn từ điển gần thời điểm sáng tác Truyện Kiều thì thấy: Từ điển của Bá Đa Lộc Bỉ Nhu năm 1772-1773 ghi: “lơ thơ 盧 疎 : Sự vật bên ngoài chỉ đáng chê.” [4, tr.259]; từ điển Taberd xuất bản năm 1836 cũng ghi: “盧 疎 lơ thơ, res specie tantùm contemneuda.” [5, tr.269]. Chúng tôi lại tra ngược lên A de Rhodes thì thấy: “Lơ thơ, lơ xơ, ốm yếu, lử thử, lừ thừ.” [8, tr.138, tr.223]. Nhưng từ LƠ THƠ của Nguyễn Du khó có thể mang nghĩa này. Bởi câu thơ đang tả cảnh lúc Kim Trọng trở lại chốn cũ, nơi chàng lần đầu gặp người đẹp. Hoặc có chăng cảnh ấy mang cả tâm trạng của con người thì dịch như Génibrel thì cũng hợp lý.
Như vậy, phải chăng có sự trùng hình, đồng âm giữa từ LƠ THƠ của Nguyễn Du với mục từ “lơ thơ” trong ba cuốn từ điển cổ nói trên ?
3. Từ những nghi ngờ trên, chúng tôi tiến hành khảo sát về tự dạng trong các bản Nôm cổ, kết quả như sau:
TT
|
Bản
|
Năm
|
Tự dạng
|
Phiên âm(3)
|
1
|
Liễu Văn đường
|
1866
|
羅 疎
|
NKB, NQT: Lơ thơ.
|
2
|
Nguyễn Hữu Lập
|
1870
|
盧 疎
|
NQT: Lơ thơ.
|
3
|
Liễu Văn đường
|
1871
|
羅 疎
|
NQT: Lơ thơ.
|
4
|
Duy Minh Thị
|
1872
|
閭 舒
|
NTC: Lơ thơ.
|
5
|
Kiều Oánh Mậu
|
1902
|
盧 疎
|
TA: Lơ thơ.
|
Ta thấy rằng cách ghi Nôm khá thống nhất: chữ LƠ được ghi bằng ba tự dạng khác nhau, chữ THƠ được ghi bằng hai tự dạng. Một đặc điểm dễ nhận thấy là các từ dùng ghi âm là những từ có cách đọc Hán Việt khá giống nhau:
STT
|
Tự dạng
|
Âm Hán Việt
|
1.
|
羅 疎
|
La sơ
|
2.
|
盧 疎
|
Lư sơ
|
3.
|
閭 舒
|
Lư thư
|
Ba trường hợp có tất cả 5 tự dạng Nôm khác nhau, nhưng chỉ có 4 âm đọc Hán Việt, vì 盧 và 閭 đều đọc là LƯ. Chúng tôi tiến hành đưa ra các khả năng âm đọc trên lý thuyết(4) cho 4 âm này (Xem các bảng 1, 2, 3, 4 trong phụ lục). Cụ thể như sau:
- Các khả năng đọc của âm LA = các biến âm của L x các biến âm của A = 10 x 8 = 80 khả năng.
- Các khả năng đọc của âm SƠ = các biến âm của S x các biến âm của Ơ = 6 x 3 = 18 khả năng.
- Các khả năng đọc của âm LƯ = các biến âm của L x các biến âm của Ư
= 10 x 4 = 40 khả năng.
- Các khả năng đọc của âm THƯ = các biến âm của TH x các biến âm của Ư = 10 x 4 = 40 khả năng.
Như vậy, ta có các kết quả sau:
Tổng khả năng âm đọc của LA SƠ = LA x SƠ = 80 x 18 = 1440 khả năng. Tổng khả năng âm đọc của LƯ SƠ = LƯ x SƠ = 40 x 10 = 400 khả năng. Tổng khả năng âm đọc của LƯ THƯ = LƯ x THƯ = 40 x 40 = 1600 khả năng.
4. Để kiểm tra các cách đọc này có thể xuất hiện trên thực tế hay không, chúng tôi đã tiến hành tra các từ điển cổ. Kết quả, chúng tôi đã tìm được các âm đọc sau (một điều thú vị là các âm đọc này đều là các khả năng đọc trùng cho cả 3 trường hợp): xơ rơ, xơ xơ, sơ sơ, thưa thưa, thơ rơ, thơ thơ, lơ thơ, lơ sơ, lờ rờ. Chưa kể biến âm hiện đại: lưa thưa.
So với tự dạng trong các văn bản, ta có thể loại bỏ các trường hợp: xơ xơ, sơ sơ, thưa thưa, thơ thơ. Vì nếu đã có âm đọc giống nhau chúng khó có thể được ghi bằng hai tự dạng khác nhau. Xét về ngữ nghĩa trong văn bản, chúng ta cũng có thể loại các khả năng đọc như: lờ rờ, sơ sơ. Như vậy, chỉ còn các âm đọc: xơ rơ, thơ rơ và lơ thơ, ngoài ra có thể đọc theo biến âm khác là rơ thơ, tuy rằng từ này không được ghi trong các từ điển, nhưng nó vẫn có thể tồn tại trong thực tế.
Từ điển A. de. Rhodes ghi: “Cây thơ rơ: cây không có lá, trụi lá.” [8, tr.223]. Từ điển của Bá Đa Lộc Bỉ Nhu cũng ghi: “疎 冟(5) Thơ rơ. Cây trụi lá.” [4, tr.470]. Từ điển Taberd cũng ghi: “疎 囉 thơ rơ, arbor foliis expoliata.” [5, tr.499].
Tra trong từ điển của Huỳnh Tịnh Paulus Của thì thấy: “盧 lơ thơ: xơ rơ, thưa thớt” [6, tr.573], “疎 xơ .n. Rã rời, tan tác, còn cái xác không, cái bã không, cái vỏ không. Xơ xơ: rách rã, tơi bời, tan tác. Xơ rơ (xác rác): thưa thớt còi cụt, trơ trọi, còn nhánh không, (cây cối). Bão bùng cành ngọn xơ rơ.” [6, tr.1198]; “疎 rơ,… xơ rơ: thưa thớt, xờ xạc, (cây cỏ)” [6, tr.874]; “Thơ rơ: xơ rơ thưa thớt, như cây mùa đông, nhánh lá xơ rơ. Thơ thơ. id.” [6, tr.1018].
Quả là có hiện tượng trùng hình, đồng âm ở đây! Đó là sự trùng hình giữa từ LƠ THƠ cổ từ đầu thế kỉ XIX trở về trước với từ LƠ THƠ (biến thể của từ THƠ RƠ cổ từ nửa sau thế kỉ XIX).
5. Còn một vấn đề nữa chúng tôi muốn nói đến trong trường hợp này là: với ba cách ghi trong ba bản Kiều 羅 疎, 盧 疎, 閭 舒 thì lại ngược vị trí với cách ghi trong từ điển của Bỉ Nhu và Taberd 疎 冟, 疎 囉. Chúng tôi cho rằng sự đảo ngược vị trí của các chữ Nôm ở đây là biểu hiện (về mặt văn tự) của hiện tượng chuyển đổi trật tự âm tiết để tạo biến thể của từ trong các đơn vị từ song tiết. Các biến thể chủ yếu xuất hiện ở từ ghép đẳng lập và từ láy. Tuy nhiên, “các biến thể này chưa thể vượt qua giới hạn của nó để trở thành một từ đồng nghĩa; mà, trên bình diện ngữ âm, khả năng chuyển đổi trật tự âm tiết của từ sẽ dẫn đến kết quả: 1. hoặc tạo thành hai cặp song tiết vừa có sự đối lập về vần, lại vừa có sự đối lập bằng trắc, như: gang thép - thép gang, mỉa mai - mai mỉa…2. hoặc tạo thành hai cặp song tiết chỉ đơn thuần đối lập về vần (không đối lập bằng trắc, như thầm thì - thì thầm, mênh mông - mông mênh… Sự chuyển đổi âm tiết trong trường hợp này lại chịu ảnh hưởng của cơ chế láy” [11, tr.249]. Mục đích của việc đảo âm như vậy là nhằm thay đổi diện mạo ngữ âm trong việc tổ chức hoạt động lời nói cụ thể (nhất là trong thơ), bảo đảm tính hài hòa về âm điệu cho lời nói. Với cách đảo tự dạng Nôm của từ THƠ RƠ ta sẽ có một biến thể lâm thời của nó là RƠ THƠ. Ngay trong Truyện Kiều hiện tượng này cũng đã xảy ra trong câu 270: bên cầu tơ liễu bóng chiều tha la. Các bản Nguyễn Hữu Lập 1870, Kiều Oánh Mậu 1902 đều ghi là 羅 他 / 他, (LA THA(6)), các bản Liễu Văn đường 1871 và Duy Minh Thị ghi là 他 [] / 他 , (THA LA/THA RA).
Đến đây ta có thể đi đến kết luận rằng:
(1). Trong giai đoạn cuối thế kỉ XVIII (1773) đầu thế kỉ XIX (1838) (nói rộng hơn là từ 1838 trở về trước), tiếng Việt đã từng tồn tại từ LƠ THƠ với nghĩa là “ốm yếu, lử thử. lừ thừ” hay “sự vật có bộ mặt đáng khinh” và được ghi bằng chữ Nôm 盧 疎; đồng thời, từ THƠ RƠ (âm cổ của LƠ THƠ) được ghi bằng chữ Nôm với tự dạng là 疎 冟, 疎 囉, có dùng bộ khẩu báo hiệu đọc chệch âm để phân biệt (tại từ điển của Bỉ Nhu và Taberd). Các bản Nôm Liễu Văn đường 1866 và 1871 ghi với tự dạng là 羅 疎 cũng nhằm mục đích ấy. Như thế, ta có thể khẳng định rằng cách viết 羅 疎 với cách phiên Nôm là RƠ THƠ là cách đọc cổ của thời đại Nguyễn Du.
(2). Sang đến nửa sau thế kỷ XIX (sau 1838), từ LƠ THƠ với các nghĩa cổ “ốm yếu”, “sự vật có bộ mặt đáng khinh” đã biến mất khỏi vốn từ vựng tiếng Việt, và lúc này THƠ RƠ có sự biến dịch ở vỏ ngữ âm, điều này được ghi nhận trong các từ điển. (Xem phụ lục 5). “Sự biến dạng vỏ ngữ âm của từ (mặt biểu hiện của nó) có một giới hạn là từ đồng nghĩa. Đó là những trường hợp mặt biểu hiện biến đổi đi, nhưng biểu vật và nghĩa thì vẫn giữ nguyên” [Ju. Stepanov, chuyển dẫn theo 10].
(3). Trong tiếng Việt giai đoạn này cùng tồn tại các từ tương tự: THƠ RƠ, XƠ RƠ, LƠ THƠ. XƠ RƠ, LƠ THƠ là những từ do THƠ RƠ/ RƠ THƠ cổ phái sinh ra. Lúc này, cách viết 盧 疎 được chuyển sang dùng phổ biến để ghi âm LƠ THƠ. (Nhưng từ điển Huỳnh Tịnh Paulus Của ghi thì ba âm “thơ, rơ và xơ” đều cùng được ghi bởi chữ sơ 疎. Như vậy, THƠ RƠ nếu viết đầy đủ thì có tự dạng là 疎 撪, XƠ RƠ viết đầy đủ cũng có tự dạng là 疎 撪(7)). Theo như con số thống kê của chúng tôi, trong từ điển của Huỳnh Tịnh Paulus Của, chữ THƠ RƠ xuất hiện 1 lần, chữ LƠ THƠ xuất hiện 1 lần, chữ XƠ RƠ xuất hiện 7 lần trong đó 2 lần dùng để chú nghĩa cho THƠ RƠ, LƠ THƠ, 5 lần xuất hiện trong các ví dụ minh họa. Có thể lý giải hiện tượng này như sau: đến cuối thế kỉ XIX, THƠ RƠ đang lùi dần vào “hậu trường” để nhường chỗ cho các từ mới do nó phái sinh. Lúc này, từ XƠ RƠ là một từ phổ dụng; còn từ LƠ THƠ mới bắt đầu được hình thành, và nó mượn luôn hình thức chữ viết của từ LƠ THƠ cổ.
Và như thế, việc trùng hình đồng âm giữa hai chữ hoàn toàn không có tính tương tự, mối liên hệ về mặt ngữ âm lẫn tính tương tự, mối liên hệ về mặt nghĩa đã dẫn đến sự lầm lẫn ở trường hợp này.
Đến cuối thế kỉ XIX, như Génibrel vẫn còn ghi mục từ: “Thơ rơ, Dépouillé de ses feuilles” [3, tr.845], “Xơ rơ, Dépouillé, ad D’un arbre dépouillé de ses feuilles.” [3, tr.978]. Nhưng qua cách ghi Nôm chính xác trong các bản Kiều muộn thì có thể nhận định rằng: cuối thế kỉ XIX, LƠ THƠ đang dần được phổ dụng, nó thay thế các từ có âm đọc cổ hơn. Việc từ điển Génibrel còn ghi mấy mục từ trên là do từ điển này đã tiếp thu từ Huỳnh Tịnh Paulus Của. Tình hình cũng tương tự như vậy đối với các mục từ THƠ RƠ, XƠ RƠ trong từ điển G. Hue (1937). Sang đầu thế kỷ XX (1931), cuốn từ điển đầu tiên chỉ ghi LƠ THƠ mà không ghi âm đọc THƠ RƠ là từ điển của Hội Khai trí tiến đức. Kể từ đó, âm LƠ THƠ được định hình, từ LƠ THƠ phổ dụng từ đó đến nay. Từ điển này cũng ghi biến thể hiện đại của LƠ THƠ là LƯA THƯA, “lưa-thưa. Cũng có nghĩa như “lơ thơ”: sao mọc lưa- thưa.” [2, tr.325].
Đi theo hướng tái lập các âm đọc cổ cho Truyện Kiều qua phương pháp ngữ âm lịch sử là một hướng đi hết sức lý thú và hiệu quả. Và còn phải kể đến kiến thức về cơ sở từ vựng học (tra qua các bộ từ điển cổ). Với phương pháp thứ ba, chúng ta có thể đưa ra các giải pháp âm đọc cổ một cách khá chắc chắn kể cả khi có những bất lợi về văn tự và văn bản học, khi các văn bản Nôm cổ đã mất hoặc đã bị sửa chữa khá nhiều. Với nhận thức như vậy, chúng tôi thử tiến hành kiểm tra lại từ MỈA MAI trong câu “Con oanh học nói trên cành mỉa mai”.
Bá Đa Lộc Bỉ Nhu ghi: “美 Mỉa. Similis, e. 美 枚 Mỉa mai.美 Mỉa dạng. 美 似 Mỉa tợ. 美美 Mỉa mỉa. 美 欮Mỉa chiệng. [4, tr.292]. Taberd tiếp thu: “美 Mỉa. Similis. 美 埋 Mỉa mai .美 樣 Mỉa dạng. 美 似 Mỉa tợ. 美 美 Mỉa mỉa. 美 呈 Mỉa chiệng.” [5, tr.305]; Huỳnh Tịnh Paulus Của cũng ghi: “Mỉa .n. Mường tượng, gần giống, không khác gì bao nhiêu. Mỉa mai. Mỉa giống. Mỉa dạng. Mỉa Tợ. Mỉa chiệng. Id. [6, tr.646]. Đến Génibrel là “美 MỈA.1. Semblable à; À peu prés. Mỉa mai, id. Mỉa dạng, id. Mỉa tợ, id. Mỉa chiệng, id. Nói mỉa mai, Parler par figures. Ví mỉa mai, id. 2. Mỉa, (T), Publier quelque chose à la honte de qqn. Mỉa mai, id. Nói mai, id. Mai nhau, S’injurier mutuellement.” [3, tr.452] Tạm dịch là: “Mỉa.1. Giống nhau, tương tự. Mỉa mai, id. Mỉa dạng, id. Mỉa tợ, id. Mỉa chiệng, id. Nói bằng hình ảnh. Ví mỉa mai, id. 2. Mỉa, (T), nói về mọi điều với giọng chế nhạo. Mỉa mai, id. Nói mai, id. Mai nhau, xúc phạm lẫn nhau.”
Ta có thể đi đến kết luận bước đầu như sau: Từ Huỳnh Tịnh Paulus Của về trước MỈA MAI chỉ có một nghĩa là “giống như”; kể từ sau Génibrel mới có từ MỈA MAI nghĩa là “chê bai”, từ này đồng âm với từ MỈA MAI cổ, nhưng cũng kể từ sau Génibrel MỈA MAI cổ đã biến mất. Tuy nó có xuất hiện năm 1937 trong từ điển của G.Hue, nhưng việc đó chỉ chứng minh một điều là G.Hue đã kế thừa mục từ này của Génibrel.
Câu hỏi được đặt ra: để diễn đạt ý “mỉa mai” trong câu thơ trên, Nguyễn Du đã dùng từ gì ? Ắt đó phải là một từ có âm đọc gần giống với MỈA MAI. Nhưng trước tiên ta thử khảo sát về tự dạng của từ này trong các bản Nôm.
STT
|
Bản
|
Năm
|
Tự dạng
|
Phiên âm
|
1.
|
Liễu Văn đường
|
1866
|
NKB, NQT: Mỉa mai
| |
2.
|
Nguyễn Hữu Lập
|
1870
|
枚
|
NQT: Mỉa mai
|
3.
|
Liễu Văn đường
|
1871
|
NQT: Mỉa mai
| |
4.
|
Duy Minh Thị
|
1872
|
枚
|
NTC: Mỉa mai
|
5.
|
Kiều Oánh Mậu
|
1902
|
TA: Mỉa mai
|
Vậy âm đọc chệch ở đây là gì? Đó là từ BẺ BAI mà chúng ta rất hay gặp trong các văn bản Nôm: “bẻ bai. Đg. Vừa chê bai vừa bắt bẻ. Làm thì chẳng thấy mặt nào, Ăn thì khối kẻ xen vào bẻ bai (cd).” [7, tr.13]. Bá Đa Lộc Bỉ Nhu ghi: “ 畃 Bẻ bai. Chê trách.” [4, tr.36] Taberd ghi: “ 悲 Bẻ bai, vafer.” [5, tr.21]. Tự dạng Nôm ở hai từ điển trên càng chứng tỏ rằng: có sự phân biệt về hình thức cũng như âm đọc và ý nghĩa giữa BẺ BAI và MỈA MAI. Câu 2851 cũng có từ này: “Bẻ bai rầu rĩ tiếng tơ, Trầm bay lạt khói gió đưa lay rèm.” Từ điển Truyện Kiều ghi: “Bẽ bài. Gốc ở từ Khơ me bekbuôi là châm chọc, không phải từ láy âm. Châm chọc làm cho tủi thẹn. td. Bẽ bài rầu rĩ tiếng tơ.” Các bản Nôm đều ghi với tự dạng là , nên các bản phiên âm đều phiên là BẺ BAI.
Tóm lại, với cách đi như trên: dùng phương pháp tổng hợp (ngữ âm lịch sử, văn tự học, từ vựng lịch sử), chúng tôi tạm đưa ra cách đọc cổ cho hai trường hợp chữ Nôm trong câu 269 như sau: RƠ THƠ(8) tơ liễu buông mành; Con oanh học nói trên cành BẺ BAI. Cũng cần nhắc lại rằng, cách đọc “lơ thơ”, “mỉa mai” là cách đọc phổ biến từ nửa sau thế kỷ XIX, đọc thế tất nhiên không phải là sai xét về mặt ngữ nghĩa. Nhưng xét từ phương diện ngữ âm lịch sử và tự dạng thì chúng ta nên đọc với các âm RƠ THƠ và BẺ BAI thì hợp lý hơn, đây đều là các cách đọc được ghi nhận trong các từ điển ra đời thuộc tiếng Việt trung đại. Trên đây là những tìm hiểu của chúng tôi về trường hợp ngôn ngữ khá nhạy cảm này. Rất mong được các nhà nghiên cứu, quan tâm phủ chính.
Phụ lục: 1. Bảng thống kê khả năng các âm đọc của LA 羅
L/ A
|
i
|
e
|
ưa
|
ơ
|
a
|
ua
|
ai
|
ui
|
S
|
Si
|
Se
|
Sưa
|
Sơ
|
Sa
|
Sua
|
Sai
|
Sui
|
X
|
Xi
|
Xe
|
Xưa
|
Xơ
|
Xa
|
Xua
|
Xai
|
Xui
|
T
|
Ti
|
Te
|
Tưa
|
Tơ
|
Ta
|
Tua
|
Tai
|
Tui
|
Tr
|
Tri
|
Tre
|
Trưa
|
Trơ
|
Tra
|
Trua
|
Trai
|
Trui
|
Ch
|
Chi
|
Che
|
Chưa
|
Chơ
|
Cha
|
Chua
|
Chai
|
Chui
|
Gi
|
Gi
|
Gie
|
Giưa
|
Giơ
|
Gia
|
Giua
|
Giai
|
Giui
|
D
|
Di
|
De
|
Dưa
|
Dơ
|
Da
|
Dua
|
Dai
|
Dui
|
R
|
Ri
|
Re
|
Rưa
|
Rơ
|
Ra
|
Rua
|
Rai
|
Rui
|
Nh
|
Nhi
|
Nhe
|
Nhưa
|
Nhơ
|
Nha
|
Nhua
|
Nhai
|
Nhui
|
L
|
Li
|
Le
|
Lưa
|
Lơ
|
La
|
Lua
|
Lai
|
Lui
|
2. Bảng thống kê các khả năng đọc của SƠ 疎
S/Ơ
|
ư
|
ưa
|
ơ
|
S
|
Sư
|
Sưa
|
Sơ
|
X
|
Xư
|
Xưa
|
Xơ
|
Th
|
Thư
|
Thưa
|
Thơ
|
Ch
|
Chư
|
Chưa
|
Chơ
|
Gi
|
Giư
|
Giưa
|
Giơ
|
R
|
Rư
|
Rưa
|
Rơ
|
3. Bảng thống kê các khả năng đọc của LƯ 盧 và LƯ 閭
L/ư
|
e
|
ư
|
ưa
|
ơ
|
S
|
Se
|
Sư
|
Sưa
|
Sơ
|
X
|
Xe
|
Xư
|
Xưa
|
Xơ
|
T
|
Te
|
Tư
|
Tưa
|
Tư
|
Tr
|
Tre
|
Trư
|
Trưa
|
Trơ
|
Ch
|
Che
|
Chư
|
Chưa
|
Chơ
|
Gi
|
Gie
|
Giư
|
Giưa
|
Giơ
|
D
|
De
|
Dư
|
Dưa
|
Dơ
|
R
|
Re
|
Rư
|
Rưa
|
Rơ
|
Nh
|
Nhe
|
Như
|
Nhưa
|
Nhơ
|
L
|
Le
|
Lư
|
Lưa
|
Lơ
|
4. Bảng thống kê các khả năng đọc của THƯ 舒
Th/ ư
|
e
|
ư
|
ưa
|
ơ
|
V
|
Ve
|
Vư
|
Vưa
|
Vơ
|
H
|
He
|
Hư
|
Hưa
|
Hơ
|
S
|
Se
|
Sư
|
Sưa
|
Sơ
|
X
|
Xe
|
Xư
|
Xưa
|
Xơ
|
Th
|
The
|
Thư
|
Thưa
|
Thơ
|
T
|
Te
|
Tư
|
Tưa
|
Tơ
|
Ch
|
Che
|
Chư
|
Chưa
|
Chơ
|
Gi
|
Gie
|
Giư
|
Giưa
|
Giơ
|
D
|
De
|
Dư
|
Dưa
|
Dơ
|
Đ
|
Đe
|
Đư
|
Đưa
|
Đơ
|
5. Sự tồn tại và diễn biến của LƠ THƠ, THƠ RƠ, MỈA MAI, BẺ BAI trong một số từ điển.
Từ điển
|
Năm
|
LƠ THƠ
|
THƠ RƠ
|
MỈA MAI
|
BẺ BAI
|
De Rhodes
|
1651
|
Lơ thơ, lơ xơ. ốm yếu, lử thử, lừ thừ (?) [138, 223]
|
Thơ rơ. Cây không có lá, trụi lá [223]
| ||
Bỉ Nhu
|
1772- 1773
|
Lơ thơ. Sự vật bên ngoài chỉ đáng chê. [259] Lơ láo [ 259]
|
Thơ rơ. Cây trụi lá. [470]
|
Mỉa mai. giống như [292]
|
Bẻ bai. Chê trách [36]
|
Taberd
|
1838
|
Lơ thơ. res specie tantùm contemneuda [269]. Lơ láo [269]
|
Thơ rơ. [499]
|
Miả mai. giống như [646]
|
Bẻ bai. Vafer [21]
|
Huỳnh Tịnh Paulus Của
|
1895
1896
|
Lơ láo. [546, 573] Xơ lơ xáo láo [573]
|
Xơ rơ. Thơ rơ. Lơ thơ. (cây cối) [573, 874, 1018, 1198]
|
Mỉa mai. giống nhau [452]
|
Bẻ bai. Chê bai, nhiều tiếng nói [44]
|
Génibrel
|
1898
|
Lơ láo. Insolent, négligent, dégouté [415]
|
Lơ thơ. hờ hững [415], Xơ rơ (cỏ cây) [978], Thơ rơ [845]
|
Mỉa mai. giống [452]
|
Bẻ bai [30]
Mỉa mai [452]
|
Khai trí
tiến đức
|
1931
|
Lơ láo [317] Lua láu [ 320]
|
Lơ thơ. [317]. Lưa thưa. [325]. Xơ rơ. Trơ trụi (làng) [658] Thơi rơi [576]
|
V
|
Bẻ bai. Chê bai [42]. Mỉa mai. Nói cạnh như mỉa [342]
|
Gustave Hue
|
1937
|
Lua láu. Inconvennant, incorrect [524]
|
Thơ rơ [1016]
|
Mỉa mai. giống như [566]
|
Mỉa mai. Nói mỉa mai [566]. Bẻ bai. [37]
|
Thanh Nghị
|
1951
|
Lơ láo [368]
|
Lơ thơ [762]. Lưa thưa [776], xơ rơ.(làng) [1479]
|
Bẻ bai. Chê bai [83]. Mỉa mai [817]
| |
Đào Văn Tập
|
1951
|
Lơ láo [368]
|
Lơ thơ. [368]
Lưa thưa [374]
Xơ rơ. Trơ trụi (làng) [718]
|
Bẻ bai [44], Mỉa mai. [392]
| |
Viện Ngôn Ngữ học
|
1994
|
Lơ láo [564]
|
Lơ thơ. Ít và rất thưa [564]. Lưa thưa. [576]. Xơ rơ (ph.) [1118]
|
Bẻ bai [52]
Mỉa mai [609]
| |
TĐ từ láy (Viện Ngôn ngữ học)
|
1995
|
Xơ lơ. Lơ láo [575]. Xơ lơ xáo láo.(Ph), Lơ láo [304], Láo lơ [229]
|
Lơ thơ [305]. Xơ rơ .[575], Lưa thưa [326] Lua tua [313]. Thơ thớt [514]
|
Mai mỉa [331] Mỉa mai [339] Bẻ bai [38]
|
Chú thích:
(1) Xin xem: Nguyễn Du, Kim Vân Kiều (Đoạn trường tân thanh), Bùi Khánh Diễn chú thích (lần 3), Nxb. Sống mới, Sài Gòn, 1960, tr.50; Nguyễn Du, Truyện Kiều, Bùi Kỷ hiệu khảo, H. 1960 tr.24; Nguyễn Du, Vương Thúy Kiều chú giải tân truyện, Tản Đà Nguyễn Khắc Hiếu chú giải, Nxb. Hương Sơn, 6 Đại lộ Gia Long, H. 1952 (in lần 1, Tân dân. H. 1940), tr.31; Nguyễn Du, Truyện Kiều, Nguyễn Văn Hoàn chủ biên, Nxb. Văn học. 1965 (tr.30), Đào Duy Anh, Từ điển Truyện Kiều, Phan Ngọc bổ sung và sửa chữa, Nxb. KHXH, H. 1987, tr.271 & tr.530; Nguyễn Du, Đoạn trường tân thanh - Truyện Kiều, đối chiếu Nôm - Quốc ngữ, Thế Anh phiên âm & khảo dị, Nxb. Văn học.1999, tr.41; Nguyễn Du, Truyện Kiều, bản Nôm cổ nhất: Liễu Văn đường 1871,
Nguyễn Quảng Tuân phiên âm & khảo dị, Trung tâm Nghiên cứu Quốc học & Nxb. Văn học, Tp. Hồ Chí Minh. 2002 tr.56; Nguyễn Tài Cẩn, Tư liệu Truyện Kiều - Bản Duy Minh Thị 1872, Nxb. Đại học Quốc gia H. 2002 tr.90; Nguyễn Du, Truyện Kiều - Bản Kinh đời Tự Đức 1870, Nguyễn Quảng Tuân phiên âm & khảo dị, Trung tâm Nghiên cứu Quốc học & Nxb. Văn học, 2003 tr.88; Nguyễn Du, Truyện Kiều - Bản cổ nhất khắc in năm 1866 - Liễu Văn đường, Tự Đức thập cửu niên, Nguyễn Khắc Bảo & Nguyễn Trí Sơn phiên âm và khảo đính 10 bản Nôm cổ, Nxb. Nghệ An, Nghệ An 2004, tr.53. Paul Schneider, Dictionnaire historique des ideogrammes Vietnamiens, Domaine Carlone- 98, boulevard Edouard Heriot- BP 209- 06204 NICE Cedex 3 (France) trang 436 ghi: lơ / LƠ. LƠ THƠ, LƯA THƯA. Clairsemé, rare. HD 20I1. Bóng nảy lơ thơ chiều cảnh muộn (Les fleurs), sépanouissent claisemées, dans un paysage de crépusule.” LƠ THƠ từ thế kỉ XVII về trước lại mang nghĩa khác. Từ điển Việt - Bồ - La của de Rhodes ghi: “Lơ thơ: ốm yếu, lử thử, lừ thừ.” [8, tr.223], “Lơ thơ, lơ xơ: ốm yếu.” [8, tr.138]. Câu thơ này tả cây sen cuối hè lúc đã tàn, nhánh lá xơ xác trong chiều hôm. (Xem Hồng Đức quốc âm thi tập.AB.292). Câu này nên phiên là: bóng nấy rơ thơ chầu cảnh muộn, mình hằng đeo đẳng bén mùi hương.
Nguyễn Quảng Tuân phiên âm & khảo dị, Trung tâm Nghiên cứu Quốc học & Nxb. Văn học, Tp. Hồ Chí Minh. 2002 tr.56; Nguyễn Tài Cẩn, Tư liệu Truyện Kiều - Bản Duy Minh Thị 1872, Nxb. Đại học Quốc gia H. 2002 tr.90; Nguyễn Du, Truyện Kiều - Bản Kinh đời Tự Đức 1870, Nguyễn Quảng Tuân phiên âm & khảo dị, Trung tâm Nghiên cứu Quốc học & Nxb. Văn học, 2003 tr.88; Nguyễn Du, Truyện Kiều - Bản cổ nhất khắc in năm 1866 - Liễu Văn đường, Tự Đức thập cửu niên, Nguyễn Khắc Bảo & Nguyễn Trí Sơn phiên âm và khảo đính 10 bản Nôm cổ, Nxb. Nghệ An, Nghệ An 2004, tr.53. Paul Schneider, Dictionnaire historique des ideogrammes Vietnamiens, Domaine Carlone- 98, boulevard Edouard Heriot- BP 209- 06204 NICE Cedex 3 (France) trang 436 ghi: lơ / LƠ. LƠ THƠ, LƯA THƯA. Clairsemé, rare. HD 20I1. Bóng nảy lơ thơ chiều cảnh muộn (Les fleurs), sépanouissent claisemées, dans un paysage de crépusule.” LƠ THƠ từ thế kỉ XVII về trước lại mang nghĩa khác. Từ điển Việt - Bồ - La của de Rhodes ghi: “Lơ thơ: ốm yếu, lử thử, lừ thừ.” [8, tr.223], “Lơ thơ, lơ xơ: ốm yếu.” [8, tr.138]. Câu thơ này tả cây sen cuối hè lúc đã tàn, nhánh lá xơ xác trong chiều hôm. (Xem Hồng Đức quốc âm thi tập.AB.292). Câu này nên phiên là: bóng nấy rơ thơ chầu cảnh muộn, mình hằng đeo đẳng bén mùi hương.
(2) “Lơ thơ” với nét nghĩa là “hờ hững” như từ điển của Génibrel là một nét nghĩa hơi khác trong quá trình biến đổi ngữ nghĩa của từ này, cần phải tìm hiểu thêm. Trong phạm vi của bài viết, chúng tôi tạm chưa đề cập đến.
(3) NQT: Nguyễn Quảng Tuân, NKB: Nguyễn Khắc Bảo, NTC: Nguyễn Tài Cẩn, TA: Thế Anh; xin xem: Nguyễn Du, Đoạn trường tân thanh - Truyện Kiều, đối chiếu Nôm - Quốc ngữ, Thế Anh phiên âm & khảo dị, Nxb. Văn học, 1999, tr.41; Nguyễn Du, Truyện Kiều, Bản Nôm cổ nhất: Liễu Văn đường 1871, Nguyễn Quảng Tuân phiên âm & khảo dị, Trung tâm Nghiên cứu Quốc học & Nxb. Văn học, Tp.Hồ Chí Minh, 2002 tr.56; Nguyễn Tài Cẩn: Tư liệu Truyện Kiều - Bản Duy Minh Thị 1872, Nxb. Đại học Quốc gia, H. 2002, tr.90; Nguyễn Du, Truyện Kiều - Bản Kinh đời Tự Đức 1870, Nguyễn Quảng Tuân phiên âm & khảo dị, Trung tâm Nghiên cứu Quốc học & Nxb. Văn học. 2003, tr.88; Nguyễn Du, Truyện Kiều - Bản cổ nhất khắc in năm 1866 - Liễu Văn đường, Tự Đức thập cửu niên, Nguyễn Khắc Bảo & Nguyễn Trí Sơn phiên âm và khảo đính 10 bản Nôm cổ, Nxb.Nghệ An, Nghệ An 2004, tr.53.
(4) Các tự dạng Nôm của Béhaine chúng tôi lấy từ nguyên bản chép tay, phần dịch trích theo bản dịch của Nguyễn Khắc Xuyên.
(5) Xin xem Nguyễn Tài Cẩn, Thử tìm cách đọc Nôm cho hai chữ SONG VIẾT, Một số vấn đề về chữ Nôm, Nxb. Đại học và Trung học chuyên nghiệp, H. 1985 [tr.181-210], Khảo sát quá trình diễn biến của chữ Nôm thông qua mô hình ngữ âm của chữ (Nguyễn Tài Cẩn, N.V. Xtankevich), nt, [tr.138-tr155].
(6) GS. Nguyễn Tài Cẩn cho rằng bản này khắc ngược thành LA THA. Nhưng với cách ghi tương tự như ở bản Nguyễn Hữu Lập thì chúng tôi cho rằng LA THA là một biến thể của THA LA mà thôi. Nguyễn Quảng Tuân, Thế Anh đều phiên theo mặt chữ là LA THA, nhưng không chú thích gì cả. Trong các từ điển (Génibrel và G.Hue) chỉ thấy ghi chính thể là THA LA mà không thấy ghi biến thể của nó là LA THA. Tuy nhiên, theo khảo sát sơ bộ của chúng tôi, các từ điển cổ không thấy ghi nhận hiện tượng này.
(7) Việc hai âm tiết khác nhau (tuy là gần âm) nằm trong cùng một từ song tiết lại được ghi bằng một mã chữ Nôm là điều không xảy ra trong thực tế. Thường thì, chỉ có trường hợp từ song tiết là từ láy âm mới được ghi như vậy, ví dụ như cạy cạy được ghi bằng 忌 忌, sớm sớm được ghi bằng 歛 歛. Huỳnh Tịnh Paulus Của chỉ ghi mã chữ Nôm cho mục tự, còn các mục từ (từ song tiết) ghi ở dưới thì lại không có chữ Nôm, nên mới có hiện tượng này.
(8) Ngữ liệu bổ sung: trong cuốn Thiền tông khóa hư ngữ lục do Huệ Tĩnh giải nghĩa (thế kỉ XVII, trước sau 1631?), kí hiệu Thư viện Viện Nghiên cứu Hán Nôm AB.268, từ THƠ RƠ xuất hiện hai lần, cả hai lần đều được dùng để dịch từ y hy trong nguyên văn chữ Hán: Thơ rơ mặt nước, sang rỡ rỡ đóm nháng 疎 闾 �� 渃 浪 焒 焒 ? 盎 .55a4 [nv. 依 稀 水 面 度 螢 光, nghĩa là: lơ thơ mặt nước mấy con đom đóm đang bay qua]; Thơ rơ mà rừng trúc rây vàng, thấp thoáng trong sân hoa mà chơi ngọc 舒 疎 麻 棱 竹 篩 黃, 濕 光 中 �� 花 麻 制 玉. 62a5 [依 稀 而 林 竹 篩 金, 隱 暯 而 花 庭 弄 玉]. Tự dạng Nôm ở hai ví dụ này cũng là những cứ liệu hết sức thú vị, bổ sung cho nhận định ban đầu của chúng tôi về cách ghi âm của chữ Nôm cho từ THƠ RƠ.
Từ điển tra cứu & tài liệu tham khảo
1. Đào Duy Anh: Từ điển Truyện Kiều, Phan Ngọc bổ sung và sửa chữa, Nxb. KHXH, H. 1987.
2. Hội Khai trí Tiến đức: Việt Nam tự điển, HANOI Imprimerie Trung-Bac Tan-Van. Mặc Lâm xuất bản.1931.
3. J.F.M. Génibrel: Dictionnaire Annamite - Français (大 越 國 音 漢 字 法 釋 集 成), SaiGon Imprimerie de la mission à Tân Định.1898.
4. Pierre Pegneaux de Béhaine (Bá Đa Lộc Bỉ Nhu): Dictionarium Anamitico Latinum 1772-1772 (Tự vị An nam La tinh), Hồng Nhuệ Nguyễn Khắc Xuyên dịch và giới thiệu, Nxb. Trẻ, 1999.
5. L.J. Taberd: Dictionarium Anamitico- Latinum (南 越 洋 合 字 彙 Nam Việt Dương hiệp tự vị), //.1838.
6. Huỳnh Tịnh Paulus Của: “大 南 國 音 字 彙” Đại Nam quấc âm tự vị, SaiGon Imprimerie REY, CURIOL & Cie, 4, rue d’Adran, 4. 1895-1896; Nxb.Trẻ. 1998 (theo ấn bản 1895-1896).
7. Vương Lộc: Từ điển từ cổ, Trung tâm Từ điển học & Nxb. Đà Nẵng. Hà Nội -Đà Nẵng 1999.
8. A. de. Rhodes: Từ điển Việt Bồ La, Thanh Lãng dịch, Nxb. KHXH, H. 1994.
9. Nguyễn Tài Cẩn: Một số vấn đề về chữ Nôm, Nxb. Đại học và Trung học chuyên nghiệp, H.1985.
10. Vũ Đức Nghiệu: Những từ có liên hệ với nhau về nghĩa và lịch sử âm đầu trong tiếng Việt (Luận án PTS. KH. Ngữ văn), H. 1995.
11. Nguyễn Thúy Khanh, Đào Thản: Khả năng chuyển đổi trật tự âm tiết để tạo biến thể của từ trong các đơn vị từ vựng song tiết, trong Những vấn đề ngôn ngữ học về các ngôn ngữ phương Đông, Viện Ngôn ngữ học, Ủy ban Khoa học Xã hội Việt Nam, H. 1986./.
(Tạp chí Hán Nôm, Số 3 (76) 2006; Tr.44-53)
No comments:
Post a Comment