Từ nguyên 1
Năm 1998 có lần viết một bài về mảng từ Việt Hán trong tiếng Việt trên báo Tuổi trẻ, nêu ra sự khác biệt giữa các từ cô lập – độc lập và bất nghĩa – phi nghĩa – vô nghĩa, có một vị cán bộ hưu trí ở Hà Nội gửi thư căn vặn là giải thích các từ cô lập – độc lập theo từ điển nào, lại làm khó hỏi hai từ phi chính phủ và vô chính phủ khác nhau thế nào về từ pháp. Ban Biên tập chuyển thư tới, vừa bực mình vừa buồn cười nhưng cũng vội trả lời, trong nói “Cách giải thích độc lập và cô lập trong bài viết đối với tôi cũng đơn giản, nên tôi chưa cần tra cứu từ điển hay tài liệu nào cả. Mong ông thông cảm, những người đọc báo hay dựa vào từ điển chứ tôi là người đọc sách, lòng tin vào từ điển cũng có mức độ, vả lại làm khoa học thì phải tìm ra những cái mới và đúng, những cái mà các từ điển chưa có hay có mà sai. Về hai từ phi chính phủ và vô chính phủ mà ông nêu ra để kiểm tra học vấn của tôi thì xin thưa lại thế này: hai từ này có từ pháp giống nhau nhưng ngữ nghĩa của các yếu tố cấu thành đều khác nhau. Phi chính phủ là “không phải chính quyền” (tiếng Anh là non-government) còn vô chính phủ là “không có cấm lệnh” (tiếng Anh là anarchy), chỉ tình trạng hỗn loạn không có trật tự hay thái độ ngang ngạnh bất chấp pháp luật. Còn trong các ví dụ tôi nêu thì có vấn đề từ pháp. Phi trong phi nghĩa là một tính từ có nghĩa là sai trái tà ác, nên phi nghĩa được dùng như một phạm trù đối lập với chính nghĩa, còn bất trong bất nghĩa là một phó từ. Ngoài ra nghĩa trong bất nghĩa chỉ các chuẩn mực lối sống, còn nghĩa trong phi nghĩa chỉ đạo đức chính trị, có nội hàm khác nhau”. Hôm nay giở lại các bài viết thư từ cũ trong máy để tìm vài tư liệu tình cờ nhìn thấy lá thư, nghĩ nhiều người không có thời gian đọc sách tra cứu chắc khó biết rõ về từ nguyên của nhiều từ Việt Hán, lại nhân đang soạn một bảng tra về từ Hoa Hán và từ Việt Hán nên nghĩ trích post lên vài ba mươi từ cũng có thể vửa giúp mọi người có cái giải trí vừa được các bậc thức giả chỉ giáo thêm cho.
英 雄 Anh hùng: anh là tinh hoa của loài cây, hùng là tinh hoa của loài thú, nên anh hùng dùng chỉ kẻ hơn người. Cũng có lối giải thích Kẻ biết được mình là anh, kẻ thắng được mình là hùng (Tự tri giả anh, tự thắng giả hùng), tóm lại anh hùng đều chỉ kẻ có tài thức, tố chất hơn người.
影 響 Ảnh hường: ảnh là cái bóng của vật, hưởng là âm vang của tiếng, chỉ kết quả tất yếu và khách quan của một sự kiện hay quá trình, về sau còn được dùng như động từ, chỉ sự tác động của một hoặc nhiều sự vật tới một hoặc nhiều sự vật khác.
不- 非 – 無 Bất, phi, vô: bất là không, phi là không phải, vô là không có, như Bất nghĩa là không đúng đạo nghĩa, Phi nghĩa là trái với chính nghĩa, Vô nghĩa là không có ý nghĩa, Bất thường là không được bình thường, Phi thường là không phải tầm thường, Vô thường là không có thường hằng vân vân. Ở đây còn có vấn đề từ pháp, chẳng hạn Vô tội là không có tội, nhưng Bất tội trong thành ngữ “Bất tri giả bất tội” mà một số dịch giả truyện võ hiệp ở miền Nam trước tháng 4. 1975 đã sơ suất dịch sai thành (Kẻ không biết thì) không có tội thì phải dịch là không bắt tội. Từ tội ở đây được dùng theo lối ý động pháp trong Hán ngữ, tức Dĩ chi vi tội (lấy đó làm tội), nên bất ở đây là một phó từ.
騈 偶
Biền ngẫu: biền là hai con ngựa được thắng vào một chiếc xe, ngẫu là số chẵn, biền ngẫu là bằng vai sóng đôi với nhau. Loại văn chương có hai vế đối nhau vì thế được gọi chung là biền văn hoặc văn biền ngẫu.
Biền ngẫu: biền là hai con ngựa được thắng vào một chiếc xe, ngẫu là số chẵn, biền ngẫu là bằng vai sóng đôi với nhau. Loại văn chương có hai vế đối nhau vì thế được gọi chung là biền văn hoặc văn biền ngẫu.
跟 腳 Căn cước: căn là gót chân, cước là bàn chân. Khi đi người ta đặt gót chân xuống trước, nên căn đây chỉ gốc rễ, lai lịch, khi bước người ta nhấn bàn chân xuống trước, nên cước đây chỉ hoạt động, hành trạng. Căn cước vì thế được dùng chỉ quê quán lai lịch, tiểu sử hành trạng của một người. Trước 1975 chính quyền miền Nam gọi giấy chứng minh nhân dân là thẻ căn cước là theo ý nghĩa này.
孤 立 – 獨 立
Cô lập – Độc lập: cô là lẻ loi, độc là một mình, lập là đứng, nghĩa bóng là tồn tại. Cô và lập có ý nghĩa tương đồng nhưng cô lập khác độc lập là vì từ pháp, tức cô trong cô lập là động từ còn độc trong độc lập là tính từ. Động từ cô lập này cũng có hai thể chủ động (làm cho kẻ khác bị lẻ loi) và bị động (bị kẻ khác làm cho thành lẻ loi).
Cô lập – Độc lập: cô là lẻ loi, độc là một mình, lập là đứng, nghĩa bóng là tồn tại. Cô và lập có ý nghĩa tương đồng nhưng cô lập khác độc lập là vì từ pháp, tức cô trong cô lập là động từ còn độc trong độc lập là tính từ. Động từ cô lập này cũng có hai thể chủ động (làm cho kẻ khác bị lẻ loi) và bị động (bị kẻ khác làm cho thành lẻ loi).
固 執 – 堅 持 Cố chấp – Kiên trì: cố là chắc, chấp là cầm, kiên là bền, trì là giữ, đều có ý nghĩa cầm chắc giữ bền, nhưng qua thực tế sử dụng của người Việt thì chúng đã được gán cho những sắc thái tình cảm – tâm lý khác nhau, ví dụ kiên trì thường được dùng trong trường hợp có thiện
cảm còn cố chấp thì trong trường hợp có phản cảm, tương tự cặp từ kiên cường – ngoan cố, ví dụ quân ta thì kiên cường đánh trả chứ quân địch thì nhất định phải là ngoan cố chống cự vân vân.
cảm còn cố chấp thì trong trường hợp có phản cảm, tương tự cặp từ kiên cường – ngoan cố, ví dụ quân ta thì kiên cường đánh trả chứ quân địch thì nhất định phải là ngoan cố chống cự vân vân.
斟 酌
Châm chước: đều là rót chất lỏng như trà rượu, nói chung phải ước lượng vật đựng lớn nhỏ cạn sâu thế nào để không bị đổ bị tràn, nên châm chước chỉ việc đắn đo tính toán kỹ càng trước khi làm. Tuy nhiên từ này còn có một ý nghĩa khác vì châm và chước có những nét nghĩa khác nhau. Châm là rót rượu vào bầu hay rót nước vào bình pha trà, chước là rót rượu từ bầu hay rót trà từ bình ra chén (chữ chước có một biến âm là chuốc tức rót mời, như chuốc trà chuốc rượu), tóm lại càng rót thì lượng rượu trà càng ít đi, nên từ này còn được dùng với nghĩa làm cho bớt đi, ví dụ từ kỷ luật hạ xuống cảnh cáo rồi từ cảnh cáo hạ xuống khiển trách vân vân đều là nhờ châm chước, ý nghĩa này đặc biệt thịnh hành trong quan trường Việt Nam hiện nay.
Châm chước: đều là rót chất lỏng như trà rượu, nói chung phải ước lượng vật đựng lớn nhỏ cạn sâu thế nào để không bị đổ bị tràn, nên châm chước chỉ việc đắn đo tính toán kỹ càng trước khi làm. Tuy nhiên từ này còn có một ý nghĩa khác vì châm và chước có những nét nghĩa khác nhau. Châm là rót rượu vào bầu hay rót nước vào bình pha trà, chước là rót rượu từ bầu hay rót trà từ bình ra chén (chữ chước có một biến âm là chuốc tức rót mời, như chuốc trà chuốc rượu), tóm lại càng rót thì lượng rượu trà càng ít đi, nên từ này còn được dùng với nghĩa làm cho bớt đi, ví dụ từ kỷ luật hạ xuống cảnh cáo rồi từ cảnh cáo hạ xuống khiển trách vân vân đều là nhờ châm chước, ý nghĩa này đặc biệt thịnh hành trong quan trường Việt Nam hiện nay.
猶 豫 – 狐 疑
Do dự, hồ nghi: dự là chuẩn bị, do là một loài thú giống khỉ, leo cây rất giỏi nhưng nhút nhát, ở trong núi nghe có tiếng động là sợ người ta tới bắt, vội vàng leo lên cây, hồi lâu mới dám xuống nhưng lại leo lên, cứ thế mấy lần, lúc nào cũng nơm nớp chuẩn bị, nên gọi là do dự. Lại có thuyết nói tục vùng Lũng Tây Trung Quốc gọi chó là do, chó theo chủ ra ngoài thường chạy lên trước rồi dừng lại chờ, nếu lâu không thấy chủ tới lại quay lại đón, cứ thế đi đi lại lại, nên người ta gọi việc ngần ngừ không quyết bề nào là do dự, người Việt Nam thường dùng từ do dự theo nghĩa này. Hồ là con cáo, tính cáo hay nghi ngờ nên người ta gọi kẻ đa nghi là hồ nghi. Tóm lại Do dự hồ nghi là Lo lắng như do (hoặc Phân vân như chó), đa nghi như cáo.
Do dự, hồ nghi: dự là chuẩn bị, do là một loài thú giống khỉ, leo cây rất giỏi nhưng nhút nhát, ở trong núi nghe có tiếng động là sợ người ta tới bắt, vội vàng leo lên cây, hồi lâu mới dám xuống nhưng lại leo lên, cứ thế mấy lần, lúc nào cũng nơm nớp chuẩn bị, nên gọi là do dự. Lại có thuyết nói tục vùng Lũng Tây Trung Quốc gọi chó là do, chó theo chủ ra ngoài thường chạy lên trước rồi dừng lại chờ, nếu lâu không thấy chủ tới lại quay lại đón, cứ thế đi đi lại lại, nên người ta gọi việc ngần ngừ không quyết bề nào là do dự, người Việt Nam thường dùng từ do dự theo nghĩa này. Hồ là con cáo, tính cáo hay nghi ngờ nên người ta gọi kẻ đa nghi là hồ nghi. Tóm lại Do dự hồ nghi là Lo lắng như do (hoặc Phân vân như chó), đa nghi như cáo.
特 別
Đặc biệt: đặc là một con bò, trong nghi lễ thời vua Thuấn có một lễ tế chỉ giết một con bò, gọi là lễ Đặc. Biệt là riêng biệt, tách ra. Đặc biệt lúc đầu dùng chỉ những hiện tượng, sự vật đơn nhất, độc đáo không thuộc hệ thống nào, về sau được mở rộng ý nghĩa, dùng để nhấn mạnh một hiện tượng, sự vật nào đó.
Đặc biệt: đặc là một con bò, trong nghi lễ thời vua Thuấn có một lễ tế chỉ giết một con bò, gọi là lễ Đặc. Biệt là riêng biệt, tách ra. Đặc biệt lúc đầu dùng chỉ những hiện tượng, sự vật đơn nhất, độc đáo không thuộc hệ thống nào, về sau được mở rộng ý nghĩa, dùng để nhấn mạnh một hiện tượng, sự vật nào đó.
嫁 娶
Giá thú: giá là gả chồng, thú là cưới vợ. Giá thú được dùng chỉ việc cưới vợ gả chồng nói chung. Trước 1975 chính quyền miền Nam gọi giấy đăng ký kết hôn là giấy giá thú là theo ý nghĩa này.
Giá thú: giá là gả chồng, thú là cưới vợ. Giá thú được dùng chỉ việc cưới vợ gả chồng nói chung. Trước 1975 chính quyền miền Nam gọi giấy đăng ký kết hôn là giấy giá thú là theo ý nghĩa này.
欣喜
Hân hỷ: vui vè mừng rỡ, có lẽ thông qua một trung gian âm đọc Hoa Hán nào đó rồi biến âm thành hớn hở trong tiếng Việt. Có thể chính từ này đã đảo ngược thành hỷ hân rồi biến âm thành hí hửng.
Hân hỷ: vui vè mừng rỡ, có lẽ thông qua một trung gian âm đọc Hoa Hán nào đó rồi biến âm thành hớn hở trong tiếng Việt. Có thể chính từ này đã đảo ngược thành hỷ hân rồi biến âm thành hí hửng.
歡喜
Hoan hỷ: hoan là cười nói vui vẻ, hỷ là có điều vui mừng trong lòng hiện ra ngoài mặt, tóm lại hoan chỉ mới là thái độ vui vẻ bề ngoài. Điểm khác biệt tinh tế này thể hiện qua việc tạo từ, chẳng hạn buông thả chơi bời gọi là truy hoan, họp mặt bạn bè đồng sự ăn uống vui chơi gọi là liên hoan chứ không ai gọi là truy hỷ, liên hỷ, nhưng tới dự đám cưới thì nhất định phải chúc mừng song hỷ mới êm, chứ nếu chúc cô dâu chú rể song hoan thì đúng là cầm bằng chửi cha hai họ.
Hoan hỷ: hoan là cười nói vui vẻ, hỷ là có điều vui mừng trong lòng hiện ra ngoài mặt, tóm lại hoan chỉ mới là thái độ vui vẻ bề ngoài. Điểm khác biệt tinh tế này thể hiện qua việc tạo từ, chẳng hạn buông thả chơi bời gọi là truy hoan, họp mặt bạn bè đồng sự ăn uống vui chơi gọi là liên hoan chứ không ai gọi là truy hỷ, liên hỷ, nhưng tới dự đám cưới thì nhất định phải chúc mừng song hỷ mới êm, chứ nếu chúc cô dâu chú rể song hoan thì đúng là cầm bằng chửi cha hai họ.
康 莊 Khang trang: khang là chỗ ngã năm, trang là chỗ ngã sáu trên đường đi, nói chung đều phải to lớn rộng rãi, nên khang trang về sau được dùng rộng ra để chỉ cả những kiến trúc dân dụng như nhà cửa cung điện to lớn rộng rãi.
領 袖
Lãnh tụ: lãnh là cổ áo, tụ là ống tay áo. Đây là hai bộ phận đầu tiên mà khi mặc áo người ta phải nắm lấy, nên sau dùng ví với người đứng đầu, người quan trọng nhất của một tổ chức hay phong trào.
Lãnh tụ: lãnh là cổ áo, tụ là ống tay áo. Đây là hai bộ phận đầu tiên mà khi mặc áo người ta phải nắm lấy, nên sau dùng ví với người đứng đầu, người quan trọng nhất của một tổ chức hay phong trào.
潤 筆
Nhuận bút: làm ướt ngòi bút. Ngày xưa người ta viết bằng bút lông, nếu lâu ngày ngòi bút không được thấm ướt lông sẽ khô giòn gãy rụng (câu “Trúc se ngọn thỏ…” trong Truyện Kiều là chĩ chuyện này), nên kẻ xin văn xin chữ người ta rồi thù lao bằng tiền thì nói nhã là tiền nhuận bút. Về sau các nhà xuất bản, tòa báo trả tiền sách tiền bài cho tác giả cũng dùng từ này, dù rằng hàng trăm năm nay đại đa số người viết đã không dùng bút lông nữa. Cái lạ là khi trả tiền cho ảnh đăng báo người ta lại gọi là nhuận ảnh (làm ướt ảnh hay máy ảnh?)… Riêng chữ nhuận này còn biến âm thành từ nhuần trong tiếng Việt như nhuần thấm, nhuần nhã (chỉ dáng vẻ sáng sủa tươi tắn), nhuần nhị (chỉ dáng vẻ mềm mại mịn màng).
宂 擾
Nhũng nhiễu: quấy rầy không cho yên, dường như chính từ này đã biến âm thành nhõng nhẽo.
Nhuận bút: làm ướt ngòi bút. Ngày xưa người ta viết bằng bút lông, nếu lâu ngày ngòi bút không được thấm ướt lông sẽ khô giòn gãy rụng (câu “Trúc se ngọn thỏ…” trong Truyện Kiều là chĩ chuyện này), nên kẻ xin văn xin chữ người ta rồi thù lao bằng tiền thì nói nhã là tiền nhuận bút. Về sau các nhà xuất bản, tòa báo trả tiền sách tiền bài cho tác giả cũng dùng từ này, dù rằng hàng trăm năm nay đại đa số người viết đã không dùng bút lông nữa. Cái lạ là khi trả tiền cho ảnh đăng báo người ta lại gọi là nhuận ảnh (làm ướt ảnh hay máy ảnh?)… Riêng chữ nhuận này còn biến âm thành từ nhuần trong tiếng Việt như nhuần thấm, nhuần nhã (chỉ dáng vẻ sáng sủa tươi tắn), nhuần nhị (chỉ dáng vẻ mềm mại mịn màng).
宂 擾
Nhũng nhiễu: quấy rầy không cho yên, dường như chính từ này đã biến âm thành nhõng nhẽo.
風 雅
Phong nhã: tên hai phần trong Kinh Thi của Trung Quốc, Phong chỉ thơ ca dân gian các nước chư hầu, Nhã gồm Đại nhã và Tiểu nhã tức lời các bài hát trong những dịp lễ nghi yến tiệc của triều đình thời Chu. Sau khi được coi là một trong những kinh điển cơ bản của Nho gia, Kinh Thi thường được người học trích dẫn, vận dụng thậm chí cả trong lời ăn tiếng nói hàng ngày, vì thế Phong nhã dần dần trở thành từ chỉ chung người có học vấn, văn chương.
Phong nhã: tên hai phần trong Kinh Thi của Trung Quốc, Phong chỉ thơ ca dân gian các nước chư hầu, Nhã gồm Đại nhã và Tiểu nhã tức lời các bài hát trong những dịp lễ nghi yến tiệc của triều đình thời Chu. Sau khi được coi là một trong những kinh điển cơ bản của Nho gia, Kinh Thi thường được người học trích dẫn, vận dụng thậm chí cả trong lời ăn tiếng nói hàng ngày, vì thế Phong nhã dần dần trở thành từ chỉ chung người có học vấn, văn chương.
鋪
Phố. Chữ này có khi viết là kim + phủ, có khi viết là xá + phủ, nghĩa là cửa hàng buôn bán, thật ra cũng không có gì đáng nói. Chỉ là trong tiếng Việt có hiện tượng một số phụ âm đầu Việt Hán như ph, k (c), tr chuyển thành b, g, ch làm hình thành một cách đọc chữ Hán của người Việt thời cổ mà Giáo sư Nguyễn Tài Cẩn gọi là cách đọc Cổ Hán Việt như phi => bay, phòng => buồng, phụ => bố, phủ => búa, kê => gà, cận => gần, ký => ghi, cưỡng => gượng, trà => chè, trản => chén, trì => chầy, trình => chiềng. Chữ búa trong từ chợ búa chính là chữ phố này biến âm theo quy luật ngữ âm nói trên.
Phố. Chữ này có khi viết là kim + phủ, có khi viết là xá + phủ, nghĩa là cửa hàng buôn bán, thật ra cũng không có gì đáng nói. Chỉ là trong tiếng Việt có hiện tượng một số phụ âm đầu Việt Hán như ph, k (c), tr chuyển thành b, g, ch làm hình thành một cách đọc chữ Hán của người Việt thời cổ mà Giáo sư Nguyễn Tài Cẩn gọi là cách đọc Cổ Hán Việt như phi => bay, phòng => buồng, phụ => bố, phủ => búa, kê => gà, cận => gần, ký => ghi, cưỡng => gượng, trà => chè, trản => chén, trì => chầy, trình => chiềng. Chữ búa trong từ chợ búa chính là chữ phố này biến âm theo quy luật ngữ âm nói trên.
Cần nói thêm là Từ điển tiếng Việt của nhóm Hoàng Phê, Nxb. Khoa học xã hội, 1988 chỉ định nghĩa Chợ búa là “chợ (nói khái quát)”, không nêu được ý nghĩa của từ búa. Cũng có người tìm cách giải thích ý nghĩa từ này, nhưng lại suy diễn theo kiểu cảm tính nên đã kết luận búa tức bến nói chệch đi, rồi dẫn câu Trên bến dưới thuyền để minh họa. Khoảng cuối 1996 có lần cố Giáo sư Trần Quốc Vượng vào Sài Gòn nhờ anh Đặng Văn Thắng hiện là giảng viên Khoa Sử Đại học Tổng hợp thành phố chở tới nhà tôi chơi, uống rượu nói chuyện chữ nghĩa một hồi anh Vượng cao hứng cũng nói thế, lúc ấy tôi bực mình lại đã ngà ngà bèn lớn tiếng “Anh không biết thì im đi, đừng suy diễn bậy bạ, quy luật ngữ âm nào cho phép bến chuyển thành búa chứ”, rồi giải thích như trên, lại nói thêm chợ là nơi mua bán không có xây dựng cơ sở hạ tầng, kiểu như các chợ quê trước kia, còn búa tức phố là nơi mua bán có xây dựng cửa hiệu kho hàng vân vân, tóm lại là đã bước vào môi trường và kiểu thức kinh doanh ở đô thị. Lúc đầu có lẽ anh Vượng hơi giận nên không nói gì, nhưng kế đó thì gật gù. Cũng vì chữ búa này mà có lần tôi đụng Giáo sư Nguyễn Đức Dân ngay tại nhà y, hôm ấy y nói chữ búa ấy có thể là trong tiếng Mường rồi toan lấy từ điển Việt Mường gì đó ra tra. Tôi cười nhạt nói anh không cần tra đâu, nếu người Mường có phố thì họ thành người Kinh trước người Việt rồi, y hơi quê bèn thôi. Tôi kể lại những chuyện này không phải để khoe, mà để mọi người thấy rằng muốn tìm hiểu ngôn ngữ thì phải có kiến thức toàn diện không những về ngôn ngữ mà còn cả về lịch sử, văn hóa và xã hội, chứ không thể suy diễn theo cảm tính chủ quan mà tìm được kết luận chính xác hay hợp lý đâu.
複 雜 Phức tạp: phức là áo nhiều lớp, tạp là nhiều sự vật xen lẫn với nhau. Phức tạp dùng chỉ trạng thái hay hiện tượng nhiều sự vật khác nhau trộn lẫn đan xen với nhau, khó nhận dạng và phân biệt rạch ròi.
複 雜 Phức tạp: phức là áo nhiều lớp, tạp là nhiều sự vật xen lẫn với nhau. Phức tạp dùng chỉ trạng thái hay hiện tượng nhiều sự vật khác nhau trộn lẫn đan xen với nhau, khó nhận dạng và phân biệt rạch ròi.
乘
Thặng, thừa. Chữ này có hai âm, đọc là thặng là danh từ, nghĩa là cỗ xe bốn ngựa kéo, đọc là thừa là động từ, nghĩa là cưỡi xe. Phật giáo có hai đường lối tu hành được ví với cỗ xe, một chủ trương con người phải từng bước giác ngộ (tiệm ngộ) gọi là Tiểu thặng (cỗ xe nhỏ), một chủ trương con người có thể đột nhiên giác ngộ (đốn ngộ) gọi là Đại thặng (cỗ xe lớn), nhưng nhiều người vẫn gọi lầm là Tiểu thừa, Đại thừa. Theo một số nhà nghiên cứu, sự lầm lẫn này chủ yếu xuất phát từ Hán Việt từ điển của Đào Duy Anh trước 1945.
切 磋 Thiết tha: thiết là cắt, tha là mài, chữ trong Kinh Thi, Vệ phong, Kỷ úc “Như thiết như tha… Chung bất khả huyên hề” (Như cắt như mài… Không thể quên được chừ), thật ra ca ngợi Vệ Vũ công là người quân tử biết trau dồi tài đức nên được nhân dân yêu mến nhớ nhung. Nhưng trong mảng từ Việt Hán từ này lại có nét nghĩa khác với ở Trung Quốc, chỉ việc yêu mến nhớ nhung tới mức thấy trong lòng như bị cắt bị mài, nhiều khi đảo ngược thành Tha thiết. Trong phương ngữ Bắc cổ từ này biến âm thành Se sắt, về sau lại biến âm thành Da diết, kế lại có một biến âm mang ý vị trào lộng là Ra rít.
Thặng, thừa. Chữ này có hai âm, đọc là thặng là danh từ, nghĩa là cỗ xe bốn ngựa kéo, đọc là thừa là động từ, nghĩa là cưỡi xe. Phật giáo có hai đường lối tu hành được ví với cỗ xe, một chủ trương con người phải từng bước giác ngộ (tiệm ngộ) gọi là Tiểu thặng (cỗ xe nhỏ), một chủ trương con người có thể đột nhiên giác ngộ (đốn ngộ) gọi là Đại thặng (cỗ xe lớn), nhưng nhiều người vẫn gọi lầm là Tiểu thừa, Đại thừa. Theo một số nhà nghiên cứu, sự lầm lẫn này chủ yếu xuất phát từ Hán Việt từ điển của Đào Duy Anh trước 1945.
切 磋 Thiết tha: thiết là cắt, tha là mài, chữ trong Kinh Thi, Vệ phong, Kỷ úc “Như thiết như tha… Chung bất khả huyên hề” (Như cắt như mài… Không thể quên được chừ), thật ra ca ngợi Vệ Vũ công là người quân tử biết trau dồi tài đức nên được nhân dân yêu mến nhớ nhung. Nhưng trong mảng từ Việt Hán từ này lại có nét nghĩa khác với ở Trung Quốc, chỉ việc yêu mến nhớ nhung tới mức thấy trong lòng như bị cắt bị mài, nhiều khi đảo ngược thành Tha thiết. Trong phương ngữ Bắc cổ từ này biến âm thành Se sắt, về sau lại biến âm thành Da diết, kế lại có một biến âm mang ý vị trào lộng là Ra rít.
No comments:
Post a Comment