Wednesday 19 December 2012

Vì sao người viết sai chính tả không đủ tư cách bàn chuyện khoa học xã hội?



Trước hết là người đó không có khả năng diễn đạt chính xác, rõ ràng điều mình cần phát biểu. Đố ai hiểu được từ bàng bạt trong câu sau có nghĩa là gì:
Trên thế giới có hàng trăm tập san khoa học xã hội và bàng bạt trong những tập san này là phương pháp định lượng.
Bàng bạc? Bàn bạc?
Khả năng diễn đạt kém thường đi cùng với khả năng đọc hiểu kém vì không thể phân biệt ý nghĩa của các từ ngữ có cùng cách phát âm. Nói tóm lại là giao tiếp bằng văn bản viết gặp trở ngại mà đây lại là một kênh giao tiếp quan trọng trong cộng đồng khoa học.
Viết đúng chính tả là một quá trình rèn luyện gian khổ, dài lâu. Qua quá trình đó người viết thụ đắc những tri thức và những kỹ năng quan trọng về ngôn ngữ, lịch sử, văn hóa. Không có những hiểu biết đó, lấy gì để bàn chuyện văn hóa, lịch sử, ngôn ngữ? Bởi vậy xưa nay thi cử rớt về chính tả là nhiều và dân văn-sử-địa-triết càng học lên cao càng bị chấm gắt về khoản đó. Chuyện một người thiếu hiểu biết đơn thương độc mã xông vào chỗ cácnhà khoa học xã hội hội nghị để cao giọng chê bai Các ông bà không biết cách nghiên cứu khoa học xã hội là chuyện của đời loạn, không còn một thứ tôn ty giá trị nào hết.
Con người ta ai cũng nuôi tí đỉnh tham vọng, cao vọng, cuồng vọng nhưng cũng nên tiết chế vừa vừa phải phải thôi. Hô hào cải tạo thế giới nhưng không cải tạo nổi bản thân, đòi hỏi cải tổ hệ thống này, chế độ nọ nhưng không tìm ra cách giúp chính mình viết đúng chính tả là sao? Ai dám tin người ấy? Đó là một lý do nữa để người viết sai chính tả kính cẩn tránh xa các cuộc hội nghị khoa học xã hội.

8 comments:

  1. Theo quan sát và hiểu biết cá nhân thì ở Việt Nam hình như chưa có nhiều nghiên cứu về chứng dyslexia thì phải, và cũng không có nhiều nghiên cứu về việc liệu có tồn tại chứng dyslexia đối với ngôn ngữ Việt hay không. Nhiều người có tư duy, trí tuệ phát triền đầy đủ nhưng nếu bị mắc 1 kiểu dyslexia thì sẽ gặp khó khăn trong việc đọc chữ, hoặc viết chính tả, hoặc ghi nhớ đường nét ký hiệu.

    Em không phải chuyên gia về chuyện này, chỉ nêu một ý kiến phản biện. Bên phương Tây hiện giờ đang rất chú trọng tới dyslexia. Ở các trường đại học, người ta cho các sinh viên bị dyslexia thêm giờ để làm bài thi cùng với nhiều hỗ trợ khác. Họ coi đó là để tái lập công bằng.

    Liệu việc viết đúng sai chính tả trong tiếng Việt có phải là liên quan tới dyslexia?

    ReplyDelete
    Replies
    1. Ý kiến của Cá rất thú vị. Cảm ơn bạn.

      Delete
  2. có chi mà ko hiểu "bàng bạc" bác hè:
    http://tudien.xalo.vn/tratu/b%C3%A0ng_b%E1%BA%A1c
    http://tratu.soha.vn/dict/vn_vn/B%C3%A0ng_b%E1%BA%A1c
    http://vi.oldict.com/b%C3%A0ng+b%E1%BA%A1c/

    ReplyDelete
  3. Bác tra giúp từ "bàng bạt" xem.

    ReplyDelete
  4. Không tìm thấy "bàng bạt", chỉ thấy:
    滂孛 bàng bột:
    1. Nước bị cản mà chảy vọt lên.
    2. Khí bất bình.

    Trớt huớt!

    ReplyDelete
  5. Tôi khá ngạc nhiên khi đọc bài viết này. Nói thật nó nghe khá hằn học. Từ một lỗi chính tả của GS Nguyễn Văn Tuấn, người viết bài có vẻ cố tình đánh vào vấn đề nhân cách hay cá tính của GS chứ không hề phản biện lại những điểm mà GS NVT nêu trong bài viết của mình. Chưa nói đến việc 1 người ở nước ngoài 30 năm thì việc viết sai chính tả 1 chút cũng dễ hiểu, bản thân bề dày học thuật của GS NVT không phải là không đáng tôn trọng. Trong bài viết của mình, tôi thấy GS cũng không hề tỏ ra trịch thượng hay trên cơ ai cả. Nếu đọc blog của GS thường xuyên hơn thì người viết bài trên đây chắc cũng nhận thấy như vậy. GS thường có luận điểm và luận cứ rõ ràng. Còn cái lối tranh luận đánh vào cá nhân thay vì đánh vào luận điểm như bài viết trên, nói thật, tôi thấy thất vọng.

    ReplyDelete
  6. Nếu đọc blog của GS đó thường xuyên chắc Gau đếm được nhiều hơn chứ không chỉ một lỗi (hay một chút lỗi) chính tả. Viết sai là chuyện bình thường, ai cũng có thể có lúc viết sai. Bài này không nói về chuyện đó. Bài này cũng không nói gì về nhân cách của ai. Nội dung bài này có thể tóm tắt như sau: Người viết sai chính tả (đến mức thảm hại) không nên ghé thăm các hội nghị khoa học xã hội.

    ReplyDelete
  7. Các bạn có thể cho xin địa chỉ blog của GS Nguyễn Văn Tuấn được không ạ?

    ReplyDelete