Thursday 20 December 2012

Quảng Nam Đà Nẵng qua các địa danh (Cổng thông tin điện tử thành phố Đà Nẵng)

A Sông bắt nguồn từ hướng tây bắc xã Atieng, huyện Hiên (nay thuộc Tây Giang), chảy theo hướng bắc nam, đổ vào sông Bung theo chiều dọc của hai huyện Tây Giang và Đông Giang. Trên đôi bờ của sông A Vương là những buôn làng của người Cơ tu vùng trung và vùng cao cánh phía Nam. Nhà máy thủy điện lớn trên sông này có công suất 210MW đã được khởi công vào quý 3/2003 và được phát điện lên lưới điện quốc gia năm 2008.
Ái Nghĩa
Làng
 thuộc tổng Đức Hạ, huyện Đại Lộc đầu thế kỷ XX.
Ái Nghĩa
Thị trấn
 huyện lỵ thuộc huyện Đại Lộc thành lập ngày 14/3/1984 theo Quyết định số 40/HĐBT của Hội đồng Bộ trưởng trên cơ sở trích một phần đất các xã Đại Phước, Đại Hiệp, Đại An, Đại Hòa và Đại Nghĩa.
An Điềm
Đồn 
biên phòng do thực dân Pháp thiết lập ở thượng nguồn sông Con, phía tây bắc huyện Đại Lộc, nhằm kiểm soát việc giao lưu giữa thương lái ở đồng bằng và vùng dân tộc ít người Cơ tu. Sau ngày giải phóng tại nơi đây, một nhà máy thủy điện mang tên An Điềm công suất 5000KW được xây dựng.
Amaravati
Vùng đất
 với tên gọi bằng tiếng Sanscrit do Louis Finot phát hiện đầu tiên trên một văn bia Mỹ Sơn, được phiên âm bằng mẫu tự Latin để chỉ vùng lãnh thổ thuộc Quảng Nam ngày nay. Trong tác phẩm “Vương quốc Chăm pa” xác định Amaravati chính là địa bàn tỉnh Quảng Nam ngày nay.
http://www.danangcity.gov.vn/images/danang/image/Phong%20c%E1%BA%A3nh%20VN/dia%20danh/my-son.jpg
 An Hải
Thành
 nằm bên bờ phía đông sông Hàn, đối ngạn với thành phố Điện Hải, nay thuộc phường An Hải Đông, quận Sơn Trà. Ban đầu thành được đắp bằng đất vào năm Gia Long thứ 12. Năm Minh Mạng thứ 11 (1830) được xây lại bằng gạch sự điều khiển của Phó đô thống chế trung dinh Đồng Văn Trương với 3000 biền binh từ Thanh Nghệ vào làm việc trong nhiều tháng.
http://www.danangcity.gov.vn/images/danang/image/Phong%20c%E1%BA%A3nh%20VN/dia%20danh/an%20hai(1).jpg
An Hòa
Cửa biển
 còn có tên là Hiệp Hòa, Đại Áp (Đại Nam nhất thống chí) nơi các dòng sông Bến Ván, Tam Kỳ và Trường Giang đổ nước ra biển, thuộc huyện Tam Kỳ, nay là huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam.
An Hòa
Làng biển
 thuộc tổng An Hòa, phủ Tam Kỳ đầu thế kỷ XX.
An Hòa
Khu kỹ nghệ 
đặt ở miền Tây huyện Duy Xuyên, bên phía hữu ngạn sông Thu Bồn do chuyên gia Mỹ, Đức thiết kế, bắt đầu xây dựng vào năm 1960. Theo đồ án, khu kỹ nghệ có một nhà máy điện một vạn kw chạy bằng than anthracite Nông Sơn. Do chiến tranh ác liệt, khu kỹ nghệ nằm trong khu vực tranh chấp quyết liệt giữa ta và địch nên đến năm 1965, kế hoạch bị đình lại. Đến năm 1973, các thiết bị được dỡ chuyển đi, chỉ còn lại tường rào và nền móng một số nhà cửa.
An Nông
Huyện
 trong số 5 huyện thuộc phủ Điện Bàn ở thế kỷ 18, gồm 2 tổng, 34 làng, 7 phường, 1 man.
An Tân
Sông
 bắt nguồn từ dãy núi Răng Cưa phía tây nam (ranh giới giữa hai tỉnh Quảng Nam và Quảng Ngãi), chảy qua thị tứ An Tân, tục danh là Bến Ván, đổ ra cửa biển Đại Áp, nay là cửa An Hòa thuộc huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam.
http://www.danangcity.gov.vn/images/danang/image/Phong%20c%E1%BA%A3nh%20VN/dia%20danh/an%20tan.jpg
An Tân
Cầu
, tên của hai cầu ôtô và cầu xe lửa ở cạnh nhau, nằm song song bắc qua sông An Tân, dài 75m thuộc thị trấn Núi Thành, huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam.

Ba Bến: Ngã ba sông, nơi dòng sông Con đổ vào sông Vu Gia. Tại làng Hà Tân, nơi đây có đò ngang sang đất Đại Hồng. Dân gian quen gọilà đò Ba Bến.

Ba Khe
Khu vực
 nằm ở phía Tây Động Hà Sống thuộc xã Đại Lãnh, huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam. Địa hình một bên là núi cao, một bên là sông Vu Gia. Đoạn quốc lộ 14B chạy ngang qua đây có 3 cây cầu vượt qua liên tiếp 3 khe lớn: khe Hà Thanh, khe Giữa, khe Bàu Đơn.
Bà Nà
Núi,
 dân gian thường gọi là núi Chúa, cao 1482m, thuộc dãy Trường Sơn, cách thành phố Đà Nẵng 28km về phía Tây. Bắc giáp sông Cu Đê và xã Hòa Bắc, nam giáp sông Lỗ Đông, đông giáp xã Hòa Ninh và Hòa Phú, Tây giáp huyện Đông Giang. Đỉnh núi thường bị che phủ. Sườn núi là đầu nguồn của nhiều con sông: Cu Đê, Vàng, Thúy Loan, Lỗ Đông.
http://www.danangcity.gov.vn/images/danang/image/Phong%20c%E1%BA%A3nh%20VN/dia%20danh/bana.jpg

Bà Rén
Xứ đất
 thời Chăm pa có một ngôi đền thờ tượng rắn thần Nagar bằng sa thạch. Sách Phủ biên tạp lục của Lê Quý Đôn viết vào thế kỷ 18 ghi “Ba xứ Phường Tây, Thu Bồn và Vực Rắn đều là đại đồng điền của hai phủ Thăng Hoa và Điện Bàn”.
Bà Rén
Cầu
 trên quốc lộ 1A, bắc qua sông Bà Rén dài 250m thuộc xã Duy An, huyện Duy Xuyên, Quảng Nam.
Bà Rén 
Chợ 
thuộc loại lớn ở nông thôn, quy tụ các luồng hàng lâm thổ sản trong vùng, nằm cạnh phía tây quốc lộ 1A và gần sông Bà Rén nên rất thuận tiện về mặt giao thông.
Bãi Ông
Di chỉ khảo cổ
 được khai quật vào tháng 6.2000, các hiện vật có niên đại từ 3000-3100 năm. Hiện vật được tìm thấy gồm: bàn mài, rìu tứ giác được mài toàn thân, nàn nghiền, dọi xe sợi, chì lưới bằng gốm.
http://www.danangcity.gov.vn/images/danang/image/Phong%20c%E1%BA%A3nh%20VN/dia%20danh/bai%20ong.jpg

Bảo An
Làng
 ở phía Tây Gò Nổi (giữa hai nhánh sông Thu Bồn) thuộc xã Điện Quang, huyện Điện Bàn. Đây là một làng đặc biệt nhất của tỉnh Quảng Nam, được coi là đô thị hóa khá sớm, trước Cách mạng Tháng Tám 1945, với sự phát triển của các nghề thủ công như làm đường cát, nuôi tằm, ươm tơ, dệt lụa,..
Bàu Trám 
Di chỉ khảo cổ
 được phát hiện năm 1979 tại xã Tam Anh, huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam, thuộc nền văn hóa Sa Huỳnh. Di tích, di vật gồm hàng chục rìu đá, cuốc đá, bàn mài, khuyên tai, …Bàu Trám là nơi xưa kia có nhiều cây trám mọc.
Bằng An
Làng
 thuộc tổng Hạ Nông, phủ Điện Bàn, huyện Điện Bàn, Quảng Nam. Nơi đây có một tháp Chăm được xây dựng vào khoảng thế kỷ 10 lấy tên là Linga Paramesvara. Tháp Bằng An là ngôi tháp duy nhất có mặt bằng hình bát giác của người Chăm còn tồn tại đến nay.
Bằng Than
Thắng cảnh
 được cấu tạo bằng những lớp phiến thạch đen như than, có nguồn gốc trầm tích biển xếp chồng lên nhau sát biển, dài khoảng 3km, cao khoảng 100m, bao quanh mũi An Hòa, xã Tam Hải, huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam. Trên mặt dãy đá khá bằng phẳng, thời chiến tranh, trực thăng Mỹ thường đổ quân nơi đây trong các trận càn. Bằng có nghĩa là bằng phẳng.
Bến Cồn Chăm
Bến sông
 rộng ở làng Bàn Thạch, nay thuộc xã Duy Vinh, huyện Duy Xuyên, là điểm hội tụ của ba dòng sông chính: Thu Bồn, Bà Rén, Trường Giang trước khi đổ ra Cửa Đại. Xưa, đây là điểm cuối của đường bộ nối từ kinh đô Simhapura (Trà Kiệu) đến cửa Đại Chiêm, một bến cảng quan trọng của Vương quốc Chăm pa, nay là Cửa Đại.
Bến Dầu
Chợ 
nằm ở tả ngạn sông Thu Bồn, đồng thời là một bến ghe thuyền, thuộc xã Đại Thạnh, huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam. Các nguồn hàng lâm thổ sản khai thác từ rừng phía tây vào cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX, mà mặt hàng đặc trưng là dầu rái, được tập trung về đây, rồi chở đi tiêu thụ ở Hội An, Đà Nẵng và các tỉnh.
Bến Giằng
Vùng đất
 nơi ngã ba con sông Thanh đổ vào sông Nước Mỹ, có một bãi cát bằng phẳng nằm ở phía trên thác, làm nơi bến đậu của ghe thuyền có tên là Bến Giằng Xay. Về sau bến Giằng Xay được rút gọn lại còn Bến Giằng. Năm 1948, chính quyền cách mạng lập châu Bến Giằng, sau đổi thành huyện Giằng, nay là huyện Nam Giang, tỉnh Quảng Nam.
Bến Hiên
Vùng đất
 nơi ngã ba sông Trăng chảy vào sông Con có một bãi bồi rộng. Đầu thế kỷ XX, có một người miền xuôi lên đây vỡ hoang trồng lúa, bắp, ..Ghe lái buôn chở hàng lên đổi với người dân tộc ghé vào đây. Người Cơ tu đem lâm sản từ các buôn làng đổi lấy muối, vải,..Năm 1950, đơn vị hành chính cấp huyện được thành lập để quản lý các thôn làng các dân tộc phía Tây bắc Quảng Nam lấy tên là huyện Hiên, nay là huyện Đông Giang và huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam.
Bến Trễ
Bến sông
 nằm bên sông Cổ Cò, thuộc làng Thanh Hà, Hội An. Trễ từ cổ chỉ một loại xuồng, ghe nhỏ đan bằng tre, trét dầu rãi, bề ngang từ 50 – 80 cm, bề dài từ 4 -5m, được ngư dân dùng để đánh bắt tôm, cá,..
Bến Ván
Bến thuyền
 tên chữ là Bản Tân, nằm bên hữu ngạn con sông cùng tên. Ngày xưa gỗ khai thác từ nguồn Hữu Ban chuyển theo đường nước về đây, được xẻ thành ván cung cấp cho ngành đóng thuyền và làm đỗ gia dụng. Bến Ván nay thuộc thị trấn Núi Thành huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam.
Bồ Đồ
Núi đất
 cao 55m so với mực nước biển, đỉnh tương đối bằng phẳng, rộng 1,5km2, làm ranh giới giữa hai xã Điện Tiến và Điện Thọ.
Về nguồn gốc địa danh Bồ Bồ được giải thích như sau: Nguyên đây là đỉnh cao nhất của cụm “núi đất” dài hơn 2km, thuộc làng Đức Ký. Sau “Hiệp ước phòng thủ chung” ở Đông Dương giữa Pháp và Nhật được ký kết, quân Nhật được tự do đóng quân ở Đông Dương. Trên đất Điện Bàn, Nhật xây dựng căn cứ dã chiến để bảo vệ Đà Nẵng, thường được gọi là “trảng Nhật”. Cùng lúc đó, xây trên đỉnh cao của núi đất một trạm bằng gạch, bên trên đặt một vật hình tròn bằng gỗ , ở xã trông giống cái bồ đựng thóc, sơn nửa đỏ, nửa trắng để làm dấu hiệu dẫn đường cho máy bay Nhật. Nưm 1949, giắc Pháp đóng một đồn lớn trên núi Bồ Bồ, nhằm án ngữ mặt phía nam bảo vệ Đà Nẵng, ngày 19/7/1954, sau hai giờ chiến đấu, quân ta đã tiêu diệt cứ điểm Bồ Bồ, diệt 100 tê, bắt sống 300 tên, trong đó có 1 đại tá. Sau ngày toàn thắng, tượng đài chiến thắng được xây dựng trên đỉnh Bồ Bồ.
Bồng Miêu
Sông 
bắt nguồn từ dãy núi Răng Cưa và núi Gió Quýt chảy vào sông Tiên, đoạn này dài khoảng 8m, rồi nhập với sông Tranh ở ngã ba Na Sơn.
http://www.danangcity.gov.vn/images/danang/image/Phong%20c%E1%BA%A3nh%20VN/dia%20danh/bong%20mieu.jpg
Bồng Miêu 
Mỏ vàng
 lớn nhất nước, nằm gọn ở xã Trà Kot, huyện Trà My, tỉnh Quảng Nam. Địa danh gốc Chăm pa nghĩa là cánh đồng vàng. Năm 1895, một công ty cổ phần Pháp bắt đầu khai thác và đến năm 1942 thì ngừng hoạt động. Tổng số vàng khai thác trong 47 năm lên đến 3500kg. Nơi đây còn lưu lại dấu vết khai thác của người Chăm, sau đó là người Việt và người Hoa, cuối thế kỷ 19 là người Pháp. Năm 2008-2009, sản lượng vàng khai thác đạt 300-400kg /năm.
Bửu Châu
Hòn núi
 nhân tạo cao 48m, được gọi là hòn Non Trượt, tọa lạc tại làng Trà Kiệu, xã Duy Sơn, huyện Duy Xuyên. Tương truyền đây là kỳ đài nằm trong kinh thành Trà Kiệu của Vương Quốc Chăm pa. Năm 1607, chúa Nguyễn Hoàng cho xây dựng chùa Bửu Châu sau chùa Thiên Mụ 6 năm. Năm 1898, nhà thờ đạo Thiên Chúa Trà Kiệu được xây dựng tại đây với đường đi lên gồm 72 bậc cấp bằng đá granit xanh.

Cẩm Lệ: Cầu bê tông cốt thép bắc qua sông Cẩm Lệ nằm trên Quốc lộ 1A cũ được Pháp xây dựng năm 1925.
Cẩm Lệ 
Làng 
cổ từ thế kỷ XVI nổi tiếng với sản phẩm thuốc lá, nay thuộc xã Hòa Châu huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng.
http://www.danangcity.gov.vn/images/danang/image/Phong%20c%E1%BA%A3nh%20VN/dia%20danh/cau%20cam%20le.jpg
Cẩm Lệ
Quận
 được thành lập theo Nghị định số 102/2005/NĐCP của Chính phủ ngày 5/8/2005, tách từ một số xã của huyện Hòa Vang và quận Hải Châu của thành phố Đà Nẵng, gồm 6 phường: Hòa Thọ Đông, Hòa Thọ Tây, Hòa An, Hòa Phát, Hòa Xuân, Khuê Trung.
Cẩm Lệ
Sông
 thuộc đoạn cuối của dòng sông Yên hợp với sông Túy Loan đổ nước vào sông Hàn ở Cồn Dầu, xã Hòa Xuân, huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng, dài khoảng 15 km.
Cẩm Phô
Làng cổ
 từ thế kỷ XVI nay là phường Cẩm Phô, thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam.
Câu Lâu
Cầu 
bê tông cốt thép nằm trên Quốc lộ 1A bắc qua sông Thu Bồn nối huyện Điện Bàn và huyện Duy Xuyên, dài 1.056m. Câu Lâu địa danh gốc Chăm pa, biến âm từ Pulau có nghĩa là hòn đảo.
Cầu được xây dựng thời Pháp thuộc, đến thời Mỹ ngụy được xây dựng lại lần hai. Đầu thế kỷ XXI, cầu được xây dựng lại với quy mô lớn hơn, có 4 làn xe chạy.
 
http://www.danangcity.gov.vn/images/danang/image/Phong%20c%E1%BA%A3nh%20VN/dia%20danh/cau%20cau%20lau(1).jpg

Câu Nhi
Sông 
nhánh bên tả ngạn sông Thu Bồn, Bát đầu từ làng Câu Nhi chảy ra sông Vĩnh Điện rồi hợp lưu với sông Cẩm Lệ, đổ nước ra Cửa Hàn. Năm Minh Mạng thứ 3 (1822) sông được đào rộng và uốn thẳng từ làng Câu Nhi đến làng Cẩm Sa. Thời Pháp thuộc sông này được khai thông và mở rộng để chở than đá từ mỏ Nông Sơn ra cảng Đà Nẵng.
“Từ ngày Tây lại cửa Hàn
Đào sông Câu Nhí đắp đàng Bồng Miêu” 
(Ca dao)
Câu Nhi 
Làng
 nằm bên tả ngạn sông Thu Bồn, địa danh gốc Chăm pa, cũng đọc là Câu Nhí, nay thuộc một thôn thuộc xã Điện An, huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam.
Cây Cốc
Chợ
 ngày xưa họp dưới bóng một cây cốc cổ thụ nên mang tên chợ Cây Cốc, nằm bên tỉnh lộ Tam Kỳ - Tiên Phước, thuộc xã Tiên Thọ. Nơi đây, ngày 27/9/1954 đã xây ra cuộc đấu tranh của đồng bào chống lại việc bắt bớ những cán bộ kháng chiến của tiểu đoàn lính Quốc gia 601. Địch đã nổ súng bắn chết 35 người, bắn bị thương 79 người, bắt đi 47 người. Chúng dùng xe ủi kéo xác người, bỏ xuống giao thông hào và lấp đất lại.
Sau ngày giải phóng, một tượng đài được xây dựng tại đây để tưởng nhớ những đồng bào đã hy sinh và ghi lại những bằng chứng tội ác của địch.
Chiêm bất lao
Quần đảo
 nằm ở phía Đông của sông Thu Bồn, tên Hán Việt chỉ tên Cù Lao Chàm. Ngày nay, quần đảo này là xã đảo Tân Hiệp, thuộc thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam.
http://www.danangcity.gov.vn/images/danang/image/Phong%20c%E1%BA%A3nh%20VN/dia%20danh/CU%20LAO%20CHAM.jpg

Chiêm Động
Vùng đất
 nằm từ bờ nam sông Thu Bồn vào đến địa giới Cổ Lũy Động (Vùng bắc tỉnh Quảng Ngãi ngày nay) thuộc Chăm pa. Chiêm Động và Cổ Lũy Động được sáp nhập vào bản đồ Đại Việt sau chiến thắng của Hồ Hán Thương chinh phạt Chăm pa. Sách Đại Việt sử ký toàn thư chép: “Họ Hồ lấy đất Chiêm Động và Cổ Lũy Động chia thành 4 châu Thăng, Hoa, Tư, Nghĩa, đặt quan cai trị.”
Chiên Đàn 
Ngõ nguồn
, một trong sáu ngõ nguồn nổi tiếng của tỉnh Quảng Nam ở thế kỷ XIX, dưới nền đất chứa nhiều vàng sa khoáng, đặc biệt là mỏ vàng sa khoáng, đặc biệt là mỏ vàng Bồng Miêu được người Pháp bắt đầu khai thác từ 1895. Sáu ngõ nguồn ngày xưa đó là: Hữu Bang, Chiên Đàn, Thu Bồn, Ô Gia, Lỗ Đông, Cu Đê.
Chiên Đàn
Làng
 thuộc tổng Chiên Đàn, phủ Tam Kỳ nay thuộc xã Tam An, thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam. Nơi đây có di tích gồm 3 tháp Chăm xếp thành một hàng theo trục bắc nam, thường được gọi là “Nhóm tháp Chiên Đàn”, nằm cạnh Quốc lộ 1A cách thành phố Đà Nẵng 60km. Theo các nhà khảo cổ học, nhóm tháp được xây vào thế kỷ XI – đầu thế kỷ XII.
 
Chiên Đàn
Tổng
 thuộc phủ Tam Kỳ vào đầu thế kỷ XX, gồm 29 xã.
 
Chóp Chài
Núi
 ở xã Bình Trị, huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam, từ xa cách núi giống như một cái chài của ngư dân, đỉnh núi là chóp của cái chài.
Chợ củi
Chợ 
chuyên bán củi được khai thác từ phía thượng nguồn sông Thu Bồn, kết bè thả trôi về, nhằm cung cấp chất đốt cho dinh trấn Thanh Chiên, các lò gạch ở phía Thanh Hà, phố Hội An và các tàu thuyền nước ngoài đến đây buôn bán trong các thế kỷ XVII – XVIII. Chợ nằm phía bên tả ngạn, nay không còn nữa.
Chợ củi
Sông
 thuộc đoạn hạ lưu của dòng Thu Bồn. Theo sách Đại Nam nhất thống chí năm Tự Đức thứ 3 (1850), sông Chợ Củi đổi tên thành Sài Thị giang và được ghi vào điển thờ. Tên đoạn sông được lấy từ tên chợ.
Chu Lai
Sân bay
 được Mỹ xây dựng vào năm 1965 trên vùng đất cát xã Tam Nghĩa, huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam, nằm phía đông đường sắt và Quốc lộ 1A, có đường băng phụ dài 2.400 m, rộng 30m. Sân bay cùng với cảng Kỳ Hà ở phía đông, tạo thành căn cứ quân sự liên hợp Chu Lai. Địa danh Chu Lai xuất hiện từ thời chống Mỹ (1965). Trước đây, trong danh mục xã thôn xưa không có địa danh này. Đã có nhiều cách lý giải trên sách báo nhưng đều không có sức thuyết phục.
http://www.danangcity.gov.vn/images/danang/image/Phong%20c%E1%BA%A3nh%20VN/dia%20danh/SAN%20BAY%20chu-lai2.jpg
 Chu Lai
Khu kinh tế
 mở được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt thành lập Ban chỉ đạo xây dựng theo Quyết định số 204/1999 ngày 18/10/1999 của Thủ tướng Chính phủ. Đây là khu kinh tế mở đầu tiên của Việt Nam, có diện tích rộng 150km2, thuộc huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam.
http://www.danangcity.gov.vn/images/danang/image/Phong%20c%E1%BA%A3nh%20VN/dia%20danh/kkt%20mo%20Chu-Lai.jpg
 Chúa
Núi 
cao nhất của dãy Núi Chúa – Bà Nà, nằm ở phía tây thành phố Đà Nẵng. Đây là núi cổ, tuổi trên 400 triệu năm, nhờ những khối đá hoa cương và thạch anh bền vững nên chóp núi còn khá cao 1.482m. Dân gian thường gọi cái gì cao nhất, lớn nhất là “Chúa” như núi Chúa, ong Chúa, mối Chúa, kiến Chúa,..
http://www.danangcity.gov.vn/images/danang/image/Phong%20c%E1%BA%A3nh%20VN/dia%20danh/dinh-ba-na%20nui%20chua(1).jpg
Chuồi
Dốc
 đứng nằm trên đường mòn xuyên sơn giữa xã Quế Lộc (huyện Nông Sơn), vượt hòn núi Quắp sang sườn phía Đông thuộc huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam. Dốc cao, hiểm trở và mùa mưa đất trơn chuồi rất khó đi, nên gọi là dốc Chuỗi. Trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, nơi đây nằm trên hành lang đi lại xuyên rừng của cán bộ, bộ đội, du khách.
Con
Sông
 phát nguyên từ dãy núi Đồng Rập (ranh giới của hai tỉnh Quảng Nam và Thừa Thiên Huế) và núi Bà Nà, hợp lưu tại An Điềm, chảy qua vùng đồng bằng hẹp xã Đại Lãnh (đoạn này dài 11km) rồi nhập vào sông Vu Gia ở ngã ba Hà Tân. Sông Con có lưu vực 672km2. Một số bản đồ của Pháp trước đây ghi là sông Côn nhưng thực ra đây là nhánh sông Con để phân biệt với sông Cái gồm sông Đakmi, sông Đakse và sông Giằng có độ dài gấp 2,5 lần và có lưu vực rộng gấp 3 lần.
Cổ Cò
Sông 
nối từ xã Thanh Châu phía đông bắc Hội An đến phía tây Ngũ Hành Sơn, nhập với sông Cẩm Lệ đổ ra cửa Hàn. Đây là con đường nội địa nối Đà Nẵng với Hội An trong thế kỷ XVIII – XIX. Từ giữa thế kỷ XIX dòng chảy bị cát bồi lấp dần. Ngày nay, chỉ còn lại dấu vết những hồ nước, bàu trũng và những đoạn sông ngắn. Sách Đại Nam nhất thống chí gọi sông Cổ Cò theo chữ Hán là “Lộ Cảnh giang.”
http://www.danangcity.gov.vn/images/danang/image/Phong%20c%E1%BA%A3nh%20VN/dia%20danh/song-co-co.jpg
 Cổ Cò
Thác 
lớn dài khoảng 700m trên dòng Thu Bồn nằm trên địa phận xã Quế Phước, huyện Nông Sơn, tỉnh Quảng Nam. Dòng chảy của thác uốn cong hình cổ cò, tạo nên một cảnh đẹp trên sông.
Cồn Trò
Khu đất
 nằm bên phía Tây Quốc lộ 1A, gần chợ Nam Ô, phường Hòa Hiệp, quận Liên Chiểu, thành phố Đà Năng. Dưới thời nhà Nguyễn, các sĩ tử từ Quảng Nam, Quảng Ngãi ra kinh đô Huế ứng thí, trước khi vượt đèo Hải Vân thường tập trung tại Cồn Trò, chuẩn bị hành lý, thức ăn để vượt đèo bằng đôi chân suốt cả ngày.
Thi cử xong trên đường về, sau khi vượt qua ngọn đèo cao, các sĩ tử dù đỗ đạt hay không tập trung tại Cồn Trò – nơi sẵn cá tôm – tổ chức liên hoan rồi chia tay mỗi người mỗi ngả. Cồn Trò là địa danh Nôm. (Trò là học trò thi ngày xưa)
Cu Đê (Câu Đê)
Sông
 phát nguyên từ núi Giáo Lao và núi Trà Ngạn chảy qua các xã tây bắc huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng. Nhập với sông Hóa Ổ chảy ra vũng Đà Nẵng. Cu Đê là địa danh gốc Campuchia.
Cu Đê
Núi 
nằm bên phía tả ngạn sông Cu Đê, cách cửa biển khoảng 3 km. Sách Đại Nam nhất thống chí ghi “Núi có nhiều ve ve, người dân ở đây bắt phơi khô đem bán cho các tiệm thuốc bắc” làm thuốc gọi là thiền thoái.
Cu Đê
Tấn (trấn hải) 
đặt nơi cửa sông đổ ra vũng Đà Nẵng, được thiết lập từ thời Gia Long, đến thời Minh Mạng đổi thành “bảo Cu Đê”.
Cù Lao Chàm
Quần đảo
 nằm ở phía đông Cửa Đại, cách bờ biển khoảng 20km, gồm bảy hòn lớn, nhỏ: hòn Lao (lớn nhất), hòn Tai, hòn Dài, hòn Mồ, hòn Lá, hòn Khô Mẹ, hòn Khô Con. Tổng diện tích 15km2 trong đó rừng chiếm 90%. Dân số hơn 3.000 người, phần lớn làm nghề đánh bắt hải sản, tập trung chủ yếu ở hòn Lao.
Theo Đại Nam nhất thống chí, cù lao Chàm còn có tên là Tiêm Bút, làm trấn sơn cho cửa Đại Chiêm. Tương truyền xưa trên đảo có đền thờ Bô Bô (tức Pô Inu Nagar – nữ thần Chăm pa). Sách Kiến văn tiểu lục của Lê Quý Đôn chép: Hương Hải thiền sư (1628 – 1715) đã lập am tu hành tại đảo này. Sản phẩm quý mang lại nguồn thu cao nhất cho thị xã Hội An hằng năm là yến sào. Từ sau 1975, nơi đây trở thành xã Tân Hiệp, trong số 10 xã phường của thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam. Cù lao Chàm được UNESCO công nhận là Khu dự trữ sinh quyển thế giới.
http://www.danangcity.gov.vn/images/danang/image/Phong%20c%E1%BA%A3nh%20VN/dia%20danh/CU%20LAO%20CHAM.jpg
Cửa Đại
Cửa sông
 chính đổ ra biển của dòng Thu Bồn – sông lớn và dài nhất của tỉnh Quảng Nam. Từ Hán Việt là: Đại Chiêm hải khẩu. Từ cửa biển này, người Chăm pa trong các thế kỷ trước đã giao dịch, buôn bán với Trung Hoa, Nhật Bản, Ấn Độ, Ba Tư,..Từ khi Hội An được công nhận là Di sản văn hóa thế giới, nơi bãi biển Cửa Đại đã có nhiều khu du lịch, khách sạn 4-5 sao được xây dựng. Một cây cầu vĩnh cửu bằng bê tông cốt thép mang tên Cửa Đại có chiều dài 1.481m, rộng 25m, tỉnh không thông thuyền 20m được khởi công xây dựng, nối thông tuyến đường ven biển từ Đà Nẵng – Hội An đến Tam Kỳ, Chu Lai.
Cửa Lở
Cửa biển
 nằm cách cửa Kỳ Hà (An Hòa) 6km về phía bắc, từ Hán Việt là Tiểu Áp, nay thuộc xã Tam Hòa, huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam.
Diên Khánh: Huyện trong số 5 huyện thuộc phủ Điện Bàn ở thế kỷ XVIII có 2 tổng, 46 làng, 10 phường, 1 man (Phủ biên tạp lục).

Diên Phước
Huyện
 cải tên từ huyện Diên Khánh, năm Minh Mạng thứ 3 (1822), thuộc phủ Điện Bàn, có 7 tổng, 222 làng (Đại Nam nhất thống chí)
Duy Sơn
 thuộc huyện Duy Xuyên, nơi có nhà máy thủy điện Duy Sơn công suất hơn 1000KW, do Anh hùng lao động Lưu Ban đứng ra vận động nhân dân địa phương đóng góp tiền bạc, công sức xây dựng sau ngày giải phóng. Nhà máy hoạt động suốt 2 thập niên qua không chỉ cung cấp điện cho nhu cầu sản xuất và sinh hoạt của dân trong xã mà còn hòa mạng lên lưới bán điện cho công ty điện lực.
Duy Trinh
 thuộc huyện Duy Xuyên là cái nôi của nghề nuôi tằm, ươm tơ, dệt lụa, lãnh, đủi,.. nổi tiếng của xứ Quảng Nam hơn 300 năm nay. Năm 2000, xã Duy Trinh có gần ngàn khung dệt, mỗi năm sản xuất khoảng 5 triệu m vải, lụa các loại.
Duy Xuyên
Huyện
 được cải tên từ huyện Hy Giang năm 1604, trong chủ trương cải đặt lại các khu vực hành chính thuộc hai trấn Thuận Hóa và Quảng Nam của chúa Nguyễn Hoàng. Trước Cách mạng tháng Tám gọi là phủ Duy Xuyên.
http://www.danangcity.gov.vn/images/danang/image/Phong%20c%E1%BA%A3nh%20VN/dia%20danh/duy%20xuyen.jpg
Duy Xuyên
Phủ
 lập năm 1920, có 10 tổng, 155 làng xã
Duy Xuyên
Thị trấn
 thành lập theo Quyết định số 27/HĐBT của Hội đồng Bộ trưởng ngày 21/3/1986, trên cơ sở diện tích tự nhiên và dân cư của xã Duy An, và một phần diện tích tự nhiên của xã Duy Trung. Ngày 29/8/1994, thị trấn Duy Xuyên bị giải thể để thành lập thị trấn Nam Phước, huyện lỵ Duy Xuyên có diện tích tự nhiên 1454ha, 20948 nhân khẩu.

Dừa Bảy mẫu 
Rừng dừa
 nước ở vùng nước lợ bên Cửa Đại thuộc xã Cẩm Thanh, thành phố Hội An. Với địa thế hiểm trở có nhiều cây cối hoang dại, chủ yếu là dừa nước, nằm bên sông lớn, rừng Dừa Bảy Mẫu đã trở thành căn cứ lỏm, nơi đứng chân của lực lượng cách mạng trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ.
http://www.danangcity.gov.vn/images/danang/image/Phong%20c%E1%BA%A3nh%20VN/dia%20danh/rung%20bay%20mau.jpg
Dương Yên
Sơn
 phòng được thiết lập thời nhà Nguyễn nằm ở miền Tây tỉnh Quảng Nam, cách phủ lỵ Tam Kỳ khoảng 80km, nhằm ngăn chặn các cuộc họp cướp phá của các dân tộc thiểu số như Cor, Xơ Đăng, nay thuộc thôn 5 xã Trà Dương, huyện Trà My.
Khi phong trào Nghĩa hội Quảng Nam được thành lập (1885), tiến sĩ Trần Văn Dư, nguyên là Sơn phòng sứ ở Dương Yên, đã lấy nơi đây làm đại bản doanh chỉ đạo hoạt động Nghĩa hội của ba tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định.
Đá Mái: Đèo dài khoảng 4km, ranh giới giữa hai huyện Duy Xuyên và Quế Sơn. Thời kháng chiến chống Mỹ khi Quảng Nam chia thành hai tỉnh Quảng Tín (ở phía Nam) và Quảng Đà (ở phía Bắc) nơi đây trở thành ranh giới của hai tỉnh.
Đà Nẵng
Địa danh 
có nguồn gốc Chăm (Đà nghĩa là sông, nước, còn Nẵng là lớn). Dân gian thường gọi là Hàn. Khi Alexandre De Rhone đến nghe người địa phương phát âm Kẻ Hàn, đã ghi Kean. Người Hải Nam phát âm Đà Nẵng thành Tourane. Địa danh Đà Nẵng được nói đến sớm nhất ở sách Ô châu cận lục (1555) chỉ một xứ đất, cửa biển Đà Nẵng, không phải là một địa danh hành chính.
Đà Nẵng
Vịnh
, còn có tên khác: vũng Đà Nẵng, vũng Hàn, vũng Thùng. Tên chữ Hán là Đồng Long Loan. Đây là một vinh biển lớn nhất của khu vực miền Trung, được che chắn bởi núi Hải Vân và bán đảo Sơn Trà ở phía bắc và phía đông, bởi núi Phước Tường ở phía tây nam. Vịnh nước sâu và rộng, đáy đất cát và bùn, bỏ neo rất bám, có thể chứa hàng trăm tàu thuyền cỡ từ 30 -50 ngàn tấn neo đậu an toàn trong gió bão.
Đà Nẵng
Tấn
 Đà Nẵng được vua Gia Long cho thiết lập ngay từ năm đầu niên hiệu (1802), nằm bên hữu ngạn sông Hàn cùng thời với tấn Cu Đê ở cửa sông Thủy Tú đổ ra Vũng Thùng. Đến năm 1813, việc phòng thủ ở tấn Đà Nẵng được tăng cường thêm hai cứ điểm quân sự: thành An Hải ở hữu ngạn và thành Điện Hải ở tả ngạn sông Hàn.
Đà Nẵng
Thành phố
 nhượng địa mang tên Tourane được thiết lập theo một sắc lệnh của Tổng thống Pháp (1888) trên cơ sở 5 xã cắt ra từ huyện Hòa Vang nằm bên tả ngạn sông Hàn do một đạo dụ của vua Đồng Khánh. Đến ngày 15/1/1901, một đạo cụ khác do vua Thành Thái ký nhượng thêm 14 xã gồm cả bên tả ngạn và hữu ngạn sông Hàn, tổng cộng là 19 xã.
Sau Cách mạng tháng tám, Tourane mang tên thành Thái Phiên, ngày 9/10/1945, Hội đồng Chính phủ ra quyết nghị các đơn vị hành chính từ cấp kỳ, thành phố, tỉnh và phủ huyện trong cả nước vẫn giữ tên như cũ, không dùng tên các danh nhân. Thành phố trở lại tên gọi cũ Đà Nẵng.
Trong kháng chiến chống Pháp, thành phố được đặt dưới quyền quản trị của Toàn Đốc lý, do một người Pháp đứng đầu. Về cơ bản, địch áp dụng chế độ thống trị nhượng địa cũ. Từ năm 1956 đến năm 1972, thị xã Đà Nẵng gồm 3 quận (1,2,3) với 28 khu phố. Từ tháng 10/1975, hai tỉnh Quảng Nam và Đà Nẵng hợp nhất lại thành tỉnh Quảng Nam – Đà Nẵng, thành phố Đà Nẵng là đơn vị hành chính trực thuộc tỉnh Quảng Nam – Đà Nẵng.
Ngày 1/1/1997, thành phố Đà Nẵng trở thành một đơn vị hành chính trực thuộc Trung ương, theo quyết định của Quốc hội khóa IX, kỳ họp thứ 10 ngày 6/11/1996 về việc tách Quảng Nam – Đà Nẵng thành hai đơn vị hành chính.
Đà Nẵng
Cảng biển
 nói đúng hơn là hệ thống cảng, gồm cảng dân sự và cảng quân sự trên sông Hàn và cảng nước sâu, nằm ở tọa độ 16.07 độ Nam và 108.13 độ E được ghi trong bản đồ hàng hải quốc tế, ở đoạn giữa chiều dài bờ biển Việt Nam, là tâm điểm của bao lơn Thái Bình Dương. Từ Đà Nẵng đi Hồng Kong 550 hải lý, đi Yokohama 2340 hải lý, đi Hải Phòng 310 hải lý, đi Manila 720 hải lý, đi thành phố Hồ Chí Minh 520 hải lý, đi Singapore 960 hải lý. Công suất thiết 1500000 tấn hàng hóa/ năm, cộng với thế nước sâu, kín gió, biên độ thủy triều thấp. Các cảng chính: thương cảng nằm dọc theo đường Bạch Đằng, cảng nước sâu Tiên Sa, cảng dầu Liên Chiểu.
Đại Áp
Cửa biển
 nơi hai dòng sông Tam Kỳ và Bến Ván đổ nước ra biển Đông, còn có tên là cửa Hiệp Hòa, cửa Cựu Tọa, thời Pháp thuộc có tên là cửa An Hòa, thời Việt Nam Cộng hòa đổi thành cửa Kỳ Hà, thuộc huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam.
Thời phong kiến, nơi này có miếu thờ “thần Áp Sóng”. Tên gọi Đại Áp cũng từ đó mà ra.
Đại Bình
Làng 
trồng nhiều loại cây ăn quả có gốc từ Nam bộ như sầu riêng, chôm chôm,.. nằm bên hữu ngạn sông Thu bồn, nay thuộc xã Quế Trung, huyện Nông Sơn, tỉnh Quảng Nam. Đây cũng là một điểm du lịch sinh thái của tỉnh Quảng Nam.
Đại La
Đèo 
thuộc xã Hòa Sơn, huyện Hòa Vang, nằm ở phía Tây cách trung tâm thành phố 10km. Nơi đây, ngày 7/1/1947 và 17/2/1947 đã diễn ra nhiều trận đánh quyết liệt giữa lính Âu Phi với tiểu đoàn 17,18,19 của trung đoàn 96 trong âm mưu quân Pháp muốn phá vỡ phòng tuyến phía Tây thành phố của quân ta. Hiện ở đỉnh đèo có dựng bia ghi công về các trận đánh này.
Đại Lộc
Huyện 
thành lập năm 1899 theo một đạo dụ của vua Thành Thái trên cơ sở một số châu, xã của huyện Diên Phước và một phần đất phía Tây huyện Hòa Vang được tách ra, gồm 6 tổng, 103 làng, châu. Huyện Đại Lộc hiện có 1 thị trấn và 15 xã.
Đàng
Chợ
 nằm bên tỉnh lộ 611, thuộc xã Quế Châu, huyện Quế Sơn, tỉnh Quảng Nam. Tương truyền, năm Thành Thái thứ 10 (1898), ông Phan Quang – một trong năm người cùng đỗ tiến sĩ và phó bảng khoa thi Mậu Tuất được vua ban tặng tấm biển “Ngũ phụng tề phi”. Đám rước được tổ chức long trọng có dựng rạp hát bội, vui chơi nhiều ngày. Hàng quán bắt đầu mọc lên và tiếp tục được duy trì ở hai bên đường. Về sau, ông Phan Quang có hiến đất cho làng để lập chợ làm nơi buôn bán. Tên chợ Đàng ra đời từ đó.
Điện Bàn
Huyện
 thuộc phủ Triệu Phong(Thuận Hóa). Theo sách Ô châu cân lục của Dương Văn An (1555), huyện Điện Bàn thời ấy có 66 xã, diện tích trải dài từ núi Hải Vân đến bờ bắc sông Thu Bồn.
Điện Bàn
Phủ 
được chứa Nguyễn Hoàng cải đặt và đổi tên các khu vực hành chính hai xứ Thuận, Quảng. Năm 1604, phủ Điện Bàn quản 5 huyện: Tân Phước, An Nông, Hòa Vinh, Diên Khánh, Phúc Châu. Diện tích trải dài từ núi Hải Vân đến bờ bắc sông Thu Bồn.
Điện Bàn
Phủ 
từ năm 1922 cho đến tháng 8/1945, là một trong 8 đơn vị hành chính trực thuộc Quảng Nam, đó là 4 phủ: Điện Bàn, Duy Xuyên, Thăng Bình, Tam Kỳ và 4 huyện: Hòa Vang, Đại Lộc, Quế Sơn, Tiên Phước. Khác với thời nhà Nguyễn (phủ là một cấp trên huyện) thời Pháp thuộc huyện và phủ cùng cấp, chỉ có đơn vị hành chính có diện tích lớn thì gọi phủ, đơn vị hành chính hẹp hơn thì gọi là huyện.
Điện Bàn
Huyện
 sau Cách mạng tháng tám, theo chủ trương của cả nước bỏ tên gọi phủ và thống nhất dùng tên huyện, phủ Điện Bàn đổi thành huyện Điện Bàn.
Điện Bàn
Quận
 thời Việt Nam Cộng hòa (1955 – 1975), thay cho từ huyện để gọi đơn vị hành chính cấp dưới tỉnh.
Điện Bàn
Huyện
 từ sau ngày giải phóng (1975), phía đông giáp huyện Đại Lộc, phía bắc giáp huyện Hòa Vang, phía nam giáp sông Thu Bồn. Huyện Điện Bàn gồm: thị trấn Vĩnh Điện và 19 xã: Điện Tiến, Điện Hòa, Điện Thắng Bắc, Điện Thắng Trung, Điện Thắng Nam, Điện Thọ, Điện Hồng, Điện Phước, Điện An, Điện Nam Bắc, Điện Nam Trung, Điện Nam Trung, Điện Nam Đông, Điện Ngọc, Điện Dương, Diện Quang, Điện Trung, Điện Phong, Điện Minh, Điện Phương.
Điện Hải
Thành
, cũng gọi là đài, được thiết lập để bảo vệ Đà Nẵng, do Nguyễn Văn Thành đốc suất việc, xây dựng năm Gia Long thứ 12 (1813). Năm Minh Mạng thứ 4, 5000 dân công được huy động để xây dựng lại kiên cố hơn theo kiểu Vauban (Châu Âu) hình vuông, có 4 góc lồi chu vi 556m, cao 5m, hào sâu 3m, trang bị 30 khẩu đại bác.
http://www.danangcity.gov.vn/images/danang/image/Phong%20c%E1%BA%A3nh%20VN/dia%20danh/thanh%20dien%20hai.jpg
Điện Ngọc
 
nằm ở phía đông huyện Điện Bàn, nằm giữa quãng đường Đà Nẵng – Hội An. Nơi đây, ngày 26/4/1962, xảy ra một trận đánh không cân sức giữa đội công tác cách mạng với 2 đại đội bảo an và biệt động của địch suốt một ngày trời. Lợi dụng đêm tối, các chiến sĩ của ta đã dìu những người bị thương, rút khỏi vòng vây. Chiến công tuyệt vời này đã được Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam phong tặng danh hiệu “Bảy dũng sĩ Điện Ngọc.”
Một tượng đài được dựng bên giếng cạn giữa cồn cát, nơi mà các chiến sĩ đã dùng làm công sự chiến đấu, để ghi nhớ chiến công này. Bộ Văn hóa – Thông tin đã quyết định công nhận đây là di tích lịch sử cấp quốc gia.
Điện Ngọc – Điện Nam
Khu công nghiệp 
đầu tiên và cũng lớn nhất của tỉnh Quảng Nam (1997) được xây dựng trên phần đất của hai xã Điện Nam và Điện Ngọc nằm ở phía đông của huyện Điện Bàn, Quảng Nam
Định Hải
Pháo đài
 bảo vệ tấn Đà Nẵng thời Nguyễn, ở tả cửa biển, chu vi 25,3, trượng, cao 5,8 thước, có một kỳ dài, được xây năm Minh Mạng thứ 4 (1823).
Đỏ
Cầu 
xe lửa bắc qua sông Cẩm Lệ, dài 220m, thuộc xã Hòa Châu, huyện Hòa Vang, Đà Nẵng. Có thời cầu được sơn đỏ nâu, nên dân gian gọi tên là cầu Đỏ. Năm 1960, một cầu bằng bê tông cốt thép được xây dựng song song bên cầu sắt (thuộc quốc lộ 1A). Theo thói quen, tên cầu Đỏ được dùng chung để chỉ cả hai cầu xe lửa và cầu xe hơi. Câu đối về cầu Đỏ được đưa ra từ lâu: “Cở đầu cầu Đỏ xanh như ngọc”, nhưng chưa có vế đáp.
http://www.danangcity.gov.vn/images/danang/image/Phong%20c%E1%BA%A3nh%20VN/dia%20danh/cau%20Do.jpg
Đồi Vàng
Di chỉ khảo cổ học
 ở xã Đại Đồng, Đại Lộc, Quảng Nam. Gồm nhiều mộ chum thuộc thời kỳ văn hóa Sa Huỳnh trong khung niên đại trước và sau Công nguyên. Có nhiều vật tùy táng như dọi xe chỉ, vò gốm, xẻng, chân đèn, liềm sắt, mã não màu nâu hồng.
Đồn Nhất
Đồn biên phòng
 được thiết lập trên đỉnh đèo Hải Vân, ranh giới giữa Thừa Thiên và Quảng Nam, nơi con đường thiên lý Bắc Nam chạy qua. Năm Minh Mạng thứ 7 (1826), cửa ải được xây bằng đá và gạch nung, dài 17 thước, rộng 15 thước, cao 15 thước. Có 2 cánh cửa gỗ lim kiên cố, mở đóng theo lệnh của người đồn trưởng. Trên cửa ải phía bên Quảng Nam có khắc 3 chữ hải Vân Quan, phía bên Thừa Thiên có khắc 6 chữ Hán Thiên hạ đệ nhất hùng quan.
Đông Phú
Thị trấn, huyện lỵ 
của huyện Quế Sơn, tỉnh Quảng Nam, theo quyết định số 144/HĐBT ngày 3/12/1983 trên cơ sở sáp nhập một nửa xã Quế Châu và một phần xã Quế Long với diện tích 1300ha. Đông Phú nguyên xưa là tên một chợ thuộc huyện Quế Sơn.
Đông Giang
Huyện
 thành lập theo quyết định của chính quyền cách mạng tỉnh Quảng Nam tháng 3/1963 trên cơ sở huyện Thống Nhất được giải thể.
Đông Yên
Làng 
dệt lãnh lụa nổi tiếng ở thế kỷ 19, thuộc huyện Duy Xuyên, Quảng Nam. Nơi đây, các nhà khảo cổ người Pháp vào đầu thế kỷ 20 đã phát hiện bia khắc chữ Chăm vào thế kỷ 4. Đây là tấm bia cổ nhất ghi bằng chữ Chăm pa tìm thấy ở Đông Nam Á.
Đồng Dương
Khu vực đặt kinh đô Indrapura (tiếng Chăm pa nghĩa là “kinh thành Sấm Sét”) do vua Indravarna 2 dời đô từ Bình Định ra vào năm 875. Nơi đây còn có Phật viện thuộc Phật giáo Đại thừa lớn nhất của Chăm pa. Khu vực nay thuộc xã Bình Định, huyện Thăng Bình, Quảng Nam.
Người phát hiện di tích là nhà khảo cổ học Parmentier ở thế kỷ 20. Ông đã cho khai quật và tìm được nhiều tác phẩm điêu khắc có giá trị, đưa về Viện bảo tàng Chăm pa Đà Nẵng như bệ thờ, tượng vũ nữ, tượng thần,.. đánh dấu một giai đoạn phát triển rực rỡ của nền văn minh Chăm pa.
Đồng Dương
Làng Việt
 từ thế kỷ 19, nay thuộc xã Bình Định, Thăng Bình, Quảng Nam.
Đồng Nghệ 
Vùng đất
 trung du nằm phía tây huyện Hòa Vang, Quảng Nam, nay thuộc xã Hòa Phú. Nơi này, ngày xưa cây nghệ hoang mọc thành rừng. Những tên gọi Đồng Nghệ, Đồng Xanh trước Cách mạng tháng tám là nỗi ám ảnh ngại ngùng của nhiều người, bởi đó là nơi rừng thiêng nước độc. Trong hai cuộc kháng chiến chống Mỹ và Pháp, Đồng Nghệ là chiến khu, nơi đứng chân của cơ quan Huyện ủy Hòa Vang, thành ủy Đà Nẵng.
Đồng Nghệ 
Hồ 
chứa nước nhân tạo nằm trên xã Hòa Phú, có dung tích 18 triệu m3, được xây dựng năm 1991, tưới 1500ha ruộng xã Hòa Khương, Hòa Phú, Hòa Phong, (Huyện Hòa Vang). Ngoài công dụng thủy lợi, hồ Đồng Nghệ còn có tác dụng làm thay đổi khí hậu, sinh thái khu vực phía Tây thành phố.
http://www.danangcity.gov.vn/images/danang/image/Phong%20c%E1%BA%A3nh%20VN/dia%20danh/HoDongNghe.jpg

Đồng Tràm
Vùng đất
 có nhiều cây tràm mọc, thuộc phía đông huyện Quế Sơn, Quảng Nam. Được khai phá sớm nhất, thời Lê Thánh Tông (1460 – 1497). Chánh đô An phủ sứ lộ Thăng Hoa Phạm Nhữ Dực (con thứ 5 đại tướng Phạm Ngũ Lão) là vị tiền hiền khai mở đất Đồng Tràm và ông đã chọn nơi đây làm chỗ yên nghỉ cuối cùng. Ngôi mộ trải qua hơn 5 thế kỷ vấn còn được giữ gìn cẩn thận.
Đồng Tràm
Làng
 thuộc tổng Xuân Phú, huyện Quế Sơn, Quảng Nam vào đầu thế kỷ XX.
Động Hà Sống
Đoạn đường
 đèo hiểm trở dài khoảng 500 m, một bên là vực sâu (sông Vu Gia), một bên là vách núi, nằm trên Quốc lộ 14B, cách thị trấn Ái Nghĩa, huyện Đại Lộc, Quảng Nam 12 km.
Nơi đây, thời Nghĩa Hội, được nghĩa quân xây dựng thành tiền đồn án ngữ căn cứ sông Con (gồm 9 xã miền tây Đại Lộc).
Trong kháng chiến chống Pháp, động Hà Sống là phòng tuyến bảo vệ vùng tự do của huyện Đại Lộc. Thời kháng chiến chống Mỹ, địch đóng đồn nơi đây để bảo vệ chi khu Thượng Đức, mà chúng gọi là “cánh cửa thép ở phía Tây của khu liên hợp quân sự Đà Nẵng.”
Đức Bố
Mỏ kẽm
 nằm ở làng Đức Bố, xã Tam Lãnh, miền Tây huyện Tam Kỳ, nay là huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam, được Pháp khai thác vào đầu thế kỷ XX.
Được
Chợ 
nằm ở bờ phía Tây sông Trường Giang, thuộc xã Bình Phục, huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam. Đây là chợ đầu mối lớn tập hợp các nguồn hàng nông lâm thổ sản của các huyện để chuyển về Hội An, Đà Nẵng theo đường sông và phân phối ngược lại các nhu yếu phẩm khác. Chợ hình thành từ thế kỷ 18, sung thịnh trong thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20. Hàng chục triệu buôn của Hoa kiều và người Minh Hương được mở tại chợ này.
Nơi này, ngày 4/9/1954 đã xảy ra vụ thảm sát của quân đội Quốc gia làm chết 34 người, làm bị thương 23 người.
Eo gió: Đèo nằm tỉnh lộ 615 Tam Kỳ - Tiên Phước, cách thị xã Tam Kỳ 25 km về phía Tây, bên chân đèo phía Đông là xã Tam Lộc, bên chân đèo phía Tây là xã Tiên Sơn. Nơi đỉnh đèo luôn có gió thổi mạnh, hoặc từ phía đông sang, hoặc từ phía Tây sang tùy theo mùa, do đó mà có tên Eo Gió.
Faifo
Phố cổ 
Hội An được gọi bằng Pháp ngữ. Từ Faifo lần đầu xuất hiện trong hồi ký nhà truyền giáo người Ý Christoforo Borri đã từng sống ở Hội An và Đàng Trong từ 1618 đến 1621. Cách giải thích nguồn gốc từ này có nhiều thuyết khác nhau: 
1.    Từ Hải Phố mà ra (Chapuis)
2.    Từ Hội An phố mà ra (Trần Kinh Hòa)
3.    Từ Hoa Phố mà ra  (Châu Phi Cơ)
4.    Từ Hoài Phố mà ra (Phan Khoang)
5.    Suy diễn theo lối ngữ nghĩa dân gian từ câu hỏi “có phải phố không?”
Trong các cách giải thích, Faifo từ Hoài Phố mà ra (sông Hoài – tên gọi sông Thu Bồn ngày xưa) có sức thuyết phục hơn cả.
Từ đầu thế kỷ 20, trong các văn bản chính quyền thực dân thường dùng từ Faifo thay cho từ Hội An. Còn trong ngôn ngữ thường ngaỳ, người dân hay dùng từ phố để chỉ Hội An.
http://www.danangcity.gov.vn/images/danang/image/Phong%20c%E1%BA%A3nh%20VN/dia%20danh/hoi%20an.jpg
Giảm Thọ
Dốc núi
 cao làm ranh giới tự nhiên giữa hai huyện Quế Sơn và Đại Lộc, Quảng Nam. Để tránh các đồn bót của giặc, con đường vận tải, tiếp tế Bắc Nam thời kháng chiến chống Pháp, được mở qua đây. Đường xuyên sơn rất gian khổ vì dốc quá cao phải mất trọn một ngày đường để vượt qua, do đó, bộ đội, dân công gọi tến là dốc Giảm Thọ. Ca dao có câu:
Gập ghềnh Giảm Thọ - Đèo Le
Cu cu quảy mè, cà cưỡng cổng con.
Giao Thủy
Làng
 thuộc tổng Mỹ Hòa, huyện Đại Lộc đầu thế kỷ 20, nằm ở ngã ba sông, nơi hợp lưu của hai dòng sông lớn là Thu Bồn và Ô Gia (Vu Gia). Đây là làng trù phú do phù sa bồi tụ, nay là thôn của xã Đại Hòa, huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam.
Giáo Lao: Núi có đỉnh nhọn như mũi giáo, có tên là Chủ Sơn (Đại Nam nhất thống chí), nằm ở phía tây bắc huyện Hòa Vang, Đà Nẵng. Sườn núi phía Đông trở về Nam thuộc địa giới nguồn Lỗ Đông, đổ ra sông Yên, sườn núi phía Bắc thuộc địa giới nguồn Cu Đê, đổ ra vịnh Đà Nẵng.
Giằng
Châu
 thành lập theo quyết định của Ủy ban kháng chiến – Hành chính tỉnh Quảng Nam tháng 1/1948, trên cơ sở các làng dân tộc miền núi tách ra khỏi huyện Đại Lộc. Đến tháng 6/1949, châu Bến Giằng đổi thành huyện Bến Giằng, sau rút gọn lại thành huyện Giằng. Nay đổi thành huyện Nam Giang.
Giằng xay
Dốc
 làm ranh giới tự nhiên giữa Tam Kỳ và Tiên Phước, Quảng Nam. Phía đông là xã Tam Lộc, phía tây là xã Tiên Sơn, trên con đường Tam Kỳ đi Việt An.
Gió Quít
Núi
 cao 823m, nằm phía cực tây huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam, làm ranh giới giữa hai huyện Trà My và Núi Thành, nơi phát nguyên của sông Tiên chảy qua khu vực mỏ vàng Bồng Miêu, tới gần thị trấn Tiên Kỳ mang tên sông Tiên.
Gò Cà
Đồi thấp
 nằm cạnh phía Tây quốc lộ 14B, thuộc xã Hòa Khương, Hòa Vang. Xưa có nhiều cà hoang (trái tròn như hòn bi, đắng, không ăn được) mọc thành gò.
Thời kháng chiến chống Pháp, ngày 31/3/1949, Tiểu đoàn 19, Trung đoàn 108 đã đánh một trận giao thông chiến ngoạn mục, phá hủy 14 xe quân sự, diệt gọn một đại đội lính Tabord. Gò Cà nay được quy hoạch thành nghĩa trang nhân dân của thành phố.
Gò Đình 
Di chỉ khảo cổ
 thuộc nền văn hóa Sa Huỳnh nằm trên ngọn đồi thuộc xã Đại Lãnh, cách huyện Đại Lộc về phía Tây khoảng 20km. Nơi đây có những mộ chum, chứa đựng di vật chôn theo người chết bằng đá cuội, đất nung, thủy tinh, sắt, mã não, .. Di chỉ có niên đại khoảng trước và sau công nguyên.
 
http://www.danangcity.gov.vn/images/danang/image/Phong%20c%E1%BA%A3nh%20VN/dia%20danh/go%20dinh%201.jpg
Gò Muồng
Khu vực
 đất cao có nhiều cây muồng mọc thành rừng, thuộc xã Đại Hòa, Huyện Đại Lộc, Quảng Nam. Năm 1886, nơi đây xảy ra trận phục kích của nghĩa quân Nguyễn Duy Hiệu tiêu diệt nhiều lính Pháp và lính Nam triều từ Vĩnh Điện kéo lên Đại Lộc.
Do địa hình cao, hai cuộc kháng chiến chống Pháp và Mỹ, quân xâm lược đã đóng đồn và đặt pháp lớn trên gò này, khống chế vùng đồng bằng của các huyện Điện Bàn, Hòa Vang và Đại Lộc.
Gò Nổi
Khu vực
 giữa hai nhánh sông Thu Bồn, dòng chảy đến Vân Ly tách làm hai nhánh: một nhánh bên phía Nam chảy qua ngã Chiêm Sơn, Trà Kiệu, một nhánh phía Bắc chảy qua Kỳ Lam, Dinh Trận, rồi nhập lại ở An Trường thành sông Chợ Củi tạo nên một cù lao lớn dài khoảng 10km, mang tên Gò Nổi, bao bọc bởi sông nước chung quanh.
Trước Cách mạng tháng tám, Gò Nổi có 24 làng. Đây là vùng trù phú bậc nhất của tỉnh Quảng Nam, nơi có nghề ươm tơ, dệt lụa, dệt vải,..nơi sản sinh nhiều nhân vật, nhà khoa bảng, trí thức nổi tiếng cả nước. Gò Nổi mệnh danh là đất học.
http://www.danangcity.gov.vn/images/danang/image/Phong%20c%E1%BA%A3nh%20VN/dia%20danh/go%20Noi.jpg

Trong kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, Gò Nổi là mảnh đất kiên cường “Nhất Củ Chi nhì Gò Nổi”. Ngày nay, Gò Nổi được chia làm 3 xã (Điện Quang, Điện Phong, Điện Trung).
Hà Đông: Huyện trong 3 huyện của phủ Thăng Hoa, trấn Quảng Nam từ thời Hồng Đức. Theo địa bạ Gia Long, huyện Hà Đông gồm 4 tổng, 135 làng, 2 thuộc.

Hà Đông
Phủ
 được thăng từ huyện Hà Đông năm Thành Thái thứ 18 (1906) sau đổi thành phủ Tam Kỳ. Phần đất của phủ Hà Đông lúc ấy tương ứng với thành phố Tam Kỳ, huyện Núi Thành và huyện Tiên Phước thuộc Quảng Nam.
Hà Tân
Làng
 thuộc tổng Đức Thượng, huyện Đại Lộc ở đầu thế kỷ XX, nằm ở ngã ba sống (nơi sông Con chảy vào sông Vu Gia). Trong kháng chiến chống Mỹ, địch lập chi khu Thượng Đức, đã biến nơi đây thành cụm cứ điểm kiên cố bảo vệ vòng ngoài khu liên hợp quân sự Đà Nẵng. Hà Tân trong từ Hán Việt có nghĩa là “bến sông”. Nay là thôn thuộc xã Đại Lãnh, huyện Đại Lộc, Quảng Nam.
Hà Thân
Xứ đất
 nằm hữu ngạn sông Hàn, bao trọn làng An Hải, được khai phá từ thế kỷ 17. Nguyên xưa tiền hiền của làng là Bà Thân, quê gốc Thanh Hóa, khi lập địa bạ khai là Hà Thị Thân, sau đọc gọn là Hà Thân. Đây là nơi đã sinh ra hai danh tướng Nguyễn Văn Thoại và Trần Quang Diệu ở thế kỷ 19.
Hải Châu 
Làng
 trong số 5 làng vua Đồng Khánh bị Pháp buộc phải ký đại dụ tách ra khỏi huyện Hòa Vang để lập thành phố nhượng địa mang tên Tourane, nay thuộc quận Hải Châu, Đà Nẵng.
Hải Châu
Phường
 thành lập theo Nghị định số 09/HCĐP/NĐ ngày 6/1/1973 của Việt Nam Cộng hòa, thuộc quận 1, thị xã Đà Nẵng
Từ ngày 23/1/1997, phường Hải Châu là một trong 12 phường của quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng.
Hải Châu
Quận
 trung tâm của thành phố Đà Nẵng, thành lập theo Nghị định số 07/CP của Chính phủ ngày 23/1/1997, gồm 12 phường: Hải Châu 1, Hải Châu 2, Thạch Thang, Thanh Bình, Thuận Phước, Bình Thuận, Hòa Thuận, Nam Dương, Phước Ninh, Hòa Cường, Khuê Trung, Bình Hiên. Năm 2005, quận Hải Châu gồm 13 phường. Phường Hòa Cường chia thành Hòa Cường Bắc và Hòa Cường Nam, phường Hòa Thuận chia thành Hòa Thuận Đông và Hòa Thuận Tây. Phường Khuê Trung được cắt ra để lập quận Cẩm Lệ.
Hải Châu trong từ Hán Việt nghĩa là “bãi biển”
Hải Vân
Núi 
thuộc dải Trường Sơn, từ phía Tây đâm ngang ra biển, đỉnh cao nhất 1444m, như bức tường thành vĩ đại làm ranh giới tự nhiên giữa hai tỉnh Thừa Thiên Huế và thành phố Đà Nẵng. Từ nơi này có thể phân biệt sự biến đổi về nhiều mặt ở hai vùng phía Bắc và phía Nam: địa chất, địa hình, khí hậu, sông ngòi, cỏ cây, động vật.
Hải Vân
Đèo
 cao 470m so với mặt nước biển. Đây là ngọn đèo cao nhất, hùng vĩ và đẹp nhất nước. Có thể chia làm 3 thời kỳ:
1.    Thời phong kiến: khi con đường thiên lý được khai thông qua đây, đường qua đèo là một lối đi hẹp. Đến thời Minh Mạng, đường được uốn sửa, mở rộng hơn, bậc cấp được xếp đá. Nhưng đây là con đường nguy hiểm, thường có thú dữ, cướp bóc. Ca dao có câu: Đi bộ thì khiếp Hải Vân.
2.    Thời thuộc Pháp: Tháng 1/1886, đường oto được mở qua đèo dài 20km. Năm 1896, người Pháp mở tiếp xe lửa, xuyên qua núi có 7 hầm với tổng chiều dai 3290m, trong đó Hầm Sen dài nhất 562m. Cho đến cuối thế kỷ 20, đường ô tô đã nhiều lần được sửa chữa, mở rộng.
3.    Thời độc lập tự chủ: hầm đường bộ xuyên đèo Hải Vân thuộc loại hiện đại và dài nhất Đông Nam Á 6274m, đã được mở thông vào tháng 10/2003.
Hải Vân
Hầm đường bộ
 qua đèo Hải Vân dài 6274m, gồm đường hầm chính, đường hầm phụ, được khai thông vào lúc 1h10’ ngày 28/10/2003, sau khi quả mìn thứ 1.680.000 được lệnh phát nổ. Đây là con đường hầm lớn nhất, được trang thiết bị hiện đại nhất ở khu vực Đông Nam Á, sau khi hoàn thành thông xe, sẽ rút ngắn đoạn đường qua đèo chỉ còn một phần ba đoạn đường cũ và an toàn hơn.
http://www.danangcity.gov.vn/images/danang/image/Phong%20c%E1%BA%A3nh%20VN/dia%20danh/ham%20hai%20van(1).jpg

Hải Vân quan
Cửa ải
 được thiết lập ở đỉnh đèo vào năm Minh Mạng thứ 17, gồm 5 công trình chính (hai cửa vòm, nhà trú sở của quan trấn thủ, võ khố và hệ thống thành lũy). Trên cửa trông sang địa phận Thừa Thiên có khắc ba chữ Hải Vân Quan trên tấm hoành phi bằng đá. Trên cửa trông về phía Đà Nẵng có khắc 6 chữ Thiên hạ đệ nhất hùng quan. Cả hai tấm hoành phi đều có ghi hàng chữ đứng một bên là Minh Mạng thất niên cát nhật tạo (xây vào ngày tốt năm Minh Mạng thứ 7).
Hàn
Cửa biển
, nơi con sông Hàn hợp lưu của sông Vĩnh Điện và sông Cẩm Lệ đổ nước ra vũng Đà Nẵng. Ca dao cũ:
Từ ngày Tây lại cửa Hàn
Đào sông Câu nhí đắp đàng Bồng Miêu
Hàn
Sông
, đoạn từ ngã ba Cổ Mân (nơi gặp nhau giữa sông Vĩnh Điện và sông Cẩm Lệ, chảy qua giữa thành phố ra vũng Đà Nẵng, dài khoảng 8km.
http://www.danangcity.gov.vn/images/danang/image/Phong%20c%E1%BA%A3nh%20VN/dia%20danh/song%20Han.jpg

Hiên
Huyện
 thành lập theo quyết định của Ủy ban kháng chiến hành chính tỉnh Quảng Nam, trên cơ sở các xã miền núi phía Tây Bắc tách ra từ huyện Đại Lộc. Huyện Hiên được chia thành hai huyện Đông Giang và Tây Giang.
Hiệp Đức
Quận 
thành lập theo Nghị định số 74/NV của chính phủ Việt Nam Cộng hòa ngày 2/3/1959, trên cơ sở quận Phước Sơn cũ.
Hiệp Đức
Huyện 
được thành lập theo Quyết định số 298/HĐBT ngày 31/12/1985, trên cơ sở một phần đất của huyện Thăng Bình, huyện Quế Sơn, Quảng Nam. Huyện gồm thị trấn Tân An và 10 xã.
Hòa Vang
Huyện
 cuối thế kỷ 18 theo Phủ biên tạp lục, gồm 3 tổng và 51 làng. Thời Gia Long theo địa bạ 1814 – 1815, gồm 5 tổng, 114 làng. Đầu thế kỷ 20, gồm 7 tổng, 158 xã. Huyện Hòa Vang khi sáp nhập vào thành phố theo Nghị định số 07/Cp gồm 14 xã: Hòa Tiến, Hòa Sơn, Hòa Phát, Hòa Thọ, Hòa Châu, Hòa Phước, Hòa Liên, Hòa Xuân, Hòa Nhơn, Hòa Phong, Hòa Bắc, Hòa Khương, Hòa Ninh, Hòa Phú.
Ngày 5/8/2005, các xã Hòa Xuân, Hòa Thọ, Hòa Phát và phường Khuê Trung của quận Hải Châu được tách ra để lập quận Cẩm Lệ theo Nghị định số 102/2005/NĐ-CP.
Hòa Vinh
Huyện 
trong số 5 huyện của phủ Điện Bàn (1604), sau khi tách khỏi Thuận Hóa để nhập vào Quảng Nam. Đó là các huyện: Hòa Vinh (sau đổi thành Hòa Vang), An Nông, Diên Khánh, Tân Phúc và Phú Châu.
Hỏa Sơn
Núi
 ở phía Nam cụm Ngũ Hành Sơn gồm hai ngọn, có một đường đá nhô lên cao nối liền nhau giữa Âm Hỏa Sơn và Dương Hỏa Sơn. Dương Hỏa Sơn có nhiều loại đá cẩm thạch đủ các màu sắc. Năm 1976, đã phát hiện một số mộ chum bị phá vỡ. Có thể Hỏa Sơn là di chỉ văn hóa Sa Huỳnh nằm ở phía cực bắc của Quảng Nam Đà Nẵng.

Hoàng Sa
Quần đảo
 gồm 30 đảo đá, cồn, bãi cạn, san hô nằm trên vùng biển Đông, khoảng từ 15độ 45’ đến 17 độ 15’ vĩ độ Bắc và từ 111 độ đén 113 độ kinh Đông, rộng khoảng 16000km2, cách cửa biển Đà Nẵng 350km. Diện tích toàn khu vực đảo, bãi là 10km2 trong vùng biển 15000km2, trong đó đảo Phú Lâm là đảo lớn nhất. Dưới triều Nguyễn, Hoàng Sa thuộc phủ Tư Nghĩa (Quảng Ngãi).
Từ thời thuộc Pháp, ngày 30/3/1938, một dụ của vua Bảo Đại sáp nhập Hoàng Sa vào tỉnh Thừa Thiên. Ngày 24/4/1960, chính quyền Sài Gòn sáp nhập Hoàng Sa vào tỉnh Quảng Nam, thành lập tại quần đảo này xã Định Hải, quận Hòa Vang. Ngày 19/1/1974, quân Trung Quốc tấn công quân đội Sài Gòn, chiếm giữ Hoàng Sa từ đó. Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam trước sau khẳng định Hoàng Sa thuộc lãnh thổ Việt Nam.
Hoàng Sa
Huyện 
thành lập theo Quyết định số 144/HĐBT của Hội đồng Bộ Trưởng ngày 9/12/1982, trực thuộc tỉnh Quảng Nam – Đà Nẵng. Ngày 1/1/1997, thành phố Đà Nẵng trở thành đơn vị hành chính trực thuộc Trung ương, huyện Hoàng Sa thuộc thành phố Đà Nẵng. Hiện cơ quan thường trú của Ủy ban nhân dân huyện đảo Hoàng Sa đặt tại số 132 Yên Bái, Đà Nẵng.
Hòn Bà
Núi
 cao 1357m, nằm ở phía nam huyện Trà My, tỉnh Quảng Nam, nơi phát nguyên của sông Trường. Sách Đại Nam nhất thống chí gọi là Chủ Sơn (núi Chúa): “Cao cổng từng trời, tròn như cây lọng, khi trời âm u thường có mây trắng bao phủ ba mặt, núi non trùng điệp” dân gian quen gọi là Hòn Bà. Theo quan niệm dân gian, vật gì cao nhất, to nhất thì được gọi là Bà hay Chúa.
Hòn Bằng
Núi 
thuộc xã Duy Sơn, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam, đỉnh bằng phẳng nên dân gọi Hòn Bằng. Lợi dụng thế núi, trong kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, quân địch lập đồn trên đỉnh, đặt trọng pháo để bảo vệ con đường giao thông 610 và khống chế vùng đồng bằng Duy Xuyên.
Hòn Hành
Núi
 nhỏ, có hình dáng trông tựa củ hành, đứng nhô ra biển che khuất một vũng nước cạn nơi chân đèo Hải Vân, tên chữ là Thông Sơn. Thời Minh Mạng, một pháo đài phòng thủ được xây dựng trên đỉnh hòn Hành. Ca dao xưa:
Hải Vân bát ngát ngàn trùng
Hòn Hành ở đó là trong vũng Hàn.
Hòn Kẽm
Núi 
cao sừng sững soi bóng xuống dòng sông Thu Bồn chảy ngang qua bên dưới chân hai vách núi, ở phía tây huyện Nông Sơn, tạo nên một cảnh quan kỳ thú đối với khách đi thuyền xuôi, ngược qua lại nơi đây. Kẽm là từ cổ chỉ dòng nước giữa hai bên là núi, như Kẽm Trống trên sông Đáy ở miền Bắc. Tên Hòn Kẽm đi vào ca dao xứ Quảng:
Ngó lên hòn Kẽm đá Dừng
Thương cha nhớ mẹ quá chừng bạn ơi!
Thương cha nhớ mẹ thì về
Nhược bằng thương cảnh nhớ quê thì đừng!
Ở phía hạ nguồn Hòn Kẽm có làng Đá Nganh, tên chữ là Thạch Bích, chứ không có địa danh Đá Dừng.
http://www.danangcity.gov.vn/images/danang/image/Phong%20c%E1%BA%A3nh%20VN/dia%20danh/hon-Kem.jpg

Hòn Nghê
Núi 
nẳm ở phía đông nam bán đảo Sơn Trà, nhô lên cao từ xa trông giống hình con nghê chờm ra biển nên gọi là Hòn Nghề.
Hòn Tàu
Núi
 cao 930m, làm ranh giới tự nhiên giữa huyện Quế Sơn và Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam. Từ xa, núi giống như đầu chiếc tàu thủy khổng lồ quay mũi về phía Tây, nên dân gian gọi là Hòn Tàu. Sách Đại Nam nhất thống chí gọi là “Tào Sơn, có liệt vào từ điển”. Trong kháng chiến chống Mỹ, Hòn Tàu là căn cứ của Tỉnh ủy Quảng Nam, Đặc khu Quảng Đà, Quân khu 5 và Mặt trận 4.
Hội An
Làng
 được nhắc tên đến ba lần ở tấm bia Phổ Đà Sơn Linh Trung Phật tại chùa Non Nước (1640), ghi tên những người cúng tiền để xây chùa. Hội An mang ý nghĩa ước mong đông vui và yên lành.
Hội An
Tỉnh lỵ
 Quảng Nam thời thuộc Pháp theo một nghị định của Toàn quyền Đông Dương năm 1898 với tên gọi bằng tiếng Pháp là Faifo.
Hội An
Thị xã, tỉnh lỵ
 Quảng Nam theo một nghị định của Chính phủ Việt Nam Dân chủ cộng hòa tháng 9/1946, gồm 18 xã. 
Phố cổ Hội An được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới năm 1999. Năm 2006, Hội An được nâng cấp thành phố trực thuộc tỉnh.
Hội khách
Chợ phiên
 của dân tộc Cơ tu, mỗi tháng hai phiên, trên một bãi đất phù sa bên bờ sông Vu Gia mang tên Hội khách (Hội có nghĩa là họp, Khách chỉ người dân tộc), nay thuộc thôn 1, xã Đại Sơn, huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam. Theo quy ước dựa vào tuần trăng, người Cơ tu mang lâm thổ sản đến trao đổi hàng với thương lái từ dưới xuôi chở lên ở nơi bãi đất trống ven sông, không có lều quán.
Đến thập niên 30 của thế kỷ XX, do việc kiểm soát thu thuế của chính quyền gây nhiều phiền hà, chợ phiên chấm dứt, chỉ còn lưu laih địa danh Hội Khách.
Hương An
Chợ
 nằm nơi ngã ba quốc lộ 1A với tỉnh lộ 611 (Hương An – Trung Phước), thuộc loại lâu đời, được ghi lại trong Đại Nam nhất thống chí với hàng hóa đa dạng, phong phú vì nằm trong vùng trồng lúa, hoa màu và cây mía trọng điểm của huyện Quế Sơn, Quảng Nam.
Hương An
Ngã ba
 nơi tỉnh lộ 611 (Hương An – Trung Phước) nối với quốc lộ 1A tại xã Quế Phú, huyện Quế Sơn, Quảng Nam.
Hương An
Cầu bắc
 qua sông Ly Ly (cũng gọi là sông Rù Rì, sông Hương An) trên quốc lộ 1A, dài 122,7m, bên cạnh ngã ba tỉnh lộ 611 (Hương An – Trung Phước)
Hy Giang 
Huyện
 trong số 3 huyện của phủ Thăng Hoa, năm Hồng Đức thứ 21 (1490), gồm 8 tổng, 58 xã.
Khâm Đức: Thung lũng có chiều dài 3 km, chiều rộng 1,5km, phía Bắc và Tây Bắc có núi cao án ngữ, phía nam giáp sông Nước Chè, phía Đông giáp sông Nước Tréo và sông Phước Mỹ, phía Tây là rừng già thuộc huyện Phước Sơn. Quốc lộ 14B (Đà Nẵng – Kon Tum) chạy ngang qua đây.

Từ năm 1960 đến năm 1968, Khâm Đức được quân Mỹ xây dựng thành trung tâm huấn luyện biệt kích hoạt động ở miền núi. Ngày 12/5/1968, Quân Giải phóng đã tấn công tiêu diệt căn cứ này do Tiểu đoàn 2, Lữ đoàn 196, Sư đoàn American Mỹ đóng giữ.
Khâm Đức
Thị trấn huyện lỵ
 huyện Phước Sơn, tỉnh Quảng Nam, thành lập theo Quyết định số 27/HĐBT ngày 21/2/1986 của Hội đồng Bộ trưởng trên cơ sở diện tích tự nhiên và dân cư cắt ra từ xã Phước Đức. Thị trấn nằm bên quốc lộ 14B.
Khe Tân
Hồ
 chứa nước lớn thứ 2 của tỉnh (sau hồ Phú Ninh), diện tích 8.270ha, thuộc 2 xã Đại Chánh và Đại Tân, huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam.
Công trình khởi công năm 1986, hoàn thành năm 1989, tưới nước cho các xã vùng B của huyện Đại Lộc.
Khương Mỹ
Làng
 có tháp cổ Chăm pa thuộc xã Tam Xuân, huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam. Gồm ba ngôi tháp xếp thành một hàng dọc theo trục bắc – nam. Căn cứ vào tác phẩm điêu khắc ở tháp Khương Mỹ, nhà khảo cổ Pháp P.Stern xếp tháp vào phong cách nghệ thuật Khương Mỹ, đầu thế kỷ X.
http://www.danangcity.gov.vn/images/danang/image/Phong%20c%E1%BA%A3nh%20VN/dia%20danh/khuong%20my1.jpg

Kiểm Lâm
Đồi 
thấp nằm bên hữu ngạn sông Thu Bồn, thuộc xã Duy Tân, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam. Thời Pháp thuộc, một trạm kiểm lâm được đặt trên đồi trông ra sông để kiểm soát gỗ và lâm sản từ thượng nguồn đưa về xuôi theo đường thủy. Đồi mang tên Kiểm Lâm từ đó. 
Năm 1947, khi quân Pháp chiếm bờ nam sông Thu Bồn cũng đã thiết lập trên đồi này một đồn binh, thường gọi là đồn Kiểm Lâm. Trong kháng chiến chống Mỹ, nơi này cũng là một căn cứ quân sự của địch.
Kim Bồng
Làng nghề 
mộc nổi tiếng của tỉnh Quảng Nam, hình thành vào khoảng thế kỷ 17, nay thuộc vào xã Cẩm Nam, thị xã Hội An, tỉnh Quảng Nam. Nghệ nhân của làng mộc Kim Bồng để lại dấu ấn tài nghệ của mình ở phố cổ Hội An, ở kinh đô Huế, ở Sài Gòn và những ngôi nhà cổ của đất Đồng Nai – Gia Định. Đặc biệt, Kim Bồng cũng là nơi đóng những chiếc ghe bầu – phương tiện vận tải trên sông và trên biển nổi tiếng trong thế kỷ 17, 18, thường được gọi là ghe bầu xứ Quảng.
Kim Sơn
Núi
 ở phía tây của cụm Ngũ Hành Sơn, nằm bên bờ sông Hàn, thuộc phường Hòa Hải, Ngũ Hành Sơn. Kim Sơn hình tròn như cái chuông úp khổng lồ. Năm 1950, hòa thượng Thích Pháp Nhãn đã phát hiện ra một cái động ở chân núi, dài 50m, ngang 10m, cao từ 10 -15 m. Nơi cửa động, lớp thạch nhũ tạo thành bức tượng Quán Thế Âm cao bằng người thật, trông rất tự nhiên, thanh thoát. Chính do hình tượng này mà động được đặt tên là động Quan Thế Âm. Hằng năm, lễ hội Quan Thế Âm được tổ chức ở nơi đây vào ngày 19/2 âm lịch.
Kiền
Dốc
 ở độ cao hơn 500m, nằm trên tỉnh lộ 604 (Thúy Loan – Prao), cách Đà Nẵng 43km. Đỉnh dốc là ranh giới giữa xã Hòa Sơn (huyện Hòa Vang) và xã Ba (huyện Hiên). Nơi đây ngày xưa là khu rừng kiền kiền, loại gỗ thuộc nhóm 1. Từ dốc Kiền Kiền được nói rút gọn lại thành dốc Kiền.
Kỳ Anh
Xã,
 nay là xã Tam Thăng, thành phố Tam Kỳ, Quảng Nam. Thời kháng chiến chống Mỹ, Kỳ Anh nằm cách trung tâm tỉnh lỵ Quảng Tín (Tam Kỳ ngày nay) khoảng 7km, là bàn đạp quan trọng để lực lượng cách mạng bám dân, bám đất. Đảng bộ và nhân dân Kỳ Anh đã đào một địa đạo có hầm cứu thương, kho dự trữ lương thực, nước uống..Bộ Văn hóa – Thông tin đã ra quyết định số 985/QĐ/Vn (xem lại QĐ) ngày 7/5/1997 công nhận địa đạo Kỳ Anh là di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia.
http://www.danangcity.gov.vn/images/danang/image/Phong%20c%E1%BA%A3nh%20VN/dia%20danh/dia%20dao%20ky%20anh.jpg

Kỳ Hà
Cảng
 do quân Mỹ xây dựng năm 1966 ở cửa An Hòa, là cơ sở hậu cần cho căn cứ quân sự Chu Lai ở phía cực nam của tỉnh Quảng Nam. Cảng có chiều sâu 300m, độ sâu từ 7 – 17m, đảm bảo cho tàu 10.000 tấn ra vào an toàn. Cảng Kỳ Hà thuộc xã Tam Quang, huyện Núi Thành, Quảng Nam. Kỳ Hà trong từ Hán Việt có nghĩa là sông lạ.

La Qua là làng thuộc tổng Hạ Nông, huyện Diên Phước, phủ Điện Bàn, nay thuộc khối phố 3, thị trấn Vĩnh Điện, Điện Bàn, Quảng Nam. Đây là địa danh gốc Chăm.
Ca dao xưa có câu:
Con gái La Qua, qua đường qua chọc,
Qua bảo em rằng đừng có la qua!
La Qua
Thành 
tỉnh Quảng Nam, xây bằng gạch, được thiết kế theo kiểu Vauban, chu vi 489 trượng, cao 1,2 trượng, có 4 cửa, hào bao quanh rộng 4,5 trượng, sâu 7 thước vào năm Minh Mang thứ 16 (1835). Bên trong có hành cung, các dinh thự, công sở. Thời Pháp, chính quyền Nam triều gồm tổng đốc, án sát, bố chánh đóng tại đây, còn tòa Công sứ Pháp đóng ở Hội An, cách thành La Qua 9 km. Thực hiện chính sách tiêu thổ kháng chiến, tháng 10/1946, chính quyền cách mạng đã huy động hàng ngàn dân công đập phá và san bằng thành suốt cả tháng trời.
Lâm Ấp
Quốc gia
 đầu tiên, sau này được gọi là Chiêm Thành trong sử Trung Quốc. Theo học giả Pháp L.Aurousseau, thì Lâm Ấp nguyên là tên thị trấn huyện Tượng Lâm, các sử gia Trung Quốc dùng địa danh này để chỉ tên nước mà Khu Liên đã xưng vương để cai trị. Theo GS. Trần Kinh Hòa từ Lâm Ấp một danh từ ghép của người Chăm, có nghĩa là voi. Quốc gia Lâm Ấp đổi thành Hoàn Vương vào năm 758, dưới thời vua Rudravarman II.
Le
Đèo
 dài 8km, băng qua dãy núi Hòn Tàu, nối hai huyện Quế Sơn và Nông Sơn, tỉnh Quảng Nam. Nguyên là một đường mòn xuyên rừng hẹp, có nhiều cây le mọc, đi lại rất khó khăn. Năm 1937, các nhân sĩ ở Quế Sơn như Nguyễn Đình Hiến, Lâm Xuân Quế, ..đã đứng ra vận động nhân dân mở con đường đèo Le, về sau trở thành tỉnh lộ. Công trình hoàn thành năm 1939.
http://www.danangcity.gov.vn/images/danang/image/Phong%20c%E1%BA%A3nh%20VN/dia%20danh/deo%20le.jpg

Le
Khe
 nước bắt nguồn từ dãy núi Hòn Tàu ở phía Nam thung lũng Trung Lộc, nơi ngày xưa có những rừng le mọc, cách chợ Trung Phước 1km. Khe có chiều dài hơn 10km, chảy qua xã Quế Lộc, Quế Trung, đổ nước vào sông Thu Bồn ở phía Đông bắc.
Lễ Dương
Huyện
 trong 3 huyện thuộc phủ Thăng Hoa. Theo Địa bạ Gia long, Huyện Lễ Dương gồm 7 tổng, 94 làng, 1 thuộc.
Liên Chiểu
Làng 
nằm ở chân đèo Hải Vân, thuộc tổng Thái Hòa, huyện Hòa Vang vào đầu thế kỷ XX, nay thuộc phường Hòa Hiệp, quận Liên Chiểu, Đà Nẵng. Liên Chiểu nghĩa là ao sen. Nơi đây có ga tàu lửa, chợ và kho xăng dầu đều mang tên Liên Chiểu.
Liên Chiểu
Quận
 thuộc thành phố Đà Nẵng (1997), gồm 3 phường Hòa Hiệp, Hòa Khánh, Hòa Minh, nằm ở phía Bắc thành phố, giáp với đèo Hải Vân, có diện tích tự nhiên là 74,72km2. Theo nghị định số 102/NĐ/CP năm 2005, phường Hòa Khánh tách thành Hòa Khánh Bắc và Hòa Khánh Nam, phương Hòa Hiệp tách thành Hòa Hiệp Bắc và Hòa Hiệp Nam.
Liên Chiểu
Cảng 
xăng dầu đầu tiên do Pháp xây dựng vào thế kỷ 20, cũng thời với việc mở rộng thành phố nhượng địa Tourane. Cảng nằm bên phía bắc cửa sông Cu Đê, ngay chân đèo Hải Vân, bên bờ vũng Đà Nẵng, bên cạnh kho xăng dầu Liên Chiểu. Năm 2000, cảng có thêm một cầu tàu mới và một cầu tàu khác phục vụ cho hai khu công nghiệp Hòa Khánh, Liên Chiểu.
Liên Chiểu 
Khu công nghiệp
 nằm ở phía Bắc thành phố Đà Nẵng, thuộc quận Liên Chiểu, có diện tích 373,5 ha, thu hút các nhà máy luyện cán thép, xi măng, vật liệu xây dựng, hóa chất,..
http://www.danangcity.gov.vn/images/danang/image/Phong%20c%E1%BA%A3nh%20VN/dia%20danh/khu%20cong%20nghiep%20lien%20chieu.jpg
Lê Giang
Huyện
 thuộc phủ Thăng Hoa, thừa tuyên Quảng Nam, được vua Lê Thành Tông lập năm 1472, sau chiến thắng Trà Bàn.
Lễ Dương
Huyện
 được chúa Nguyễn Hoàng đổi tên từ huyện Lê Giang, khi cải đặt lại các khu vực hành chính ở 2 trấn Thuận Hóa và Quảng Nam.
Liêu
Đèo
 dài hơn 3km, làm ranh giới tự nhiên giữa xã Tiên Cảnh (phía đông) và xã Tiên Hiệp (phía tây), thuộc huyện Tiên Phước, tỉnh Quảng Nam. Đèo nằm trên tỉnh lộ 616 (Tiên Phước – Trà My).
Ly Ly
Sông 
bắt nguồn từ núi Hòn Tàu (huyện Quế Sơn) chảy về phía đông, đổ ra cửa Đại. Đây là địa danh gốc Chăm. Dân gian quen gọi là sông Rù Rì, vì trên các bãi ven bờ sông này mọc nhiều cây rù rì, loại cây có bộ rễ khỏe, chịu ngập nước lâu ngày. Sách Đại Nam nhất thống chí gọi sông Ly Ly là sông Hương về sau gồm những con cháu lai Việt, được hưởng chế độ “đặc cách”, trực thuộc tại cơ quan hành chính cấp tỉnh mà không theo trật tự tổng, huyện, phủ, tỉnh như làng người Việt. Ca dao xưa Quảng Nam:
Chầu rày xa phố Hội An
Xa chùa Ông Bổn, xa làng Minh Hương.
Nà Lầu: Triền đồi thuộc thôn 10, xã Tiên Thọ, huyện Tiên Phước, tỉnh Quảng Nam. Vào năm 1885, khi Nguyễn Duy Hiệu đặt bản doanh của Nghĩa hội Quảng Nam tại đây, cho xây một vọng gác ở trên cao để quan sát từ xa mà dân địa phương gọi là “lầu”. Nơi đây từng xảy ra nhiều cuộc đụng độ giữa quân triều đình và lực lượng nghĩa quân thời Cần Vương.

Nại Hiên
Làng
 chài nằm ở hữu ngạn sông Hàn, do những lưu dân từ huyện Tĩnh Gia và Đông Sơn (Thanh Hóa), lập nên từ thế kỷ 17. Xưa, ngoài nghề chài lưới, bủa câu, dân làng còn có nghề nấu muối từ nước biển cô đặc lại trong những cái nồi rất lớn đan bằng tre cật trát đất sét bên ngoài. Do đó, có câu hát:
Nại Hiên là làng Ý, E
Nấu muối bằng nước, lấy tre làm nồi
Ý, E là nhại tiếng nói của dân gốc Thanh Hóa, Nghệ An. Hiện nay Nại Hiên thuộc phường Nại Hiên Đông, Quận Sơn Trà, Đà Nẵng. Nại từ cổ có nghĩa là ruộng muối.
Nam Giang
Huyện
 thành lập theo quyết định của chính quyền cách mạng tỉnh Quảng Nam tháng 3/1963 trên cơ sở giải thể huyện Thống Nhất.
Nam Giang
Huyện
 đổi tên từ huyện Giằng theo Nghị định số 71/NĐ-CP của Chính phủ ngày 16/8/1999. Gồm thị trấn Thạnh Mỹ và 8 xã: Laee, Zuôih, La Dêe, Chà Val, Tà Bhing, Cà Dy, Đăc Pre, Đăc Pring.
Nam Chơn
Trạm giao thông 
nằm ở địa cầu phía bắc tỉnh Quảng Nam, trong số 7 trạm đặt trên đường thiên lý trong tỉnh thời Nguyễn. Đời Gia Long đặt tên là trạm Chơn Sảng (tên làng thuộc huyện Hòa Vang). Năm Minh Mạng thứ 3 đổi tên là Nam Chơn. Nơi đây, đếm 28/2/1886, nghĩa quân của Nguyễn Duy Hiệu đã phối hợp với dân phu làm đường qua đèo Hải Vân, tập kích tiêu diệt hoàn toàn dội công binh Pháp gồm 7 tên do quan ba Besson chỉ huy. Thông báo của Bộ Tư lệnh Pháp ở Huế thời ấy đã gọi sự kiện này là “thảm kịch Nam Chơn”.
Nam Ô
Làng nghề
 với sản phẩm nước mắm nổi tiếng. Đặc sản này không chỉ tiêu thụ trong nước mà còn xuất khẩu sang Hồng Kông, Pháp,..Từng được giải huy chương Vàng tại hội chợ Giảng Võ (Hà Nội). Nam Ô trước đây cũng là làng làm pháo nổi tiếng, thuộc phường Hòa Hiệp, quận Liên Chiểu, Đà Nẵng.
http://www.danangcity.gov.vn/images/danang/image/Phong%20c%E1%BA%A3nh%20VN/dia%20danh/nam%20o.jpg
Nam Phước
Thị trấn
 huyện lỵ huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam, theo quyết định 102/CP ngày 29/8/1994 của Chính phủ trên cơ sở xã Duy An.
Nam Vân
Trạm giao thông cuối cùng đặt ở phía nam Quảng Nam, giáp Quảng Ngãi, trong số 7 trạm, trên đường thiên lý dưới thời Nguyễn, ở xã Vân Trai, huyện Hà Đông. Nay thuộc thị trấn Núi Thành, tỉnh Quảng Nam.
Ngọc Kinh
Mỏ than đá
 nằm trên địa phận huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam. Trước khi người Pháp khai thác mỏ than này, đã có một Hoa kiều lãnh trưng khai thác. Ngọc Kinh và Nông Sơn là hai mỏ than loại antharacite, có nhiệt lượng trung bình của Quảng Nam.
Ngọc Linh 
Núi 
cao nhất của tỉnh Quảng Nam (2.598m) là ranh giới tự nhiên giữa tỉnh Quảng Nam và Kon Tum. Với lượng mưa trung bình 4000mm/năm.Ngọc Linh là nơi phát nguyên và là nguồn cung cấp nước chính của dòng Thu Bồn. Núi có nhiều dược liệu quý, đặc biệt là sâm Ngọc Linh nổi tiếng. Tại đây có khu bảo tồn thiên nhiên, diện tích 50.000ha.
Ngũ Hành Sơn
Núi 
nổi tiếng của Quảng Nam Đà Nẵng gồm 6 cụm núi đá nổi lên giữa động cát, một bên là biển Đông, một bên là sông và làng quê, được trong và ngoài nước biết đến. Tên nôm xưa nhất xuất hiện cách đây 500 năm là núi Non Nước, hòn Non Nước. Trong chuyến tuần du đến đây, vua Minh Mạng xem khắp danh thắng, nhân đó đặt tên một số hang động: động Huyền Không, Linh Nham, Tàng Chân, Vân Nguyệt,.. Người Pháp dựa vào chất liệu của đá, đặt cho thắng cảnh tên Montagnes de marbre. Cụm Ngũ Hành Sơn nằm cách trung tâm thành phố 8 km về phía đông nam, phường Hòa Hải, quận Ngũ Hành Sơn.
http://www.danangcity.gov.vn/images/danang/image/Phong%20c%E1%BA%A3nh%20VN/dia%20danh/ngu%20hanh%20son.jpg

Ngũ Hành Sơn
Quận
 thành lập theo Nghị định số 07/CP của Chính phủ ngày 23/1/1997 trên cơ sở toàn bộ diện tích của phường Bắc Mỹ An và 2 xã Hòa Quý, Hòa Hải (Hòa Vang cũ). Quận Ngũ Hành Sơn gồm 3 phường: Bắc Mỹ An, Hòa Hải, Hòa Quý. Diện tích 36,72 km2, dân số 32.530 người (1997).
Nông Sơn
Mỏ than đá
 nằm ở địa phận xã Quế Trung, huyện Quế Sơn, tỉnh Quảng Nam, bên tả ngạn sông Thu Bồn. Mỏ có trữ lượng hơn 7 triệu tấn. Thời Thiệu Trị mỏ do một người Hoa tên là Lương Văn Phương lãnh trưng khai thác. Thời Pháp thuộc, mỏ do Công ty khai thác của thực dân Pháp khai thác từ năm 1887. Trong chiến dịch Nông Sơn – Trung Phước, Sư đoàn 2 bộ binh và Trung đoàn pháp binh 572 đã tiêu diệt cụm cứ điểm Nông Sơn – Trung Phước vào đêm 17/7/1974, loại khỏi vòng chiến đấu 1.000 tên địch, tiêu diệt 2 tiểu đoàn chủ lực, 2 đại đội bảo an và bộ máy kìm kẹp của địch, giải phóng 13.000 dân.
Nông Sơn
Huyện
 mới được thành lập theo Nghị định số 42/2008/NCĐP ngày 8/4/2008 của Chính phủ. Huyện gồm 7 xã: Quế Lâm, Quế Phước, Quế Trung, Quế Lộc, Quế Ninh, Sơn Viên, Phước Ninh tách ra từ huyện Quế Sơn. Các xã này đều nằm hai bên bờ sông Thu Bồn.
Ô Gia: Sông phát nguyên từ các rừng già phía Tây Bắc tỉnh Quảng Nam, chảy qua huyện Đại Lộc, hợp lưu với sông Thu Bồn từ Quế Sơn đổ xuống tại Giao Thủy, thành sông lớn chảy qua vùng đồng bằng Điện bàn, Duy Xuyên,. Cũng gọi là sông Vu Gia.
Ô Gia
Ngõ 
nguồn trong 6 ngõ nguồn của tỉnh Quảng Nam (từ phía bắc vào gồm: Cu Đê, Lỗ Đông, Ô Gia, Thu Bồn, Chiên Đàn, Hữu Ban) ở thế kỷ XIX. Nguồn Ô Gia là địa vực cư trú của các dân tộc Cơ Tu, Ve, Tà riềng.
http://www.danangcity.gov.vn/images/danang/image/Phong%20c%E1%BA%A3nh%20VN/dia%20danh/phuninh.jpg
Ô Gia
Làng
 thuộc tổng Quảng Hòa, phủ Duy Xuyên đầu thế kỷ 20, nay thuộc xã Đại Cường, huyện Đại Lộc, Quảng Nam.
Ông
Thác
 nước lớn nằm ở phía thượng nguồn sông Thu Bồn, thuộc xã Quế Trung, huyện Quế Sơn, Quảng Nam.
Ông Súng
Vực
 nằm ở đầu phía Tây truông Phường Rạnh, bên hữu ngạn sông Thu Bồn, thuộc xã Quế Trung, huyện Nông Sơn, tỉnh Quảng Nam. Lợi dụng địa thế hiểm yếu một bên là sườn núi dựng đứng, một bên là vực sâu nước xoáy, nghĩa quân Nguyễn Duy Hiệu đã đặt một khẩu thần công tại đây để bảo vệ cửa ngõ đi vào căn cứ Trung Lộc bằng đường sông – nơi đặt bản doanh “Tân Tỉnh” của Nghĩa Hội.
Tháng 8/1887, trước sức tấn công ào ạt của 600 quân Pháp và quân triều đình Đồng Khánh vào Tân Tỉnh, nghĩa quân không chống cự nổi, buộc phải triệt thoái lên phía An Lâm. Khẩu thần công bằng đồng bị lật nhào xuống vực sâu theo lệnh của vị chỉ huy Tân Tỉnh. Từ đó, vực sâu này mang tên vực Ông Súng.
Phú Ninh
Hồ 
chứa nước, công trình đại thủy nông lớn nhất của tỉnh Quảng Nam. Khởi công ngày 29/3/1977, khánh thành ngày 27/3/1986. Hồ có dung tích trên 343 triệu m3, diện tích 235km2, có khả năng tưới nước cho 23.000ha đất thuộc các huyện Phú Ninh, Núi Thành, Thăng Bình, một phần huyện Quế Sơn, huyện Duy Xuyên và thành phố Tam Kỳ.
Công trình này đã góp phần thay đổi đời sống của hàng chục vạn dân ở phía nam tỉnh, đồng thời góp phần cải tạo môi trường và khí hậu nơi đây.
 
http://www.danangcity.gov.vn/images/danang/image/Phong%20c%E1%BA%A3nh%20VN/dia%20danh/phuoc%20tuong(2).jpg

Phú Thượng
Làng
 thuộc tổng Giáo, huyện Hòa Vang đầu thế kỷ XX, là vùng đất gồm những ngọn đồi lượn sóng cao từ 50 – 300m, chạy dài 4 – 5km, rất thích hợp với cây chè. Chè Phú Thượng ngon nổi tiếng. Đây là nơi cung cấp nguyên liệu cho 3 nhà máy chế biến chè An Ngãi, Tùng Sơn, Phú Thượng thời Pháp thuộc. Nằm cách thành phố Đà Nẵng 16km về phía Tây, Phú Thượng là nơi đặt gót chân sớm của các nhà truyền giáo. Từ thế kỷ 17, thừa sai Lambert de la Motte đã tới đây. Đến 1880, Phú Thượng đã trở thành một giáo khu sầm uất, có nhà thờ lớn, một nhà nữ tu, một nhà nuôi dạy trẻ mồ côi do linh mục D.E.Maillard của Hội Thừa sai Paris cai quản.
Phước Ninh
Nghĩa trang liệt sĩ
 chống xâm lược Pháp đầu tiên ở nước ta. Trong cuộc chiến đấu bảo vệ Đà Nẵng (1858 – 1860) đã có hàng ngàn binh sĩ của triều đình, dân binh, nghĩa dũng và đồng bào ta đã ngã xuống. Năm 1876 – nghĩa là 18 năm sau những phát đại bác của pháp hạm Pháp – Tây Ban Nha bắn vào Đà Nẵng – theo chỉ dụ của vua Tự Đức, Án sát và Lãnh binh tỉnh Quảng Nam đã cùng với một số thân sĩ yêu nước đứng ra vận động nhân dân quy tụ hơn 1.500 hài cốt của những người đã hy sinh được chôn rải rác ở các làng Phước Ninh, Thạc Gián, Nại Hiên Tây, Nam Dương,.. vào nghĩa trang, có thành bao quanh và có dựng bia tưởng niệm, lấy tên là “Nghĩa trũng Phước Ninh.”
Phước Sơn
Vạn
, nằm trên chỉ lưu ở bên tả ngạn sông Thu Bồn, nơi tập trung nhiều nhà buôn Hoa kiều chuyên kinh doanh hàng lâm thổ sản ở khu vực Phước Sơn, tỉnh Quảng Nam, kể cả hàng từ phía Kon Tum đưa xuống vào thế kỷ 18, 19. Ghe thuyền từ vạn Phước Son đưa lâm thổ sản về tận Hội An, Đà Nẵng và chuyển nhượng lại những nhu yếu phẩm như muối, cá khô, dầu lửa, vải vóc,.. để trao đổi với đồng bào dân tộc. Tại đây còn có một số di tích như bia mộ, đền thờ Quan Công của người Hoa.
Phước Sơn
Huyện
 thành lập theo Quyết định của Ủy ban Kháng chiến – Hành chính tỉnh Quảng Nam tháng 10/1948, trên cơ sở các xã được tách ra từ các huyện Trà My, Tiên Phước, Quế Sơn và Thăng Bình nhập chung lại.
Năm 1985, huyện Phước Sơn được thành lập theo Quyết định số 289 – HĐBT ngày 31/12/1985, gồm 8 xã: Phước Hiệp, Phước Đức, Phước Chánh, Phước Mỹ, Phước Công, Phước Kim, Phước Thành và thị trấn Phước Đức.
Phước Trà
Khu căn cứ 
cách mạng trong kháng chiến chống Mỹ ở xã Phước Trà, huyện Phước Sơn, tỉnh Quảng Nam, cách thị trấn Tân An 15km về phía Tây. 
Sau Hiệp định Paris (27/1/1973), Khu ủy V và Bộ Tư lệnh khu V quyết định dời căn cứ chỉ huy từ Nước Oa thuộc huyện Trà My về Phước Trà để gần các đường giao liên xuống đồng bằng hơn, đảm bảo sự chỉ đạo kịp thời. Tại khu căn cứ chỉ huy này có nhiều sự kiện đã diễn ra: Đại hội lần thứ 3 Đảng bộ khu V, Hội nghị bàn về kế hoạch chống lấn chiếm của địch, Thông qua kế hoạch Tổng tấn công và nổi dậy mùa xuân 1975. Khu căn cứ Phước Trà đã được Bộ Văn hóa – Thông tin ra Quyết định số 281/QQD – BT ngày 24/3/1993 công nhận là di tích lịch sử cách mạng cấp quốc gia.
Phước Tường
Núi 
nằm ở phía Tây phường Hòa Phát, huyện Hòa Vang, cách trung tâm thành phố Đà Nẵng khoảng 5 km, thế núi cao đột ngột (327m). Ngày 9/2/1965, Mỹ đưa tiểu đoàn tên lửa Hawk đầu tiên đến đóng ở núi Phước Tường để bảo vệ sân bay và cảng Đà Nẵng.
Prao
Thị trấn
 huyện lỵ huyện Đông Giang, từ gốc Cơ tu, cũng gọi là Trao, thành lập theo Nghị định số 102/Cp của Chính phủ ngày 29/8/1994, trên cơ sở xã Tà Lu với diện tích tự nhiên 2.690ha.
Pu Nếp
Mỏ vàng
 nằm ở đầu nguồn sông Vàng, thuộc huyện Đông Giang, tỉnh Quảng Nam, cách Đà Nẵng 45 km. Mỏ vàng sa khoáng này đã được khai thác từ thời Nguyễn, rồi đến thời Pháp. Trữ lượng vàng nơi đây nhỏ hơn nhiều lần so với mỏ vàng Bồng Miêu.
Núi Thành: Cụm đồi trọc có độ cao từ 45 – 50 m, nằm ở phía tây căn cứ quân sự Chu Lai 4 km, cách bờ biển 6km, thuộc xã Tam Nghĩa, huyện Tam Kỳ, nay là huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam.
Trên đồi này, vào đêm 25 rạng 26/5/1965, Đại đội 2 của Tiểu đoàn 70 anh hùng của quân Giải phóng đã diệt gọn một đại đội lính Mỹ đang đóng giữ bảo vệ vòng ngoài căn cứ và sân bay Chu Lai. Với chiến công tuyệt vời này, Ủy ban Trung ương Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam tặng cho tỉnh Quảng Nam 8 chữ vàng Trung dũng kiên cường đi đầu diệt Mỹ trong đại hội thi đua toàn miền Nam năm 1967.
Núi Thành 
Huyện
 thành lập theo Quyết định số 144 / HĐBT của Hội đồng Bộ trưởng ngày 3/12/1983 trên cơ sở tách ra từ huyện Tam Kỳ. Huyện Núi Thành gồm 12 xã: Tam Xuân, Tam Tiến, Tam Trà, Tam Sơn, Tam Anh, Tam Hiệp, Tam Hòa, Tam Nghĩa, Tam Mỹ, Tam Quang, Tam Giang, Tam Hải, và thị trấn Núi Thành.
Núi Thành
Thị trấn
 thành lập theo Quyết định số 144.HĐBT của Hội đồng bộ trưởng ngày 3/12/1983.
Nước mặn
Xứ đất
 nằm bên cạnh bờ biển Đông, nay thuộc phường Hòa Hải, quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng.
http://www.danangcity.gov.vn/images/danang/image/Phong%20c%E1%BA%A3nh%20VN/dia%20danh/nuoc%20man.jpg

Năm 1965, sau khi đổ quân vào miền Nam, mở đầu chiến lược “chiến tranh cục bộ”, quân Mỹ đã lập thêm sân bay Nước Mặn chuyên dùng cho trực thăng ở phía đông, cách sân bay Đà Nẵng khoảng 8km. Quân Giải phóng đã nhiều lần pháo kích vào sân bay này, phá hủy hàng chục máy bay địch.
Nước nóng
Suối
 nằm ở thôn 4, xã Quế Lộc, huyện Nông Sơn, tỉnh Quảng Nam, cách tỉnh lộ 610 (đoạn Đèo Le – Trung Phước) khoảng 50m. Ở tại vũng Lớn (vũng Ông) và vũng Nhỏ (vũng Bà), nước từ long đất sôi lên ở nhiệt độ 70 – 90 độ C, có thể luộc chín trứng gà trong 10 phút. Nước nóng có hàm lượng lưu huỳnh tương đối cao.
http://www.danangcity.gov.vn/images/danang/image/Phong%20c%E1%BA%A3nh%20VN/dia%20danh/nuoc%20nong.jpg

Nước Oa
Sông
 bắt nguồn từ khu rừng rậm của Hòn Bà (1.357m) chảy qua xã Trà Giang, Trà Tân,..đổ ra sông Trường Giang. Sau ngày giải phóng, một nhà máy thủy điện nhỏ, công suất hơn 200kw được xây dựng tại đây để cung cấp điện cho thị trấn Trà My, huyện Trà My, tỉnh Quảng Nam.
Oa trong từ Hán Việt có 2 nghĩa: chảy cuồn cuộn, cái hang.
Nước Oa
Căn cứ
 địa của Khu ủy và Bộ Tư lệnh Quân khu 5 trong những năm kháng chiến chống Mỹ (1960 – 1973), nằm bên sông Nước Oa, thuộc xã Trà Tân, huyện Trà My, tỉnh Quảng Nam.
Bộ Văn hóa – Thông tin ra Quyết định số 938/VH-QĐ, ngày 4/8/1992 công nhận căn cứ Nước Oa là khu di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia.
Quá Giáng: Khu phế tích Chăm pa, gồm những đền, tượng có niên đại khoảng thế kỷ 10 đã bị đổ nát trên vùng đất có tên là Chiêm Lai Hạ, nay là thôn Quá Giáng, xã Hòa Phước, huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng.
Cuối năm 1980, trong đống gạch đá đổ nát ấy, các nhà khảo cổ còn phát hiện thêm nhiều công trình điêu khắc có giá trị như tượng Dikpalaka (thần trông coi hướng mặt trời), tượng rắn Nagar, tượng bò thần Nandin, đầu người trang trí bên tường tháp, bệ thờ và một tượng thờ khác.
Quảng Đà
Đặc khu
 thành lập theo Quyết định của Khu ủy Khu V tháng 11/1967 trên cơ sở hợp nhất tỉnh Quảng Đà và thành phố Đà Nẵng.
Quảng Nam
Đạo 
thừa tuyên thứ 13 của quốc gia Đại Việt, được vua Lê Thánh Tông lập sau chiến thắng Trà Bàn (6/1471). Đến năm Hồng Đức thứ 21 (1490) đạo thừa tuyên đổi làm xứ. Năm 1602, chúa Nguyễn Hoàng cải tổ hành chính ở 2 xứ Thuận Quảng, đã tách huyện Điện Bàn từ phủ Triệu Phong đặt làm phủ, đem sáp nhập vào dinh Quảng Nam. Trấn Quảng Nam đầu thế kỷ 17 gồm các phủ Điện Bàn, Thăng Hoa, Tư Nghĩa và Hoài Nhơn.
Quảng Nam
Xứ
 thành lập năm Hồng Đức thứ 21 (1490) do vua Lê Thánh Tông đổi 13 đạo thừa tuyên làm xứ. Thừa tuyên Quảng Nam đổi làm xứ Quảng Nam.
http://www.danangcity.gov.vn/images/danang/image/Phong%20c%E1%BA%A3nh%20VN/dia%20danh/phuninh(1).jpg
Quảng Nam
Trấn 
thành lập năm 1509, do vua Lê Tương Dực đổi từ xứ Quảng Nam.
Quảng Nam
Dinh 
lập năm Gia Long thứ 2 (1803). Hai phủ Thăng Hoa và Điện Bàn được đặt làm dinh Quảng Nam, phủ Tư Nghĩa đặt làm dinh Quảng Ngãi, phủ Quy Nhơn đặt làm dinh Bình Định, phủ Phú Yên đặt làm dinh Phú Yên.
Quảng Nam
Trấn 
tồn tại từ năm Gia Long thứ 7 (1808) cho đến năm Minh Mạng thứ 12 (1831).
Quảng Nam
Tỉnh 
đổi từ trấn Quảng Nam vào năm Minh Mạng thứ 12 (1831).
Ngày 19/8/1905, một nghị định của Toàn quyền Đông Dương Paul Beau, tách thành phố nhượng địa Tourane (19 xã) thành đơn vị hành chính độc lập. Tỉnh Quảng Nam là phần đất còn lại, tỉnh lỵ đặt tại Hội An. (Faifo)
Ngày 31/7/1962, Chính phủ Việt Nam cộng hòa ra Sắc lệnh số 162/NV chia tỉnh thành 2 đơn vị hành chính. Tỉnh Quảng Tín từ huyện Quế Sơn trở vào Tam Kỳ. Tỉnh Quảng Nam từ huyện Duy Xuyên trở ra tới huyện Hòa Vang. Về phía chính quyền cách mạng, thi hành nghị quyết của Khu ủy V, tỉnh Quảng Nam cũng chia thành 2 tỉnh mới để đáp ứng với tình hình. Tỉnh Quảng Nam từ huyện Quế Sơn trở vào Tam Kỳ. Tỉnh Quảng Đà từ huyện Duy Xuyên trở ra tới huyện Hòa Vang.
Quảng Nam
Tỉnh 
thành lập theo nghị quyết của Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa 9, kỳ họp thứ 10, ngày 6/11/1996. Tỉnh Quảng Nam – Đà Nẵng chia thành 2 đơn vị hành chính: tỉnh Quảng Nam và thành phố Đà Nẵng trực thuộc Trung ương.
Răng cưa: Dãy núi nằm ở phía cực nam tỉnh Quảng Nam, gồm nhiều đỉnh nhọn cao thấp nối nhau liên tục như hình răng cưa, làm ranh giới tự nhiên giữa tỉnh Quảng Nam và Quảng Ngãi.

Ngọn cao nhất 1152m (thuộc huyện Trà My), nơi bắt nguồn của sông Trạm đổ ra thung lũng hẹp xã Tiên Minh, huyện Tiên Phước. Một con suối khác đổ về phía đông thành sông Bến Ván đổ ra cửa An Hòa.

Làng
 thuộc huyện Nam Giang, tỉnh Quảng Nam, địa bàn cư trú của dân tộc Cơ tu. Tháng 12/1942, Huỳnh Ngọc Huệ và Tố Hữu vượt ngục Đak Glei băng rừng về Quảng Nam, trên đường bị đói khát, được 2 anh em ông Deh đem về nuôi một thời gian, rồi cho người con gái dẫn đường đưa xuống đồng bằng.

Thôn
 thuộc xã Quế Lâm, huyện Nông Sơn, tỉnh Quảng Nam, nằm bên tả ngạn sông Thu Bồn, nơi có di tích cả ngàn mộ chum phân bố trên một dải đất rộng, dài khoảng 500m, được phát hiện vào năm 1997. Đây là di chỉ thuộc văn hóa Sa Huỳnh có niên đại thế kỷ I trước Công nguyên. Hiện vật sưu tập được gồm đồ gốm, đồ trang sức như khuyên tai ba mấu, khuyên tai hai đầu thú, vòng đeo tay.
Sen
Hầm
 xe lửa xuyên núi Hải Vân. Đây là hầm dài nhất (562m) trong số 7 hầm xe lửa trên đoạn đường sắt qua đèo Hải Vân.
Simhapura
Kinh đô
 Chăm pa đặt tại khu vực Trà Kiệu (Duy Xuyên) từ thế kỷ 4 đến thế kỷ thứ 8. Simhapura trong tiếng Chăm có nghĩa là “Kinh thành Sư Tử”. Di chỉ này được các nhà khảo cổ học người Pháp là C.Paris và C.Lemire phát hiện vào cuối thế kỷ 19. Cuộc khai quật với quy mô lớn do J.Y.Claeys thực hiện vào các năm 1927-1928 đã tìm thấy nhiều chứng tích quý giá, đặc biệt đã cho phép phác họa được quy mô của tòa thành cổ và xác định được Simhapura là kinh đô của vương quốc Chăm pa được bắt đầu xây dựng dưới triều vua Bhadravarman.
http://www.danangcity.gov.vn/images/danang/image/Phong%20c%E1%BA%A3nh%20VN/dia%20danh/simhapura.jpg

Sỏi
Dốc
 dài hơn 2km, trên quốc lộ 1A, thuộc xã Tam Nghĩa, ranh giới tự nhiên giữa huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam và huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi.
Sơn Cẩm Hà
Khu vực
 gồm 3 xã Phước Sơn, Phước Cẩm, Phước Hà của huyện Tiên Phước, tỉnh Quảng Nam, được lực lượng Quốc dân đảng chủ trương ly khai chống Ngô Đình Diệm kéo nhau về đây lập căn cứ vào cuối năm 1955. Thế nhưng mưu đồ chống Diệm không thành, trước khi ra đầu hàng, bọn chúng đã bắt giết, khủng bố dã man những cán bộ cách mạng và đồng bào yêu nước. Từ tháng 3 đến tháng 12/1955 chúng đã giết, chôn sống 250 người tại nơi đây.
Sơn Trà
Núi 
nằm trên bán đảo cùng tên, thuộc quận Sơn Trà, đoạn bờ biển dài 13,5km, có diện tích 4370ha, đỉnh cao nhất 613m, án ngữ phía đông bắc thành phố Đà Nẵng, cùng với núi Hải Vân tạo cho vũng Đà Nẵng kín gió, thuận lợi trong việc neo trú tàu thuyền.
Trong kháng chiến chống Mỹ, quân Mỹ đã xây dựng trên đỉnh núi căn cứ rada rất lớn, được đặt tên là “Rada Vọng Hoa Lục.”
Sơn Trà được xếp vào danh sách các khu bảo tồn thiên nhiên của nước ta. Hệ thực vật có 289 loài, hệ động vật có gần 100 loài, trong đó có 8 loài quý hiếm cần bảo vệ. Lính Mỹ khi chiếm đóng đã gọi đây là Monkey Mountain (núi Khỉ), điều này nói lên phần nào số lượng phong phú của loài linh trưởng sống trên núi. Ca dao xưa:
Chiều chiều mây phủ Sơn Trà
Lòng ta thương bạn nước mắt và lộn cơm
Sơn Trà
Quận
 thuộc thành phố Đà Nẵng, được thành lập theo Nghị định số 07/Cp của Chính phủ, ngày 23/1/1997 trên cơ sở diện tích và dân số các phường An Hải Tây, An Hải Đông, Nại Hiên Đông, Mân Thái, Phước Mỹ, Thọ Quang. Diện tích 59,72ha, dân số 96.756 người (1997)
Tam Kỳ: Phủ được đổi tên từ phủ Hà Đông, năm Thành Thái thứ 18 (1906). Ly sở phủ Hà Đông đóng tại Chiên Đàn cũng được rời về sát sông Ba Kỳ. Phủ Tam Kỳ tồn tại cho đến ngày 25/3/1948 theo Sắc lệnh số 148 – Sl của Chính phủ về đổi phủ, châu, quận thành huyện.

Tam Kỳ
Huyện
 thành lập tháng 2/1976, thuộc tỉnh Quảng Nam – Đà Nẵng. Ngày 3/12/1983 được chia thành 2 đơn vị hành chính: thị xã Tam Kỳ (phần phía bắc huyện) và huyện Núi Thành (phần phía nam huyện), lấy sông Ba Kỳ làm giới hạn.
Tam Kỳ
Thị xã 
thành lập theo Quyết định số 144/HĐBT của Hội đồng Bộ trưởng, ngày 3/12/1983, trên cơ sở tách ra từ huyện Tam Kỳ. Từ ngày 29/9/2006, thị xã Tam Kỳ được nâng lên cấp thành phố loại 3. Tam Kỳ có nghĩa là ba nhánh, tức ngã ba.
Tân An
Thị trấn
 thuộc huyện Hiệp Đức, tỉnh Quảng Nam, thành lập theo Quyết định số 05/HĐBT ngày 11/1/1986 của Hội đồng Bộ trưởng.
Tân Tỉnh
Căn cứ
 kháng chiến chống Pháp của phong trào Nghĩa hội Quảng Nam, nằm ở thung lũng Trung Lộc (nay thuộc huyện Nông Sơn, Quảng Nam) do phó bảng Nguyễn Duy Hiệu lập sau khi được cử thay thế hội chủ Trần Văn Dự bị Pháp sát hại. Tại đây, Nguyễn Duy Hiệu đã thiết lập bộ máy điều hành gồm có nha, thự, ty, niết, bãi luyện quân, ngục thất, kho tàng, văn miếu,.. như một cơ quan nhà nước quản lý một vùng lãnh thổ.
Tân Tỉnh chỉ tồn tại trong 3 năm (1885-1887) thì bị quân của triều đình Đồng Khánh phối hợp với quân Pháp tiến công phá vỡ, nhưng nó để lại một dấu ấn sâu đậm trong lịch sử Cần vương chống Pháp.
Tây Giang
Huyện
 tách ra từ huyện Hiên theo Nghị định số 72/2003/NĐ-Cp ngày 20/6/2003, gồm các xã nằm ở phía Tây Trường Sơn giáp biên giới Lào, có diện tích tự nhiên 90.120 ha, gồm 10 đơn vị hành chính trực thuộc.
Thái Phiên
Thành phố 
Đà Nẵng với tên gọi sau Cách mạng tháng Tám 1945. Thái Phiên là liệt sỹ hy sinh sau cuộc mưu khởi thất bại của Việt nam Quang phục hội (1916). Tên gọi này chỉ tồn tại trong thời gian ngắn đến cuối năm 1945 thì có chỉ thị của Chính phủ lâm thời lấy lại tên Đà Nẵng cũ để tiện việc thông tin, giao dịch.
Thanh Chiêm
Dinh trấn
 của trấn Quảng Nam được chúa Nguyễn Hoàng thiết lập vào năm 1602 tại làng Thanh Chiêm, nay thuộc xã Điện Phương, huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam.
Thanh Khê
Quận 
thuộc thành phố Đà Nẵng, gồm 8 phường: An Khê, Thanh Lộc Đán, Xuân Hà, Tam Thuận, Vĩnh Trung, Tân Chính, Thạc Gián, Chính Gián. Năm 2005, phường An Khê chia thành hai phường An Khê và Hòa Khê; phường Lộc Thanh Đán chia thành 2 phường Lộc Thanh Đán Đông và Lộc Thanh Đán Tây. Quận Thanh Khê hiện có 10 phường.
Thạnh Mỹ
Thị trấn 
 thuộc huyện Giằng (nay là huyện Nam Giang), tỉnh Quảng Nam, thành lập theo Quyết định số 79/HĐBT của Hội đồng Bộ trưởng, ngày 23/9/1981 trên cơ sở giải thể xã Zơ Nông. Thị trấn Thạnh Mỹ nằm bên quốc lộ 14B.
Thăng Bình
Huyện
 đổi tên từ phủ Thăng Bình ngày 25/3/1948 theo Sắc lệnh 148/SL của Chính phủ Việt Nam dân chủ cộng hòa về đổi chủ, châu, quận thành huyện. Huyện Thăng Bình ban đầu có 57 xã.
Thăng Hoa
Phủ 
thuộc đạo thừa tuyên Quảng Nam, được thành lập sau chiến thắng Trà Bàn tháng 6/1472 của Lê Thánh Tông. Phủ Thăng Long quản lãnh 3 huyện: Lê Giang, Hà Đông, Hy Giang, tức khu vực từ bờ nam sông Thu Bồn đến địa giới phủ Tư Nghĩa (Quảng Ngãi ngày nay).
Thăng Hoa
Phủ
 thời Gia Long, theo Địa bạ Gia Long, quản 3 huyện: Duy Xuyên, Hà Đông, Lễ Dương.
Thổ Sơn
Núi
 nằm ở giữa cụm Ngũ Hành Sơn, phía bắc Kim Sơn. Nơi đây có nhiều viên gạch cổ nằm rải rác, dấu vết của một phế tích Chăm pa.
Thu Bồn
Ngõ 
nguồn một trong 6 ngõ nguồn của tỉnh Quảng Nam ở thế kỷ 19. (Hữu Bang, Chiên Đàn, Thu Bồn, Ô Gia, Lỗ Đông, Cu Đê)
Thu Bồn
Làng 
thuộc tổng Mậu Hòa, phủ Duy Xuyên, nay thuộc xã Duy Tân, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam, nằm bên hữu ngạn sông Thu Bồn, có tỉnh lộ 610 chạy qua, cách Khu di tích Chăm pa Mỹ Sơn khoảng 6km. Nơi đây có đền thờ nữ thần Chăm pa Thiên Y A Na, thường gọi là bà Bô Bô, nay chỉ còn lưu dấu một bia đá khắc chữ Phạn cả hai mặt đã mòn hết, chỉ còn thấy lờ mờ một số dòng chữ bên phía cạnh.
Thu Bồn cũng là nơi lưu dấu chiến công của quân và dân ta tiêu diệt một đồn binh kiên cố của quân xâm lược Pháp ngày 18/8/1949.
Thu Bồn
Sông
 đúng ra là hệ thống sông (Thu Bồn – Vu Gia gọi chung là sông Thu Bồn), dài nhất của Quảng Nam và các tỉnh Nam Trung Bộ, khoảng 200 km, có hai lưu vực 2140km2, bắt nguồn chính từ dãy núi cao Ngọc Linh (ranh giới giữa Quảng Nam – Kon Tum). Sông chảy từ nguồn qua các huyện Tiên Phước, Phước Sơn, Quế Sơn, Đại Lộc, Duy Xuyên, Điện Bàn, Hội An, đổ ra biển ở Cửa Đại.
http://www.danangcity.gov.vn/images/danang/image/Phong%20c%E1%BA%A3nh%20VN/dia%20danh/THU%20BON.jpg

Thuận Phước
Cảng cá
 nằm ở phường Thuận Phước, Hải Châu, phía tả ngạn sông Hàn. Thuận Phước là một trong 9 cảng cá lớn của cả nước được thành lập theo Quyết định số 428/TTg, ngày 7/8/1995 của Thủ tướng Chính phủ, trang bị phương tiện hiện đại với vốn đầu tư trên 2,5 triệu USD. Hiện đã dời về Thọ Quang, Sơn Trà.
Thúy Loan
Sông
 bắt nguồn từ triền núi Bà Nà (1478m), thuộc nguồn Lỗ Đông, dài 28km, lưu vực rộng 160km2, chảy qua làng Thúy Loan, nhập vào sông Yên tại Cẩm Nê, xã Hòa Tiến, huyện Hòa Vang.

Thúy Loan
Làng
 thuộc xã Hòa Phong, Hòa Vang, Đà Nẵng. Thúy Loan là làng cổ được khai phá cách đây 500 năm, nằm trong danh mục 66 làng của huyện Điện Bàn. Nhiều người quen gọi là làng Túy Loan. Làng nằm bên con sông cùng tên từ nguồn Lỗ Đông chảy ra sông Yên.
Thúy Loan
Chợ 
đầu mối nằm trên quốc lộ 14B, bên bờ sông cùng tên, phát nguyên từ nguồn Lỗ Đông, cách thành phố 12 km về phía tây. Chợ tập trung nhiều nguồn hàng nông lâm thổ sản phong phú. Tại bến chợ, năm 1908, thực dân Pháp đã xử chém Ông Ích Đường ở tuổi 18, người lãnh đạo phong trào chống thuế cự sưu ở huyện Hòa Vang.
Thủy Bồ
Làng 
thuộc tổng Định An, phủ Điện Bàn, nay là một thôn của xã Điện Thọ, huyện Điện Bàn, Quảng Nam. Vào sáng 21/11/1967, tại đây xảy ra cuộc càn quét của đơn vị lính Nam Triều Tiên thuộc Lữ đoàn Rồng Xanh, bắn giết 145 người, phần lớn là người già, phụ nữ, trẻ em.
Thủy Sơn
Núi 
nằm ở phía bắc cụm Ngũ Hành Sơn, bên phía Đông đường bộ từ Đà Nẵng vào Hội An. Thủy Sơn có 3 ngọn ở ba tầng được ví với ngôi sao (Tam Thai), ngọn cao nhất 106m, diện tích 15ha. Có nhiều hang động như Hóa Nghiêm, Huyền Không, Linh Nham, Lăng Hư, Vân Thông, Thiên Long,..
Thủy Tú
Làng
 nằm bên tả ngạn cửa sông Cu Đê vào đầu thế kỷ 20, thuộc phường Hòa Hiệp, quận Liên Chiểu, Đà Nẵng. Trong kháng chiến, đây là bàn đạp của cán bộ cách mạng thâm nhập vào thành phố Đà Nẵng.
Thủy Tú
Cầu
 dài 327m, bắc qua sông Cu Đê, nằm trên đường xuyên Việt, dưới chân đèo Hải Vân. Ở đầu cầu phía Bắc có tấm bia ghi lại những chiến công của bộ đội ta trong 2 cuộc kháng chiến.
Thượng Đức
Quận
 được thành lập theo Nghị định số 74/NV của Tổng thống Việt Nam Cộng hòa ngày 2/3/1959, đổi tên từ quận Hiên Giằng. Quận lỵ đặt tại Hà Tân, nằm ở ngã ba sông Vu Gia và sông Con.
Thượng Đức
Chi khu 
quân sự gồm một cụm cứ điểm kiên cố nằm trên thôn Hà Tân, xã Đại Lãnh, huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam, cạnh quốc lộ 14B, nơi ngã ba sông Con giáp với sông Vu Gia, cách Đà Nẵng 45km về phía Tây Nam, được quân Mỹ và Bộ tư lệnh quân đội Sài Gòn coi như là “cánh cửa thép” bảo vệ vòng ngoài Đà Nẵng.
Vào 8h sáng 7/8/1974, căn cứ Thượng Đức bị quân ta tiêu diệt hoàn toàn.
Tiên
Sông 
dài 40 km, chảy theo hướng Đông Tây, qua các xã Tiên Lộc, Tiên Kỳ, Tiên Châu, Tiên Hà của huyện Tiên Phước. Sông có độ dốc lớn, nước chảy xiết vào mùa mưa, việc đi lại trên sông hạn chế.
Tiên Kỳ
Thị trấn
 thuộc huyện Tiên Phước, Quảng Nam, thành lập theo Quyết định của HĐBT số 79.
Tiên Phước
Huyện
 thành lập năm 1920, trên cơ sở một số xã phía tây của phủ Tam Kỳ, được sát nhập với các xã vùng thấp của huyện Trà My. Huyện Tiên Phước có 4 tổng, 86 xã.
Tiên Sa
Cảng
 nằm trong vịnh Đà Nẵng về phía đông, kín gió nhờ núi Sơn Trà và Hải Vân chắn ở hướng đông bắc. Cảng có độ nước sâu 11m, có khả năng tiếp nhận tàu có trọng tải 33000DWT và các loại tàu thuyền chuyên dùng.
Tiên Sa
Núi
, tên gọi khác của núi Sơn Trà, thuộc quận Sơn Trà. Bản đồ của Pháp đều ghi là núi Tiên Sa. Theo truyền thuyết, cảnh đẹp của núi thu hút các vị tiên từ thượng giới sà xuống đây để đánh cờ, tắm biển và chiêm ngưỡng cảnh trí thơ mộng của biển và núi nơi đây.
Tiểu áp
Cửa biển
, có tên là cửa Lở, cách cửa Đại Áp về phía nam 6km, thuộc huyện Núi Thành, Quảng Nam, nơi đổ nước ra biển của sông Tam Kỳ và sông Trường Giang.
Tourane
Thành phố
 nhượng địa theo nghị định của Toàn quyền Đông Dương ngày 14/5/1888 trên cơ sở 5 xã của huyện Hòa Vang, được cắt ra theo đạo dụ do vua Đồng Khánh ký ngày 3/10/1888.
Tổng cộng 19 xã, bao gồm phần đất cả bên hữu ngạn và tả ngạn sông Hàn, chiếm trọn bán đảo Sơn Trà.
Trà Kiệu
Làng
 được thành lập từ thế kỷ 17, trên vùng đất chính vốn là kinh đô xưa của Vương quốc Chăm pa. Đến năm 1905, do dân số và diện tích phát triển, Trà Kiệu chi thành 5 xã: Trà Kiệu Thượng, Trà Kiệu Đông, Trà Kiệu Tây, Trà Kiệu Nam, Trà Kiệu Bắc, nay thuộc xã Duy Trung và Duy Sơn của huyện Duy Xuyên, Quảng Nam.
http://www.danangcity.gov.vn/images/danang/image/Phong%20c%E1%BA%A3nh%20VN/dia%20danh/TRA%20KIEU.jpg
Trà My
Suối
 đổ ra sông Trường Giang, trong tiếng Xơ đăng nghĩa là Dh’my. Trên một khu đất rộng bên bờ suối này, người Kinh đến lập nghiệp, buôn bán với đồng bào dân tộc, dần trở thành cái chợ, gọi là chợ Trà My.
Trà My
Huyện 
trực thuộc tỉnh Quảng Nam (1997) gồm thị trấn Trà My và 20 xã. Đến ngày 20/6/2003, theo Nghị định số 72/2003/NĐCP, Trà My được chia thành 2 huyện: Nam Trà My và Bắc Trà My.
Vĩnh Trinh
Đập 
thủy lợi nằm trên địa bàn xã Duy Trinh, huyện Duy Xuyên, Quảng Nam. Nơi đây, đêm 22/1/1955, ngụy quyền huyện Duy Xuyên đã gây ra cuộc thảm sát 38 cán bộ cách mạng. Sau giải phóng, một tượng đài cao 10m và một tấm bia ghi tên những người bị sát hại được dựng tại đây.
Vũng Thùng
Vịnh 
Đà Nẵng, nơi biển ăn sâu vào bên trong, ba bề là núi và đất liên bao bọc, chỉ có một cửa ngõ ra biển khơi giống như cái thùng chứa nước khổng lồ, dân gian quen gọi là Vũng Thùng.
Vũng Thùng là một vịnh biển rộng, nước sâu, kín gió, có thể chứa một lúc trăm chiếc tàu lớn neo đậu an toàn. Đổ nước vào vũng Thùng có sông Hàn( hợp lưu sông Vĩnh Điện và sông Cẩm Lệ) và sông Cu Đê ở phía Tây.
Ngày nay, vũng Thùng đã xây dựng một âu thuyền Thọ Quang tránh bão và một khu công nghiệp dịch vụ với các cơ sở phục vụ nghề cá, đóng sửa tàu thuyền, chế biến thủy hải sản xuất khẩu với một cảng nước sâu là cảng Tiên Sa.
Xuân Thiều
Bãi tắm
 
nằm trong vịnh Đà Nẵng, phường Hòa Minh, quận Liên Chiểu, thành phố Đà Nẵng. Sau khi Mỹ đổ quân vào Đà Nẵng, nơi đây trở thành căn cứ liên hợp gồm doanh trại, sân bay trực thăng và bến cảng để phục vụ cho chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” của Mỹ. Lính Mỹ gọi Xuân Thiều là “Red Beach”, thực ra biển ở đây trong xanh, bãi cát trắng, sạch đẹp, còn đậm màu hoang sơ. 

No comments:

Post a Comment