Monday, 24 June 2013

Tiền thân của tiếng Tây bồi là gì?



tiếng Tây bồi từ khi có những người chịu đi làm bồicho Tây. Nhưng để có thể mướn người làm bồi, các ông chủ Tây cần phải yên ổn trước đã, tức là công việc bình định đã phải hòm hòm xong rồi.
Hồi ký của Léopold Pallu (1888:158) kể rằng sau khi Pháp đánh chiếm ba tỉnh miền đông Nam kỳ, hệ thống chính quyền ở các tỉnh đó tan rã hoàn toàn. Vì trước khi sang Nam Kỳ, Pallu đã từng tham gia chiến dịch đánh Trung Hoa, viên sĩ quan thực dân này khen rằng quan lại Việt Nam (mở ngoặc: thời đó và ở ba tỉnh đó) có tư cách hơn quan lại Trung Quốc. Nhắm cự không nổi thì họ chạy chứ không ở lại, thành ra hết sạch người coi dân, coi đất. Dân An Nam lương hay giáo gì cũng chạy tuốt. Mãi về sau, khi biết chắc tình thế không thể đảo ngược được nữa, người Công giáo mới thò mặt ra. Nói tóm lại là vào năm 1861 ở Sài Gòn và loanh quanh khu vực đó chỉ có lính Pháp và người Hoa.
Thời nào cũng có người Hoa sang nước ta làm ăn, sinh sống. Có người ở lâu, thành như dân Việt. Nhưng cũng có không ít người như khách trọ, trước sau trận giặc giữa người Pháp và người Nam vẫn giữ thái độ bàng quan, chủ trương ăn theo thuở, ở theo thời. Tiếng súng vừa dứt là họ lo học tiếng Pháp để còn làm ăn với những người chủ mới trên vùng đất này.
Pallu (1888:163) xác nhận rằng chính người Hoa (không phải người An Nam) là những người tích cực nhất trong việc tạo ra một thứ tiếng Tây giả cầy ở Sài Gòn vào năm 1861. Trong chiến dịch Trung Quốc, quân Pháp đã chiêu mộ, sử dụng và chung đụng hàng ngày với 1500 cu li người Trung Hoa (Pallu, 1888:163). Sự chung đụng đó đã làm phát sinh một thứ tiếng xa-bia trong nội bộ đạo quân viễn chinh. Khi đạo quân viễn chinh Pháp cùng đám cu li người Hoa chuyển sang chiến trường Nam kỳ, người Hoa tại chỗ háo hức học thứ tiếng xa bia đó và còn phát triển thêm bằng những từ ngữ của riêng họ. Pallu (1888:163) nghe được cả những từ ngữ tiếng Mã Lai thường xuyên lặp đi lặp lại trong những bài hội thoại (của cái gọi là) tiếng Pháp đó.

No comments:

Post a Comment