Sunday 30 June 2013

Nhạc của Tây sao ngớ ngẩn vậy?


Có những người Việt Nam không biết tiếng Tây nhưng cứ thích nghe C. Jérôme hát bài Dernier Baiser
Quand vient la fin de l'été, sur la plage
Il faut alors s'en aller
Les vacances ont duré
Emportant la tendresse
De nos baisers
Le soleil est plus pâle
Et nous n'irons plus danser
Crois-tu qu'après tout un hiver
Notre amour aura changé

rồi hiểu thế này:

và dám đem lên báo VnExpress đăng cho thiên hạ xem.

Hết hè rồi còn sẽ có kỳ nghỉ dài nào nữa? Ca sĩ chỉ muốn nói rằng đến những ngày cuối của mùa hè (fin de l’été) là hết (ont duré) luôn kỳ nghỉ (vacances). Durer trong tiếng Pháp có một nghĩa là kéo dài (về mặt thời gian), dùng ở thì passé composé trong trường hợp này chỉ có nghĩa là đã hết (có muốn kéo dài hơn nữa cũng không được, ái ân ta chỉ có ngần ấy thôi).

Il faut s’en aller là (đành) phải ra đi (thôi).

Ai mang theo nụ hôn? Anh nào mang đi nụ hôn của chúng tôi? Chỉ có mùa hè chấm dứt, mang đi nụ hôn của chúng mình. Hiểu một cách trần tục là hết hè thì (mình) hết hôn, thế thôi.

Bạn nào tin là tình yêu của chúng tôi sẽ đổi thay? Đây không phải lời chuyện tôi hỏi người nghe về tình yêu của chúng tôi mà là lời của người yêu đang nói với người yêu, gọi “đối tác” của mình là tu: Cưng (anh / em / ai...) ơi, cưng (...) có tin là tình yêu của chúng mình sẽ đổi thay không?

1 comment:

  1. Bác có nguồn nào về chữ "thảo mai" mà dân Bắc hay dùng ko?

    ReplyDelete