Showing posts with label thuật ngữ Công giáo. Show all posts
Showing posts with label thuật ngữ Công giáo. Show all posts
Sunday, 23 February 2020
Chuột chù hôi hay khỉ hôi?
Muốn biết ông Borri nói gì thì tìm bản tiếng Anh hay tiếng Pháp mà đọc cho nó lành nhé. Cả bốn bản tiếng Việt của Nguyễn Nghị, Thanh Thư, Thuận Hóa và Brian Wu đều không dùng được (xem ảnh chụp màn hình).
Gospel / Evangile là Phúc Âm. Kinh Thánh là chữ khác (Bible).
Sodomy gồm có kê gian, nhưng không chỉ là kê gian.
Première grâce de l'Evangile là ân sủng đầu tiên của Phúc âm. Đó chính là ơn thông hiểu (sự thật / chân lý / vérité ). Hai ân sủng kia là lòng thương xót (miséricorde) và niềm vui (joie). Xem thêm bản tiếng Việt của Hội Đồng Giám Mục Việt Nam ở đây.
Ông Borri đơn giản chỉ muốn nói rằng các kiểu loại loạn dâm là trở ngại lớn khiến người ta không thể "giác ngộ" / thông hiểu Phúc Âm nhưng người Đàng Trong, may quá, lại không mắc các tội ấy, không như dân các xứ khác ở phương Đông. Chuyện họ không còn phạm sai lầm là chuyện do Brian Wu nghĩ ra chứ ông Borri không có nói.
Cũng chỉ mỗi Brian Wu thấy hai bản tiếng Anh và tiếng Pháp khác nhau. Nhưng Brian Wu lại không thấy cả bốn bản tiếng Việt, trong đó có bản của Brian Wu rất giống nhau: cả bốn vị đều nói những chuyện mà ông Borri không nói và không nói những chuyện ông Borri muốn nói.
Nghề dịch cũng có ba ân sủng, trong đó ân sủng đầu tiên chính là ơn thông hiểu. Hai ơn còn lại cũng là ơn thương xót và niềm vui. Xem mấy cái ảnh chụp kèm theo đây có thấy thương xót, có cười nôn ruột được không?
Thursday, 9 August 2018
Mân Côi - Mai Khôi - Môi Khôi - Văn Côi (Nguyễn Long Thao - Công Giáo)
Mân Côi - Mai Khôi - Môi Khôi - Văn Côi
9/30/2011 10:46:09 PM(http://conggiao.info/man-coi---mai-khoi---moi-khoi---van-coi-d-2305)
Tháng Mân Côi: Giải thích đặc ngữ Công Giáo: Mân Côi - Mai Khôi - Môi Khôi - Văn Côi
Mỗi
Đối với Công Giáo Việt Nam, một trong các từ khó hiểu và gây nhiều thắc
mắc là Từ Mân Côi – Văn Côi – Mai Khôi – Môi Khôi. Người ta thường nói:
Kinh Mân Côi, Tháng Mân Côi, Mầu Nhiệm Mân Côi, Chuỗi Môi Khôi, và ai
cũng hiểu đại khái đó là kinh Kính Mừng và tháng Mân Côi là tháng 10
kính Đức Mẹ Maria. Nhưng nếu có hỏi: từ Mân Côi có ý nghĩa gì để được
gọi là Kinh Kính Mừng thì không mấy ai trả lời được.
Ngoài ra, tại sao Mân Côi lại còn gọi là Văn Khôi, Mai Khôi, Môi Khôi.
Vấn nạn đặt ra như vậy, nên bài nghiên cứu sẽ đề cập đến các vấn đề:
Ngoài ra, tại sao Mân Côi lại còn gọi là Văn Khôi, Mai Khôi, Môi Khôi.
Vấn nạn đặt ra như vậy, nên bài nghiên cứu sẽ đề cập đến các vấn đề:
(1) Kinh Mân Côi là gì.
(2) Tai sao gọi là Kinh Mân Côi.
(3) Mân Côi, Mai Khôi, Môi Khôi, Văn Côi từ nào đúng?
1. KINH MÂN CÔI LÀ GÌ:
Theo định nghiã của các từ điển thần học Công Giáo, Kinh Mân Côi, tiếng La Tinh gọi là Rosarium, Anh ngữ là Rosary, Hán tự là 玫 瑰 涇, phát âm là [méiguijing], giọng Hán Việt đọc là Mai Côi Kinh, là bộ kinh nguyện kính Đức Mẹ gồm 200 kinh chia làm từng chục. Mỗi chục gồm một kinh Lậy Cha,10 kinh Kính Mừng và một kinh Sáng Danh. Đồng thời mỗi chục kinh để tưởng nhớ một mầu nhiệm liên hệ đến Chúa Giêsu hay Đức Mẹ Maria. Như vậy kinh Mân Côi là kinh suy niệm 20 Mầu Nhiệm, được chia làm 4 Mầu Nhiệm chính mà đặc ngữ Công Giáo gọi là Mùa như Mầu Nhiệm Mùa Vui, Mầu Nhiệm Mùa Thương, Mầu Nhiệm Mùa Mừng, và Mầu Nhiệm Sự Sáng.
Mùa Vui suy tư sự kiện Chúa Giáng Sinh. Mùa Thương tưởng nhớ đến việc Chúa chịu chết trên Thập Giá. Mùa Mừng tưởng nhớ đến việc Chúa Phục Sinh. Mùa Sáng hay Mầu Nhiệm Sự Sáng mới có từ năm 2002 dưới thời ĐGH Gioan Phaolô II, dành để suy niệm cuộc đời Chúa Giêsu khi ra đi giảng đạo từ lúc chịu phép rửa trên sông Jordan tới khi Chúa lập phép bí tích Thánh Thể.
Theo tài liệu thì Kinh Mân Côi do Đức Mẹ truyền dậy cho thánh Đa Minh và Giáo Hội cho chính thức phổ biến từ năm 1214.
2. TẠI SAO GỌI LÀ KINH MÂN CÔI.
Như chúng tôi đã nói, kinh mà giáo dân Việt Nam gọi là Kinh Mân Côi thì La ngữ gọi là Rosarium, Anh ngữ là Rosary, Hán ngữ là 玫 瑰 涇được phát âm là [méiguijing]. Tất cả những từ ngữ trên, dù La ngữ, Anh ngữ, Hán tự hay Hán Việt đều có nghĩa là Kinh Hoa Hồng.
Theo Công Giáo Báck Khoa Từ Điển, ấn bản Anh ngữ, sở dĩ gọi là Kinh Hoa Hồng là do tích truyện một thầy tu khi đọc kinh Kinh Mừng, Đức Mẹ đã lấy những nụ hoa hồng trên môi của thầy tu ấy kết thành vòng hoa đội lên đầu mình.
Corona, Chaplet, Garland trong tiếng Anh có nghĩa là Vòng Hoa Hồng hay Chuỗi Hạt, tương đương với ý nghĩa từ Rosarium của Latinh.
Trong tiếng Anh cổ, từ BEAD có nghiã là Hạt, Hột và cũng có nghĩa là Kinh (Prayers). Do vậy tràng hạt tượng trưng cho tràng hoa hồng Đức Mẹ đội trên đầu được gọi là Tràng Mân Côi, Chuỗi Mân Côi, hay Chuỗi Môi Khôi.
Thần Học Từ Điển của người Công Giáo Tàu gọi kinh này là 玫 瑰 涇[méiguijing] tức Mai Côi Kinh, có nghĩa là Kinh Hoa Hồng.
Tóm lại, người Công Giáo Việt Nam dùng từ Mân Côi là do bắt chước người Tàu nhưng đọc theo giọng Hán Việt.
3. MÂN CÔI, MAI KHÔI, MÔI KHÔI, VĂN CÔI - TỪ NÀO ĐÚNG.
Trong số các từ Mân Côi, Mai Khôi, Môi Khôi, Văn Côi, người Công Giáo dùng nhiều nhất là từ Mân Côi. Như thế Mân Côi có phải là từ đúng nhất không? Chúng ta hãy xét các từ này qua từ điển của người không phải là Công Giáo và các từ điển hoặc sách vở của người Công Giáo.
3.1 Từ điển không phải của người Công Giáo:
3.1.1 - Việt Nam Từ Điển của Hội Khai Trí Tiến Đức không có từ Mân Côi hay Mai Côi
3.1.2 - Đại Từ Điển Tiếng Việt của Bộ Giáo Dục Và Đào Tạo xuất bản năm 1999 tại Hà Nội không có từ Mân Côi, Mai Côi, Văn Côi
3.1.3 - Hán Việt Từ Điển của Đào Duy Anh định nghĩa: Mai Khôi 玫 瑰: Một thứ ngọc tốt và Mai Khôi Hoa 玫 瑰 花: hoa hồng. Ông không liệt kê từ Mân Côi hay Văn Côi.
3.1.4 - Hán Việt Từ Điển của cụ Thiều Chửu đinh nghiã Mai Côi 玫 瑰: (1) cây hoa Hồng. (2) thứ ngọc mầu đỏ.
3.1.5 - Từ Điển Hán Việt Hiện Đại của Tô Cẩm Duy do Văn Hóa Thông Tin xuất bản năm 2006 viết 玫 瑰[méigui]: Hoa hồng, cây hoa hồng.
3.1.6 - Từ Điển Hán Việt của Ban Tu Thư Nghĩa Thục in năm 1999 định nghiã Mai Côi hay Mai Khôi 玫 瑰: hoa hồng. Từ điển này không có từ Mân Côi hay Văn Côi.
Tóm lại các từ điển trên đây chỉ giải thích từ Mai Khôi là hoa hồng chứ không giải thích Mai Khôi là chục kinh Kính Mừng.
3. 2. Từ điển hay kinh sách của người Công Giáo:
3.2.1 Cuốn sách Giáo Lý Công Giáo đầu tiên của Việt Nam là Thiên Chúa Thánh Giáo Khải Mông do nhà thừa sai Giêrônimo Mayorica soạn vào năm 1623 chưa biết tới từ Mân Côi hay Hay Tràng Hạt nên Ngài đã phiên âm tiếng Bồ Đào Nha Rô Sa Riô (Rosario)và Cô Rô Na (Corona) để chỉ kinh Mân Côi và tràng hạt
3.2.2. Tác phẩm Thánh Giáo Kinh Nguyện có kinh cầu Đức Bà bằng Hán Văn mà ta quen gọi là Kinh Cầu Chữ có 2 câu sau đây: (1) Huyền Nghiã Văn Côi. (2) Chí Thánh Văn Côi Chi Hậu. Đến năm 1924, các giáo sĩ san định lại kinh sách Công Giáo và dịch hai câu trên ra việt ngữ như sau:
- Huyền Nghĩa Văn Côi: Đức Bà Như Hoa Hường Mầu Nhiệm Vậy
- Chí Thánh Văn Côi Chi Hậu: Nữ Vương Truyền Phép Rất Thánh Mân Côi.
3.2.3 Dictionarium Anamitico Latinum của Đức Cha AJ. L. Taberd xuất bản năm 1838 không có từ Mân Côi, Văn Côi, Mai Khôi.
3. 2.4 Đại Nam Quấc Âm Tự Vị của Huình Tịnh Paulus Của, ấn bản 1895-1896 có từ Môi Khôi và được định nghiã là (1) hoa hồng. (2) loài ngọc qúy. Ông ghi chú thêm phải đọc là Mai, không nên đọc là Môi. Tác giả là người Công Giáo nhưng không ghi thêm Môi Khôi hay Mai Côi là tên một kinh của Công Giáo.
3. 2.5 Thuật Ngữ Thần Học Anh Việt của Học Viện Đa Minh xuất bản năm 2002 định nghĩa Rosary là Chuỗi Mân Côi do tiếng Latin Rosarium: tràng hoa hồng
3. 2.6 Từ Điển Công Giáo Anh Việt của Nguyễn Đình Diễn định nghiã Rosay là Kinh Mân Côi. Tác giả chú thích thêm trong Việt ngữ, nguyên tự tiếng Hán, chính xác là Môi Côi: Hoa hồng, sau bị đọc nhầm ra nhiều biến thái khác thành quen như Vân Côi, Văn Côi, Môi Khôi, Mai Khôi.
3. 2.7 Từ Điển Văn Học Việt Nam của Lm Trần Văn Kiệm in năm 2007 định nghiã các từ Môi Khôi, Mân Côi, Môi Côi, Mai Khôi: Hoa Hồng.
3.3. Từ Nào Đúng?
3.3.1 Mai, Mân, Môi hay Văn từ nào đúng? Từ 玫trong Hán tự phát âm là [mei]: Hán Việt đọc là Mai hay Mân nhưng Mai là từ đúng nhất. Từ điển của Đào Duy Anh, của Ban Tu Thư Nghiã Thục, của Huình Tịnh Paulus Của đểu chỉ ghi từ Mai. Còn Mân hay Môi chỉ là cách phát âm khác, của Mai. Từ điển của LM Trần Văn Kiệm đều viết Mai hay Mân là 玫. Bô Khang Hy Tự Điển ghi Mai và Môi đồng âm. Ngoài ra theo Hán Việt Từ Điển Trích Dẫn thì thì Mân Côi hay Văn Côi được viết như nhau 玫瑰. Có nghiã là hoa hồng và đá ngọc. Từ điển này cũng viết dùng Văn Côi để chỉ sợi vân của ngọc.
Tóm lại theo các từ điển, từ Mai Côi là đúng nhất, các từ khác Mân, Môi, Văn chỉ là âm khác của Mai.
3.3.2 Côi và Khôi từ nào đúng? Theo nhiều từ điển như Hán Việt Từ Điển Trích Dẫn, Từ Điển Hán Việt của Ban Tu Thư Nghiã Thục, Từ Điển Văn Học của LM Trần Văn Kiệm từ 瑰 [gui] Hán Việt đọc là Côi có nghiã là ngọc, là đá qúy và Côi cũng được phát âm là Khôi
4. Kết Luận
Dựa trên các từ điển Hán Việt được trích dẫn trên, từ Mai Côi là đúng nhất. Các từ khác Mân Côi, Môi Côi, Môi Khôi hay Văn Khôi chỉ là âm khác của Mai và Côi. Như vậy không thể nói chỉ có một từ Môi Khôi là đúng, các từ khác là đọc nhầm. Kinh sách Công Giáo lấy từ Mai Côi hay Mân Côi có nghiã là hoa hồng, không phải là ngọc qúy, để chỉ chục kinh Kính Mừng và một kinh Sáng Danh vì theo tích truyện nói ở trên, Đức Mẹ đã lấy những đoá hoa hồng trên miệng của một tu sĩ đang đọc kinh kính mừng kính Đức Me để kết thành tràng hoa hay triều thiên đội trên đầu. Sở dĩ ít người hiểu được từ Mân Côi vì không ai nói hoa hồng là hoa mân côi. Chỉ có người Công Giáo dùng từ Mân Côi hay tràng hoa Mân Côi với ý nghiã bóng là kinh kính Đức Mẹ.
Nguyễn Long Thao
Friday, 27 July 2018
LỄ CÁC ĐẲNG (Stêphanô Huỳnh Trụ - Công Giáo)
LỄ CÁC ĐẲNG
9/5/2011 4:44:24 PM(http://conggiao.info/le-cac-dang-d-1814)
Lễ ngày 2 tháng 11 có nhiều cách gọi. Cuốn “Những ngày lễ Công
Giáo” chính thức của giáo phận ghi là: “Lễ cầu cho các tín hữu đã qua
đời”, người ta thường gọi là “Lễ các đẳng linh hồn”, hay vắn tắt hơn thì
gọi là “Lễ các đẳng”.
Một lần nọ, trước ngày lễ cầu cho các tín hữu đã qua đời, cha sở thông báo: “Ngày mai là lễ các đẳng, chúng ta nhớ cầu nguyện cho các đẳng”. Thế rồi, công an xã mời cha đến xã làm việc một tuần lễ, với lý do là “Chúng ta chỉ có một đảng, sao linh mục kêu gọi cầu nguyện cho các đảng?” [1]!
Lễ ngày 2 tháng 11 có nhiều cách gọi. Cuốn “Những ngày lễ Công Giáo” chính thức của giáo phận ghi là: “Lễ cầu cho các tín hữu đã qua đời”, người ta thường gọi là “Lễ các đẳng linh hồn”, hay vắn tắt hơn thì gọi là “Lễ các đẳng”.
Nguồn gốc.
Việc cầu nguyện cho những người đã qua đời có nguồn gốc từ Cựu Ước: “Ông Giuđa quyên được khoảng hai ngàn quan tiền, và gửi về Giêrusalem để xin dâng lễ đền tội; ông làm cử chỉ rất tốt đẹp và cao quý này vì cho rằng người chết sẽ sống lại. Thực thế, nếu ông không hy vọng rằng những chiến binh đã ngã xuống sẽ sống lại, thì cầu nguyện cho người chết quả là việc dư thừa và ngu xuẩn. Nhưng vì ông nghĩ đến phần thưởng rất tốt đẹp dành cho những người đã an nghỉ trong tinh thần đạo đức. Đó là lý do khiến ông đến dâng lễ tế đền tạ cho những người đã chết, để họ được giải thoát khỏi tội lỗi” (2Mcb 12,43-46).
Giáo hội từ những thế kỷ đầu cũng đã có cầu nguyện cho các tín hữu đã qua đời. Thánh Augustinô, thế kỷ IV, đã nói: “Nếu chúng ta không lưu tâm gì đến người chết, thì chúng ta sẽ không có thói quen cầu nguyện cho họ.” Các dòng tu đặc biệt quan tâm đến việc này. Thánh Ôđilô, Tu viện trưởng Dòng Cluny, vào giữa thế kỷ XI (1048) đã có sáng kiến cho dòng của ngài cầu nguyện cho những người đã qua đời vào ngày 2/11, ngay sau lễ Các Thánh. Sáng kiến này được Giáo Hội đưa vào lịch Phụng vụ Rôma. Công Đồng Triđentinô (1545-1563) nhấn mạnh rằng lời cầu nguyện của người sống có thể rút bớt thời gian thanh luyện của linh hồn người chết. Công Đồng Vaticanô II cũng dạy: "Giáo Hội lữ hành hết lòng kính nhớ, dâng lời cầu cho những người đã chết, vì cầu nguyện cho họ được giải thoát khỏi tội lỗi là một việc lành thánh..." (GH 50), về sự bầu cử của các đẳng linh hồn, Công Ðồng dạy: "Khi được về quê trời và hiện diện trước nhan Chúa... các thánh lại không ngừng cầu bàu cho chúng ta bên Chúa Cha..." (GH 49). Sự trao đi nhận lại đó vừa là một việc bác ái vừa là một bổn phận thảo hiếu phải đáp đền, đã thực sự củng cố Giáo Hội thêm vững bền trong sự thánh thiện. Ngày cầu nguyện cho các tín hữu đã qua đời liên quan đến niềm tin về luyện ngục và các thánh thông công.
Thuật từ tiếng Latin.
Lễ này tiếng Latin là “Commemoratio omnium Fidelium Defunctorum”, tiếng Anh gọi là “Commemoration of all the Faithful Departed”, có khi cũng gọi là All Souls’ Day (Lễ các linh hồn) hay Defuncts’ Day (Lễ các người đã qua đời). Uỷ Ban Phụng Tự dịch là “Lễ cầu cho các tín hữu đã qua đời” là đúng, nhưng bình dân vẫn gọi là “Lễ các đẳng”. Vậy chúng ta tìm hiểu từ vựng này.
Nghĩa của các, đẳng.
Các: Có chín chữ Hán, ở đây là chữ各, nghĩa là (đại từ). (1) Mỗi một: Các bất tương đồng (không ai giống ai). (tt). (2) Khác: Các biệt. (3) Tất cả, hết thảy: Các vị (quý vị).
Đẳng: có hai chữ Hán, ở đây là chữ等, nghĩa là (dt.) (1) Thứ bậc: Thượng đẳng (bực trên nhất); Trung đẳng (bực giữa); Hạ đẳng (bực dưới nhất, hạng bét). (2) Phức số: Ngã đẳng (Nhóm chúng tôi). (3) Bậc thang: Thổ giai tam đẳng (Cầu thang đất có ba bậc). (đt.) (4) Ðợi chờ: Đẳng đãi (Chờ đợi). (5) Bằng nhau, đều: Đại tiểu bất đẳng (Lớn nhỏ không đều). (6) Cân lường. (tt.) (7) Hạng: Nhĩ thị hà đẳng nhân (Anh là hạng người nào). (pht.) (8) Vân vân: Đẳng đẳng.
Nghĩa của từ “các đẳng”.
Các đẳng là tất cả thứ bậc. Thuật từ “Các đẳng linh hồn” để chỉ tất cả các linh hồn người quá cố trong luyện ngục [2] (thuộc thành phần Hội thánh đau khổ), phân biệt với “Các thánh nam nữ” là các phúc nhân trên thiên đàng (Hội Thánh vinh quang). [3] Có người cho rằng quan niệm về “linh hồn mồ côi” và “các đẳng linh hồn” v.v. chịu ảnh hưởng tư tưởng “cô hồn các đẳng” của ngoại giáo. Như Phật Giáo chia địa ngục ít nhất có 18 tầng và quỷ cũng có nhiều cấp bậc. Trong “Phật thuyết quỷ vấn Mục Liên kinh” [4] có rất nhiều thứ quỷ: quỷ đau đầu, quỷ mặc áo rách, quỷ ngủ bờ ngủ bụi, quỷ đói, quỷ nam căn [5] bị thối rửa… Hay trong xã hội loài người cũng chia làm nhiều giai cấp, tức là thứ bậc khác nhau trong xã hội: sĩ, nông, công, thương, binh... Trong tác phẩm “Thập Giới Cô Hồn Quốc Ngữ Văn” [6] đề cập đến 10 hạng “cô hồn”: Thiền tăng, nho sĩ, đạo sĩ, thiên văn địa lý, lương y, quan liêu, tướng quân, hoa nương, thương cổ và đãng tử. Trong “Văn Tế Thập Loại Chúng Sinh” [7] cũng nói đến 10 loại: Vua chúa, tể thần, đại tướng, kẻ ham giàu, kẻ ham danh, thương nhân, binh lính, quý nữ, kỹ nữ, bần nhân gặp nạn chết oan... Con số 10 chỉ là số phiếm chỉ cho tất cả các loại cô hồn tồn tại trong “lục đạo” [8] mà thôi. Phải chăng, chính những hoàn cảnh này đã ảnh hưởng đến cách suy nghĩ của chúng ta?
Thực ra, trong xã hội trần gian bao giờ cũng có nhiều thứ bậc, đẳng cấp, giai tầng... Khi lìa trần, người ta không thể mang theo mình bất cứ của cải vật chất nào. Mọi thứ bậc, đẳng cấp, địa vị của con người ở trên đời không có ý nghĩa gì trước Tòa Phán Xét. Thiên Chúa xét xử con người theo “công trạng” [9] nó đã làm ra. Chúa không hỏi chúng ta là ai, thuộc giai cấp nào trên thế gian, nhưng Chúa sẽ hỏi chúng ta về “nén bạc” (ân sủng và tình yêu) mà Chúa giao phó đã được sinh lợi thế nào. Như Thánh Gioan Kim Khẩu đã nói: “Nên nhớ Người sẽ không khiển trách họ về hạnh kiểm, tội lỗi hay lời báng bổ; mà chỉ vì không ích lợi gì cho ai. Như kẻ đã chôn nén của bạc mình, đời sống y không có gì khiển trách, nhưng y không làm ích gì cho ai khác.” [10]
Vì vậy, khi nói “các đẳng linh hồn”, chúng ta nghĩ tới tất cả các linh hồn của mọi hạng người trên đời này đã quá cố và đang còn phải thanh luyện trong luyện ngục. Họ có thể là ông bà, tổ tiên, thân nhân, bạn hữu của chúng ta hay là những người xa lạ. Khi còn ở đời này, có thể họ là người giàu sang quyền quý hay nghèo khó mọn hèn. Họ có thể là những Kitô hữu hữu danh hoặc “Kitô hữu vô danh”. [11] Tất cả họ đều là chi thể của Chúa Kitô, giờ đây đang thuộc về Giáo Hội đau khổ và cần đến lời cầu nguyện của chúng ta.
“Các đẳng linh hồn” không có nghĩa là trong luyện ngục các linh hồn vẫn có sự phân chia đẳng cấp, điạ vị như khi còn ở thế gian hay trong Luyện Ngục có bao nhiêu đẳng cấp, thứ hạng linh hồn. Trong Luyện Ngục, tình trạng thanh luyện của họ có thể khác nhau, nhưng được “phân cấp” như thế nào thì chúng ta không biết.
Khi nói “linh hồn mồ côi”, chúng ta nghĩ tới linh hồn của hạng người phải đơn độc trong cuộc lữ hành đức tin khi còn ở trên đời. “Đơn độc”, “cô quả”, “mồ côi”.... hiểu theo nghĩa đời thường là không có người thân thích, bạn bè, không có ai đồng hành để được quan tâm, nâng đỡ đời sống đức tin. Họ có thể là những tín hữu cô nhi, quả phụ hay kẻ cơ bần sống đời đơn chiếc. Họ cũng có thể là những tín hữu giàu sang, con đàn cháu đống, bạn hữu tứ phương mà thực ra những người quen biết xung quanh họ không ai có niềm tin Công Giáo như họ để xin lễ hay cầu nguyện cho họ. Và nay, những linh hồn đó đang ở trong Luyện Ngục, đang cần đến lời cầu nguyện từ Giáo Hội chiến đấu [12].
“Linh hồn mồ côi” không phải là linh hồn không được Chúa đoái trông chăm sóc, ít được Chúa yêu thương hay bị Ngài lãng quên. Điều đó hoàn toàn sai lầm. Mọi linh hồn đều được Thiên Chúa tạo dựng. Mọi người đều được Chúa yêu thương bằng một tình yêu riêng biệt, không ai giống ai, Ngàivẫn không ngừng gọi chúng ta bằng chính tên riêng của từng người: “Người ta sẽ gọi ngươi bằng tên mới, chính là tên miệng Đức Chúa đặt cho” (Is 62,2) và tình yêu đó luôn luôn đầy tràn: “Ơn của Ta đủ cho ngươi” (2Cr 12,9).
Bản văn Công Giáo đầu tiên sử dụng từ “các đẳng” mà chúng tôi được biết là “Văn Tế Các Đẳng Linh Hồn” của cha Gioakim Đặng Đức Tuấn (1806-1874): “Nhớ các đẳng xưa: Tay Chúa dựng hình, tính thiêng gởi xác. Di luân tài mạng chịu thiên tư, lý dục thị phi đầy địa bộ...”. Cụm từ “các đẳng”, “các đẳng linh hồn” đã được sử dụng từ lâu trong Giáo hội tại Việt Nam để chỉ các tín hữu đã qua đời đang còn thanh luyện chờ ngày hưởng phúc thanh nhàn bất diệt. Lịch phụng vụ của Roma xưa nay ghi lễ ngày 02/11 là “Commemoratio omnium Fidelium Defunctorum”. Lịch phụng vụ ởViệt Nam thì dịch là: “Lễ Các Linh Hồn” [13], “Lễ Linh Hồn” [14], “Lễ Cầu Cho Mọi Tín Hữu Qua Đời” [15], sau này dịch là “Lễ Cầu Cho Các Tín Hữu Đã Qua Đời”. Thiết nghĩ cách dịch “Lễ Cầu Cho Các Tín Hữu Đã Qua Đời” thì sát nghĩa với nguyên bản, nhưng nên hiểu đó vẫn là nói tắt, vì đầy đủ phải là Lễ Cầu Cho Các Tín Hữu Đã Qua Đời Đang Còn Thanh Luyện (hay đang ở luyện ngục). Cách nói “Lễ các đẳng” cũng là cách nói tắt, mang âm hưởng văn hóa bản địa về “cả thảy vong linh” thuộc “thập loại chúng sinh” gồm cả “cô hồn các đẳng”! Phải chăng các tiền nhân của chúng ta đã hội nhập văn hóa trong khi tạo ra cụm từ này để phiên dịch?
Trường hợp những ngày lễ Feria V in Cena Domini, Feria VI in Passione Domini, chúng ta dịch là Lễ Tiệc Ly (Thứ Năm Tuần Thánh), Lễ Tưởng Niệm Cuộc Thương Khó của Chúa (Thứ Sáu Tuần Thánh), nhưng người bình dân vẫn quen gọi là “Lễ Rửa Chân”, “Lễ Hôn Chân”... vừa đơn giản, tượng hình lại dễ nhớ. Tất nhiên không đủ nghĩa, không nên sử dụng nữa.
Kết luận.
Giáo dân Việt Nam chúng ta có thói quen xin lễ cho các linh hồn tổ tiên nội hay ngoại, linh hồn thân nhân, linh hồn mồ côi, linh hồn ngoại đạo, thai nhi, linh hồn người chết vì tai nạn… và trong Thánh lễ hàng ngày, Hội Thánh luôn cầu nguyện cho mọi người đã qua đời. Đó là những thực hành rất tốt để tưởng nhớ người đã qua đời, thực thi bổn phận “hợp thông cùng các thánh”.
Ngày “Commemoratio omnium Fidelium Defunctorum”, chính xác là ngày “Lễ Cầu Cho Các Tín Hữu Đã Qua Đời”. Còn “Lễ Các Đẳng” là cách nói vắn tắt, hiểu theo giáo lý Công Giáo như đã trình bày, thì không đúng cho lắm, những nếu đặt trong bối cảnh văn hoá Việt Nam thì việc tiếp tục sử dụng nó cũng không có gì ngăn trở.
Lễ ngày 2 tháng 11 có nhiều cách gọi. Cuốn “Những ngày lễ Công Giáo” chính thức của giáo phận ghi là: “Lễ cầu cho các tín hữu đã qua đời”, người ta thường gọi là “Lễ các đẳng linh hồn”, hay vắn tắt hơn thì gọi là “Lễ các đẳng”.
Nguồn gốc.
Việc cầu nguyện cho những người đã qua đời có nguồn gốc từ Cựu Ước: “Ông Giuđa quyên được khoảng hai ngàn quan tiền, và gửi về Giêrusalem để xin dâng lễ đền tội; ông làm cử chỉ rất tốt đẹp và cao quý này vì cho rằng người chết sẽ sống lại. Thực thế, nếu ông không hy vọng rằng những chiến binh đã ngã xuống sẽ sống lại, thì cầu nguyện cho người chết quả là việc dư thừa và ngu xuẩn. Nhưng vì ông nghĩ đến phần thưởng rất tốt đẹp dành cho những người đã an nghỉ trong tinh thần đạo đức. Đó là lý do khiến ông đến dâng lễ tế đền tạ cho những người đã chết, để họ được giải thoát khỏi tội lỗi” (2Mcb 12,43-46).
Giáo hội từ những thế kỷ đầu cũng đã có cầu nguyện cho các tín hữu đã qua đời. Thánh Augustinô, thế kỷ IV, đã nói: “Nếu chúng ta không lưu tâm gì đến người chết, thì chúng ta sẽ không có thói quen cầu nguyện cho họ.” Các dòng tu đặc biệt quan tâm đến việc này. Thánh Ôđilô, Tu viện trưởng Dòng Cluny, vào giữa thế kỷ XI (1048) đã có sáng kiến cho dòng của ngài cầu nguyện cho những người đã qua đời vào ngày 2/11, ngay sau lễ Các Thánh. Sáng kiến này được Giáo Hội đưa vào lịch Phụng vụ Rôma. Công Đồng Triđentinô (1545-1563) nhấn mạnh rằng lời cầu nguyện của người sống có thể rút bớt thời gian thanh luyện của linh hồn người chết. Công Đồng Vaticanô II cũng dạy: "Giáo Hội lữ hành hết lòng kính nhớ, dâng lời cầu cho những người đã chết, vì cầu nguyện cho họ được giải thoát khỏi tội lỗi là một việc lành thánh..." (GH 50), về sự bầu cử của các đẳng linh hồn, Công Ðồng dạy: "Khi được về quê trời và hiện diện trước nhan Chúa... các thánh lại không ngừng cầu bàu cho chúng ta bên Chúa Cha..." (GH 49). Sự trao đi nhận lại đó vừa là một việc bác ái vừa là một bổn phận thảo hiếu phải đáp đền, đã thực sự củng cố Giáo Hội thêm vững bền trong sự thánh thiện. Ngày cầu nguyện cho các tín hữu đã qua đời liên quan đến niềm tin về luyện ngục và các thánh thông công.
Thuật từ tiếng Latin.
Lễ này tiếng Latin là “Commemoratio omnium Fidelium Defunctorum”, tiếng Anh gọi là “Commemoration of all the Faithful Departed”, có khi cũng gọi là All Souls’ Day (Lễ các linh hồn) hay Defuncts’ Day (Lễ các người đã qua đời). Uỷ Ban Phụng Tự dịch là “Lễ cầu cho các tín hữu đã qua đời” là đúng, nhưng bình dân vẫn gọi là “Lễ các đẳng”. Vậy chúng ta tìm hiểu từ vựng này.
Nghĩa của các, đẳng.
Các: Có chín chữ Hán, ở đây là chữ各, nghĩa là (đại từ). (1) Mỗi một: Các bất tương đồng (không ai giống ai). (tt). (2) Khác: Các biệt. (3) Tất cả, hết thảy: Các vị (quý vị).
Đẳng: có hai chữ Hán, ở đây là chữ等, nghĩa là (dt.) (1) Thứ bậc: Thượng đẳng (bực trên nhất); Trung đẳng (bực giữa); Hạ đẳng (bực dưới nhất, hạng bét). (2) Phức số: Ngã đẳng (Nhóm chúng tôi). (3) Bậc thang: Thổ giai tam đẳng (Cầu thang đất có ba bậc). (đt.) (4) Ðợi chờ: Đẳng đãi (Chờ đợi). (5) Bằng nhau, đều: Đại tiểu bất đẳng (Lớn nhỏ không đều). (6) Cân lường. (tt.) (7) Hạng: Nhĩ thị hà đẳng nhân (Anh là hạng người nào). (pht.) (8) Vân vân: Đẳng đẳng.
Nghĩa của từ “các đẳng”.
Các đẳng là tất cả thứ bậc. Thuật từ “Các đẳng linh hồn” để chỉ tất cả các linh hồn người quá cố trong luyện ngục [2] (thuộc thành phần Hội thánh đau khổ), phân biệt với “Các thánh nam nữ” là các phúc nhân trên thiên đàng (Hội Thánh vinh quang). [3] Có người cho rằng quan niệm về “linh hồn mồ côi” và “các đẳng linh hồn” v.v. chịu ảnh hưởng tư tưởng “cô hồn các đẳng” của ngoại giáo. Như Phật Giáo chia địa ngục ít nhất có 18 tầng và quỷ cũng có nhiều cấp bậc. Trong “Phật thuyết quỷ vấn Mục Liên kinh” [4] có rất nhiều thứ quỷ: quỷ đau đầu, quỷ mặc áo rách, quỷ ngủ bờ ngủ bụi, quỷ đói, quỷ nam căn [5] bị thối rửa… Hay trong xã hội loài người cũng chia làm nhiều giai cấp, tức là thứ bậc khác nhau trong xã hội: sĩ, nông, công, thương, binh... Trong tác phẩm “Thập Giới Cô Hồn Quốc Ngữ Văn” [6] đề cập đến 10 hạng “cô hồn”: Thiền tăng, nho sĩ, đạo sĩ, thiên văn địa lý, lương y, quan liêu, tướng quân, hoa nương, thương cổ và đãng tử. Trong “Văn Tế Thập Loại Chúng Sinh” [7] cũng nói đến 10 loại: Vua chúa, tể thần, đại tướng, kẻ ham giàu, kẻ ham danh, thương nhân, binh lính, quý nữ, kỹ nữ, bần nhân gặp nạn chết oan... Con số 10 chỉ là số phiếm chỉ cho tất cả các loại cô hồn tồn tại trong “lục đạo” [8] mà thôi. Phải chăng, chính những hoàn cảnh này đã ảnh hưởng đến cách suy nghĩ của chúng ta?
Thực ra, trong xã hội trần gian bao giờ cũng có nhiều thứ bậc, đẳng cấp, giai tầng... Khi lìa trần, người ta không thể mang theo mình bất cứ của cải vật chất nào. Mọi thứ bậc, đẳng cấp, địa vị của con người ở trên đời không có ý nghĩa gì trước Tòa Phán Xét. Thiên Chúa xét xử con người theo “công trạng” [9] nó đã làm ra. Chúa không hỏi chúng ta là ai, thuộc giai cấp nào trên thế gian, nhưng Chúa sẽ hỏi chúng ta về “nén bạc” (ân sủng và tình yêu) mà Chúa giao phó đã được sinh lợi thế nào. Như Thánh Gioan Kim Khẩu đã nói: “Nên nhớ Người sẽ không khiển trách họ về hạnh kiểm, tội lỗi hay lời báng bổ; mà chỉ vì không ích lợi gì cho ai. Như kẻ đã chôn nén của bạc mình, đời sống y không có gì khiển trách, nhưng y không làm ích gì cho ai khác.” [10]
Vì vậy, khi nói “các đẳng linh hồn”, chúng ta nghĩ tới tất cả các linh hồn của mọi hạng người trên đời này đã quá cố và đang còn phải thanh luyện trong luyện ngục. Họ có thể là ông bà, tổ tiên, thân nhân, bạn hữu của chúng ta hay là những người xa lạ. Khi còn ở đời này, có thể họ là người giàu sang quyền quý hay nghèo khó mọn hèn. Họ có thể là những Kitô hữu hữu danh hoặc “Kitô hữu vô danh”. [11] Tất cả họ đều là chi thể của Chúa Kitô, giờ đây đang thuộc về Giáo Hội đau khổ và cần đến lời cầu nguyện của chúng ta.
“Các đẳng linh hồn” không có nghĩa là trong luyện ngục các linh hồn vẫn có sự phân chia đẳng cấp, điạ vị như khi còn ở thế gian hay trong Luyện Ngục có bao nhiêu đẳng cấp, thứ hạng linh hồn. Trong Luyện Ngục, tình trạng thanh luyện của họ có thể khác nhau, nhưng được “phân cấp” như thế nào thì chúng ta không biết.
Khi nói “linh hồn mồ côi”, chúng ta nghĩ tới linh hồn của hạng người phải đơn độc trong cuộc lữ hành đức tin khi còn ở trên đời. “Đơn độc”, “cô quả”, “mồ côi”.... hiểu theo nghĩa đời thường là không có người thân thích, bạn bè, không có ai đồng hành để được quan tâm, nâng đỡ đời sống đức tin. Họ có thể là những tín hữu cô nhi, quả phụ hay kẻ cơ bần sống đời đơn chiếc. Họ cũng có thể là những tín hữu giàu sang, con đàn cháu đống, bạn hữu tứ phương mà thực ra những người quen biết xung quanh họ không ai có niềm tin Công Giáo như họ để xin lễ hay cầu nguyện cho họ. Và nay, những linh hồn đó đang ở trong Luyện Ngục, đang cần đến lời cầu nguyện từ Giáo Hội chiến đấu [12].
“Linh hồn mồ côi” không phải là linh hồn không được Chúa đoái trông chăm sóc, ít được Chúa yêu thương hay bị Ngài lãng quên. Điều đó hoàn toàn sai lầm. Mọi linh hồn đều được Thiên Chúa tạo dựng. Mọi người đều được Chúa yêu thương bằng một tình yêu riêng biệt, không ai giống ai, Ngàivẫn không ngừng gọi chúng ta bằng chính tên riêng của từng người: “Người ta sẽ gọi ngươi bằng tên mới, chính là tên miệng Đức Chúa đặt cho” (Is 62,2) và tình yêu đó luôn luôn đầy tràn: “Ơn của Ta đủ cho ngươi” (2Cr 12,9).
Bản văn Công Giáo đầu tiên sử dụng từ “các đẳng” mà chúng tôi được biết là “Văn Tế Các Đẳng Linh Hồn” của cha Gioakim Đặng Đức Tuấn (1806-1874): “Nhớ các đẳng xưa: Tay Chúa dựng hình, tính thiêng gởi xác. Di luân tài mạng chịu thiên tư, lý dục thị phi đầy địa bộ...”. Cụm từ “các đẳng”, “các đẳng linh hồn” đã được sử dụng từ lâu trong Giáo hội tại Việt Nam để chỉ các tín hữu đã qua đời đang còn thanh luyện chờ ngày hưởng phúc thanh nhàn bất diệt. Lịch phụng vụ của Roma xưa nay ghi lễ ngày 02/11 là “Commemoratio omnium Fidelium Defunctorum”. Lịch phụng vụ ởViệt Nam thì dịch là: “Lễ Các Linh Hồn” [13], “Lễ Linh Hồn” [14], “Lễ Cầu Cho Mọi Tín Hữu Qua Đời” [15], sau này dịch là “Lễ Cầu Cho Các Tín Hữu Đã Qua Đời”. Thiết nghĩ cách dịch “Lễ Cầu Cho Các Tín Hữu Đã Qua Đời” thì sát nghĩa với nguyên bản, nhưng nên hiểu đó vẫn là nói tắt, vì đầy đủ phải là Lễ Cầu Cho Các Tín Hữu Đã Qua Đời Đang Còn Thanh Luyện (hay đang ở luyện ngục). Cách nói “Lễ các đẳng” cũng là cách nói tắt, mang âm hưởng văn hóa bản địa về “cả thảy vong linh” thuộc “thập loại chúng sinh” gồm cả “cô hồn các đẳng”! Phải chăng các tiền nhân của chúng ta đã hội nhập văn hóa trong khi tạo ra cụm từ này để phiên dịch?
Trường hợp những ngày lễ Feria V in Cena Domini, Feria VI in Passione Domini, chúng ta dịch là Lễ Tiệc Ly (Thứ Năm Tuần Thánh), Lễ Tưởng Niệm Cuộc Thương Khó của Chúa (Thứ Sáu Tuần Thánh), nhưng người bình dân vẫn quen gọi là “Lễ Rửa Chân”, “Lễ Hôn Chân”... vừa đơn giản, tượng hình lại dễ nhớ. Tất nhiên không đủ nghĩa, không nên sử dụng nữa.
Kết luận.
Giáo dân Việt Nam chúng ta có thói quen xin lễ cho các linh hồn tổ tiên nội hay ngoại, linh hồn thân nhân, linh hồn mồ côi, linh hồn ngoại đạo, thai nhi, linh hồn người chết vì tai nạn… và trong Thánh lễ hàng ngày, Hội Thánh luôn cầu nguyện cho mọi người đã qua đời. Đó là những thực hành rất tốt để tưởng nhớ người đã qua đời, thực thi bổn phận “hợp thông cùng các thánh”.
Ngày “Commemoratio omnium Fidelium Defunctorum”, chính xác là ngày “Lễ Cầu Cho Các Tín Hữu Đã Qua Đời”. Còn “Lễ Các Đẳng” là cách nói vắn tắt, hiểu theo giáo lý Công Giáo như đã trình bày, thì không đúng cho lắm, những nếu đặt trong bối cảnh văn hoá Việt Nam thì việc tiếp tục sử dụng nó cũng không có gì ngăn trở.
_______________________________________________
Ghi chú:[1]
Trong văn nói, một số người Nam bộ phát âm “các đẳng” thành “các đảng”,
cũng như “cô hồn” thành “cu hồn”, nên “cúng cô hồn các đẳng” thì nói
là: “cúng cu hồn các đảng”.
[2] Lưu ý là luyện ngục không phải là một hoả ngục ngắn hạn, luyện ngục hoàn toàn khác xa hoả ngục và sự thanh luyện được hiểu về trạng thái hơn là một ‘nơi chốn’, lại càng không thể nói ‘thời gian’ bao lâu (x. GLCG số 1030-1032).
[3] Thời xưa chưa có mục từ “tất cả”. Các danh từ chỉ tổng lượng thời xưa là: Cả, cả và, cả thảy, hết cả, hết thảy.
[4] Phật thuyết quỷ vấn Mục Liên kinh, gồm 17 chuyện, theo truyền thuyết thì do An Thế Cao dịch, nhưng được ghi nhận là thất dịch, thuộc đời lưỡng Tấn.
[5] Tức bộ phận sinh dục.
[6] Còn gọi là “Phật kinh thập giới”, không rõ tác giả, viết dưới thời vua Lê Thánh Tôn (1442-1497), là áng văn viết bằng chữ Nôm cổ theo thể biền ngẫu.
[7] Tác phẩm của Nguyễn Du (1765-1820), được làm theo thể song thất lục bát, gồm 184 câu thơ chữ Nôm. Theo Trần Thanh Mại trên “Đông Dương tuần báo” năm 1939, thì Nguyễn Du viết bài văn tế này sau một mùa dịch khủng khiếp làm hàng triệu người chết, khắp non sông đất nước âm khí nặng nề, và ở khắp các chùa, người ta đều lập đàn cầu siêu để giải thoát cho hàng triệu linh hồn.
[8] Theo giáo lý Phật Giáo, con người chúng ta do lực của nghiệp và phiền não của chính bản thân mà cứ mãi luân hồi chuyển sinh trong 6 chủng loại thế giới sinh tồn đầy những khổ đau, gọi là lục đạo đó là: thiên, a-tu-la, nhân, súc sinh, ngạ quỷ và địa ngục.
[9] Xem BGCN, Số 07/2010, tr. 106.
[10] Thánh Gioan Kim Khẩu, Bài giảng XX sách Công Vụ tông đồ (Jean Comby, Để đọc lịch sử Giáo Hội, q.I, tr.115).
[11] Có những người vì lý do nào đó mà không lãnh nhận bí tích Rửa Tội được, nên không trở thành Kitô hữu. Nhưng nếu họ sống theo những giá trị của Phúc Âm thì, nói theo từ ngữ của nhà thần học Karl Rahner, họ cũng là những “Kitô hữu vô danh” (Chrétien anonyme).
[12] Công đồng Florence (1431) đã định tín: Có luyện ngục để thanh luyện các linh hồn. Các linh hồn ra khỏi trần gian không còn có thể làm được việc gì lành để cứu mình nên chỉ trông cậy vào những người còn sống lập công cầu nguyện cho mình để rút ngắn thời gian thanh luyện. Vì thế mà Giáo hội kêu gọi tín hữu cầu nguyện cho các linh hồn nơi luyện tội.
[13] Niên Giám 1964, tr.11.
[14] Địa phận Hà Nội, Sách Lễ, Nxb Hiện Tại, 1967.
[15] Sách Lễ Giáo Dân, 1971, tr. xxix và tr. 1572. Cách dịch này rất dễ hiểu lầm là: Lễ cầu cho mọi tín hữu chết hết (!)
[2] Lưu ý là luyện ngục không phải là một hoả ngục ngắn hạn, luyện ngục hoàn toàn khác xa hoả ngục và sự thanh luyện được hiểu về trạng thái hơn là một ‘nơi chốn’, lại càng không thể nói ‘thời gian’ bao lâu (x. GLCG số 1030-1032).
[3] Thời xưa chưa có mục từ “tất cả”. Các danh từ chỉ tổng lượng thời xưa là: Cả, cả và, cả thảy, hết cả, hết thảy.
[4] Phật thuyết quỷ vấn Mục Liên kinh, gồm 17 chuyện, theo truyền thuyết thì do An Thế Cao dịch, nhưng được ghi nhận là thất dịch, thuộc đời lưỡng Tấn.
[5] Tức bộ phận sinh dục.
[6] Còn gọi là “Phật kinh thập giới”, không rõ tác giả, viết dưới thời vua Lê Thánh Tôn (1442-1497), là áng văn viết bằng chữ Nôm cổ theo thể biền ngẫu.
[7] Tác phẩm của Nguyễn Du (1765-1820), được làm theo thể song thất lục bát, gồm 184 câu thơ chữ Nôm. Theo Trần Thanh Mại trên “Đông Dương tuần báo” năm 1939, thì Nguyễn Du viết bài văn tế này sau một mùa dịch khủng khiếp làm hàng triệu người chết, khắp non sông đất nước âm khí nặng nề, và ở khắp các chùa, người ta đều lập đàn cầu siêu để giải thoát cho hàng triệu linh hồn.
[8] Theo giáo lý Phật Giáo, con người chúng ta do lực của nghiệp và phiền não của chính bản thân mà cứ mãi luân hồi chuyển sinh trong 6 chủng loại thế giới sinh tồn đầy những khổ đau, gọi là lục đạo đó là: thiên, a-tu-la, nhân, súc sinh, ngạ quỷ và địa ngục.
[9] Xem BGCN, Số 07/2010, tr. 106.
[10] Thánh Gioan Kim Khẩu, Bài giảng XX sách Công Vụ tông đồ (Jean Comby, Để đọc lịch sử Giáo Hội, q.I, tr.115).
[11] Có những người vì lý do nào đó mà không lãnh nhận bí tích Rửa Tội được, nên không trở thành Kitô hữu. Nhưng nếu họ sống theo những giá trị của Phúc Âm thì, nói theo từ ngữ của nhà thần học Karl Rahner, họ cũng là những “Kitô hữu vô danh” (Chrétien anonyme).
[12] Công đồng Florence (1431) đã định tín: Có luyện ngục để thanh luyện các linh hồn. Các linh hồn ra khỏi trần gian không còn có thể làm được việc gì lành để cứu mình nên chỉ trông cậy vào những người còn sống lập công cầu nguyện cho mình để rút ngắn thời gian thanh luyện. Vì thế mà Giáo hội kêu gọi tín hữu cầu nguyện cho các linh hồn nơi luyện tội.
[13] Niên Giám 1964, tr.11.
[14] Địa phận Hà Nội, Sách Lễ, Nxb Hiện Tại, 1967.
[15] Sách Lễ Giáo Dân, 1971, tr. xxix và tr. 1572. Cách dịch này rất dễ hiểu lầm là: Lễ cầu cho mọi tín hữu chết hết (!)
Lm. Stêphanô Huỳnh Trụ
Thursday, 19 July 2018
Nhà thờ, thánh đường (Stephano Huỳnh Trụ - Công Giáo)
Nhà thờ, thánh đường
4/8/2015 1:06:06 PM(http://conggiao.info/nha-tho-thanh-duong-d-27660)
Năm nọ, một linh mục được mời tham dự buổi họp về tôn giáo do Ủy
Ban Mặt Trận Tổ Quốc Quận 5 tổ chức. Trong buổi họp, khi nghe báo cáo
viên thông báo thành tích của các đơn vị tôn giáo như nhà thờ họ Trần,
nhà thờ họ Huỳnh, nhà thờ họ Lý, nhà thờ…
Nhà thờ Hội An (xây dựng năm 1965)-
Là nhà thờ của giáo xứ lâu đời nhất Việt Nam (thành lập năm 1615).
Linh mục ấy ngồi bên cạnh tôi hỏi: “Sao Quận 5 có nhiều nhà thờ quá vậy?” Tôi mới nói: “Đó là những nhà ‘thờ kính tổ tiên’ thôi, thường gọi là ‘nhà thờ họ’ (Theo cách gọi chính thức của người Hoa là Trần thị, hay Huỳnh thị, hay Lý thị tông thân hội hay tông từ)không phải nhà thờ Công Giáo”. Vậy nhà thờ có nghĩa gì? Nơi thờ phượng Thiên Chúa gọi là thánh đường được không?
1. Nghĩa của nhà, thờ.
1.1. Nhà: có bốn chữ Nôm: 家, 伽, 茄, 茹. Chữ thứ nhất 家mượn chữ gia (家) của Hán tự, 3 chữ sau là hài âm. Trong Dictionarium anamitico-latinum, của P.J. Pigneaux, 1772, tr. 358: Nhà là chữ 茹 (domus). Nghĩa là: (dt.) (1) Mái che làm chỗ trú trọ: Nhà cao cửa rộng. (2) Phòng, buồng: Nhà khách; Nhà ngủ. (3) Người trong nhà: Cả nhà ngồi ăn. (4) Họ thông gia trong đám cưới: Nhà trai nhà gái. (5) Tiếng vợ chồng nói về bạn đời: Nhà tôi. (6) Triều đại: Nhà Trần. (7) Địa vị trong xã hội: Nhà sang; Nhà nghèo. (8) Các cơ quan cai trị: Nhà nước. (9) Địa danh: Nhà Bè. (tt.) (10) Của ta: Ao nhà; Nhớ quê nhà. (quán từ) (11) Quán từ đi trước chức nghiệp: Nhà báo; Nhà buôn; Nhà nông.
1.2. Thờ: có sáu chữ Nôm: 祠, 徐, 蜍, 於, 𥚤𥚤, 𠄜𠄜. Hai chữ đầu là chữ từ (祠, 徐), chữ thứ ba là chữ thừ (蜍), chữ thứ tư là chữ ư (於) mượn của Hán tự, hai chữ cuối được tạo ra. Trong Dictionarium anamitico-latinum, của P.J. Pigneaux, 1772, tr. 500: Thờ là chữ 蜍 (colere, adorare). Nghĩa là (đt.) (1) Kính thần minh: Thờ Trời khấn Phật. (2) Kính nhớ người chết: Thờ chồng nuôi con.
2. Nghĩa của thánh, đường
2.1. Thánh1: Có hai chữ Hán: 聖, (圣), 清2: Ở đây là chữ聖này. Thánh là gì? Mạnh Tử nói: “Khả
dục chi vị thiện, hữu chư kỷ chi vị tín. Sung thật chi vị mỹ, sung thật
nhi hữu quang huy chi vị đại, đại nhi hoá chi chi vị thánh”.3 Nghĩa là: Người mà hành vi nhân phẩm đáng yêu, đáng kính, gọi là thiện. Người làm thiện theo lương tâm và bản tính không cưỡng ép và không giả trá gọi là tín. Người mà lòng thiện đầy đủ phát lộ ra khắp thân thể và mỗi cử động đều hợp ý lành, gọi là mỹ. Người có mỹ đức đầy đủ và làm nên sự nghiệp, khiến cho cái mỹ đức mình toả sáng trên đời, gọi là đại. Đã là bực đại nhân, lại đứng ra hoằng hoá cho đời, khiến cho thiên hạ đều quay về nẻo thiện, gọi là thánh.
Chữ thánh (聖) gồm phần dưới là chữ nhâm (壬), nguyên gốc của chữ nhâm (壬) là chữ nhân (人); phần trên là chữ nhĩ (耳) và chữ khẩu (口); hàm ý: thánh là người thông sáng: thính tai, lợi khẩu. Trong cổ văn, “thánh” và “thính” là cùng một chữ: 聽. Chữ thánh (聖) có những nghĩa này: (dt.); (1) Đối với người đời thường, chỉ những người đạo đức: thánh nhân; (2) Những người tài giỏi tột bực về một việc nào đó cũng gọi là thánh, như Lý Bạch giỏi uống rượu, người ta gọi ông là tửu thánh; (3) Họ Thánh; (đt.); (4) Làm cho trở thành thánh; (5) Tinh thông: Đỗ Phủ thánh ư thi (Ông Đỗ Phủ giỏi làm thơ); (tt.); (6) Thông minh; (7) Tài giỏi; (8) Tôn xưng những gì thuộc về Đức Khổng Tử: Khổng thánh đản; (9) Tôn xưng những gì thuộc về vua: Thánh chỉ; (10) Thuộc về thần thánh: Thánh mẫu, thánh đản; (11) Thuộc về Đấng tối cao4; (12) (Nghĩa Nôm): Âm thanh dễ nghe: thánh thót.
2.2. Đường: có nhiều chữ Hán: 堂, 塘, 唐, 糖, 醣, 餹, 螳, 赯, 棠, 餳 (饧), 搪, 溏, 螗, 樘. Trong trường hợp này là chữ堂, thuộc loại hình thanh, có bộ土(thổ), và chữ尚(thượng) là âm, đồng thời là tượng hình, nghĩa là cao thượng, tao nhã. 尚(thượng) cộng với土(thổ), nghĩa là cung điện tao nhã. Nguyên nghĩa của chữ là phòng chính trong hoàng cung nơi cử hành nghi lễ trọng đại.
Diễn tiến của chữ đường: (1) Nghĩa gốc: (dt.) Phòng chính của hoàng cung: Điện đường, chính đường. Cho ra nghĩa (2) (tt.) Chính thức, sang trọng: Đường đường chính chính (đàng hoàng). Đồng thời cho ra các nghĩa 3, 4, 5: (3) (dt.) Phòng tế tổ chính của đại gia đình: Ngũ đại đồng đường (năm thế hệ cùng ở chung). (4) (dt.) Phòng rộng dùng cho hội họp: Công đường, hợp đường (phòng chung). (5) (quán từ) Dùng cho một không gian rộng: Nhất đường khoá. Từ số 3 cho ra nghĩa (6) rộng hơn: (dt.) Anh em cùng một ông tổ: Đường muội, đường huynh (em họ, anh họ).
Ngày nay đường có nghĩa (dt.) (1) Phòng chính trong nhà: Từ đường. (2) Hoàng cung nội điện hai mặt Nam Bắc: Minh đường (Nam). (3) Anh em cùng một ông tổ: Đường huynh đệ (anh em họ). (4) Tôn xưng mẹ người khác: Lệnh đường. (5) Chỗ núi bằng phẳng cũng gọi là đường. (6) Toà án: Công đường. (7) Cơ quan làm việc từ thiện: Vạn thiện đường. (8) Cung điện: Triều đường 朝堂. (9) Phòng có công dụng riêng: Thực đường
(phòng ăn); Dục đường (phòng tắm). (10) Người hầu bàn (cổ văn): Đường quan (11) Họ Đường. (12) Cửa hiệu: Hồi Xuân Đường. (tt.) (13) Sang trọng, rực rỡ: Đường hoàng; Đường đường chính chính. (quán từ) (14) Cả bộ: Nhất đường gia cụ (một bộ đồ dùng trong nhà).
3. Nhà thờ.
Theo các từ điển, nhà thờ chỉ có hai nghĩa: (1) Nhà thờ là “nhà để mà thờ phượng”5: Nhà thờ tổ; Nhà thờ họ (2) Cũng gọi là giáo đường hay thánh đường, là nơi các tín hữu thờ phượng Thiên Chúa: Đi lễ nhà thờ.
Theo nghĩa thứ nhất, nhà thờ (A: The cult house; P: Le maison de culte) là tiếng gọi tắt của nhà thờ họ hay nhà thờ tổ tiên, Hán Việt gọi là từ đường (祠堂); A: The ancestral temple; P: Le temple des ancêtres, là một trong những thứ mà chỉ có ở các nơi có đạo Khổng. “Nhà cất riêng hoặc một gian của nhà ở, dùng thờ ông bà”6. Cụ Phan Kế Bính7 giải thích: “Nhà thờ - Bao nhiêu con cháu dòng dõi trong một họ lập chung một nhà thờ Thủy Tổ, gọi là mỗ tộc (Trần tộc, Nguyễn tộc v.v.....) từ đường.
Nhà thờ ấy chỉ thờ riêng một Thủy Tổ, và khi tế tự thì lấy các tổ tông
biệt chi, biệt phái mà phối hưởng. Có họ không có nhà thờ thì xây một
cái bàn lộ thiên, dựng bia đá ghi tên thụy hiệu các tổ tiên để khi tế tự
thì ra tại đó mà tế. Có họ thì làm nhà thờ để cho chi trưởng nam đời
đời giữ hương hoả, chi trưởng tuyệt thì mới truyền sang chi thứ. Có họ
thì con cháu luân lưu thờ tổ ở nhà riêng của mình. Những họ về chi khác,
cũng có nhà thờ tổ tông trong bản chi, gọi là bản chi từ đường. Nhà thường dân không có nhà thờ riêng thì thờ tại nhà mình ở. Dẫu nghèo cũng có một bàn thờ”.
Nhà thờ chi tổ họ Nguyễn, Vũ Đông, Thái Bình
Theo nghĩa thứ hai, nhà thờ còn gọi là giáo đường (教堂) hay thánh đường (聖堂), L: ecclesia; A: church; P: église, là:
- Nơi các tín hữu thờ phượng Thiên Chúa, cầu nguyện và tham dự các nghi thức phụng vụ (x. GL 1214).
- Nơi đặc biệt để con người gặp gỡ Thiên Chúa.
- Nơi đặc biệt để thờ kính Đức Chúa Giêsu hiện diện trong Bí Tích Thánh Thể (x. GLHTCG 2691).
- Tượng trưng cho sự hiện diện của Hội Thánh trong địa phương đó 8.
Trong tiếng Latin, chữ Ecclesia (viết hoa) có nghĩa là một cộng đoàn tín hữu hay Giáo Hội; còn chữ ecclesia (viết thường) có nghĩa là thánh đường, nhà thờ. Chữ Église trong tiếng Pháp và chữ Church trong
tiếng Anh khi viết hoa hay viết thường cũng có nghĩa như vậy. Tự điển
ngoài đời thường nhầm lẫn hai thuật từ Giáo Hội và nhà thờ, họ hay dùng
từ nhà thờ thay vì Giáo Hội. Các định nghĩa: Nhà thờ là “tổ chức điều
hành Đạo Kitô: Những qui định chung của nhà thờ.9” hay “tổ chức nắm quyền cai quản giáo dân: Thế lực nhà thờ.10” hoàn toàn xa lạ với quan niệm của Công Giáo.
Ngày
xưa, khi đạo Công Giáo mới được truyền sang Việt Nam, các cộng đoàn tín
hữu có tổ chức theo địa dư, thường tụ tập để cầu nguyện và cử hành
thánh lễ (khi có linh mục) trong những căn nhà nhỏ được dựng lên dành
riêng cho việc thờ phượng Thiên Chúa, tương tự như những nhà thờ tổ, và
họ cũng gọi đó là “nhà thờ”11 hay “nhà thánh”12. Paulus Của (1895) cũng
gọi “nhà thờ đạo Thiên Chúa” là nhà thánh13. Nhưng về sau, thuật từ “nhà
thánh” được dành chỉ các “chapel” (P.chapelle) 14
mà ngày nay chúng ta gọi là “nhà nguyện” hay “nguyện đường”, tức là nhà
thờ nhỏ, gắn liền với nhà thờ chính của giáo xứ hoặc toà nhà biệt lập
nằm trong địa hạt giáo xứ hoặc một phòng dành riêng cho việc phụng tự
trong tu viện, bệnh viện, trường học hay tư gia. Tương tự như ở các nước
khác, khi Giáo Hội Công Giáo ở Việt Nam tiến đến trưởng thành thì cũng
xuất hiện nhiều nhà thờ với các qui mô và vai trò khác nhau, nên cũng có
thêm những tước hiệu khác nhau:
-
Những nhà thờ có tầm mức từ một ngôi nhà nhỏ đủ đặt bàn thờ đến những
ngôi nhà đồ sộ, được xây cất và dâng hiến để tôn kính riêng một vị thánh
hoặc một sự kiện lớn trong Đạo, gọi là đền, đền thờ hay đền thánh
(santuarium, shrine15). Ví dụ: Đền thánh Antôn, đền thánh Matthêu Lê Văn Gẫm.
-
Những nhà thờ chính của giáo phận hay tổng giáo phận, nơi có toà giám
mục hoặc toà tổng giám mục cai quản giáo phận đó, gọi là nhà thờ lớn hay
nhà thờ chính toà (cathedral). Ví dụ: Nhà thờ chính toà Hà Nội, nhà thờ chính toà Huế, nhà thờ chính toà Sài Gòn.
-
Những nhà thờ với kiến trúc to đẹp và cổ kính, vì đã có lâu đời hay vì
tầm quan trọng của nó, nên đã được Toà Thánh ban cho tước hiệu “Minor
Basilica” tức là “Tiểu vương cung thánh đường”. Tại Việt Nam hiện nay có
hơn có 5.456 nhà thờ nhưng chỉ mới có 4 nhà thờ được nâng lên bậc
(tiểu) vương cung thánh đường đó là nhà thờ Đức Bà (Sai Gòn, được nâng
lên vương cung thánh đường năm 1961), nhà thờ La Vang (Quảng Trị, 1961),
nhà thờ Phú Nhai (Nam Định, 2008), và nhà
thờ
Sở Kiện (Hà Nam, 2010). Như vậy, vương cung thánh đường có thể là một
nhà thờ chính toà, một đền thờ nào đó hay cũng có thể là một nhà thờ
bình thường.
4. Thánh đường.
Tín hữu Công Giáo ở Trung Quốc gọi nơi thờ phượng của mình là thánh đường (nhà thánh) hay Thiên Chúa đường (nhà của Thiên Chúa). Người Công Giáo ở Việt Nam cũng gọi nhà thờ là thánh đường, tức là nhà thuộc về Thiên Chúa, dành cho Thiên Chúa.
Thánh
đường là từ Hán Việt, có nghĩa hẹp là “nhà thánh”. Như đã nói ở trên,
hiện nay từ “nhà thánh” đã được thay bằng thuật từ “nhà nguyện”. Thánh có nghĩa là thuộc về Đấng tối cao, đường là
phòng họp chính và lớn. Thiết nghĩ những nơi thờ phượng nhỏ hẹp nếu gọi
là nhà thờ thì thích hợp hơn là thánh đường. “Thánh Đường” có thể sử
dụng thay cho thuật từ “nhà thờ” để nói lên tính cách quy mô về kiến
trúc, hoặc trang trọng về hình thức, hoặc trong những ngữ cảnh quen
thuộc như: Nói “vương cung thánh đường”, chứ không thể nói “vương cung
nhà thờ”; nói “nhà thờ chính toà”, chứ không nói “thánh đường chính toà”
hay “chính toà thánh đường”.
5. Nơi thờ phượng của các tôn giáo.
Nơi thờ phượng của một tôn giáo thường có cách xưng hô riêng, như:
- Cao Đài gọi là thánh thất. Ví dụ: Thánh thất Mỹ Tho, Thánh thất Đa Phước;
- Đạo Giáo thì gọi là đạo quán16. Ví dụ: Trấn Vũ Quán hay đền Quán Thánh; Huyền Thiên Quán hay chùa Huyền Thiên; Đồng Thiên Quán hay chùa Kim Cổ; Đế Thích Quán hay chùa Vua, tất cả đều ở Hà Nội.
- Hồi Giáo gọi là thánh đường, nhà thờ hay đền thờ (mosque). Ví dụ: Thánh Đường Al Rahman ở Quận 1, TP. Hồ Chí Minh, được xây dựng sớm nhất (1885) tại Việt Nam; Thánh Đường Al Mubarak ở An Giang, thường được gọi là “chùa Chăm An Giang”.
- Phật giáo gọi là chùa17, tự 18 hay già lam19. Ví dụ: Chùa Vĩnh Nghiêm, Việt Nam Quốc Tự, Bát Nhã Già Lam ở Bình Thạnh, Già Lam Cổ Tự ở Phụng Hiệp.
- Tin Lành thì cũng gọi là nhà thờ, giáo đường hay thánh đường, nhưng có thêm hai chữ Tin Lành. Ví dụ: Nhà thờ Tin Lành Đà Lạt, thánh đường Tin Lành Khánh Hội (Quận 4), giáo đường Tin Lành tại Trường Xuân, Cát Lâm.
6. Kết luận.
Cha Đỗ Quang Chính (SJ.) giải thích lý do Giáo Hội ở Đàng Trong lúc ban đầu sử dụng từ “Họ” để chỉ các giáo xứ như sau20: “Từ
Họ theo nguyên ngữ có nghĩa là gia đình, họ hàng, thân thích, và nếu
hiểu rộng hơn cũng chỉ các hiệp hội, hội đoàn, phường, có cùng một chí
hướng... Khi cha ông ta sử dụng từ Họ là muốn làm nỗi bật sự liên kết
chặt chẽ giữa các bổn đạo trong Họ chứ không lỏng lẻo như ở châu Âu. Vì ở
đó có thể nói được những cá nhân liên hệ với nhau bằng việc duy nhất là
họp nhau tham dự kinh lễ tại nhà thờ trong những ngày giờ nhất định.
Trái lại, ở Việt Nam các bổn đạo trong Họ còn liên kết với nhau bằng
nhiều cách, trong nhiều tổ chức, sinh hoạt, không phải chỉ tới nhà thờ
tham dự kinh lễ mà thôi. Vì thế, Họ là một cơ sở hay nói đúng hơn là một
cơ thể thực sự vững mạnh và sống động, mà chính L. Cadière cũng phải
nhận xét như thế...”.
Thiết nghĩ, các vị tiền bối đã sử dụng từ Họ để
chỉ cộng đoàn tín hữu cư ngụ gần nhau, để nói liên sự kết hợp chặt chẽ
giữa bổn đạo với nhau như giữa những người cùng chung huyết thống, dòng
họ. Và ở Việt Nam, mối dây họ hàng được nối kết chặt chẽ bằng việc tôn
kính tổ tiên, cụ thể qua những việc tế tự tại nhà thờ tổ hay nhà thờ họ.
Vì vậy, việc gọi nơi sinh hoạt tôn giáo thường xuyên của các tín hữu,
nơi gắn bó các gia đình Công Giáo với nhau cách chặt chẻ như những người
trong cùng một Họ, không từ ngữ nào thích hợp hơn là “nhà thờ”.
Trong
một số trường hợp, để tránh hiểu lầm “nhà thờ” (Công Giáo) với “nhà thờ
họ” hay nhà thờ tổ tiên, thì chúng ta có thể nói rõ là “nhà thờ Công
Giáo” cũng như anh em Tin Lành luôn nói rõ là “nhà thờ Tin Lành” vậy.
Lm. Stephanô Huỳnh Trụ
-----------------------------
1
“Bài Giảng Chúa Nhật” của Tổng Giáo Phận TP.HCM, số 01/2011 đã giải
thích rõ chữ này, bây giờ viết lại ở đây để tiện cho đọc giả khỏi phải
truy tìm.
2 Xem “Bài Giảng Chúa Nhật” của Tổng Giáo Phận TP.HCM, số 05/2006.
3 可欲之謂善,有諸己之謂信。充實之謂美,充實而有光輝之謂大,大而化之之謂聖。(Mạnh Tử, Tận Tâm chương cú hạ, tiết 24).
4
Không nên chỉ giải nghĩa thuộc về Thiên Chúa, làm như vậy thì thu hẹp ý
nghĩa của chữ. Vì Tin Lành, Chính Thống và Hồi Giáo không bao giờ gọi
Đấng Tối Cao là Thiên Chúa.
5 Huình Tịnh Paulus Của, ĐẠI NAM QUẤC ÂM TỰ VỊ, Rey, Curiol & Cie, Sài Gòn, 1895. nxb. Khai Trí, Sài Gòn, 1974, tr. 730.
6 Lê Văn Đức, Lê Ngọc Trụ, TỰ ĐIỂN VIỆT NAM, nxb. Khai Trí, Sài Gòn, 1970, tr. 1068.
7 Phan Kế Bính, VIỆT NAM PHONG TỤC, nxb Tổng Hợp Đồng Tháp, 1990, tr. 20.
8 Tiểu ban từ vựng HĐGMVN, TỪ ĐIỂN CÔNG GIÁO - 500 MỤC TỪ, Nxb Tôn Giáo, Hà Nội, 2011, tr. 255.
9 Nguyễn Lân, TỪ ĐIỂN TỪ VÀ NGỮ VIỆT NAM, nxb. TP.HCM, TP.HCM, 2000, tr. 1301.
10 Bộ Giáo Dục Đào Tạo, Nguyễn Như Ý (chủ biên), ĐẠI TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆT, nxb. Văn Hóa Thông Tin, Hà Nội, 1999, tr. 1227.
11 Trong bức thư viết tay (bằng chữ Quốc ngữ) ngày 12/9/1659 của thầy Igesico Văn Tín có đoạn: “những họ hàng nhà ông ấy cùng anh em chung làm quan hãy còn cầu nguyện, đến rầy chửa xong, cùng nhà thờ trong ấy thì nó làm hư hết” - Lm. Đỗ Quang Chính chú thích: “Có lẽ tác giả muốn nói: nhà thờ Công Giáo nơi đó đã bị tục hoá, nhưng nơi đó là nơi nào, thì không rõ” (xem Đỗ Quang Chính, LỊCH SỬ CHỮ QUỐC NGỮ 1620-1659, Ra khơi xb, Sài Gòn, 1972, tr. 96).
12
Trong tập “Lịch sử nước Annam” viết tay (bằng chữ Quốc ngữ) năm 1659
của Bento Thiện cho thấy nhà thờ Công Giáo được gọi là nhà thánh: “Nghệ
An xứ, những nhà thánh thờ Đức Chúa Trời, được bảy mươi lăm nhà thánh.
Sơn Nam xứ được một trăm tám mươi ba nhà thánh. Hải Dương xứ được ba
mươi bảy nhà thánh. Kinh Bắc xứ được mười lăm nhà thánh. Thanh Hóa xứ
được hai mươi lăm nhà thánh. Sơn Tây xứ được mười nhà thánh”. (xem Đỗ Quang Chính, sđd., tr. 129).
13 Huình Tịnh Paulus Của, sđd., tr. 730.
14 Lm. Eugène Gouin, MEP, DICTIONNAIRE VIETNAMIEN CHINOIS FRANÇAIS, D’Extrême Orient, Sài Gòn, 1957, tr. 951.
15 Các đền thờ thời Cựu Ước và đền thờ ngoại giáo thì gọi là templum (A & P: temple).
16
Đa phần các đạo quán hay am cốc ở Việt Nam chỉ tồn tại đến đầu thế kỷ
20, về sau thì tàn lụi mất dần, chỉ còn là phế tích. Một số đạo quán thì
gian chính thờ Tam Thanh nhưng không thu hút bằng gian thờ bên trên,
cạnh bên thờ chư Phật và Bồ Tát, kinh thì tụng kinh Phật, cúng kiếng
theo nghi thức nhà Phật, cho nên tuy mang danh đạo quán nhưng thật ra nó
đã là chùa.
17 Trong chữ Nôm, chùa 厨được ghi bằng trù厨;
trù có nghĩa là bếp, tiếng Hán hiện đại, trù phòng có nghĩa là nhà bếp,
nơi ấm áp, yên bình trong mỗi gia đình. Suy rộng ra xã hội, nơi ấm áp,
yên bình nhất chính là ngôi chùa. Chùa là nơi người ta được san sẻ, được
thoả nguyện về cả vật chất lẫn tinh thần.
18 Tự (寺)
vốn là từ để chỉ cơ quan làm việc của chính quyền thời phong kiến.
Tương truyền Hán Minh Đế Lưu Trang (25-75) - vị vua đầu tiên thừa nhận
địa vị của Phật giáo ở Trung Quốc - nằm mộng thấy “người vàng” bay qua
sân điện, bèn sai sứ giả sang Tây Trúc cầu tìm đạo Phật. Đó là sự kiện
năm Vĩnh Bình thứ 7. Ba năm sau, sứ giả trở về với hai tăng sĩ Ấn Độ
cùng rất nhiều kinh sách và tượng Phật được thồ trên lưng ngựa trắng.
Lúc các tăng nhân cùng kinh, tượng, về đến kinh đô, triều đình chưa
chuẩn bị kịp chỗ ở riêng nên cho ở tạm trong Hồng lô tự (một cơ quan
trong Cửu khanh). Sau đó nhà vua mới cho xây dựng cái mà sau này chúng
ta gọi là “chùa” để thờ Phật và các tăng nhân tu tập. Kiến trúc xây dựng
theo kiểu mẫu dinh thự của quý tộc đương thời. Nhân vì kinh và tượng
Phật được thồ về trên lưng ngựa trắng nên đặt tên chùa là Bạch Mã. Tự là
chỗ đầu tiên tăng nhân tạm trú khi đến Trung Quốc nên được chuyển sang
làm thành tố chính để gọi tên cho ngôi chùa: Bạch Mã Tự, ngôi chùa phật
giáo đầu tiên của Trung Quốc. Ngày nay chữ này được dùng đứng sau làm
thành tố chính để kết hợp với một từ định danh nào đó (định ngữ) tạo
thành một cụm danh từ nêu tên gọi một ngôi chùa cụ thể, như Trấn Quốc
Tự, Kim Liên Tự, Bửu Lâm Tự, Vĩnh Nghiêm Tự (Xem: Tạ Đức Tú, “Vì sao gọi
là chùa”, https://giacngo.vn).
19
Già lam là tên gọi tắt của Tăng-già-lam-ma (Sangharama), là một nhóm
tăng nhân đi hoằng pháp, thường từ bốn người trở lên. Tăng-già-lam-ma僧伽藍: là nơi ở của các tăng nhân để tu hành, sau chỉ chung kiến trúc ngôi chùa.
20 Lm. Đỗ Quang Chính, SJ., TẢN MẠN LỊCH SỬ GIÁO HỘI CÔNG GIÁO VIỆT NAM, Nxb Antôn & Đuốc sáng, Montreal, 2003, tr. 241-242.
Subscribe to:
Posts (Atom)