Blog PhamTon năm thứ ba, tuần 3 tháng 5 năm 2012.
gửi Blog PhamTon
Lời dẫn của Phạm Tôn: Đầu tháng 5/2012, chúng tôi nhận được lá thư như sau:
*
* *
|
Nguyễn Văn Khoan
Hội Nhà báo Việt Nam
Hội Khoa học lịch sử Việt Nam
Hà Nội 090.4567.554
|
Tôi đã được đọc bài Trao đổi với tác giả Nguyễn Văn Khoan nhân đọc sách Phạm Quỳnh-Một góc nhìn của tác giả Văn Thanh (bà hay ông?) trên Hồn Việt 58 tháng 5/2012 (trang 36-38)
Xin có mấy lời thưa như sau.
I/ Văn Thanh cho rằng tôi viết “Trong đêm 23/8, Chính phủ cách mạng lâm thời đã điện đòi Bảo Đại thoái vị”
là sai. Theo Văn Thanh, “Khoảng 10 giờ sáng ngày 23/8, nhân danh Chủ
tịch Ủy ban Khởi nghĩa, tôi (tức Tố Hữu) viết một tối hậu thư cho Bảo
Đại…”
a) Tôi không tự viết: “Trong đêm 23/8…” mà là viện sĩ Nguyễn Khánh Toàn viết trong Lịch sử Việt Nam, tập 2, Nhà xuất bản Khoa Học Xã Hội Nhân Văn, 1985, trang 340.
Tôi chỉ trích dẫn mà thôi, có sai thì viện sĩ Nguyễn Khánh Toàn chịu.
b) Cho dù Tố Hữu, Bí thử Tỉnh ủy Thừa Thiên Huế (?) Chủ tịch Ủy ban Khởi nghĩa Huế, ra “tối hậu thư”,
thì đó là việc của Tố Hữu,… chỉ có tính chất địa phương. Còn Chính phủ
Lâm thời là của cả nước, quyền lớn hơn, giá trị pháp lý cao hơn… Ủy ban
Khởi nghĩa Huế chứ!
Cần lưu ý: Chính phủ Cách mạng Lâm thời chỉ “điện đòi”… trong khi Tố Hữu lại ra “tối hậu thư”? Có gì cơ hội, tả khuynh, nặng nề, hậm hực hoặc “trái với trên” chăng?
II/ Tôi đồng ý là Bác không gặp Trần Huy Liệu trước khi Trần Huy Liệu đi Huế. Tôi viết: “Người có kịp căn dặn… (chứ không viết gặp)”. Căn dặn có thể không cần gặp mặt, có thể nhắn qua người khác chứ?
III/ Vấn đề thứ ba, Văn Thanh dựa vào ý kiến của nhà văn – không phải nhà báo, nhà sử – Tô Hoài, lại nghe Tố Hữu – cũng không là nhà báo, nhà sử mà là nhà thơ
kể lại. Còn tôi, tôi đã gặp trực tiếp các anh Cao Pha, anh Phan Hàm,
anh Đặng Văn Việt, Nguyễn Thế Lâm…là những sinh viên Trường Thanh Niên
Tiền Tuyến Huế được giao nhiệm vụ đi bắt hoặc biết rất rõ việc bắt Phạm
Quỳnh, dựa vào chính lời nói của các anh ấy và bản viết tay của chính
anh Phan Hàm viết (bút tích thư anh Phan Hàm tôi vẫn còn giữ).
Cho nên, Văn Thanh có thể cứ giữ ý kiến của mình, còn tôi, cũng xin phép giữ ý kiến của tôi.
(Xin đề nghị nhà văn Tô Hoài cho ý kiến).
Đó là ba lời thưa của tôi đối với tác giả Văn Thanh. Sắp tới, chúng tôi sẽ có quyển Phạm Quỳnh – những góc nhìn
ra mắt bạn đọc. Và có thể có một cuộc trao đổi; xin tác giả Văn Thanh,
có điều kiện đến dự trao đổi tiếp cho đến tận cùng của sự thật.
Qua bài của Văn Thanh, toi xin có ý kiến thêm:
1. Theo Tô Hoài, Tố Hữu kể:
“một chiếc ô tô lớn đi về phía Hương Cựu, đỗ trước ấp Hoa Đường”. Hương là sai. Mà phải là “An Cựu”. “Ấp Hoa Đường”, Tố Hữu tưởng là “ấp” nhưng đó chỉ là biệt thự – nhỏ hơn ấp
Tố Hữu không trực tiếp đi bắt Phạm Quỳnh, nghe ai kể mà lại nói: “lão biến sắc, run đứng lên không được, lão bị điệu ra xe chở đi”. (Theo tôi, về mặt lịch sử, không nên dùng từ “lão” chỉ người mà Bác Hồ gọi là “Cụ Phạm”.)
Còn kể “Bao nhiêu “đồ đạ” – nguyên văn trên trang 58, Hồn Việt 5/2012 (có lẽ nhầm đạc ra đạ?) – trong gia đình niêm phong hết lại.”
Xin
phép hỏi …Tố Hữu – “niêm phong đồ đạc là những gì, bao giờ mở, mở ra có
vàng, bạc, châu ngọc gì, số lượng bao nhiêu, đã giao cho ai giữ, bàn
giao lại cho ai?” Nhà thơ Tố Hữu đã mất, ai trong Thường vụ còn sống xin
trả lời hộ cho Nước, cho Dân rõ.
2. Còn về việc bắt và xử tử Phạm Quỳnh thì cho dù là Thường vụ có năm người, theo Văn Thanh ba người đồng ý, một người phản đối, một người trung gian theo đa số… thì theo tôi, cuối cùng, Tố Hữu – với tư cách là chủ tịch Ủy ban Khởi nghĩa Huế – Bí thư Đảng ủy.. mới có quyền tối cao quyết định và phải chịu trách nhiệm cá nhân tuyệt đối, toàn diện –
ra lệnh bắt và xử tử Phạm Quỳnh (Mấy chú dân quân cho dù là “người nhà”
ai đó, hận thủ Phạm Quỳnh… “bố bảo” cũng không dám tự ý xử tử Cụ Thượng
Phạm.)
3. Một ý kiến nữa: Tác giả Văn Thanh chê “sự yếu kém của biên tập viên cả về trình độ chuyên môn lẫn nhận thức chính trị”
Xin
để dành Đại tá Tổng Biên tập, Giám đốc Nhà xuất bản Công An Nhân Dân
Phùng Thiên Tân cùng Trung tá Nhà văn Bùi Anh Tấn, trưởng phòng, trưởng
chi nhánh tại Thành phố Hồ Chí Minh và anh Thiên Tường sĩ quan công an
trả lời (chú ý về mặt nhận thức chính trị yếu kém).
Ý kiến cuối cùng: Cám ơn tác giả Văn Thanh đã trao đổi về mặt học thuật với tôi. Quả thật tôi không dám nhận đây là một trao đổi “học thuật”. Vì Từ điển bách khoa Việt Nam, tập 2, Nhà xuất bản Từ Điển Bách Khoa, Hà Nội 2002 do hàng trăm giáo sư, tiến sĩ, viện sĩ biên soạn không có từ học thuật, nên khó khăn trao đổi cho cả hai bên. Từ điển Hán Việt Đào Duy Anh dịch học thuật là học vấn (Instruction). Tác giả Văn Thanh có đồng ý với định nghĩa này?
Xin cám ơn Tạp chí Hồn Việt tác giả Văn Thanh, Tổng Biên tập Mai Quốc Liên
N.V.K.
* Sau khi Hồn Việt, đăng bài trao đổi học thuật của tác giả Văn Thanh, nhiều bạn ở trong nước, ở nước ngoài gọi điện cho tôi. Xin cho phép được báo cáo lại ý kiến qua Blog PhamTon và xin chân thành cảm ơn các bạn đã có lòng yêu mến Cụ Phạm.