Wednesday, 26 April 2017

"Rửa" vàng bằng cơ chế? (Nguyên Hằng - Thanh Niên)


Từ thống kê về Việt Nam của Hiệp hội Vàng thế giới:
“Rửa” vàng bằng cơ chế ?
Những bí mật của thị trường vàng Việt Nam đã được “kể” ra từ những con số thống kê của Hiệp hội Vàng thế giới.
Thanh niên24/04/2013
Lượng vàng VN nhập khẩu
1
Nguồn: Hiệp hội vàng thế giới -  Đồ họa: Hồng Sơn
Hàng tỉ USD nhập vàng lậu ?   
Theo Hiệp hội Vàng thế giới, chỉ trong hai năm 2011 và 2012, tổng nhu cầu vàng VN đã lên đến gần chục tỉ USD. Trong đó, giá trị vàng nữ trang nhập đã lên đến con số gần 1,3 tỉ USD. Cụ thể, lượng vàng nữ trang VN nhập khẩu năm 2011 là 13 tấn, trị giá 634 triệu USD. Sang năm 2012, ngoại tệ nhập vàng nữ trang còn nhiều hơn. Quý 1 nhập 5 tấn, trị giá 269 triệu USD, quý 2 nhập 3 tấn, trị giá 156 triệu USD, quý 3 nhập 2,5 tấn trị giá 130 triệu USD và quý 4 là 2 tấn, trị giá 111 triệu USD. Tổng cộng, năm 2012 VN đã nhập 12,5 tấn, trị giá 666 triệu USD. Chỉ tính riêng vàng nữ trang, trong 2 năm qua VN đã bỏ ra gần 1,3 tỉ USD để nhập khẩu. Đáng nói, cho đến nay NHNN chưa cấp phép cho bất cứ đơn vị nào nhập vàng nữ trang và nếu đúng thì số vàng nữ trang với khối lượng lên tới trên 25,5 tấn này là nhập lậu hoàn toàn.

2Cũng theo thống kê của Hiệp hội Vàng thế giới, trong 2 năm này số lượng vàng thỏi nhập vào VN còn lớn hơn nhiều. Cụ thể, trong năm 2011 vàng thỏi nhập vào VN tổng cộng là 87,8 tấn, trị giá 4,561 tỉ USD. Năm 2012, con số này cũng không kém với tổng cộng là 75,2 tấn, tương đương trên 4 tỉ USD. Riêng với vàng thỏi, trong năm 2011 và 2012, NHNN cũng không cấp phép công ty nào được nhập loại vàng này. Vì vậy, vàng thỏi chỉ có thể vào thị trường nội địa theo 2 con đường. Thứ nhất là NHNN cho phép các NHTM mua trạng thái nước ngoài và thứ hai là vàng thỏi nhập lậu.
Những con số trên nói lên rằng, vàng lậu đã, đang và sẽ tiếp tục tràn vào VN. Đây cũng chính là nguyên nhân gây biến động tỷ giá trong suốt thời gian qua. Điều này hợp lý và lý giải vì sao cầu ngoại tệ “chính thống” của nền kinh tế mấy năm nay không tăng, dự trữ ngoại tệ tăng mạnh nhưng “sóng tỷ giá” vẫn thỉnh thoảng lại nổi lên. Ngay tại thời điểm này, khi khoảng cách giá vàng trong nước và thế giới bị đẩy cao lên mức kỷ lục, trên 6 triệu đồng/lượng, thì tỷ giá ngoài thị trường tự do lại bị hun nóng một cách đáng ngờ.
Hợp pháp hóa vàng lậu ?     
Với những biến động tại thị trường vàng, các chính sách xuất – nhập và cuộc chuyển đổi vàng phi SJC sang SJC trong thời gian qua hé lộ khả năng đã có tình trạng trục lợi chính sách để “rửa” số lượng vàng lậu khổng lồ đã tràn vào VN. Bởi như phân tích trên, ngoài “chui” vào kênh vàng nữ trang, vàng lậu còn có thể được dập thành vàng miếng giả thương hiệu SJC, vàng nữ trang dưới tên gọi phi SJC. NHNN đã chính thức quản lý việc dập vàng miếng thương hiệu độc quyền SJC nên nếu muốn hợp pháp hóa số vàng lậu chỉ có con đường duy nhất là xuất ra rồi nhập trở lại. Và cũng trùng hợp NHNN “bỗng dưng” (nói bỗng dưng là bởi trước đó, NHNN công bố có khoảng 500 tấn vàng đang nằm trong dân và lên phương án huy động. Với lượng vàng trong dân nhiều như vậy, không có lý do gì để nhập vàng) cho phép tạm xuất vàng phi SJC để tái nhập 11 tấn vàng khối về dập vàng miếng SJC. Sự “trùng hợp” này rất dễ tạo điều kiện cho vàng lậu được đưa vào diện phi SJC, sau đó xin phép xuất ra để nhập vào để hợp thức hóa thành vàng chính ngạch. Hay nói cách khác là “rửa vàng” kiếm lợi khủng. Nếu chỉ lấy mức chênh lệch giữa vàng trong nước và thế giới trung bình là 3 triệu đồng/lượng thì với 25,5 tấn vàng nhập lậu, lợi nhuận từ vàng lậu lên cả trăm triệu USD.
Nhưng mọi chuyện không dừng ở đó. Số vàng lậu nhập vào VN trong 2 năm qua,3 như thống kê của Hiệp hội Vàng thế giới, là 25,5 tấn (chỉ tính riêng vàng nữ trang). Đợt “tạm xuất, tái nhập” vừa rồi được 11 tấn vàng và đã được NHNN bán hết sau phiên đấu thầu ngày hôm qua. Như vậy, còn khoảng gần 15 tấn vàng lậu vẫn đang “ẩn” trên thị trường chờ cơ hội hợp pháp hóa. Câu hỏi đặt ra là, liệu có xảy ra thêm một cuộc tạm xuất – tái nhập để chuyển thể về vàng miếng SJC một cách chính danh nữa hay không? Câu trả lời vẫn phải chờ, nhưng những biểu hiện của thị trường vàng hiện nay đang cho thấy điều đó hoàn toàn có thể tiếp tục được thực hiện. Cụ thể, chênh lệch giá vàng trong nước và thế giới (lý do lớn nhất để phải bình ổn) đang ở mức kỷ lục, khoảng 6 triệu đồng/lượng, lượng vàng NHNN nhập khẩu trước đó đã bán hết sau 11 phiên đấu thầu… Khả năng tạo những cơn khan hiếm giả gây áp lực xuất – nhập để hợp pháp hóa vàng lậu là rất lớn.
Giá vàng VN trong quá khứ có cao có thấp hơn giá thế giới, nhưng mấy năm trở lại đây luôn cao hơn vàng thế giới rất nhiều. Trong quá khứ, VN có xuất khẩu vàng, nhưng mấy năm gần đây vàng xuất hầu như không có mà vàng nhập thì rất lớn. Đặc biệt, là nhập lậu. Đây là kết quả từ chính sách quản lý thị trường vàng yếu kém, tạo cơ hội cho các đơn vị, giới đầu nậu, giới đầu cơ… thao túng, trục lợi từ ngay trên cơ chế.
Vàng là thủ phạm làm tăng giá USD: Tiến sĩ Cao Sĩ Kiêm, nguyên Thống đốc NHNN cũng khẳng định, diễn biến kinh tế vĩ mô chưa cho thấy áp lực căng thẳng quá lớn về đồng USD. Nhưng vừa qua, sự nóng lên của đồng ngoại tệ này chính do các đầu nậu tranh thủ nhập vàng đế “kiếm lời”. Ở các địa bàn như TP.HCM, Hà Nội nhu cầu tiêu thụ vàng bao giờ cũng rất lớn, với mức chênh lệch giá như vừa qua, dễ hiểu giới buôn lậu vàng chắc chắn đã vào cuộc. Một chuyên gia nhiều kinh nghiệm trên thị trường tài chính cũng nhận định, trong tình hình khó khăn hiện nay, cầu USD cho sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp thực sự chưa cao, trong khi đó nhập siêu quý 1 không quá lớn để gây áp lực lên cán cân thương mại, thì có thể thấy nhiều khả năng vàng chính là thủ phạm khiến USD đã tăng giá so với VND.Anh Vũ (ghi)
Nguyên Hằng
Nguồn: Thanh niên

Saturday, 8 April 2017

CHỮ HÁN - DẠNG THỂ VÀ CÁCH CẤU TẠO - Thọ Nhân


TB

Chữ Hán ra đời cách đây khoảng 3500 năm. Nhưng cũng có người cho rằng thời điểm xuất hiện chữ Hán còn sớm hơn, từ 2300 đến 2400 năm trước Công nguyên, nghĩa là suýt soát hoặc không mấy muộn hơn so với chữ viết xuất hiện ở lưu vực sông Nil hoặc sông Lưỡng Hà cách đây chừng 5000 năm(1).
Sau khi ra đời, chữ Hán được thể hiện qua nhiều cách viết. Chủ yếu có: Giáp cốt văn, Kim văn, Tiểu triện, Lệ thư, Khải thư, Thảo thư và Hành thư.
1. Giáp cốt văn: thể chữ khắc trên mai rùa hoặc xương thú, được sử dụng vào thời Thương - Chu. Còn gọi là “Khế văn”, “Bốc từ”, “Quy giáp văn tự”, “Ân Khư văn tự”.
“Khế văn” tức chữ khắc bằng “khế đao” - một thứ tiền cổ. “Bốc từ” tức chữ dùng để ghi chép những điều bói toán. “Quy giáp văn tự” tức chữ viết trên mai rùa, “Ân Khư văn tự” tức chữ phát hiện ở vùng Ân Khư, kinh đô cũ của nhà Thương, nay thuộc huyện An Dương, tỉnh Hà Nam của Trung Quốc. Mỗi cách gọi như trên đều nhằm nhấn mạnh một đặc điểm nào đó của Giáp cốt văn tự.
Số chữ đơn phát hiện được tính đến nay, có khoảng 4500 chữ, trong đó, các nhà nghiên cứu đã giải mã được chừng 1700 chữ.
2. Kim văn: thể chữ khắc hoặc đúc trên đồ dùng bằng đồng thau, cũng được sử dụng vào thời Thương - Chu. Còn gọi là “Chung đỉnh văn”, tức chữ viết trên nồi, vạc...
Kim văn đời Thương có hình thể gần giống với Giáp cốt văn. Kim văn cuối đời Chiến Quốc hình dạng lại gần giống với Tiểu triện.
Trong số 5000 đến 6000 chữ đơn thu thập được, nay phần lớn đều có thể giải mã.
3. Tiểu triện: còn gọi là “Tần triện”, tức thể chữ thông dụng vào đời nhà Tần, được hình thành trên cơ sở Đại triện, tức Trụ văn (còn đọc là Trứu văn), thứ chữ của nước Tần thời Xuân Thu - Chiến Quốc trước đó.
Tần Thủy Hoàng sau khi thống nhất Trung Quốc, theo đề nghị của Lý Tư, đã lấy Tiểu triện làm thể chữ chính thức. Từ đây, các cách viết khác với Tiểu triện thuộc các địa phương đều bị bãi bỏ, và như vậy, nhà Tần đã tiến thêm một bước trong việc quy phạm hóa chữ Hán.
Về phương diện hình dạng, Tiểu triện cũng tỏ ra cân đối, ngay ngắn hơn các thể chữ trước đó.
4. Lệ thư: còn gọi là “Tá thư”, “Sử thư”... một thể chữ do các cách viết trước đó diễn biến và đơn giản hóa mà thành.
Đặc điểm của loại chữ này là biến các nét tròn và cong ở chữ Triện thành nét vuông và gãy. Về mặt kết cấu, chuyển chữ theo hình vẽ thành chữ viết theo nét bút, cốt tiện viết, đánh dấu một bước ngoặt quan trọng trong lịch sử phát triển của chữ Hán. Đó là giai đoạn “Cổ văn tự” chuyển sang “Kim văn tự”.
Thể chữ này bắt đầu xuất hiện lẻ tẻ vào đời Tần và được sử dụng phổ biến ở các đời Hán, Ngụy sau đó.
5. Khải thư: còn gọi là “Chính thư”, chữ chính thức, hoặc “Chân thư”, chữ viết chân phương, bắt đầu xuất hiện từ cuối đời nhà Hán và được lưu hành mãi cho đến tận ngày nay.
Đặc điểm của loại chữ này là viết ngay ngắn, thẳng thắn, cân đối, nhiều nhà thư pháp đời sau đã nổi tiếng nhờ viết thể chữ này.
6. Thảo thư: thể chữ này xuất hiện trước Khải thư, tức vào khoảng đầu đời nhà Hán. Hồi bấy giờ được dùng phổ biến là loại “Thảo lệ”, tức chữ Lệ viết tháu. Sau dần dần phát triển thành “Chương thảo”. Đến cuối đời Hán, tương truyền nhà thư pháp Trương Chi đã cải tiến Chương thảo bằng cách làm cho nét bút khi viết thoát ra khỏi dấu vết chữ Lệ, để đạt đến một lối viết liền một mạch giữa chữ này với chữ kia, các bộ mạch giữa chữ này với chữ kia, các bộ thủ vay mượn lẫn nhau, gọi là “Kim thảo”, cũng tức là “Thảo thư”. Đến đời nhà Đường, Trương Húc Hoài Tố từ “Kim thảo” đã tạo ra một lối viết phóng túng hơn, nét bút liền mạch, uốn lượn như phượng múa rồng bay, gọi là “Cuồng thảo”.
7. Hành thư: một thể chữ nằm giữa Khải thư và Thảo thư. Nó không hoàn toàn bay bướm như Thảo thư, cũng không hoàn toàn chân chất như Khải thư. Trong khi viết, nếu chất Khải thư nhiều hơn Thảo thư, thì gọi là “Hành khải”. Ngược lại, là “Hành thảo”.
Tương truyền Hành thư đã có từ cuối đời Hán và được dùng mãi cho đến ngày nay.

*
**
Về mặt cấu tạo, chữ Hán được làm ra chủ yếu bằng sáu cách gọi là “lục thư” sau đây theo sự quy nạp của người xưa: tượng hình, chỉ sự, hội ý, hình thanh, giả tá và chuyển chú.
1. Tượng hình: cách tạo chữ dựa vào hình dáng của vật thể. Thí dụ chữ xa (車) là hình vẽ một cái xe; chữ mã (馬 ) là hình vẽ một con ngựa; chữ vũ (雨 ) là hình vẽ bầu trời và những giọt mưa. Cách cấu tạo này thường dành cho những chữ ghi chép về đồ vật, động vật hoặc hiện tượng tự nhiên.
Chữ tượng hình trở thành nền tảng cho các cách cấu tạo chỉ sự, hội ý, hình thanh.
2. Chỉ sự: còn gọi là “tượng sự” hay “xử sự”, tức cách tạo chữ dựa vào các phù hiệu tượng trưng để chỉ nghĩa. Có thể chia thành hai loại chữ chỉ sự. Loại thứ nhất gồm những phù hiệu thuần tuý, như chữ Thượng (上 ) là “trên”, thời cổ viết (二 ), chữ hạ (下 ) là “dưới”, thời cổ viết ( ). ở đây, vạch ngang dài là phù hiệu chỉ đường chân trời, vạch ngang ngắn là phù hiệu chỉ phương hướng muốn nói. Loại thứ hai được tạo nên bằng cách thêm một phù hiệu chỉ sự vào một chữ Hán có sẵn như chữ mạt (末) là “ngọn” gồm một chữ mộc (木) là “cây” được thêm vào một vạch ngang dài bên trên làm phù hiệu chỉ sự để chỉ bộ phận cây muốn nói: chữ bản (本) là “gốc” gồm chữ mộc (木) là “cây” được thêm vào một vạch ngắn bên dưới làm phù hiệu chỉ sự để chỉ bộ phận cây muốn nói.
3. Hội ý: còn gọi là “tượng ý”, tức những chữ Hán được tạo nên bằng cách ghép mấy chữ đã có sẵn lại với nhau để thể hiện một nghĩa mới. Thí dụ để tạo nên chữ minh (明) là “sáng tỏ”, người ta ghép chữ nhật (日) là “mặt trời” với chữ nguyệt (月) là “mặt trăng” lại với nhau. Hay để tạo nên chữ tung (嵩) là “cao vút”, người ta ghép chữ sơn (山 ) là “núi” với chữ ca (高 ) là “cao” lại với nhau.
4. Hình thanh: còn gọi là “tượng thanh” hay “hài thanh”, chỉ việc tạo chữ bằng cách ghép hai chữ Hán có sẵn lại với nhau, một chữ dùng để chỉ ý nghĩa, gọi là “ý phù” (hình) và một chữ dùng để chỉ âm đọc, gọi là “âm phù” (thanh). Thí dụ chữ luận (論) là “bàn luận” được tạo nên bằng cách ghép chữ ngôn (言) (ý phù) với chữ luân (侖) (âm phù). Trong Hán tự, chữ hình thanh chiếm hơn 80%.
5. Giả tá: có một số từ chưa tạo được chữ riêng, người ta bèn chọn trong những chữ hiện có một chữ có âm đọc giống hoặc gần giống với nó để đại diện cho nó, chữ được vay mượn ấy gọi là “giả tá”. Thí dụ chữ lai (來) nguyên nghĩa là lúa “tiểu mạch”, được vay mượn để ghi từ lai với nghĩa là “lại”. Hay chữ “求” nguyên nghĩa là “áo cừu” được vay mượn để ghi từ cầu với nghĩa là “cầu xin”.
6. Chuyển chú: một chữ do phát triển về nghĩa, dẫn tới sự thay đổi về hình dạng. Như trường hợp chữ lão (老) và chữ khảo (考), ban đầu có cùng một nghĩa và cách viết cũng na ná như nhau. Về sau, hai chữ dần dần khác nghĩa: chữ “lão” dùng để chỉ người già hay kẻ có kinh nghiệm, còn chữ “khảo” thì dùng để chỉ việc sống thọ hoặc người cha sau khi qua đời. “Khảo” từ đó chuyển sang chữ “hình thanh”, và người ta gọi là “chuyển chú”. Có người cho đây là “hình chuyển”. Nhưng cúng có người cho đây là “âm chuyển”, hoặc “nghĩa chuyển”.
Ngày nay, theo ý kiến nhiều nhà nghiên cứu, “giả tá” và “chuyển chú” thực chất chỉ là cách dùng chữ, không liên quan gì tới cách tạo chữ. Mặt khác, trong quá trình phát triển, không ít chữ Hán đã từ cách cấu tạo này chuyển sang cách cấu tạo kia, không phải bao giờ cũng “nhất thành bất biến” - đã hình thành rồi thì không còn thay đổi nữa.

T.N
CHÚ THÍCH
(1) Xem Luc Binyi: Nghiên cứu văn bản mới về chữ Hán khắc trên đồ đồng. Tin Tân Hoa xã, 30-8-1987.

CHIẾT TỰ - MỘT PHƯƠNG PHÁP HỌC, NHỚ CHỮ HÁN ĐỘC ĐÁO CỦA NGƯỜI VIỆT - Nguyễn Thị Hường


TB

Có lẽ, khi đi học chữ Hán, mấy người không nhắc cho nhau câu:

Chim chích mà đậu cành tre
Thập trên tứ dưới nhất đè chữ tâm.

(Chiết tự chữ đức 德)
Đó là một trong những mẹo nhớ chữ Hán của người xưa thường được gọi là chiết tự.
Chiết tự nảy sinh trên cơ sở nhận thức về hình thể của chữ Hán, cách ghép các bộ, cách bố trí các bộ, các phần của chữ. Trên phương diện nào đó, chiết tự chính là sự vận dụng phân tích chữ Hán một cách linh hoạt sáng tạo. Hơn thế nữa, nó không chỉ dừng lại ở hình thức phân tích chữ Hán thuần túy mà còn chuyển sang địa hạt văn chương và các trò chơi thử tài trí tuệ đầy thú vị và hấp dẫn.
Như chúng ta đã biết, ở chữ Hán luôn có sự kết hợp nổi bật của ba mặt: hình - âm - nghĩa. Và chiết tự trong những chữ Hán đã phát huy đặc điểm cấu trúc ba mặt này để tạo nên nét riêng độc đáo so với chiết tự ở những hệ thống văn tự khác. Chiết tự trong chữ Hán không chỉ chiết về mặt hình thể chữ mà còn liên hệ với cả phương diện âm và nghĩa. Về mặt hình thể, chiết tự dựa trên nguyên tắc phân chữ Hán ra các bộ phận cấu thành của chữ. Về mặt âm, chiết tự sử dụng các tri thức mang tính ngữ âm học như nói lái và phiên thiết. Về mặt nghĩa, chiết tự dựa vào bản chất biểu ý của chữ Hán. Một chữ Hán bất kỳ cũng gồm nhiều nét hay các phần tạo nên. Với chữ độc thể là các nét. Với chữ hợp thể là các bộ phận hợp thành phức tạp hơn về cấu trúc.
Chính nhờ nét riêng độc đáo này, chiết tự trong chữ Hán trở nên đa dạng về hình thức và kiểu loại, phong phú về nghệ thuật ngôn từ. Để dễ nhớ, chiết tự thường được thể hiện dưới dạng thơ hoặc văn vần qua hàng loạt các bài thơ, câu đố chiết tự, rất cuốn hút đối với người học chữ. Những câuchiết tự kiểu như:

Cô kia đội nón chờ ai
Hay cô yên phận đứng hoài thế cô.

(Chữ an 安)
đã trở nên quen thuộc với biết bao thế hệ học chữ Hán (đặc biệt là với trẻ nhỏ). Người ta còn dùng câu đố chiết tự để thử tài chữ nghĩa, thử tài suy đoán của nhau. Nhờ đó, chiết tự có điều kiện đi sâu vào trong đời sống Hán học, dần dần trở thành thói quen khi học chữ.
Chiết tự xảy ra với cả ba mặt hình - âm - nghĩa của chữ Hán, nhưng chủ yếu là ở hai mặt hình nghĩa. Chẳng hạn:
- Đấm một đấm, hai tay ôm quàng
Thuyền chèo trên núi, thiếp hỏi chàng chữ chi ?

- Lại đây anh nói nhỏ em nì
Ấy là chữ mật một khi rõ ràng.

Đấm một đấm hai tay ôm quàng là dáng dấp của bộ miên thuyền chèo là dáng dấp của chữ tất 必, thuyền chèo trên núi, trên chữ sơn 山 có chữ tất 必. Ghép lại chúng ta được chữ mật 密 (bí mật, rậm rạp) (Chiết tự dựa vào hình thể).
Hay như:
Hai người đứng giữa cội cây,
Tao chẳng thấy mày, mày chẳng thấy tao.
Đó là hình chữ lai 來. Chữ lai 來 có hình hai chữ nhân 人 ở hai bên, chữ mộc 木 ở giữa. Thực ra hai chữ nhân 人 này vốn là tượng hình hai cái gai. Lai 來 là tên một loại lúa có gai, sau được dùng với nghĩa là đến. (Chiết tự về mặt hình thể).
Ba xe kéo lê lên đàng, âm vang như sấm.
Đó là chữ oanh 轟. Chữ oanh được viết với ba chữ xa 車 và có nghĩa là "tiếng động của nhiều xe cùng chạy". (Chiết tự về mặt ý nghĩa).
Tây quốc hữu nhân danh viết Phật,
Đông môn vô thảo bất thành "lan".
Câu trên có thể dịch là: "Nước phương Tây có người tên là Phật". Phật Thích Ca là người Tây Trúc (ấn Độ) so với nước ta thì ở phương Tây, chữ Phật được viết với chữ nhân 亻đứng cạnh chữ tây 西 trên chữ quốc 國. Chữ này không thấy có trong các từ điển, tự điển của Trung Quốc (như Khang Hy tự điển, Từ nguyên, Từ hải...) nhưng có mặt trong một số câu đối tại các chùa Việt Nam.
Câu dưới có nghĩa: "Cửa phía Đông không có cỏ không thành lan”. Chữ lan 蘭 (hoa lan) được viết: thảo đầu 艸 (cỏ), ở dưới là chữ lan 闌 (lan can) gồm chữ môn 門 (cánh cửa), bên trong có chữ đông 東 (phương Đông). Trong cách viết chính quy phải thay đông 東 bằng giản 柬 (Chiết tự về mặt ý nghĩa).
Chiết tự về mặt âm đọc trong chữ Hán tiêu biểu nhất là lối phiên thiết phục vụ cho việc chú âm trong các sách học, các tự điển. Nó cũng xuất hiện rải rác trong các câu đố chữ Hán. Ví dụ như:
Con gái mà đứng éo le,
Chồng con chưa có kè kè mang thai.
Đây là câu đố chiết tự chữ thủy 始. Chữ thủy 始 vốn là một chữ hình thanh, có chữ thai 台 chỉ âm, chữ nữ 女 (con gái) nói nghĩa.
Những trường hợp này xuất hiện rất ít và thường thì không chỉ thuần nhất chiết tự về âm đọc mà còn kèm theo cả phần hình thể hoặc ý nghĩa.
Qua những ví dụ chúng tôi vừa dẫn ra trên đây, có thể thấy các câu đố chiết tự này có ý nghĩa không nhỏ đối với việc học nhớ chữ Hán. Dựa vào việc phân tích và mô tả cụ thể, sinh động hình thể chữ Hán, các câu đố chữ Hán đã giúp cho người giải đố có khả năng tái hiện lại những chữ đã học không mấy khó khăn. Đồng thời, nó cũng giống như một bài kiểm tra định kỳ cho người mới học mà việc thuộc lòng đề bài và lời giaỉ là rất dễ dàng (do tính ấn tượng của nó). Chẳng hạn những câu như:
Anh kia tay ngón xuyên tâm.
(Chữ tất 必)
Mặt trời đã xế về chùa.
(Chữ thời 時)
Việc vận dụng các liên tưởng hình ảnh vào hình thể, âm đọc hay ý nghĩa của chữ đã làm cho chiết tự nói chung và chiết tự trong câu đố chữ Hán nói riêng có tính sáng tạo cao. Nhờ đó mà các bộ phận cấu thành chữ Hán trở nên sống động, có hồn.
Trong số 70 câu đố chữ Hán trong kho tàng câu đố Việt Nam mà chúng tôi sưu tập được. có đặc điểm chiết tự khá thú vị. Chẳng hạn:
Dưới đây là một số ví dụ:
- Có tú mà chẳng có tài,
Cầm ngang ngọn giáo, đâm ngoài đít dê.
(Chữ hy 羲)
- Chữ lập đập chữ viết, chữ viết đập chữ thập. (Chữ chương 章)
- Đất thì là đất bùn ao,
Ai cắm cây sào sao lại chẳng ngay.
Con ai mà đứng ở đây,
Đứng thì chẳng đứng, vịn ngay vào sào.
(Chữ hiếu 孝)
- Một vại mà kê hai chân,
Con dao cái cuốc để gần một bên.
(Chữ tắc 則)
- Nhị hình, nhất thể, tứ chi, bát đầu,
Tứ bát, nhất bát phi toàn ngưỡng lưu.
(Chữ tỉnh 井)
- Đóng cọc liễn leo, tả trên nhục dưới, giải bơi chèo. (Chữ tùy 隨)
- Đêm tàn nguyệt xế về Tây,
Chó sủa canh chầy, trống lại điểm tư.
(Chữ nhiên 然)
- Con dê ăn cỏ đầu non,
Bị lửa cháy hết không còn chút đuôi.
(Chữ mỹ 美)
- Thương em, anh muốn nên duyên,
Sợ e em có chữ thiên trồi đầu
(Chữ phu 夫)
- Khen cho thằng nhỏ có tài,
Đầu đội cái mão đứng hoài trăm năm.
(Chữ dũng 勇)
- Thiếp là con gái còn son,
Nếp hằng giữ vẹn ngặt con dựa kề.
(Chữ hảo 好)
- Ruộng kia ai cất lên cao,
Nửa vầng trăng khuyết, ba sao giữa trời.
(Chữ tư 思)
- Đất cứng mà cắm sào sâu,
Con lay chẳng nổi, cha bâu đầu vào.
(Chữ giáo 教)
- Em là con gái đồng trinh
Chờ người tuổi Tuất gá mình vô em.
(Chữ uy 威)
- Ông thổ vác cây tre, đè bà nhật. (Chữ giả 者)
- Đất sao khéo ở trong cung,
Ruộng thời hai mẫu, bờ chung ba bờ.
(Chữ cương 疆)
- Muốn cho nhị mộc thành lâm
Trồng cây chi tử tiếng tăm lâu ngày.
(Chữ tự 字)
- Hột thóc, hột thóc, phẩy đuôi trê,
Thập trên nhất dưới bẻ què lê.
(Chữ pháp 法)
Nhìn chung, các câu đố liên quan đến chiết tự chữ Hán đều dựa vào ba mặt hình - âm - nghĩa của chữ Hán để "chiết" và "đố" chữ. Chúng tôi đã thống kê được 44 chữ chiết tự về mặt hình thể, 28 chữ chiết tự về mặt ý nghĩa, và chỉ có một trường hợp được chiết tự về mặt âm đọc (chữ thủy 始) trên tổng số 73 chữ được sưu tập. Như thế, chiết tự về hình thể chiếm số lượng nhiều hơn. Điều đó có nghĩa là việc nhận biết và nhớ hình thể chữ Hán luôn là yêu cầu đầu tiên đối với người học chữ Hán. Hai bảng thống kê 72 chữ chiết tự về mặt hình thể và ý nghĩa sẽ được chúng tôi để ở phần Phụ lục.
Qua thống kê, chúng tôi nhận thấy tỉ lệ chữ được chiết tự về mặt hình thể chiếm khá cao, 60% (44 chữ trong tổng số 73 chữ được chiết tự). Trong khi đó, tỉ lệ chữ được chiết tự về mặt ý nghĩa là 38% (28 chữ trên tổng số 73 chữ được chiết tự). Chỉ có 2% còn lại là số chữ được chiết tự về mặt âm đọc. Điều này chứng tỏ khi đem các chữ Hán ra chiết tự, người ta thường chú trọng đến hình thể chữ. Bằng cách chú ý đến hình thể, chiết tự sẽ giúp cho người mới học dễ dàng tưởng tượng và hình dung ra các chữ Hán cồng kềnh, nhiều nét mà họ đã học. Tất nhiên, không ít trường hợp chiết tự đã áp dụng vào tục tự, biệt tự.
Phép phân tích chữ Hán được áp dụng chủ yếu trên cơ sở phân tích các thiên bàng tổ hợp nên hợp thể tự. Các thiên bàng này cũng là những độc thể tự. Tuy nhiên, ở nhiều trường hợp chiết tự, phép phân tích này còn được tiến hành trên cả độc thể tự qua phương thức mô tả từng bộ phận của chữ. Điều đó rất phù hợp với điều kiện truyền thống, khi chiết tự được thực hiện trên cơ sở phân tích hình thể chữ Hán.
Tỉ lệ chữ độc thể hợp thể được đưa ra chiết tự trong các câu đó cũng không giống nhau. Trong đó, chữ độc thể được đưa ra chiết tự chiếm tỉ lệ thấp, chỉ khoảng 29% (21 chữ trên tổng số 73 chữ được chiết tự). Trong 70% còn lại là chữ hợp thể thì chữ hội ý chiếm đa số.
So sánh hai bảng thống kê, chúng tôi còn thu được những kết quả rất khác nhau về tỉ lệ chữ độc thể. Tỉ lệ chữ độc thể ở bảng 1 cao gấp 2 lần tỉ lệ chữ độc thể ở bảng 2 (36% so với 18%). Kết quả ấy chứng tỏ khi chiết tự, những chữ độc thể chủ yếu áp dụng phương thức tả chữ.
Cũng qua hai bảng thống kê, chúng tôi nhận thấy các chữ Hán được chiết tự đều là những chữ thông dụng, thường dùng trong đời sống hàng ngày qua hệ thống tiếng Hán - Việt của chúng ta. Ví dụ như các chữ thánh 聖, vương 王, thủy 始, tử 子, an 安, điền 田, pháp 法... Vì vậy, tìm hiểu chiết tự còn rất tiện ích cho việc phổ cập tri thức về chữ Hán trong trường phổ thông, giúp người Việt thông hiểu hơn tiếng nói của mình.
Như vậy, từ những ưu điểm đã phân tích ở trên của chiết tự, chúng ta có thể khẳng định lại một lần nữa: chiết tự là một phương pháp học, nhớ chữ Hán độc đáo của người Việt. Đồng thời qua những câu đố chiết tự này có thể tạo sự hứng thú cho việc học, nhớ chữ Hán.
PHỤ LỤC:

Bảng 1: Các chữ được chiết tự về mặt hình thể

STT Âm đọc Chữ Hán Nghĩa
1 An Yên ổn
2 Bát Tám
3 Bất Không
4 Chấn Nhấc lên
5 Chủ Vua chúa
6 Chương Văn chương
7 Dũng Mạnh
8 Ta
9 Điền Ruộng
10 Đoan Đầu mối
11 Đức Đạo đức
12 Giả Trợ từ
13 Giáo Dạy
14 Hán Sông Hán
15 Hầu Chờ chực
16 Hiếu Hiếu thảo
17 Hiểu Buổi sớm
18 Hương Hơi thơm
19 Hy Hơi, khí mây
20 Kỳ Đại từ
21 Lai Đến, lúa lai
22 Mật Rậm, bí mật
23 Nghĩa Nghĩa
24 Niên Năm
25 Pháp Phép
26 Phi Chẳng
27 Phối Phối, sánh
28 Phu Chồng
29 Phú Giàu có
30 Quy Con rùa
31 Sắc Sắc lệnh
32 Tâm Tấm lòng
33 Tất ắt
34 Tắc Thì (liên từ)
35 Thập Mười
36 Thất Mất
37 Thỉnh Xin, hỏi
38 Thụ Nhận
39 Thuỷ Nước
40 Tỉnh Giếng
41 Triêu Buổi sớm
42 Tuỳ Theo, nhà Tùy
43 Nghĩ
44 Tự Chữ

Bảng 2: Các chữ được chiết tự về mặt ý nghĩa

STT Âm đọc Chữ Hán Nghĩa
1 ám U tối
2 Bảo Giữ gìn
3 Cương Ranh giới
4 Hảo Tốt đẹp
5 Hoặc Hoặc giả
6 Khâm Kính
7 Lan Lan can
8 Lan Hoa lan
9 Luật Luật phép
10 Luỹ Bờ lũy
11 Mỹ Đẹp
12 Nhất Một
13 Nhiên Đốt cháy
14 Như Bằng, ví như
15 Oanh ầm ĩ
16 Phật Phật
17 Phụng Vâng, dâng
18 Thánh Tột bậc
19 Thiên Trời
20 Thời Lúc, khi
21 Thủy Bắt đầu
22 Tứ Bốn
23 Tình Tình
24 Tốt Quân lính
25 Tử Con
26 Uy Oai
27 Vương Vua
28 Xuân Mùa xuân

N.T H

THỬ ĐƯA RA QUAN NIỆM VÀ CÁCH GIẢI THÍCH VỀ CHỮ NÔM CỔ - Nguyễn Ngọc San


TB

Đã có một thời, khi phiên âm một văn bản Nôm mà gặp phải những chữ khó, oái oăm không biết nên đọc như thế nào, người bảo nên đọc thế này, người bảo nên đọc thế nọ, mà không biết ai đúng ai sai. Người ta thường gọi những chữ Nôm hắc búa ấy là chữ Nôm cổ, vì nó có điểm nào đó khác hẳn chữ Nôm ngày nay. Lúc này chữ Nôm cổ đồng nghĩa với chữ Nôm khó.
Khi khảo sát sâu hơn một chút về chữ Nôm, ta nhận thấy có nhiều từ (cùng âm cùng nghĩa) trong chữ Nôm được viết khác nhau, trong đó qua thực tế đọc Nôm có thể khẳng định được chữ nào có trước, chữ nào có sau. Ví dụ từ trống (nhạc cụ gõ) đã trải qua các cách viết sau:

Và ta gọi chữ Nôm nào xuất hiện trước là chữ Nôm cổ. Chữ cổ ở đây được đo bằng một thời gian tương đối. Một chữ Nôm cổ chỉ được xác định bằng sự đối lập với hình thức có sau nó, ví dụ chữ tay 1 cổ hơn chữ tay 2 ; chữ phướn 1 幡 cổ hơn chữ phướn ; chữ trước 1 cổ hơn chữ trước 2 và chữ trước 3
Song sự so sánh này cũng có chỗ khập khiễng và chưa đủ để xác định được một chữ Nôm cổ bởi vì không phải chữ Nôm nào trong quá trình phát triển lịch sử cũng được thay thế bằng một cách viết khác. Nếu chữ Nôm nào cũng thay đổi tự dạng thì chữ Nôm với tư cách là hệ thống chữ viết sẽ mất sự đứt đoạn trong văn tự. Nó khác với sự xuất hiện của chữ Quốc ngữ là kết quả sáng tạo ra một loại hình văn tự mới có thể thay thế chữ Nôm. Có thể có những mã chữ Nôm mà từ khi xuất hiện đến nay không hề thay đổi hoặc thay đổi không đáng kể. Ví dụ: căn cứ vào bản phụ lục các chữ Nôm gặp trong các văn bản có niên đại chính xác ở cuối sách Một số vấn đề về chữ Nôm của Nguyễn Tài Cẩn(1) ta sẽ thấy các chữ nêu sau đây đến nay vẫn không có gì thay đổi: oản (bộ mễ + uyển) năm 1210. Vườn 园 năm 1342, tiếng năm 1486, nhe 土而 (bộ thổ + nhi) năm 1210, đồng 同 năm 1210, dòng (bộ thủy + dụng) năm 1486 v.v.. vậy thì nhìn về hình thức tự dạng, các chữ cổ lại là những chữ rất mới vẫn còn dùng ở đầu thế kỷ XX. Điều này cũng dễ hiểu vì những chữ hay những từ cổ thực tế lại chính là những chữ và từ cơ bản, không thể thay thế, do được sử dụng liên tục không ngừng. Về mặt ngôn ngữ cũng thế, các từ: mặt, mũi, chân, tay, bụng, cổ, mắt, ăn, mặc... hiện nay vẫn đang dùng trong lời nói hàng ngày lại chính là những từ cổ nhất thuộc gốc mon-khmer có cách đây hàng mấy ngàn năm (tất nhiên ngày xưa đọc theo cơ chế âm thời Tiền Việt Mường). Vấn đề đáng nói là ở chỗ cách tính thời gian trước sau dựa vào tự dạng ở đây hầu như bất lực, trừ một số ít trường hợp.
Vấn đề cần xét là ở khu vực nào thì chữ Nôm không thay đổi và ở khu vực nào thì hiện tượng này xảy ra ngược lại. Đây là điểm phức tạp từ trước đến nay ít ai nhắc tới. Nhưng không xét kỹ điểm này thì cũng khó tìm ra tiêu chí để xác định một chữ Nôm cổ theo nghĩa đã nêu ở đầu bài này. Chữ Nôm trong suốt 7, 8 thế kỷ vẫn liên tục được sử dụng nhưng chưa bao giờ được chuẩn hóa, chưa có một cuốn sách nào qui định về cách viết chữ Nôm. Vậy mà lạ thay, các nhà Nho vẫn viết chữ Nôm mà người cùng thời ai đọc cũng hiểu cả. Có một cái mã chung tiềm ẩn trong óc mọi người, khiến cho mọi người viết ra cả cộng đồng văn hóa cùng đọc hiểu được. Đó là cái mã ngữ âm của từng thời kỳ, điều mà nhiều nhà nghiên cứu đã thống nhất ý kiến và chúng tôi đã có dịp bày tỏ ở một số bài báo(2).
Do chỗ ngữ âm tiếng Việt có sự thay đổi, một số chữ Nôm ở thời trước đó có độ trật khớp khá lớn so với ngữ âm đương thời. Nhất là những chữ đó lại có mặt trong những văn cảnh dễ gây ra sự hiểu lầm thì buộc lòng người ta phải dựa trên cơ sở mã chữ cũ mà thay đổi đi ít nhiều (thường thay đổi bộ phận ghi ý) để tạo ra mã chữ mới dễ đọc hơn. Ví dụ chữ góc 1 角 (âm Hán là Kjak) khi đã có xu hướng k > g rồi thì góc 2 viết là (giác + cốc); chữ vuông 1 khi đã xảy ra sự biến âm b > v thì vuông 2 viết là (phương + bông); chữ buồng 1 房 (âm Hán cổ là Pjwang) khi đã có âm Hán Việt rồi thì buồng 2 viết là (phòng + bồng) v.v.. Nhưng không phải khi ngữ âm biến đổi, tất cả các chữ Nôm nằm trong luồng biến đổi này đều thay đổi dạng tự, một số chữ đã thực sự ổn định qua thời gian dài vẫn duy trì hình thức cũ cho đến tận ngày nay. Chính những chữ này đang làm cho giới Hán Nôm phải đau đầu (để tìm cách đọc đúng và giải thích đúng) và dễ gây ấn tượng chữ Nôm là một thức văn tự lỏng lẻo, không có quy củ. Cho nên khái niệm về chữ Nôm cổ không phải là căn cứ vào cái cốt ngữ âm cổ làm lõi cho tự dạng ấy. Vì vậy điều đáng quan tâm hàng đầu cũng chính là vấn đề ngữ âm.
Để diễn giải rõ hơn, ta có thể xem xét những dữ liệu sau đây: 1/ Các mã chữ Nôm hiện nay đang dùng và đang được tranh cãi về cách cấu tạo cũng như về cách đọc(3), và 2/ Các mã chữ Nôm rất ít xuất hiện nên khá xa lạ đối với một số người, nhưng lại là những cứ liệu rất đáng được bàn luận.
1. Trước hết hãy xem xét các chữ Nôm thuộc loại 1.
Để tiện phân tích và giải thích, khi nêu dẫn chứng, loại 1 còn có thể phân nhỏ thành 2 nhóm (1a và 1b):
a- Các mã chữ không đọc theo âm Hán Việt nhưng thông lệ đối với các chữ Nôm khác mà đọc theo âm Hán thượng cổ được Việt hóa, gọi là âm Tiền Hán Việt. Ví dụ:
bếp (bộ hỏa + phạp) (1)
mướp (bộ mộc + phạp) (2)
bướm (bộ trùng + phạp) (3)
mép 口乏 (bộ khẩu + phạp) (4)
bỏng (bộ hỏa + phụng) (5)
bóng (bộ nguyệt + phụng) (6)
bụng (bộ nhục + phụng) (7)
đêm (bộ nguyệt + triêm) (8)
đèo (bộ sơn + triêu) (9).
Trước nhất phạp phụng là đọc theo âm Hán Việt, âm này không giải thích được cách đọc âm Nôm. Ở đây phải đọc theo âm Hán thượng cổ p thuộc mẫu bang, âm Việt hóa là bạp bụng. Lại theo phép đối chuyển, nghĩa là các âm cuối -p, -t, -k có thể chuyển thành -m, -n, -ng và ngược lại, nên âm bạp có thể chuyển thành bam, bàm. Xét các chữ trên:
Chữ (1) đọc chuyển theo cách bạp > bếp
Chữ (2) đọc chuyển theo cách bạp > mướp.
(ở đây có sự chuyển đổi âm đầu b ~ m như bồ hôi ~ mồ hôi; bồ hóng ~ mồ hóng; bồ hòn ~ mồ hòn(3) cũng có thể nghĩ âm mướp ngày nay có tiền thân là một thủy âm b, hiện nay mướp trong tiếng Tày còn đọc là buộp)
Chữ (3) đọc chuyển theo cách bạp > bàm > bướm
Chữ (4) đọc chuyển theo cách bạp > mạp > mép.
Chữ (5) đọc chuyển theo cách bụng > bỏng
Chữ (6) đọc chuyển theo cách bụng > bóng
Chữ (7) đọc chuyển theo cách bụng > bụng
Chữ triêu triêm cũng đọc theo âm đầu Hán thượng cổ (t) thuộc mẫu đoan Việt hóa thành (đ) đọc là diêu diêm, vậy thì:
Chữ (8) đọc chuyển theo cách diêm > đêm
Chữ (9) đọc chuyển theo cách điêu > đèo.
Đây là một sự thực còn thấy tồn tại trong nhiều văn bản cổ. Trong Phật thuyết đại báo phụ mẫu ân trọng Kinh(4), câu chữ Hán "Xan qua quả ngũ cốc" dịch là "ăn những Klái (trái) bí". Chữ được viết là (5) (bộ thủy + phi). Rõ ràng ở đây phi được đọc theo âm Hán thượng cổ là bi và cách đọc chuyển là bi > bí.
Cũng vậy, ở các văn bản sau này (kể cả Kiều) một số chữ vẫn được đọc theo âm Hán thượng cổ như trọc 濁 đọc là đục, trúng 中 đọc là đúng, phọc đọc là buộc, vụ 霧 (sương) đọc là mù, vu 巫 (bà đồng) đọc là mụ.
1b, Các mã chữ không đọc theo âm Hán Việt cũng không đọc theo âm Hán thượng cổ mà: a/ có thể nghĩ là đọc theo âm nửa vời trên con đường chuyển sang âm Hán Việt hoặc b/ đọc theo âm Việt cổ. Ví dụ âm đầu t Hán Việt có đi qua một âm trung gian là s(6) hoặc có thể nghĩ là âm đầu t Việt ngày nay trước thế kỷ XV còn đọc là âm đầu s. Ví dụ: Sách PT câu "bạch cốt phiêu linh" dịch là "Xương bạc 珊 (trong san hô) 索(7) (trong yêu sách)" san sách là từ tan tác sau này (7 trường hợp).
Các mã chữ có âm đầu th Hán Việt ngày nay được viết bằng các chữ có âm đầu s. Âm s cũng là âm trung gian s trước khi sang âm th Hán Việt(8) và cũng là âm đầu trong tiếng Việt cổ S, sang thế kỷ XVI sẽ chuyển thành th như là hệ quả của quá trình s > t đã xảy ra ở thế kỷ XV. Tất cả các từ thưa, thơ (thơ ca) trong Truyền kỳ mạn lục tăng bổ giải âm tập chú đều được ghi bằng chữ (9) (bộ túc + thúc Trong PT, tất cả các chữ ninh (thà) đều được dịch thành 蛇 10) như câu "ninh dĩ tỏa chủy trảm toái kỳ thân" dịch là "Sà (thà) lấy dùi sắt chém bướp (rách mướp) cong (trong) vóc (thân) này", câu "bất tôn sư phạm" dịch là "chẳng đòi (theo) 柴 (11) (thầy) dạy". Lại có nhiều chỗ dùng chữ Hán Việt đọc thiết để ghi từ sắt (đọc với âm s).
Cách ghi các nhóm âm đầu tiếng Việt cổ cũng có những nét đặc biệt ở một số chữ Nôm. Trong PT và Quốc âm thi tập của Nguyễn Trãi (bản Dương Bá Cung) từ trong nhất loạt được ghi bằng chữ 工 (công). Một số sách phiên âm trước đây phiên là cong, thực ra là cách ghi đặc biệt của Klong sau biến âm thành trong. Cũng vậy, ở các sách trên từ trả nhất loạt được ghi là 把 (bả) ví dụ câu "dĩ thử báo thân ân" dịch là "lấy vậy mà bả (trả) ơn áng ná", câu “lục giả nhĩ bú dưỡng dục ân” dịch là: "sáu là bả ơn bú mớm". Từ trăm sách PT đều ghi là 林 (ghi ăm tlăm), như câu "mẫu niên nhất bách tuế" dịch là "tuổi mẹ một lâm (trăm) năm" từ trẻ được ghi là 禮 (lễ), ví dụ câu "hài nhi tại mẫu phúc" dịch là "con lễ" (trẻ) ở cong (trong) lòng mẹ". Ta biết các âm đầu ts ngày nay đều bắt nguồn từ các âm kl, bl tl cổ. bl tl còn tồn tại đến thế kỷ XVII trong từ điển của A.de Rhodes. Trong chữ Nôm có thể ghi bằng âm đầu l như vừa dẫn trên, cũng có thể ghi bằng kl như cự-l..., cá-l..., cổ-l hoặc ba-l..., ví dụ ở PT câu "chiêm ngưỡng tôn nhan" dịch là " (12) (Klong > (trông) mặt Bụt", từ trạng ghi là ba-lăng .
Cách ghi bằng l cự-l..., cô-l..., còn được dùng để ghi nhóm phụ âm kr sau này sẽ biến thành S tiếng Việt hiện đại. Do hệ thống âm Hán Việt không có thủy âm r nên phải dùng l thay thế vào. Ta gặp ở PT rất nhiều trường hợp này, ví dụ câu "đệ tử như hà nhận biện" dịch là "đệ tử làm 牢(13) (Krao) mà biết", câu "ẩm nương bát hộc tứ đấu bạch nhũ" dịch là "uống vào tám hộc tư đấu (14) (Krã > sữa); câu "huyết lưu biến địa" dịch là "máu chảy 律(15) (Kruat > suốt) hết đất" - trường hợp này cũng có thể ghi theo từ cổ, ta biết từ suốt tiếng Việt ngày nay đồng nghĩa với từ lọt trong tiếng Tày cổ; câu "đề khốc mục thũng" dịch là "Kêu khóc mắt (16) (Krưng > sưng)".
Các hiện tượng s > t; s > th đã được Nguyễn Tài Cẩn chứng minh rất rõ (sđd). Hiện tượng kl, bl, kl > thì bl tl ta thấy ở thế kỷ XVII nó còn tồn tại song song với tr. Trong từ điển của A.de Rhodes có 25 trường hợp tl tồn tại song song với tr, 7 trường hợp bl tồn tại song song với tr. Xét về nguồn gốc, gl tl có thể bắt nguồn từ kl. Maspéro(17) cũng cho rằng kl đã được thay thế bằng tl trước khi chuyển sang tr trong tiếng Việt, bằng gl trong tiếng Thái, Mèo. Trong tiếng Mường hiện tồn tại cả kl tl hiện tượng kr > s thì ta thấy trong Việt Mường chung tồn tại các nhóm phụ âm có r như kr trong tiếng La ven. Úy Lô, gr trong tiếng Thái, pr trong tiếng Bana. Những nhóm phụ âm này được duy trì trong một thời gian dài sau đó r chuyển thành âm lỏng l trong các tiếng Hung, Khong Kheng, Sách và Tha vừng. Ở tiếng Việt thì nhóm phụ âm này tới thế kỷ XV chuyển sang âm sát quặt lưỡi s (s quốc ngữ). Theo M.Ferlus(18) có lẽ trước nhất các nhóm có r phải hòa lẫn vào nhau thành Kr rồi qua Khr để thành ks trong tiếng Thạch bì. Từ đây K bị rụng lại r trong tiếng Mường Làng Lỡ, trong khi ấy /kh/ ở tiếng Vân Mộng và Tân Lạc cũng bắt nguồn từ Kr do tính xát mà chuyển sang s, ta có thể so sánh như sau:

Uý Lô Vân Mộng Thạch Bì Làng Lỡ Việt
Kraw Khaw Ksaw saw sao
Krong Khong ksong song song
Kru Khu Ksâu so sâu

Ở trong tiếng Thái ngày nay cũng có hiện tượng những từ ghi bằng nhóm phụ âm có r đã được đọc bằng âm s, ví dụ:

chữ âm nghĩa
dron son làm
druan suân ngực
dram sam đáng yêu
drôm sôm tưới

2. Tiếp theo, cần xem xét các mã chữ Nôm ít gặp và chưa được khảo sát kỹ. Dĩ nhiên ở đây không thể nào đưa ra được tất cả vì các văn bản cổ còn chưa phát hiện được nhiều. Tuy nhiên, những cứ liệu có được cũng đáng để chúng ta phải suy nghĩ nghiêm túc.
Thường một tiếng, một âm tiết trong tiếng Việt đều được biểu hiện bằng một khuôn vuông chữ Nôm, nhưng trong PT và lẻ tẻ một số nơi ở văn bản khác ta lại gặp hiện tượng một từ đơn tiếng Việt được thể hiện bằng hai khuôn chữ Nôm. Ví dụ câu "bách thần toàn bị" dịch là "lâm (trăm) thần 婆 論19) no", ở đây bà luận là phiên âm blọn, sau là trọn. Câu "nhậm nhiễm nhân tuần" dịch là 麻 吞 麻 碌 (20) "luân hồi", ở đây ma lận ma lục, là ghi âm mlăn mloc. Trong Quốc âm thi tập của Nguyễn Trãi ta cũng gặp hiện tượng tương tự. Ví dụ câu 婆 馭 bà ngự (ngựa) già thiếu kẻ chăn". Trong Thập giới cô hồn quốc ngữ văn cũng có câu "văn chói chói gấm trên bà ngự (ngựa)", bà ngự là từ cổ hiện tồn tại trong tiếng Pakatan với hình thức [mang] tương ứng với từ ngựa tiếng Việt, chỉ là một âm tiết mờ vô nghĩa). Câu khác: "dấu người đi 多 mòn" trước thường phiên là "là đá", không rõ nghĩa. Thực ra la đa cũng là cách phiên từ lata hiện tồn tại trong các tiếng Mày, Rục tương ứng với từ đá Việt, la cũng phiên âm một âm tiết mờ vô nghĩa. Nhìn chung, loại chữ Nôm hai khuôn này nhằm phiên âm một từ cổ gồm một âm tiết mờ và một âm tiết tỏ (hay một âm tiết phụ tố và một âm tiết căn tố).
Điều này sẽ được sáng tỏ hơn khi ta xét đến những chữ Nôm hai khuôn âm tiết khác. Sách PT có câu "ách nan huỳnh chiền" dịch là "khổ nạn 多 默 多 甫 (20) (đa mặc đa bổ), câu "cốt đầu bạch sắc" dịch là 阿 多(21) (a đa) cục xương màu bạc". Câu "sủng lộng chấn năng hoan" dịch là 阿 普, 阿 批 (22) (a phả a phê) một dường hay vui', "tập học" dịch là 巴 欲 (23) (ba dục học"... Theo ý chung tôi, các yếu tố a, đa hay ba, thể hiện một yếu tố tiền tắc họng hóa (preglottalisée) thường đứng trước các âm đầu b, đ gặp trong tiếng Việt ở thế kỷ XII (ghi là ?b, ?d) mà Haudricourt và M. ferlus thường nhắc tới (sau chúng tôi thêm ?j và ?g(24), vậy:
a đơ là ? đơ (sau thành đầu)
a bổ là ? bỗ (sau thành vỗ)
a bê là > bề (sau là về)
đa mặc là ? mắc (theo biến đổi ?b > ? m > m).
đa bộ là ? bó (sau là bó)
ba dục là ?jượt (sau là dượt).
Một số chữ Nôm khác nhìn vẻ ngoài không có gì là lạ nhưng xét mối quan hệ tay ba hình - âm - nghĩa thì lại cho những tư liệu rất quý giá và do đó cũng phải xếp vào loại quý hiếm. Ví dụ, trong PT, câu "nhật nhật tự hôn trầm" dịch là "ngày ngày tựa mơi 麻 列 25) (ma liệt) câu "thủ phan a nương tâm can" dịch là "tay bèn 波 來 (26) (ba lai) lòng gan ná". Ta thử xét các trường hợp vừa nêu:
ma liệt (mliệt) là âm tiền thân của mệt
ba lai (blơi) là âm tiền thân của bới (sau chuyển thành với). Đây là con đường biến đổi ngữ âm không điển hình mà ta đã bắt gặp trong từ điển của A. deRhodes, ví dụ: blàn > bàn mesa ou altar (bàn viết hay bàn thờ)
blệt > bệt assentarse (ngồi xuống)
Nhân đây cũng nêu ra một hiện tượng rất độc đáo, ở PT câu "Tả kiên đảm phụ hữu kiên đảm mẫu" dịch là(26) (đa mai) đam gánh áng đa mai chiêu gánh ná". Tất nhiên, theo chữ Hán, ta hiểu mai ở đây là phiên âm vai. Từ vai có nguồn gốc âm đầu m chăng? Trong tiếng Campuchia ngày nay, vai là chma "vai kề vai" là "chma kịa chma". Có một thời b m còn chưa tách bạch rõ ràng trong quá trình b > m (thực ra là ?b > ?m > m) vậy mai hay bai có lúc lẫn nhau là điều dễ hiểu. Một điều chú ý là ngoài mai, các từ ghi âm vai trong chữ Nôm đều có yếu tố lai như: 肩來 (kiên + lai) 巴來 (lai + ba) 月來 (nhục + lai). Sự có mặt của lai cho phép người ta nghi ngờ rằng khi ở dạng âm đầu b do áp lực của từ có âm đầu bl bai (vai) cũng có dạng blai trước khi sang vai. Và từ blai biến thành trai (từ điển A. de Rhodes ghi blai : macho de homen = đàn ông) và vai trong khi từ 丐 (cái) với nghĩa là đầu ("gật đầu lắc cái", sách PT) và gái (đàn bà) phải chăng có liên quan đến dân tộc học vì đàn ông mang vác bằng vai và đàn bà mang vác bằng đầu?
Cũng trong PT câu "di can tựu thấp" dịch là "dời chốn"(27) đến chốn thấp (ẩm)", cấu tẩu trạc bất tịnh" dịch là (28) (tả tái) cứt đái" (4 lần). Có thể giải thích như sau tái, tả, táo như đã biết lúc này còn đọc bằng âm đầu s. Nhưng giữa s Mường và r Việt tương ứng với nhau. Chữ Nôm ra đời khi có âm Hán Việt (thế kỷ XII) và cũng là lúc bắt đầu quá trình tách đôi Việt > < Mường, nên sự lẫn lộn s r là điều dễ hiểu. Trong An nam dịch ngữ có hiện tượng sống) để phiên âm răng và dùng sao (chép) để phiên âm rau, như vậy ở thế kỷ XV có khả năng r vẫn còn đọc là s(29). Ta lập sự so sánh Mường - Việt.

Mường Ngọc Lạc sa sắn sết
Mường Làng Lỡ sa sin sịt sa
Mường Lâm La sa sằn sùn sịt
Mường Úy Lô sa sin sun sịt sau
Việt ra rắn rốn rết rau(30)

Như vậy thì những chữ Nôm ở trên: táo phải đọc là ráo, tả đọc là rửa, tái đọc là ráy. Cũng ở PT, câu "bão trì dưỡng dục" dịch là "cự + lẫm ấp nuôi nấng" 巨稟 (31) (Klăm) có thể biến chuyển như sau kl > bl. Từ đây nẩy ra sự biến đổi không điển hình blẵm > bẵm và câu dịch trên là "bẵm ấp nuôi nấng"...
Tất cả những điều trình bày trên sẽ cho ta một ấn tượng chung là: xác định các mã chữ Nôm cổ không nên chỉ dựa vào tự dạng mà phải xét đến mối quan hệ tay ba hình - âm - nghĩa trong đó phải lấy phần ngữ âm làm chính. Nó cho phép xác định rõ một chữ này cổ hơn một chữ kia dù rằng chữ cổ ấy nhìn tự dạng vẫn không có gì đặc biệt. Việc xác định chữ Nôm cổ dựa vào ngữ âm còn góp phần ước đoán một cách có cơ sở khoa học niên đại của một văn bản ta đang nghiên cứu. Tuy nhiên, thành tựu nghiên cứu ngữ âm lịch sử tiếng Việt chưa phải đã thực đầy đủ mà cần phải có nhiều phát hiện và nhiều công trình nghiên cứu hơn nữa. Điều đáng nói là ngày nay các nhà Nôm học nên ngả hơn nữa về xu hướng ngữ âm để có thể phát hiện thêm và giải mã hợp lý nhiều từ cổ và nhờ đó có thể phiên âm, xử lí tốt các văn bản Nôm.

CHÚ THÍCH
(1). Nxb. ĐH và THCN, H.1985
(2). Nguyễn Ngọc San: Góp vài ý kiến về âm đầu tiếng Việt cổ qua cứ liệu Nôm trong sách "Phật thuyết đại báo phụ mẫu ân trọng kinh" - Ngôn ngữ số 3/ 1992; Thử tìm hiểu một vài sự chuyển biến âm đầu trong tiếng Việt cổ qua cứ liệu Nôm - Ngôn ngữ số 3/ 1985.
(3). Ví dụ: Đào Duy Anh: Chữ Nôm - nguồn gốc - cấu tạo diễn biến - Nxb KHXH. H, 1975. Hoàng Xuân Hãn: Chữ Nôm thời Trần Lê, phái Trúc Lâm Yên Tử. Tập san KHXH (in ở Pháp) 1979 - 1980.
(4). Tham khảo Miche, Ferlus, ASEMI 1975, vol VI, No4.
(5). Từ đây trở đi gọi tắt là PT.
(6). PT trang 18 (số đánh viết tay).
(7). Xem Nguyễn Tài Cẩn: Nguồn gốc và quá trình hình thành cách đọc Hán Việt. Nxb KHXH, H. 1979, tr.191.
(8). PT.tr.37
(9).Sđd - tr.195
(10). PT - tr.14
(11). PT - tr.59
(12). PT - tr.34
(13). PT - tr.63
(14). PT - tr.13
(15). PT - tr.33
(16). PT - tr.32
(17). PT - tr.73.
(18). Maspéro - Études sur la phonétique histori que de la langue Annamite - Le initiales - BEFEO 1912.
(20). M. Ferlus (sđd)
(21). PT - tr.18
(22). PT - tr.36
(23). PT - tr.36
(24). PT - tr.12,13
(25). PT - tr.25
(26). PT - tr.33
(27). Nguyễn Ngọc San: Bđd
(28). PT - tr.22
(29). PT - tr.19
(30). PT - tr.44
(31). PT - tr.25
(32). PT - tr.32
(33). Sự chuyển đổi r ~ s còn để lại dấu vết trong tiếng Việt hiện đại ở một số từ đồng nghĩa như: sầu-rầu, sờ-rờ, soi-rọi v.v.
(34). Xem Maspéro: Bđd.
(35). PT - tr.64./.