Wednesday, 26 February 2020

Biết dùng từ nào để nói về sức mạnh quân sự?



Quần là quần. Áo là áo. Nhưng quần áo không chỉ là quần và áo.

Arm là vũ khí. Arms cũng là vũ khí. Nhưng arms không chỉ là vũ khí cho nên their valour không thể là sự dũng cảm của vũ khí mà phải là sự dũng cảm của quân binh. Brian Wu đáng khen ở chỗ đã nhận ra được their nói về người, nhưng tiếc một nỗi anh lại đi dịch arms thành những sự vũ trang mặc dù rõ ràng their tham chiếu tới arms

Không có bản tiếng Pháp nên không biết tại sao Nguyễn Nghị chỉ nói chuyện vũ khí mà không nói chuyện dũng khí. Nhóm Omega cũng dùng bản tiếng Pháp đó nhưng nói cả chuyện tài nghệ lẫn chuyện dũng khí. Nói chuyện tài nghệ thì không nói được cái ý liên quan đến vũ khí hay những sự vũ trang của Brian Wu. Dùng quân binh như Brian Wu thì phải hiểu ngầm là đã gộp cả tướng lĩnh vào đó. Đi tìm từ tiếng Việt tương đương với từng từ tiếng Anh (hay tiếng Pháp) trong nguyên bản quả là vất vả mà không sao lột được cái ý tác giả muốn nói là toàn bộ những gì liên quan tới cỗ máy chiến tranh của xứ Đàng Trong. Một lần nữa Brian Wu lại đáng khen khi anh nêu nhận xét:

Câu Anh ngữ "the arms of Cochinchina and their valour" với arms nghĩa là armaments, tức là "các quá trình trang bị cho các lực lượng quân sự chuẩn bị chiến tranh", chứ không là vũ khí hay tài nghệ như các dịch giả Việt Nam đã dịch.

Nhận xét trên không hoàn toàn chính xác vì nó gác valour ra ngoài và giảng armsarmament, không phải vũ khí hay tài nghệ. Brian Wu nói ra được cái ý lực lượng quân sự chuẩn bị chiến tranh, nhưng đáng tiếc là từ ngữ trong bản dịch của anh không thể hiện được cái ý đó. 

Ta có thể dễ dàng tìm được nhiều ví dụ cho thấy armsvalour trong tiếng Anh, armesvaleur trong tiếng Pháp... có mối quan hệ cơ hữu trong cấu tạo từ ngữ và khái niệm. Câu motto của bang Mississippi (Hoa Kỳ) là Virtute et armis, dịch ra tiếng Anh là By valour and arms. Câu ngạn ngữ La Tinh Virtuti nihil obstat et armis dịch ra tiếng Anh là Nothing withstands valour/virtue and arms. Armsvalour là hai thành tố cơ hữu của sức mạnh quân sự và có thể được xem như những yếu tố cơ bản của sức mạnh quân sự. Nên dịch cụm The arms of Cochinchina and their valour sức mạnh quân sự / quân lực / binh lực / quân đội của xứ Đàng Trong.

Tuesday, 25 February 2020

Sao lại đi chữa lợn què bằng cách lắp thêm chân cho lợn?



Trong tiếng Anh wifeconcubine có địa vị pháp lý cao thấp khác nhau, giống như tiếng Việt phân biệt thêthiếp. Thê thiếp là từ ghép đẳng lập chỉ chung cái ha-rem của người đàn ông. Cả Hoàng Anh Tuấn và Brian Wu đều thấy thê không phải là vợ nên mới bảo rằng vợ thì bị xử thế này còn thê (và thiếp) thì bị xử thế kia.

Brian Wu dịch capital offencestrọng tội. Tiếng Anh capital offences, tiếng Pháp là crimes capitaux, phải được hiểu là những tội đáng chết. Tội đáng chết là một loại trọng tội nhưng không phải trọng tội nào cũng bị tử hình. Thời Pháp thuộc phạt dưới năm năm tù là khinh tội (tội nhẹ), từ năm năm lên đến tử hình là trọng tội
. Luật hình sự bây giờ phân biệt tội phạm ít nghiêm trọng, nghiêm trọng, rất nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng, trong đó tội đặc biệt nghiêm trọng có khung hình phạt được quy định từ mười lăm năm tù đến tử hình. Capital offences của tiếng Anh chính là tội hình sự đặc biệt nghiêm trọng có khung hình phạt cao nhất là tử hình, nói nôm na là tội đáng chết.

Sunday, 23 February 2020

Chuột chù hôi hay khỉ hôi?


Muốn biết ông Borri nói gì thì tìm bản tiếng Anh hay tiếng Pháp mà đọc cho nó lành nhé. Cả bốn bản tiếng Việt của Nguyễn Nghị, Thanh Thư, Thuận Hóa và Brian Wu đều không dùng được (xem ảnh chụp màn hình).


Gospel / Evangile là Phúc Âm. Kinh Thánh là chữ khác (Bible).

Sodomy gồm có kê gian, nhưng không chỉ là kê gian.


Première grâce de l'Evangileân sủng đầu tiên của Phúc âm. Đó chính là ơn thông hiểu (sự thật / chân lý  / vérité ). Hai ân sủng kia là lòng thương xót (miséricorde) và niềm vui (joie). Xem thêm bản tiếng Việt của Hội Đồng Giám Mục Việt Nam ở đây.

Ông Borri đơn giản chỉ muốn nói rằng các kiểu loại loạn dâm là trở ngại lớn khiến người ta không thể "giác ngộ" / thông hiểu Phúc Âm nhưng người Đàng Trong, may quá, lại không mắc các tội ấy, không như dân các xứ khác ở phương Đông. Chuyện họ không còn phạm sai lầm là chuyện do Brian Wu nghĩ ra chứ ông Borri không có nói.

Cũng chỉ mỗi Brian Wu thấy hai bản tiếng Anh và tiếng Pháp khác nhau. Nhưng Brian Wu lại không thấy cả bốn bản tiếng Việt, trong đó có bản của Brian Wu rất giống nhau: cả bốn vị đều nói những chuyện mà ông Borri không nói và không nói những chuyện ông Borri muốn nói.

Nghề dịch cũng có ba ân sủng, trong đó ân sủng đầu tiên chính là ơn thông hiểu. Hai ơn còn lại cũng là ơn thương xót và niềm vui. Xem mấy cái ảnh chụp kèm theo đây có thấy thương xót, có cười nôn ruột được không?

 

Thursday, 20 February 2020

Messe chrismale: vérité, miséricorde et joie, les trois grâces de l’Evangile

Messe chrismale 2017 © L'Osservatore Romano

Messe chrismale: vérité, miséricorde et joie, les trois grâces de l’Evangile

Homélie du pape François à Saint-Pierre (Texte intégral)
« Que personne n’essaie de séparer ces trois grâces de l’Évangile : sa Vérité – non négociable -, sa Miséricorde – inconditionnelle pour tous les pécheurs – et sa Joie – intime et inclusive ». C’est l’exhortation du pape François lors de la messe chrismale qu’il a célébrée en la basilique Saint-Pierre le 13 avril 2017, Jeudi Saint.
L’Évangile « par le fait même d’être annoncé devient une vérité joyeuse et miséricordieuse », a souligné le pape dans son homélie : « Tout ce que Jésus annonce, et nous aussi prêtres, est joyeuse Annonce ».
Telle est la joie « de celui qui a été oint dans ses péchés par l’huile du pardon et oint dans son charisme par l’huile de la mission, pour oindre les autres », a expliqué le pape qui durant la célébration a consacré le « Saint Chrême », huile utilisée pour les sacrements du baptême, de la confirmation et de l’ordre et a béni l’huile des catéchumènes et l’huile des malades.
Entourant le pape, les cardinaux, les patriarches, les archevêques, les évêques et les prêtres diocésains et religieux présents à Rome, ont renouvelé les promesses de leur ordination sacerdotale.
AK
Homélie du pape François
« L’Esprit du Seigneur est sur moi parce que le Seigneur m’a consacré par l’onction. Il m’a envoyé porter la Bonne Nouvelle aux pauvres, annoncer aux captifs leur libération, et aux aveugles qu’ils retrouveront la vue, remettre en liberté les opprimés » (Lc 4, 18). Le Seigneur, oint par l’Esprit, apporte la joyeuse Annonce aux pauvres. Tout ce que Jésus annonce, et nous aussi prêtres, est joyeuse Annonce. Joyeux de la joie évangélique : de celui qui a été oint dans ses péchés par l’huile du pardon et oint dans son charisme par l’huile de la mission, pour oindre les autres. Et, à l’instar de Jésus, le prêtre rend joyeuse l’annonce par toute sa personne. Quand il fait l’homélie, (en étant bref dans la mesure du possible…) il le fait avec la joie qui touche le cœur de son peuple grâce à la Parole par laquelle le Seigneur l’a touché, lui, dans sa prière. Comme tout disciple missionnaire, le prêtre rend l’annonce joyeuse par tout son être. Et, d’autre part, ce sont justement les détails les plus insignifiants – nous en avons tous fait l’expérience – qui contiennent et communiquent le mieux la joie : le détail de celui qui fait un petit pas de plus et fait en sorte que la miséricorde déborde dans les territoires qui n’appartiennent à personne ; le détail de celui qui se décide à concrétiser la rencontre et en fixe le jour et l’heure. Le détail de celui qui permet, avec une douce disponibilité, qu’on use de son temps …
La joyeuse Annonce peut paraître simplement une autre façon de dire ‘‘Évangile’’ : comme ‘‘bonne nouvelle’’ ou ‘‘joyeuse nouvelle’’. Cependant, elle contient quelque chose qui résume tout le reste : la joie de l’Évangile. Elle résume tout, parce qu’elle est joyeuse en elle-même.
La joyeuse Annonce est la perle précieuse de l’Évangile. Ce n’est pas un objet, c’est une mission. Celui qui fait l’expérience de « la douce et réconfortante joie d’évangéliser » (Exhort. ap. Evangelii gaudium, n. 10) le sait.
La joyeuse Annonce naît de l’Onction. La première, la ‘‘grande onction sacerdotale’’ de Jésus, c’est celle qu’a faite l’Esprit Saint dans le sein de Marie.
En ces jours-là, la joyeuse Annonciation a conduit la Mère Vierge à chanter le Magnificat, a rempli d’un saint silence le cœur de Joseph, son époux, et a fait tressaillir de joie Jean dans le sein de sa mère Elisabeth.
Aujourd’hui, Jésus revient à Nazareth et la joie de l’Esprit renouvelle l’Onction dans la petite synagogue du village : l’Esprit se pose et se répand sur lui, en le consacrant d’une onction de joie (cf. Ps 44, 8).
La joyeuse Annonce. Un seul mot – Évangile – qui par le fait même d’être annoncé devient une vérité joyeuse et miséricordieuse.
Que personne n’essaie de séparer ces trois grâces de l’Évangile : sa Vérité – non négociable -, sa Miséricorde – inconditionnelle pour tous les pécheurs – et sa Joie – intime et inclusive. Vérité, Miséricorde et Joie : toutes les trois ensemble.
La vérité de la joyeuse Annonce ne pourra jamais être uniquement une vérité abstraite, de celles qui n’en finissent pas de s’incarner pleinement dans la vie des personnes parce qu’elles se trouvent plus à l’aise dans la lettre imprimée dans les livres.
La miséricorde de la joyeuse Annonce ne pourra jamais être une fausse commisération, qui laisse le pécheur dans sa misère parce qu’elle ne lui tend pas la main pour qu’il se lève et ne l’accompagne pas pour qu’il fasse un pas en avant dans son engagement.
L’Annonce ne pourra jamais être triste ou neutre, car elle est l’expression d’une joie entièrement personnelle : « la joie d’un Père qui ne veut pas qu’un de ses petits se perde » (Exhort. ap. Evangelii gaudium, n. 237) : la joie de Jésus lorsqu’il voit que les pauvres sont évangélisés et que les petits vont évangéliser (cf. Ibid., n. 5).
Les joies de l’Évangile – j’utilise à présent le pluriel, car elles sont nombreuses et variées, selon ce que l’esprit veut communiquer à chaque époque, à chaque personne dans chaque culture particulière – sont des joies spéciales. Elles doivent être conservées dans des outres neuves, celles dont parle le Seigneur pour exprimer la nouveauté de son message.
Je vous fais part, chers prêtres, chers frères, de trois icônes d’outres neuves dans lesquelles la joyeuse Annonce se conserve bien – il est nécessaire de la conserver -, ne devient pas aigre et se déverse abondamment.
Une icône de la joyeuse Annonce est celle des jarres de pierre des Noces de Cana (Jn 2, 6). Dans un détail, elles reflètent bien cette Outre parfaite qu’est – Elle-même, toute entière – Notre-Dame, la Vierge Marie. L’Évangile dit qu’« ils les remplirent jusqu’au bord » (Jn 2, 7). J’imagine que quelque servant aura regardé Marie pour voir si c’était suffisant ainsi et qu’il y aura eu un geste de sa part pour leur dire d’ajouter encore un seau [d’eau]. Marie est l’outre neuve de la plénitude contagieuse. Mais, très chers, sans la Vierge Marie nous ne pouvons pas progresser dans notre sacerdoce ! Elle est « la petite servante du Père qui tressaille de joie dans la louange » (Exhort. ap. Evangelii gaudium, n. 286), Notre-Dame de la promptitude, celle qui, à peine a-t-elle conçu dans son sein immaculé le Verbe de vie, va visiter et servir sa cousine Elisabeth. Sa plénitude contagieuse nous permet de surmonter la tentation de la peur : ce fait de ne pas avoir le courage de nous faire remplir jusqu’au bord et aussi au-delà, cette pusillanimité à ne pas sortir pour communiquer la joie aux autres. Rien de tout cela, car « la joie de l’Évangile remplit le cœur et toute la vie de ceux qui rencontrent Jésus » (Ibid., n. 1).
La deuxième icône de la joyeuse Annonce que je veux partager avec vous est cette jarre que – avec sa louche de bois – en plein soleil de midi, la Samaritaine portait sur la tête (cf. Jn 4, 5-30). Elle exprime bien une question essentielle : celle du concret. Le Seigneur, qui est la Source d’Eau vive, n’avait pas de quoi puiser de l’eau pour en boire quelques gorgées. Et la Samaritaine a pris de l’eau de sa jarre avec la louche et a étanché la soif du Seigneur. Et elle l’a étanchée encore plus par la confession de ses péchés concrets. En agitant l’outre de cette âme samaritaine, débordant de miséricorde, l’Esprit Saint s’est répandu dans tous habitants de ce petit village, qui ont invité le Seigneur à rester parmi eux.
Une outre neuve, autant concrète et inclusive, le Seigneur nous l’a offerte dans l’âme ‘‘samaritaine’’ qu’a été Mère Teresa de Calcutta. Il l’a appelée et lui a dit ‘‘J’ai soif’’. ‘‘Ma petite, viens, conduis-moi dans les trous (taudis) des pauvres. Viens, sois ma lumière. Je ne peux pas y aller seul. Ils ne me connaissent pas, et c’est pourquoi ils ne veulent pas de moi. Conduis-moi chez eux’’. Et elle, en commençant par quelqu’un de concret, par son sourire et par sa façon de toucher des mains les blessures, a apporté la joyeuse Annonce à tous. La façon de toucher des mains les blessures : les caresses sacerdotales aux malades, aux désespérés. Le prêtre homme de la tendresse. Du concret et de la tendresse !
La troisième icône de la joyeuse Annonce est l’immense Outre du Cœur transpercé du Seigneur : intégrité douce, humble et pauvre, qui attire chacun à lui. Nous devons apprendre de lui qu’annoncer une grande joie à ceux qui sont très pauvres ne peut se faire que d’une manière respectueuse et humble jusqu’à l’humiliation. Concrète, tendre et humble : ainsi l’évangélisation sera joyeuse. L’évangélisation ne peut pas être présomptueuse, l’intégrité de la vérité ne peut pas être rigide parce que la vérité s’est faite chair, s’est faite tendresse, s’est faite enfant, s’est faite homme, s’est faite péché sur la croix (cf. 2 Co 5, 21). L’Esprit annonce et enseigne « toute la vérité » (Jn 16, 13) et ne craint pas de la faire boire par gorgées. L’Esprit nous inspire à tout moment ce que nous devons dire à nos adversaires (cf. Mt 10, 19) et éclaire le petit pas en avant qu’en ce moment nous pouvons faire. Cette douce intégrité donne de la joie aux pauvres, redonne du courage aux pécheurs, fait respirer ceux qui sont opprimés par le démon.
Chers prêtres, en contemplant et en buvant à ces trois outres neuves, que la joyeuse Annonce ait en nous la plénitude contagieuse que la Vierge transmet de tout son être, le caractère concret et inclusif de l’annonce de la Samaritaine et la douce intégrité par laquelle l’Esprit jaillit et se répand, continuellement, du Cœur transpercé de Jésus notre Seigneur.

Monday, 17 February 2020

Trên chiến hào biên giới phía Bắc (Bùi Thuận Hóa - Tuần Việt Nam Vietnamnet)

Trên chiến hào biên giới phía Bắc

 - Sau trận thắng lớn của ta ngày 31/5/1985 tại cao điểm A6B, tình hình mặt trận Thanh Thủy chuyển biến rõ rệt theo chiều hướng có lợi cho ta.
Các đợt tiến công lấn chiếm của quân Trung Quốc nhằm đẩy lui lực lượng phòng ngự của ta ra khỏi phía Bắc suối Thanh Thủy (Vị Xuyên, Hà Giang) đều bị đẩy lui; bộ đội ta dần dần mở các đợt lấn dũi, đẩy lùi dần quân đối phương về phía các cao điểm chúng đã chiếm giữ trong năm 1984. Tháng 8, 9/1985, xảy ra các trận đánh lớn, nhưng phía đối phương đều bị thất bại.
Phía bên kia tiếp tục đưa các quân đoàn chủ lực của các đại quân khu phía sau ra “luân chiến”, nhưng chủ yếu chỉ sử dụng hỏa lực pháo binh trút đạn xuống các trận địa tiền tiêu và bắn bừa bãi sâu trong đất ta, cơ bản ít sử dụng bộ binh nống ra lấn chiếm thêm nữa, bởi lần nào nống ra đều bị đẩy lui.
Năm 1986 tình hình cơ bản vẫn là hai bên cầm cự, đấu pháo là chính. Bước sang năm 1987, tình hình đột nhiên "nóng" trở lại. Từ các ngày 5,6/1, đối phương lại pháo kích trên khắp tuyến biên giới. Đúng ngày 7/1/1987 - kỉ niệm ngày ta giúp bạn Campuchia giải phóng PhNompenh lật đổ chế độ diệt chủng Khmer Đỏ, đối phương sử dụng sư đoàn 139, quân đoàn 47, đại quân khu Lan Châu mở đợt tiến công "bạt điểm" được họ cho là “lớn chưa từng có từ sau năm 1979” tại một số cao điểm ở phía Tây sông Lô, định đẩy lui lực lượng ta khỏi khu vực Bắc suối Thanh Thủy để lấy đây là đường biên giới mới. Tuy nhiên, âm mưu này đã thất bại, họ bị thiệt hại nặng, mấy trăm lính chết và bị thương. 
Trận 7/1 được đối phương coi là thất bại lớn trong toàn bộ thời kỳ chiến tranh ở Vị Xuyên, là “trận duy nhất không có tổ chức lễ mừng công”… Chúng tôi ở Hà Nội mở đài Vân Nam nghe các bài biểu dương mấy bệnh viện dân sự sơ tán bệnh nhân lấy chỗ cấp cứu mấy trăm lính bị thương, ca ngợi gương bác sĩ X. một đêm thức trắng mổ cấp cứu mấy chục ca; bác sĩ Y. hiến mấy cơ số máu cứu thương binh rồi ngất xỉu... mà trong lòng thấy phấn khởi vì qua những thông tin này gián tiếp biết đối phương đã thua...
Trên chiến hào biên giới phía Bắc
Bộ đội ta chuẩn bị truyền đơn, dùng nỏ phóng sang chốt của đối phương. Ảnh: Tác giả cung cấp
Sau trận 7/1/1987, tình hình chiến trường đột nhiên trở nên im ắng... Đã xuất hiện những dấu hiệu lạ: đầu tiên, anh em phòng ngự khu H, Bốn Hầm đã phát hiện có dấu hiệu binh sĩ đối phương ném thuốc lá, bánh kẹo, các mảnh giấy có ghi lời chào hỏi, làm quen sang phía ta nhằm tránh căng thẳng, giữ mạng sống, chờ ngày thay quân. Đặc điểm khu vực này ta và đối phương ở trong các hầm chất bằng rọ đá hoặc hốc đá tự nhiên ở rất gần nhau, nơi gần nhất chỗ H3, hầm hai bên ở hai phía một mỏm đá, chỉ cách nhau chưa tới 10m, ta có thể nghe rõ những lời quát tháo hay nói chuyện của lính Trung Quốc ở phía bên kia... sau trận thảm bại 7/1, ngày 30/4/1987, Trung Quốc đưa lực lượng Quân đoàn 27, Đại quân khu Bắc Kinh ra thay Quân đoàn 47, Đại quân khu Lan Châu.
Phía ta, sau khi bộ đội sư đoàn 356 vào thay phòng ngự khu H phát hiện thấy binh sĩ đối phương ở trận địa đối diện có dấu hiệu muốn hòa bình, không muốn đánh nhau. Họ thăm dò bằng cách ra hiệu bắt tay nhau, không bắn nhau, có lúc ra khỏi công sự vẫy chào... Tin tức từ tuyến trước được báo cáo lên chỉ huy. Các đồng chí lãnh đạo chỉ huy sư đoàn 356 đã nhanh nhạy chỉ đạo tổ chức cho bộ đội tiếp xúc, trao đổi quà, thỏa thuận ngừng bắn. Tại chốt H3, theo yêu cầu của ta, lính Trung Quốc đã gỡ bỏ các quả mìn định hướng gài hướng sang phía ta, thỏa thuận không bắn tỉa nhau. Thậm chí khi bọn chỉ huy phía sau chuẩn bị nã pháo, binh lính ở các điểm tiền tiêu đều thông báo trước cho anh em ta biết...
Tin tức về hiện tượng này được báo về Bộ. Khi đó cũng có ý kiến tỏ ý hoài nghi. Thủ trưởng Tổng cục chính trị giao Cục Tuyên truyền đặc biệt cử một tổ công tác trực tiếp đi nghiên cứu, nắm tình hình, với yêu cầu “nếu có phải mang được bằng chứng về”. Thiếu tướng Cục trưởng Đặng Văn Duy quyết định thành lập tổ công tác do Trung tá Hoàng Duy Hòa, Phó Trưởng phòng Nghiên cứu chỉ đạo công tác nghiệp vụ dẫn đầu lên đường ngay. Thành viên có Thiếu tá Khuất Duy Đạo, đại úy Bùi Thuận Hóa và đại úy Trịnh Hồng Việt (sau là Đại tá, Phó Giám đốc Viện Bảo tàng Quân sự Việt Nam). Phương tiện mang theo ngoài súng ngắn, còn có máy ghi âm cat-set loại “cục gạch”, 1 máy ảnh Kiev cổ lỗ, mấy cuốn băng cat-set ghi nhạc disco và ca khúc Việt Nam cùng mấy bao thuốc lá, ít kẹo Hải Châu...
Ngày 29/7, chúng tôi lên đường. Chiếc Rumani “đít vuông” cà tàng do tài xế Trung “ngọng” lái chạy từ sáng sớm đến tận chiều tối mới lên được SCH tiền phương QK2 ở thị xã Hà Giang. Sau khi nghỉ ngơi, trao đổi tình hình và chờ đợi một ngày, tối hôm sau 1 đồng chí trợ lý tác chiến của SCH dẫn chúng tôi vào mặt trận. Dạo đó tuy chiến sự đã khá “êm”, nhưng đối phương vẫn thỉnh thoảng pháo kích, nhất là khi đài quan sát của họ phát hiện có xe ta từ Hà Giang vào. Vì vậy xe phải chạy không đèn. Đường khấp khểnh rất khó đi, qua thị xã 6 - 7km là đã chi chít hố pháo ven đường và cả trên mặt đường. Cậu Trung bảo “Các anh bám chắc vào, đu người lên để em phóng”. Có lúc xe chạy qua đoạn vừa bị Trung Quốc pháo kích ít phút trước, mùi khói đạn còn nồng nặc.
Vào đến Làng Pinh, hậu cứ của sư đoàn 356, chúng tôi đề nghị cho lên SCH đặt ở cao điểm 812 ngay, nhưng anh em nói ban đêm lên đó nguy hiểm, sáng mai sẽ bố trí theo xe của sư đoàn lên sớm. Chúng tôi nghỉ đêm tại Làng Pinh. Sáng sớm hôm sau, khi trời còn đầy mù, mấy anh em từ giã chiếc Rumani già cỗi, lên chiếc xe tải Gad 51 của sư đoàn chở hàng lên 812. Đường quanh co, dốc đứng, xe liên tục rồ ga chạy trong màn sương mù, thỉnh thoảng lại xóc nảy người, rồi cũng lên được đến nơi trong sự thở phào nhẹ nhõm của mọi người.
Tại SCH đặt trong hầm, Đại tá sư đoàn trưởng 356 Nguyễn Văn Được (nay là Chủ tịch TW Hội Cựu chiến binh Việt Nam) đích thân tiếp chúng tôi. Sau khi nghe Trưởng đoàn Hoàng Duy Hòa báo cáo về mục đích của chuyến công tác, đồng chí Được thông báo vắn tắt tình hình tiếp xúc giữa binh sĩ hai bên ở một số khu vực phòng ngự của sư đoàn, khẳng định đây là hiện tượng có thật, sư đoàn đã vận dụng để làm công tác tuyên truyền đặc biệt (TTĐB), giảm thương vong cho bộ đội và giữ vững được trận địa phòng ngự... Chiều hôm đó, đoàn tách làm 2 bộ phận: hai anh Hòa và Việt sang khu vực đồi đất để nắm tình hình công tác TTĐB và viết bài tuyên truyền; tôi (Hóa) và anh Đạo mang theo máy ảnh, băng nhạc theo chiến sĩ trinh sát của sư đoàn lên đường vào khu H. Anh Được nói sư đoàn đã cấp máy catset cho đơn vị trong đó và cả thuốc lá, bánh kẹo, truyền đơn để anh em dùng cho tiếp xúc.
Tôi, anh Đạo theo chiến sĩ trinh sát chạy bộ từ 812 xuống, qua “bãi Tử thần”, vượt cây cầu khỉ bắc qua “Suối gọi hồn” trước cửa Hang Dơi, vào nghỉ trong hang Làng Lò rồi tranh thủ đêm tối mò mẫm chui hào, leo vách đá, trèo thang dây lên khu H. Tại H1, đồng chí trinh sát “bàn giao” 2 anh em tôi cho đồng chí Nghĩa, tiểu đoàn phó chính trị rồi quay ra. Anh Nghĩa người Hải Dương, là giáo viên quân sự của Đại học Tổng hợp xuống đơn vị thực tế, được phân công vào chốt giữ khu H cùng anh em. Ở đây đã lâu nên anh em ai nấy râu tóc đều để dài. Sau mới biết, do điều kiện ăn ở khó khăn và cũng bởi lý do quan trọng nữa là lính chiến kiêng cắt tóc cạo râu, kẻo rủi ro (!).
Chúng tôi ăn cơm tại H1, có canh thịt hộp, dưa giá hộp, có cả lòng lợn do lính vận tải vừa gùi hàng từ hang Làng Lò mang lên. Cũng có cả tí “cay”. Thấy tôi ngạc nhiên, anh Nghĩa nói: anh em ủ men cơm nguội và tự nấu bằng...mặt nạ phòng độc. Vừa ăn cơm, anh Nghĩa vừa trao đổi tình hình: sau trận ngày 7/1 đối phương có nống ra mấy lần nhưng đều bị ta ngoan cường chặn lui nên co lại. Hiện nay tình hình khu vực H gồm 3 điểm H1, H2, H3 khá yên bình.
Trên chiến hào biên giới phía Bắc
Tác giả (thứ 2, trái sang) cùng các chiến sĩ bộ đội trên chốt H2. Ảnh: Tác giả cung cấp
Nhờ tiếp xúc, lính hai bên đã đạt được thỏa thuận không bắn tỉa nhau bằng dấu hiệu nhận biết là “cởi trần quần đùi”. Bộ đội ở H3 và lính chốt phía Trung Quốc hầu như ngày nào cũng gặp gỡ nhau vào lúc sáng sớm khi sương mù chưa tan; nhưng khi mặt trời lên, sương tan thì lính hai bên đều chui cả vào hầm được chất bằng các rọ đá. Đêm xuống thì tất cả đều vào hầm, anh em vẫn canh gác suốt đêm và thỉnh thoảng cả ta và đối phương đều tung lựu đạn ra cửa hầm đề phòng bên kia tập kích. Ngoài ra anh em cũng làm hệ thống cảnh giới bằng các chuỗi dây xâu vỏ lon, nếu thấy có động là quăng lựu đạn, nhưng nhiều khi do chuột chạy vướng dây nên cũng tương lựu đạn vì tưởng địch mò sang...
Ăn uống xong, anh Nghĩa dẫn chúng tôi đi lên H2, khu vực cách H3 khoảng hơn trăm mét. Chúng tôi nằm tại một căn hầm ở H2, nhưng suốt đêm nằm nói chuyện, không thể ngủ được bởi tiếng lựu đạn “cầm canh” chát chúa, bởi cái mùi đặc biệt tổng hợp của mồ hôi, ẩm mốc, mùi phân, nước tiểu do anh em phải “xả” ngay trong hầm rồi vứt ra ngoài; và cũng bởi lũ chuột thường xuyên chăm sóc khách lạ bằng cách... gặm chân...
Hôm sau, trời chưa sáng, chúng tôi đã bò lên H3 để bố trí cho anh em chủ động gọi lính bên kia ra tiếp xúc. Anh em chọn vị trí cho tôi nằm cách chỗ 2 bên gặp nhau khoảng 4m, ngồi che để tôi chụp ảnh bởi nếu phát hiện có người lạ phía sau lên là chúng chui vào hầm ngay. Thật tiếc là trời mù, máy ảnh lại không có ống kính zoom nên ảnh hưởng khá nhiều đến việc tác nghiệp. Bố trí đâu đấy thì trời rạng sáng, thấy lính ta hô “1,2,3,4” ra thể dục; lính bên kia cũng “i, ơ, xan, xư...” rôm rả. Rồi bất ngờ thấy có tiếng gọi “Nam ui”. “Nó đấy, nó gọi cậu Nam đấy”. Thì ra ở nhau gần quá, lính Tàu nghe lính ta gọi nhau nên nhớ tên, thỉnh thoảng lại gọi như thế. Theo kế hoạch, anh em ta mang bao thuốc thơm D'rao và gói kẹo Hải Châu cùng băng nhạc BoneyM ra, phía bên kia xách đài catset tới. Và một cảnh tượng có lẽ không bao giờ có trong bất cứ cuộc chiến tranh nào đã diễn ra ngay trước mắt tôi: 5-6 gã lính chiến hai bên cởi trần, quần đùi, râu tóc dài thượt, miệng phì phèo thuốc lá, uốn mình nhảy giật theo những nhịp trống của các ca khúc của ban nhạc disco Latin BoneyM đang thịnh hành khi đó.
Tôi run lên do xúc động bởi một cảm giác khó tả, cứ giơ máy lên giữa khe người 2 chiến sĩ ngồi chắn trước mặt, bấm, lên phim, lại bấm... Cuộc tiếp xúc diễn ra khoảng 20 phút thì mặt trời lên, sương mù tan dần, lính hai bên bắt tay chào nhau. Ta tặng họ băng nhạc, thuốc lá, kẹo kèm theo truyền đơn. Họ tặng lại thịt hộp và mấy cuốn truyện tranh Tam Quốc...
Khi về đến Hà Nội, tôi hồi hộp mang cuộn phim xuống bộ phận làm ảnh của tổng cục để in tráng. Khi những hình ảnh mờ mờ của cuộc tiếp xúc và phong cảnh “Lò vôi thế kỷ” hiện ra tôi mới thở phào nhẹ nhõm... Kết quả chuyến đi được báo cáo lên Tổng cục Chính trị và báo cáo sang Bộ... Rồi chúng tôi được Văn phòng Bộ thông báo: Bộ trưởng Lê Đức Anh sẽ sang Cục trực tiếp nghe tổ công tác báo cáo.
Một ngày đầu tháng 8/1987, tại Phòng họp của Cục Tuyên truyền đặc biệt. Tổng cục Chính trị ở tầng 1 nhà H7, sau khi nghe chúng tôi báo cáo và xem những hình ảnh, hiện vật, Bộ trưởng Lê Đức Anh trầm ngâm rồi nói: “Tôi đã biết đây là cuộc chiến tranh không bên nào muốn tiến hành mà. Tới đây sẽ phải có những quyết định quan trọng...”. Rồi Bộ trưởng chỉ đạo: “Cần duy trì và mở rộng việc tiếp xúc, gặp gỡ binh sĩ đối phương trên các hướng phòng ngự. Các hướng khác có thể triển khai thí điểm vài nơi tiếp xúc với binh sĩ và nhân dân nước đối phương để làm công tác tuyên truyền đặc biệt, nhưng cần có sự lãnh đạo, chỉ đạo chặt chẽ của cấp ủy và người chỉ huy”...
Sau đó, ngày 27/8/1987, Cục Tuyên truyền đặc biệt ra Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ tuyên truyền đặc biệt trong tiếp xúc ở mặt trận Vị Xuyên, Hà Tuyên...mở ra giai đoạn mới: tiến hành tiếp xúc vận động binh sĩ Trung Quốc tại các trận địa tiền duyên để chống lấn chiếm, giữ đất.
Đại tá - Cựu chiến binh Bùi Thuận Hóa