Showing posts with label tình dục & hôn nhân & gia đình. Show all posts
Showing posts with label tình dục & hôn nhân & gia đình. Show all posts
Tuesday, 25 February 2020
Sao lại đi chữa lợn què bằng cách lắp thêm chân cho lợn?
Trong tiếng Anh wife và concubine có địa vị pháp lý cao thấp khác nhau, giống như tiếng Việt phân biệt thê và thiếp. Thê thiếp là từ ghép đẳng lập chỉ chung cái ha-rem của người đàn ông. Cả Hoàng Anh Tuấn và Brian Wu đều thấy thê không phải là vợ nên mới bảo rằng vợ thì bị xử thế này còn thê (và thiếp) thì bị xử thế kia.
Brian Wu dịch capital offences là trọng tội. Tiếng Anh capital offences, tiếng Pháp là crimes capitaux, phải được hiểu là những tội đáng chết. Tội đáng chết là một loại trọng tội nhưng không phải trọng tội nào cũng bị tử hình. Thời Pháp thuộc phạt dưới năm năm tù là khinh tội (tội nhẹ), từ năm năm lên đến tử hình là trọng tội. Luật hình sự bây giờ phân biệt tội phạm ít nghiêm trọng, nghiêm trọng, rất nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng, trong đó tội đặc biệt nghiêm trọng có khung hình phạt được quy định từ mười lăm năm tù đến tử hình. Capital offences của tiếng Anh chính là tội hình sự đặc biệt nghiêm trọng có khung hình phạt cao nhất là tử hình, nói nôm na là tội đáng chết.
Friday, 13 July 2018
Không phải sờ bướm thì là gì ?
Từ điển Hồ Hải Thụy (2002:301) dịch
nghĩa thứ hai của chatte như sau:
Thân. cơ
quan sinh dục nữ
Giống như Larousse cắt nghĩa cho
người Pháp:
Populaire.
Sexe de la femme
Người Pháp gặp từ chatte thì phải biết rằng đó là một từ
tục tằn dùng để chỉ âm hộ.
Người Việt dùng từ điển
Pháp Việt của Hồ Hải Thụy cũng phải biết điều đó, hệt như mình là một người
Pháp đang đọc từ điển Larousse. Nhà soạn từ điển Pháp Việt không có trách nhiệm
cho biết từ ngữ nào trong tiếng Việt tương đương với từ chatte. Trách nhiệm đó là của người mua từ điển.Nhưng người biết dịch tripoter la chatte thành xoa bướm mà không dịch thành mân mê cơ quan sinh dục nữ thì lại không cần mua từ điển nữa.
Tuesday, 2 September 2014
Đàn ông góa bụa được không?
Cho đến Lê Văn Đức (1970a:) góa bụa vẫn là góa (chỉ dùng cho đàn bà). Nhưng ngay thời đó Lê Văn Đức (1970a:525) đã công nhận góa chỉ người có vợ hay chồng chết đều được.
Góa và góa bụa hiện nay lại càng khác xa nghĩa gốc. Góa nói chung chỉ người có chồng hay vợ đã chết đều được nhưng chỉ nói về người ít nhiều còn trẻ (Hoàng Phê, 2006:408). Góa bụa chính là góa chồng nhưng đôi khi cũng có thể chỉ người góa vợ (Hoàng Phê, 2006:408).
Friday, 30 May 2014
THỦ DÂM CÓ TỘI HAY KHÔNG? (Gioan Lê Quang Vinh)
Facebook
là nơi nhiều bạn trẻ trao đổi mọi vấn đề họ gặp trong cuộc sống riêng
của mình, là một loại nhật ký chung khá dễ thương. Nhờ Facebook, nhiều
bạn trẻ tuyên xưng đức Tin của mình và đồng thời chia sẻ kinh nghiệm
sống đức Tin cho nhau.
Tuy
nhiên, có điều đáng lo ngại là trên Facebook thỉnh thoảng các bạn đặt
ra những câu hỏi liên quan đến đức tin và luân lý, rồi ai muốn trả lời
thì cứ việc tự nhiên viết ra mà không cần dựa vào Huấn quyền hay Giáo
lý. Chính vì thế mà thỉnh thoảng có những câu trả lời theo ý riêng,
ngược hẳn với Giáo lý Công giáo và trái với Huấn quyền Hội Thánh.
Trong
phạm vi bài viết này chúng tôi chỉ đưa ra một trường hợp. Có một bạn
đặt vấn đề “thủ dâm có tội hay không?”, và mỗi người trả lời theo cách
nhìn nhận của mình. Điều đáng ngại nhất là có một bạn dự tu, trả lời quả
quyết như đinh đóng cột rằng thủ dâm không có tội.
Điều
nguy hiểm nhất là bạn ấy lại biện minh là mình đã tham khảo sách Giáo
Lý Công Giáo và nhiều tác phẩm luân lý khác. Có thể bạn ấy có đọc thật,
nhưng lại hiểu sai nên mới phán một câu đơn giản: thủ dâm là vấn đề tâm
lý, không có tội. Trong xã hội mà đức trong sạch của tuổi mới lớn gặp
nhiều cạm bẫy khắp nơi, một người nhận mình là giáo lý viên mà khẳng
định điều sai lạc về luân lý quả là điều đau đớn, gây nguy hại cho nhiều
tâm hồn.
Dĩ
nhiên lối hiểu lệch lạc ấy bị những bạn hiểu biết khác phản ứng lại.
Nhưng xét vì việc lên tiếng một cách thiếu trách nhiệm có thể gây nguy
hiểm cho các em nhỏ, nhất là người lên tiếng lại được biết đến như là
giáo lý viên, chúng ta cần phải giải thích lại cho đúng lề luật Thiên
Chúa.
Sách
Giáo Lý Hội Thánh Công Giáo (số 2352) dạy “Thủ dâm hiểu là việc chủ ý
kích thích cơ quan sinh dục để đạt được khoái lạc tình dục. “Dựa theo
truyền thống bền vững, cả Huấn quyền cả cảm thức luân lý của các Kitô
hữu, không hoài nghi, khẳng định rằng, thủ dâm là một hành vi tự bản
chất là vô trật tự cách nghiêm trọng”. “Với bất cứ lý do nào, việc chủ ý
sử dụng khả năng tình dục ngoài quan hệ phu phụ đúng đắn cũng là sai
mục đích”. (Tuyên ngôn Persona humana của Thánh Bộ Giáo Lý Đức Tin)
Một linh mục viết như sau:
“Truyền
thống của Giáo Hội đã luôn hiểu rằng Thánh Kinh, nhất là Tân Ước đã kết
án hành vi thủ dâm khi dùng những từ ngữ như "không trong sạch", "không
trinh khiết" và những tật xấu trái nghịch với đức trinh khiết hay tiết
độ.
Thánh
Phaolô viết thư cho tín hữu Ephêsô có viết: "Chuyện gian dâm, mọi thứ ô
uế hay tham lam, thì dù nói đến, anh em cũng phải tránh. Đừng nói lời
thô tục, nhảm nhí, cợt nhả: đó là những điều không nên..." (Eph
5:3-4). Chỗ khác Ngài viết: "Ý muốn của Thiên Chúa là anh em nên thánh,
tức là xa tránh gian dâm, mỗi người hãy biết lấy cho mình một người vợ
để sống cách thánh thiện và trong danh dự. Chứ không buông theo đam mê
dục vọng như dân ngoại là những người không biết Thiên Chúa . Thiên Chúa
đã không kêu gọi chúng ta sống ô uế, nhưng sống thánh thiện" (I Tx
4:3-8)”.
Như
vậy chúng ta thấy việc thủ dâm vừa là tội phạm đến giới răn của Thiên
Chúa, vừa sử dụng khả năng tình dục sai mục đích, lại còn thể hiện sự
ích kỷ rõ ràng (hưởng thụ mà không có trách nhiệm). Cho nên giáo lý viên
cần nhắc cho các bạn thanh thiếu niên về Giáo Lý số 2352 đã dẫn trên
đây: “thủ dâm là một hành vi tự bản chất là vô trật tự cách nghiêm
trọng”. Trong tình trạng bình thường, đó là lỗi nặng.
Tuy
nhiên, Giáo Lý Công Giáo cũng ghi chú thêm: “Để có phán đoán đúng đắn
về trách nhiệm luân lý của đương sự, cũng như đưa ra một đường hướng mục
vụ, cần lưu ý đến tình trạng thiếu trưởng thành tình cảm, áp lực của
thói quen đã có, tâm trạng lo âu cũng như những yếu tố khác về tâm lý xã
hội. Các nhân tố này có thể làm cho sự qui tội luân lý của được giảm
nhẹ, thậm chí đến mức tối thiểu”.
Ở
đây nhiều tác giả nhắc đến các yếu tố tâm lý vì “khoa tâm lý mang lại
một sự đóng góp khá quan trọng khi cho chúng ta biết rằng việc thủ dâm,
nhất là khi đã trở thành thói quen, có thể là một chứng bệnh và dấu báo
cho thấy có những vấn đề không chỉ thuộc lãnh vực tính dục mà thôi nhưng
còn sâu xa hơn nữa, chẳng hạn như gặp khó khăn trong tương quan với
người khác, cảm thấy bị lợi dụng về tính cảm một cách sâu xa nên muốn
đền bù, phản ứng về một sự khinh miệt nào đó, thất bại trong việc học
hành, tình trạng lo âu, bị ám ảnh hay tính dục phát triển quá mạnh.”
Những
phân tích và dẫn chứng trên đây cho thấy rằng thủ dâm có ý thức để tìm
khoái lạc thân xác là có tội nặng, nghịch Điều răn thứ Sáu. Một số
trường hợp do tâm lý, do hoàn cảnh... thì “sự qui tội luân lý của được
giảm nhẹ”
Do
đó, nói rằng thủ dâm là hành vi tâm lý, không có tội là nói sai luân
lý. Có thể vì lý do nào đó người ta phán đoán chưa chính xác hay cố hiểu
khác đi, nhưng không thể vì bất cứ lý do nào mà cắt nghĩa giáo lý nơi
công cộng một cách sai lạc rõ ràng. Làm cho các em nhỏ hiểu sai về luật
luân lý là điều nghiêm trọng.
Nhân
đây, chúng con cũng kính mong quí Cha, nhất là các Cha giải tội cho
giới trẻ, thỉnh thoảng ghé vào Facebook để điều chỉnh cho những “lời
phán dạy” sai lạc, hay trả lời các câu hỏi mà các bạn trẻ đưa ra nhưng
không đồng ý về các giải pháp.
Để
kết luận, xin trích dẫn lời khuyên từ một linh mục: (Nếu bạn mắc tội
này), “bạn hãy đi xưng tội, và nói rõ cho cha giải tội biết bạn mắc tội
thủ dâm cũng như số lần mắc phạm. Cha giải tội sẽ hướng dẫn cho bạn. Mỗi
lần bạn đi xưng tội với lòng ăn năn sám hối chân thành bạn sẽ được ơn
Chúa trở giúp và chữa lành để bạn có thể vượt qua những cơn cám dỗ, và
nhất là trong yếu đuối và bất toàn của bạn thân, bạn không đánh mất lòng
tin và niềm hy vọng vào Thiên Chúa Tình Yêu.”
Gioan Lê Quang Vinh
Tác giả: Gioan Lê Quang Vinh
Friday, 23 May 2014
Chính quyền thành phố Sài Gòn thời Pháp thuộc đã thu lợi từ các nhà thổ như thế nào?
Ngân sách thu từ các nhà thổ
gồm ba khoản: thuế kinh doanh, phí khám bệnh, phí làm thẻ chụp ảnh. Dưới đây là
số tiền thu về cho ngân sách thành phố (làm tròn đến hàng đơn vị) trong các năm
1929-1931:
Năm 1929 dự thu 10.000 đồng,
thực thu 10.965 đồng (Ville de Saigon, 1930 , Compte administratif du maire pour
l'exercice 1929, p.p. 18-19).
Năm 1930 dự thu 35.000 đồng,
thực thu 18.278 đồng. Chú thích: số thu giảm là do ngành mại dâm được giảm thuế
(Ville de Saigon, 1931, Compte
administratif du maire pour l'exercice 1930, p.p. 34-35).
Thursday, 15 May 2014
Thế giới bên trong nhà thổ ở Nhật Bản thế kỷ 19 (Nguyễn Hường - Giáo Dục)
Thế giới bên trong nhà thổ ở Nhật Bản thế kỷ 19
Thứ năm 25/08/2011 09:10
(GDVN) - Nhưng mại dâm đã tồn tại trong suốt lịch sử của Nhật Bản.
Mãi tới năm 1956, Nhật Bản mới có luật phòng, chống nạn mại dâm. Nhưng ngành công nghiệp tình dục này, đến nay, vẫn phát triển thịnh vượng với nguồn thi nhập ước tính vào khoảng 2,3 nghìn tỷ yên mỗi năm.
Khu đèn đỏ Yoshiwara ở Tokyo ngày nay nổi tiếng trong thế kỷ 19 |
Thời Shinto, tình dục không phải là một điều cấm kỵ. Trong suốt thế kỷ 16 tới đầu thế kỷ 17, mại dâm phát triển rực rỡ tại Nhật Bản khi các con tàu Bồ Đào Nha, Trung Quốc, Hàn Quốc, Đông Á bắt đầu xuất hiện tại đây.
Những vị khách đến từ Bồ Đào Nha, Nam Á, Châu Phi thường tìm mua các phụ nữ trẻ hoặc các bé gái đem về sử dụng như nô lệ tình dục trên tàu của họ hoặc đưa tới Macau (thuộc địa của Bồ Đào Nha ở châu Á) hoặc tới châu Mỹ, Ấn Độ nơi có các cộng đồng nô lệ và thương nhân Nhật Bản cư trú.
Sau đó, các công ty ở Đông Ấn Độ của người châu Âu (gồm người Hà Lan và Anh) cũng đã tham gia vào khai thác ngành công nghiệp mại dâm ở Nhật Bản.
Gái mại dâm bên trong nhà thổ ở Yoshiwara |
Đầu thế kỷ 17, nạn mại dâm lan rộng khắp các thành phố Kyoto, Edo (Tokyo ngày nay) và Osaka buộc Mạc phủ Tokugawa phải ban hành các quy chế nhằm hạn chế nạn mại dâm này vào năm 1617. Các cô gái hành nghề mại dâm bị buộc phải tập trung tại một số địa điểm nhất định để hành nghề. Điều đó dẫn tới việc thành lập các thị trấn đèn đỏ nổi tiếng là Yoshiwara ở Edo, Shinmachi ở Osaka và Shimabara ở Kyoto.
Nổi bật nhất trong số 3 thị trấn trên chính là Yosshiwara. Ở đỉnh cao của sự phát triển trong thế kỷ 18, nơi ở đỉnh cao từng chứa tới 9.000 cô gái cùng hành nghề mại dâm. Thời điểm ít nhất có khoảng 1.750 gái mại dâm hành nghề, còn trung bình là vào khoảng 3.000.
Gái mại dâm bên trong nhà thổ Yoshiwara thế kỷ 19 |
Mỗi thị trấn mại dâm giống như một pháo đài, nơi khách ra vào được kiểm soát chặt chẽ, xung quanh là các bức tường bao vây bảo vệ và có đội ngũ kiểm soát việc thu thuế cũng như khách tới mua dâm.
Gái mại dâm bên trong nhà thổ Yoshiwara thế kỷ 19 |
Gái mại dâm đều được xếp hạng và chia theo các cấp bậc cao thấp khác nhau. Ở mỗi một cấp bậc, họ chỉ được phép phục vụ một số vị khách nhất định có địa vị trong xã hội tương ứng với cấp bậc của họ.
Gái mại dâm bên trong nhà thổ Yoshiwara thế kỷ 19 |
Những cô gái hành nghề mại dâm ở đây đa số đều xuất thân từ các gia đình nhà nghèo. Khi họ mới có từ 7-12 tuổi, các bà mối tìm tới gia đình họ trả tiền cho cha mẹ họ với lời hứa hẹn tìm việc ở nước ngoài nhưng thực chất lại bán vào các nhà thổ ở trong và ngoài Nhật Bản và bị ép buộc hành nghề mại dâm. Nhưng cũng có nhiều trường hợp họ bị chính cha mẹ mình bán vào nhà thổ.
Gái mại dâm bên trong nhà thổ Yoshiwara thế kỷ 19 |
Sau khi bị bán vào đây, họ có 5-7 năm để học nghề và làm các công việc tay chân lặt vặt khác. Nếu may mắn, họ sẽ được chọn làm người phụ việc cho những nữ mại dâm cao ở cấp bậc cao và có cơ hội học được các ngón nghề chiều khách giỏi.
Gái mại dâm bên trong nhà thổ Yoshiwara thế kỷ 19 |
Khi tới tuổi trưởng thành, họ sẽ buộc phải hành nghề mại dâm và làm việc theo cách của mình để leo lên các bậc thang xếp hạng. Họ phải làm việc như thế trong khoảng từ 5-10 năm để trả nợ rồi mới được tự do. Trong thời gian này, mọi khoản thu nhập của họ đều bị tính vào tiền nợ. Nhưng sau khi trả hết nợ họ chẳng còn biết làm gì kiếm sống ngoài việc chỉ còn biết gắn bó với nơi này cho đến hết cuộc đời thanh sắc.
Cũng có trường hợp gái mại dâm được rời nhà thổ trước hạn, nhưng vô cùng hãn hữu. Trường hợp này chỉ xảy ra khi cô gái đó may mắn được một vị khách giàu có mua về làm vợ hoặc thiếp.
Mỗi năm, các cô gái này chỉ được rời thị trấn hai lần. Đó là vào dịp lễ ngắm hoa đào nở và ngày thăm viếng người quá cố. Còn khách tới nhà thổ cũng bị kiểm soát chặt chẽ. Một samurai vô chủ sẽ không được phép đặt chân vào nhà thổ, trong khi chỉ có khách quen, đặc biệt mới được phép ở lại nhà thổ qua đêm hoặc một ngày.
Còn những cô gái Nhật Bản bị đưa tới các nhà chứa của Nhật ở nước ngoài hành nghề mại dâm hoặc bị bán lên các tàu thuyền của thương gia nước ngoài làm nô lệ tình dục được gọi là Karayuki-san. Sự kết thúc thời kỳ Minh Trị, nửa cuối thế kỷ 19, được coi là thời kỳ hoàng kim của các Karayuki-san. Tuy nhiên, tới đầu thế kỷ 20, khi Nhật Bản mở cửa, quốc tế hóa và thắt chặt việc kiểm soát nạn mại dâm, các Karayuki-san bị coi là một nghề đáng xấu hổ. Nhiều Karayuki-san đã được đưa trở về Nhật Bản.
Nhưng ngay sau Chiến tranh Thế giới thứ 2, Hiệp hội Tiêu khiển và Giải trí (RAA) được thành lập bởi chính phủ Naruhiko Higashikuni lại bắt đầu tái tổ chức lại các nhà thổ để phục vụ binh lính Đồng Minh. Các tài liệu được giải mật sau này cho biết, giới chức Mỹ chiếm đóng Nhật Bản vào năm 1945 đã cho phép nước này đưa vào hoạt động hệ thống nhà thổ một cách chính thức, dù thừa biết phụ nữ tại các nhà chứa trên đã bị ép buộc làm gái bán dâm.
Nhưng ngay sau Chiến tranh Thế giới thứ 2, Hiệp hội Tiêu khiển và Giải trí (RAA) được thành lập bởi chính phủ Naruhiko Higashikuni lại bắt đầu tái tổ chức lại các nhà thổ để phục vụ binh lính Đồng Minh. Các tài liệu được giải mật sau này cho biết, giới chức Mỹ chiếm đóng Nhật Bản vào năm 1945 đã cho phép nước này đưa vào hoạt động hệ thống nhà thổ một cách chính thức, dù thừa biết phụ nữ tại các nhà chứa trên đã bị ép buộc làm gái bán dâm.
Quan chức cảnh sát và giới thương gia còn thiết lập một hệ thống nhiều nhà thổ dưới sự đỡ đầu của RAA, do chính phủ rót tiền hoạt động. Tuy là sản phẩm của cảnh sát và chính quyền điạ phương, hệ thống nhà thổ trên hoàn toàn giống những trạm mua vui do quân đội Nhật thiết lập ở nước ngoài.
Lính Mỹ trả tiền trước và được phát vé cũng như bao cao su để vào nhà thổ. Nhà thổ đầu tiên của RAA là Komachien có 38 phụ nữ, nhưng con số này tăng lên đến 100 do nhu cầu quá cao. Mỗi phụ nữ đã phải tiếp đến 15 - 60 khách mỗi ngày. Cũng chẳng ngạc nhiên khi nhiều lính Mỹ siêng năng đến nhà thổ như vậy khi giá cho mỗi lần mua vui chỉ có 15 yen (khoảng 1 USD), tức bằng nửa giá tiền một gói thuốc lá. Nhu cầu tăng quá cao đã khiến giới quản lý bắt đầu quay sang tìm kiếm những phụ nữ bình thường.
Đến cuối năm 1945, quân số của lính Mỹ tại Nhật đã tăng lên 350.000 và tổng cộng RAA đã tuyển hơn 70.000 gái điếm để phục vụ họ. Nhưng số lượng nhà thổ không thuộc hệ thống RAA còn cao hơn nhiều. Lãnh đạo Mỹ tại Nhật đã xây hẳn các trạm phòng bệnh kế bên các nhà thổ RAA để kịp thời cung cấp thuốc penicillin cho gái điếm. Một điểm đáng ngạc nhiên là giới chức Mỹ biết rõ rằng hầu hết các phụ nữ làm việc trong những "động" do RAA lập nên đều bị ép buộc vào con đường nhơ nhuốc.
Đến ngày 25/3/1946, tướng Douglas MacArthur, chỉ huy quân đội Mỹ tại Nhật lúc đó, đã ra lệnh đóng cửa toàn bộ nhà thổ với lý do là hơn 1/4 lính Mỹ tại Nhật bị... mắc các bệnh truyền qua đường tình dục. Thế là hệ thống RAA nhanh chóng sụp đổ, giải phóng ít nhất 150.000 phụ nữ.
Nguyễn Hường (tổng hợp)
Subscribe to:
Posts (Atom)