Về việc ông Huỳnh Công Tín trong quyển Từ Điển
Từ Ngữ Nam Bộ (Huỳnh Công Tín, 2007:894) giảng rằng nhà báo là những
người không có công ăn việc làm, thất nghiệp, đang ăn bám vào gia đình, các
ông Phan Thế Hoài, Vương Trung Hiếu, Lê Khắc Cường cho rằng đó là không phải là
phương ngữ.
Ông Phan Thế Hoài nhận diện phương ngữ như sau:
Phương ngữ là hệ thống ngôn ngữ
được dùng cho một tập hợp người nhất định trong xã hội.
Để định nghĩa phương ngữ, trước hết cần định nghĩa được hệ thống, ngôn ngữ, hệ thống ngôn ngữ, tập hợp người nhất
định và xã hội. Tất cả đều là những khái niệm
mà ông Phan Thế Hoài mặc định là ai cũng biết và nhất trí với nhau tuyệt đối.
Ông Vương Trung Hiếu đưa ra cách nhận diện phương ngữ như sau:
Thứ hai, từ “nhà báo”không phải là phương ngữ Nam bộ, vì những từ gọi là phương ngữ đều có thể địnhnghĩa tương ứng nhau. Ví dụ: cá lóc (Nam bộ), cá quả (Bắc bộ), đều là từ chỉchung loài cá thuộc chi Channa, họ Channidae.Dễ dàng kiểm nghiệm rằng tiêu chuẩn mà ông Vương Trung Hiếu đưa ra không phải một điều kiện cần và cũng không phải là điều kiện đủ. Thó trong Em và Trịnh có thể định nghĩa tương ứng với chôm, do đó cả hai đều là hiện tượng phương ngữ. Nhưng lính sách tê, xe ca lết không thể được công nhận là những hiện tượng phương ngữ Nam Bộ vì chưa có người tìm được hình thức tương đương với chúng trong một phương ngữ khác. Tương tự, biệt súng, ba thồ không phải là những hiện tượng phương ngữ Bắc Bộ vì hiện nay người ta không biết hoặc đã quên nó tương đương với cái gì trong các phương ngữ khác.