Trần Hữu Tá (2016:14) viết về việc các quan chức thực dân không ưa Trương Vĩnh Ký:
Và D'Ariès tỏ thái độ: "Tôi không muốn chỉ định ông ta để Ngài chọn làm thông dịch viên cho các hội đồng chiến tranh của chúng ta".
(Từ bục giảng đến văn đàn - Chân dung 25 người thầy, nhà xuất bản Trẻ, Thành Phố Hồ Chí Minh, 2016,, 136 tr.)
Nghĩ mãi không ra hội đồng chiến tranh nào cần thông ngôn. Vả lại thời Trương Vĩnh Ký làm gì có cơ quan nào gọi là hội đồng chiến tranh.
Ông Trần Hữu Tá có lẽ chép lại của Nguyễn Vy Khanh:
Một bức thư của chỉ huy
trưởng D’Ariès gửi đô đốc Charner đề ngày 21-5-1861 đề cử Trương Vĩnh Ký : "trong
số người Nam nói được ngôn ngữ của chúng ta chỉ có một người tên là Petrus
Ký là biết khá rành rẽ có thể giữ các chức vụ Ngài muốn thiết lập bên cạnh
các thẩm quyền quân sự của chúng ta", nhưng D’Ariès than phiền thái độ
hợp tác lơ là của người thanh niên 23 tuổi này: "từng là nhân viên Sở Sự
vụ bản xứ Sài-Gòn, ông ta đã bị sa thải vì thiếu mẫn cán và tận tụy, rất
thông minh, rất có khả năng làm tốt công việc, nhưng ông ta dần dà đánh mất
sự tin tưởng tạo được. Tôi không muốn chỉ định ông ta để ngài chọn làm thông
dịch viên cho các hội đồng chiến tranh của chúng ta". Dù vậy vị tổng chỉ
huy Charner nói trên vẫn chọn Trương Vĩnh Ký và đưa ra các
điều kiện để D’Ariès chuyển lại
họ Trương "40 đồng một tháng và phải luôn có mặt tại Sài-Gòn".
(http://vietsciences.free.fr/vietnam/danhnhan/tacgia/truongvinhky-nguyenvykhanh)
Conseil de guerre trong tiếng Pháp có thể là hội đồng chiến tranh/bộ chỉ huy tối cao/hội đồng quốc phòng, tức là những chỗ mà cả Tây như d'Ariès hay Ta như Trương Vĩnh Ký không chen chân vào được. Nhưng conseil de guerre còn một nghĩa nữa là tòa án binh/ tòa án quân sự. Công việc mà viên đại tá hải quân d'Ariès nói đến chỉ có thể là việc thông dịch ở tòa án binh.
Showing posts with label sao phỏng ngữ nghĩa. Show all posts
Showing posts with label sao phỏng ngữ nghĩa. Show all posts
Thursday, 13 July 2017
Thursday, 6 October 2016
Hồ Chí Minh với vấn đề khai thác di sản tư tưởng Nho giáo (Lại Quốc Khánh - Lý Luận Chính Trị)
Thứ năm, 20 Tháng 8 2015 09:55
Hồ Chí Minh với vấn đề khai thác di sản tư tưởng Nho giáo
(LLCT) - Hồ Chí Minh khai thác di sản tư tưởng Nho
giáo trong bối cảnh bản thân hệ thống tư tưởng Nho giáo bất lực trước
việc cung cấp công cụ để nhận thức và luận giải hiện thực xã hội Việt
Nam vốn đã biến đổi sâu sắc từ giữa thế kỷ XIX trước sự xâm lược của
thực dân phương Tây, xâm nhập của văn hóaphương Tây.Hồ Chí Minh khai
thác di sản tư tưởng Nho giáo trên nền tảng thế giới quan, phương pháp
luận duy vật biện chứng mácxít, trên cơ sở vốn văn hoá phương Tây phong
phú, và luôn gắn liền việc khai thác các di sản tư tưởng - văn hoá, với
thực tiễn giải phóng và phát triển đất nước, với việc giải quyết những
vấn đề mà thực tiễn đặt ra.
Sinh ra trong gia đình có truyền thống Nho học, Hồ Chí Minh có một quá
trình tiếp biến Nho giáo rất căn bản và có hệ thống: từ tiếp thu di sản
Nho học từ người cha, đến học tập các thầy đồ nổi tiếng một thời như
Hoàng Phan Quỳnh, Vương Thúc Quý, Trần Nhân, v.v..; từ việc học tập qua
trao đổi với các nhà nho thế hệ cha chú như Phan Bội Châu, Phan Chu
Trinh, đến quá trình tự học lâu dài, bền bỉ; từ tiếp thu di sản Nho học
đến tiếpbiến Nho học, tổng hoà giá trị của Nho học với tinh hoa lý luận
của chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng dân chủ phương Tây; từ sáng tạo tư
tưởng dựa trên di sản Nho học đến hiện thực hoá tư tưởng ấy trong thực
tiễn cách mạng; từ sự khai thác mang tính cá nhân, đến đúc rút các quan
điểm mang tính định hướng cho việc khai thác di sản tư tưởng Nho giáo.
Hồ Chí Minh khai thác di sản tư tưởng Nho giáo trong bối cảnh bản thân
hệ thống tư tưởng Nho giáo bất lực trước việc cung cấp công cụ để nhận
thức và luận giải hiện thực xã hội Việt Nam vốn đã biến đổi sâu sắc từ
giữa thế kỷ XIX trước sự xâm lược của thực dân phương Tây, xâm nhập của
văn hóa phương Tây; các phong trào chính trị - xã hội chịu ảnh hưởng của
Nho giáo bất lực trước việc giải quyết những vấn đề mà thực tiễn lịch
sử của dân tộc đặt ra; hệ thống giáo dục và khoa cử Nho học bị giải tán.
Hồ Chí Minh khai thác di sản tư tưởng Nho giáo trên nền tảng thế giới
quan, phương pháp luận duy vật biện chứng mácxít, trên cơ sở vốn văn hoá
phương Tây phong phú, và luôn gắn liền việc khai thác các di sản tư
tưởng - văn hoá, bao gồm Nho giáo, chủ nghĩa Mác, v.v.., với thực tiễn
giải phóng và phát triển đất nước, với việc giải quyết những vấn đề mà
thực tiễn đặt ra. Ngoài ra, cũng cần lưu ý, là Hồ Chí Minh khai thác di
sản tư tưởng Nho giáo với phong cách tư duy độc lập, tự chủ, sáng tạo,
với bản lĩnh chính trị - văn hoá, và với vị thế của một người có quyền
uy tư tưởng nhất định khi trở thành một nhân vật có uy tín của Quốc tế
Cộng sản, lãnh tụ của cách mạng Việt Nam.
Nho giáo mà Hồ Chí Minh khai thác chủ yếu thể hiện trong Tứ thư, Ngũ
kinh; Nho giáo gắn liền với các nhà nho thời kỳ lập thuyết (thời Tiên
Tần) như Khổng Tử, Tăng Tử, Mạnh Tử; Nho giáo tinh tuý nhưng không kinh
viện, mà gắn liền và dung nhập chủ nghĩa yêu nước Việt Nam, dung nhập
hơi thở của thời cuộc ở bước chuyển biến có ý nghĩa bản lề của lịch sử
dân tộc.
1. Những di sản tư tưởng Nho giáo được Hồ Chí Minh khai thác
Trước hết, cần xác định, Hồ Chí Minh nhận diện Nho giáo như thế nào.
Năm 1923, khi trả lời phỏng vấn của nhà báo Nga Ôxíp Manđenxtam, Hồ Chí
Minh nói: “Tôi sinh ra trong một gia đình nhà nho An Nam... Thanh niên
trong những gia đình ấy thường học Khổng giáo, đồng chí chắc biết Khổng
giáo không phải là tôn giáo mà là một thứ khoa học về kinh nghiệm đạo
đức và phép ứng xử. Và trên cơ sở đó người ta đưa ra khái niệm về “thế
giới đại đồng””(1).
Năm 1924, trong một tác phẩm viết chung, Hồ Chí Minh đã đề cập đến
“tinh thần triết học và giáo lý của Khổng Tử”, và gọi Khổng Tử là “vĩ
nhân”, gọi Mạnh Tử là “một lý luận gia cách mạng của thế hệ ông”(2).
Ngày 20-2-1927, chỉ năm ngày sau khi Chính phủ Trung Hoa Dân quốc ban
hành lệnh xoá bỏ những nghi lễ tưởng niệm Khổng Tử kèm theo những khoản
dự chi cho những cuộc nghi lễ ấy và chuyển những đền thờ Khổng Tử thành
các trường học công, Hồ Chí Minh đã viết bài báo có tên “Khổng Tử”,
trong đó khẳng định: “Với việc xoá bỏ những lễ nghi tưởng niệm Khổng Tử,
Chính phủ Trung Quốc đã làm mất đi một thể chế cũ và trái với tinh thần
dân chủ. Còn những người An Nam chúng ta hãy tự hoàn thiện mình, về mặt
tinh thần bằng cách đọc các tác phẩm của Khổng Tử, và về mặt cách mạng
thì cần đọc các tác phẩm của Lênin”(3).
Năm 1949, trong cuốn sách Hồ Chí Minh truyện, xuất bản bằng tiếng Trung
Quốc (Bát Nguyệt thư xã xuất bản, người dịch Trương Niệm Thức), đã ghi
một nhận xét của Hồ
Chí Minh:
Chí Minh:
“Học thuyết Khổng Tử có ưu điểm là sự tu dưỡng đạo đức cá nhân.
Tôn giáo Giêsu có ưu điểm là lòng nhân ái cao cả.
Chủ nghĩa Mác có ưu điểm là phương pháp làm việc biện chứng.
Chủ nghĩa Tôn Dật Tiên có ưu điểm là chính sách của nó phù hợp với điều kiện nước ta.
Khổng Tử, Giêsu, Mác, Tôn Dật Tiên chẳng phải đã có những ưu điểm chung
đó sao? Họ đều muốn “mưu hạnh phúc cho loài người, mưu hạnh phúc cho xã
hội”. Nếu hôm nay, họ còn sống trên đời này, nếu họ họp lại một chỗ,
tôi tin rằng họ nhất định chung sống với nhau rất hoàn mỹ như những
người bạn thân thiết.
Tôi cố gắng làm người học trò nhỏ của các vị ấy”(4).
Một số dẫn chứng như trên cho thấy, Nho giáo được nhận diện trong quan
niệm của Hồ Chí Minh: Là Nho giáo thời Tiên Tần, hay là học thuyết Khổng
Mạnh; Là một hệ thống tư tưởng, chứ không phải là một tôn giáo; Cốt lõi
của Nho giáo là học thuyết về đạo đức, học thuyết về xử lý các mối quan
hệ đạo đức cơ bản của xã hội; Nho giáo ra đời trong những điều kiện
lịch sử cụ thể, chịu sự chi phối của bối cảnh ra đời, có nhiều ưu điểm,
song cũng có cả những hạn chế, và trong đó, nếu nhìn vào cốt lõi của nó
(học thuyết về tu dưỡng đạo đức cá nhân), thì ưu điểm là nổi bật, cần kế
thừa và phát huy. Những nhà tư tưởng sáng lập ra Nho giáo, ở thời đại
của họ, đều xứng đáng là những vĩ nhân, những nhà lý luận cách mạng; Nho
giáo đã từng bị các triều đại phong kiến lợi dụng.
Sự nhận diện Nho giáo như trên của Hồ Chí Minh thể hiện quan điểm khoa
học, khách quan, công bằng, quan điểm khoan dung văn hoá, cũng như bản
lĩnh của nhà tư tưởng trong ứng xử với các di sản tư tưởng văn hoá
truyền thống.
Từ cách nhận diện như vậy, Hồ Chí Minh đã chọn lọc, kế thừa, cải biến
di sản tư tưởng Nho giáo để làm giàu vốn tri thức văn hoá của bản thân.
Hồ Chí Minh đã khai thác Nho giáo trên ba cấp độ sau:
Thứ nhất, Hồ Chí Minh đã kế thừa, sử dụng
nhiều phạm trù, mệnh đề, có giá trị và sức sống của Nho giáo, đồng thời
đã bổ sung, phát triển những nội dung mới, phù hợp với thời đại.
Có thể nêu ra một số phạm trù của Nho giáo được Hồ Chí Minh sử dụng như
Nhân, Nghĩa, Trí, Dũng, Liêm, Trung, Hiếu, v.v.. Việc Hồ Chí Minh cải
tạo các phạm trù của Nho giáo thể hiện rõ nhất ở hai phạm trù Trung và
Hiếu. Hồ Chí Minh viết: “Đạo đức, ngày trước thì chỉ trung với vua, hiếu
với cha mẹ. Ngày nay, thời đại mới, đạo đức cũng phải mới. Phải trung
với nước. Phải hiếu với toàn dân, với đồng bào”(5). Rõ ràng, ở
Hồ Chí Minh, nếu chữ Trung mang một nội hàm hoàn toàn mới, từ Trung với
vua trở thành Trung với nước, thì chữ Hiếu lại được mở rộng trên cơ sở
phổ quát hoá đạo đức cá nhân, trong đó gốc của Hiếu với Dân phải là Hiếu
với cha mẹ.
Những mệnh đề tư tưởng của Nho giáo được Hồ Chí Minh sử dụng nhiều lần
như: “Dân vi quý, xã tắc thứ chi, quân vi khinh”; “Phú quý bất năng dâm;
Bần tiện bất năng di; Uy vũ bất năng khuất”, “Tiên thiên hạ chi ưu nhi
ưu, hậu thiên hạ chi lạc nhi lạc”, v.v..
Những mệnh đề trên được Hồ Chí Minh tiếp thu, và trong nhiều trường
hợp, được Hồ Chí Minh khẳng định chính là những phẩm chất của những
người cách mạng, những người cộng sản trong thời đại mới. Điều đó cho
thấy, trong quan niệm của Hồ Chí Minh, mặt giá trị, tính thời đại của
Nho giáo là rất lớn.
Thứ hai, Hồ Chí Minh đã tiếp thu và thực hành một số nguyên tắc tư duycủa Nho giáo.
Phương pháp tư duy biện chứng của Nho giáo (của Khổng Tử, Mạnh Tử, và
đặc biệt là Kinh Dịch) thể hiện rất đậm nét ở Hồ Chí Minh.
Phương pháp tư duy triết học - chính trị của Nho giáo với các nguyên
tắc: Coi trọng tính chủ thể của con người; coi trọng giáo dục, đặc biệt
là giáo dục đạo đức, coi đức là gốc; từ cải tạo; tự cải tạo con người đi
đến cải tạo xã hội, v.v..cũng được Hồ Chí Minh kế thừa, sự dụng một
cách nhuần nhuyễn trong tư duy, trong thực tiễn cách mạng. Có thể dẫn ra
một số luận điểm của Hồ Chí Minh để chứng minh cho nhận định trên:
“Muôn việc thành công hoặc thất bại, đều do cán bộ tốt hoặc kém”(6);
“Khổng Tử nói: “Mình phải chính tâm tu thân” nghĩa là việc gì cũng phải
làm kiểu mẫu; có thế mới “trị quốc bình thiên hạ” được. Trị quốc bình
thiên hạ đây tức là ta kháng chiến đánh Pháp, kiến quốc xây dựng xã hội
chủ nghĩa, bảo vệ hòa bình thế giới. Muốn cải tạo xã hội thì lòng mình
phải cải tạo. Nếu lòng mình không cải tạo thì đừng nói đến cải tạo xã
hội. Lòng mình còn tham ô, lãng phí, muốn cải tạo xã hội làm sao được”(7)...
Thứ ba, Hồ Chí Minh đã tiếp thu và thực hành
triết lý sốngcủa các bậc đại Nho với các nguyên tắc tu nhân, nhập thế,
tự nhiệm, dĩ thân vi giáo, v.v.. Có thể dẫn ra một số thí dụ. Hồ Chí
Minh nói: “Một tấm gương sống còn có giá trị hơn một trăm bài diễn văn
tuyên truyền”(8). Người nói như vậy và luôn thực
hành nguyên tắc này, chẳng hạn việc Hồ Chí Minh luôn nghiêm khắc thực
hiện nguyên tắc “tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách”.
Như vậy, có thể thấy, Hồ Chí Minh đã khai thác di sản tư tưởng của Nho
giáo - Nho giáo đã ảnh hưởng đến Hồ Chí Minh một cách sâu sắc, từ những
phạm trù, mệnh đề tưtưởng đến phương pháp tư duy; từ tư tưởng, học
thuyết đến triết lý sống; từ nhận thức đến thực hành.
2. Quan điểm của Hồ Chí Minh về khai thác di sản tư tưởng của Nho giáo
Thứ nhất, khai thác di sản tư tưởng Nho giáophảitrên cơ sở quán triệt quan điểm duy vật biện chứng về lịch sử.
Vận dụng quan điểm duy vật biện chứng về lịch sử, Hồ Chí Minh quan
niệm, bất cứ một hệ thống tư tưởng nào cũng ra đời trong những điều kiện
lịch sử cụ thể, chịu sự chi phối, quy định của những điều kiện ấy.
Chính vì thế, để lý giải, đánh giá nội dung, giá trị của bất cứ hệ thống
tư tưởng nào, cũng cần phải đặt nó vào trong những điều kiện ra đời của
nó. Mọi thiên kiến, áp đặt bằng con mắt phi lịch sử với các di sản quá
khứ đều là điều không thể chấp nhận được, đều có nguy cơ dẫn đến sai
lầm, hoặc tuyệt đối hoá hoặc phủ nhận sạch trơn giá trị của các di sản
quá khứ. Nói về học thuyết Mác, Hồ Chí Minh viết: “Mác đã xây dựng học
thuyết của mình trên một triết lý nhất định của lịch sử, nhưng lịch sử
nào? Lịch sử châu Âu. Mà châu Âu là gì? Đó chưa phải là toàn thể nhân
loại”(9), và vì thế, “Dù sao thì cũng không thể cấm bổ sung
“cơ sở lịch sử” của chủ nghĩa Mác bằng cách đưa thêm vào đó những tư
liệu mà Mác ở thời mình không thể có được”(10). Đối với Nho
giáo, Hồ Chí Minh chỉ rõ: “... cách đây 20 thế kỷ, chưa có chủ nghĩa tư
bản và chủ nghĩa đế quốc và các dân tộc chưa bị áp bức như chúng ta ngày
nay, cho nên bộ óc Khổng Tử không bao giờ bị khuấy động vì các học
thuyết cách mạng”(11), và “nếu Khổng Tử sống ở thời đại chúng
ta và nếu ông khăng khăng giữ những quan điểm ấy thì ông sẽ trở thành
phần tử phản cách mạng. Cũng có khả năng là siêu nhân này chịu thích ứng
với hoàn cảnh và nhanh chóng trở thành người kế tục trung thành của
Lênin”(12). Vận dụng quan điểm duy vật biện chứng
về lịch sử, Người cũng xem xét các di sản tư tưởng quá khứ trước những
yêu cầu mới của thời đại mới, để từ đó kế thừa một cách biện chứng các
di sản này.
Thứ hai, khai thác di sản tư tưởng Nho giáophải trên quan điểmvới thái độ trân trọng, kế thừa, phát triểncó chọn lọc.
Hồ Chí Minh đã nêu ra một quan điểm mang tính chỉ dẫn rất toàn diện:
“Không phải cái gì cũ cũng bỏ hết, không phải cái gì cũng làm mới. Cái
gì cũ mà xấu, thì phải bỏ… Cái gì cũ mà không xấu, nhưng phiền phức thì
phải sửa đổi lại cho hợp lý… Cái gì cũmà tốt, thì phải phát triển thêm…
Cái gì mớimà hay, thì ta phải làm”(13).
Quan điểm của ngườivừa chống thái độ tuyệt đối hoá cái “cổ” coi thường
cái “kim”, vừa chống thái độ tuyệt đối hoá cái “kim” coi thường cái
“cổ”, vì thế có tính khoa học sâu sắc.
Hồ Chí Minh chỉ rõ: “Tuy Khổng Tử là phong kiến và tuy trong học thuyết
của Khổng Tử có nhiều điều không đúng,song những điều hay trong đó thì
ta nên học”.
Thứ ba, khai thác di sản tư tưởng Nho giáo với thái độ
khoan dung trong xem xét, đánh giá, ứng xử với các hệ thống tư tưởng
khác nhau.
Không tuyệt đối hoá, không “độc quyền tư tưởng”, thì mới có thể chấp
nhận những cái khác khác biệt để trân trọng và tiếp biến. Hồ Chí Minh
không chỉ thừa nhận chủ nghĩa Mác có ưu điểm, mà khẳng định học thuyết
Khổng Tử, tôn giáo Giêsu, đạo Phật, chủ nghĩa Tam dân của Tôn Trung Sơn,
v.v.. đều có ưu điểm, thậm chí là những ưu điểm chung với ưu điểm của
chủ nghĩa Mác. Hồ Chí Minh chỉ rõ, không phải chỉ có chủ nghĩa Mác, mà
các học thuyết, hệ thống tư tưởng - văn hoá nói trên cũng hướng đến mục
tiêu “mưu hạnh phúc cho loài người, mưu hạnh phúc cho xã hội”. Hồ Chí
Minh là người ngay từ rất sớm, đã khẳng định tôn giáo chứa đựng những
hạt nhân văn hoá - đạo đức có giá trị, v.v..
Có thể thấy rõ, quan điểm khoan dung, bản lĩnh văn hoá kết hợp với tinh
thần khoa học của quan điểm duy vật biện chứng, của thái độ trân trọng
các di sản quá khứ đã giúp Hồ Chí Minh có khả năng khai thác di sản tư
tưởng Nho giáo một cách rất thành công r
________________
Bài đăng trên Tạp chí Lý luận chính trị số 10-2014
(1), (8), (9), (10) Hồ Chí Minh: Toàn tập, t.1, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2011, tr.461, 284, 509-510, 509.
(3), (11), (12) Sđd, t.2, tr.454-455, 563, 562, 563.
(4) Dẫn theo Võ Nguyên Giáp (chủ biên): Tư tưởng Hồ Chí Minh với con
đường cách mạng Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2002, tr.51.
(5) Hồ Chí Minh: Toàn tập, t.4, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2011, tr.170.
(6), (13) Sđd, t.5, tr.280, 112-113.
(7) Sđd, t.8, tr.113.
PGS, TS Lại Quốc Khánh
Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn
Đại học Quốc gia Hà Nội
(http://lyluanchinhtri.vn/home/index.php/nguyen-cuu-ly-luan/item/1062-ho-chi-minh-voi-van-de-khai-thac-di-san-tu-tuong-nho-giao.html)
Saturday, 24 May 2014
Trung đội thứ sáu làm gì ở Điện Biên Phủ?
Ngoài việc tăng cường cho Điện Biên Phủ về sinh lực, vật lực, thực dân Pháp
còn xây dựng ở đây một trung tâm tổ chức và chỉ huy hoạt động tình báo, gián điệp,
do thám, biệt kích và
chiến tranh tâm lý. Pháp đã tăng cường một số sĩ quan, nhân viên tình báo để xây dựng một bộ phận
do thám tình báo khá mạnh ở khu vực này. Trong đó gồm ba hệ thống: một hệ thống
phòng nhì (2B), hai trung đội thứ sáu và lực lượng biệt kích GCMA, do các sĩ
quan tình báo có kinh nghiệm chỉ huy. Đây là một trong những vấn đề tác động lớn
đến công tác giữ bí mật, phòng gian của các đơn vị tham gia chiến dịch, đồng thời
cũng là một khó khăn, thách thức lớn đối với cơ quan bảo vệ chiến dịch.
Đỗ Thanh Dũng , “Công tác bảo vệ-an ninh trong chiến dịch Điện Biên Phủ” , ghi theo lời kể của đồng
chí Thiếu tướng Trần Kinh Chi, Đại tá Lưu Công Tiền, Thiếu tá Nguyễn Bảo Đối,
Đại tá Vũ Ước-nguyên cán bộ bảo vệ, trực tiếp tham gia chiến dịch Điện Biên
Phủ, 10:55 | 31/03/2004
|
Trung đội thứ sáu là cách các cán bộ bảo vệ - an ninh quân đội của ta thời
1953-1954 dịch section 6 của tiếng
Pháp, sau đó được các nhà sử học quân sự lưu truyền qua sách vở (Lịch sử cục bảo vệ - an ninh quân đội nhân
dân Việt Nam 1950-2000).
Từ section có nhiều nghĩa. Trong quân sự là trung đội bộ binh. Trong hình học đó là mặt cắt / thiết diện. Trong một tổ chức nào đó nó có thể là một ban hay một tiểu ban. Trong trường hợp đang xét, đó là ban 6 của SDECE (cơ quan
tình báo đối ngoại và phản gián của Pháp). Ban này chiêu mộ người Mèo làm công
việc do thám cho Pháp. Ở Điện Biên Phủ có một toán như vậy:
The French used Hmong extensively for intelligence gathering. There was a
detachment of Hmong at Dien Bien Phu who worked for the French equivalent of
the CIA – called section 6.
(Gary Cook, 1980, Thesis, Dissertations, Professional Papers,
Paper 3626, p.20)
Đoạn văn của Đỗ Thanh Dũng
(chép lại từ sách Lịch sử cục bảo vệ - an
ninh quân đội nhân dân Việt Nam 1950-2000) phải diễn đạt lại như sau cho
chính xác:
Trong đó gồm hai hệ thống: một là hệ thống phòng nhì (2B), hai là ban 6 và lực lượng biệt kích
GCMA, do các sĩ quan tình báo có kinh nghiệm chỉ huy.
Friday, 11 April 2014
Sao phỏng ngữ nghĩa là gì?
Sao phỏng ngữ nghĩa là việc người phiên dịch (phải dịch
cụm từ film cochon của tiếng Pháp chẳng
hạn) gán thêm ý nghĩa của từ ngữ trong ngôn ngữ gốc (nghĩa dâm tà bẩn thỉu của từ cochon
trong tiếng Pháp) vào từ ngữ có sẵn trong ngôn ngữ đích (từ con heo của tiếng Việt) . Việc gán
nghĩa này xảy ra trên cơ sở là từ ngữ gốc (cochon
của tiếng Pháp) và từ ngữ đích (con heo
của tiếng Việt ) đều có cùng ý nghĩa định danh trực tiếp (cùng chỉ con vật nuôi,
móng guốc, ăn tạp thuộc họ Lợn). Kết quả của việc sao phỏng ngữ nghĩa này là cụm
từ phim con heo (chỉ thể loại phim
khiêu dâm bẩn thỉu).
Monday, 3 March 2014
Vì sao nhà nuôi dạy trẻ dưới 6 tuổi được gọi là vườn trẻ?
Sách Từ vựng học
tiếng Việt của Nguyễn Thiện Giáp (2013:253) trong lần tái bản thứ 9 cho rằng
vườn trẻ là sao phỏng của từ Nga
tương ứng. Thật ra ngay từ đầu thế kỷ 20 người Việt đã có ấu trĩ viên rồi:
Thật thế, năm bảy
năm nay, ở Hà Nội không nghe ai hề bàn tới ấu trĩ viên nữa. Cho đến ông chủ
phát khởi ra cái sự nghiệp từ thiện ấy là hội Khai trí tiến đức, hình như cũng
chẳng còn nhắc tới. Khác với lúc bấy giờ, mười năm trước, cái cảnh tượng tấp nập
biết bao: Từ các quan địa phương cho đến các hào lý trong làng, ai nấy chạy sấp
chạy ngửa, lo việc ấu trĩ viên; các báo thì cổ động.
Phan Khôi, Phụ
nữ thời đàm, s. 6 (22. 10. 1933), tr. 1-2
Ấu trĩ viên là phiên âm Hán Việt của 幼稚園, dùng để dịch jardin d’enfants của tiếng Pháp (Đào
Duy Anh, 2005:33). Đào Đăng Vỹ (1960:699) dịch jardin d’enfants là ấu trĩ
viên, vườn trẻ chơi.
Sunday, 2 March 2014
Gốc Nga hay gốc Tàu?
Sách Từ vựng học
tiếng Việt của Nguyễn Thiện Giáp (2013:253) trong lần tái bản thứ 9 vẫn giữ
quan điểm cho rằng kế hoạch năm năm
là sao phỏng của từ Nga tương ứng. Thật ra ngay từ đầu thế kỷ 20 người Việt đã
mượn 五年計劃 của người Trung
Quốc, phiên âm Hán Việt là ngũ niên kế
hoạch để dịch cụm từ plan quinquennal của tiếng Pháp (Đào Duy Anh, 1950:1420).
Thanh Nghị (1967b:980) đảo lại thành kế
hoạch ngũ niên. Trong khi đó ở miền Bắc ngũ
niên kế hoạch nhường chỗ cho kế hoạch
5 năm:
QUỐC HỘI NƯỚC VIỆT
NAM DÂN CHỦ CỘNG HÒA
KHÓA II, KỲ HỌP THỨ 6
Sau
khi nghe báo cáo của Chính phủ về kế hoạch phát triển kinh tế quốc dân 5 năm lần
thứ nhất (1961 - 1965) và kế hoạch nhà nước năm 1963,
Sau
khi nghe thuyết trình của Uỷ ban kế hoạch và ngân sách của Quốc hội và tham luận
của các đại biểu Quốc hội,
QUYẾT
NGHỊ:
1-
Thông qua kế hoạch phát triển kinh tế quốc dân 5 năm lần thứ nhất (1961 - 1965)
do Chính phủ trình trước Quốc hội.
Sunday, 8 September 2013
Tại sao người ta không thể nhợt nhạt như xác chết được?
Tiếng
Pháp nói pâle comme un cadavre,
nhưng người Việt thời Tự Lực Văn Đoàn chưa quen nghe nhợt
nhạt như một cái xác chết. Vì vậy mục Hạt Sạn của Báo Ngày Nay số 88 (5
tháng 12 năm 1937) giễu truyện Buổi đi
chơi đăng ở Tiểu Thuyết Thứ Ba số 182:
Bậy!
Cũng trong truyện ấy:
Lan nhợt nhạt như
một cái xác chết.
Thế thì hẳn lan trần
truồng.
(Hàn
Đãi Sạn, 1937:1024)
Bây
giờ mà giễu như vậy thành ra vô duyên lạc lõng.
Nhợt
nhạt như xác chết ngâm nước lâu ngày tôi lôi tôi lên. Tươi rói như hoa vào lúc
đương thì tôi lạ lẫm thấy mình không còn là mình nữa.
Saturday, 6 July 2013
Giọt nước nào ở trong tâm thức của người Việt?
Trần Quốc Vượng (2003) khám phá ra rằng:
Người thợ luyện
kim có thể nói: Họ “giống nhau như đúc”. Nhưng bất cứ người dân thường Việt Nam nào cũng có thể
nói: Họ “giống nhau như hai giọt nước”.
Người Việt không cứ phải là thợ luyện kim mới có thể
nói câu “Họ giống nhau như đúc”. Từ điển Gustave Hue (1937:343) đã ghi nhận
thành ngữ này.
Từ điển Gustave Hue (1937:343) còn có giống như in, giống như lột, giống như tạc
nhưng không có giống nhau như hai giọt
nước. Người Việt biết tiếng Tây đầu thế kỷ 20 ắt biết se ressembler comme deux
gouttes d’eau là gì, nhưng cách diễn đạt giống nhau như hai giọt nước chưa phổ biến đến mức được xem là
thành ngữ, thậm chí còn có thể bốc mùi Tây quá nặng. Bằng cớ là trước Gustave
Hue một năm, từ điển Pháp Việt của Đào Duy Anh (1950:486) đã dịch se ressembler comme deux gouttes d’eau
là giống hệt nhau, giống nhau như đúc,
như lột vì lúc ấy mà có chuyển thành giống
nhau như hai giọt nước ắt sẽ có người la ó:
-Dịch thế bố
ai hiểu được? Hay định bắt chước người nào dịch on the dotted line của Nabokov thành trên những dòng kẻ hử?
Thanh Nghị (1967b:602) có giống như đúc, như in, như tạc khuôn nhưng chưa có can đảm đưa giống nhau như hai giọt nước vào từ điển.
Nay thì giống nhau như hai giọt nước đã được Hoàng Phê (2006:403) công nhận là thành ngữ tiếng Việt. Quả thật người Việt nào cũng có thể nói câu Họ giống nhau như hai giọt nước và ngay
cả nhà sử học cũng có thể ngộ nhận là người Việt xưa nay vẫn luôn bận lòng vì nước như thế.
Friday, 10 May 2013
Ai có thể cắm sừng ai?
Cắm sừng,
dịch sao phỏng từ tiếng Pháp planter des
cornes, là [ông] đi ăn chả hoặc [bà] đi ăn nem. Tương tợ ta có porter des cornes và avoir des cornes của tiếng Pháp sang tiếng
Việt thành mọc sừng để nói về nạn
nhân của sự phản bội.
Bên tiếng Pháp là vậy
nhưng ở Việt Nam khi xưa không có chuyện đàn ông ngoại tình mà chỉ có người đàn
bà mới bị ghép tội này nên nói cắm sừng
là nói người đàn bà làm cho chồng phải
mang tiếng có vợ lấy trai (Thanh Nghị, 2967b:201). Cho đến nay các từ điển
vẫn chưa hoàn toàn thoát khỏi cái nếp nghĩ đó, tiếp tục lấy danh dự của người
chồng làm điểm xuất phát cho định nghĩa: cắm
sừng là đánh lừa chồng, ngoại tình
(Nguyễn Kim Thản, 2005:228 ; Hoàng Phê, 2006:117), là đánh lừa chồng để có quan hệ ngoại tình trót lọt, dễ dàng (Nguyễn
Như Ý, 1999:269).
Wednesday, 13 June 2012
Lá cải không phải là tabloid (An Chi)
Lá cải không phải là tabloid (Năng Lượng Mới số 127 ,8-6-2012).
by An Chi on Friday, June 8, 2012 at 1:02pm ·
Bạn đọc : Đề nghị học giả cho biết tại sao lại gọi là “lá cải” mà không gọi là lá gì khác? Và xin ông cho biết lịch sử báo lá cải trên thế giới và ở Việt Nam. Xin trân trọng cảm ơn ông.
N.Sơn (Cầu Giấy, Hà Nội).
An Chi : Trên Thanh Niên online ngày 26-4-2012, tác giả Minh Phong đã viết : “Báo lá cải là gì? Tại sao lại là “lá cải” chứ không phải là “lá tre”, “lá ổi”...? Do khổ tờ báo to bằng lá cải? Do báo sau khi đọc xong chả có giá trị gì ngoài việc gói rau và một ngày sau nội dung bốc mùi rau cải? Có một cách giải thích này nghe có vẻ xuôi tai: phần lớn báo chí Sài Gòn trước giải phóng có các bài viết do ký giả tự săn tin và viết thì ít mà do ban biên tập “sưu tầm” từ những nguồn “đáng tin cậy” để dán vào tờ báo, giống như chọn từ mỗi chiếc bắp cải một lá cải đẹp bỏ vào nồi nấu, cho thêm gia vị, rồi bê tô cải “đậm đà hương vị” ra cho thực khách.”
Trên đây dĩ nhiên là chuyện hỏi đùa đáp vui. Dưới đây là chuyện nghiêm túc. Trong bài “Nguồn gốc cụm từ «báo lá cải» ở phương Tây” (Thanh Niên ngày 1-6-2012), tác giả Hoàng Đình đã viết về lược sử của báo lá cải như sau:
“Trong tiếng Anh, “lá cải” được thể hiện bằng từ “tabloid”. Vào cuối thập niên 1880, từ “tabloid” được hãng dược phẩm Burroughs Wellcome & Co dùng đặt tên cho loại thuốc viên nén, chứ chẳng liên quan gì đến báo chí. Trước đó, hầu hết các loại thuốc đều ở dạng bột nên khá khó uống. Vì thế, loại viên nén (tabloid) ra đời lập tức chiếm ưu thế do dễ nuốt khi uống.
“Mặt khác, vào thập niên 1890 và 1900, một xu hướng báo chí mới ra đời. Xu hướng này không hề đặt nặng những vấn đề “đại sự, vĩ mô” mà chỉ tập trung vào các nội dung đơn giản, dễ đọc để thu hút sự hiếu kỳ của số đông… Vì thế, loại báo chí này trở nên “dễ nuốt” đối với số đông độc giả giống như loại thuốc viên nén (tabloid). Từ đó khái niệm “báo lá cải” (tabloid journalism) ra đời. Bắt nguồn từ Anh và Mỹ, xu hướng này đến nay đã lan rộng trên khắp thế giới.”
Cách giải thích trên đây thú vị ở chỗ nó giúp cho người đọc thấy được sự chuyển nghĩa bằng ẩn dụ từ “tabloid-thuốc nén” sang “tabloid-báo chí” ngay trong bản thân tiếng Anh, chứ chưa cho biết danh ngữbáo lá cải của tiếng Việt bắt nguồn từ đâu. Đồng thời cách đối chiếu danh ngữ báo lá cải với tiếng Anhtabloid journalism trong ngoặc đơn như trên cũng có thể làm cho một số người hiểu sai mà suy diễn rằng đây là nguồn gốc của danh ngữ đang xét trong tiếng Việt. Trong thực tế, danh ngữ báo lá cảituyệt đối không liên quan gì đến tabloid journalism về mặt nguồn gốc. Nhân tiện, xin nói thêm rằng tiếng Hán hiện đại cũng không có sẵn một đơn vị từ vựng nào tương ứng với tabloid để đối dịch nên chỉ “diễn nghĩa” từ này của tiếng Anh thành “tiểu hình báo” 小型報, thường gọi tắt thành “tiểu báo” 小報 (nghĩa rộng, có trước) và thành “thông tục tiểu hình hoạ báo” 通俗小型畫報, nói tắt là “thông tục tiểu báo” 通俗小報 (nghĩa hẹp, có sau).
Trong nhiều ngày qua, nhiều tờ báo đã bàn về vấn đề “báo lá cải”. Ngay cả một tác giả như Nguyễn Hùng của bbcvietnamese.com cũng có bài “Trả lại tên cho «lá cải»” (Thứ tư, 30-5-2012). Nói chung, dù sơ lược hay tương đối chi tiết, những bài đó đều bổ ích cho việc tìm hiểu sự ra đời rồi sự phát triển của báo chí tabloid. Nhưng tuyệt đối đồng hoá khái niệm “tabloid” của báo chí anglo-saxon với khái niệm “lá cải” của Việt Nam thì lại là một sự nhầm to. Trước nhất là ngay cả hai tiếng “lá cải” cũng đã bị hiểu sai, như trong bài của Nguyễn Hùng. Khi phân biệt “Đại chúng” (Popular) với “Chất lượng” (Quality) thì nét khu biệt thứ nhất của loại trước là Tabloid đã được ông Nguyễn Hùng dịch thành “Khổ nhỏ (lá cải)”, đối với Broadsheet là “Khổ lớn”. Ông đã dùng sai danh ngữ “lá cải” trong ngoặc đơn. Tabloid ở đây là một tiêu chí về khuôn khổ (khổ A3), đối với broadsheet là khổ lớn thì không thể phụ chú cho nó bằng hai tiếng “lá cải” như thế được. Lý do rất đơn giản : trong tiếng Việt, hai chữ “lá cải” không bao giờ được dùng để chỉ khổ giấy, dù là khổ A mấy. Ta có thể suy diễn rằng ông Hùng đã mặc nhiên hiểu “lá cải” là hai từ mà tiếng Việt đã dùng theo ẩn dụ để chỉ khổ giấy từ trước, rồi sau đó mới dùng nó theo nghĩa xấu hiện hành (báo dở, báo tồi). Cũng vì một cách hiểu sai như thế mà Trường Thuỷ mới đánh đồng “lá cải” với “báo khổ nhỏ”. Tác giả này viết: “Những năm gần đây, khái niệm “lá cải” hay “báo khổ nhỏ” gần như chỉ được đề cập với góc độ cung cách và chủ đề đưa tin của tờ báo.” (“Thế nào là báo lá cải?”,hcm.24h.com.vn ngày 30-5-2012). Xin thưa rằng sự thật hoàn toàn không phải như thế. “Lá cải” không phải là một đơn vị từ vựng “tự cung tự cấp” của tiếng Việt để cho ta có thể dùng nó mà dịchtabloid của tiếng Anh. Đó là một hình thức sao phỏng từ tiếng Pháp.
Thực ra, nhiều thuật ngữ của nghề báo ở Việt Nam đã bắt nguồn từ tiếng Pháp : co (< corps) trong co chữ, măng-sét (< manchette), sapô (chapeau), tít (< titre), v.v.. Nhưng những trường hợp như thế này thì còn dễ thấy vì dù sao đó cũng chỉ là những hình thức phiên âm. Chứ như hai tiếng lá cải thì ít ai nghĩ rằng nó được mượn từ tiếng Pháp theo biện pháp sao phỏng
Sao phỏng (tiếng Pháp: calque, tiếng Anh: loan translation) là một hình thức vay mượn từ vựng trong đó các yếu tố được vay mượn đều được dịch theo nghĩa đen sang ngôn ngữ đi vay mượn nhưng phải được hiểu theo đúng cách hiểu của người nguyên ngữ. Tin vịt là một danh ngữ sao phỏng từ tiếng Pháp canard, nghĩa là tin thất thiệt, chứ không phải tin tức liên quan đến vịt là một giống gia cầm. Từ thập kỷ 1990, khi Việt Nam mở cửa, ta bắt đầu sử dụng hai tiếng trọn gói, sao phỏng từ tiếng Anhpackage. Ta hiểu rằng đây là chuyện bao trọn từ khâu đầu đến khâu cuối, bao từ A đến Z. Có ai máy móc hoặc ngớ ngẩn đặt vấn đề xem người ta gói bằng vải, bằng giấy hay thậm chí bằng lá chuối, lá dong, v. v. đâu.
Cũng thế đối với hai tiếng lá cải, mà ít ai ngờ rằng nguyên mẫu của nó trong tiếng Pháp lại có dây mơ rễ má với su trong su lơ, su hào và su kem. Su lơ là do phiên âm từ tiếng Pháp chou-fleur, su hào dochou-rave, su kem do chou à la crème. Còn lá cải thì do sao phỏng từ tiếng Pháp feuille de chou, mà nghĩa đen là … “lá cải”. Nhưng vì đây là một hình thức sao phỏng cho nên hễ người Pháp hiểu nó như thế nào thì ta cũng phải theo mà hiểu đúng như thế. Sau đây là lời giảng về feuille de chou trong một số từ điển tiếng Pháp :
–Le Petit Larousse Illustré 2002 : Journal médiocre (tờ báo xoàng);
–Dictionnaire Hachette, édition 2005 : Journal de peu de valeur (tờ báo ít giá tri);
–Le Grand Robert : Papier, écrit, journal de peu de valeur (bài báo, bài viết, tờ báo ít giá trị); v.v..
Cho đến nay, ngay cả khi tabloid đã thực sự đi vào tiếng Pháp, có khi với cả hình thức “Pháp hoá”tabloïde – nhưng Viện Hàn lâm lại chưa công nhận – thì mấy tiếng feuille de chou vẫn hành chức một cách bình thường trong ngôn ngữ hằng ngày, không những tại Pháp, mà ở cả nhiều nước nói tiếng Pháp khác nữa. Sau đây là một số dẫn chứng :
1.– “Pour conclure, le Bild est une feuille de choux (sic) type tabloïde qui ne peut en aucun cas servir de référence sérieuse en Allemagne.” (Để kết luận, tờ Bild là một tờ lá cải kiểu tabloid không thể dùng để tham khảo một cách nghiêm túc trong (bất cứ) trường hợp nào ở nước Đức). Đây là lời bình luận của Arminius đối với bài “Une personne âgée sur le trottoir, c’est une bibliothèque qu’on assassine” (Một người cao tuổi (sống) ở vỉa hè là một thư viện người ta đang giết đi) trên blog của Jean-Paul Foscarvel (30-11-2011).
2.– “L’écrivain Heinrich Böll, prix Nobel de littérature 1972, avait déjà, dès 1974, dans son roman Die verlorene Ehe der Katharina Blum (L’honneur perdu de Katharina Blum), dénoncé les méthodes très contestables de cette feuille de chou.” ( Nhà văn Heinrich Böll, giải Nobel Văn chương 1972, ngay từ 1974, trong tiểu thuyết Danh dự đã mất của Katharina Blum của mình, đã vạch trần những phương pháp rất đáng tranh cải của tờ báo lá cải này (tờ Bild của Đức – AC).” Đây là ý kiến của michelmau trong bài “Le tabloïd Bild devient le 1er site internet d'informations” (Tờ Bild dạng tabloid trở thành trang đứng đầu về thông tin trên internet) trên mạng AllemagnOmax (1-2-2011).
3.– “France Antilles est le tabloid-feuille de chou locale, en situation de quasi-monopole” (France Antilles là tờ lá cải địa phương dạng tabloid, chiếm vị trí gần như độc quền). Đây là câu trả lời của Renaudsechet trên voyageforum.com ngày 24-7-2011 cho câu hỏi “Quels journaux peut-on trouver dans les kiosques en Guadeloupe?” (Có thể tìm thấy những tờ báo nào tại các ki-ốt ở Guadeloupe?).
4.– “Fiddes a raconté au tabloïd britannique The Sun (une excellente feuille de chou) qu'en 2005, Michael aurait voulu faire assassiner un de ses frères, Randy, un ex-membre des Jackson Five.” (Fiddes (cựu vệ sĩ của Michael Jackson – AC) đã kể cho tờ báo dạng tabloid The Sun của Anh (một tờ báo lá cải đặc sắc) rằng hồi 2005, Michael như đã muốn cho ám sát Randy, một trong những anh em của anh ta, một thành viên cũ của nhóm Năm anh em nhà Jackson). Đây là lời kể của Josée Guimond trong bài “Zones de turbulence” (Những vùng náo động) trên lapresse.ca/le-soleil ngày 19-5-2012.
Lá cải không phải là tabloid - tiếp theo (Năng Lượng Mới số 128 ,12-6-2012).
by An Chi on Tuesday, June 12, 2012 at 9:37pm ·
(tiếp theo)
5.– “ (…) Une feuille de choux (sic) telle que The National Enquirer se permet de publier en une un cliché montrant Whitney dans son cercueil ( Một tờ báo lá cải như The National Enquirer tự cho phép mình đưa lên trang nhất bức ảnh Whitney (Houston – AC) nằm trong quan tài). Tin củamusique.portail.free.fr ngày 2-2-2012, liên quan đến đám tang của Whitney Houston.
Đấy, bên cạnh tabloid tiếng Anh “nguyên xi’ hoặc tabloïde “Pháp hoá”, danh ngữ feuille de chou hãy còn sống mãnh liệt, cường tráng như thế trong tiếng Pháp, nơi nó đã sinh ra tự bao giờ … Với nghĩa cụ thể và rõ ràng trên đây của nó, từ lâu feuille de chou đã được dịch sang tiếng Việt thành lá cải và được hiểu là:
–“Tờ báo tồi” ( Từ điển tiếng Việt, Văn Tân chủ biên, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, 1967).
–“Các tờ báo ít đọc giả” ( Việt-Nam tự -điển của Lê Văn Đức, Khai Trí, Sài Gòn, 1970).
–“ Ví tờ báo tồi, viết nhảm nhí, không có giá trị,” (Từ điển tiếng Việt, Hoàng Phê chủ biên, Nxb Đà Nẵng – Vietlex, 2007).
Trong bài “Tại sao người ta gọi là «Báo Lá Cải» ?” trên trang pcxclubvietnam.com ngày 9-5-2012, Ngoc Tuan đã hiểu nhầm nghĩa của từ feuille ( trong feuille de chou) nên mới viết :“Ở Pháp người ta dùng từ “feuille de chou” (“feuille”: tờ báo và “chou”: cải bắp).” Thực ra ở đây feuille vẫn là lá cây chứ không phải tờ báo vì cả danh ngữ feuille de chou mới được dùng theo ẩn dụ để chỉ báo lá cải. Và cũng chính vì không thấy được xuất xứ đích thực của hai tiếng lá cải là feuille de chou nên tác giả Trường Thuỷ mới viết trên hcm.24h.com.vn: “ Còn vì sao tabloid được dịch qua tiếng Việt là “lá cải” thì cho đến nay chưa có giải thích nào thực sự xác đáng. Có lẽ vì hai lẽ: lá cải nghe giống không khí chợ búa nhộm nhoạm và thứ hai là so sánh tờ báo với cái lá cải nghe ổn hơn là lá tre, lá mít.” Đây chỉ là kết quả của một sự suy diễn … riêng tư. Nhà văn Vũ Bằng thật là sáng suốt khi dùng tabloid nguyên dạng trong Bốn mươi năm nói láo (1969) : “Hằng ngày, chúng tôi ngồi bàn bạc với nhau ra một loại báo giật gân theo kiểu Tabloid(…); có lúc lại bàn làm một tờ báo in giấy màu hồng cho Đồng Minh (…) nhưng rồi kết cục không xong đâu vào đâu cả.”
Vậy cứ như trên thì lá cải của tiếng Việt chẳng có dây mơ rễ má gì về mặt nguồn gốc với tabloid của tiếng Anh. Nhưng tiếng Anh thì lại có từ tương ứng mỹ mãn với feuille de chou của tiếng Pháp và lá cảicủa tiếng Việt. Đó là rag, mà nghĩa gốc là giẻ rách và một trong những nghĩa bóng là … báo lá cải (“báo giẻ rách”). Người ta cũng nói rõ và dài hơn thành rag newspaper. Ngoài ra, còn có gutter-press, trong đó gutter có nghĩa là cặn bã. Nhưng, theo chúng tôi thì rag là từ “xứng lứa vừa đôi” nhất để đối dịchfeuille de chou và lá cải.
Sự khác nhau căn bản giữa lá cải và tabloid là ở chỗ lá cải không quan tâm đến khuôn khổ của tờ báo và (những) lĩnh vực mà nó đề cập còn tabloid thì được quy định là khổ A3 và nội dung mà nó đề cập thường là chuyện đời tư, chuyện người nổi tiếng, chuyện tai tiếng, chuyện tầm phào, v.v.. Ở đây, ta cần minh định rõ nội dung của từng khái niệm để tránh hiểu nhầm. Ở trên, khi nói về từ tabloid, chúng tôi có nói đến nghĩa rộng có trước và nghĩa hẹp có sau. Nghĩa có trước của tabloid chỉ liên quan đến khuôn khổ tờ báo là khổ A3 (nghĩa 1); nhưng về sau, vì những tờ báo bình dân, chất lượng tầm thường, chạy theo thị hiếu thấp kém của đại chúng, cũng được in theo khổ A3, tức khổ tabloid, nên từtabloid mới có thêm nghĩa sau, và là một nghĩa xấu, để chỉ loại báo này (nghĩa 2). Vì không muốn bị lây “tiếng xấu” nên một số tờ báo nghiêm túc khổ A3 mới tránh từ tabloid (dù chỉ là hiểu theo nghĩa 1) mà tự xem là compact (nén). Cứ như trên thì tiếng Việt lá cải có nghĩa rộng hơn nghĩa 2 của tabloid vì, trên nguyên tắc, nó cũng có thể dùng để chỉ báo khổ lớn (broadsheet – tờ Bild của Đức in broadsheet) hoặc báo không đề cập đến những chủ đề đã nói, miễn đó là báo kém chất lượng. Dù sao đi nữa thì sau đây vẫn là một điều chắc chắn : lá cải chỉ là một danh ngữ dùng để dịch feuille de chou của tiếng Pháp chứ tuyệt đối không liên quan gì đến tabloid về mặt nguồn gốc. Và một phần cũng vì thế mà dùng lá cải để dịch tabloid theo nghĩa 2 là một việc làm thực sự không thích hợp. Chỉ có rag mới là lá cải mà thôi; ở đây cả hai bên đều chỉ là những từ, ngữ thông thường. Còn tabloid (kể cả nghĩa 1) thì có thể xêp vào hàng “thuật ngữ” chỉ một thể loại báo chí, không thể tuỳ tiện dịch thành “lá cải” được.
Đến như lịch sử của báo lá cải ở Việt Nam thì chúng tôi cho rằng nó gắn liền với lịch sử báo chí Việt Nam vì sự xuất hiện của báo lá cải trước đây là cá biệt. Đó chỉ là những trường hợp “trật đường ray” trong cả quá trình hành nghề của làng báo chứ không rộ lên thành một xu hướng chung như báo chí tabloid ở Anh, Mỹ. Chỉ có bây giờ nó mới rộ lên ở nước ta và ai nói rằng Việt Nam không có báo lá cải là nói sai.
HẾT
(Xem tiếp trên Năng Lượng Mới số 129, 15-6-2012)
Tuesday, 20 December 2011
Màu ghi là màu gì?
Màu ghi là màu xám. Gốc tiếng Pháp gris nghĩa là màu xám.
Đồng Văn Tình ngồi ở ghế bành, đầu chải gôm xanh mượt, râu ria cạo nhẵn, áo sơ mi trắng cài măng séc và caravát màu xanh nhạt, quần gabardine ghi, giầy bottine đánh xi thật bóng. (Tô Đức Chiêu, 2008:45)
Nhưng không phải ai cũng biết màu ghi là màu gì. Vì vậy người ta ghép song song ghi với xám thành ghi xám để giải thích từ mới bằng một từ sẵn có trong tiếng Việt:
Chiếc áo đỏ rực mà Mỏ Neo ép Miên phải thay thế cho màu be và ghi xám nổi bật trên nên vàng rực rỡ. (Nhiều Tác Giả, 2010tn:202, Di Li)
Các từ ghép chính phụ ghi bạc, ghi chì, ghi sáng... là kết quả dịch sao phỏng từ tiếng Pháp gris argent, gris plomb, gris clair...
Thursday, 17 November 2011
Tại sao những người tự đề cao mình một cách lố bịch lại bị gọi là cái rốn của vũ trụ?
Cái rốn vốn chỉ là cái ống dẫn máu từ nhau vào bào thai. Cái ống đó được cắt bỏ khi đứa nhỏ sinh ra được cắt. Cái sẹo hình tròn còn lại ở giữa bụng cũng gọi là rốn. (Hội Khai Trí Tiến Đức, 1931:472; Lê Văn Đức, 1973b:1247; Hoàng Phê, 2006:833). Do ảnh hưởng của tiếng Pháp, rốn có thêm nghĩa bóng là trung tâm: cái rốn của vũ trụ là kết quả dịch sao phỏng cụm từ tiếng Pháp le nombril de l’Univers. Cũng bằng cách dịch sao phỏng, le nombril du monde sang tiếng Việt thành cái rốn của thế giới. Điều thú vị là người Việt hay nói tưởng mình là cái rốn của vụ trụ hơn tưởng mình là cái rốn của thế giới. Trong khi đó người Pháp lại hay nói se prendre pour le nombril du monde. hơn se prendre pour le nombril de l’Univers. Bởi vậy dịch cụm từ cái rốn của vũ trụ ra tiếng Pháp là một vấn đề nan giải. Cách dịch nào cũng có cái hay và cái dở của nó.
Saturday, 1 October 2011
Phim hồng là phim gì?
Subscribe to:
Posts (Atom)