Buffon nói rằng phong cách chính là người vậy (Le style, est l'homme même / Le style, c'est [tout] l'homme).
Đọc đoạn văn sau đây có thể thấy bút lực của người viết thật đáng sợ:
Ils
étaient accoutumés à boire
un alcool qui
présentait un certain
goût empyreumatique agréable, dû à la quantité des matières premières que,
eux , ils employaient et, parmi lesquelles, un riz des plus délicats : la
drogue qu'on ingurgite de force aux Annamites, est fabriquée avec des riz à bon
marché, des ingrédients chimiques et a un sale goût.
(Nguyen
Ai Quac – Le Procès de la Colonisation Française)
Empyreumatique tiếng
Pháp nghĩa là khét. Đồng nghĩa với
nó là brûlé. Đồng nghĩa nhưng phạm vi sử dụng
khác nhau: empyreumatique là từ dùng
trong hóa học ; brûlé là từ phổ thông. Tần số sử dụng
cũng khác nhau: empyreumatique chỉ xuất hiện đúng hai (2) lần trong khi brûlé xuất hiện 2123 lần trên các văn bản văn
chương của TLF - Trésor de la Langue Française (tổng kích thước khối ngữ liệu là 150 triệu lượt từ). Kết quả thống
kê này cho thấy rằng nếu đi hỏi một người Pháp học vấn phổ thông empyreumatique là gì, ta có thể chắc chắn
là người đó không trả lời được trong khi xác suất để người đó đã từng nghe/gặp
và hiểu brûlé là khá
cao (cao hơn cả từ savon, nghĩa là xà bông / xà phòng, có tần số trên các
văn bản văn chương là 452).
Một người không học hóa học khó có khả
năng tiếp xúc với từ empyreumatique,
càng không có lý do gì phải sử dụng từ đó để nói với những người không học hóa
học, nhất là khi có sẵn một từ ai cũng hiểu là brûlé. Tuy nhiên hai khả năng sau đây có thể xảy
ra ở một câu văn dùng từ empyreumatique:
1) Một người ngoại quốc (Việt Nam chẳng hạn) tra từ điển Việt Pháp thấy
mục từ khét = brûlé, empyreumatique chọn hú họa một từ với niềm tin rằng cả hai cách dịch
tương đương với nhau. Chuyện này vẫn
thường xảy ra ở những người học ngoại ngữ chưa đến nơi đến chốn. Đầu thế kỷ 20
chưa có từ điển Việt Pháp nên nếu phải đi qua nhiều chặng trung gian Việt Hán,
Hán Pháp hay Việt Nhật, Nhật Pháp thì khả năng dùng từ ngữ sai phạm vi phong
cách càng dễ xảy ra hơn.
2) Người viết dùng từ ngữ bác học với một ý đồ phong cách nào đó. Một
là khoe chữ. Hai là tạo cho câu văn một dáng vẻ khoa học, khách quan với ý định
giễu nhại. Hoặc cả hai. Nhưng muốn gì thì cũng phải là người có hiểu biết về hóa
học (như Nguyễn Thế Truyền) mới dùng chữ kiểu này được.
Lẽ thường phải là như
thế. Dĩ nhiên không đúng với các trường hợp thiên tài xuất chúng, không cần học hóa học, không cần học cả tiếng Pháp nhưng vẫn viết được tiếng Pháp như các kỹ sư hóa học.