Saturday, 30 July 2011

Tạp dề là cái gì?

 Tạp dề, gốc tiếng Pháp là tablier, là tấm vải dùng để buộc trước bụng để giữ cho quần áo khỏi bẩn khi làm bếp.

Súng ghít là súng gì?

Ghít là từ gốc Anh (grease). Súng ghít (grease gun) là tiểu liên M3, được quân đội Mỹ đưa vào sử dụng từ cuối năm 1942.

Friday, 29 July 2011

Luật bốt uyn là luật gì?

Bốt uyn do both win bên tiếng Anh có nghĩa là cả hai đều được lợi. Nhân viên ăn hối lộ là xài luật bốt uyn, có lợi cho đương sự và người đưa hối lộ.

Wednesday, 27 July 2011

Thánh Pha Pha là thánh gì?

Thánh Pha Pha Thánh Cha, tức giáo hoàng La Mã. Gốc của Pha pha là từ papa của tiếng La Tinh có nghĩa là giáo hoàng. Cụm từ Thánh Pha Pha chỉ thấy xuất hiện trên văn bản xưa.
Tôi mà lại có lầm hay sao ? – Ấy, chớ nên nói thế ! Người ta muốn cho không lầm, chỉ có đức thánh Pha-pha mới không lầm mà thôi !  (Phan Khôi, Nói chuyện cùng ông Lệ Thiên, Thần chung, Sài Gòn, số 253 ngày 22.11.1929)

Sách Thuật Tích Việc Nước Nam của linh mục Đặng Đức Tuấn (chép năm Canh Thìn 1880) gọi giáo hoàng là pa pa:
Rô Ma có một giáo hoàng
Cội đầu hội thánh mối mang đạo trời
Tuy là đạo ở khắp nơi
Giáo hữu chốn chốn vâng lời pa pa.

Tại sao người giúp việc nhà được gọi là ô sin?

Ô sin (おしん) là nhân vật chính trong bộ phim truyền hình cùng tên dài 297 tập, được đài NHK (Nhật Bản) phát sóng từ tháng 4/1983 đến tháng 3/1984. Năm 1994 bộ phim này được đài VTV chiếu tại Việt Nam và gây cơn sốt liên tục nhiều tháng trời. Không phải ai cũng xem hết bộ phim nhưng hầu như ai cũng xem và nhớ đoạn đời cực khổ của bé Ô sin đi ở đợ. Sau đó người ta bắt đầu gọi những người làm dịch vụ giúp việc nhà là ô sin.

Monday, 25 July 2011

Tại sao không nên nói “đóng đinh câu rút trên cây thập giá”?

Câu rút bắt nguồn từ cruz của tiếng Bồ Đào Nha có nghĩa là thập tự giá. Đóng đinh câu rút chính là đóng đinh lên thập tự giá.

Tuesday, 19 July 2011

Từ ciment của tiếng Pháp vào tiếng Việt thành từ gì?


Từ ciment của tiếng Pháp vào tiếng Việt thành các từ sau đây xi măng, xi manh, xi mo, xi mon, xi mong, xi moon, xi moong, si mo, si mon, si mong, si moong. Trong số các từ này chỉ có từ xi măng là còn tồn tại đến ngày nay, được dùng phổ biến ở tất cả các loại văn bản trong mọi hoàn cảnh.
Người có công đưa xi măng lên địa vị này là Hoàng Xuân Hãn. Năm 1942 khi soạn quyển Danh Từ Khoa Học, ông đã quyết định phiên âm cimentxi măng cho gần với tiếng gốc mà không chọn các từ đã có sẵn trong dân gian như xi mo, xi mong... (Hoàng Xuân Hãn, 1959:xxxiii). 

Xi măng đã xuất hiện trước đó trên sách báo cùng với các dạng phiên âm khác:

 Sáng mồng 6, 7 giờ 15, tới bến Hải-phòng, tầu chạy đến đây là thôi, chỗ màn bắc cầu bằng xi-măng, vững-chãi sạch-sẽ, không như màn phà ở Nam và Hà-nội.
Nam Phong số 168 (1932:84, Nhàn Vân Đình)


Quyển từ điển Pháp Việt của Đào Duy Anh in trước quyển Danh Từ Khoa Học vài năm ghi cả hai dạng xi măngxi moong trong mục từ cimentTừ điển của Gustave Hue (1937:1164) chỉ ghi nhận dạng xi mo.
Bây giờ thỉnh thoảng vẫn còn gặp các biến thể cũ của xi măng rơi rớt lại trong một số câu hát của dân gian:
Chợ Sài Gòn cẩn đá, chợ Rạch Giá cẩn xi-mon
hay:
Một thương tóc húi ca rê,
Hai thương cái nói bạc lề tự do.
Ba thương mặt trát xi mo, (Mặt trát xi mo là mặt đánh phấn rất dày).
Hay trong các tác phẩm tiền chiến in lại:
Nước bể rút xuống lúc khuya còn để lại gờ bến xây xi-moong những ngấn rêu và bùn nhầy nhụa. (Nguyễn Tuân, 2006c:181)