Monday, 24 February 2014

Có bao nhiêu phần trăm sự thật trong những câu chuyện về Platôn Nguyễn Văn Thành (Thành Nga)


Có nhiều câu chuyện về Platôn Nguyễn Văn Thành (Thành Nga) do chính những người thân thiết của ông kể lại trực tiếp (bạn chiến đấu (Nguyễn Kế Nghiệp), bạn văn (Tô Hoài) hay gián tiếp (con gái Janine). Platôn hẳn đã nếm trải nhiều đắng cay từ khi rơi vào tay quân Đức năm 1942. Người chấp bút có lẽ vì tế nhị, không muốn xát thêm muối vào vết thương, tùy tiện nghĩ ra đủ cách lướt qua một giai đoạn mà họ nghĩ chẳng có liên quan gì với người Việt. Nhưng chính vì sự tùy tiện đó mà các câu chuyện về Platôn Nguyễn Văn Thành bộc lộ nhiều chi tiết mâu thuẫn lẫn nhau và hết sức thú vị:

Câu dưới đây chấm phẩy tù mù:

Không sao hiểu được quan hệ giữa hai địa danh Khacốp (Liên Xô) và Đan Mạch. Cũng không thể hiểu được chuyện tù binh trong tay Đức tự nhiên bị động viên vào đội quân lê-dương của Pháp. Platôn là công dân của Pháp hay sao mà bị Pháp hốt đi nghĩa vụ quân sự?  
Chuyện trước giờ thua trận, phát xít Đức ngấm ngầm chuyển tù binh sang choAnh. Cùng phường xâm lược với nhau, Anh giao số tù binh này cho Pháp để bổ sungvào đội quân Lê Dương nghe có vẻ hợp lý hơn nhưng thuần túy là sản phẩm của trí tưởng tượng. Đúng là Pháp đã mộ được nhiều lính lê dương từ các trại tù binh nhưng người muốn đăng lính lê dương phải tự nguyện điền đơn, ký hợp đồng chứ không phải Đức đá ai qua cho Anh, Anh đá qua cho Pháp là người đó thành lính lê dương. Chi tiết này cũng mâu thuẫn với chuyện Platôn bỏ trốn trên đường bị giải về Liên Xô rồi bị người dân địa phương bắt giao cho chính quyền, bị sung vào đội quân lê dương (lại bị sung vào đội quân lê dương mà không phải là điền đơn tình nguyện).

Có vẻ như những người kể chuyện thấy cần phải nhấn mạnh việc Platôn bị cưỡng ép cầm súng đi đánh Việt Nam. Có thể là đúng là Platôn không thích cầm súng đánh nhau với ai. Ông vào lính lê dương chẳng qua chỉ đế trốn sự truy bắt của Liên Xô. Nhưng không có ai cưỡng ép ông đầu quân. Người ta chỉ cưỡng ép ông trở về Liên Xô thôi.
Platôn đã đắc tội thế nào với đồng bào, đồng chí khiến ông không còn đường quay lại tổ quốc? Sự thật có phải, theo như lời kể của con gái ông, là ông chỉ thực tập tiếng Pháp với tên cai ngục người Đức, làm cho đồng đội hiểu lầm? Tô Hoài kể khác:

Platôn có tham gia lính ngụy không? Trong số những câu chuyện về Platôn Nguyễn Văn Thành, câu chuyện của Tô Hoài có lẽ không được tròn trịa mấy, nhưng đáng tin nhất, gần với sự thật nhất:


Nguyễn Kế Nghiệp, người đồng ngũ của Platôn ở tiểu đoàn 307, kể một cách khác, ở đâu đó giữa một cực là Tô Hoài và cực kia là sự hoang tưởng:



Nhiều tác giả cho rằng Platôn đến Sài Gòn vào tháng 4-1946. Cuối năm 1946 một phái bộ quân sự Xô Viết đến Sài Gòn,bắt được 15 cựu tù binh Liên Xô trong hàng ngũ quân lê dương. Chúng ta không biết bằng cách nào Platôn lại một lần nữa thoát khỏi tay đồng bào, đồng chí cũ của ông. Những người kể chuyện cũng không nói rõ ông đã tìm cách liên hệ với Việt Minh từ lúc nào, trước, trong hay sau khi phái bộ quân sự Xô Viết đến Việt Nam / đi khỏi Việt Nam. Không trả lời được những câu hỏi này, chúng ta chưa thể tin là ông chuyển sang hàng ngũ Việt Minh vì giác ngộ lý tưởng cao đẹp của những người kháng chiến hay chỉ vì muốn cao chạy xa bay hơn nữa.

Giấy trắng mực đen khẳng định chắc chắn:

Hai đoạn dưới đây được cho là lời phát biểu của chính Platôn Nguyễn Văn Thành về khoảnh khắc giác ngộ trong tâm hồn người lính lê dương gốc Liên Xô:




Trước tháng 8-1947 (thời điểm Platôn vượt thoát sang phía Việt Minh), việc quân Pháp tịch thu được ảnh của đủ bộ tam sên Lênin, Stalin, Mao Trạch Đông ở chỗ Việt Minh quả là một việc hãn hữu vô song. Tìm thấy chỉ mỗi ảnh của Lênin thôi cũng đã là sự lạ, mặc dù đỡ xạo hơn một chút. Những sự việc như vậy, nếu có xảy ra trong muôn một, đương nhiên phải khiến cho Platôn hiểu được những người ở phía bên kia là ai. Hiểu được rồi vẫn nhào qua thì trốn sang tận Đông Dương để làm gì?



Theo các chi tiết đăng trên Trang Thông Tin Điện Tử của Ủy Ban Nhân Dân Tỉnh Bến Tre, Platôn đã tìm cách liên lạc với Việt Minh từ hồi còn ở Vĩnh Long nhưng không thành.


Qua lời kể của Janine (con gái), sự kiện (các) tấm ảnh được dời trở lại trước Vĩnh Long:

Một ngày kia, trong mớ chiến lợi phẩmquân lê dương Pháp thu về có một tập tài liệu và mấy tấm ảnh. Sau này ông kể lại trên một tờ báo Nga: “Thoáng thấy mấy tấm hình bọn chúng giơ cao, tôi suýt nữa bật đứng nghiêm chào như thói quen ở Liên Xô. Đó là ảnh Lênin. Ngay lập tức tôi hiểu VN đứng về phía nào. Những tấm ảnh đã cứu linh hồn tôi”.
Tại Vĩnh Long, ông đã bắt liên lạc với một số người hoạt động bí mật trong thành phố, nhưng chưa nhận được tín hiệu trả lời thì họ đã bị mật thám bắt. 


Con đường dẫn Platôn đến với Việt Minh nhờ vậy hợp lý hơn, dễ hình dung hơn, thuận tiện hơn cho giả thuyết giác ngộ lý tưởng cao đẹp. Duy có sự tồn tại của mấy tấm ảnh là bất khả kiểm chứng.



Platôn có trúng mỹ nhân kế của Việt Minh không? Người phụ nữ móc nối với anh ở Bến Tre (Colette Nguyễn Thị Mai) đã trở thành vợ anh sau khi anh chạy sang Việt Minh.


Một năm sau Janine ra đời. Bến Tre bị chiếm đóng khắp nơi, Hai Thành chuyển về Trà Vinh hoạt động. Và vợ Hai Thành đi lấy chồng khác. Chấm dứt chóng vánh một cuộc tình (không) nghĩa.

Cô Mai đi đường của cô Mai. Ông Platôn hết lối để quay về. Ông có đau không?


Mục đích dĩ nhiên trở nên rõ ràng khi ta chỉ còn một đường mà đi.

Sunday, 23 February 2014

CHÍNH SÁCH "BÊN MIỆNG HỐ CHIẾN TRANH" CỦA TRUNG QUỐC ĐỐI VỚI VIỆT NAM SAU THÁNG 2 - 1979 (Nguyễn Thị Mai Hoa - Văn Hóa Nghệ An)



CHÍNH SÁCH "BÊN MIỆNG HỐ CHIẾN TRANH" CỦA TRUNG QUỐC ĐỐI VỚI VIỆT NAM SAU THÁNG 2 - 1979

  •   NGUYỄN THỊ MAI HOA
  • Thứ hai, 17 Tháng 2 2014 06:59
  • font size giảm kích thước chữ tăng kích thước chữ
Chính sách "bên miệng hố chiến tranh" của Trung Quốc đối với Việt Nam sau tháng 2 - 1979
Sau một thời gian cân nhắc, chuẩn bị kỹ càng mọi phương diện, ngày 17-2-1979, Trung Quốc phát động cuộc chiến tranh xâm lược quy mô lớn, đưa60 vạn quân cùng với gần 800 xe bọc thép, xe tăng, trọng pháo và máy bay các loại đồng loạt tấn công 6 tỉnh biên giới phía Bắc Việt Nam. Trong giờ phút nguy nan, toàn thể dân tộc đã đồng lòng, cùng một ý chí, một quyết tâm giáng trả, bảo vệ biên cương đất nước. Trung Quốc đã phải rút quân, song cuộc chiến vẫn chưa kết thúc, mà chuyển sang một trạng thái mới, không kém phần nguy hiểm – nửa có hòa bình, nửa có chiến tranh.
1- Trì hoãn và đàm phán không thực chất
Ngược dòng lịch sử, không phải chỉ đến sau khi xung đột biên giới phía Bắc (2-1979) nổ ra, phía Việt Nam mới chú trọng giải quyết vấn đề biên giới. Các cuộc đàm phán về biên giới đã được thực hiện từ trước đó, nhằm giải quyết những xung đột nhỏ. Cuộc đàm phán đầu tiên về biên giới, lãnh thổ giữa Việt Nam - Trung Quốc được tiến hành từ  ngày 15-8-1974 đến  ngày 22-11-1974, cấp Thứ trưởng Ngoại giao. Cuộc đàm phán thứ hai về biên giới, lãnh thổ giữa hai nước diễn ra ở Bắc Kinh (từ ngày 10-1977 đến ngày 6-1978) cũng ở cấp Thứ trưởng ngoại giao[1]. Các cuộc đàm phán không đạt được thỏa thuận nào, ngoài việc dàn xếp gác lại khu vực tranh chấp ở giữa vịnh Bắc Bộ cho đến khi cùng đạt được thỏa thuận. Sau khi cuộc đàm phán của hai bên tạm dừng, các vụ việc căng thẳng ở biên giới ngày càng gia tăng và như trình bày ở trên, tháng 2-1979, cuộc tấn công của quân đội Trung Quốc trên toàn tuyến biên giới phía Bắc diễn ra, xung đột biên giới Việt - Trung đã lên tới đỉnh điểm.
Sau khi chiến tranh biên giới năm 1979 kết thúc, đàm phán giữa Việt Nam và Trung Quốc được nối lại. Trước khi bước vào đàm phán với Trung Quốc, Nhà nước Việt Nam có chủ trương về một đợt đấu tranh ngoại giao mới. Nhận định rằng, Trung Quốc có thể dùng đàm phán ngoại giao và trì hoãn đàm phán để che đậy cho những bước đi tiếp theo, Việt Nam xác định sách lược thích hợp là phải kéo bằng được Trung Quốc ngồi vào đàm phán, chủ trương: Một mặt, tiến hành các bước thúc đẩy đàm phán, tranh thủ dư luận quốc tế, tìm ra chỗ yếu, làm sâu thêm các mâu thuẫn, kéo Trung Quốc xuống thang từng bước; mặt khác, khẩn trương tăng cường lực lượng về mọi mặt, sẵn sàng đánh bại mọi bước phiêu lưu quân sự mới[2]. Bên cạnh đó, lường định những tình huống có thể xảy ra, các cấp lãnh đạo chiến lược Việt Nam dự báo rằng, có một khả năng thứ hai: Trung Quốc không chịu ngồi vào bàn đàm phán. Trong trường hợp đó, vẫn phải tỏ ra thiện chí, tích cực tranh thủ dư luận thế giới, để Trung Quốc tự bộc lộ bản chất và các toan tính[3].
Cuối cùng, cuộc đàm phán Việt –Trung lần ba diễn ra vào năm 1979 với hai vòng đàm phán[4]Trong vòng đàm phán thứ nhất, lập trường hai bên tóm tắt như sau: Phía Việt Nam cho rằng, trước hết cần giải quyết các vấn đề cấp bách để vãn hồi hòa bình, tạo không khí thuận lợi để giải quyết những vấn đề khác. Đoàn Việt Nam đưa ra đề nghị về "Những nguyên tắc và nội dung chủ yếu cho một giải pháp về những vấn đề trong quan hệ giữa Việt Nam và Trung Quốc", với phương án ba điểm để giải quyết vấn đề biên giới: Chấm dứt chiến sự, phi quân sự hóa biên giới; khôi phục giao thông, vận tải bình thường; một giải pháp cho bất cứ vấn đề lãnh thổ nào trên "cơ sở tôn trọng đường biên giới lịch sử mà các Hiệp định Trung - Pháp năm 1887 và 1895 đã thiết lập"[5].Phía Trung Quốc kiên quyết từ chối những đề nghị của Việt Nam, đưa ra đề nghị tám điểm của mình, bác bỏ việc phi quân sự hóa biên giới, đề nghị giải quyết các vấn đề lãnh thổ trên "cơ sở những công ước Trung - Pháp"[6], chứ không phải trên cơ sở đường ranh giới thực tế do các Hiệp định đó đưa lại. Trung Quốc cũng đòi Việt Nam thừa nhận các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là "một bộ phận không thể tách rời của lãnh thổ Trung Quốc"[7]; Việt Nam phải rút quân ra khỏi Trường Sa, thay đổi chính sách với Lào và Campuchia, giải quyết vấn đề Campuchia. Như một bộ phận của giải pháp cho vấn đề biên giới, Trung Quốc đưa tiếp vấn đề Hoa kiều ở Việt Nam (nhận lại những người Hoa đã ra đi) và quan hệ Việt Nam với các nước khác: "Không bên nào sẽ tham gia bất cứ khối quân sự nào chống bên kia, cung cấp căn cứ quân sự hoặc dùng lãnh thổ và các căn cứ các nước khác chống lại phía bên kia"; "Việt Nam không tìm kiếm bá quyền ở Đông Dương hay ở bất cứ nơi nào"[8] làm điều kiện để tiến hành thương lượng.
Vòng đàm phán thứ hai được tổ chức tại Bắc Kinh từ ngày 8-6-1979. Đoàn đại biểu Việt Nam đưa "Dự thảo thỏa thuận" về việc hai bên cam kết không tiến hành các hoạt động thám báo và trinh sát dưới mọi hình thức trên lãnh thổ của nhau; không tiến hành bất cứ hoạt động tiến công, khiêu khích vũ trang nào, không nổ súng từ lãnh thổ bên này sang bên kia, cả trên bộ, trên không, trên biển; không có bất cứ hành động gì uy hiếp an ninh của nhau. Việt Nam cũng đưa ra những quan điểm của mình về "chống bá quyền" với ba nội dung chính: 1- Không bành trướng lãnh thổ dưới bất cứ hình thức nào, chấm dứt ngay việc chiếm đoạt đất đai của nước kia, không xâm lược, không dùng vũ lực để "trừng phạt" hoặc để "dạy bài học"; 2- Không can thiệp vào quan hệ của một nước với nước khác, không can thiệp vào công việc nội bộ của nước khác, không áp đặt tư tưởng, quan điểm, đường lối của mình cho nước khác; 3- Không liên minh với các thế lực phản động khác chống lại hòa bình, độc lập dân tộc[9]. Nhìn chung, trong vòng đàm phán này, Trung Quốc chủ yếu chỉ trích Việt Nam về việc “buộc” Trung Quốc phải thực hiện “chiến tranh tự vệ” (?!), đề cập đến một số vấn đề liên quan đến quan hệ hai nước và lập trường tại khu vực, không tập trung giải quyết thực chất vấn đề biên giới.
Qua hai vòng đàm phán, bộc lộ rõ thêm hàng loạt vấn đề:
Thứ nhất,Việt Nam muốn tập trung vào bàn bạc, giải quyết những vấn đề liên quan đến xung đột vũ trang giữa hai nước và tìm cách giảm căng thẳng ở biên giới chung, còn Trung Quốc đưa ra phạm vi thảo luận quá cách biệt (sự hiện diện của Việt Nam tại Campuchia, chấp nhận sự trở lại của người Hoa, công nhận chủ quyền của Trung Quốc trên hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa... là những điều phi lý, xâm hại đến chủ quyền quốc gia dân tộc của Việt Nam). Chính vì thế, kết quả đạt được là hạn hẹp, chỉ dừng lại ở mức độ bước đầu bàn bạc về những biện pháp đảm bảo hoà bình, ổn định trên vùng biên giới, về thoả thuận không bên nào đóng quân trên các điểm cao biên giới, lùi quân đội về phía sau, thỏa thuận giải quyết việc trao trả người của hai bên bị bắt.
Thứ hai,phía Trung Quốc lưu ý rằng, cuộc xung đột biên giới trên bộ không thể chấm dứt nếu như Việt Nam không chịu từ bỏ chủ quyền trên các nơi sở hữu ở biển Đông, rút khỏi Campuchia, chấm dứt liên minh với Liên Xô, không thamgia liên minh quân sự, hoặc cho nước ngoài sử dụng căn cứ quân sự của mình, hoặc sử dụng lãnh thổ và căn cứ ở nước khác…Thái độ áp đặt của Trung Quốc đối với Việt Nam đã rõ,nhất là khi Trung Quốc lấy quan hệ của Việt Nam với các nước khác làm một bộ phận của giải pháp biên giới.
Thứ ba,Trung Quốc chủ yếu coi các cuộc đàm phán là diễn đàn để thăm dò thái độ, thể hiện lập trường, quan điểm trên nhiều vấn đề khác nhau, chưa tập trung đàm phán thực chất và trực tiếp vào các vấn đề biên giới, các vấn đề biên giới có được đề cập thì cố tạo ra những quan điểm khá cách biệt, vì thế,các cuộc thương lượng bị bế tắc ngay từ đầu. Trong những cuộc thương lượng, có thể thấy rõ một điều: Giải quyết tranh chấp biên giới thực chất là một “dền dứ” chính trị.
Đầu năm 1980, Trung Quốc đơn phương đình chỉ vòng ba, không nối lại đàm phán. Việt Nam liên tiếp gửi công hàm yêu cầu họp tiếp vòng ba, nhưng Trung Quốc làm ngơ. Trong những năm 1979-1982,  Việt Nam nhiều lần đề nghị nối lại các cuộc đàm phán đã bị Trung Quốc đơn phương bỏ dở, nhưng Trung Quốc vẫn một mực khước từ[10]. Sở dĩ Trung Quốc chưa muốn nối lại đàm phán là vì giải quyết vấn đề biên giới với Việt Nam chưa phải là mối quan tâm thực sự của Trung Quốc lúc này và diễn biến quan hệ Việt - Trung không chỉ là câu chuyện giữa hai nước, mà còn bị chi phối bởi tình hình, các diễn biến ở Campuchia – một vấn đề khá “nhạy cảm” ở khu vực và trong nhiều mối quan hệ quốc tế liên quan. Trung Quốc chờ đợi để Khơme Đỏ giành được một thế nào đó ở Campuchia, còn Việt Nam phải dàn lực cả trên hai hướng biên giới, rơi vào thế cô lập về ngoại giao, khó khăn về chính trị, sa lầy trong khủng hoảng kinh tế - xã hội. Trong lúc đó, Trung Quốc tiếp tục tìm kiếm và thắt chặtthêm các quan hệ liên minh ở Đông Nam Á, tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện những mục tiêu lâu dài ở khu vực, nhất là tại thời điểm đó, Trung Quốc nhận định tình hình thế giới, khu vực đang chuyển biến theo một xu thế có lợi cho mình.
Những năm 1982, 1983 và 1984, tại diễn đàn đàm phán bình thường hóa quan hệ Xô – Trung ở cấp Thứ trưởng Ngoại giao, Trung Quốc nêu vấn đề quân đội Việt Nam ở Campuchia, đề nghị Liên Xô phải đôn thúc Việt Nam rút quân ra khỏi Campuchia, coi việc Liên Xô tiếp tục ủng hộ quân đội Việt Nam tại Campuchia là trở ngại lớn nhất cho việc bình thường hóa quan hệ Trung - Xô. Điều này cho thấy, Trung Quốc muốn thông qua Liên Xô buộc Việt Nam rút hết quân khỏi Campuchia, dính lứu Việt Nam vào vấn đề cải thiện quan hệ Trung – Xô. Giải quyết vấn đề biên giới với Việt Nam chưa phải là mục tiêu thực sự của Trung Quốc. Nói cách khác, từ chối và trì trệ trong các cuộc đàm phán, tranh thủ các nước ASEAN, hướng tâm lý các nước ASEAN vào việc chống Việt Nam, Trung Quốc muốn làm cho Việt Nam bị cô lập thêm trong khu vực và trên thế giới bằng cách cầm chân những nhà lãnh đạo Việt Nam vào những cuộc đàm phán không kết quả.
2- Xâm lấn và gây rối trên bộ
Trong khi đàm phán đang trì trệ, Trung Quốc liên tục mở những cuộc tiến công, xâm nhập, pháo kích vào lãnh thổ Việt Nam. Trong những năm 80 (XX), tình hình biên giới Việt Nam - Trung Quốc liên tục ở trong tình trạng căng thẳng, có chiến sự với mức độ thấp hơn chiến tranh. Theo số liệu chưa đầy đủ, chỉ trong năm 1980, đã phát hiện 300 lần các toán vũ trang Trung Quốc xâm nhập biên giới, hoạt động phục kích 88 vụ, tấn công 60 vụ, trinh sát, thám báo 136 vụ, xâm nhập khác 17 vụ, gây nhiều thiệt hại cho phía Việt Nam[11]. Địa bàn xâm nhập tập trung là một số xã vùng cao thuộc 14/248 huyện biên giới như Phong Thổ (Lai Châu), Mường Khương ( Hoàng Liên Sơn), Đồng Văn (Hà Tuyên), Trùng Khánh (Cao Bằng)[12]
 Ngày 5-6-1981, Trung Quốc bắn hàng nghìn quả đạn pháo sang nhiều khu vực thuộc huyện Cao Lộc, tỉnh Lạng Sơn, sau đó dùng lực lượng đánh chiếm khu vực bình độ 400 ở phía Nam, cột mốc 26, thuộc lãnh thổ Việt Nam. Ngày 7-6-1981, Trung Quốc tiếp tục đánh chiếm một số điểm cao thuộc tỉnh Hà Tuyên. Tổng kết lại, về chiến tranh lấn chiếm ở biên giới, tính từ tháng 3-1979 đến hết tháng 9-1983, Trung Quốc đã cho lực lượng vũ trang xâm nhập biên giới Việt Nam 48.974 vụ, trong đó xâm nhập biên giới trên bộ 7.322 vụ có nổ súng, khiêu khích; xâm nhập vùng biển 28.967 vụ; xâm nhập vùng trời biên giới 12.705 vụ (với hơn 2.000 tốp máy bay). Trung Quốc bắn pháo thường xuyên vào các vùng dân cư, có khi hàng nghìn quả đạn, tiếp tục lấn chiếm đất đai (chiếm dải bình nguyên 400 thuộc huyện Cao Lộc, tỉnh Lạng Sơn cho đến năm 1997 vẫn chưa rút),tổ chức hàng chục vụ xâm canh, xâm cư, các hoạt động di dịch, đập phá cột mốc, dựng bia, chôn mộ trong đất Việt Nam. Thậm chí, ngày 1-2-1984, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc Hồ Diệu Bang cùng đoàn cán bộ cao cấp đã đến thăm cao điểm 400 (mà Trung Quốc đặt tên là Pakhason) để uý lạo quân đội, thể hiện mục đích chiếm giữ đất đai lấn chiếm được đến cùng. Cũng tính đến tháng 3-1983, Trung Quốc còn chiếm giữ 89 điểm của Việt Nam[13].
Các cuộc tấn công, lấn chiếm của Trung Quốc càng dồn dập hơn vào năm 1984. Nhà nghiên cứu Trung Quốc Sa Lực Mân Lực công khai nói rằng, ngày 28-5-1984, quân Trung Quốc đã cho “hàng vạn khẩu pháo đồng loạt nổ vào một điểm (mà tác giả gọi là Lão Sơn), thuộc xã Thanh Thuỷ, huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Tuyên[14]. Các cuộc tiến công trong năm 1984, như hãng AFP nhận xét (27-4-1984): Trung Quốc chủ trương tạo ra tình hình căng thẳng tại biên giới như là một phương tiện gây sức ép, nhằm buộc Việt Nam phải thay đổi chính sách. Đây chính là cuộc chiến tranh phá hoại nhiều mặt chống Việt Nam, cái mà tác giả cuốn “Chín lần xuất quân lớn của Trung Quốc” Sa Lực Mân Lực gọi là “cuộc chiến đấu giằng co trong hơn 1.800 ngày”[15]. Các nhà quan sát nước ngoài ghi nhận từ tháng 7-1980 đến tháng 8-1987, dọc biên giới Việt Nam - Trung Quốc đã xảy ra 6 cuộc chạm trán nảy lửa vào các tháng 7-1980, tháng 5-1981, tháng 4-1983, tháng 6-1985, tháng 12-1986 và tháng 1-1987[16]. Theo tuyên bố của Ngoại Trưởng Trung Quốc Ngô Ngọc Khiêm trong buổi họp báo ở Xinhgapo ngày 29-1-1985, trong năm 1985, Trung Quốc đã điều thêm tám sư đoàn bộ binh cùng gần hai mươi sư đoàn đã đóng chốt từ trước, áp sát dọc biên giới Việt – Trung; đồng thời, triển khai hơn 650 máy bay chiến đấu, ném bom tại các sân bay gần biên giới[17]. Còn theo Báo Nhật Bản Sankei Shibunm ra ngày 14-1-1985, Trung Quốc đã đưa số máy bay đến gần biên giới Việt - Trung lên gần 1.000 chiếc. Đài BBC ngày 6-2-1985 cho biết: Trung Quốc có 400.000 quân đóng dọc biên giới Việt – Trung. Tạp chíNghiên cứu vấn đề quốc tế của Trung Quốc số 2-1982 đã lý giải mục đích của việc bố trí một lực lượng lớn quân đội ở sát biên giới với Việt Nam “là để kìm giữ một phần binh lực của Việt Nam ở tuyến biên giới phía Bắc, do đó làm lợi cho cuộc chiến tranh chống xâm lược của nhân dân Campuchia”[18]. Cũng cần nhấn mạnh là trong mùa khô 1984-1985, quân tình nguyện Việt Nam mở chiến dịch đánh thẳng vào vùng đất thánh và xoá sạch các căn cứ của ba phái Khơme cắm sâu vào đất Thái Lan, nên những năm 1984-1985, biên giới Việt - Trung liên tục căng thẳng và có sự dàn thế trận của quân đội Trung Quốc.
Cùng với các hoạt động quân sự thấp hơn chiến tranh, Trung Quốc tăng cường các hoạt động gây rối nội bộ, mua chuộc người của các dân tộc thiểu số, trong đó có người Hoa, tiến công chính trị, phá hoại kinh tế, đẩy mạnh chiến tranh tâm lý[19]. Trung Quốcráo riết thực hiện chiến lược phá hoại toàn diện và lâu dài với nhiều thủ đoạn, làm cho tình hình ở các vùng giáp biên thường xuyên không yên ổn[20],phá hoại một cách toàn diện tư tưởng, chính trị, kinh tế, quốc phòng[21]. Kiểu chiến tranh phá hoại nhiều mặt này rất phức tạp, Trung Quốc đánh phá bằng nhiều mưu mô, trên nhiều lĩnh vực, từ nhiều hướng, trên nhiều địa bàn, bằng nhiều lực lượng, nhiều hình thức, kết hợp đánh từ trong ra, ngoài vào, tiến hành bao vây, phong toả kinh tế từ bên ngoài, tiến hành phá hoại máy móc, đốt cháy kho tàng... gây thiệt hại cho sản xuất. Trung Quốc tổ chức buôn lậu, đầu cơ tích trữ, phá hoại tiền tệ, lũng đoạn thị trường, ra sức lợi dụng những sơ hở, thiết sót trong quản lý kinh tế, quản lý xã hội để làm nghiêm trọng thêm những khó khăn về kinh tế, đời sống Việt Nam[22]. Trung Quốc thường khiêu khích vũ trang, sử dụng hoạt động lấn chiếm, phá hoại phòng tuyến bảo vệ biên giới, tung gián điệp, thám báo, biệt kích vào nội địa, kích động chia rẽ dân tộc, xây dựng cơ sở vũ trang, gây phỉ, tiến tới lấn chiếm một vùng tập trung đồng bào dân tộc ít người, lập những cái gọi là “một khu tự trị”, hoặc “một nước tự trị”[23]. Tại Hội nghị lần thứ 10, Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam (11-1981), Lê Duẩn phát biểu: “Nước ta đang ở trong tình hình vừa có hoà bình vừa có chiến tranh. Hội nghị lần thứ IV của Trung ương Đảng năm 1978 đã nhận định như vậy. Hiện nay và trong nhiều năm sắp tới, tình hình nước ta cũng sẽ là như vậy (…) Bắc Kinh đe doạ độc lập chủ quyền của nước ta từ bốn mặt. Và trong những điều kiện nhất định, không loại trừ khả năng địch có thể gây chiến tranh xâm lược quy mô lớn”[24]. Đặc biệt, từ cuối năm 1980, Trung Quốc câu kết Fulro, với tàn quân Pôn Pốt, lập căn cứ ở Đông Bắc Campuchia, lập hành lang Tây Nguyên- Campuchia –Thái Lan, phá hoại công cuộc xây dựng Tây Nguyên và một vài nơi thuộc vùng núi Nghĩa Bình, Phú Khánh[25].
3- Gây sức ép từ hướng biển
Trong các ngày 22-2-1980, 27-2-1980 và 2-3-1980 tại vùng biển Tây  Nam quần đảo Hoàng Sa, tầu Hải quân Trung Quốc đã tổ chức bắt cóc một số thuyền đánh cá của ngư dân hai tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng và Nghĩa Bình[26].Từ năm 1979 đến năm 1982, diễn ra các sự kiện cho thấy những tính toán lâu dài trong chiến lược biển Đông của Trung Quốc: 1- Tổng cục Hàng không Dân dụng Trung Quốc công bố một thông cáo quy định "bốn vùng nguy hiểm" ở Tây Nam đảo Hải Nam, trong đó có vùng trời của quần đảo Hoàng Sa và buộc máy bay dân dụng của các nước khác phải bay qua đây vào những giờ doTrung Quốc quy định, 2- Công bố một bản quy định cho máy bay dân dụng nước ngoài bay vào không phận của Trung Quốc, tính cả không phận quần đảo Hoàng Sa (7-1979); 3- Thành lập lữ đoàn Hải quân đầu tiên ở đảo Hải Nam (12-1979);4- Máy bay ném bom H-6 của Hải quân Trung Quốc thực hiện cuộc tuần tra trên không đầu tiên ở quần đảo Trường Sa (1-1980); 5- Đưa Sở chỉ huy của hạm đội Nam Hải từ Quảng Châu xuống Trạm Giang và trang bị cho hạm đội những trang bị hiện đại nhất để xây dựng, mở rộng hàng loạt các cảng quân sự, trạm tên lửa ở đảo Hải Nam; 6- Hoàn tất các công trình phòng thủ trên Hoàng Sa, cho nhiều tàu ngư lôi và hàng trăm tầu cá Trung Quốc đường đột tiến vào vùng lãnh hải của Việt Nam tại vịnh Bắc Bộ (1981); 7- Năm 1982, Tổng tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Trung Quốc Dương Đắc Chí viếng thăm quần đảo Hoàng Sa và tàu hải quân của Trung Quốc, Việt Nam đã đụng độ[27]ở ngoài khơi quần đảo Hoàng Sa[28].
Ngày 15-4-1987, Trung Quốc đã ra tuyên bố lên án quân đội Việt Nam “chiếm đóng” đảo đá Ba Tiêu thuộc quần đảo Trường Sa(?!). Bản Tuyên bố nói rằng, mục đích của Việt Nam khi triển khai quân đội một cách bất hợp pháp ở đảo Ba Tiêu là để chiếm hữu thềm lục địa gần đó và mở đường cho việc khai thác dầu trong tương lai.Trung Quốc yêu cầu Việt Nam rút khỏiBa Tiêu và chín hòn đảo khác,bảo lưu quyền thu hồi các đảo này vào một thời điểm thích hợp. Thậm chí, Trung Quốc còn tuyên bố mạnh mẽ: “Chừng nào mà quân đội Quốc dân Đảng và Đảng Cộng sản Trung Quốcvẫn còn thống nhất hành động trong việc chống lại kẻ thù, thì hoàn toàn có thể ngăn chặn hành động bành trướng tàn bạo của Việt Nam và thậm chí còn giáng trả nặng nề”[29].Từ ngày 15-5 đến ngày 6-6-1987, Hải quân Trung Quốc diễn tập lớn và tổ chức các cuộc nghiên cứu hải dương học ở khu vực quần đảo Trường Sa. Động thái này làm phức tạp hơn tình hình đã vốn phức tạp và nhằm chứng tỏ rằng Hải quân Trung Quốc có khả năng thực hiện những cuộc hành quân hỗn hợp ở cả vùng biển gần lục địa, biển khơi và Trung Quốc có thể làm điều Trung Quốc muốn.
Sang năm 1988, Trung Quốc tiếp tục trì hoãn các cuộc gặp gỡ, có những hành động ở biển Đông làm căng thẳng thêm tình hình. Tháng 1-1988, một lực lượng lớn tầu chiến của Trung Quốc hoạt động xâm chiếm tại bãi đá Chữ Thập và Châu Viên[30], xây nhà, cắm cờ Trung Quốc trên hai đảo này, làm bàn đạp để mở rộng các hành động lấn chiếm trên quần đảo. Ngày 26-2-1987, lực lượng của Trung Quốc đã đổ bộ lên hai đảo san hô trong quần đảo. Ngày 20-2-1988, Tuyên bố của Bộ Ngoại giao Việt Nam cho biết, Trung Quốc đã huy động nhiều tàu chiến hoạt động ở lãnh hải Trường Sa của Việt Nam. Tình trạng chung đã trở nên căng thẳng nghiêm trọng.
Tham vọng của Trung Quốc đối với quần đảo Trường Sađã lên đến một mức độ mới – Trung Quốc gây ra cuộc hải chiến đẫm máu vào tháng 3-1988 gần cụm đảo Sinh Tồn, khiến 3 tàu vận tải của Việt Nam bị bắn chìm, 20 người hy sinh và 74 người khác bị mất tích[31]. Nhận xét về cuộc đụng độ, Giáo sư Luật học Gerardo Martin C.Valero viết: "Đó là cuộc đụng độ hải quân trầm trọng nhất ở khu vực Trường Sa kể từ khi kết thúc Chiến tranh thế giới thứ hai"[32]. Xung đột này xảy ra vào thời điểm "vấn đề Campuchia" đang đi vào giải quyết, trùng hợp với những căng thẳng ở Campuchia. Đánh chiếm một số đảo thuộc quần đảo Trường Sa, Trung Quốc không chỉ triển khai thực hiện chiến lược mở rộng lãnh hải, mà còn nhằm giải tỏaáp lực cho lực lượng Polpot đang bị bao vây ở Campuchia. Nhà nghiên cứu Quách Minh, Hiệp hội Khoa học xã hội Quảng Tây viết về mục tiêu của cuộc tấn công này như sau: “Thứ nhất, tuyên cáo quần đảo Nam Sa (Trường Sa - TG) là lãnh thổ thiêng liêng của Trung Quốc, Trung Quốc có quyền bảo vệ, bất cứ thế lực nào đều không thể muốn làm gì thì làm trong lãnh hải thuộc quần đảo Nam Sa của Trung Quốc; Thứ hai, tỏ rõ Trung Quốc có thực lực bảo vệ biên giới trên biển và hải đảo, cho dù quần đảo Nam Sa cách đại lục Trung Quốc tương đối xa, nhưng lực lượng Hải quân Trung Quốc vẫn cónăng lực bảo vệ”[33]. Tác giả này cũng thừa nhận rằng, sau xung đột ngày 14-3-1988, "khu vực hoạt động của tàu thuyền Hải quân Trung Quốc được mở rộng, thậm chí có thể phủ khắp các đảo đá ngầm mà Việt Nam chiếm đóng"[34].
Tính trong năm 1988, Trung Quốc tấn công chiếm 6 điểm trên quần đảo Trường Sa, xây dựng hệ thống dàn khoan khung sắt với những thiết bị vệ tinh và thông tin, ra sức củng cố những điểm này làm bàn đạp cho những bước tiến mới. Không lâu sau “cuộc hải chiến”, tháng 5-1988, tờ Nhật báo Quân đội nhân dân - tiếng nói chính thức của quân đội Trung Quốc đã có bài viết, trong đó tuyên bố: Hiện nay Hải quân Trung Quốc có thể bảo vệ lãnh hải gần bờ Trung Quốc, cả chủ quyền trên quần đảo Trường Sa và biển khơi xa lục địa hàng trăm hải lý. Bằng tuyên bố này, Trung Quốc đã tỏ cho các nước láng giềng xung quanh biển Đông biết quyết tâm cao của mình là có khả năng chiếm đóng các đảo trong quần đảo Trường Sa mà các nước này đang có tranh chấp chủ quyền.
Trước những hành động xâm chiếm trái phép của Trung Quốc, Chính phủ Việt Nam đã liên tục gửi công hàm phản đối đến Bắc Kinh (ngày 17 và 23, 26 tháng 3-1988), đề nghị Trung Quốc cử đại diện đàm phán, thương lượng để giải quyết những bấtđồng liên quan đến quần đảo Trường Sa, cũng như những vấn đề tranh chấp khác về biên giới và quần đảo Hoàng Sa; đề nghị Trung Quốc trong khi chờgiải quyết tranh chấp, hai bên không dùng vũ lực và tránh mọi đụng độ để tình hình không phát triển xấu thêm. Việt Nam cũng thông báo cho Liên Hợp Quốc về tình hình này. Song phía Trung Quốc vẫn tiếp tục chiếm giữ các nơi đã chiếm được và khước từ thương lượng, giữ quan điểm về "chủ quyền không thể tranh cãi của mình đối với quần đảo Nam Sa” (Trường Sa-TG).
Ngày 13-4-1988 (tròn một tháng sau cuộc hải chiến khốc liệt với Việt Nam ở quần đảo Trường Sa), Quốc hội Trung Quốc khóaVI đã phê chuẩn thành lập Khu hành chính Hải Nam[35], có địa giới hành chính rộng lớn trên biển Đông, bao trùm cả hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam. Tháng 4-1988, Trung Quốc đặt lại tên cho các đảo, đá, bãi cạn thuộc quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa và sáp nhập hai quần đảo vào địa phận Hải Nam - Trung Quốc. Tuy việc thành lập tỉnh là công việc nội bộ của Trung Quốc, Hải Nam được "chuyển cấp" theo một trình tự hợp hiến, đúng với luật pháp Trung Quốc, nhưng Hải Nam bao gồm cả hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam thì không thể coi là công việc nội bộ của Trung Quốc. Việc làm này của Trung Quốc là nhằm đặt toàn bộ vùng biển Đông và tất cả các đảo ở đó dưới sự kiểm soát của mình, mở rộng tuyến phòng thủ chiến lược phía Nam tới quần đảo Trường Sa ở cực Nam biển Đông - đây là việc làm bất hợp pháp, xâm phạm chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của nước khác. Việt Nam đã ngay lập tức lên tiếng phản đối việc thành lập đặc khu Hải Nam của Trung Quốc.
Trung Quốc tuyên truyền chính sách mở cửa của Hải Nam là nhằm phát triển kinh tế, thực chất, Hải Nam đang dần dần được biến thành một cơ sở kinh tế, căn cứ quân sự hùng mạnh. Điều đó trở thành một yếu tố làm bất ổn định đối với sự phát triển chính trị- ngoại giao tại khu vực. Xét thời điểm xảy ra những sự kiện liên quan đến biển Đông của Trung Quốc, thì những nỗ lực vươn mạnh trên biển của Trung Quốc được đẩy mạnh vào cuối những năm 80 (XX) – đây là thời điểm được Trung Quốc tính toán, cân nhắc kỹ lưỡng, không hề ngẫu nhiên. Lúc này, Việt Nam đang bị bao vây, cấm vận, bị cô lập trong quan hệ ngoại giao và sự cô lập gia tăng sau "sự kiện Campuchia". Việt Nam chưa có những liên kết chặt chẽ với ASEAN, đang phải bận tâm với nhiều khó khăn, tập trung giải quyết những vấn đề kinh tế - xã hội, trong tranh chấp, vì thế, Trung Quốc sẽ dễ đạt được nhữngthỏathuận có lợi. Valencia Mark.J đã có lý khi nhận xét rằng, "Trung Quốc đang cố tình khiêu khích Việt Nam vào một cuộc chiến để xua đuổi các nhà đầu tư khỏi Việt Nam và ngăn cản mức tăng trưởng kinh tế cạnh tranh của Việt Nam"[36].
Một bước tiến mới của Trung Quốc là từ tháng 1-1989 đến tháng 9-1990, Trung Quốc liên tục có các hành động như: Đặt bia chủ quyền trên các đảo đã chiếm được; tập trận, khảo sát khoa học… trong lãnh hải quần đảo Trường Sa[37]. Đây là những hành động mà Trung Quốc thực hiện ráo riết, tranh thủ tình hình đàm phán còn chưa ngã ngũ, một mặt, nhằm khẳng định "chủ quyền" của mình trên biển Đông (?!); mặt khác, khẳng định chiến lược mở rộng ra biển Đông không thay đổi của mình. Như vậy, sở dĩ Trung Quốc còn chần chừ, chưa muốn đi vào đàm phán và giải quyết vấn đề lãnh hải một cách thực chất với Việt Nam, bởi Trung Quốc đang tận dụng mọi cơ hội tạo chỗ đứng trên trên biển Đông.
4- Đôi điều suy ngẫm…
Từ sau chiến tranh biên giới năm 1979, dù đã rút quân và tuyên bố sẵn sàng giải quyết tranh chấp lãnh thổ, lãnh hải, song trên thực tế, Trung Quốc đã tiến hành một cuộc chiến tranh nhiều mặt chống phá Việt Nam, tập trung vào bốn vấn đề chính: 1- Bao vây, cô lập về kinh tế, chính trị, ngoại giao; 2- Gây sức ép quân sự trên đất liền và vùng biển; 3- Tăng cường chiến tranh tâm lý, chiến tranh hàng hoá; 4- Đẩy mạnh các hoạt động tình báo.
Các hoạt động kể trên của Trung Quốc kéo dài, gây nên tình trạng căng thẳng thường xuyên, có chiến sự với mức độ thấp hơn chiến tranh ở biên giới phía Bắc và ở vùng lãnh hải của Việt Nam – đó là “chính sách bên miệng hố chiến tranh” đẩy Việt Nam phải duy trì trạng thái sẵn sàng chiến đấu -  đây không chỉ một gánh nặng cho nền kinh tế quốc gia vốn đã rất khó khăn, mà còn gây nên sự mất ổn định, khiến Việt Nam khó lòng tập trung mọi nguồn lực cho công cuộc phát triển kinh tế, xây dựng đất nước. Hành động đó của Trung Quốc là nhằm làm cho Việt Nam bị chảy máu thêm trong khi Việt Nam đang đứng trước những bất lợi[38].
Chính sách “bên miệng hố chiến tranh” với bốn mũi nhọn nhằm vào Việt Nam của Trung Quốc cho thấy Trung Quốc là quốc gia có khả năng tính toán, tìm kiếm những cơ hội để thực hiện chính sách của mình theo những đường díc dắc. Trung Quốc luôn có khả năng đưa kế hoạch được tính toán kỹ lưỡng, có độ bao quát để kiềm tỏa một quốc gia nào đó. Tồn tại bên cạnh một quốc gia như vậy, Việt Nam không có con đường nào khác là phải tự mạnh lên, bởi lợi ích quốc gia dân tộc được đảm bảo ở mức độ nào, tùy thuộc vào đất nước mạnh hay yếu; thành công hay hạn chế trong quan hệ giữa các quốc gia phụ thuộc chủ yếu vào thực lực mỗi nước.Nói một cách thẳng thắn, trong quan hệ mọi mặt với Trung Quốc về chính trị, kinh tế, văn hóa… do thực lực của Việt Nam còn yếu, nên đối diện với Trung Quốc, Việt Nam chẳng những khó có thể đạt được những lợi ích ngang bằng, mà còn thường bị thuathiệt. Sau chiến tranh biên giới phía Bắc năm 1979, khi quan hệ hai nước tiếp tục căng thẳng, đối đầu, trong lúc "vấn đề Campuchia" còn đang là một rắc rối của Việt Nam, Việt Nam bị bao vây, cấm vận và cô đơn trong quan hệ đối ngoại, lẻ loi trên trường quốc tế, Trung Quốc tiếp tục lấn lướt Việt Nam hơn 10 năm, bất chấp mọi luật lệ. Phải chăng vì lúc này Trung Quốc nhận thấy Việt Nam đang còn yếu, khó về quân sự, nghèo về kinh tế, đơn độc về chính trị? Do thế và lực còn yếu, Việt Nam khó lòng đương đầu với Trung Quốc trong các xung đột, tranh chấp, dễ Trung Quốc chèn ép?
Thực lực của một quốc gia được hiểu là sức mạnh tổng hợp cả về chính trị, quân sự, kinh tế, văn hóa, khoa học - kỹ thuật, địa vị, ảnh hưởng quốc tế…, Nói gọn lại, đó là ba thanh tố: An ninh, phát triển và vị thế quốc tế.Cần nhìn thẳng vào sự thật là bước vào những năm cuối của thế kỷ XX, trước cuộc chạy đua quyết liệt của các nước nhằm tìm ra lợi thế so sánh tối ưu của mình, chiếm lĩnh các đỉnh cao về kinh tế, khoa học - kỹ thuật, hội nhập với thế giới, Việt Nam đã bỏ lỡ mất nhiều cơ hội. Không thể để hào quang quá khứ che lấp một sự thật nghiệt ngã: Việt Nam còn nghèo và chậm phát triển. Không chỉ lúc bấy giờ, mà cả hiện nay, để thoát ra khỏi tình trạng đó, giải quyết tận gốc những “điểm nghẽn” cản trở phát triển của đất nước là yêu cầu bức xúc của thực tiễn, đòi hỏi phải có một đường hướng phát triển khoa học với nội dung cốt lõi VÌ DÂN –DĨ DÂN VI BẢN làm nền tảng cho những hành động, giải pháp phù hợp, quyết liệt. Mấu chốt của mọi mấu chốt nằm ở chỗ sau khi và trên cơ sở một đường hướng như vậy đã được xác lập, phải xây dựng/tổ chức cho được cơ chế và hệ thống quản trị xã hội thông minh, lành mạnh, trí tuệ làmnền, làm cội, làm rường cột, phản ánh bản chất của một chính phủ/nhà nướcthân dân, yêu dân, trọng dân một cách thực chất. Chỉ có như vậy, Việt Nam mới tránh được nguy cơ tụt hậu, không đánh mất cơ hội phát triển, mới có sự đồng thuận xã hội để bảo vệ lợi ích quốc gia dân tộc và quan trọng nhất, để tồn tại và vươn lên ngang hàng với các quốc gia tiến bộ, văn minh.






[1]Gồm 4 vòng đàm phán; Trưởng đoàn phía Việt Nam là Thứ trưởng Ngoại giao Phan Hiền, Trưởng đoàn phía Trung Quốc là Thứ trưởng Ngoại giao Hàn Niệm Long.
[2]Ban Bí thư: Thông tri số 80, ngày 5-4-1979, Về đợt đấu tranh ngoại giao mới của ta, Lưu tại Văn phòng lưu trữ Trung ương Đảng.
[3]Ban Bí thư: Thông tri số 80, ngày 5-4-1979, Tlđd.
[4]Từ ngày 18- 4-1979 đến ngày 18-5-1979 , Việt Nam và Trung Quốc bắt đầu đàm phán tại Hà Nội với với 5 phiên họp toàn thể; vòng hai được tiến hành tại Bắc Kinh từ ngày 8-6-1979  đến ngày 6-3-1980 với 10 phiên họp toàn thể.
[5]Đề nghị ba điểm của phía Việt Nam và đề nghị tám điểm của phía Trung Quốc, Báo Nhân dân, ngày 16-5-1979.
[6]Đề nghị ba điểm của phía Việt Nam và đề nghị tám điểm của phía Trung Quốc, Tlđd.
[7]Đề nghị ba điểm của phía Việt Nam và đề nghị tám điểm của phía Trung Quốc, Tlđd.
[8]Đề nghị ba điểm của phía Việt Nam và đề nghị tám điểm của phía Trung Quốc, Tlđd.
[9]Lưu Văn Lợi: 50 năm ngoại giao Việt Nam (1945-1995), Nxb Công an nhân dân, Hà Nội, 1998, t.2, tr.194-196.
[10]Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ V,, Nxb Sự thật, Hà Nội, 1982, t.1, tr. 154.
[11]Bộ Tư lệnh Bộ đội biên phòng: Sơ kết hoạt động xâm nhập, phá hoại của địch ở biên giới phía Bắc và công tác đánh địch của ta, Tài liệu không công bố, Lưu tại thư viện Quân đội, tr.4
[12]Bộ Tư lệnh Bộ đội biên phòng: Sơ kết hoạt động xâm nhập, phá hoại của địch ở biên giới phía Bắc…Tlđd, tr.4
[13]Bác bỏ tin thêu dệtBáo Nhân dân, ngày 24-3-1983.
[14]Sa lực Mân Lực: 9 lần xuất quân lớn của Trung Quốc, Bản dịch của Cục nghiên cứu, Bộ Quốc phòng, Hà Nội, 1992, tr.44.
[15]Sa lực Mân Lực: 9 lần xuất quân lớn của Trung Quốc, Tlđd, tr.45.
[16]Ramses Amer:  Người Hoa ở Việt Nam và quan hệ Trung - Việt, Kuals Lumpur, Bản dịch, Lưu tại Thư viện Ban Biên giới Chính phủ, 1991, tr.58.
[17]Nguyễn Thành Lê: Một tiêu điểm của cuộc chiến tranh tư tưởng phản cách mạng, Nxb Sự thật, Hà Nội, 1983, tr.55.
[18]Tạp chí Nghiên cứu vấn đề quốc tế, Sở nghiên cứu các vấn đề quốc tế của Trung Quốc, số 2/1981, Bản dịch, Lưu tại thư viện Quân đội,  tr.26.
[19]Đảng Cộng sản  Việt Nam:Nghị quyết số 36, ngày 24-2-1981 của Bộ Chính trị “Về nhiệm vụ trước mắt của công tác tư tưởng”,Lưu tại Văn phòng lưu trữ Trung ương Đảng.
[20]Ban Bí thư: Chỉ thị số112, ngày 29-6-1981, Củng cố toàn diện, vững chắc vùng biên giới phía Bắc, Lưu tại Văn phòng lưu trữ Trung ương Đảng.
[21]Ban Bí thư:  Chỉ thị số 119, ngày 19-10-1981, Về nâng cao cảnh giác, chủ động ngăn chặn, làm thất bại mọi âm mưu phá hoại của địch, Lưu tại Văn phòng lưu trữ Trung ương Đảng.
[22]Nghị quyết số 03 của Bộ Chính trị, ngày 25-10-1982, Toàn Đảng, toàn dân, toàn quân kiên quyết đập tan âm mưu kiểu chiến tranh phá hoại nhiều mặt của bọn bành trướng, bá quyền Trung Quốc câu kết với đế quốc Mỹ, tối mật, Lưu tại Văn phòng lưu trữ Trung ương Đảng, ĐVBQ 757.
[23]Nghị quyết số 03 của Bộ Chính trị, ngày 25-10-1982, Tlđd.
[24]Bài phát biểu của Lê Duẩn tại Hội nghị lần thứ 10, Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam (11-1981), Lưu tại Văn phòng lưu trữ Trung ương Đảng.
[25]Ban Bí thư: Thông báo số 25, ngày 27-6-1981 Tiếp tục giải quyết vấn đề Fulro kết hợp với phát triển kinh tế- văn hoá ở Tây Nguyên, Lưu tại Văn phòng lưu trữ Trung ương Đảng.
[26]Ban Bí thư: Thông tri số 111, ngày 11-4-1980,  Về việc đối phó với âm mưu của Hải quân Trung Quốc bắt cóc ngư dân ta, Lưu tại Văn phòng lưu trữ Trung ương Đảng.
[27]Phía Trung Quốc thông báo đã bắt giữ một tàu thuỷ Việt Nam, vì đã “xông vào vùng nước thuộc lãnh thổ Trung Quốc".
[28]Greg Austin: Biên giới trên biển của Trung Quốc: Luật quốc tế - lực lượng quân sự và sự phát triển của quốc gia, Thư viện Ban Biên giới Chính phủ, tr.73.
[29]Dẫn theo Jonk Chao:Biển Nam Trung Hoa: Những vấn đề biên giới liên quan tới các quần đảo Nam Sa và Tây Sa, Bản dịch, Lưu tại thư viện Quân đội, tr. 69.
[30]Là hai bãi san hô còn lập lờ mặt nước thuộc quần đảo Trường Sa.
[31]Sáng ngày 14-3-1988, Trung Quốc huy động một biên đội tầu chiến gồm 6 chiếc, có trang bị tên lửa và pháo 100 ly tấn công 3 tàu vận tải của Việt Nam đang làm nhiệm vụ tiếp tế ở cụm đảo Sinh Tồn. Khi các tàu cứu hộ của Việt Nam mang cờ chữ thập đỏ đến cứu các tàu bị bắn chìm, thì bị tàu chiến Trung Quốc ngăn cản, bao vây. Sau khi thực hiện hành động vũ lực trên, Trung Quốc đã chiếm thêm một số đảo ở quần đảo Trường Sa của Việt Nam, cho xây "đài quan sát biển", mà thực chất là "tiền đồn an ninh biển" (marine observatory) trên một trong những nhóm đá có tranh chấp chủ quyền.
[32]Quần đảo Trường Sa: Liệu có còn thích hợp khi tranh cãi về vấn đề chủ quyền, Viện nghiên cứu khoa học pháp lý quốc tế, Bản dịch, Lưu tại Thư viện Quân đội, tr.5.
[33]Quách Minh (chủ biên):Diễn biến quan hệ Trung - Việt trong 40 năm qua, Bản dịch, Lưu tại Vụ Trung Quốc, Bộ Ngoại giao, Hà Nội, 1990, tr.200.
[34]Quách Minh (chủ biên):Diễn biến quan hệ Trung - Việt trong 40 năm qua, Tlđd, tr.201.
[35]Bao gồm cả hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa và trực thuộc tỉnh Quảng Đông.
[36]Valencia.M.J, Vandyke.J.M, Ludwig.N.A, "Chia sẻ tài nguyên ở biển Nam Trung Hoa", Bản dịch, Lưu tại Thư viện Ban Biên giới Chính phủ, tr.679.
[37]Tháng 1-1989, Hải quân Trung Quốc tổ chức một hội nghị về quần đảo Trường Sa. Cũng trong tháng 1-1989,Trung Quốc đặt bia chủ quyền lên các bãi đã chiếm được từ năm 1988, thể hiện một bước tiến mới. Tháng 2-1989, một đoàn đại biểu ba Tổng cục (Bộ Tổng tham mưu, Tổng cục Chính trị, Tổng cục Hậu cần) của Quân đội Trung Quốc đã đến thăm các đảo mà Trung Quốc chiếm được trong quần đảo Trường Sa. Tháng 3-1989, một Bộ Chỉ huy đặc biệt được thành lập ở Quân chủng Hải quân để giải quyết những vấn đề có liên quan đến quần đảo Trường Sa. Đầu tháng 5-1989, Hải quân Trung Quốc tiến hành một cuộc tập trận lớn (gồm cả ba hạm đội, máybay Hải quân, lính thuỷ đánh bộ) ở một khu vực nằm giữa đảo Hải Nam và quần đảo Hoàng Sa. Các nhiệm vụ triển khai gồm chiến tranh trên biển, chiến đấu trên không, chiến đấu chống tầu ngầm và đổ bộ. Liên tục từ tháng 5 đến tháng 9-1989, Trung Quốc tổ chức huấn luyện đội 15 chiếc tàu thuộc Hạm đội biển Đông về tập trận bao vây, chống bao vây, tiếp tế xa và tàu ngầm. Ngày 9-3-1990, Trung Quốc kết thúc đợt khảo sát khoa học ở quần đảo Trường Sa đã bắt đầu từ ba năm trước đó và 10 ngày sau cho nhiều tàu đánh cá từ Quảng Châu đến đánh cá ở Trường Sa.
[38]Lưu Văn Lợi: 50 năm ngoại giao Việt Nam (1945-1995), Nxb Công an nhân dân, Hà Nội, 1998, t.2, tr.199.