Nhóm | Chữ thứ nhất | Chữ thứ hai | Ghi chú | ||
Hình | Loại | Hình | Loại | ||
1 | 賋 | chữ Nôm AY | 帲 | chữ Nôm AY | Mượn bộ thủ biểu nghĩa ở chữ thứ nhất để biểu nghĩa cho chữ thứ hai. |
2 | 絉 | chữ Nôm | 絉 | chữ Nôm AY | Mượn bộ phận biểu âm ở chữ thứ nhất để biểu nghĩa cho chữ thứ hai, nhưng chỉ là biểu nghĩa hình thức. |
3 | 奴 | chữ Hán | 女畏 | chữ Nôm AY | Bộ nữ không có giá trị ở chữ thứ nhất và chữ thứ hai. Nó mang tính chất biểu nghĩa hình thức ở chữ Nôm thứ hai. |
Saturday, 8 April 2017
BỘ THỦ HÁN MANG NGHĨA LÂM THỜI TRONG CHỮ NÔM - Lã Minh Hằng
BỘ PHẬN CHỈ NGHĨA GIẢ TRONG CHỮ NÔM - Nguyễn Tá Nhí
Thời gian gần đây, các nhà nghiên cứu đã thống nhất phân chia chữ Nôm thành hai loại: chữ đơn (mượn nguyên từ chữ Hán) và chữ có cấu tạo ghép (chữ Nôm tự tạo)(1). Giáo sư Nguyễn Tài Cẩn trong chuyên luận của mình đã đưa ra tiêu chí phân biệt: Chữ đơn gồm những chữ vừa có mặt trong văn bản Hán, còn chữ Nôm tự tạo gồm những chữ chỉ thấy xuất hiện trong các văn bản Nôm(2).
Tiếp đến, các nhà nghiên cứu lại căn cứ vào thế đối lập trong phương thức cấu tạo của từng chữ mà phân chia thành nhiều tiểu loại. Nhìn chung các tiểu loại này đã khái quát hầu hết số chữ Nôm có trong các loại văn bản Nôm. Nói là hầu hết bởi vì còn một số chữ Nôm nữa chưa biết sắp xếp vào tiểu loại nào cho thật thích hợp. Giáo sư Nguyễn Tài Cẩn cũng đã ghi nhận điều này: “có một số chữ quá đặc biệt như đĩ, cụt thì chúng tôi chưa đưa vào đây(3). Trong bài viết này chúng tôi xin đề cập đến một số chữ tồn tại khá phổ biến trong các loại văn bản Nôm, nhưng chưa thấy xếp vào tiểu loại nào cho thật thích hợp như các chữ:
sửa 所 gần lùng 怰
Đối chiếu với các tiêu chí phân loại nói ở trên, thì thấy ba chữ này không thể xếp vào phạm vi chữ đơn được, bởi lẽ chúng chỉ có mặt trong các văn bản Nôm mà không thấy xuất hiện trong các văn bản Hán. Do vậy phải đưa chúng về loại chữ ghép tự tạo. Mô hình loại chữ ghép tự tạo mà giáo sư Nguyễn Tài Cẩn nêu ra gồm bốn tiểu loại:
D _ _ _ ) chữ Hán + dấu nháy
Đ _ _ _ ) âm + âm
E _ _ _ ) Nghĩa + Nghĩa
G _ _ _ ) Nghĩa + âm
Chúng ta hãy thử xét xem mấy chữ vừa nêu ra ở trên nên xếp vào tiểu loại nào cho thật thích hợp. Rõ ràng không thể xếp loại vào tiểu loại D, vì cả ba chữ đều không sử dụng dấu nháy. Cũng không thể xếp vào tiểu loại E, vì cả ba chữ đều có bộ phận chỉ âm là: Sở, cân, lộng. Chỉ còn có khả năng xếp vào tiểu loại Đ hoặc G. Xin lần lượt xét từng trường hợp.
1. 所 Sửa (sở + cự)
Nếu xếp vào tiểu loại Đ, nghĩa là quan niệm “cự” là ký hiệu ghi thành tố thứ nhất trong tổ hợp phụ âm đầu K (?) nào đó, mà Sở là ký hiệu ghi thành tố thứ hai trong tổ hợp phụ âm đó. Thế nhưng, trong tiếng Việt, sự tồn tại của tổ hợp phụ âm đầu KS vẫn chưa được chứng minh rõ ràng. Do vậy giả định này cũng chưa có cơ sở vững chắc.
Nếu xếp vào tiểu loại G. thì ký hiệu “cự” lại không liên quan gì đến nghĩa của từ sửa cả. Do vậy cũng không thỏa đáng.
2. gần (bối + cân)
Trong chữ gần, ký hiệu “cân” có thể coi là bộ phận viết tắt của chữ cận (xước + cân), cũng có thể xem là bộ phận ghi âm gần. Thế nhưng nếu xếp vào tiểu loại Đ, thì ký hiệu “bối” không có liên quan gì đến âm đọc gần cả, nên không thích hợp. Còn nếu xếp vào tiểu loại G. thì ký hiệu “bối” không thấy có gắn bó gì với nghĩa của từ gần, nên cũng không thích hợp.
3. 怰 lùng (xước + lộng)
Nếu xếp vào tiểu loại Đ, thì ký hiệu “xước” không tìm thấy có liên quan gì với âm lùng. Nếu xếp vào tiểu loại G, thì ký hiệu “xước” không thấy có liên quan gì với nghĩa của từ lùng, do vậy đều không thỏa đáng.
Vậy thì nên xếp các chữ sửa, gần, lùng này vào đâu?
Nhìn lại toàn bộ hệ thống mô hình cấu trúc chữ Nôm mà các nhà nghiên cứu đã nêu ra, chúng ta thấy các nhà nghiên cứu dường như chỉ dựa vào từng cá thể đơn lập để phân tích xét đoán, chưa thấy xét đến quan hệ của từng cá thể với các yếu tố khác. Chẳng hạn như quan hệ của một chữ, đối với các chữ khác trong một từ ghép hoặc trong cả một câu. Trong thực tế các văn bản Nôm, chúng ta vẫn bắt gặp những chữ Nôm được tạo ra không phải chỉ do riêng bản thân nó quy định, mà còn chịu sự chi phối của các chữ khác ở xung quanh. Chẳng hạn, trong một từ ghép, hai chữ dùng để ghi hai từ đơn có nghĩa gần nhau, thường chi phối nhau, chữ thứ nhất dùng bộ thủ chỉ nghĩa nào thì chữ thứ hai cũng dùng bộ thủ đó. Ví dụ:
1. Đau đớn: được ghi bằng hai chữ có bộ phận chỉ âm là đao đán 刀 旦 còn ở bộ phận chỉ nghĩa, khi thì cùng dùng bộ “bệnh”:
2. Vẫy vùng: được ghi bằng hai chữ có bộ phận chỉ âm là vĩ phùng 尾 逢 còn bộ phận chỉ nghĩa khi thì cùng dùng bộ “thủ xóc”:
Phương pháp tạo chữ thay đổi bộ phận chỉ nghĩa tùy theo ngữ cảnh cụ thể có mặt tích cực là giúp cho người đọc dễ dàng nhận biết âm đọc và ý nghĩa cụ thể của từ, song nó cũng có mặt hạn chế là tạo ra nhiều dị thể của chữ Nôm. Từ đó lại dẫn đến việc tạo ra một số chữ Nôm có bộ phận chỉ nghĩa không phù hợp. Chúng tôi tạm coi bộ phận chỉ nghĩa không phù hợp với chữ này là bộ phận chỉ nghĩa giả. Kết quả khảo sát bước đầu cho thấy bộ phận chỉ nghĩa giả xảy ra trong những trường hợp sau:
1. Trong một từ ghép cố định, hai chữ ghi hai từ đơn, một chữ dùng lối chữ đơn (mượn Hán), một chữ dùng lối chữ Nôm tự tạo. Bản thân chữ Nôm vốn là nguyên hình chữ Hán, bộ phận chỉ nghĩa trong chữ Hán này không có liên quan gì đến chữ Nôm ghi từ ghép cố định đó, thế nhưng trong chữ tự tạo bộ phận chỉ nghĩa lại chịu sự chi phối của chữ đơn trên, sử dụng luôn bộ thủ của chữ đơn làm bộ phận chỉ nghĩa, do vậy tạo ra chữ Nôm có bộ phận chỉ nghĩa giả. Ví dụ:
- Yêu, ghét 腰 月結 :
Thấp thoáng 湿 淌
Bộ bối trong chữ gần ghi từ ghép gần xa, bộ xước trong chữ lùng ghi từ ghép lạ lùng, và bộ cự trong chữ sửa ghi từ ghép sửa sang, cũng nên được xem là những bộ phận chỉ nghĩa giả trong chữ Nôm tự tạo (riêng chữ sửa có cấu tạo phức tạp hơn, chúng tôi sẽ bàn kỹ trong một dịp khác).
Đôi khi trong các từ ghép tự do, cũng thấy có hiện tượng dùng chữ Nôm tự tạo có bộ phận chỉ nghĩa giả. Ví dụ, chữ:
Vò (mịch + vu) 紆
- 犻 hái (thảo + hải)
2. Trong một từ ghép cố định được ghi bằng hai chữ Nôm đều là loại chữ tự tạo, song do đặc điểm của lối viết chữ khối vuông, để đảm bảo thế hài hòa cân đối trong từng chữ, người viết đã viết đảo thứ tự thông thường, viết bộ phận chỉ âm trước, bộ phận chỉ nghĩa sau. Khi viết đến chữ thứ hai, đã dùng bộ phận chỉ âm của chữ thứ nhất làm bộ phận chỉ nghĩa, do vậy cũng tạo ra bộ phận chỉ nghĩa giả không phù hợp với chữ. Ví dụ:
- Chữ “loi” 雷 trong từ lẻ loi
- Chữ nần 女难 (nữ + nan), nần trong từ nợ nần:
Xem xét những trường hợp cấu tạo chữ Nôm trên đây, chúng tôi nghĩ rằng thừa nhận có bộ phận chỉ nghĩa giả trong một số chữ Nôm, sẽ có thể đóng góp vào việc xây dựng mô hình chữ Nôm cho đầy đủ và chính xác hơn, từ đó giúp cho việc giải đọc các văn bản Nôm một cách có hiệu quả hơn.
- Lê Văn Quán, Nghiên cứu về chữ Nôm, Nxb. KHXH, H. 1981.
- Trần Xuân Ngọc Lan, Sơ bộ khảo sát quyển Tự điển Chỉ nam Ngọc giải âm nghĩa, luận văn Phó tiến sĩ.
- Nguyễn Ngọc San, Mô hình cấu trúc chữ Nôm, luận văn Phó Tiến sĩ (b. tóm tắt).
- Nguyễn Tài Cẩn, Một số vấn đề về chữ Nôm, Nxb. Đại học và Trung học chuyên nghiệp, 1985.
(2) Một số vấn đề về chữ Nôm, sách đã dẫn, tr.49. Xét kỹ ra, tiêu chí này cần phải có thêm giải thích, bởi lẽ chúng ta bắt gặp khá nhiều chữ Nôm tự tạo có mặt trong văn bản Hán, ví dụ những chữ ghi tên đất, tên người trong các văn bia chữ Hán v.v...
(3) Một số vấn đề về chữ Nôm, Sách đã dẫn, tr.80. Để tiện cho việc trình bày giải thích, trong bài viết này chúng tôi nhất loạt gọi tên các thuật ngữ theo Giáo sư Nguyễn Tài Cẩn đã sử dụng, như: chữ đơn, chữ tự tạo...
(4) Từ điển tiếng Việt, Văn Tân chủ biên, Nxb. KHXH, H. 1976, in lần thứ 2, tr.725./.
Tiếp đến, các nhà nghiên cứu lại căn cứ vào thế đối lập trong phương thức cấu tạo của từng chữ mà phân chia thành nhiều tiểu loại. Nhìn chung các tiểu loại này đã khái quát hầu hết số chữ Nôm có trong các loại văn bản Nôm. Nói là hầu hết bởi vì còn một số chữ Nôm nữa chưa biết sắp xếp vào tiểu loại nào cho thật thích hợp. Giáo sư Nguyễn Tài Cẩn cũng đã ghi nhận điều này: “có một số chữ quá đặc biệt như đĩ, cụt thì chúng tôi chưa đưa vào đây(3). Trong bài viết này chúng tôi xin đề cập đến một số chữ tồn tại khá phổ biến trong các loại văn bản Nôm, nhưng chưa thấy xếp vào tiểu loại nào cho thật thích hợp như các chữ:
sửa 所 gần lùng 怰
Đối chiếu với các tiêu chí phân loại nói ở trên, thì thấy ba chữ này không thể xếp vào phạm vi chữ đơn được, bởi lẽ chúng chỉ có mặt trong các văn bản Nôm mà không thấy xuất hiện trong các văn bản Hán. Do vậy phải đưa chúng về loại chữ ghép tự tạo. Mô hình loại chữ ghép tự tạo mà giáo sư Nguyễn Tài Cẩn nêu ra gồm bốn tiểu loại:
D _ _ _ ) chữ Hán + dấu nháy
Đ _ _ _ ) âm + âm
E _ _ _ ) Nghĩa + Nghĩa
G _ _ _ ) Nghĩa + âm
Chúng ta hãy thử xét xem mấy chữ vừa nêu ra ở trên nên xếp vào tiểu loại nào cho thật thích hợp. Rõ ràng không thể xếp loại vào tiểu loại D, vì cả ba chữ đều không sử dụng dấu nháy. Cũng không thể xếp vào tiểu loại E, vì cả ba chữ đều có bộ phận chỉ âm là: Sở, cân, lộng. Chỉ còn có khả năng xếp vào tiểu loại Đ hoặc G. Xin lần lượt xét từng trường hợp.
1. 所 Sửa (sở + cự)
Nếu xếp vào tiểu loại Đ, nghĩa là quan niệm “cự” là ký hiệu ghi thành tố thứ nhất trong tổ hợp phụ âm đầu K (?) nào đó, mà Sở là ký hiệu ghi thành tố thứ hai trong tổ hợp phụ âm đó. Thế nhưng, trong tiếng Việt, sự tồn tại của tổ hợp phụ âm đầu KS vẫn chưa được chứng minh rõ ràng. Do vậy giả định này cũng chưa có cơ sở vững chắc.
Nếu xếp vào tiểu loại G. thì ký hiệu “cự” lại không liên quan gì đến nghĩa của từ sửa cả. Do vậy cũng không thỏa đáng.
2. gần (bối + cân)
Trong chữ gần, ký hiệu “cân” có thể coi là bộ phận viết tắt của chữ cận (xước + cân), cũng có thể xem là bộ phận ghi âm gần. Thế nhưng nếu xếp vào tiểu loại Đ, thì ký hiệu “bối” không có liên quan gì đến âm đọc gần cả, nên không thích hợp. Còn nếu xếp vào tiểu loại G. thì ký hiệu “bối” không thấy có gắn bó gì với nghĩa của từ gần, nên cũng không thích hợp.
3. 怰 lùng (xước + lộng)
Nếu xếp vào tiểu loại Đ, thì ký hiệu “xước” không tìm thấy có liên quan gì với âm lùng. Nếu xếp vào tiểu loại G, thì ký hiệu “xước” không thấy có liên quan gì với nghĩa của từ lùng, do vậy đều không thỏa đáng.
Vậy thì nên xếp các chữ sửa, gần, lùng này vào đâu?
Nhìn lại toàn bộ hệ thống mô hình cấu trúc chữ Nôm mà các nhà nghiên cứu đã nêu ra, chúng ta thấy các nhà nghiên cứu dường như chỉ dựa vào từng cá thể đơn lập để phân tích xét đoán, chưa thấy xét đến quan hệ của từng cá thể với các yếu tố khác. Chẳng hạn như quan hệ của một chữ, đối với các chữ khác trong một từ ghép hoặc trong cả một câu. Trong thực tế các văn bản Nôm, chúng ta vẫn bắt gặp những chữ Nôm được tạo ra không phải chỉ do riêng bản thân nó quy định, mà còn chịu sự chi phối của các chữ khác ở xung quanh. Chẳng hạn, trong một từ ghép, hai chữ dùng để ghi hai từ đơn có nghĩa gần nhau, thường chi phối nhau, chữ thứ nhất dùng bộ thủ chỉ nghĩa nào thì chữ thứ hai cũng dùng bộ thủ đó. Ví dụ:
1. Đau đớn: được ghi bằng hai chữ có bộ phận chỉ âm là đao đán 刀 旦 còn ở bộ phận chỉ nghĩa, khi thì cùng dùng bộ “bệnh”:
Nghĩa duyên càng gợi tơ sầu,
Nghĩ thân càng lại thêm đau đớn tình.
Hoa Tiên truyện
Nghĩ thân càng lại thêm đau đớn tình.
Hoa Tiên truyện
Khi thì lại cùng dùng bộ “tâm đứng”:
Phạm Tải đau đớn trăm đàng,
Cầm lấy tay nàng rên khóc thở than.
Phạm Tải Ngọc Hoa
Đau đớn là một động từ, chỉ cảm giác do tổn thương về cơ thể, hoặc tổn hại về tinh thần gây ra. Vì vậy sử dụng bộ “tâm đứng” hoặc bộ “bệnh” đều thích hợp.Phạm Tải đau đớn trăm đàng,
Cầm lấy tay nàng rên khóc thở than.
Phạm Tải Ngọc Hoa
2. Vẫy vùng: được ghi bằng hai chữ có bộ phận chỉ âm là vĩ phùng 尾 逢 còn bộ phận chỉ nghĩa khi thì cùng dùng bộ “thủ xóc”:
Khi cha đòi gót vẫy vùng,
Mắc vào lưới cá khôn hòng vượt qua.
Hương Sơn quan âm Kinh
Khi thì dùng bộ “thủy”:Mắc vào lưới cá khôn hòng vượt qua.
Hương Sơn quan âm Kinh
Mấy lời cặn kẽ thủy chung,
Hóa cơn mưa gió vẫy vùng chỉn ghê.
Chàng Chuối tân truyện
Hóa cơn mưa gió vẫy vùng chỉn ghê.
Chàng Chuối tân truyện
Hồ Tây đua sức vẫy vùng
Nữ nhi chống với anh hùng được sao
Đại Nam quốc sử diễn ca
Vẫy vùng là một động tác phải sử dụng đến chân tay nên chữ Nôm dùng bộ “thủ” để ghi như ở trường hợp 1 là rất hợp lý. Nhưng đến trường hợp 2 và 3, lại thấy dùng bộ “thủy”, thoạt nhìn có cảm giác chưa ổn. Nhưng xem xét ý nghĩa của cả câu, thì chúng ta thấy phương thức cấu tạo này lại có thể lý giải được: ở trường hợp 2, động tác vẫy vùng thực hiện được nhờ vào cơn mưa gió. Chàng Chuối vốn quen thạo sông nước, nay gặp được cơn mưa gió thì hẳn sẽ thỏa sức vẫy vùng. Ở trường hợp 3, động tác vẫy vùng được thực hiện trên vùng hồ Tây mênh mang nước cả.Nữ nhi chống với anh hùng được sao
Đại Nam quốc sử diễn ca
Phương pháp tạo chữ thay đổi bộ phận chỉ nghĩa tùy theo ngữ cảnh cụ thể có mặt tích cực là giúp cho người đọc dễ dàng nhận biết âm đọc và ý nghĩa cụ thể của từ, song nó cũng có mặt hạn chế là tạo ra nhiều dị thể của chữ Nôm. Từ đó lại dẫn đến việc tạo ra một số chữ Nôm có bộ phận chỉ nghĩa không phù hợp. Chúng tôi tạm coi bộ phận chỉ nghĩa không phù hợp với chữ này là bộ phận chỉ nghĩa giả. Kết quả khảo sát bước đầu cho thấy bộ phận chỉ nghĩa giả xảy ra trong những trường hợp sau:
1. Trong một từ ghép cố định, hai chữ ghi hai từ đơn, một chữ dùng lối chữ đơn (mượn Hán), một chữ dùng lối chữ Nôm tự tạo. Bản thân chữ Nôm vốn là nguyên hình chữ Hán, bộ phận chỉ nghĩa trong chữ Hán này không có liên quan gì đến chữ Nôm ghi từ ghép cố định đó, thế nhưng trong chữ tự tạo bộ phận chỉ nghĩa lại chịu sự chi phối của chữ đơn trên, sử dụng luôn bộ thủ của chữ đơn làm bộ phận chỉ nghĩa, do vậy tạo ra chữ Nôm có bộ phận chỉ nghĩa giả. Ví dụ:
- Yêu, ghét 腰 月結 :
Khiến thị quan nộp vật giá cái quý cái tiện để xem dân chưng thửa yêu ghét.
Lễ ký đại toàn tiết yếu diễn nghĩa
Yêu là chữ Hán ghi từ Hán Việt yêu chỉ phần eo lưng trong cơ thể con người, bộ “nhục” là bộ phận chỉ nghĩa. Ở đây mượn để ghi từ yêu trong từ ghép yêu ghét, mà bộ “nhục” thì không hề có liên quan gì đến khái niệm yêu ghét cả. Thế mà ở chữ ghét người viết lại dùng nó để làm bộ phận chỉ nghĩa trong chữ Nôm tự tạo ghét (nhục + kết).Lễ ký đại toàn tiết yếu diễn nghĩa
Thấp thoáng 湿 淌
Lửa đâu thấp thoáng trong rèm
Khi đưa hương xạ khi đem khói tùng
Mai đình mộng ký
Từ thấp thoáng được Từ điển tiếng Việt giải thích là: “khi ẩn khi hiện một cách nhanh chóng”(4). Từ thấp ở đây được ghi bằng chữ Hán thấp, có bộ phận chỉ nghĩa là bộ “thủy” vốn để ghi từ Hán Việt thấp có nghĩa là ẩm ướt, không hề có liên quan gì đến nghĩa của từ thấp thoáng trong tiếng Việt. Đến khi ghi từ thoáng, người viết lại dùng ngay bộ phận chỉ nghĩa là bộ thủy, tạo ra chữ Nôm tự tạo thoáng (thủy + thượng).Khi đưa hương xạ khi đem khói tùng
Mai đình mộng ký
Bộ bối trong chữ gần ghi từ ghép gần xa, bộ xước trong chữ lùng ghi từ ghép lạ lùng, và bộ cự trong chữ sửa ghi từ ghép sửa sang, cũng nên được xem là những bộ phận chỉ nghĩa giả trong chữ Nôm tự tạo (riêng chữ sửa có cấu tạo phức tạp hơn, chúng tôi sẽ bàn kỹ trong một dịp khác).
Đôi khi trong các từ ghép tự do, cũng thấy có hiện tượng dùng chữ Nôm tự tạo có bộ phận chỉ nghĩa giả. Ví dụ, chữ:
Vò (mịch + vu) 紆
Ruột tằm chín khúc vò tơ
Thương chàng nên nỗi tương tư đêm ngày
Ngọc Hoa cổ tích
Thương chàng nên nỗi tương tư đêm ngày
Ngọc Hoa cổ tích
Nhẹ nhàng càng nhắn nhe cho
Càng xui châu giã tơ vò càng thương
Hoa Tiên truyện
Vò là động từ chỉ động tác thường được thực hiện bằng tay, do vậy chữ vò thường thấy dùng bộ “thủ” để chỉ nghĩa. Thế nhưng ở đây do tác động của chữ “tê”, đã tạo ra chữ Nôm tự tạo Vò có bộ phận chỉ nghĩa là “Mịch”Càng xui châu giã tơ vò càng thương
Hoa Tiên truyện
- 犻 hái (thảo + hải)
Hái cúc ương sen hương bén áo
Tìm mai đạp tuyết nguyệt xâm khăn
Nguyễn Trãi Quốc âm thi tập
Hái là động từ chỉ động tác thực hiện bằng tay, nên chữ hái phải dùng bộ “thủ” làm bộ phận chỉ nghĩa mới thỏa đáng. Thế nhưng ở đây chịu tác động của chữ cúc (菊), nên chữ hái cũng có bộ phận chỉ nghĩa là thảo là không được phù hợp.Tìm mai đạp tuyết nguyệt xâm khăn
Nguyễn Trãi Quốc âm thi tập
2. Trong một từ ghép cố định được ghi bằng hai chữ Nôm đều là loại chữ tự tạo, song do đặc điểm của lối viết chữ khối vuông, để đảm bảo thế hài hòa cân đối trong từng chữ, người viết đã viết đảo thứ tự thông thường, viết bộ phận chỉ âm trước, bộ phận chỉ nghĩa sau. Khi viết đến chữ thứ hai, đã dùng bộ phận chỉ âm của chữ thứ nhất làm bộ phận chỉ nghĩa, do vậy cũng tạo ra bộ phận chỉ nghĩa giả không phù hợp với chữ. Ví dụ:
- Chữ “loi” 雷 trong từ lẻ loi
Người về chân gấm no đôi
Tôi nằm chiếu rách lẻ loi một mình
Nam giao cổ Kim lý hạng ca dao tập chú
Chữ lễ 礼佳 (lễ + chích), có bộ phận chỉ âm lễ, nét móc viết sau vòng sang bên phải, nếu theo thứ tự thông thường viết bộ phận chỉ nghĩa chích trước, bộ phận chỉ âm lễ sau sẽ tạo ra một khoảng trống không cần thiết, làm cho chữ mất cân đối, do vậy người viết đã viết đảo thứ tự. Đến khi viết đến chữ loi (lễ + lôi), dùng bộ phận chỉ âm lôi, và bộ phận chỉ nghĩa là lễ, không phù hợp với chữ, thành ra có bộ phận chỉ nghĩa giả.Tôi nằm chiếu rách lẻ loi một mình
Nam giao cổ Kim lý hạng ca dao tập chú
- Chữ nần 女难 (nữ + nan), nần trong từ nợ nần:
Tham giầu lấp chú biện tuần
Tuy rằng bóng bảy nợ nần chan chan.
Nam giao cổ kim lý hạng ca dao tập chú
hoặc viết là 嫀 (nữ + tần)Tuy rằng bóng bảy nợ nần chan chan.
Nam giao cổ kim lý hạng ca dao tập chú
Như ai dầu có nợ nần
Ta thì thay giả người ăn cũng đành.
Hương Sơn quan thế âm chân kinh
Từ nợ được ghi bằng chữ Nôm tự tạo 笡 (nữ + trái) bộ phận chỉ âm nữ đặt trước phần chỉ nghĩa trái. Trường hợp này có lẽ do thói quen khi viết chữ Hán bộ nữ thường được dùng làm bộ phận chỉ nghĩa, rất ít khi làm bộ phận chỉ âm, do vậy nó hay được viết trước. Đến khi viết chữ Nôm tự tạo nần, người viết lại dùng ngay bộ nữ này làm bộ phận chỉ nghĩa, do vậy đã tạo ra bộ phận chỉ nghĩa giả.Ta thì thay giả người ăn cũng đành.
Hương Sơn quan thế âm chân kinh
Xem xét những trường hợp cấu tạo chữ Nôm trên đây, chúng tôi nghĩ rằng thừa nhận có bộ phận chỉ nghĩa giả trong một số chữ Nôm, sẽ có thể đóng góp vào việc xây dựng mô hình chữ Nôm cho đầy đủ và chính xác hơn, từ đó giúp cho việc giải đọc các văn bản Nôm một cách có hiệu quả hơn.
CHÚ THÍCH
(1) Xin tham khảo các tài liệu- Lê Văn Quán, Nghiên cứu về chữ Nôm, Nxb. KHXH, H. 1981.
- Trần Xuân Ngọc Lan, Sơ bộ khảo sát quyển Tự điển Chỉ nam Ngọc giải âm nghĩa, luận văn Phó tiến sĩ.
- Nguyễn Ngọc San, Mô hình cấu trúc chữ Nôm, luận văn Phó Tiến sĩ (b. tóm tắt).
- Nguyễn Tài Cẩn, Một số vấn đề về chữ Nôm, Nxb. Đại học và Trung học chuyên nghiệp, 1985.
(2) Một số vấn đề về chữ Nôm, sách đã dẫn, tr.49. Xét kỹ ra, tiêu chí này cần phải có thêm giải thích, bởi lẽ chúng ta bắt gặp khá nhiều chữ Nôm tự tạo có mặt trong văn bản Hán, ví dụ những chữ ghi tên đất, tên người trong các văn bia chữ Hán v.v...
(3) Một số vấn đề về chữ Nôm, Sách đã dẫn, tr.80. Để tiện cho việc trình bày giải thích, trong bài viết này chúng tôi nhất loạt gọi tên các thuật ngữ theo Giáo sư Nguyễn Tài Cẩn đã sử dụng, như: chữ đơn, chữ tự tạo...
(4) Từ điển tiếng Việt, Văn Tân chủ biên, Nxb. KHXH, H. 1976, in lần thứ 2, tr.725./.
Wednesday, 15 February 2017
Nguyên Bí thư Hà Nội: 'Hở bình thường không cấm, hở hang mới cấm' (Hoàng Phong - Tiền Phong)
Nguyên Bí thư Hà Nội: 'Hở bình thường không cấm, hở hang mới cấm'
TPO - "Như thế nào là phản cảm? Nếu lấy
tiêu chí riêng của mỗi người thì phản cảm khác nhau nhưng tiêu chí của
số đông là quá ngắn, quá lôi thôi, lếch thếch, hở hang”, Nguyên Bí thư
Thành ủy Hà Nội Phạm Quang Nghị nói.
Ảnh minh họa
Phát biểu tại cuộc họp vào chiều 14/2,
nguyên Bí thư Thành ủy Hà Nội Phạm Quang Nghị đã có những chia sẻ về Bộ
quy tắc ứng xử của cán bộ, công chức, người lao động trong các cơ quan
của Hà Nội và ứng xử nơi công cộng.Ông Nghị cho biết, theo những thông tin ông nắm được thì đa phần mọi người đều đón nhận, hoan nghênh và mong muốn có bộ quy tắc này dù nó chưa thực sự hoàn hảo.
"Tôi chắc rằng, sự vật ngay từ đầu chẳng thể hoàn hảo. Thế nên quá trình thực hiện bộ quy tắc nếu có vấn đề phát sinh chúng ta sẽ tiếp tục hoàn thiện bổ sung”, ông Nghị nói.
Nguyên Bí thư Thành ủy Hà Nội chia sẻ, rất nhiều người bày tỏ ý kiến với ông về quy tắc không được mặc quần áo hở hang, phản cảm nêu trong Bộ quy tắc ứng xử của cán bộ công chức Hà Nội.
"Họ cũng hỏi như thế nào là phản cảm? Nếu lấy tiêu chí riêng của mỗi người thì phản cảm khác nhau nhưng theo tiêu chí của số đông, phản cảm là quá ngắn, quá lôi thôi, lếch thếch, hở hang.
Khi tôi còn là Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thông tin, thảo luận vấn đề này ở Quốc hội, cũng có người hỏi: "Thế nào là hở hang?". Tôi nói hở bình thường người ta không cấm, còn hở hang mới cấm.
Chúng ta chẻ ra hở bao nhiêu phần trăm, hở ở chỗ nào nhưng ăn mặc là các vấn đề về phạm trù văn hóa không thể mô tả chính xác như toán học được...", ông Nghị nói.
(http://www.tienphong.vn/xa-hoi/nguyen-bi-thu-ha-noi-ho-binh-thuong-khong-cam-ho-hang-moi-cam-1121085.tpo)
Sunday, 22 January 2017
Tại sao không thể gọi tiến sĩ là tiến sĩ?
Ông Trần Hữu Dũng viết bài “Phiếm luận về danh xưng với học vị, học hàm”, kể chuyện
Khi mới từ nước ngoài trở về Việt Nam, không ít người có cảm giác lạ lẫm khi đọc báo thấy những trí thức khoa bảng luôn được kèm theo danh hiệu Giáo Sư (GS), Phó Giáo Sư (PGS), Tiến Sĩ (TS), và nhất là khi những danh hiệu này đi kèm nhau: GS TS, PGS TS.[1] Thậm chí, nhiều bạn đã có tiến sĩ, là giáo sư ở nước ngoài, cảm thấy ngượng ngùng, bối rối khi “được” gọi như vậy trên các phương tiện truyển thông đại chúng, không liên hệ gì đến học thuật, ở Việt Nam. Hơi ngượng, khá bối rối, nhưng rồi lại không dám yêu cầu báo chí không gọi là tiến sĩ vì như thế lại e bị hiểu lầm là lập dị, là “kênh kiệu ngược” (reverse snobbery)
Sau khi giảng giải bằng tiến sĩ là gì và để làm gì, Trần Hữu Dũng phân tích tự xưng và gọi nhau là GS TS thì có hại gì?
Chuyện Trần Hữu Dũng bàn không có gì mới lạ. Nhưng Trần Hữu Hùng mà nói thì không ai buồn nghe trong khi bài viết của Trần Hữu Dũng lại được nhiều người tâm đắc và phổ biến rộng rãi. Trong trường hợp này, cái mác giáo sư, tiến sĩ có hại hay có lợi cho người viết và người đọc?
Cái buồn cười của các ông Việt kiều là mỗi khi các ông về nước nghe/thấy một chuyện gì lạ lẫm, các ông lại muốn đồng bào phải làm sao, nói sao, viết sao... cho giống Tây. Nhưng khi người Việt, trong đó có các ông, ra nước ngoài, nghe/thấy một chuyện gì lạ lùng, không ai nảy ra cái ý định bảo Tây phải nói/viết/làm sao cho lễ phép như người Việt. Người Việt xem phim Hàn lại thấy buồn cười chuyện mẹ đẻ gọi con trai là Park cơ trưởng, Kim chủ tịch..., nhưng không ai nghĩ mình phải làm theo Hàn Quốc và cũng chẳng ai đòi dân Hàn Quốc bớt lố lăng đi cho người Việt đỡ thấy lạ lẫm mỗi khi xem phim!
Cá nhân tôi ủng hộ hạn chế sử dụng các danh hiệu có tính cách cao quý (giáo sư, tiến sĩ, kỹ sư, bác sĩ...) khi các danh hiệu đó có thể gây ra nhiều điều phiền toái. Người không có danh ghen với người có (giáo sư được trả nhuận bút cao hơn phó giáo sư, phó giáo sư hưởng nhuận bút cao hơn tiến sĩ...). Danh hiệu bị gọi sai, gọi thiếu... cũng là chuyện không hay (giáo sư bị gọi là phó giáo sư cũng có thể bực mình như bác/chú/anh... bị gọi là em).
Nhưng tôi phản đối việc gọt chân Việt cho vừa với giày Tây, giày Hàn. Cái xứ mình nhiều chuyện lạc hậu, vậy mình phải học theo thiên hạ. Nhưng biết theo ông tiến sĩ Tây học hay theo cô dâu Hàn Quốc? Có điều học gì thì học, không thể như Đông Thi thấy Tây Thi nhăn mặt cũng lo nhăn mặt theo cho giống.
Phiếm luận về danh xưng với học vị, học hàm (Trần Hữu Dũng - Viet-Studies)
Thời Báo Kinh
tế Sài Gòn
Xuân Đinh Dậu (2017)
Xuân Đinh Dậu (2017)
(http://www.viet-studies.net/THDung/THDung_GSTS.htm)
Phiếm luận về danh xưng với học vị, học hàm
Trần Hữu Dũng
Khi mới từ nước
ngoài trở về Việt Nam, không ít người có cảm giác lạ lẫm khi đọc báo
thấy những trí thức khoa bảng luôn được kèm theo danh hiệu Giáo Sư
(GS), Phó Giáo Sư (PGS), Tiến Sĩ (TS), và nhất là khi những danh
hiệu này đi kèm nhau: GS TS, PGS TS.[1]
Thậm chí, nhiều bạn đã có tiến sĩ, là giáo sư ở nước ngoài, cảm thấy
ngượng ngùng, bối rối khi “được” gọi như vậy trên các phương tiện
truyển thông đại chúng, không liên hệ gì đến học thuật, ở Việt Nam.
Hơi ngượng, khá bối rối, nhưng rồi lại không dám yêu cầu báo chí
không gọi là tiến sĩ vì như thế lại e bị hiểu lầm là lập dị, là “kênh
kiệu ngược” (reverse snobbery)
Thực ra, so với
vô số đại sự của quốc gia thì chuyện danh xưng này quả là “nhỏ như
con thỏ”, nhưng nhân dịp Tết nhứt, xin có đôi dòng phiếm luận để
giải khuây cho bạn đọc.
Ai đã lấy PhD ở
Mỹ đều biết rằng bằng cấp này chỉ là một cái vé vào cửa để được
phỏng vấn khi đi xin việc ở các đại học, các viện nghiên cứu ở nước
ngoài. Thế thôi. Theo nhà kinh tế nổi tiếng Michael Spence (Nobel
2001) thì bằng cấp (do một đại học có uy tín cấp) cốt yếu là một tờ
giấy chứng nhận cho những người
không có cách nào khác để chứng tỏ khả năng (trong đó
có sự kiên trì) của mình. Spence giải thích: Một người có thực
tài, ai nhìn cũng thấy ngay, thì không cần bằng cấp khi đi xin việc!
Nói theo thuật ngữ kinh tế: Bằng cấp là một “tín hiệu cho thị
trường”.
Tiến sĩ là một
bằng cấp tối hậu (terminal degree) của hệ thống giáo dục hiện đại,
nhưng nó chỉ là một (trong nhiều) chỉ dấu của trí thức. Và ngay khi
là chỉ dấu như thế, nó cũng không là chỉ đấu tột bực. Ở các nước có
một nền học thuật lâu đời, bằng tiến sĩ chỉ là một tấm vé để bước
chân vào ngưỡng cửa của cộng đồng nghiên cứu và giảng dạy bậc đại
học. Nó không phải là “vinh quang” tối hậu của một sự nghiệp học
thuật. Uy tín của một nhà nghiên cứu, của một giáo sư tùy
thuộc hoàn toàn vào những thành tựu của người ấy
sau khi đã có tiến sĩ (Einstein, chẳng hạn, không cần ai gọi
mình là GS TS!). Thậm chí, một nhà khoa học xuất chúng, dù không có
bằng tiến sĩ vẫn được xã hội nễ trọng hơn những người có tiến sĩ,
nếu người ấy có một sự nghiệp học thuật tầm vóc.
Đi đâu cũng tự
xưng, hay đòi người khác gọi mình là Giáo Sư Tiến Sĩ (dù là giáo sư
tiến sĩ thật, không phải dỏm), không chỉ là làm dáng, phô
trương, nhưng còn cho mình một cảm giác (thường) sai lầm về những
thành tụu thật sự của bản thân, rằng mình hiện đã đạt đến tột đỉnh
của học thuật, và khó tránh khỏi sự tự mãn đầy kiêu căng. Không gì
“phản trí thức” hơn phong thái ấy.
Tự xưng và gọi
nhau là GS TS thì có hại gì?
Nhiều người sẽ
bảo, dù các cơ quan truyền thông có tâng bốc các giáo sư tiến sĩ,
không bao giờ quên kèm theo học vị học hàm khi viết tên họ, thì có
hại gì ai? Sao không xem đó như phản ảnh sự kính trọng “kẻ sĩ” của
văn hóa Việt Nam? Vâng, nhìn từ một góc cạnh nhỏ hẹp thì quả việc
này là không đáng kể so với những vấn đề trọng đại của đất nước.
Tuy nhiên, nó có thể liên hệ đến những hiện tượng khác làm suy giảm
chất lượng đòi sống của chúng ta. Chẳng hạn như:
Bằng cách tung hô
danh xưng GS, PGS, TS... các cơ quan truyền thông vô tình đơn điệu
hóa thang trí thức học thuật, và từ đó, đến giá trị xã hội.
Bởi, như đã nói, những học hàm, học vị này là chức vụ trong lãnh vực
giáo dục, là một chỉ dấu của khả năng nghiên cứu. Chúng không
nhất thiết có hàm ý nào về giá trị toàn diện của con người (mà phần
chính, hiển nhiên, là đạo đức). Gắn kết học vị học hàm, mà không
một đặc điểm nào khác, với danh tính một người là mặc nhiên đưa nó
lên vị trí hàng đầu. Nói thẳng ra, theo ý người viết bài này,
chính “thói quen” này của giới truyền thông đã giúp duy trì nạn
“sính bằng cấp” trong xã hội Việt Nam.
Nạn sính bằng
cấp, từ đó, sẽ có hậu quả dễ hiểu đến chất lượng tiến sĩ: Khi mà sự
ham muốn bằng cấp không thể được thỏa mãn vì khả năng học tập và
nghiên cứu của “đương sự” là “có hạn” thì tất nhiên sẽ sinh ra những
tiến sĩ dỏm, những luận văn không đáng được gọi là luận văn. Báo chí
đừng gọi họ là tiến sĩ nữa thì chất lượng tiến sĩ sẽ khá lên, vì lúc
ấy chỉ những người thật sự có năng lực, có trí tuệ, đam mê nghiên
cứu, giảng dạy... mới bỏ công dùi mài kinh sách trong một chương
trình tiến sĩ, loại bỏ những “phần tử” “sinh ra không phải để theo
đuổi học thuật” (mà trong một xã hội bình thường là hoàn toàn bình
thường, không có gì để mặc cảm), chạy chọt lấy "tiến sĩ' chỉ vì hám
danh. Gạn lọc những phần tử “không thích hợp” này thì chất
lượng tiền sĩ đương nhiên sẽ khá lên!
“Giải pháp”
Báo chí vô tình
cũng là tòng phạm trong hiện tượng này. Vì thói quen, hay để
“tâng bốc” đương sự, báo chí ít khi quên gọi một giáo sư tiến sĩ là
GS/PGS TS. Bởi vậy, tôi nghĩ, các giáo sư tiến sĩ khi được
phòng vấn, hãy nói thẳng với phóng viên là không cần để là GS TS
trước tên ông/bà.
Song, phải nhìn
nhận, đây là một tập quán khó thay đổi. Nếu một cá nhân muốn
như thế và yêu cầu người phỏng vấn mình làm như thế thì cũng chưa
chắc nhà báo sẽ nghe theo, vì nhà báo cũng muốn được hãnh diện là họ
phỏng vấn một vị “giáo sư, tiến sĩ” chứ không phải “thường dân”!
Vậy, có vài đề
nghị:
(1) Nếu người ấy
có hiện giữ một chức vụ khác (Bộ trưởng, Chủ tịch...) thì chỉ nên
dùng những chức vụ hiện tại, không cần phải thêm là GS TS gì cả.
(2) GS, hoặc TS
là đủ, không cần gọi cả hai (GS TS). Ở các quốc gia có những
danh hiệu này lâu đời, hầu hết giáo sư đều có tiến sĩ, gọi GS TS là
thừa. Nên để ý rằng tiến sĩ có thể không là giáo sư (chẳng hạn
như những nhà khoa học làm việc trong các viện nghiên cứu)
(3) Chỉ tự xưng
là giáo sư hay tiến sĩ trong những hoàn cảnh mà danh hiệu ấy chuyển
tải một thông tin có ich cho người đọc/nghe, và nếu người đối thoại
không biết thông tin ấy.[3]
Theo tôi, chỉ nên gọi giáo sư (hoặc tiến sĩ, không cần cả hai) trong
khuôn viên đại học, viện nghiên cứu, hoặc trong các hội nghị, hội
thảo khoa hoc.
Tôn vinh những
người có đạo đức, thực tâm, thực tài là một điều xã hội nên làm.
Nhưng để tôn vinh những người xứng đáng, và với sự trân quý thật
lòng, xã hội không nên dừng lại ở danh hiệu tiến sĩ mà phải chịu khó
tìm biết xem người ấy có những công trình nghiên cứu, những đóng góp
khoa học nào, dạy ở trường nào, bao nhiêu năm... và thể hiện sự nễ
trọng (nếu thấy họ xứng đáng) bằng cách nghiêm túc lắng nghe ý kiến
của họ, đọc những gì họ viết. Dù rằng việc kiểm chứng ấy sẽ không
dễ đối với đa số không quen thuộc với môi trường học thuật (nhưng
lắm khi Google vài phút là biết ngay!), song đó cũng là một
cách nâng cao kiến thức của mọi người. Một trí thức đích thực
sẽ vô cùng cảm kích khi đối thoại với một người quan tâm đến nghiên
cứu của mình, được nghe những câu hỏi phản ảnh một sự hiểu biết về
công việc và những thành tựu của trí thức ấy. Đó là cách tốt
nhất để tôn vinh “tiến sĩ”!
Trần Hữu Dũng
15/12/2016
[1]
Nhiều quốc gia khác, như Nga, Đức, cũng có phong tục này,
nhưng tôi không biết nhiều về bối cảnh xã hội và truyền
thống lịch sử của họ nên chỉ xin nói về trường hợp Việt Nam.
Đèn nhà ai nấy sáng!
[2]
Xin nói rõ, đây là nói về bằng tiến sĩ “thật”. Dường
như vấn nạn tiến sĩ dỏm, tiến sĩ kém chất lượng, cũng rất
trầm trọng ở Việt Nam, nhưng đó là một vấn đề khác.
[3]
Ví dụ, nếu trên máy bay có một hành khách ngả bệnh, và
nếu bạn là bác sĩ, thì bạn có quyền (đúng ra là bổn phận!)
hô lớn: Tôi là bác sĩ! Nhưng bạn không cần phô
trương học hàm học vị của bạn với người bán cà phê chẳng
hạn!
Saturday, 21 January 2017
Bán nguyên âm là gì?
Âm là âm. Chữ là chữ. Trẻ con bên Tây Úc học phân biệt nguyên âm và bán nguyên âm như sau:
Các nhà ngữ học có sợ không?
Ông bà ta có câu Biết thì thưa thốt, không biết thì dựa cột mà nghe. Nhưng dường như với một số người, muốn tìm được một cái cột để mà dựa cũng là chuyện vượt quá giới hạn của năng lực.
Thursday, 19 January 2017
Mỗi khi chửi tục người Việt phải cúi đầu bao nhiêu lần?
Sách Tiếng Việt Đơn Giản (2013) của trường Việt Ngữ Tây Úc mô tả thanh điệu trong tiếng Việt như sau:
Theo cách mô tả này, tất cả những ai chửi đ.m. đầu phải cúi gầm (sic) xuống hai lần. Nếu chửi con c., chỉ một lần là đủ. Nhưng nếu khen vợ đẹp, đầu lại phải cúi hai lần!
Tác giả khoe sách được meritus professor Bửu Khải hướng dẫn, nhưng ông giáo sư này không chỉ được cho học trò của mình biết gầm và gằm khác nhau thế nào.
Subscribe to:
Posts (Atom)