Monday, 20 February 2012

Nghi vấn về chữ dùng để gọi bà Âu Cơ và bà Triệu Ẩu _ An Chi (Đã đăng trên An Ninh Thế Giới).

Các nguồn sử liệu bằng Hán văn được biết đều ghi từ “âu” trong Âu Cơ bằng chữ , đặc biệt là trongĐại Việt sử ký toàn thư, Nội các quan bản, khắc in năm Chính Hoà thứ 18 (1697). Chữ này cũng được dùng để ghi từ “ẩu” trong Triệu Ẩu, người nữ anh hùng của nước ta hồi đầu thế kỷ thứ III. Vậy âm của nó là “âu” hay “ẩu”, hay là nó có cả hai âm? Đúng là nó có hai âm; nhưng đó là “ấu” và “ẩu”, chứ “âu” thì không.
Chữ  không có âm “âu”. Chúng tôi đã tra cứu ở nhiều quyển từ điển: Khang HyTừ nguyênTừ hải,Vương Vân Ngũ đại từ điểnHán ngữ đại tự điển, v.v., thì thấy một điểm chung rất quan trọng là không một quyển nào ghi nhận âm “âu” cho chữ . Hán ngữ đại tự điển của Hán ngữ đại tự điển Biên tập uỷ viên hội (Thành Đô  Hồ Bắc, 1993) đã ghi cho chữ này hai âm sau đây (không kể âm “khâu” chỉ tên người ở Trung Quốc):
1. ú (y ngụ thiết 衣遇切), với hai nghĩa: “mẹ” và “tiếng thường dùng để chỉ phụ nữ”;
2. ủ ( uỷ vũ thiết 委羽), với nghĩa “(chim) ấp trứng”;
Với âm “ú” và cái nghĩa “mẹ” của âm này, ta có điệp thức (doublet) ngoài thư tịch (thường gọi là Hán Việt Việt hoá) là  “u” mà, ở một số địa phương trên Miền Bắc hiện nay, người ta vẫn còn dùng theo nghĩa “mẹ”. Về sự tương ứng giữa thanh 5 (dấu sắc) của “ú” với thanh 1 (không dấu) của “u”, ta có hàng loạt trường hợp tương tự để chứng minh:
–      cấm 噤 ( trong cấm khẩu) ~ câm (trong câm điếc);
–      đái 帶 đọc thành đai (trong cân đai);
–      đối 對 (= đáp lại; thành đôi) ~ đôi (trong đôi co, đôi bạn);
–      đống 凍 (cực lạnh; đặc lại thành khối) ~ đông (trong đông lạnh); 
–      kế 計 cũng đọc thành  (trong kê khai);
–      khốn 困 trong khốn khổ, xưa thường đọc thành khôn  ( trong khôn nguôi, chẳng hạn); v. v..
Vậy không có gì lạ nếu “ú” 嫗 có biến thể ngữ âm là “u”. Ngoài ra, với nghĩa “tiếng thường dùng để chỉ phụ nữ”, chính “u” cũng còn có một biến thể ngữ âm, nghĩa là một điệp thức nữa là “o” (dĩ nhiên cũng là phi thư tịch)  , với cả nghĩa “nàng” (cô gái) lẫn nghĩa “chị hoặc em gái của cha”.
Với âm “” và nghĩa phái sinh tự nhiên từ nghĩa “ấp”, ta có từ “ủ” đang sống một cách bình thường trong tiếng Việt toàn dân hiện đại: ấp ủ, ủ ấm, ủ bệnh, ủ men, ủ mốc, ủ phân, ủ rượu, v. v..
Vậy “ú” và “ủ” là hai âm Hán Việt chính thống của chữ , một chữ thuộc thuộc vận bộ “ngụ” (thường đọc là “ngộ”). Điều đặc biệt cần nói là, trong phạm vi của vận bộ này, một số chữ đã chuyển sang vần -âu,  như “cú”  cũng đọc “cấu” và “câu”, “chu” ,  cũng đọc “châu”, “cu”  nay đã đọc thành “câu”(trong “bạch câu quá khích”), v. v.. Vậy chẳng có gì lạ nếu “” đã chuyển thành “ẩu”. Nhưng tất cả chỉ có thế chứ ta không thể tìm được một dấu hiệu nhỏ nhoi nào chứng tỏ rằng chữ  lại có thể đọc thành “âu”. Xin nhớ rằng đây là trường hợp của âm trong thư tịch, chứ không phải ngoài thư tịch, như “u” (mẹ) và “ o”(nàng, cô).Vậy tên của Mẹ Tiên phải là Ấu Cơ còn hai tiếng dùng để gọi Bà Triệu thì phải là Triệu Ấu. Âm “ẩu” < “” (= phủ cho ấm; ấp cho (trứng) nở) hoàn toàn không có liên quan gì đến cái nghĩa đang bàn ở đây. Còn “âu” – chúng tôi xin nhắc lại – là một âm mà chữ không hề có.
 Vậy cái sai trên đây do đâu mà ra? Chúng tôi cho là có thể nó đã bắt đầu với quyển Việt-nam sử-lược của Lệ Thần Trần Trọng Kim, xuất bản lần đầu tiên năm 1921. Đây là một quyển sử có ảnh hưởng sâu rộng đối với nhiều thế hệ người Việt Nam và trong nửa đầu của thế kỷ XX thì nó gần như là một quyển sách độc tôn về lịch sử tương đối đầy đủ và có hệ thống của đất nước và dân tộc, viết bằng chữ quốc ngữ. Tại tr.23 của bản do Nxb Tân Việt - Hanoi, in và phát hành tại Saigon năm 1949, Trần Trọng Kim viết:“ Lạc-long-quân lấy con gái vua Đế-Lai tên là Âu-Cơ, đẻ một lần được một trăm người con trai.” Rồi tại tr.52, ông viết:“ Năm ấy ở quận Cửu-chân có người đàn bà tên là Triệu-Ẩu khởi binh đánh nhà Ngô.” Cũng là chữ 嫗 mà ở tr.23, ông đọc thành “âu”, rồi ở tr.52, ông lại đọc thành “ẩu”! Cách đọc dĩ nhiên là của Trần Trọng Kim nhưng những nguồn thư tịch mà ông lấy làm căn cứ để đọc thì lại là sách xưa, trong đó có cả “Đại Việt sử ký toàn thư”, như chính ông đã ghi ở phần “Những sách dùng để kê-cứu”. Trong lời Tựa, chính Trần Trọng Kim đã viết: “Những sách mà soạn giả đã dùng để kê-cứu sẽ kể riêng ra ở chỗ khác để độc-giả có nghi hoặc điều gì, thì có thể tìm những sách ấy mà tra soát lại.” (Sđd, tr.VI, chth.1). Tra soát Đại Việt sử ký toàn thư, chẳng hạn, thì thấy tên của cả Mẹ Tiên lẫn Bà Triệu đều được ghi bằng chữ .Vậy không biết vì lý do gì mà ở trường hợp trước, ông đọc thành Âu, rồi ở trường hợp sau, ông lại đọc thành Ẩu mà cả hai trường hợp đều không đúng với phiên thiết trong thư tịch. Tên của các bậc tiền nhân, dù là trong truyền thuyết hay đã thuộc về lịch sử thành văn, cũng đều phải được đọc theo đúng âm chuẩn đã được ghi thành chữ rõ ràng và cố định trong thư tịch, chứ không thể có chuyện cùng một chữ và một khái niệm mà lại đọc theo hai âm khác nhau. Có thể có người sẽ phản biện rằng đây là hai chữ khác nhau: đối với Triệu Trinh Nương thì đây có thể là chữ Ấu 嫗 (= chỉ phụ nữ) chứ đối với bà Âu Cơ thì đây chỉ là một chữ dùng để phiên âm nên chắc gì cũng là tiếng dùng để chỉ phụ nữ. Chúng tôi cũng biết như thế lắm chứ. Nhưng nghĩa chính xác của nó ở đây là gì thì xin mạn phép nhường phần cho các nhà chuyên môn. Chỉ xin các vị vui lòng đọc nó là “Ấu” chứ đừng đọc thành “Âu”. 

No comments:

Post a Comment